Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

TÍNH TOÁN LƯỢNG NƯỚC MẶN ĐỂ GIẢM KHẢ NĂNG Ô NHIỄM PHÈN TẠI VÙNG BÁN ĐẢO CÀ MAU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÍNH TOÁN LƯỢNG NƯỚC MẶN ĐỂ GIẢM
KHẢ NĂNG Ô NHIỄM PHÈN TẠI
VÙNG BÁN ĐẢO CÀ MAU

NGÀNH: NÔNG HỌC
KHÓA: 2007 – 2011
SVTH: LƯƠNG THỊ ANH ĐÀO

Tháng 8/2011
 

 


 


 


 

 

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến:


Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện
cho tôi hoàn thành chương trình học ở đây.
Ban chủ nhiệm khoa nông học và các thầy cô khoa Nông Học trường đại học
Nông Lâm đã truyền đạt kiến thức và giúp tôi trong thời gian học ở trường.
Thầy Ngô Đằng Phong, giảng viên bộ môn Thủy Nông khoa Nông Học Trường
Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành
luận văn tốt nghiệp.
Anh Trần Hoài Thanh công tác tại bộ môn Thủy nông
Chú Lai Thanh Ẩn và các anh chị công tác tại Cục thủy lợi Bạc Liêu.
Gia đình cùng các bạn sinh viên lớp nông học khóa 33 khoa Nông học Trường
Đại học nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian
học tập và thực hiện luận văn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 7 năm 2011
Lương Thị Anh Đào

ii 
 


 

TÓM TẮT
LƯƠNG THỊ ANH ĐÀO, trường đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7/2011.
TÍNH TOÁN LƯỢNG NƯỚC MẶN ĐỂ GIẢM KHẢ NĂNG Ô NHIỄM PHÈN
TẠI VÙNG BÁN ĐẢO CÀ MAU.
Giáo viên hướng dẫn: TS. NGÔ ĐẰNG PHONG
Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về khả năng rửa phèn của nước
mặn tuy nhiên chưa có định lượng cụ thể.
Nghiên cứu nhằm đánh giá khả năng trung hòa phèn của nước mặn trong kênh

rạch của vùng duyên hải BĐCM. Nó sẽ làm cơ sở cho việc tính toán lấy nước mặn từ
biển vào hệ thống mạng lưới kênh rạch tại vùng nghiên cứu.
Đề tài thực hiện với nội dung sau:
™ Thí nghiệm: Chuẩn độ lần lượt 1 trong 3 dung dịch nước phèn khác nhau (pH 3,
pH 4 và pH 6) vào 5 mẫu nước có độ mặn khác nhau (0, 5, 10, 15, 30 ‰) và
theo dõi pH và hàm lượng phèn (acidity) và mặn kiềm (bicacbonate).
™ Tính toán đường cong chuẩn độ dựa vào các giá trị mặn phèn trong thực tế và
so sánh đường cong lí thuyết và thực đo.
™ Đánh giá ảnh hưởng của nước mặn đến những độc chất trong nước axit.
Qua thí nghiệm tôi đưa ra một số kết quả như sau:
Đường cong chuẩn độ pH thực đo và lý thuyết có mối tương quan chặt và rất có
ý nghĩa, trong đó chuẩn độ pH 3 là có tương quan chặt nhất. Có thể dựa vào các giá trị
mặn, phèn trong thực đo có thể dự tính kết quả pH trong thực tế khi khi trộn lẫn nước
mặn với nước phèn bằng các phương trình tính pH. Trung hòa phèn bằng nước mặn ở
độ mặn 30 ‰ là hiệu quả nhất.
Nước phèn pH 3 tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường với nồng độ nhôm và sắt
tổng số rất cao. Nước mặn làm giảm độc tính của nhôm và sắt trong nước phèn khi
chuẩn độ.

iii 
 


 

MỤC LỤC
TRANG TỰA ..................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii 
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii 
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv 

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... vi 
DANH SÁCH CÁC HÌNH ........................................................................................... vii 
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................ viii 
Chương 1 .........................................................................................................................1 
GIỚI THIỆU ....................................................................................................................1 
1.1 

Đặt vấn đề: .........................................................................................................1 

1.2 

Mục đích và mục tiêu nghiên cứu: .....................................................................2 

Chương 2 .........................................................................................................................3 
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................................3 
2.1 

Đặc điểm điều kiện tự nhiên vùng bán đảo Cà Mau:.........................................3 

2.1.1 

Vị trí địa lý: .................................................................................................3 

2.1.2 Khí hậu thủy văn:.............................................................................................3 
2.2 

Sự hình thành và ô nhiễm phèn ở BĐCM..........................................................6 

2.2.1 Sự hình thành đất phèn: ...................................................................................7 
2.2.2 Phân bố đất phèn:.............................................................................................9 

2.2.3 Tính chất đất: ...................................................................................................9 
2.3 Sự ô nhiễm môi trường nước trong kênh rạch vào đầu mùa mưa........................13 
2.4 Khả năng giảm ô nhiễm phèn của nước mặn .......................................................14 
Chương 3 .......................................................................................................................17 
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP .................................................................................17 
3.1 Bố trí thí nghiệm ..................................................................................................17 
3.2 Vật liệu thí nghiệm: ..............................................................................................17 
3.2.1 Dung dịch được chuẩn độ: .............................................................................17 
iv 
 


 

3.2.2 Dung dịch chuẩn độ: ......................................................................................18 
3.3 Thời gian tiến hành thí nghiệm: ...........................................................................18 
3.4 Bố trí thí nghiệm: .................................................................................................18 
3.5 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi:.................................................................19 
3.5.1 Chỉ tiêu theo dõi ở thí nghiệm: ......................................................................19 
3.5.2 Phương pháp phân tích: .................................................................................19 
3.5.3 Tính toán và xử lý số liệu: .............................................................................20 
Chương 4 .......................................................................................................................24 
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................................................24 
4.1 Các đường cong chuẩn độ và khả năng trung hòa axit của nước mặn.................24 
4.1.1 Đường cong chuẩn độ theo thực đo. ..............................................................24 
4.1.2 Đường cong chuẩn độ theo lí thuyết ..............................................................30 
4.1.3 Tương quan về pH giữa lí thuyết và thực tế ..................................................35 
4.1.4 Độ dẫn điện thực đo trong quá trình chuẩn độ ..............................................39 
4.2 Ảnh hưởng của nước mặn đến những độc chất trong nước axit. .........................41 
Chương 5 .......................................................................................................................43 

