Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

12 ôn tập sóng ánh sáng đề 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (408.58 KB, 9 trang )

Tải file Word tại website – Hotline : 096.79.79.369

12 - Ôn tập Sóng ánh sáng - Đề 5
Câu 1: Bước sóng của ánh sáng đỏ trong không khí là 0,64 µm. Tính bước sóng của ánh sáng đó trong nước
biết chiết suất của nước đối với ánh sáng đỏ là 4/3.
A. 0,48 µm
B. 0,38 µm
C. 0,58 µm
D. 0,68 µm
Câu 2: Một chùm ánh sáng hẹp, đơn sắc có bước sóng trong chân không là λ = 0,60 µm. Tính bước sóng của
ánh sáng đó khi truyền trong thủy tinh có chiết suất n = 1,5.
A. 0,3 µm
B. 0,4 µm
C. 0,38 µm
D. 0,48 µm
Câu 3: Một ánh sáng đơn sắc có bước sóng của nó trong không khí là 0,6 µm và trong chất lỏng trong suốt là
0,4 µm. Tính chiết suất của chất lỏng đối với ánh sáng đó.
A. 1,2
B. 1,25
C. 1,15
D. 1,5
Câu 4: Trong thí nghiệm của Young về giao thoa ánh sáng, hai khe S 1 và S2được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc
có bước sóng λ. Khoảng cách giữa hai khe là 0,8 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2 m. Người ta đo
được khoảng cách giữa 6 vân sáng liên tiếp trên màn là 6 mm. Tính khoảng cách từ vân sáng bậc 3 đến vân
sáng bậc 8 ở cùng phía với nhau so với vân sáng chính giữa
A. 4,2 mm
B. 7 mm
C. 8,4 mm
D. 6 mm
Câu 5: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ hai
khe đến màn là 3 m. Dùng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ chiếu vào hai khe thì người ta đo được khoảng cách


từ vân sáng trung tâm tới vân sáng thứ tư
là 6 mm. Xác định vị trí vân sáng thứ 6.
A. 3 mm
B. 6 mm
C. 9 mm
D. 12 mm
Câu 6: Trong thí nghiệm của Young về giao thoa ánh sáng, hai khe S 1 và S2 được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc
có bước sóng λ = 0,4 mm. Khoảng cách giữa hai khe là 0,4 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2 m. Xác
định khoảng cách từ vân sáng 4 đến vân sáng 8 ở khác phía nhau so với vân sáng chính giữa.
A. 8 mm
B. 16 mm
C. 4 mm
D. 24 mm


Tải file Word tại website – Hotline : 096.79.79.369

Câu 7: Trong thí nghiệm Young, nguồn sáng có hai bức xạ λ 1 = 0,5 µm và λ2 >λ1 sao cho vân sáng bậc 5 của
λ1trùng với một vân sáng của λ 2. Giá trị của bức xạ λ 2 là:
A. 0,55 µm
B. 0,575 µm
C. 0,625 µm
D. 0,725 µm
Câu 8: Một nguồn sáng điểm nằm cách đều hai khe Iâng và phát ra đồng thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng
λ1 = 0,6 µm và bước sóng λ 2 chưa biết. Khoảng cách giữa hai khe là a = 0,2 mm, khoảng cách từ các khe đến
màn là D = 1 m. Trong một khoảng rộng L = 2,4 cm trên màn, đếm được 17 vạch sáng, trong đó có 3 vạch là
kết quả trùng nhau của hai hệ vân. Tính bước sóng l2, biết hai trong 3 vạch trùng nhau nằm ngoài cùng của
khoảng L.
A. 0,54.10-6 m.
B. 0,72.10-6 m.

