Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Thiết kế khuôn ép sản phẩm nhựa ứng dụng công nghệ GAS – INJECTION

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.9 MB, 111 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐH QG TP.HCM
KHOA CƠ KHÍ

THIẾT KẾ KHUÔN ÉP SẢN PHẨM NHỰA
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
GAS - INJECTION

Tác giả : Nguyễn Tiến Lượng
Hướng dẫn: ThS. Lê Trung Thực

Luận văn tốt nghiệp đại học chính quy, trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM.
Luận văn được thực hiện tại bộ môn Chế tạo máy, khoa Cơ khí.

Năm 2009


Lời cảm ơn!
Sau một thời gian tìm hiểu và cố gắng đáp ứng những yêu cầu dựa trên những tiêu
chí mà luận văn tốt nghiệp mong muốn sinh viên hoàn thành một cách tốt nhất, dưới sự
hướng dẫn và chỉ dạy của thầy Lê Trung Thực, em đã gần như hoàn thành những nội
dung trên. Tuy nhiên, vẫn còn những thiếu sót trong quá trình tìm hiểu cũng như những
ứng dụng thực tế của nó. Do đó việc còn nhiều khuyết điểm trong luận văn là không thể
tránh khỏi.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Lê Trung Thực đã hướng dẫn em trong suốt một
thời gian dài, giúp em giải quyết những vương mắc trong quá trình tìm hiểu và thực hiện
luận văn của mình.
Em xin cám ơn các thầy cô đã hướng dẫn, chỉ dạy em trong suốt thời gian ngồi
trên ghế nhà trường. Em hi vọng ngay cả sau này khi không còn là sinh viên ở đây, các
thầy cô cũng sẵn sàng cho em những phương án thích hợp trước những vấn đề mà cuộc
sống thực tế đòi hỏi em phải giải quyết sau này.
Cuối cùng là sự cảm ơn đối với các bạn của em, những người đã cùng em giải


quyết các khó khăn trong suốt quá trình.
Một lần nữa em xin cám ơn tất cả!


Tóm tắt
Mục đích chính cùa luận văn là tìm hiểu các yếu tố công nghệ cũng như
những ứng dụng thực tế của kỹ thuật Gas-injection trong đời sống, để từ đó ứng
dụng kỹ thuật này vào việc thực hiện luận văn với nội dung :“ Tìm hiểu và thiết kế
khuôn ứng dụng Gas-injection”.
Nội dung của luận văn bao gồm các ý sau :
Chương 1 : TỔNG QUAN. Nội dung của chương này giúp ta có cái nhìn tổng
quan về sự phát triển của công nghệ, hướng phát triển của ngành..
Chương 2 : GAS-INJECTION. Nội dung của chương này giúp ta tìm hiểu kỹ
về những kỹ thuật của công nghệ ép phun và kỹ thuật Gas-injection ( kỹ thuật ép
phun đặc biệt ). Những ưu nhược điểm của kỹ thuật này, các sản phẩm ứng dụng…
Chương 3 : TÌM HIỂU VẬT LIệU NHỰA VÀ SẢN PHẨM THIẾT KẾ. Nội
dung của chương này giúp ta tìm hiểu những ưu nhược điểm của các loại vật liệu
nhựa sẽ sử dụng trong quá trình chế tạo sản phẩm, các đặc tính của sản phẩm…
Chương 4 : THIẾT KẾ KHUÔN. Nội dung của chương này giúp ta tìm hiểu
những ưu nhược điểm của sản phẩm, những ứng dụng thực tế, quá trỉnh tỉm hiểu và
thiết kế một bộ khuôn….
Chương 5 : LẬP QUI TRÌNH GIA CÔNG VÀ MÔ PHỎNG GIA CÔNG
BẰNG PHẦN MỀM PRO/ENGINEER. Nội dung chương này giúp chúng ta tìm
hiểu lại cách lậ qui trình công nghệ gia công chi tiết bộ khuôn và cách ứng dụng
phần mềm Pro-e để mô phỏng quá trình gia công trước khi xuất file NC để tiến
hành gia công thực tế.


MỤC LỤC


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .......................................................................... 1
1.1

Tình hình sàn xuất nhựa trên thế giới ................................................................... 1

1.2

Tình hình sản xuất nhựa ở Việt Nam ................................................................... 3

1.3 Thực trạng ngành công nghiệp sản xuất khuôn mẫu ............................................ 7
1.4

Sự cần thiết của đề tài......................................................................................... 10

CHƯƠNG 2: GAS INJECTION ................................................................. 11
2.1

Khái niệm .......................................................................................................... 11

2.2

Tổng quan ........................................................................................................... 11

2.2.1 Tổng quan về công nghệ ép phun .................................................................. 11
2.2.2 Quá trình ép phun........................................................................................... 12
2.2.3 Qui trình thiết kế khuôn ................................................................................. 13
2.2.4 Sơ đồ máy ép phun......................................................................................... 13
2.3 Tổng quan về Gas assisted injection molding ..................................................... 23
2.4


Các sản phẩm ứng dụng của kỹ thuật Gas injection........................................... 33

CHƯƠNG 3: TÌM HIỂU VẬT LIỆU NHỰA VÀ SẢN PHẨM THIẾT
KẾ ................................................................................................................... 36
3.1

Tìm hiểu vật liệu nhựa ........................................................................................ 36

3.1.1 Phân loại vật liệu nhựa ................................................................................... 36
3.1.2 Một số vật liệu nhựa thông dụng ................................................................... 37
3.1.3 Các thông số quan trọng của vật liệu nhựa .................................................... 40
3.2

Sản phẩm thiết kế ............................................................................................... 43

3.2.1 Tìm hiểu sản phẩm thiết kế ............................................................................ 43
3.2.2 Vật liệu sử dụng ............................................................................................. 44