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...........................................................................................43 
5.1 

Kết luận ............................................................................................................43 

5.2 

Đề nghị .............................................................................................................43 

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................44 
PHỤ LỤC ......................................................................................................................45 
PHỤ LỤC 1: CÁC QUY TRÌNH PHÂN TÍCH ........................................................45 
PHỤ LỤC 2: XỬ LÝ THỐNG KÊ ............................................................................54 
 


 


 

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

ANOVA

Analysic of Variance (Phân tích phương sai)


CV

Coefficient of Variation (Hệ số biến thiên)

BĐCM

Bán đảo Cà Mau

vi 
 


 

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang 
Hình 2.1: Sự phân bố đất phèn ở BĐCM ...................................................................... 6
Hình 2.2 : Diễn biến lan truyền chua phèn ................................................................. 14
Hình 4.1a: Kết quả pH của nước mặn khi chuẩn độ bằng nước phèn pH 3
theo thực đo ................................................................................................................ 24
Hình 4.1b: Kết quả pH của nước mặn khi chuẩn độ bằng nước phèn pH 4
theo thực đo ..................................................................................................................25
Hình 4.1c: Kết quả pH của nước mặn khi chuẩn độ bằng nước phèn pH 5
theo thực đo.................................................................................................................25
Hình 4.2 Mối tương quan giữa độ kiềm và độ mặn của dung dịch được chuẩn
sử dụng trong chuẩn độ ở mức ý ngĩa **......................................................................29
Hình 4.3a: Kết quả pH của nước mặn khi chuẩn độ bằng nước phèn pH 3..................30
Hình 4.3b: Kết quả pH của nước mặn khi chuẩn độ bằng nước phèn pH 4..................31
Hình 4.3c: Kết quả pH của nước mặn khi chuẩn độ bằng nước phèn pH 5..................31
Hình 4.4 Độ dẫn điện của mẫu chuẩn độ trong các thí nghiệm chuẩn độ.....................39

Hình 4.5a: Sự thay đổi nồng độ Al3+ tại các mức pH của mẫu chuẩn độ......................41
Hình 4.5b: Sự thay đổi nồng độ Fetổng số tại các mức pH của mẫu chuẩn độ.................41
Hình 4.5c: Sự thay đổi nồng độ SO42 tại các mức pH của mẫu chuẩn độ...................42

vii 
 


 

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Các loại đất phèn ở BĐCM ………………………….....………………….10
Bảng 3.1 Thành phần hóa học của 5 dung dịch được chuẩn ........................................17
Bảng 3.2 Thành phần hóa học của 3 dung dịch chuẩn độ ............................................18
Bảng 4.1 Giá trị pH tại điểm tương đương....................................................................27
Bảng 4.2: pH của nước mặn khi tăng thể tích nước phèn, với đánh giá
khác biệt ở mức ý nghĩa 0,01........................................................................................28
Bảng 4.3 Giá trị pH ban đầu của dung dịch chuẩn độ và dung dịch
được chuẩn độ trong thực đo và lý thuyết.....................................................................33
Bảng 4.4 So sánh giá trị pH giữa thực đo và lý thuyết trong các thời điểm
của quá trình chuẩn độ..................................................................................................33
Bảng 4.5: Phương trình tương quan giữa pH lý thuyết và pH thực đo
trong thí nghiệm chuẩn độ............................................................................................34
Bảng 4.6 Phương trình tính pH tại các thời điểm của quá trình chuẩn độ
dựa vào các giá trị mặn và phèn ban đầu......................................................................36.

viii 
 



 

Chương 1

GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề:
Vùng nghiên cứu bán đảo Cà Mau (BĐCM) là một vùng duyên hải phía Nam
của Đồng Bằng Sông Cửu Long, với tổng diện tích 949,600 ha. BĐCM gồm tỉnh Cà
Mau, Bạc Liêu và 3 huyện của tỉnh Kiên Giang (SNIAPP, 2002). Phía Bắc BĐCM
được bao bọc bởi sông Hậu, phía Tây Bắc bởi Kiên Giang, phía Tây bởi biển Tây
(vịnh Thái Lan) và biển Đông. Đại bộ phận đất ở BĐCM chia làm 2 nhóm lớn chính:
Đất phèn chiếm khoảng 63 % tổng diện tích và đất phù sa mặn chiếm khoảng 33 %
tổng diện tích. Các đất khác như đụn cồn cát và đất than bùn chiếm khoảng 1 % tổng
diện tích (SNIAPP, 2002).
Các trận mưa đầu mùa hàng năm tại vùng nghiên cứu thường hòa tan và rữa
trôi các vật liệu phèn trong vùng đất phèn đã bị oxít hóa trong mùa khô và dẫn dẫn đến
tình trạng ô nhiễm phèn rộng lớn ở vùng sông rạch nước ngọt ở đồng bằng Sông Cửu
Long nói chung cũng như vùng duyên hải (Tuong và ctv., 2003; Hoanh và ctv., 2003;
Gowing và ctv., 2006). Tuong và ctv. (2003) đã chứng minh cách quản lý nước không
thích hợp, khai thác đất vùng phèn và ô nhiễm nước phèn đã dẫn tới việc giảm thu
nhập của người dân lên đến 70 % tại các vùng đất phèn của tỉnh Bạc liêu, là 1 tỉnh
trong vùng Duyên hải của đồng bằng Sông Cửu long. Hơn thế nữa, ô nhiễm phèn giới
hạn việc sử dụng nước kênh rạch cho sinh hoạt và giảm cả về số lượng và chủng loại
thủy sản trong vùng nghiên cứu (Baran và ctv., 2007). Điều này gây một tác động lớn
cho những nông dân nghèo không có đất và mưu sinh chủ yếu bằng nghề đánh bắt cá
(Gowing và ctv., 2006). Do đó việc nghiên cứu biện pháp cải tạo đất phèn trên diện
rộng là điều cần thiết cho vùng nghiên cứu ở BĐCM.
Việc sử dụng nước mặn để giảm phèn đã được lưu ý nhiều ở các nghiên cứu có
liên quan đến cải tạo đất phèn. Tuy nhiên cho đến nay, việc nghiên cứu định lượng khả


