Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA SÁU MỨC BÓN ĐẠM LÊN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG LÚA MIẾN ICSV 574 TẠI XÃ XUÂN THIỆN, THỐNG NHẤT, ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (873.78 KB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA SÁU MỨC BÓN ĐẠM LÊN SINH
TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG
LÚA MIẾN ICSV 574 TẠI XÃ XUÂN THIỆN,
THỐNG NHẤT, ĐỒNG NAI

Họ và tên sinh viên: LÊ THỊ CẨM NHUNG
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khoá: 2007 – 2011

Tháng 8/2011


i

ẢNH HƯỞNG CỦA SÁU MỨC BÓN ĐẠM LÊN SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG LÚA MIẾN ICSV 574
TẠI XÃ XUÂN THIỆN, THỐNG NHẤT, ĐỒNG NAI

Tác giả

LÊ THỊ CẨM NHUNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư
Ngành NÔNG HỌC

Giảng viên hướng dẫn:


TS. HOÀNG KIM

Tháng 8 năm 2011


ii

LỜI CẢM ƠN
Con xin thành kính ghi ơn công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, cùng gia
đình đã luôn ủng hộ, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con trong suốt quãng
đời đi học.
Lời cảm ơn chân thành đến:
- Ban Giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
- Ban Chủ nhiệm Khoa Nông Học
- Bộ môn Cây Lương thực Rau Hoa Quả
Em xin gởi lời cảm ơn đến quí thầy cô trong Khoa Nông Học đã tận tình chỉ
dạy những kiến thức trong suốt thời gian theo học tại trường.
Đặc biệt, xin biết ơn sâu sắc thầy TS. Hoàng Kim, kỹ sư Võ Văn Quang Bộ
môn cây có củ và Hệ thống canh tác, Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông
nghiệp Hưng Lộc đã tận tình chỉ dạy và hướng dẫn trong suốt thời gian thực hiện khóa
luận.
Cảm ơn bạn bè thân hữu đã chia sẽ, động viên và giúp đỡ trong suốt thời gian
học tập và thực hiện khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2011
Sinh viên

Lê Thị Cẩm Nhung



iii

TÓM TẮT
Lê Thị Cẩm Nhung, 2011. Ảnh hưởng của sáu mức bón đạm lên sinh trưởng,
phát triển và năng suất của giống lúa miến ICSV 574 tại Đồng Nai. Giáo viên
hướng dẫn: TS. Hoàng Kim.
Đạm là yếu tố hàng đầu quyết định đến năng suất lúa miến. Vì vậy việc khảo sát
ảnh hưởng của sáu mức bón đạm lên sinh trưởng, phát triển và năng suất của lúa miến
là rất cần thiết. Mục tiêu đề tài nhằm tìm ra mức phân đạm hợp lý để có thể khuyến
cáo cho người nông dân địa phương áp dụng.
Đề tài được thực hiện từ tháng 2/2011 – tháng 6/2011 tại xã Xuân Thiện, huyện
Thống Nhất, Đồng Nai , thành phần cơ giới đất sét pha cát, hàm lượng mùn và NPK
tổng số nghèo đến trung bình. Thí nghiệm trên giống lúa miến ICSV 574 được bố trí
theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD) một yếu tố, ba lần lặp lại, với sáu
nghiệm thức tương ứng với sáu mức phân đạm: 0 N kg/ha, 40 N kg/ha, 60 N kg/ha, 80
N kg/ha, 100 N kg/ha, 120 kg N/ha trên nền 40 P2O5 kg/ha , 40 K2O kg/ha.
Kết quả thí nghiệm cho thấy:
1) Việc tăng lượng bón đạm từ 40 N – 120 N đã làm đường kính thân, chiều dài,
chiều rộng lá, chiều dài, chiều rộng chùy lúa miến phát triển nhanh hơn so với không
bón đạm. Năng suất sinh khối, năng suất thân tươi và năng suất hạt ở các nghiệm thức
sử dụng phân bón đã gia tăng rất có ý nghĩa về mặt thống kê so với đối chứng không
có bón phân. Năng suất sinh khối, năng suất thân tươi và năng suất hạt thực thu đạt cao
nhất ở mức phân 120 N kg/ha tương ứng là 88,80 tấn/ha, 58,21 tấn/ha và 6,84 tấn/ha
so với mức phân 80 N kg/ha đạt 83,99 tấn/ha, 55,81 tấn/ha và 6,03 tấn/ha.
2) Năng suất ethanol ở mức phân 120 N kg/ha đạt 2.602 lít/ha/năm so với mức
phân 80 N kg/ha đạt 2.474 lít/ha/năm. Độ brix ở nghiệm thức bón đạm 120 N kg/ha
đạt cao nhất 16,67 %, thấp nhất ở nghiệm thức không bón đạm đạt 12,50 %. Sự khác
biệt là rất có ý nghĩa. Hiệu lực tăng năng suất ở các mức bón 120 N đạt 19,92 kg hạt
lúa miến ngọt/kg N (tương ứng 9,17 kg hạt/1 kg urea). Gía trị ethanol thu được ở các
mức bón 120 N đạt 57,24 triệu đồng/ha/vụ vượt 19,16 triệu đồng/ha/vụ so với không

bón đạm.
3) Giống lúa miến ngọt ICSV 574 có thể trồng được ba vụ /năm tại Việt Nam,
ở mức phân bón 120N + 40 P2O5+ 40 K2O giống này đạt năng suất hạt 6,84 tấn/ha,


iv

năng suất thân cây + hạt đạt 65,05 tấn/ha, quy đổi được trên 2600 lít cồn sinh
học/ha/vụ. Năng suất sinh khối lúa miến ngọt ICSV 574 đạt 90 tấn/ha cao hơn nhiều so
với năng suất sinh khối ngô lai thông thường đạt 60 tấn/ha. Đây là nguồn thức ăn ủ
chua rất tốt dùng cho chăn nuôi và nguồn nguyên liệu sinh học triển vọng.