CHƯƠNG 4: TÌM HIỂU VẬT LIỆU NHỰA VÀ SẢN PHẨM THIẾT
KẾ ................................................................................................................... 49
4.1 Mô hình hóa sản phẩm ........................................................................................ 49
4.1.1 Thiết kế chi tiết sản phẩm .............................................................................. 49
4.1.2 Tách khuôn cho chi tiết .................................................................................. 57
4.1.3 Các bộ phận của hệ thống HotRunner ........................................................... 60
4.2 Các bộ phận khác trong khuôn ............................................................................. 67
4.2.1 Hệ thống dẫn hướng ....................................................................................... 67
4.2.2 Hê thống đẩy .................................................................................................. 68
4.2.3 Các tấm khuôn ............................................................................................... 69
4.3 Các tính toán liên quan tới vận hành khuôn ......................................................... 73

4.3.1 Kích thước sản phẩm trong lòng khuôn ........................................................ 73
4.3.2 Khối lượng vật liệu cho mỗi lần phun .......................................................... 73
4.3.3 Lực kẹp khuôn .............................................................................................. 73
4.3.4 Lực mở khuôn .............................................................................................. 73
4.3.5 Khoảng mở khuôn ......................................................................................... 74
4.3.6 Máy ép nhựa sử dụng .................................................................................... 74
4.3.7 Làm mát khuôn ............................................................................................. 74

CHƯƠNG 5: LẬP QUI TRÌNH GIA CÔNG VÀ MÔ PHỎNG GIA
CÔNG BẰNG PHẦN MỀM PRO/ENGINEER .............. 49
5.1 Lập qui trình gia công vỏ khuôn cái ..................................................................... 77
5.1.1 Bản vẽ tấm khuôn gia công ........................................................................... 77
5.1.2 Yêu cầu kỹ thuật ........................................................................................... 77
5.1.3 Tính toán chế dộ cắt cho các nguyên công .................................................... 78


5.2 Lập qui trình gia công vỏ khuôn cái ..................................................................... 88
5.2.1 Bản vẽ lòng khuôn gia công........................................................................... 88
5.2.2 Tính toán chế dộ cắt cho các nguyên công .................................................... 89
5.3 Đánh bóng khuôn ................................................................................................. 97
5.4 Chất chống dính khuôn......................................................................................... 97
5.5 Sự thoát khí........................................................................................................... 97

MỤC LỤC HÌNH

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .......................................................................... 1
1.1

Biểu đồ khối lượng nhựa bình quân theo đầu người ........................................... 3


1.2

Biểu đồ khối lượng sản phẩm nhựa ở Việt Nam ................................................. 4

1.3

Biểu đồ chủng loại sản phẩm nhựa tên thị trường Việt Nam 2004 ..................... 5

CHƯƠNG 2: GAS INJECTION ................................................................. 11
2.1

Mặt đồng hồ xe gắn máy ................................................................................... 11

2.2

Khay cơm .......................................................................................................... 11

2.3 Ghế nhựa ............................................................................................................ 11
2.4

Hộp cắn bút ........................................................................................................ 12

2.5 Dao cắt giấy ........................................................................................................ 12
2.6

Sơ đồ quá trình thiết kế khuôn ........................................................................... 13

2.7

Máy ép phun ....................................................................................................... 14


2.8

Cụm đẩy ............................................................................................................ 14

2.9

Cụm kìm dung cơ cấu khuỷu.............................................................................. 15

2.10 Cụm kìm dung xylanh thủy lực .......................................................................... 16
2.11 Tấm di động và vị trí của nó trên máy ............................................................... 16


2.12 Tấm cố định và vị trí của nó trên máy ................................................................ 16
2.13 Vị trí thanh nối trên máy .................................................................................... 17
2.14 Hệ thống kẹp ...................................................................................................... 17
2.15 Cấu tạo một bộ khuôn cơ bản ............................................................................. 18
2.16 Hệ thống phun .................................................................................................... 19
2.17 Băng gia nhiệt ..................................................................................................... 20
2.18 Cấu tạo trục vít ................................................................................................... 20
2.19 Hệ thống hỗ trợ ép phun ..................................................................................... 21
2.20 Hệ thống thủy lực .............................................................................................. 21
2.21 Hệ thống điện .................................................................................................... 22
2.22 Hệ thống làm nguội ........................................................................................... 22
2.23 Biểu đồ áp suất khí phun .................................................................................... 23
2.24 Bằng sáng chế ..................................................................................................... 23
2.25 Biểu diễn quá trình đùn vật liệu vào khuôn........................................................ 26
2.26 Quá trình phun khí vào chi tiết ........................................................................... 26
2.27 Biểu diễn sự điền đầy của vật liệu ...................................................................... 27
2.28 Biểu diễn sự phụ thuộc giữa tiết diên dòng khí và chiều dài di chuyển của nó . 27

2.29 Biểu diễn quan hệ giữa thể tích không đổi với biên dạng khí ............................ 28
2.30 Biểu diễn sự duy trì áp suất trong suốt quá trìn phun......................................... 28
2.31 Biểu diễn một cổng phun khí ............................................................................. 29
2.32 Biểu diễn vị trí phun khí tại một điểm đặc biệt .................................................. 29
2.33 Biểu diễn trí phun khí thông qua cổng phun ...................................................... 29
2.34 Biểu diễn quá trình phun khí trực tiếp vào khuôn thong qua cổng phun ........... 30
2.35 Biểu diễn khí vào và ra trong khuôn .................................................................. 31
2.36 Biểu diễn khuôn sử dụng nhiều miệng phun ...................................................... 31
2.37 Quá trình khí vào và ra trong hệ thống nhiều miệng phun ................................. 32
2.38 Các sản phẩm đồ gia dụng .................................................................................. 34
2.39 Các sản phẩm đồ cao cấp ................................................................................... 34
2.40 Các sản phẩm đồ chơi......................................................................................... 35


CHƯƠNG 3: TÌM HIỂU VẬT LIỆU NHỰA VÀ SẢN PHẨM THIẾT
KẾ ................................................................................................................... 36
3.1

Phân loại vật liệu nhựa ....................................................................................... 36

3.2 Cấu trúc nhựa nhiệt dẻo ....................................................................................... 37
3.3 Tổng quan về sự tiêu thụ các loại nhựa nhiệt dẻo kỹ thuật trên thế giới 1(999) 40
3.4 Góc vát và chiều cao vát...................................................................................... 43
3.5

Tay nắm dùng trong xe hơi ................................................................................ 44