 


 

năng giảm phèn do nước biển dưới sự ảnh hưởng của các chế độ thủy triều ở vùng
duyên hải chưa được nghiên cứu chi tiết.
Vì vậy, đề tài: “Tính toán lượng nước mặn để giảm khả năng ô nhiễm phèn
cho vùng Bán Đảo Cà Mau”được thực hiện để đáp ứng yêu cầu trên.
1.2 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu:
™ Mục đích:
Nghiên cứu này nhằm đánh giá khả năng trung hòa phèn của nước mặn trong
kênh rạch của vùng duyên hải BĐCM. Nó sẽ làm cơ sở cho việc tính toán lấy nước
mặn từ biển vào hệ thống mạng lưới kênh rạch tại vùng nghiên cứu phục vụ cho nông
nghiệp, thủy sản và nước sinh hoạt ở vùng.
™ Mục tiêu:
• Xây dựng các đường chuẩn độ giữa pH, nồng độ axit của nước phèn trong nước
mặn có các nồng độ mặn khác nhau.
• Từ đó định lượng thành phần carbonate và bicacbonate trong nước mặn khi
tương tác với nước phèn.
• Đánh giá mối quan hệ giữa các thành phần độc tố cơ bản của nước phèn trong
nước mặn
™ Nội dung ngiên cứu:
Thí nghiệm trong phòng thí nghiệm :
Ảnh hưởng của độ mặn khác nhau lên thành phần mặn (bicacbonate) và phèn
(acidity). Thí nghiệm bao gồm việc chuẩn độ lần lượt 1 trong 3 dung dịch nước phèn
khác nhau (pH 3, pH 4 và pH 5) vào 5 mẫu nước có độ mặn khác nhau (0, 5, 10, 15,
30 ‰) và theo dõi pH và hàm lượng phèn (acidity) và mặn kiềm (bicacbonate).
™ Giới hạn đề tài:



Đề tài này mang tính thực nghiệm, phụ thuộc vào vùng nghiên cứu do vật liệu

thí nghiệm được lấy tại vùng nghiên cứu BĐCM.


Ngoài ra, thời gian thí nghiệm chỉ có 5 tháng, bao gồm cả công việc lấy mẫu

nước mặn và ngọt để làm vật liệu thí nghiệm ở tại điểm nghiên cứu BĐCM.


 


 

Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên vùng bán đảo Cà Mau:
2.1.1 Vị trí địa lý:
BĐCM là vùng đất liền nằm ở cực Nam Việt Nam, cách thành phố Hồ Chí
Minh 300 km, từ 8o30’ đến 9o40’ vĩ độ Bắc và 104o80’ đến 105o5’ kinh độ Đông.
2.1.2 Khí hậu thủy văn:
™ Đặc điểm chung: BĐCM có nhiệt độ và lượng bức xạ cao. Lượng mưa cao,
chế độ gió mùa ẩm và lượng bốc hơi phân hóa theo mùa rõ rệt.
™ Bức xạ: các tháng có tổng lượng bức xạ lớn nhất trong năm là tháng 1, 2, 3, 4,
trong đó tháng 3 có lượng bức xạ lớn nhất (509,9 cal/cm2), lượng bức xạ cao có ảnh
hưởng trực tiếp đến quá trình bốc mặn, bốc phèn trên bề mặt đặc biệt là trong khu vực

không có thảm thực vật che phủ.
™ Chế độ mưa: khu vực BĐCM có mùa mưa bắt đầu từ giữa tháng 5 và kết thúc
vào cuối tháng 10, có hạn bà chằng vào tháng 7 và 8. Mùa mưa bắt đầu sớm hơn và kết
thúc muộn hơn so với các nơi khác trong vùng. Lượng mưa trong năm tương đối cao
2400 mm/năm tập trung chủ yếu trong mùa mưa. Nước mưa có vai trò quan trọng
trong việc làm ngọt hóa, pha loãng độ mặn trong khu vực, tạo ra biên độ thích nghi
rộng cho các loài thực vật và động vật trong rừng ngập mặn.
™ Nhiệt độ không khí: nhiệt độ trung bình năm là 26,8 0C, nhiệt độ tối đa tuyệt
đối 36,7 0C tối thiểu 15,3 0C. Nhiệt độ không khí rất phù hợp cho sự sinh trưởng của
các loài sinh vật ở rừng ngập mặn.
™ Độ ẩm không khí: độ ẩm tương đối không khí trung bình năm là 85,9 %, độ
ẩm cao nhất có thể trên 89 % (tháng 9, 10). Độ ẩm cao là một trong những yếu tố
thuận lợi cho sự phát triển của thực vật rừng ngập mặn.


 


 

™ Lượng bốc hơi: lượng bốc hơi nhỏ, trung bình là 73 mm/tháng. Chỉ số ẩm ướt
(lượng mưa/lượng bốc hơi) cao (đến 4,1 lần).
™ Thủy văn: BĐCM chịu ảnh hưởng của triều phía biển Đông và triều phía biển
Tây. Triều phía biển Đông có khuynh hướng đẩy nước vào, còn triều bên vịnh Thái
Lan có khuynh hướng hút nước ra. Có 3 dạng triều ở BĐCM là: triều không đều ở biển
Đông, triều không đều ở vịnh Thái Lan và triều hỗn hợp. Đặc trưng của động lực thủy
văn ven bờ.
™ Tính chất thủy triều:
Khu bờ Đông: dao động mức nước theo chu kì bán nhật triều không đều, độ lớn
khoảng 2 - 2,5m.