v

MỤC LỤC
Nội dung

trang

Trang tựa..........................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................ viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ............................................................................................ ix
Chương 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ..................................................................................................................1
1.2 Mục tiêu .....................................................................................................................1

1.3 Yêu cầu ......................................................................................................................2
1.4 Giới hạn đề tài ...........................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN.................................................................................................3
2.1. Vị trí kinh tế của cây lúa miến..................................................................................3
2.1.1 Tầm quan trọng.......................................................................................................3
2.1.2 Thành phần dinh dưỡng và giá trị kinh tế ..............................................................3
2.2 Phân loại, nguồn gốc, vùng phân bố và lịch sử phát triển .........................................4
2.2.1 Phân loại .................................................................................................................4
2.2.2 Nguồn gốc...............................................................................................................4
2.2.3 Vùng phân bố .........................................................................................................4
2.2.4 Lịch sử phát triển ....................................................................................................5
2.3 Hiện trạng sản xuất, tiêu thụ lúa miến trên thế giới và Việt Nam .............................5
2.3.1 Tình hình sản xuất, tiêu thụ lúa miến trên thế giới .................................................5
2.3.2 Tình hình sản xuất lúa miến ở Việt Nam ...............................................................9
2.4 Vai trò của đạm và tình hình nghiên cứu bón đạm cho cây lúa miến ....................10
2.4.1 Vai trò của đạm (N) ..............................................................................................10
2.4.2 Đặc tính của cây lúa miến lý tưởng ......................................................................12
2.4.3 Tình hình nghiên cứu bón đạm cho cây lúa miến ................................................12
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................14


vi

3.1 Vật liệu thí nghiệm ..................................................................................................14
3.2 Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................14
3.2.1 Thời gian thí nghiệm và đặc điểm khí hậu thời tiết..............................................14
3.2.2 Đặc điểm đất đai ...................................................................................................15
3.2.3 Phương pháp bố trí thí nghiệm .............................................................................15
3.3 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi .....................................................................17
3.3.1 Đặc điểm sinh trưởng phát triển ...........................................................................17

3.3.2 Đặc điểm hình thái ở giai đoạn chín sinh lý .........................................................18
3.3.3 Sâu bệnh hại lúa miến...........................................................................................19
3.3.4 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất .......................................................20
3.4 Phương pháp xử lý và thống kê số liệu ...................................................................20
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................................21
4.1 Ảnh hưởng sáu mức bón đạm lên sinh trưởng, phát triển của lúa miến..................21
4.2 Ảnh hưởng sáu mức bón đạm lên chiều cao và tốc độ tăng trưởng chiều cao. .......22
4.3 Ảnh hưởng sáu mức bón đạm lên số lá và tốc độ ra lá............................................23
4.4 Ảnh hưởng của sáu mức bón đạm lên hình thái của lúa miến ở giai đoạn chín sinh
lý ....................................................................................................................................25
4.5 Sâu bệnh hại lúa miến.............................................................................................26
4.6 Ảnh hưởng của sáu mức bón đạm lên năng suất lúa miến ICSV 574 .....................26
4.6.1 Các yếu tố cấu thành năng suất ............................................................................26
4.6.2 Năng suất lý thuyết ...............................................................................................27
4.6.3 Năng suất thực thu ................................................................................................29
4.7 Dự đoán năng suất ethanol ......................................................................................30
4.8 Hiệu lực phân bón....................................................................................................31
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..........................................................................33
5.1 Kết luận....................................................................................................................33
5.2 Đề nghị ....................................................................................................................33
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................34
PHỤ LỤC ......................................................................................................................36


vii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CV:

Hệ số biến động


ĐB:

Đồng bằng

ĐNB:

Đông Nam Bộ

FAO:

Food and Agriculture Organization
( Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc)

ICRISAT:

International Crops Research Institute for the Semi-Arid Tropics
(Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế vùng Nhiệt đới Bán Khô hạn)

NSG:

Ngày sau gieo


viii

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Giá trị dinh dưỡng lúa miến (% chất khô) so với một số cây lấy hạt khác ................. 4
Bảng 2.2 Diện tích, năng suất, sản lượng lúa miến thế giới (2004 – 2009) ............................... 6
Bảng 2.3 Diện tích, năng suất, sản lượng lúa miến của các châu lục năm 2009 ........................ 6

Bảng 2.4 Chín nước có diện tích canh tác lúa miến cao nhất thế giới (triệu ha) ........................ 7
Bảng 2.5 Mười nước có năng suất lúa miến cao nhất thế giới (tấn/ha) ...................................... 7
Bảng 2.6 Mười nước có sản lượng lúa miến cao nhất thế giới (triệu tấn) .................................. 8
Bảng 2.7 Diện tích, năng suất, sản lượng các cây lương thực thế giới năm 2009...................... 8
Bảng 2.8 Tình hình sản xuất lúa miến ở các nước Châu Á năm 2009 ....................................... 9
Bảng 3.1 Tình hình thời tiết, khí hậu tỉnh Đồng Nai tháng 2-5 năm 2011 ............................... 14
Bảng 3.2 Đặc điểm lý hóa tính của khu đất tại nơi thí nghiệm ................................................ 15
Bảng 4.1 Ảnh hưởng sáu mức bón đạm lên sinh trưởng, phát triển lúa miến ICSV 574 ......... 21
Bảng 4.2 Chiều cao cây (cm) ở các thời điểm sinh trưởng của lúa miến ICSV 574 ở sáu mức
phân đạm .................................................................................................................................. 22
Bảng 4.3 Số lá (lá/cây) của lúa miến ICSV 574 ở sáu mức phân đạm ..................................... 24
Bảng 4.4 Đặc điểm hình thái của giống lúa miến ICSV 574 ở sáu mức bón đạm ở giai đoạn
chín sinh lý ............................................................................................................................... 25
Bảng 4.5 Sâu bệnh hại lúa miến thí nghiệm ............................................................................. 26
Bảng 4.6 Các yếu tố cấu thành năng suất của lúa miến ICSV 574 ở sáu mức bón đạm .......... 27
Bảng 4.7 Năng suất lý thuyết của giống lúa miến ICSV 574 ở sáu mức bón đạm .................. 28
Bảng 4.8 Năng suất thực thu của giống lúa miến ICSV 574 ở sáu mức bón đạm .................. 29
Bảng 4.9 Năng suất ethanol thu được của một số cây trồng khác nhau (lít/ha/năm) ............... 30
Bảng 4.10 Năng suất ethanol (lít/ha/năm) ở sáu mức bón đạm đối với lúa miến ngọt ............ 31
Bảng 4.11 So sánh hiệu lực bón đạm cho lúa miến ở sáu công thức thí nghiệm. .................... 31