C. 0,48.10-6 m.
D. 0,36.10-6 m.
Câu 9: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 0,5 mm, khoảng cách từ hai
khe đến màn quan sát là 2 m. Nguồn sáng dùng trong thí nghiệm gồm hai bức xạ có bước sóng λ1 = 450 nm và
λ2 = 600 nm. Trên màn quan sát, gọi M, N là hai điểm ở cùng một phía so với vân trung tâm, cách vân trung
tâm lần lượt là 5,5 mm và 22 mm. Tìm số vân sáng trùng nhau của hai bức xạ trên đoạn MN.
A. có 3 vân sáng trùng nhau
B. có 4 vân sáng trùng nhau
C. có 2 vân sáng trùng nhau
D. có 5 vân sáng trùng nhau
Câu 10: Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng trắng. Biết khoảng cách giữa 2 khe a = 0,3mm; khoảng
cách từ 2 khe đến màn D = 2m. Tính khoảng cách giữa vân sáng bậc 2 màu đỏ λđ = 0,76 µm và vân sáng bậc 2
màu tím λt = 0,4 µm
.
A. 2,8 mm
B. 4,8 mm
C. 3,8 mm
D. 5 mm
Câu 11: Trong thí nghiệm giao thoa Young, khoảng cách hai khe a = 2mm, khoảng cách hai khe tới màn hứng
vân là D = 1,2m. Khe S phát đồng thời hai bức xạ màu đỏ có bước sóng 0,76 µm và màu lục có bước sóng 0,48
µm Khoảng cách từ vân sáng màu đỏ bậc 2 đến vân sáng màu lục bậc 5 là:
A. 0,528 mm
B. 1,20 mm
C. 3,24 mm
D. 2,53 mm
Câu 12: Trong thí nghiệm Young với ánh sáng trắng có bước sóng từ 0,4 µm đến 0,75 µm, cho a = 1mm, D =
2m. Hãy tìm bề rộng của quang phổ liên tục bậc 3.
A. 2,1 mm
B. 1,8 mm



Tải file Word tại website – Hotline : 096.79.79.369

C. 1,4 mm
D. 1,2 mm
Câu 13: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng hai khe hẹp cách nhau một khoảng a = 1mm, khoảng
cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là D = 2m. Hai khe được chiếu bằng bức xạ có bước sóng λ
= 0,59μm. Trên màn thu được hình ảnh giao thoa. Tại điểm M trên màn cách vân sáng trung tâm (chính giữa)
một khoảng 7,67mm có vân sáng hay vân tối bậc
A. sáng bậc 6.
B. sáng bậc 7.
C. tối thứ 6.
D. tối thứ 7.
Câu 14: Trong thí nghiệm giao thoa ás, hai khe hẹp cách nhau một khoảng a = 0,5mm, khoảng cách từ mặt
phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là D = 1,5m. Hai khe được chiếu bằng bức xạ có bước sóng λ = 0,6μm.
Trên màn thu được hình ảnh giao thoa. Tại điểm M trên màn cách vân sáng trung tâm một khoảng 5,4mm có
vân sáng bậc
A. 6
B. 3
C. 2
D. 4
Câu 15: Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng bằng khe Young, hai khe có a = 1mm được chiếu bởi ánh sáng
có bước sóng 600 nm. Các vân giao thoa hứng được trên màn cách hai khe 2m. Tại điểm M có x = 2,4mm là:
A. 1 vân tối.
B. vân sáng bậc 2.
C. vân sáng bậc 3.
D. không có vân nào.
Câu 16: Trong thí nghiệm giao thoa ás, khoảng cách giữa hai khe là 0,4 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn
là 2 m, hai khe S1 và S2 được chiếu bằng ánh sáng trắng có bước sóng từ 0,4 µm đến 0,76 µm. Xác định bước
sóng của những bức xạ cho vân tối tại điểm M cách vân sáng trung tâm 8 mm

A. λ = 0,54 µm;λ= 0,48 µm
B. λ = 0,64 µm;λ= 0,48 µm
C. λ = 0,64 µm;λ= 0,38 µm
D. λ = 0,54 µm;λ= 0,38 µm
E. λ = 0,64 µm , λ = 0,46 µm
Câu 17: Trong thí nghiệm của Young về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 0,8 mm, khoảng cách
từ hai khe đến màn là 1,6 m. Dùng ánh sáng trắng có bước sóng từ 0,38 µm đến 0,76 µm để chiếu sáng hai khe.
Hãy cho biết có những bức xạ nào cho vân sáng trùng với vân sáng bậc 4 của ánh sáng màu vàng có bước sóng
λv = 0,60µm .
A. λ = 0,38 µm ;λ = 0,40 µm .
B. λ = 0,48 µm ;λ = 0,40 µm .
C. λ = 0,48 µm ;λ = 0,60 µm .
D. λ = 0,38 µm ;λ = 0,60 µm .