Khu bờ Tây: dao động mực nước mang tính chất nhật triều không đều, độ lớn
thủy triều khoảng 1m.
Quá trình hình thành mực nước tổng hợp trong khu vực là rất phức tạp. Trong
trường gió Đông Bắc, sự chênh lệch mực nước giữa bờ Đông và bờ Tây ngày càng
được gia tăng do hiệu ứng nước dâng với quy mô dao động mùa. Khi gradien mực
nước giữa bờ Đông và bờ Tây càng lớn thì sự xâm nhập các dòng chảy vật chất từ
vùng biển ven bờ phía Đông sang ven bờ phía Tây càng lớn. Trong mùa hè, do hiệu
ứng của gió mùa dẫn đến sự chênh lệch mực nước giữa khu vực bờ Đông sang bờ Tây.
Kết quả làm giảm sự xâm nhập dòng chảy vật chất từ bờ Đông sang bờ Tây của mũi
Cà Mau.
™ Đặc trưng các dòng chảy


Dòng triều lưu: dòng triền mang tính chất nhật triều không đều ở bờ biển

tây và mang tính chất bán nhật ở bờ biển Đông. Từ hai bờ phía tây và đông tạo nên
vùng giao thoa triều hay vùng giáp nước mà tại đó diễn các đặc trưng sinh thái riêng
biệt, tạo điều kiện làm nguồn thủy sản ở đây hết sức phong phú, không nơi nào có.


Dòng chảy gió:

Trong mùa mưa tại khu vực bờ tây, dòng chảy gió có hướng tây tây nam, tốc độ
dòng chảy tầng mặt biển đổi từ 10 cm/s đến 30 cm/s. Tại khu vực bờ đông dòng chảy
có hướng gần như đông đông bắc, dòng chảy có tốc độ 20 – 50 cm/s tại tầng mặt.
Trong mùa khô tại bờ tây dòng chảy có hướng gần như song song với đường
bờ, trừ khu vực gần bãi bồi hình thành các xoáy nghịch, tốc độ dòng chảy 20 – 30 cm/s

 



 

ở tầng mặt. Tại khu vực bờ đông dòng chảy có hướng tây tây nam, tốc độ dòng chảy
22 – 60 cm/s.


Dòng chảy mật độ:

Phân bố gần như theo các đường thẳng mật độ và lệch góc 150 với các đường
thẳng trên. Vận tốc dòng chảy trong khu vực bờ tây 5 – 15 cm/s và trong khu vực bờ
đông 10 – 20 cm/s.


Dòng chảy tổng hợp:

Trong mùa khô dòng chảy có hướng đông - đông bắc xuống tây nam, tốc độ
dòng chảy trung bình 40 – 90 cm/s khi chảy đến khu vực mũi Cà Mau thì chuyển sang
hướng tây bắc, rồi hướng đông đến sát bờ bãi bồi, sau đó chuyển hướng xuống phía
nam, hình thành các xoáy cục bộ, tạo thành điểm hút. Đây là đặc điểm quan trọng tạo
nên hệ sinh thái riêng cho vùng ven biển phía tây BĐCM.
Trong mùa mưa dòng chảy theo hướng tây bắc đông nam đổ về khu vực bãi
bồi. Khi đến mũi, hợp với dòng chảy ở của vịnh, theo hướng tây nam đông bắc, chảy
theo bờ biển phía Đông.
™ Đặc trưng của sóng:
Gió mùa Tây Nam: sóng khá mạnh, độ cao sóng trung bình khoảng 0,5 - 0,9 m.
Về mùa mưa sóng lên đến 1,5 - 2,5 m ở vùng bờ tây gây khó khăn cho việc tái sinh tự
nhiên của các loài mắm, gây tác hại không nhỏ cho bờ biển và hệ sinh thái ven bờ.
Gió mùa Đông Bắc: bãi bồi bờ tây tương đối lặng sóng, nhưng bờ đông chịu tác
động mạnh của sóng độ cao trung bình của sóng từ 0,8 - 1,2 m dạng sóng này gây ra

hiện tượng nước dâng cho bờ đông và mặn xâm nhập thường xuyên hơn trong thời
gian này.
Ngoài ra, hệ thống kênh rạch đào và rạch nhỏ chằn chịt trong rừng ngập mặn
với tổng chiều dài hàng nghìn ki lô mét tạo thành hệ thống giao thông thủy, đồng thời
mang phù sa nuôi rừng ngập mặn. Vai trò nước sông rất quan trọng trong việc pha
loãng và tính đệm, tăng khả năng tự làm sạch của môi trường nước bị nhiễm phèn,
nhiễm mặn trong khu vực.
Độ ngập: các khu vực đất phèn của BĐCM ngập từ 30 – 100 cm. Đồng bằng
phía nam sông Cửa Lớn ngập từ 30 – 60 cm ngập bởi triều lên xuống hằng ngày.

 


 

Chế độ dòng chảy của hệ thống sông rạch trong khu vực BĐCM phức tạp chịu
ảnh hưởng của hai chế độ thủy triều của biển đông (bán nhật triều không đều) và biển
tây (chế độ nhật triều). Triều biển đông có khuynh hướng đẩy vào, triều biển tây có
khuynh hướng hút ra.
Thủy triều lên xuống hàng ngày có tác dụng khống chế phèn đang chuyển sang
trạng thái hoạt động, điều hòa sự tích lũy độ mặn trong đất, bão hòa phản ứng môi
trường, duy trì hoạt động của hoạt tính sinh vật trong đất và môi trường nước là yếu tố
quan trọng duy trì cân bằng sinh thái môi trường.
™ Chế độ gió: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây - Tây Nam. Mùa gió chướng
Đông Bắc (tháng 10 - 4) có 3 thời kì: chướng non, chướng thật sự, chướng tàn. Mùa
gió chướng thường gây ra tình trạng dâng triều làm ngập và xâm nhập mặn vào sâu
trong các vùng có địa hình trũng. Tốc độ gió mùa này thấp và không gây tác hại trong
khu vực. Trong giai đoạn chướng tàn, gió này ảnh hưởng đến sự thay đổi độ mặn của
nước, quá trình bốc mặn của đất. Chế độ gió có ảnh hưởng đáng kể đến tính chất phức
tạp của sóng và “dòng chảy gió” của khu vực.