3.6 Các sản phẩm từ nhựa PP .................................................................................... 46

CHƯƠNG 4: TÌM HIỂU VẬT LIỆU NHỰA VÀ SẢN PHẨM THIẾT

KẾ ................................................................................................................... 49
4.1

Hình dáng chi tiết sản phẩm ............................................................................... 49

4.2 Thông số biên dạng chi tiết ................................................................................. 50
4.3 Khối Extrude ....................................................................................................... 50
4.4 Tạo mặt phẳng tham chiếu DTM1 ...................................................................... 51
4.5 Hình dạng lỗ bắt vít ............................................................................................. 51
4.6 Tạo lỗ bắt vít đường kính 9 mm .......................................................................... 52
4.7 Tạo lỗ bắt vít đường kính 5 mm .......................................................................... 52
4.8 Tạo mặt giấu lỗ bắt vít ......................................................................................... 53
4.9 Tạo phần rỗng cho chi tiết ................................................................................... 54
4.10 Tạo biên dạng Skech ........................................................................................... 54
4.11 Tạo các Point và Section .................................................................................... 54
4.12 Biên dạng Section ............................................................................................... 55
4.13 Tạo biên dạng rỗng bằng lệnh Revolve .............................................................. 56
4.14 Tạo nghiêng mặt bên .......................................................................................... 56
4.15 Bo tròn các cạnh biên ......................................................................................... 57


4.16 Xác định hướng phân khuôn cho chi tiết............................................................ 58
4.17 Tạo phôi với kích thước 2500x120x90 .............................................................. 58
4.18 Bịt các lỗ bằng lệnh Skirt Surface ...................................................................... 59
4.19 Tạo mặt phân khuôn cho chi tiết ......................................................................... 59
4.20 Tách khuôn cho chi tiết ...................................................................................... 60
4.21 Tấm khuôn đực và tấm khuôn cái ...................................................................... 60
4.22 Bộ chia nhựa ...................................................................................................... 61
4.23 Rãnh kẹp vòng gia nhiệt ..................................................................................... 61
4.24 Vòng gia nhiệt cho bộ chia nhựa ........................................................................ 62

4.25 Chốt chuyển hướng dòng nhựa .......................................................................... 62
4.26 Bulong ghép chốt chuyển hướng dòng nhựa ...................................................... 63
4.27 Bạc cuống phun .................................................................................................. 63
4.28 Vòng định vị bạc cuống phun............................................................................. 64
4.29 Thân vòi phun ..................................................................................................... 65
4.30 Rãnh cuốn vòng gia nhiệt trên vòi phun............................................................. 65
4.31 Kim phun ............................................................................................................ 65
4.32 Nắp giữ kim phun ............................................................................................... 66
4.33 Ống cách ly ......................................................................................................... 66
4.34 Vòi phun sau khi được lắp ráp............................................................................ 67
4.35 Bạc dẫn hướng .................................................................................................... 67
4.36 Chốt dẫn hướng .................................................................................................. 67
4.37 Bạc mở rộng ....................................................................................................... 68
4.38 Chốt đẩy ............................................................................................................. 68
4.39 Tấm đẩy ............................................................................................................. 68


4.40 Tấm giữ .............................................................................................................. 68
4.41 Lò xo hồi về ....................................................................................................... 69
4.42 Chốt hồi ............................................................................................................. 69
4.43 Bạc dẫn hướng tấm đẩy ..................................................................................... 69
4.44 Chốt dẫn hướng tấm đẩy ................................................................................... 69
4.45 Vỏ khuôn cái ..................................................................................................... 70
4.46 Vỏ khuôn đực .................................................................................................... 70
4.47 Tấm đỡ bộ chia nhựa ......................................................................................... 70
4.48 Tấm kẹp cố định ................................................................................................ 70
4.49 Lòng khuôn cái .................................................................................................. 70
4.50 Chày khuôn.......................................................................................................... 70
4.51 Gối đỡ .................................................................................................................. 71
4.52 Phần khuôn cố định ............................................................................................. 71

4.53 Phần khuôn di động ............................................................................................. 72
4.54 Khuôn hoàn chỉnh ............................................................................................... 72
4.55 Đầu nối kênh làm mát ......................................................................................... 75

CHƯƠNG 5: LẬP QUI TRÌNH GIA CÔNG VÀ MÔ PHỎNG GIA
CÔNG BẰNG PHẦN MỀM PRO/ENGINEER .............. 77
5.1 Tấm khuôn gia công ............................................................................................. 77
5.2 Dụng cụ cắt và đồ gá gia công mặt (1) ................................................................. 78
5.3 Gia công mặt (8) ................................................................................................... 80
5.4 Gia công các mặt (2)-(4)-(11)-(12) ....................................................................... 86
5.5 Lòng khuôn cái ...................................................................................................... 89
5.6 Gia công mặt (5) lòng khuôn ................................................................................. 90


5.7 Gia công mặt (3) và (1) ......................................................................................... 91
5.8 Gá phôi để gia công các mặt (6)-(7)-(8) ............................................................... 92
5.9 Dao phay ngón đầu cầu d1 = 4 mm ..................................................................... 94
5.10 Dao phay ngón d1 = 1 mm ................................................................................. 95
5.11 Gia công lỗ 9 bằng phương pháp điện hóa ......................................................... 95
5.12 Máy mài khuôn .................................................................................................... 97

MỤC LỤC BẢNG

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .......................................................................... 1
1.1

Bảng đối chiếu chỉ số chất dẻo bình quân đầu người ở một số nước ................... 1

1.2


Tốc độ phát triển công nghệ chất dẻo ở các nước ASEAN từ 1999 - 2003 ......... 2

CHƯƠNG 2: GAS INJECTION ................................................................. 11
CHƯƠNG 3: TÌM HIỂU VẬT LIỆU NHỰA VÀ SẢN PHẨM THIẾT
KẾ ................................................................................................................... 36
3.1 Dấu hiệu nhận biết các chất dẻo .......................................................................... 40
3.2 Nhiệt độ gia công ................................................................................................ 40
3.3 Nhiệt độ phá hủy một số loại nhựa ...................................................................... 41
3.4 Độ co rút của một số vật liệu nhựa ...................................................................... 41
3.5 Chiều dày thành sản phẩm nhựa nhiệt dẻo .......................................................... 42
3.6 Quan hệ giữa độ nghiêng thành với độ cao và chiều dày thành .......................... 42
3.7 Khả năng chống lại các yếu tố hoá học và môi trường của PC, ABS, PC/ABS .. 46
3.8 Tính chất vật lý của các nhựa PC, ABS, PC/ABS ............................................... 47
3.9 Nhiệt độ sản phẩm của một số loại nhựa ............................................................ 47
3.10 Độ dẫn nhiệt của một số loại nhựa ..................................................................... 47