ix

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm sáu công thức bón đạm .............................................16
Hình 4.1 Biểu đồ tốc độ tăng trưởng chiều cao cây ở sáu mức phân đạm ....................23
Hình 4.2 Biểu đồ tốc độ ra lá ở sáu mức phân đạm .....................................................24



1

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Lúa miến (Sorghum bicolor (L.) Moench) là cây lương thực, thực phẩm, cây
thức ăn gia súc, gia cầm quan trọng đứng thứ tám trên thế giới sau ngô, lúa mì, lúa
gạo, khoai tây, sắn, đại mạch, khoai lang. Lúa miến có thời gian sinh trưởng ngắn (4
tháng), chịu hạn, úng, đất mặn hoặc kiềm, nhu cầu hạt giống thấp (10 – 15 kg
giống/ha), thích nghi rộng. Hạt lúa miến có hàm lượng tinh bột cao, thích hợp làm
lương thực, là khẩu phần ăn chính của hơn 500 triệu người. Năm 2009, lúa miến được
trồng ở 105 nước trên thế giới với diện tích 39,97 triệu ha, sản lượng đạt 56,10 tấn,
năng suất 1,42 tấn/ha (FAO, 2011).
Lúa miến ngọt là nguồn năng lượng mới triển vọng để làm nhiên liệu sinh học
với nhu cầu sử dụng ngày càng tăng. Theo ICRISAT, hiện đã có những giống lúa miến
ngọt đạt tỉ lệ đường trong thân 16,8 – 21,6 % và năng suất thân lá, hạt cao. Theo
William Dar, sử dụng lúa miến ngọt làm nhiên liệu sản xuất ethanol có lợi hơn so với
mía, ngô vì lúa miến ngọt sử dụng nước bằng 1/2 so với ngô và 1/8 so với mía và giá
canh tác của lúa miến ngọt bằng 1/5 cây mía. Sản xuất ethanol từ lúa miến ngọt có giá
thành rất cạnh tranh. Tại Ấn Độ, giá thành sản xuất 1 lít ethanol sinh học từ lúa miến
ngọt là 0,46 USD so với 0,58 USD nếu làm từ mía và 0,56 USD làm từ ngô.
Dinh dưỡng khoáng, đặc biệt là phân đạm, có ý nghĩa rất quan trọng ảnh hưởng
đến năng suất lúa miến. Điều kiện khí hậu, đất đai của nước ta rất thích hợp cho sản
xuất lúa miến ngọt để làm nhiên liệu sinh học. Cây lúa miến có năng suất sinh khối
cao hơn cây ngô, chịu hạn tốt, dễ trồng và hạt dùng làm giống để mở rộng sản xuất.
Sự cần thiết phải xác định liều lượng đạm thích hợp để trồng lúa miến ngọt đạt năng
suất và hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy, đề tài “Ảnh hưởng của sáu mức bón đạm lên sinh
trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa miến ICSV 574 tại xã Xuân Thiện,
Thống Nhất, Đồng Nai” được tiến hành.
1.2 Mục tiêu



2

Xác định mức phân đạm thích hợp cho giống lúa miến ICSV 574 tại Đồng Nai để
sản xuất nhiên liệu sinh học.
1.3 Yêu cầu
Theo dõi và đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, năng suất của giống lúa
miến ICSV 574 tại Đồng Nai ở sáu mức phân đạm.
1.4 Giới hạn đề tài
Vì thời gian thực hiện đề tài có hạn nên thí nghiệm chỉ tiến hành khảo sát ảnh
hưởng của sáu mức bón đạm lên sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa
miến ICSV 574 tại đất sét pha cát ở Xuân Thiện, Thống Nhất, Đồng Nai trong vụ
Xuân Hè 2011 và rút ra kết luận sơ bộ mà không phân tích sự hấp thu đạm của cây lúa
miến cũng như sự tồn lưu đạm trong đất.


3

Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Vị trí kinh tế của cây lúa miến
2.1.1 Tầm quan trọng
Lúa miến (Sorghum bicolor L. Moench) là một trong những cây lương thực quan
trọng trên thế giới, là khẩu phần ăn chính của hơn 500 triệu người. Hạt lúa miến có
hàm lượng tinh bột cao, thích hợp làm lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, gia cầm
và đặc biệt để sản xuất nhiên liệu sinh học. Ngoài ra nó là nguồn nguyên liệu quý phục
vụ công nghiệp chế biến thực phẩm như mạch nha và bia. Trên thế giới lúa miến chủ
yếu được dùng làm thức ăn cho gia súc và xi rô lúa miến (làm từ các giống có hàm
lượng đường cao như ở mía), cỏ khô, cũng như để sản xuất một số loại đồ uống chứa