Gió mùa Đông Bắc (từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau): hướng gió
vùng biển tây là đông nam và đông, hướng gió vùng ven bờ đông là đông bắc và đông.
Gió mùa Tây Nam (từ tháng 6 đến tháng 9): vùng ven bờ tây hướng gió chủ yếu
là tây nam, vùng ven bờ đông tốc độ gió là 3 m/s, trong các cơn giông, sức gió đạt từ
15 m/s đến 20 m/s.
2.2 Sự hình thành và ô nhiễm phèn ở BĐCM


 


 

Hình 2.1: Sự phân bố đất phèn ở BĐCM
(Nguồn: Phong .N.D.,2003)
2.2.1 Sự hình thành đất phèn:
™ Định nghĩa: đất phèn (Axit sulfate soil - AS) là đất có chứa nhiều FeS2, gặp
điều kiện thoáng khí bị oxy hóa tạo thành axit sulfuric (H2SO4) và có chỉ số pH < 4 đôi
khi pH < 3 (W.S. Hicks, 1999).
Các tiến trình hóa học diễn ra chủ yếu trên đất phèn bao gồm sự tạo thành
pyrite (FeS2) trong môi trường yếm khí với sự tham gia của các vi sinh vật khử sulfate
(sulfobactere) và trong điều kiện hảo khí quá trình oxy hòa pyrite diễn ra tạo thành
FeSO4, H2SO4. (Lê Văn Căn, 1978).
™ Sự tạo thành pyrite:
Theo Dent (1988), phương trình tổng quát của phản ứng tao thành pyrite từ
Fe2O3 như sau:
Fe2O3 (s) +4SO42- (aq) + 8 CH2O+1/2 O2 (aq) => 2 FeS2 (s) + 8 HCO3- (aq)+ 4 H2O
Fe2O3: có trong trầm tích.
SO42-: có từ nước biển.
CH2O: chất hữu cơ.

O2: oxygen hòa tan.
FeS2: là pyrite.
S (solid): chất rắn.
aq: aqua chất hòa tan.
™ Điều kiện hình thành pyrite:
• Môi trường yếm khí
• Nguồn sulfate hòa tan: chủ yếu là nước biển hay nước lợ.
• Chất hữu cơ: sự oxy hóa chất hữu cơ cung cấp năng lượng cần thiết cho các vi
khuẩn khử sulfate.
• Nguồn sắt: đất trầm tích có chứa oxide và hydroxide sắt, trong điều kiện thuận
lợi sắt bị khử thành Fe2+ hòa tan.
• Thời gian: Phản ứng giữa FeS và S ở trạng thái rắn rất chậm trong khi Fe2+ hòa
tan kết hợp với polisulfua tạo kết tủa rất nhanh, khi gặp điều kiện thuận lợi tạo thành
pyrite.

 


 

™ Sự oxy hóa pyrite:
Sự oxy hóa pyrite trên đất phèn xảy ra qua nhiều giai đoạn bao gồm các tiến
trình hóa học và vi sinh. Trong môi trường thoáng khí oxy được cung cấp sẽ phản ứng
với pyrite FeSO4, H2SO4 hoặc S (Dent, 1998).
2FeS2 + 7O2 + 2H2O =========>2FeSO4 + 2H2SO4
Thiobacillus thiooxidans
Hoặc FeS2 + ½ O2 + 2H+ => Fe2+ + 2S + H2O
Sự axit hóa cũng có thể do oxy hóa FeS hình thành Fe3+ và H2SO4
2 FeS +9/2 O2 + (n+2) H2O => Fe2O3.nH2O + 2SO42 - + 4 H+
Khi pH < 4, Fe3+ hòa tan mạnh và đẩy nhanh sự oxy hóa pyrite.

FeS2 + 2 Fe3+ =>3 Fe2+ +2 S
Phương trình tổng quát về sự oxy hóa pyrite bằng Fe3+ như sau:
Fe2+ + 14 Fe3+ + 8 H2O => 15 Fe2+ + 2 SO42 - + 16 H+
Khi có khí oxy và pH < 3,5 quá trình Fe2+ sinh ra bị oxy hóa thành Fe3+ xảy ra
chậm. Sự có mặt của vi khuẩn tự dưỡng đất phèn tiềm tàng và phèn hoạt động góp
phần thúc đẩy các phản ứng. Ở pH thấp, Thiobacillus ferrooxydans oxy hóa thành các
dạng sulfua bị khử và Fe2+, phóng thích Fe3+ trở lại môi trường.
Fe2+ +1/4 O2 + H+ => Fe3+ + 1/2 H2O
Ở những nơi có hai mùa mưa nắng phân biệt sự oxy hóa pyrite vẫn có thể tiếp
tục sau khi nước ngập do khả năng oxy hóa tích trữ trong Fe3+ vào mùa nắng. Đất có
pyrite khi đào lên bị oxy hóa nhanh hơn, pH thấp hơn pH đất chưa đào. Vào mùa khô,
khi tiêu nước quá sâu lượng pyrite tích trữ trong đất bị oxy hóa mạnh hình thành axit
nhiều hơn.
™ Các sản phẩm của quá trình oxy hóa pyrite:
Theo Dent (1988), các sản phẩm của quá trình oxy hóa bao gồm:
• Oxide Fe
Khi pH lớn hơn 4, Fe2+ bị oxy hóa tọa thành hydroxide và oxide Fe3+ kết tủa
thể keo
• Jarosite:
Có màu vàng nhạt đặc trưng, kết tủa trong môi trường oxy hóa và axit mạnh
(pH<3,7). Phản ứng tạo thành jarosite:

 


 

FeS2 +15/4 O2 + 5/2 H2O +1/3 K+ =>1/3 KFe3 (S04)2 (OH)6 + 4/3 SO42 - + 3H+
• Sulfate:
Phần lớn sắt tạo thành từ phản ứng oxy hóa pyrite nằm trong đất, chỉ một ít