3.11 Nhiệt dung riêng của một số loại nhựa ............................................................... 47
3.12 Khối lượng riêng của một số loại nhựa ............................................................... 47
CHƯƠNG 4: TÌM HIỂU VẬT LIỆU NHỰA VÀ SẢN PHẨM THIẾT KẾ

......................................................................................................................... 49
4.1 Chọn đường kính kênh dẫn theo bề dày sản phẩm .............................................. 74
4.2 Lựa chọn lưu lượng nước làm mát theo đường kính kênh nguội ......................... 74

CHƯƠNG 5: LẬP QUI TRÌNH GIA CÔNG VÀ MÔ PHỎNG GIA
CÔNG BẰNG PHẦN MỀM PRO/ENGINEER .............. 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Chủ biên: GS.TS Nguyễn Đắc Lộc.
Sổ tay Công nghệ Chế tạo máy. Tập I. NXB Khoa Học Kỹ Thuật.
[2] Chủ biên: GS.TS Nguyễn Đắc Lộc.
Sổ tay Công nghệ Chế tạo máy. Tập II. NXB Khoa Học Kỹ Thuật.
[3] Nguyễn Ngọc Đào, Trần Thế San, Hồ Viết Bình
Chế độ cắt gia công cơ khí. Nhà xuất bản Đà Nẵng.
[4] PGS.TS Vũ Hoài Ân
Thiết kế khuôn cho sản phẩm nhựa. Hà Nội, 1994.
[5] Ninh Đức Tốn
Dung sai và lắp ghép. NXB Giáo dục, 2000.


[6] ThS Lê Trung Thực
Hướng dẫn thực hành Pro/E Wildfire 2.0 (Tập 1 Tập 8)
[7] Trần Hữu Quế, Đặng Văn Cừ, Nguyễn Văn Tuấn
Vẽ kỹ thuật cơ khí. Tập I, II.NXB Giáo dục, 2003.
[8] Chủ biên: PGS.TS Đặng Văn Nghìn
Các phương pháp gia công kim loại. NXB đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
[9] Extrude Hone, 1 Industry Blvd, Irwin, PA 15642. www.extrudehone.com
[10] A.Bouti, "A New Hot Runner Nozzle Speeds Color Change and Eliminates
Flowlines", SPE Annual Technical Conference, SanFrancisco (2002).


Chương 1: Tổng quan

 

Chương 1

Tổng quan

1.1 Tình hình sản xuất nhựa trên thế giới
Bước qua thiên niên kỉ mới, dựa trên nền tảng sự phát triển như vũ bảo của khoa
học kỹ thuật, với mong muốn thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của con người về
mọi mặt, những công nghệ mới, những vật liệu mới đã và đang được tìm ra và đưa vào
trong sản xuất. Nổi bật trên hết là loại vật liệu Polymer nhân tạo với nhiều đặc tính ưu
việt như nhẹ, bền, thích ứng tốt điều kiện môi trường, dễ tái sinh, dễ tạo hình… đã
được sử dụng ngày càng phổ biến. Sự cạn kiệt của nguồn tài nguyên như: gỗ, kim
loại… cũng là lý do thúc đẩy con người dần dần chuyển sang dùng nhựa thay thế các
loại vật liệu khác.
Điều này có thể thấy rõ thông qua bảng đối chiếu chỉ số chất dẻo bình quân qua
đầu người ở một số nước sau :
Bảng 1.1: Bảng đối chiếu chỉ số chất dẻo bình quân đầu người ở một số nước
(đơn vị tính là kg/đầu người)

(Nguồn: Liên Đoàn Nhựa các nước ASEAN, Hiệp Hội Nhựa Mỹ, CIPAD)




Chương 1: Tổng quan

 

Ngày nay, vật liệu nhựa đã tạo ra được những sản phẩm đáp ứng những yêu cầu
cao, các chi tiết máy dần dần được thay thế bằng nhựa làm cho giá thành chế tạo giảm
xuống đáng kể, tiết kiệm được công sức chế tạo và vật liệu quí, trong khi khả năng làm
việc của các chi tiết vẫn được đảm bảo như bánh răng, vỏ máy, vỏ xe... Nhưng để tăng
các cơ lý tính, người ta phải gia cường sợi thuỷ tinh hoặc khoáng chất vô cơ… thường
mức gia cường từ 15% đến 60% sợi thuỷ tinh.
Các sản phẩm nhựa cũng khẳng định được tính đa dạng và thông dụng trong cuộc

sống như keo dán, vỏ bọc cách điện, vật liệu cách li, vật liệu làm sàn, ống lắp ráp, các
thiết bị phòng tắm, dây cáp, phần lớn các chi tiết đúc... Trong dân dụng vật liệu nhựa
đã đi sâu vào tận những ngóc nghách nhỏ nhất như chén đĩa, chậu, xô, bàn ghế…
Tình hình ngành nhựa ở các nước ASEAN trong những năm gần đây:
Sau sự kiện khủng bố nước Mỹ ngày 11/9/2001, sự khủng hoảng trầm trọng của
nền kinh tế Mỹ ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu trong đó khu vực ASEAN, có tác
động đến nghành công nghiệp nhựa ở các nước ASEAN. Tuy nhiên tiến độ tăng
trưởng của nghành nhựa trong khu vực này vẫn đảm bảo tốc độ tăng trưởng 6% mỗi
năm trong 5 năm (1999-2003), cụ thể là từ 6,55 triệu tấn lên 9,44 triệu tấn giá trị tổng
sản lượng từ năm 2004 trở đi.
Bảng 1.2: Tốc độ phát triển công nghệ chất dẻo ở các nước ASEAN từ năm 19992003 ( triệu tấn/năm) ( Nguồn: Liên đoàn nhựa các nước ASEAN)