Tải file Word tại website – Hotline : 096.79.79.369

Câu 18: Thí nghiệm giao thoa ánh sáng với hai khe Young. Nguồn sáng gồm hai ánh sáng đơn sắc có bước
sóng λ1= 0,51µm và λ2. Khi đó ta thấy tại vân sáng bậc 4 của bức xạ λ1trùng với một vân sáng của λ 2. Tính λ2.
Biết λ2 có giá trị từ 0,60 µm đến 0,70µm.
A. 0,64 µm
B. 0,65µm
C. 0,68µm
D. 0,69µm
Câu 19: Trong thí nghiệm của Young về giao thoa ás, hai khe S 1 và S2 được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có
bước sóng l. Khoảng cách giữa hai khe là a. Người ta đo được khoảng cách giữa 5 vân sáng liên tiếp trên màn là
4 mm. Biết tại 2 điểm C và E trên màn, cùng phía với nhau so với vân sáng trung tâm và cách vân sáng trung
tâm lần lượt là 2,5 mm và 15 mm. Từ C đến E có bao nhiêu vân sáng?
A. 19
B. 13

C. 18
D. 16
Câu 20: Trong thí nghiệm của Young về giao thoa ánh sáng, hai khe S 1 và S2 được chiếu bằng ánh sáng đơn
sắc có bước sóng λ. Khoảng cách giữa hai khe là 0,8 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2 m. Người ta đo
được khoảng cách giữa 6 vân sáng liên tiếp trên màn là 6 mm. Biết tại 2 điểm M và N trên màn, khác phía nhau
so với vân sáng trung tâm và cách vân sáng trung tâm lần lượt là 3 mm và 13,2 mm. Trong khoảng cách từ M
đến N có bao nhiêu vân sáng?
A. 14
B. 19
C. 20
D. 8
Câu 21: Trong thí nghiệm giao thoa ás với hai khe Young cách nhau 0,5 mm, ánh sáng có bước sóng 0,5 µm,
màn ảnh cách hai khe 2 m. Bề rộng vùng giao thoa trên màn là 17 mm. Tính số vân quan sát được trên màn.
A. 8 vân sáng; 8 vân tối
B. 9 vân sáng; 8 vân tối
C. 9 vân sáng; 9 vân tối
D. 8 vân sáng; 9 vân tối
Câu 22: Thực hiện giao thoa ánh sáng với thí nghiệm I-âng. Lúc đầu khoảng cách giữa hai khe là 0,75mm,
màn quan sát cách hai khe là D. Khi khoảng cách giữa hai khe giảm 0,03mm mà khoảng vân không thay đổi, tỉ
số D'/D (D’ là khoảng cách mới từ màn đến khe)
A. 0,92
B. 0,96
C. 0,94
D. 0,98
Câu 23: Đặt một mãnh mica có n = 1,6 che một trong hai khe của thí nghiệm I-âng, ta thấy vân sáng bậc 30
dịch chuyển đến vị trí vân sáng trung tâm. Bước sóng của ánh sáng là 450nm thì độ dày của mica là
A. 11,25 µm
B. 22,5 µm
C. 20,15 µm