sulfate được giữ lại trong đất ở dạng jarosite hoặc thạch cao. Hầu hết lưu huỳnh bi hòa
tan và rửa trôi đi nhưng có một phần nhỏ thấm xuống tầng khử và bị khử thành sulfua.
Trên vùng đất phèn, sau khi trung hòa axit bằng CaCO3 thạch cao được tạo thành.
CaCO3 + 2 H+ +SO42 - + H2O => CaSO4.2H2O + CO2
2.2.2 Phân bố đất phèn:
BĐCM là vùng có diến tích đất phèn rộng lớn chiếm khoảng 1/3 diện tích của
đồng bằng sông Cửu Long. Đây là một quỹ đất tương đối dồi dào hiện đã được khai
thác sử dụng cho nuôi tôm và trồng lúa trồng tràm. Đất phèn ở BĐCM tập trung chủ
yếu ở Cà Mau và một phần của tỉnh Kiên Giang ( U Mimh Thượng). Một phần cục
bộ của Bạc Liêu, Sóc Trăng và một ít Cần Thơ. Nếu như ở Đồng Tháp Mười và Tứ
Giác Long Xuyên đất phèn rất tập trung thì ở đây nó xuất hiện kiểu da báo xen giữa
đất mặn và đất phù sa trung tính. Đất phèn tiềm tàng nhiễm mặn tập trung chạy dọc
ven biển cả bờ đông và bờ tây của bán đảo xen kẽ với đất mặn hay bùn mặn.
Phân loại đất phèn ở BĐCM được chia làm hai nhóm: đất phèn tiềm tàng và đất
phèn hoạt động, gồm 17 đơn vị phân loại đất (bảng 2.1).
2.2.3 Tính chất đất:
Theo các nghiên cứu về đất phèn ở BĐCM cho thấy, có một số phẩu diện có
tầng oxy hóa hoặc chỉ có tầng khử hay có một lớp mùn thực vật xuyên suốt phẩu diện.
Các phẩu diện đất trên bờ ao tôm, kênh rạch trong vùng có đặc điểm chung là: tầng
mặt giàu hữu cơ; sét bột màu xám nâu, nâu sáng chứa các vật liệu oxit sắt: chứng tỏ
môi trường môi trường oxi hóa đôi khi có xem lẫn một ít hữu cơ; sét bột màu xám
xanh hoặc xám nâu có vệt xanh: chứng tỏ môi trường khử hoặc oxi hóa khử xen lẫn. Ở
phần sâu của các phẩu diện này có chứa nhiều mùn thô hoặc xác bã thực vật.
™ Lý tính đất:
Thành phần cơ giới: chủ yếu là sét nặng đến sét vừa, các cấp hạt còn lại là cát
to, cát vừa và cát mịn (sét 30 - 50%, thịt 25 - 35%, cát 25 - 30%), đất trương khi bão
hòa nước và co khi thiếu nước.

 



 

Bảng 2.1: Các loại đất phèn ở BĐCM
Kí hiệu

Tên đất
Đất phèn tiềm tàng (PTT)

Sp1Mm

1. Đất PTT nông, dưới rừng ngập mặn

Sp2m

2. Đất PTT sâu, dưới rừng ngập mặn

Sp1Mn

3. Đất PTT nông, mặn nặng

Sp2Mn

4. Đất PTT sâu, mặn nặng

Sp1M

5. Đất PTT nông, mặn trung bình

Sp2M


6. Đất PTT sâu, mặn trung bình

Sp1Mi

7. Đất PTT nông, mặn ít

Sp2Mi

8. Đất PTT sâu, mặn ít
Đất phèn hoạt động (PHĐ)

Sj2Mn

9. Đất PHĐ sâu, mặn nặng

Sj1PM

10. Đất PHĐ nông trên nền PTT , mặn trung bình

Sj2PM

11. Đất PHĐ sâu trên nền PTT, mặn trung bình

Sj1M

12. Đất PHĐ nông, mặn trung bình

Sj2M


13. Đất PHĐ sâu, mặn trung bình

Sj1Pmi

14. Đất PHĐ nông trên nền PTT, mặn ít

Sj2Pmi

15. Đất PHĐ sâu trên nền PTT, mặn ít

Sj1Mi

16. Đất PHĐ sâu, mặn ít

Sj2Mi

17. Đất PHĐ sâu, mặn ít
(Nguồn: Lê Huy Bá, 2003)

™ Hóa tính đất:
Độ pH đất: vùng đất phèn tiềm tàng được phủ bởi tàng tích rừng ngập mặn đất
có pH = 5,5 - 8 thích hợp cho sự phát triển của thực vật rừng ngập mặn như đước, mắn
bần…riêng đất đắp bờ ao có phản ứng rất chua pH= 3,1 - 4,5. Riêng vùng đất ngập
mặn phèn thuộc các bồn trũng U Minh Thượng, U Minh Hạ thì có phản ứng từ chua
đến ít chua pH= 3 - 6 do thường xuyên ngập nước (Lê Huy Bá, 2003).

10 
 



 

Hữu cơ và mùn: đa số đất phèn ở BĐCM rất giàu hữu cơ, hàm lượng hữu cơ
trong các tàng đều cao, đặc biệt là tầng mặt rất cao (OM= 7,38 - 15,05%), ngay cả ở
những nơi nuôi tôm chuyên canh trên vùng đất có nền là phèn tiềm tàng ở Cà Mau.
Các cation trao đổi: tổng số các cation trao đổi (CEC) đều khá cao (39,6 - 71,2
meq/100g đất). Đạm tổng số cao (0,28 - 0,39%), lượng đạm cao nhất là ở tầng phèn
tiềm tàng (0,3mg/100g đất). Lân tổng số thấp chỉ đạt 0,06 - 0,08%. Riêng lân dễ tiêu ở
dạng P2O5 thì rất cao trong tất cả các tầng đất ở hầu hết các loại đất đều đạt từ 6,67 22,9mg/100g đất. Chứng tỏ đất ở BĐCM là đất mới, giàu lân dễ tiêu. Natri dạng ion
khá cao ở hầu hết các tầng đất. Canxi trao đổi trung bình đa số đạt 6 - 7mg/100g đất.
Kali tổng số thường cao đạt 1,2 - 1,8%. Magie trao đổi cũng rất cao vì đất ở BĐCM
chịu ảnh hưởng của thủy triều, nên đa số lượng trao đổi cũng đạt 12 - 20meq/100g đất.
™ Độ độc trong môi trường đất phèn BĐCM:
• Độ chua (acidity):
Theo Jacob S. Joffe (1949), acidity là nồng độ ion H+ trong đất. các ion H+
được tạo thành từ phản ứng ion hóa axit, do đó acidity hòa tan trong nước cho biết
lượng ion H+ trong đó. Theo nghiên cứu của Coleman (1959), Jenny (1961) cho rằng
ngoài nguồn chính là ion H+ còn có sự đóng góp của ion Al3+ (Lê Văn Căn, 1978).
Phân loại độ chua: theo nguyễn Xuân Cự (1996), thì độ chua được chia thành
hai loại: độ chua hoạt động và độ chua tiềm tàng.
Độ chua hoạt động: được hình thành do các ion H+ và Al3+ phân li trong dung
dịch đất, xác định bằng hoạt độ của ion H+ hiện diện trong dung dịch đất, một phần H+
do thủy phân các ion chứa Al.
Độ chua tiềm tàng: chia thành hai nhóm:
Độ chua trao đổi: được hình thành do các cation của muối trung tính đẩy H+,
một phần Al3+ ra khỏi phức hệ hấp phụ, Al3+ bị thủy phân tạo thành độ chua của đất.
Độ chua thủy phân: được hình thành do toàn bộ H+, Al3+ trao đổi được đẩy ra
ngoài dung dịch đất.
Độ chua trong môi trường đất phèn BĐCM chủ yếu với các chỉ số Al3+, Fe3+,
Fe2+ cao trong đó có cả phèn tiềm tàng và phèn hoạt tính ( Lê Huy Bá, 2003).