Chương 1: Tổng quan

 

Ở Thái Lan công nghiệp nhựa giữ một vị trí quan trọng trong việc phát triển công
nghiệp quốc gia. Sản xuất nguyên liệu nhựa trong nước đạt 2 tỉ USD cho quốc gia và
gia công sản phẩm nhựa đạt 4,6 tỉ USD trong tổng số 15 tỉ giá trị tổng sản phẩm công
nghiệp của Thái Lan.
Cùng với Thái Lan, Singapore là một trụ cột của AFPI (Liên Đoàn Nhựa Các
Nước ASEAN). Công nghệ tri thức phát triển đã thúc đẩy kinh tế nói chung và công
nghiệp nhựa Singapore nói riêng luôn giữ vị trí hàng đầu và là trung tâm xuất khẩu
nguyên liệu nhựa của ASEAN ra thị trường thế giới.

1.2 Tình hình sản xuất nhựa ở Việt Nam
Theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam, nền công nghiệp nhựa Việt Nam có kim ngạch

xuất khẩu trong năm 2006 là 500 triệu USD, tăng 380 triệu USD so với năm 2005 và
xu hướng tiêu thu nhựa trong nước tăng theo đầu người hàng năm từ 23kg trong năm
2006 đến 38-40kg vào năm 2010 (khoảng 28-30%/năm).

Hình 1.1 Biểu đồ khối lượng nhựa bình quân theo đầu người
Trong xu hướng tăng trưởng này sẽ có sự phát triển ngày càng nhiều ngành công
nghệ sản xuất giá trị cộng thêm trong sản phẩm, tập trung vào các công ty chuyên xuất
khẩu, các công ty hoạt động trong lĩnh vực có giá trị gia tăng cao của nền kinh tế. Bên
cạnh đó, việc gia nhập WTO đang kích thích các doanh nghiệp nhựa Việt Nam nâng
cao khả năng cạnh tranh, cập nhật công nghệ mới…




Chương 1: Tổng quan

 

Tuy nhiên, tất cả những yêu cầu phát triển đó lại dựa vào việc phải nhập khẩu từ
85-90% nguồn nguyên liệu thô. Vì thế nền công nghiệp nhựa Việt Nam đang và sẽ là
thị trường lý tưởng cho các doanh nghiệp, các tập đoàn quốc tế lớn hoạt động liên
quan đến lĩnh vực nhựa trên thế giới.

Hình 1.2 Biểu đồ khối lượng sản phẩm nhựa ở Việt Nam
Trong năm 2007, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa của nước ta tới thị trường
Châu Âu đạt 212,6 triệu USD. Dự báo, với tốc độ tăng trưởng trên, kim ngạch xuất
khẩu sản phẩm nhựa của nước ta sang các nước Châu Âu sẽ đạt xấp xỉ 300 triệu USD
trong năm nay, tăng 80 triệu USD so với năm ngoái.
Xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam tới thị trường Châu Âu hiện đang tăng
trưởng khá. Nửa đầu năm 2008, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa tới thị trường

này đạt 130,9 triệu USD, chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa, tăng
39% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số các nước Châu Âu, chủ yếu bạn hàng là các
nước thuộc EU (chiếm 89% tổng kim ngạch). So với năm ngoái, xuất khẩu sang các
thị trường đều tăng trưởng khá do giá xuất khẩu ngày càng tăng và sản phẩm nhựa của
nước ta cũng ngày càng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng vốn được coi là khó tính
này.




Chương 1: Tổng quan

 

Trong cơ cấu thị trường xuất khẩu sản phẩm nhựa tới Châu Âu nửa đầu năm 2008,
do tăng trưởng tốt nên Hà Lan đã vươn lên dẫn đầu với 25,6 triệu USD, chiếm 21%
tổng kim ngạch tăng tới 72,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Hà Lan là một trong các thị
trường có đà tăng trưởng xuất khẩu mạnh nhất. Đức đứng thứ hai với 18,2 triệu USD,
chiếm 14% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 21,8% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất
khẩu sang Anh cũng đã vươn lên và đạt xấp xỉ Đức với gần 18 triệu USD, cũng chiếm
14% tỷ trọng. Đứng ngay sau đó là Pháp, đạt gần 16 triệu USD, chiếm 12% tỷ trọng,
tăng tới 38,9% so với cùng kỳ 2007. Một số thị trường tuy kim ngạch xuất khẩu chưa
cao, từ 12 triệu USD nhưng lại có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu rất mạnh là các thị
trường Séc (t ăng 339,4%), Nauy (tăng 152,6%), Hunggary (tăng 147,3%), Thụy Sỹ
(tăng 133,2%).
Về chủng loại, các sản phẩm nhựa được xuất khẩu nhiều nhất tới thị trường Châu
Âu là các sản phẩm dùng trong vận chuyển, đóng gói, vải bạt, phụ liệu may mặc,
tượng nhỏ, chậu hoa và các đồ trang trí khác, tấm, phiến, màng nhựa và các sản phẩm
nhựa gia dụng. Trong đó, được thị trường tiêu thụ nhiều nhất là các sản phẩm dùng
trong vận chuyển, đóng gói (chiếm 42% tỷ trọng về kim ngạch), các chủng loại còn lại

chiếm từ 8-13% tỷ trọng về kim ngạch.