Tải file Word tại website – Hotline : 096.79.79.369

D. 45 µm
Câu 24: Trong giao thoa với khe I – âng có a = 1,5mm, D = 3m, trên đường đi của tia sáng người ta đặt bản
mỏng song song bằng thủy tinh có chiết suất 1,5, bề dày 1µm thì hệ vân sẽ dịch chuyển một đoạn
A. 10 mm
B. 1 mm
C. 1,5 mm
D. 3 mm
Câu 25: Nguyên tắc hoạt động của máy quang phổ dựa trên hiện tượng
A. phản xạ ánh sáng.
B. khúc xạ ánh sáng.
C. tán sắc ánh sáng.
D. giao thoa ánh sáng.
Câu 26: Điều nào sau đây là sai khi nói về quang phổ liên tục?
A. Quang phổ liên tục do các vật rắn bị nung nóng phát ra.
B. Quang phổ liên tục được hình thành do các đám hơi nung nóng.
C. Quang phổ liên tục do các chất lỏng và khí có tỉ khối lớn khi bị nung nóng phát ra.
D. Quang phổ liên tục là một dải sáng có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.
Câu 27: Bức xạ có bước sóng trong khoảng từ 10--9m đến 3,8.10-7m là
A. tia X
B. tia tử ngoại
C. tia hồng ngoại
D. ánh sáng nhìn thấy.
Câu 28: Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe (S1 và S2) là 2mm, khoảng
cách từ hai khe đến màn là 2m và khoảng cách từ nguồn S đến mặt phẳng chứa hai khe là 0,5m. Nếu dời S theo
phương song song với hai khe về phía S2 thì khoảng cách và chiều dịch chuyển của vân sáng trung tâm (bậc 0)
là:
A. 4mm, ngược chiều dời của S

B. 5mm, cùng chiều dời của S
C. 4mm, cùng chiều dời của S
D. 5mm, ngược chiều dời của S
Câu 29: Một ống Cu-lit-giơ có công suất trung bình 300W, HĐT giữa anôt và catôt có giá trị 10 kV. Hãy tính
số êlectron trung bình qua ống trong mỗi giây
A. 18,75.1013
B. 18,75.1015
C. 18,75.1014
D. 18,75.1016
Câu 30: Khi tăng hiệu điện thế của một ống tia X thêm 40% thì bước sóng ngắn nhất của tia X mà ống phát ra
giảm đi
A. 12,5%
B. 28,6%
C. 32,2%
D. 15,7%


Tải file Word tại website – Hotline : 096.79.79.369

ĐÁP ÁN & LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: A
Bước sóng của ánh sáng đó trong nước là
λ' = λ/(4/3) = 0,64/(4/3) = 0,48 µm
Câu 2: B
Bước sóng của ánh sáng đó khi truyền
trong thủy tinh có chiết suất n = 1,5 là:
λ' = λ/1,5 = 0,6/1,5 = 0,4 µm
Câu 3: D
ta có n = λ/λn = 0,6/0,4 = 1,5
Câu 4: D

khoảng cách giữa 6 vân sáng liên tiếp trên màn = khoảng cách từ vân sáng bậc 3 đến vân sáng bậc 8 ở cùng phía
với nhau so với vân sáng chính giữa
=> khoảng cách đó là x = 6mm
Câu 5: C
Do khoảng cách từ vân sáng trung tâm tới vân sáng thứ tư
là 6 mm => 4i = 6 => i = 1,5 mm
=> vị trí vân sáng thứ 6 là x = 6.i = 6.1,5 = 9 mm
Câu 6: D
khoảng vân i = λ.D/a = 0,4.2/0,4 = 2 mm
=> khoảng cách từ vân sáng 4 đến vân sáng 8 ở khác phía nhau
so với vân sáng chính giữa là:x = 12.i = 12.2 = 24 mm
Câu 7: C
theo đề ta có: x1 = x2 hay k1. λ1 = k2.λ2
=> 5.0,5 = k2.λ2 => λ2 = 2,5/k2
mà λ2 > λ1 => 2,5/k2 > 0,5 hay k2 < 5
+)k2 = 4 => λ2 = 2,5/4 = 0,625 µm
Câu 8: C
Khoảng vân i1 = λ1.D/a = 0,6.1/0,2 = 3 mm
Có L = 8i1 => 9 vân sáng của λ1
mà tổng số vân sáng là N = 20 vân
=> λ2 có 11 vân sáng => 10i2 = 24 => i2 = 2,4 mm
Lại có : λ2 = i2.a/D = 2,4 .0,2/1 = 0,48.10-6 m
Câu 9: A
+) λ1/λ2 = 450/600 = 3/4
=> khoảng vân trùng i = 4.λ1.D/a = 4.0,45.2/0,5 = 7,2 mm
số vân sáng trùng nhau của hai bức xạ trên đoạn MN là :
N = [ON/i] - [OM/i] = 3 - 0 = 3
Câu 10: B
khoảng cách giữa vân sáng bậc 2 màu đỏ λđ = 0,76 µm và vân sáng bậc 2 màu tím λt = 0,4 µm = bề rộng của
quang phổ bậc 2