11 
 


 

¾ Mối liên hệ giữa độ chua (acidity) và độ kiềm (alkalinity):
Theo nguyễn Văn Điềm, 1986 alkalinity cũng là yếu tố hạn chế acidity. Nước
mặn có chứa muối trung tính thì có khả năng trao đổi với H+ và Al3+ qua các phương
trình sau:
6 NaCl + Fe2(SO4)3 = 2 FeCl3 + 3 NaSO4
6 NaCl + Al2(SO4)3 = 2 AlCl3 + 3 Na2SO4
2 NaCl + H2SO4

= Na2SO4 + HCl

Trong nước biển, nồng độ ion H+ liên quan chặt chẽ với hàm lượng cacbonic
hòa tan.
CO2 (khí)

Ù

CO2 (hòa tan)

CO2 (hòa tan) + H2O

Ù

H2CO3


Theo Đoàn Văn Bộ, 2001 sự phân ly của axit cacbonic chủ yếu là phân ly bậc
một. Điều này cho thấy nồng độ H+ phụ thuộc chủ yếu vào nồng độ ion bicacbonate
HCO3 - theo quan hệ tỉ lệ nghịch.
H2CO3

H+ + HCO3 -

HCO3 -

H+ + CO32 -

Axit cacbonic có ảnh hưởng rất lớn đến sự thay đổi độ chua dung dịch đất.
Tổng số CO2 hòa tan được tính là 100% thì CO2 và H2CO3 chỉ chiếm 1% CO32 - chiếm
6%, trong khi đó HCO3 - chiếm 93%.
Sự hòa tan các muối Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2… sẽ làm tăng nồng độ HCO3 - ,
làm giảm [H+] và pH tăng lên, ngược lại, sự hòa tan khí CO2 vào nước biển sẽ làm
tăng nồng độ axit H2CO3, tăng [H+] và làm giảm pH.
¾ Mối liên hệ giữa acidity và Al:
Hàm lượng Al tự do trong nước phụ thuộc vào độ chua của đất. Trong môi
trường axit (ví dụ H2SO4), Al có khả năng di động cao.
Al là sản phẩm của sự tích tụ do rửa trôi hoặc quá trình oxy hóa pyrite hình
thành. Khi acidity cao thì lượng Al tự do được giải phóng nhanh, cũng có thể tác dụng
với các nguyên tố khác (W.S.Hicks và ctv, 1999).
H2SO4 + 2Al3+ → Al2(SO4)3 + 6 H+
• Các kim loại nặng trong môi trường đất:
12 
 



 

Hàm lượng Mn2+, Zn2+ rất cao, cao hơn nhiều so với các kim loại như: Cd, Pb,
Cu. Mn và Zn có ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ tăng trưởng của động - thực vật rừng
ngập mặn.
Độ mặn trong môi trường đất phèn tiềm tàng: đa số các tầng đất ở BĐCM có độ
mặn cao: Cl khá cao, EC cao tổng muối tan đề cao. Đây là kết quả xâm nhập mặn từ
biển vào nội đồng. Tuy vậy, trên đất phèn tiềm tàng giàu hữu cơ và đất than bùn nhiễm
mặn phản ứng mặn của môi trường đất không có khả năng trung hòa một số ion gây
chua, chúng sinh ra trong quá trính oxi hóa tầng pyrit khi tầng này bị phơi ra dười
nắng và gió. Mức độ phèn hóa cao nhất xảy ra vào cuối mùa khô và đầu mùa mưa.
Việc khử phèn tự nhiên xảy ra cũng phải kéo dài nhiều năm.
2.3 Sự ô nhiễm môi trường nước trong kênh rạch vào đầu mùa mưa
Diễn biến chua phèn và sự lan truyền nước chua: Vào đầu mùa mưa nước trên
kênh rạch ở một số khu vực bị nhiễm nước chua với các mức độ khác nhau. Nước
chua phèn trong vùng là nước chua phèn nội địa nằm rải rác ở các khu vực đất phèn
địa hình thấp trũng, điều kiện tiêu thoát nước kém. Qua số liệu quan trắc của Viện
QHTL miền Nam, viện lúa IRRI từ năm 1982 đến 2005 cho thấy:
- Ở khu vực Tây Sông Hậu có khoảng 178.000 ha nằm rải rác ở các khu vực
thuộc các huyện Thốt Nốt, Ô Môn, Châu Thành, Phụng Hiệp, Vị Thanh, Long Mỹ;
Giồng Riềng, Gò Quao, Tân Hiệp, Châu Thành. Nước phèn thường xuất hiện các
tháng đầu mùa mưa, tháng V, VI, VII với độ pH từ 4 - 5.
- Khu vực U Minh Thượng, U Minh hạ, tài liệu đo năm 1993 - 2005 cho thấy
nước bị chua vào các tháng V - VII với độ pH = 4 - 5.
- Vùng Quản Lộ Phụng Hiệp, diện chua tập trung ở khu vực phía Tây từ Ninh
Qưới đến Cà Mau, trung tâm chua là khu vực dọc theo kênh Chắc Băng, thời gian chua
thường kéo dài 3 - 4 tháng (V - VII). Diện chua tăng dần từ tháng V, đạt giá trị lớn
nhất vào tháng VI, sau đó giảm dần theo sự gia tăng của mưa, xem Hình 2.