Hình 1.3 Biểu đồ chủng loại sản phẩm nhựa trên thị trường Việt Nam năm 2004




Chương 1: Tổng quan

 

Trong tháng 6/2008 vừa qua, các sản phẩm nhựa gia dụng của Việt Nam được
xuất khẩu mạnh, kim ngạch đạt t ới 5,5tr USD, tăng 75,2% so tháng trước. Hộp nhựa
là chủng loại được nhiều thị trường nhập khẩu ưa chuộng nhất. Điều này chứng tỏ
nhóm sản phẩm này đã khai thác được thế mạnh của mình và đã đáp ứng được yêu cầu
của thị trường nhập khẩu nên kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh. Như vậy, kim ngạch
xuất khẩu sản phẩm nhựa gia dụng hiện chỉ còn đứng sau kim ngạch xuất khẩu các sản
phẩm nhựa dùng trong v ận chuyển, đóng gói và các sản phẩm nhựa dạng tấm, phiến,
màng. Trong cơ cấu sản phẩm nhựa gia dụng xuất khẩu tháng 6/2008, hộp nhựa vẫn
được xuất khẩu nhiều nhất, đạt kim ngạch 1,1triệu USD, chiếm 20% tỷ trọng xuất
khẩu; khay nhựa đứng thứ hai đạt kim ngạch 465,9 nghìn USD, chiếm 8% tỷ trọng,
tiếp đến là chậu nhựa, chiếm 6% tỷ trọng, ống hút, chiếm 5% tỷ trọng, móc áo, hũ,
cùng chiếm 4% tỷ trọng; muỗng nhựa, dĩa nhựa, tô nhựa, ly nhựa…chiếm từ 23% tỷ
trọng, còn lại là các loại khác.
Bên cạnh việc khai thác mới và xuất khẩu trở lại một số thị trường như Honduras,
Na Uy, Đan Mạch, Nigiêria, Áo, Côoet… xuất khẩu sang các thị trường chính đều
tăng khá đã khiến xuất khẩu sản phẩm nhựa gia dụng trong tháng 6/2008 này đạt mức
tăng trưởng cao.
Kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường chính là Hoa Kỳ, Đài Loan và
Campuchia đều tăng trên 50% trong khi xuất khẩu sang Nhật Bản – thị trường xuất

khẩu lớn nhất – kim ngạch xuất khẩu còn tăng gấp 2 (đạt gần 1 triệu USD). Xuất khẩu
sang một số nước Châu Âu là Hà Lan, Anh Đức, Nga, Ucraina cũng tăng khá. Hiện
nay, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa gia dụng sang Nhật Bản chiếm 17% tổng
kim ngạch. Hộp nhựa là chủng loại được xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường này
(chiếm tới 68,2% tổng kim ngạch), tiếp đến là bình nước lạnh, khay, móc áo, ống hút,
linh kiện nhựa kệ bếp, bình tưới hoa, xô nhựa… Trong số các loại hộp, hộp nhựa nắp
vặn (dung tích từ 250-1000ml) với giá xuất khẩu từ 0,46 – 0,57 USD/cái được thị
trường Nhật Bản ưa chuộng hơn cả. Đối với thị trường Hoa Kỳ, hũ nhựa được nhập
khẩu nhiều hơn cả, tiếp đến mới là hộp nhựa, thau nhựa, miếng lót, rổ nhựa, khay
nhựa, dĩa nhựa, chậu nhựa… Trong đó, hũ và nắp Protein là chủng loại nhập khẩu rất
nhiều, tới gần 70 nghìn bộ. Giá cao nhất là loại hũ PVC 7,0 kg (No.422) với giá xuất
khẩu 0,59 USD/chiếc, FOB Cát Lái.




Chương 1: Tổng quan

 

Riêng đối với hai thị trường xuất khẩu hàng đầu Châu Âu là Hà Lan và Anh, tiêu
dùng tăng cao khiến nhu cầu đóng gói hàng hóa cũng tăng theo. Các loại túi nhựa
được xuất khẩu mạnh sang các thị trường này và kim ngạch xuất khẩu chiếm tới 5065% tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nhựa nói chung. Hiện giá xuất khẩu túi
nylon sang Hà Lan giá tới ,7 USD/kg, túi x ốp EPI 330 x 480 x 580 MM sang Anh giá
2,3 USD/kg…
Mục tiêu của ngành nhựa Việt Nam t ừ nay tới năm 2010 là phát triển thành một
ngành kinh tế mạnh, s ử dụng tối đa nguyên li ệu s ản xuất trong nước, sử dụng công
nghệ vật liệu m ới, phát triển sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, đa dạng hoá về
chủng loại, mẫu mã, nâng cao kh ả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu trong nước và
tăng sản lượng xuất khẩu, tăng nguồn thu cho ngân sách, hội nhập vững chắc vào kinh

tế khu vực và thế giới. Đầu tư phát triển sản xuất nguyên liệu là hướng phát triển ưu
tiên hang đầu của ngành. Hiện Việt Nam có hai dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản
xuất PVC Resin lớn tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa -Vũng Tàu với công suất của hai nhà
máy lên tới 108.000 tấn; hai dự án sản xuất nguyên liệu PS và hai dự án DOP. Ngoài
ra còn nhiều dự án sản xuất khác như nguyên liệu PP, PE; màng BOPP để làm bao bì;
tấm PS, PVC, PMMA; tơ sợi tổng hợp... đang được nghiên cứu.
Ngành công nghiệp nhựa Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế, bên cạnh những
thời cơ, thuận lợi thì thách thức đặt ra cũng không nhỏ. Ðó là, hằng năm 90% số
nguyên liệu phải nhập khẩu, 70% số công nhân không thạo nghề, 80% số doanh
nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, chậm đổi mới công nghệ.

1.3 Thực trạng ngành công nghiệp sản xuất khuôn mẫu
Trên thế giới, cuộc cách mạng về máy tính điện tử đã có tác động lớn vào nền sản
xuất công nghiệp. Đặc biệt, trong ngành công nghiệp chế tạo khuôn mẫu hiện đại,
công nghệ thông tin (CNTT) đã được ứng dụng rộng rãi, để nhanh chóng chuyển đổi
các quá trình sản xuất theo kiểu truyền thống sang sản xuất công nghệ cao (CNC); nhờ
đó các giai đoạn thiết kế và chế tạo khôn mẫu từng bước được tự động hoá.
(CAD/CAM Trong đó: CAD là thiết kế với sự trợ giúp của máy tính điện tử; CAM là
sản xuất với sự trợ giúp của máy tính điện tử, còn được gọi là gia công điều khiển số).