cồn (Dan và Woody, 2001). Thân lúa miến ngọt có hàm lượng đường cao 16 – 23 %
brix, là nguồn nguyên liệu tốt để sản xuất ethanol nhiên liệu. Theo ICRISAT, sản xuất
ethanol từ lúa miến ngọt mang lại hiệu quả kinh tế so với các cây nguyên liệu khác.
2.1.2 Thành phần dinh dưỡng và giá trị kinh tế
Cây lúa miến có nhiều mục đích sử dụng như là cây trồng làm thức ăn chính cho
hàng triệu người vùng nhiệt đới bán khô hạn của châu Phi và châu Á. Hạt được sử
dụng làm thức ăn chăn nuôi ở Thái Lan, Autralia, cũng như Châu Mỹ, Châu Âu. Hạt
lúa miến có hàm lượng cao các chất sắt (>70 ppm), kẽm (>50 ppm) và được xem như
là một cách để giảm suy dinh dưỡng vi lượng trên toàn cầu. Theo Ratnavathi (2008),
hạt lúa miến có thể dùng làm bánh mì, bánh ngọt. Dịch thân cây lúa miến ngọt dùng
làm xi rô, đường thô, ethanol nhiên liệu pha trộn. Sử dụng trong công nghiệp như dùng
làm thức ăn, cồn uống được, bia nhẹ, mạch nha, tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột,
xi rô đường fructose cao, glucose. Ở châu Phi, thân của nó được dùng làm nhiên liệu.
Cây lúa miến cũng được trồng làm cỏ tươi.


4

Bảng 2.1 Giá trị dinh dưỡng lúa miến (% chất khô) so với một số cây lấy hạt khác
Loại hạt

Tinh bột

Protein

Lipit

Xenluloza

Tro


Nước

Lúa

62,4

7,9

2,2

9,9

5,7

11,9

Lúa mì

63,8

16,8

2,0

2,0

1,8

13,6


Ngô

69,2

10,6

4,3

2,0

1,4

12,5

Lúa miến

71,7

12,7

3,2

1,5

1,6

9,9




59,0

11,3

3,8

8,9

3,6

13,0

Nguồn: Nguyễn Văn Tuất 2010 trích dẫn bởi Hoàng Kim 2010
2.2 Phân loại, nguồn gốc, vùng phân bố và lịch sử phát triển
2.2.1 Phân loại
Phân loại khoa học cây lúa miến ngọt (Kimber, 2000)
Giới (Kingdom): Plantae
Họ (Family): Poaceae
Bộ(Tribe): Andropogoneae
Bộ phụ (Subtribe) : Sorghinae
Chi (Genus): Sorghum
Loài (Species): Sorghumpropinquim
Sorghum halepense
Sorghum bicolor

2.2.2 Nguồn gốc
Theo trích dẫn của Bantilan và ctv (2004), cây lúa miến được thuần hóa đầu tiên
ở Savanna giữa tây Ethiopia và phía đông Chad cách nay 5.000 – 7.000 năm (Doggett
và Prasada Rao, 1995). Cây lúa miến đã được miêu tả đầu tiên bởi Linne năm 1753 với

tên gọi là Holcus. Các dòng hoang dại của Sorghum bicolor ssp. verticilliflorum được
cho là tổ tiên của cây lúa miến trồng ngày nay (Harlan, 1972).
2.2.3 Vùng phân bố
Theo Bantilan và ctv (2004), ngày nay, cây lúa miến được phân bố từ mực nước
biển đến độ cao 2.200 m so với mực nước biển và từ 500N ở Nga đến 400S ở


5

Argentina. Trong khi cải thiện giống chiếm ưu thế ở châu Mỹ, Trung Quốc và
Australia, các phương pháp chọn lọc truyền thống ở châu Phi và một số nước châu Á.
Năm 2004, khoảng 75 % vùng trồng lúa miến ở Ấn Độ là các giống lai so với 1 % ở
năm 1960.
2.2.4 Lịch sử phát triển
Từ điểm phát sinh, cây lúa miến được đưa đến Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Á,
Trung Đông, châu Mỹ, Tây, Bắc và Nam Phi, chủ yếu là thông qua tàu buôn.
Cây lúa miến được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như guinea-corn, dawa
hay sorgho ở Tây Phi, durra ở Sudan, mshelida ở Ethiopia, eritrea, mtama ở Đông
Phi, kafffircorn, mabele hay amabele ở các quốc gia Nam Phi. Jowar, jonna, cholam,
jola ở các tiểu bang của Ấn Độ, lúa miến, cao lương ở Việt Nam.
Theo Harlan và De Wet (1972) có năm dòng lúa miến canh tác cơ bản đã được
công nhận là Bicolor, Kafir, Guinea, Caudatum và Durra
+ Dòng Bicolor được miêu tả là khoảng trống và chiều dài cụm hoa, mày hoa
thường xuyên kèm theo hạt khi chín.
+ Kafir được tìm thấy nam xích đạo châu Phi, biểu hiện cân đối và sát góc cầu
hạt với mày ngắn hơn hạt.
+ Guinea chiếm ưu thế ở Tây Phi và dễ nhận ra bởi chiều dài và sự không cân
xứng, mày mở ra nhìn thấy khi hạt chín.
+ Dòng Caudatum tìm thấy ở Trung Phi gần nơi phát sinh thì hạt không cân
xứng.

+ Dura hạt có dạng chữ V tại đáy hình trứng ngược (Bantilan và ctv, 2004).
2.3 Hiện trạng sản xuất, tiêu thụ lúa miến trên thế giới và Việt Nam
2.3.1 Tình hình sản xuất, tiêu thụ lúa miến trên thế giới
Năm 2009, toàn thế giới có 105 nước trồng lúa miến với tổng diện tích 39,97
triệu ha, sản lượng đạt 56,10 tấn, năng suất 1,42 tấn/ha (Bảng 2.2).
Trên thế giới, lúa miến được trồng nhiều nhất tại châu Phi 27,79 triệu ha, (chiếm
63 % diện tích lúa miến toàn cầu), kế đến là châu Á 9,10 triệu ha (chiếm 21 %) và
châu Mỹ 5,93 triệu ha (chiếm 14 %) (Bảng 2.3).