13 

 


 

Hình 2.2 : Diễn biến lan truyền chua phèn
(Nguồn: Viện Qui hoạch Thuỷ lợi miền Nam, 2005) 
2.4 Khả năng giảm ô nhiễm phèn của nước mặn
Nước biển có khả năng trung hòa được một lượng axit thêm vào vì trong nước
biển có một số hợp phần mang tính bazơ. Khả năng nhận thêm proton H+ nước biển là
do sự hiện diện của các anion axit yếu. Ngoài ra CO2 trong nước biển chủ yếu tồn tại
dưới dạng cacbonate và bicacbonate và một lượng nhỏ tồn tại ở trạng thái tự do.
Nhưng trong nước biển nguồn cính tạo ra ion HCO3

-

không phải do phân li axit

cacbonic mà do phân li những muối bicacbonat như Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2…vốn có
nhiều trong nước. bởi vậy, sự hòa tan các muối này sẽ làm tang nồng độ HCO3 - , do
đó giảm [H+] tức làm tăng pH.
Theo White et al. (1997), nước mặn có khả năng trung hòa axit cao hơn so với
nước ngọt. Hiện nay việc kiểm soát dòng chảy ở cửa sông bằng cách mở những cống
thoát nước đang trở nên ngày càng phổ biến và được sử dụng trong việc cải thiện chất
lượng nước tại cống (Haskins, Năm 1999; Indraratna và cộng sự, 2002; Johnston và
cộng sự, 2003b)...Nhiều nghiên cứu đã cho thấy tác dụng của nước mặn trong việc
giảm độ chua và độc tính của đất phèn. Một số thí nghiệm đã chứng minh rằng dưới
điều kiện oxy hóa, nhôm cũng có thể bị rửa trôi khỏi đất phèn nhiều hơn khi ngâm
trong nước muối so với trong điều kiện khử (Mensvoort et al, 1991). Khả năng trung
hòa của nước biển chủ yếu là do sự có mặt của cacbonat (CO32 - ) và bicacbonates

(HCO3 - ), vì nó quyết định độ kiềm của nước biển (Drever, 1997). Mặc dù, OH - ,
PO43- và các ion âm khác có thể trung hòa các ion H+ nhưng nồng độ của các ion này
là tương đối thấp hơn HCO3 - và CO32 - trong môi trường tự nhiên.
14 
 


 

Stumm và Morgan (1996) đã sử dụng các phương trình sau để mô tả phản ứng
đệm của nước biển chống lại axit sulfuric với sự hình thành của carbonic:
HCO3 Nước biển

+

H + + SO4 2 - →

Đất phèn oxy hóa

H2CO3 + SO4 2 - (1)

axit carbonic yếu

Axit carbonic là một axit yếu và phân ly kém. Mặt khác, axit sulfuric là một
axit mạnh và phân ly hoàn toàn thành H + và SO42 - trong dung dịch.
H2SO4



2H+ +


SO42

(2)

Vì axit carbonic phân ly kém nên các phản ứng sau đây dịch chuyển dễ dàng về phía
bên phải.
HCO3 -

+

H+



H2CO3

(3)

CO3 -

+

2H+ →

H2CO3

(4)

Với giả định các phản ứng xảy ra tức thời, quá trình sẽ dẫn làm tăng độ pH của

nước trong kênh rạch vì nó loại bỏ các H + trong hệ thống.
Vùng nghiên cứu chịu sự xâm nhập mặn từ biển Đông và biển Tây, vì thế có
thể đưa ra giả thuyết rằng nước trong mạng lưới kênh rạch có khả năng trung hòa axit
cao giúp giảm thiểu những ảnh hưởng của chất gây ô nhiễm axit từ đất phèn trên bờ
kênh rạch và những cánh đồng.
Có nhiều phương pháp để định lượng khả năng trung hòa của khối nước mặn và
độ pH khi nó được hòa lẫn với các chất ô nhiễm axit.
Indraratna et al. (2002) cho thấy nếu biết độ kiềm của khối nước thì có thể xác
định độ pH khi trộn khối nước đó với nước có tính axit. Nếu pha trộn nước mặn có độ
kiềm bằng 6,25 x 10 - 4 mol H+ /lít (1/4 nồng độ của nước biển) với nước chua (pH 4.0)
theo tỷ lệ 1:1 kết quả sẽ được pH 6,9.
Sự thay đổi đặc tính của các khối nước mặn khi tiếp nhận các chất ô nhiễm
không chỉ phụ thuộc vào độ kiềm của nó, mà còn phụ thuộc vào các thuộc tính của các
chất ô nhiễm. Để xác định sự thay đổi, phải định lượng được tất cả các nguyên tố hóa
học (đặc biệt là nhôm và sắt) có thể ảnh hưởng đến các phản ứng giữa kiềm - axit của
khối nước mặn và chất gây ô nhiễm.
Phương pháp đơn giản để định lượng những thay đổi là việc sử dụng các đường
cong chuẩn độ. Chuẩn độ là một cách để định lượng một phản ứng hóa học giữa hai
dung dịch khi bổ sung một dung dịch (chất chuẩn độ) đến khối nước khác (chất định
15 
 


 

chuẩn), cho phép thực hiện sự đo lường trong suốt phản ứng. Đối với một phản ứng
giữa axit và bazơ, trong quá trình chuẩn độ có thể đo độ pH của khối nước tiếp nhận
tại các điểm khác nhau trong suốt phản ứng.
Bằng cách thiết lập các đường cong chuẩn độ của nước mặn ở các cấp độ mặn
khác nhau khi chúng tiếp nhận nước có tính axit ở các cấp độ khác nhau. Các vật liệu

nước và đất phèn được lấy từ khu vực nghiên cứu để thiết lập tính toán dựa trên kinh
nghiệm về lịch sử về độ pH của các mẫu nước từ các kênh rạch khi chuẩn độ với nước
axit.

16 
 


×