Chương 1: Tổng quan

 

Các nước có nền công nghiệp tiên tiến như: Nhật B ản, Hàn Quốc, Đài Loan… đã
hình thành mô hình liên kết tổ hợp, để sản xuất khuôn mẫu chất lượng cao, cho từng
lĩnh vực công nghệ khác nhau:

• Chuyên thiết kế chế tạo khuôn nhựa, khuôn dập nguội, khuôn dập nóng, khuôn
đúc áp lực, khuôn ép chảy, khuôn dập tự động…
• Chuyên thiết kế chế tạo các cụm chi tiết tiêu chuẩn, phục vụ chế tạo khuôn
mẫu như: các bộ đế khuôn tiêu chuẩn, các khối khuôn tiêu chuẩn, trụ dẫn hướng, lò so,
cao su ép nhăn, các lo ại cơ cấu cấp phôi tự động…
• Chuyên thực hiện các dịch vụ nhiệt luyện cho các công ty chế tạo khuôn.
• Chuyên cung cấp các loại dụng cụ cắt gọt để gia công khuôn mẫu.
• Chuyên cung cấp các phần mềm chuyên dụng CAD /CAM/CIMATRON,
CAE…
• Chuyên thực hiện các dịch vụ đo lường, kiểm tra chất lượng khuôn…
Tại Việt Nam, do hạn chế về năng lực thiết kế và chế tạo, các doanh nghiệp hiện
mới chỉ đáp ứng được một phần sản xuất khuôn mẫu phục vụ cho chế tạo các sản
phẩm cơ khí tiêu dùng và một phần cho các công ty liên doanh nước ngoài. Với những
sản phẩm có yêu cầu kỹ thuật cao (máy giặt, tủ lạnh, điều hoà, ô tô, xe máy…) hầu hết
phải nhập bán thành phẩm hoặc nhập khuôn từ nước ngoài vào sản xuất.
M ột trong những nguyên nhân cần được đề cập đến là các doanh nghiệp sản xuất
khuôn mẫu trong nước hiện đa phần hoạt động ở tình trạng tự khép kín, chưa có s ự
phối hợp, liên kết với nhau để đi vào thiết kế và sản uất chuyên sâu vào một hoặc một
số mặt hàng cùng chủng loại; trang thiết bị ở hầu hết các cơ sở thuộc trình độ công
nghệ thấp; hoặc có nơi đã đầu tư trang thiết bị công nghệ cao, nhưng sự đầu tư lại
trùng lặp do chưa có sự hợp tác giữa các doanh nghiệp trong sản xuất. Bên c ạnh đó,
nguồn nhân lực thiết kế, chế tạo và chuyển giao công nghệ cũng bị phân tán. Cũng do
sản xuất nhỏ lẻ nên ngay cả việc nhập thép hợp kim làm khuôn mẫu cũng phải nhập
khẩu với giá thành cao. Những điều này giải thích vì sao chi phí sản xuất khuôn mẫu
của các doanh nghiệp Việt Nam luôn lớn, dẫn đến hiệu quả sản xuất bị hạn chế.




Chương 1: Tổng quan


 

Quy hoạch phát triển ngành cơ kim khí Hà Nội giai đoạn 2006-2010 đã xác định:
Tập trung phát triển các nhóm sản phẩm: Thiết bị đồng bộ; sản phẩm máy công
nghiệp; sản phẩm thiết bị kỹ thuật điện; công nghiệp ô tô xe máy; sản phẩm cơ kim
khí tiêu dùng. Trong số đó, nhóm sản phẩm cơ bản có liên quan đến sử dụng khuôn
mẫu là: sản phẩm máy công nghi ệp, sản phẩm ô tô xe máy và một số ngành sản xuất
khác như: sản xuất sản phẩm từ cao su, plastic phục vụ công nghiệp và gia dụng.
Kết quả khảo sát thực tế về nhu cầu khuôn mẫu đến 2010, đơn cử riêng về khuôn
dập, của một số Cty như sau: Cty Cơ khí Thăng Long: Khuôn dập là 1.500 bộ; Cty
Điện cơ Thống Nhất: Khuôn dập là 75 bộ; Cty chế tạo máy điện VN HGR: Khuôn
dập là 150 bộ; Cty Xích líp Đông Anh: Khuôn dập là 500 bộ; … Cùng với đó là nhu
cầu rất lớn về các loại khuôn nhựa, khuôn đúc áp lực… Như vậy, ngay trên sân nhà,
nhu cầu của thị trường về các loại khuôn mẫu là rất cao. Vấn đề đặt ra cho các cơ quan
quản lý Nhà nước là: cần phải tiến hành công tác quy hoạch để định hướng phát triển
công nghiệp sản xuất khuôn mẫu; thực hiện công tác tổ chức, điều phối, hợp tác, liên
kết sản xuất gia các cơ sở ra sao, nhằm đầu tư và phát triển công nghiệp sản xuất
khuôn mẫu đạt hiệu quả tối đa.
Vậy nên, trong xu thế hội nhập và hợp tác kinh tế quốc tế, muốn tồn tại và phát
triển bền vững, ngành công nghiệp sản xuất khuôn mẫu của Việt Nam cần phải có các
giải pháp đúng, phù hợp. Nếu cứ để sản xuất khuôn mẫu trong tình trạng hoạt động
khép kín, một đơn vị khó có thể đảm bảo có những sản phẩm khuôn mẫu chất lượng
cao, giá thành hạ. Thời gian tới, cần phải thành lập Hiệp hội của ngành sản xuất khuôn
mẫu. Đây sẽ là nơi các doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi thông tin trong và ngoài nước,
quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp mình cũng như tìm kiếm đối tác và liên kết làm
ăn. Hiệp hội còn là nơi có quan hệ chặt chẽ với Chính phủ, Bộ ngành; với các viện và
trường đại học; với các cơ quan quản lý Nhà nước, từ đó cung cấp thông tin về chủ
trương, chính sách, về cơ chế quản lý, về các công nghệ và thiết bị tiên tiến, về xây
dựng thống nhất bộ tiêu chuẩn công nghiệp và tiêu chuẩn an toàn cho ngành khuôn

mẫu… giúp các doanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt được mọi vấn đề liên quan đến sự
tồn tại và phát triển của mình. Theo kiến nghị của Đề tài “Khảo sát thực trạng công
nghệ và sự biến đổi năng lực chế tạo máy trong vùng kinh tế trọng điểm để xây dựng
những luận cứ khoa học và đề xuất giải pháp về liên kết sản xuất các sản phẩm cơ khí
chủ lực”




Chương 1: Tổng quan

 

Có được một tổ chức Hiệp hội như vậy, ngành sản xuất khuôn mẫu trong nước
mới có thể khắc phục được những yếu kém và tồn tại; vững vàng làm chủ thị trường
trong nước cũng như vươn ra chiếm lĩnh thị trường ngoài nước trong giai đoạn tới.