6

Bảng 2.2 Diện tích, năng suất, sản lượng lúa miến thế giới (2004 – 2009)
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

( triệu ha)

(tấn/ha)

( triệu tấn)

2004

40,67

1,43


58,05

2005

46,55

1,28

59,73

2006

43,07

1,33

57,19

2007

44,53

1,40

62,49

2008

44,91


1,46

65,53

2009

39,97

1,42

56,10

Năm

Nguồn: FAO, 2011
Bảng 2.3 Diện tích, năng suất, sản lượng lúa miến của các châu lục năm 2009
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

( triệu ha)

(tấn/ha)

(triệu tấn)

Châu Á


9,10

1,14

10,42

Châu Âu

0,15

4,43

0,67

Châu Mỹ

5,93

3,56

21,14

Châu Phi

27,79

0,97

27,16


Châu Úc

0,77

3,51

2,70

Châu lục

Nguồn: FAO, 2011
Năm 2009, nước có diện tích lúa miến lớn nhất là Ấn Độ 7,70 triệu ha, Sudan
6,65 triệu ha, Nigeria 4,73 triệu ha. Nước có năng suất lúa miến cao nhất là Jordan
13,77 tấn/ha đến Algeria 9,05 tấn/ha, Isael 6,25 tấn/ha. Nước có sản lượng lúa miến
nhiều nhất thế giới là Mỹ 9,73 triệu tấn, kế đến là Ấn Độ 7,24 triệu tấn, Mexico 6,17
triệu tấn (Bảng 2.4, 2.5, 2.6).


7

Bảng 2.4 Chín nước có diện tích canh tác lúa miến cao nhất thế giới (triệu ha)
Nước

1995

2000

2005


2008

2009

Ấn Độ

11,32

9,87

9,09

7,76

7,70

Burkinafaso

1,45

1,23

1,42

1,90

1,65

Ethiopia


0,92

1,01

1,51

1,53

1,62

Mali

0,85

0,67

0,74

0,99

1,09

Mê hi cô

1,37

1,90

1,60


1,84

1,70

Mỹ

3,34

3,13

2,32

2,94

2,23

Niger

1,93

2,16

2,48

3,06

2,54

Nigeria


6,10

6,89

7,28

7,62

4,73

Sudan

5,05

4,20

9,86

6,61

6,65

Nguồn: FAO, 2011
Bảng 2.5 Mười nước có năng suất lúa miến cao nhất thế giới (tấn/ha)
Nước

1995

2000


2005

2008

2009

Jordan

1,51

6,5

14,42

13,73

13,77

Algeria

1,27

6,95

3,35

6,18

9,05


Israel

4,01

6,40

6,31

6,66

6,25

Italy

6,24

6,34

5,86

5,80

6,10

Ai Cập

4,48

5,79


5,61

5,63

5,57

Pháp

5,57

6,23

5,15

6,23

5,34

-

-

-

3,08

5,13

Uruguay


3,19

4,60

4,46

4,01

4,76

Oman

3,79

4,09

4,66

4,45

4,45

Uzbekistan

1,80

2,73

1,63


4,29

4,44

Turkey

Nguồn: FAO, 2011


8

Bảng 2.6 Mười nước có sản lượng lúa miến cao nhất thế giới (triệu tấn)
Nước

1995

2000

2005

2008

2009

Mỹ

11,65

11,95


9,98

12,00

9,73

Ấn Độ

9,33

7,53

7,24

7,93

7,24

Mexico

4,17

5,84

5,52

6,61

6,17


Sudan

2,45

2,49

5,00

3,87

4,19

Ethiopia

1,14

1,19

2,20

2,32

2,80

Australia

1,24

2,11


2,01

3,07

2,70

Trung Quốc

4,85

2,61

2,55

2,50

2,30

Brazil

0,28

0,78

1,52

2,00

1,84


Argentina

1,65

3,34

2,89

2,93

1,81

Mali

0,71

0,56

0,63

1,03

1,47

Nguồn: FAO, 2011
Trên thế giới sản lượng lúa miến đứng thứ tám sau ngô (817.11 triệu tấn), lúa mì
(685,61 triệu tấn), lúa gạo (678,24 triệu tấn), khoai tây (329,58 triệu tấn), khoai mì
(233,80 triệu tấn), lúa mạch (152,13 triệu tấn) và khoai lang (102,30 triệu tấn) (Bảng
2.7).
Bảng 2.7 Diện tích, năng suất, sản lượng các cây lương thực thế giới năm 2009

Cây lương thực

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tấn/ha)

(triệu tấn)

Ngô

158,63

5,16

818,82

Lúa mì

225,62

4,33

685,61


Lúa gạo

158,30

4,33

678,24

Khoai tây

18,65

17,67

329,58

Khoai mì

18,92

12,36

233,80

Lúa mạch

54,06

2,81


152,13

Khoai lang

8,22

12,45

102,30

39,97

1,40

56,10

Lúa miến

Nguồn: FAO, 2011


9

Năm 2009, ở khu vực Châu Á, Ấn Độ là nước có diện tích và sản lượng lớn nhất
tương ứng là 7,70 triệu ha và 7,24 triệu tấn, kế đến là Trung Quốc, Yemen (Bảng 2.8).
Bảng 2.8 Tình hình sản xuất lúa miến ở các nước Châu Á năm 2009
Diện tích

Năng suất


Sản lượng

(triệu ha)

(tấn/ha)

(triệu tấn)

Ấn Độ

7,70

0,94

7,24

Trung Quốc

0,58

3,97

2,30

Yemen

0,39

0,79


0,31

Pakistan

0,25

0,02

0,15

Thái Lan

0,03

1,89

0,05

Israel

0,01

6,25

0,04

Nước

Nguồn: FAO, 2011
2.3.2 Tình hình sản xuất lúa miến ở Việt Nam

Cây lúa miến ở Việt Nam những năm trước ít được quan tâm vì lúa miến năng
suất hạt thấp đạt 1,5 - 2,5 tấn/ha, so với ngô năng suất hạt đạt 5,0 - 7,5 tấn/ha cao gấp
hai đến ba lần so với lúa miến. Nhưng hiện nay thân lá lúa miến được sử dụng làm
thức ăn gia súc, nhiên liệu sinh học… Lúa miến đã được quan tâm nghiên cứu thử
nghiệm tại Viện Cây Lương thực Thực phẩm, Viện Nghiên cứu Ngô, Viện Khoa học
Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam trong khoảng mười năm (1976 - 1986) sau ngày Việt
Nam thống nhất.
Theo Hồng Hạnh (2006), năm 2005, tỉnh Bình Thuận đã tiến hành trồng thí điểm
hai giống lúa miến là Pacific 99 và Pacific 80 tại ba huyện Tuy Phong, Bắc Bình, và
Hàm Thuận Bắc năng suất thu được còn thấp. Ở Việt Nam, công ty Secoin mới bước
đầu nghiên cứu một số giống lúa miến nhập nội. Dự án nghiên cứu trồng và phát triển
cây miến ngọt triển khai từ đầu năm 2008 và hiện đang ở giai đoạn nghiên cứu định
hướng. Công ty đã thực hiện trồng thí điểm cây miến ngọt trên diện tích bốn ha, xây
dựng hai phòng thí nghiệm và một số vườn ươm. Sau khi kết thúc giai đoạn nghiên
cứu định hướng, công ty sẽ triển khai trồng mở rộng trên 170 ha tại Quảng Ninh và Hà
Tĩnh.
Theo Đinh Xuân Bá (2010), cây miến ngọt có khả năng chịu hạn tốt, tiêu thụ
nước và phân bón chỉ bằng 50 % so với ngô và mía đường là nguyên liệu sản xuất


10

ethanol hiện nay. Chính vì vậy có thể tận dụng, trồng miến ngọt trên các vùng đất
hoang hóa, tiết kiệm được công sức tưới cho nông dân. Nước ta hiện có khoảng 9,3
triệu ha đất hoang hóa; 4,3 triệu ha đất đồi núi chưa được sử dụng (chưa kể 8,1 triệu ha
đất lâm nghiệp đã được giao phân tán), nếu có chính sách và phương thức thích hợp,
đây sẽ là điều kiện lý tưởng để mở rộng diện tích cây miến ngọt ở nước ta.
Để bảo đảm an ninh năng lượng, Chính phủ đề ra mục tiêu đến năm 2010 Việt
Nam phải sản xuất được 5.000 tấn ethanol sinh học, năm 2015 là 250.000 tấn ethanol
và biodiesel, năm 2025 là 1,8 triệu tấn ethanol và biodiesel… Theo PGS.TS Đinh

Xuân Bá, để đạt được mục tiêu đó, trước hết phải có nguồn cây trồng có thể chế biến
nhiên liệu sinh học tương ứng. Cây trồng lý tưởng nhất chính là miến ngọt.
Theo cơ quan thống kê của Liên hiệp quốc COMTRADE, trong ba năm 2004 2006, mỗi năm Việt Nam nhập khoảng 142.584 tấn hạt nguyên liệu mạch nha với giá
trung bình chưa thuế là 400 USD/tấn. Cũng trong thời gian đó, mỗi năm Việt nam
nhập khoảng 10.536 tấn mạch nha và bột thực phẩm ít ca cao với tốc độ tăng trung
bình về nhập khẩu hàng năm là 36 %. Với một nước tiêu thụ bia lớn như Việt nam,
việc bổ sung thêm nguồn nguyên liệu tốt như lúa miến là một hướng đột phá nhiều hứa
hẹn.
2.4 Vai trò của đạm và tình hình nghiên cứu bón đạm cho cây lúa miến
2.4.1 Vai trò của đạm (N)
Giống như các loại cây trồng khác, N đóng vai trò quan trọng đối với sự sinh
trưởng và phát triển cây lúa miến. Đạm sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của cây, giúp cho
chồi, cành lá phát triển, làm lá có kích thước to, xanh, quang hợp mạnh và làm tăng
năng suất cây trồng. Phân đạm cần cho cây trong suốt quá trình sinh trưởng đặc biệt là
giai đoạn cây tăng trưởng mạnh.
Painter và Leamer (1953) trong nghiên cứu ở Tucumcari, New Mexico, Mỹ chỉ ra
rằng tăng tỷ lệ N sẽ làm tăng năng suất. Porter và ctv (1960) tại Texas, Mỹ khi so sánh
tỷ lệ 90 N kg/ha và 180 N kg/ha thì năng suất hạt khi bón 180 N kg/ha đạt 1.120,83
kg/ha cao hơn mức 90 N kg/ha.
Trong thí nghiệm tại Garden City, Kansas, Mỹ, Musick và ctv (1962) đã áp dụng
các tỷ lệ N là 0, 45, 90, 120 kg/ha kết hợp với chế độ tưới 1, 2, 3, 4 lần. với chế độ tưới
1 lần thì mức 45 N kg/ha cho năng suất tăng nhưng khi thêm N hơn mức này đã không


11

cho thấy hiệu quả rõ. Năng suất tăng rõ trong các nghiệm thức tưới nước nhiều cùng
với tăng tỉ lệ N. Thí nghiệm này đã chỉ ra rằng, bón N không chỉ tăng năng suất mà
còn làm tăng hiệu quả sử dụng nước.
Trong một thí nghiệm khác đã thực hiện tại Halfway, Texas, Mỹ bởi Valliant và