1.4 Sự cần thiết của đề tài
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật ngày nay, việc tạo ra khối lượng sản phẩm
ngày càng nhiều mà vẫn đảm bảo chất lượng của sản phẩm là những yêu cầu cơ bản
trong quá trình thiết kế. Bên cạnh đó, trong quá trình chế tạo sản phẩm, vấn đề chất
lượng hình dáng sản phẩm cũng đóng vai trò không kém khi mà các yếu tố kỹ thuật
khác đã được bảo đảm. Do đó, một kỹ thuật quan trọng khi chế tạo các sản phẩm nhựa
là ứng dụng công nghệ Gas-injection trong các ứng dụng của ngành công nghiệp sản
xuất khuôn mẫu.
Những ưu điểm quan trọng cần thiết trong quá trình chế tạo sản phẩm nhựa khi
ứng dụng công nghệ này bao gồm :
• Tiết kiệm vật liệu, một yếu tố quan trọng trong việc giảm giá thành sản phẩm
• Rút ngắn thời gian lên khuôn, tạo điều kiện giảm chi phí cho thời gian sản
xuất, tăng số lần lên khuôn, giảm chi phí khấu hao và cũng làm góp phần giảm giá

thành sản phẩm, đem lại lợi ích to lớn cho người tiêu dùng.
• Cải thiện bề mặt sản phẩm, tạo ra độ bóng tương đối cao, tăng tính thẩm mỹ và
độ chính xác cho các sản phẩm đòi hỏi độ chính xác cao như các thiết bị nhựa trong y
tế, hay các thiết bị cơ khí chính xác.
Với những ưu điểm trên, việc ứng dụng công nghệ Gas-injection khi chế tạo sản
phẩm nhựa trong ngành công nghiệp sản xuất khuôn mẫu là điều thực sự cần thiết.
Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu sản xuất ngày càng cao, với số lượng sản phẩm ngày
càng lớn thì việc ứng dụng công nghệ này sẽ giúp cho các nhà sản xuất đạt được
những lợi ích to lớn, đem lại lợi ích cuối cùng cho người tiêu dùng.

10 


Chương 2: Gas injection  
Chương 2

Gas injection
2.1

Khái niệm
Gas injection là kỹ thuật ép phun đặc biệt, ứng dụng khí để tạo kết cấu rỗng trong

quá trình tạo sản phẩm nhựa. Khí được phun vào chi tiết nhờ một hệ thống dẫn khí
riêng biệt. khí sử dụng thường dùng là khí nitrogen. Trong những điều kiện đặc biệt có
thể dùng chất lỏng để tạo phần rỗng cho chi tiết.

2.2

Tổng quan


2.2.1 Tổng quan về công nghệ ép phun
a. Công nghệ ép phun là gì ?
Một cách đơn giản nhất. công nghệ ép phun là quá trình phun nhựa nóng chảy
điền đầy lòng khuôn. Một khi nhựa được làm nguội và đông cũng lại trong lòng
khuôn thì khuôn được mở ra và sản phẩm được đẩy ra khỏi khuôn nhờ hệ thống đẩy.
Trong quá trình này không có bất kỳ một phản ứng hóa học nào.

b. Nhu cầu và hiệu quả kinh tế của công nghệ ép phun
Sản phẩm nhựa ngày nay là vô cùng phong phú và đa dạng, từ các sản phẩm đơn
giản như dụng cụ học tập như: thước, viết, compa hay đồ chơi trẻ em.. tới những sản
phẩm phức tạp như: bàn, ghế,vỏ tivi, vi tính hay các chi tiết dùng trong ô tô và xe
máy… chứng tỏ sự thân thiện và cần thiết của công nghệ ép phun trong ngành công
nghiệp nhựa của chúng ta.

Hình 2.1 Mặt đồng
hồ xe máy

Hình 2.2 Khay
cơm

11 

Hình 2.3 Ghế
nhựa


Chương 2: Gas injection  

Hình 2.4 Hộp
cắm bút


Hình 2.5 Dao cắt
giấy

Với các tính chất như: độ dẻo, nhẹ, có thể tái chế… vật liệu nhựa đã thay thế các
loại vật liệu khác như: sắt, đồng, nhôm, gang… đang ngày càng cạn kiệt trong tự
nhiên. Vì vậy trong tương lai, khả năng thay thế của nhựa đồi với các vật dụng kim
loại là rất lớn và ngành nhựa có tiểm năng phát triển rất cao.
Những ưu điểm của khuôn ép phun:
• Tạo ra sản phẩm có hình dáng phực tạp tùy ý.
• Hình dáng giãu hai mặt có thể khác nhau.
• Khả năng tự động hóa và chi tiết có tính lặp lại cao.
• Sản phẩm sau khi ép có màu sắc phong phú và độ nhẵn bóng bề mặt cao nên
không cần gia công lại
• Phù hợp cho sản xuất hàng khối và đơn chiếc

2.2.2 Quá trình ép phun
Quá trình ép phun là quà trình quan trọng nhất trong việc tạo các sản phẩm chất
dẻo.
Tương tự như quá trình đùn, xy lanh được gia nhiệt trước tiên. Sau đó, các hạt
nhựa được cấp vào vào xy lanh và cũng được gia nhiệt. Quá trình chuyển động của
xylanh ép các hạt nhựa nóng chảy vào bộ phận chứa, để tạo nên áp suất phun cao. Khi
áp suất phun đạt từ 70 Mpa – 200 Mpa, quá trình phun chất dẻo đã nóng chảy từ bộ
phận chứa vào khuôn. Khuôn được mở ra sau thời gian làm nguội nhất định, và sản
phẩm được lấy ra sau khi khuôn được mở.

12 



×