Longnecker (1967) đã chỉ ra rằng bón N không chỉ tăng năng suất lúa miến mà còn
tăng hiệu quả sử dụng nước.
Onken và Sunderman (1972) thực hiện thí nghiệm tại Texas, Mỹ đã chỉ ra rằng
tăng tỉ lệ N là 0, 57, 112, 168, 225 kg/ha thì năng suất tăng đáng kể khi giới hạn tưới
nước.
Theo Vanderlip (1972), để đạt năng suất 7845,31 kg/ha hạt lúa miến cần lấy 197
kg/ha chất N được lấy đi từ đất, khoảng 65 % tổng số chất N này được tích lũy ở trên
đỉnh với phần còn lại được tích lũy trong thân lá cây.
Smith và Buxton (1993) đã nhận biết được các yếu tố ảnh hưởng tối đa đến năng
suất đường cây lúa miến ngọt. bốn giống lúa miến ngọt đã được kiểm tra tiềm năng
lên men đường dưới điều kiện tưới và không tưới nước với lượng N bón là 0,84 và 186
kg/ha tại hai vùng ôn đới ( vĩ độ 40,8 và 420B). Kết quả đã nhận thấy, khi thêm N thì
ảnh hưởng nhận thấy không đáng kể tăng sản lượng đường lên men.
Theo Kumar và ctv (2008), cho rằng tăng tỉ lệ N sẽ giúp tăng năng suất đường và
dịch ngọt của cây lúa miến ngọt.
Theo Poornima và ctv (2008), khi đánh giá các mức độ N (90 N kg/ha, 120 N
kg/ha, 150 N kg/ha và đối chứng) đến năng suất (hạt và đường) và chất lượng dịch (tỷ
lệ dịch chiết, brix, tỷ lệ đường sucrose, độ tinh khiết) của lúa miến đã cho rằng khi sử
dụng 150 N kg/ha sẽ cho năng suất và chất lượng dịch cao nhất.
Theo Reddy và ctv (2008), khi tiến hành thí nghiệm thang xác định tỷ lệ chất
dinh dưỡng đến năng suất đường tối ưu của cây lúa miến ngọt. Năm giống lúa miến
ngọt đã được đánh giá qua mùa khô 2006 và mùa nắng 2007 với các mức N khác nhau
(0 N kg/ha và 28 P2O5 kg/ha, 18 N kg/ha và 28 P2O5 kg/ha, 64 N kg/ha và 28 P2O5
kg/ha, 110 N kg/ha và 28 P2O5 kg/ha). Kết quả đã cho thấy, bón 64 N kg/ha và 28
P2O5 kg/ha cho năng suất đường cao nhất.
Ở thí nghiệm ảnh hưởng của N đến thành phần hóa học trong bắp và cây lúa
miến, khi sử dụng 4 mức phân đạm (50, 100, 150 và 200 urea kg/ha) thì nghiệm thức


12


sử dụng 200 kg urea cho sinh khối cao nhất (64,8 tấn/ha), protein (8 %), có ít
carbohydrate hòa tan nhất (12,80 %), thành phần sợi (31,90 %). Bắp có sinh khối và
protein (72,8 tấn/ha, 7,10 %) cao hơn cây lúa miến (66,5 tấn/ha, 5,9 %). Từ kết quả thí
nghiệm, khuyến cáo bón 200 kg urê/ha cho cây lúa miến và cây bắp (Almodares,
2009).
Thiếu N là do bón phân không đầy đủ hoặc bị rửa trôi. N bị rửa trôi mạnh trong
đất có kết cấu cát trong thời gian mưa lớn. N cũng bị bốc hơi từ bề mặt khi thời tiết
nóng, khô. Thiếu N cây còi cọc, xanh nhạt đến vàng nhạt, cây sinh trưởng chậm.
2.4.2 Đặc tính của cây lúa miến lý tưởng
Đặc tính của cây lúa miến làm lương thực, thực phẩm: năng suất hạt cao và hàm
lượng tinh bột trong hạt cao.
Đặc tính của cây lúa miến làm thức ăn gia súc: Giống lúa miến dùng làm thức ăn
gia súc có hàm lượng tinh bột cao, hàm lượng đường cao.
Đặc tính của cây lúa miến sản xuất nhiên liệu sinh học: Giống lúa miến lý tưởng
để chế biến nhiên liệu sinh học đòi hỏi phải có thân to, cao, hàm lượng đường trong
thân cao, năng suất hạt cao và hàm lượng tinh bột trong hạt cao
Đặc trưng hình thái của cây lúa miến lý tưởng
Cao Jung Feng (1982) được trích dẫn bởi Li Guiying và ctv đã cho thấy có mối
liên quan giữa năng suất hạt và hàm lượng đường trong thân, có thể chọn các giống
vừa có năng suất hạt cao vừa có hàm lượng đường trong thân.
Giống lúa miến ICSV 574 đạt năng suất sinh khối, năng suất thân và năng suất
hạt cao nhất trong những giống lúa miến ngọt ưu tú nhập nội từ ICRISAT và khảo
nghiệm quốc tế tại Việt Nam. Vì vậy chúng ta nghiên cứu bón phân cho lúa miến xác
định liều lượng phân thích hợp để giống lúa miến đạt năng suất cao nhất.
2.4.3 Tình hình nghiên cứu bón đạm cho cây lúa miến
Theo Tanchev (1995), sự kết hợp tốt các chất N, P, K kết quả là sinh trưởng,
chiều cao, chồi, trọng lượng chùy và trọng lượng 1000 hạt cao hơn.
Tại Ấn Độ Shrotriya (1998), cân bằng lượng dinh dưỡng N, P, K làm tăng năng
suất cây lúa miến là 122 %.



13

Cameron và ctv (2006) nhận định rằng việc phân tích đất sẽ cho tỷ lệ dinh dưỡng
cần bón cho cây lúa miến ở từng loại đất. nhưng nhìn chung, bón 100 N kg/ha, 20 kg P
và S/ha. K, Mo, Zn có thể được yêu cầu tùy từng loại đất.
Theo A. Akram và ctv (2007), bón 120 N kg/ha + 80 P2O5 kg/ha + 40 K2O kg/ha
cho năng suất hạt cao nhất, giá trị kinh tế cao nhất so với chỉ sử dụng N và P2O5 hoặc
N và K2O.
Jafari và ctv (2009) đã đánh giá ảnh hưởng tương tác độ mặn do NaCl gây ra, Ca
và K đến sinh lý, sinh thái học cây lúa miến tại Iran. Các nghiệm thức bao gồm: bốn
mức NaCl (0, 80, 160 và 240 mM NaCl), hai mức CaCl2 (0 và 20 mM CaCl2) và hai
mức KCl (0 và 20 mM KCl). Kết quả đã cho thấy, kết hợp Ca và K cải thiện khả năng
sinh trưởng và sinh lý – sinh thái học cây lúa miến khi cây bị stress mặn.
Oseni (2009) cho rằng ở vùng Savanna có lân thấp, khi thêm vào 20 – 40 P kg/ha
không bón Zn và 40 P kg/ha với 2,5 kg Zn cải thiện đáng kể năng suất lúa miến.
Theo Viator (2010), nghiên cứu các tỷ lệ N tại các địa điểm ở Louisiana đã được
kiểm tra năm 2008 – 2009. Kết quả chỉ ra rằng, năng suất lúa miến tối đa khi bón 45 –
90 N kg/ha, 45 P và K/ha.
Lúa miến là cây chịu khô hạn và đất nghèo, đầu tư phân bón thấp hơn bắp. Bắp
Việt Nam để tạo năng suất hạt 5 – 6 tấn/ha , năng suất chất xanh đạt 50 – 60 tấn/ha thì
cây ngô hút từ đất khoảng 150 - 180 kg N, 60 – 70 kg P2O5, 160 – 190 kg K2O và để
sản xuất 1 tấn hạt, ngô cần 33,9 N, 14,5 P2O5 và 17,2 K2O.
Lúa miến hiện nay thu cả hạt lẫn thân, tận dụng hết sinh khối của cây. Do vậy để
cây hấp thụ được đầy đủ dinh dưỡng và phát huy hết ưu điểm của giống phải cung cấp
thêm phân đạm để đạt được năng suất cao nhất.


14


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Vật liệu thí nghiệm
Thí nghiệm khảo sát sự ảnh hưởng sáu mức phân đạm lên sự sinh trưởng, phát
triển và năng suất của giống lúa miến ICSV 574 tại xã Xuân Thiện, Thống Nhất,
Đồng Nai
Giống: lúa miến ngọt ICSV 574 là giống lúa miến ngọt có triển vọng phát triển
tốt trong sản xuất ở vùng Đông Nam Bộ để làm nhiên liệu sinh học và chế biến thức ăn
gia súc. Giống lúa miến ICSV 574 đạt năng suất sinh khối, năng suất thân và năng suất
hạt cao nhất trong những giống lúa miến ngọt ưu tú nhập nội từ ICRISAT và khảo
nghiệm quốc tế tại Việt Nam.
Phân bón: Phân đạm dùng Urea (46 % N), phân lân dùng Super lân (16 % P2O5),
phân Kali dùng Kali clorua (60 % K2O).
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Thời gian thí nghiệm và đặc điểm khí hậu thời tiết
Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 02/2011 đến tháng 6/2011. Tình hình thời
tiết, khí hậu tỉnh Đồng Nai trong thời gian làm thí nghiệm ở bảng 3.1.
Bảng 3.1 Tình hình thời tiết, khí hậu tỉnh Đồng Nai tháng 2-5 năm 2011
Nhiệt

Nhiệt

Nhiệt

Ẩm độ

Ẩm độ

Lượng


Tổng số

độ trung

độ cao

độ thấp

trung

nhỏ

mưa

giờ

bình

nhất

nhất

bình

nhất

(0C)

(0C)


(0C)

(%)

(%)

(mm)

(giờ)

2

31,1

37,5

24,7

73

32

13

207

3

26,2


36,4

20,2

74

31

71

176,4

4

27,24

36,7

20,7

74

35

32,3

205,8

5


27,1

36

22,7

84

43

416,6

203,3

Tháng

nắng

Nguồn: Trạm trắc quan khí tượng huyện Xuân Lộc, Long Khánh, Đồng Nai


15

Thời gian xuống giống là tháng 2: nhiệt độ cao, lượng mưa ít, tổng số giờ nắng
cao không đảm bảo đủ ẩm độ cho hạt giống nảy mầm và giai đoạn phát triển cây con.
Tháng 3: nhiệt độ giảm, lượng mưa tăng hơn so với tháng 2 thuận lợi cho cây sinh
trưởng tốt hơn. Tháng 4 là thời điểm cây bước vào giai đoạn phát dục nhưng nhiệt độ
cao và lượng mưa giảm hơn tháng 3. Tháng 5: giại đoạn cây ra hoa có nhiệt độ giảm
và lượng mưa cao hơn tháng 4 ít thuận lợi vào thời điểm thu hoạch.

3.2.2 Đặc điểm đất đai
Đất làm thí nghiệm (Bảng 3.2) tại xã Xuân Thiện, huyện Thống Nhất, Đồng Nai
là đất sét pha cát, tương đối bằng phẳng, hàm lượng mùn và NPK tổng số nghèo đến
trung bình, chủ động nguồn nước tưới.
Bảng 3.2 Đặc điểm lý hóa tính của khu đất tại nơi thí nghiệm
Số liệu phân tích đất
Thành phần cơ giới

pH

Đơn vị tính
Cát

%

62,33

Thịt

%

11,67

Sét

%

26,00

H2O


Mùn
Tổng số

Dễ tiêu

Trao đổi

Hàm lượng

5,40
%

0,67

N

%

0,09

P2O5

%

0,53

K2O

%


0,09

NH4+

(mg/100g đất)

27,00

P2O5

(mg/100g đất)

19,00

K+

(mg/100g đất)

69,33

Ca2+

(lđl/100g)

4,28

2+

(lđl/100g)


1,67

Mg

Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc
3.2.3 Phương pháp bố trí thí nghiệm
3.2.3.1 Kiểu bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm gồm sáu mức phân bón tương ứng với sáu nghiệm thức được bố trí
theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên, một yếu tố, ba lần lặp lại. Diện tích ô: 6 m x 3,6 m =
21,6 m2. Tổng diện tích thí nghiệm: 23 m x 20 m = 460 m2 (chưa tính hàng bảo vệ).


×