=> L = 2.(λđ - λt).D/a = 2.(0,76 - 0,4).2/0,3 = 4,8 mm
Câu 11: A
+) Vị trí vân sáng màu đỏ bậc hai là:


Tải file Word tại website – Hotline : 096.79.79.369

xđ = 2. λđ.D/a = 2.0,76.1,2/2 = 0,912 mm
+) Vị trí vân sáng màu lục bậc năm là:
xl = 5. λl.D/a = 5.0,48.1,2/2 = 1,44 mm
=> khoảng cách cần tìm là x = xl - xđ = 1,44 - 0,912 = 0,528 mm
Câu 12: A
Bề rộng của quang phổ liên tục bậc 3 là :
L = 3.(λđ - λt).D/a = 3.(0,75 - 0,4).2/1 = 2,1 mm
Câu 13: D
khoảng vân i = λ.D/a = 0,59.2/1 = 1,18 mm
=> L = 7,67 = 6,5.i
=> M là vân tối thứ 7
Câu 14: B
khoảng vân i = λ.D/a = 0,6.1,5/0,5 = 1,8 mm
có L = 5,4 = 3.1,8
=> M là vân sáng bậc 3
Câu 15: B
khoảng vân i = λ.D/a = 0,6.2/1 = 1,2 mm
mà x = 2,4 = 2.1,2 = 2i
=> M là vân sáng bậc 2
Câu 16: E
Vị trí vân tối tại M là x = (k + 0,5). λ.D/a
<=> 8 = (k + 0,5).λ.2/0,4
=> λ = 1,6/(k + 0,5)

mà ánh sáng trắng có bước sóng từ 0,4 µm đến 0,76 µm
=> 0,4 < 1,6/(k + 0,5) < 0,76
=> 1,6 < k < 3,5 => k = 2 và k = 3
+) k = 2 => λ = 1,6/2,5 = 0,64 µm
+) k = 3 => λ = 1,6/3,5 = 0,46 µm
Câu 17: B
+) Vị trí vân sáng bậc 4 của ánh sáng vàng là :
x = 4.λv.D/a = 4.0,6.1,6/0,8 = 4,8 mm
+) Vị trí vân sáng trùng với vân sáng bậc 4 của ánh sáng vàng là:
x = k.λ.D/a = 4,8
=> λ = 2,4/k
mà ánh sáng trắng có bước sóng từ 0,38 µm đến 0,76 µm
=> 0,38 < 2,4/k < 0,76 => 3,16 < k < 6,32
hay k = 4 và k = 5 và k = 6
+) k = 4 => λ = 2,4/4 = 0,60 µm (trùng với λv )
+) k = 5 => λ = 2,4/5 = 0,48 µm
+) k = 6 => λ = 2,4/6 = 0,40 µm
Câu 18: C
ta có x1 = x2 => k1.λ1 = k2.λ2
=> λ2 = 4.0,51/k2 = 2,04/k2
mà λ2 có giá trị từ 0,60 µm đến 0,70µm
=> 0,6 < 2,04/k2 < 0,7
=> k2 = 3 => λ2 = 2,04/3 = 0,68µm
Câu 19: B


Tải file Word tại website – Hotline : 096.79.79.369

khoảng cách giữa 5 vân sáng liên tiếp trên màn là 4 mm
=> 4i = 4 => i = 1 mm

Số vân sáng trong CE là:
N = [OE/i] - [OC/i] = 15 - 2 = 13
Câu 20: A
khoảng cách giữa 6 vân sáng liên tiếp trên màn là 6 mm
=> 5i = 6 => i = 1,2 mm
Số vân sáng trong khoảng MN là
N = [OM/i] + [ON/i] + 1 = 2 + 11 + 1 = 14
Câu 21: B
khoảng vân i = λ.D/a = 0,5.2/0,5 = 2 mm
Số vân sáng quan sát được là : Ns = 2.[17/2i] + 1 = 9
Số vân tối là : Nt = 2.[17/2i + 0,5] = 8
Câu 22: B
khoảng vân không đổi => λ.D/a = λ.D'/a'
<=> D/0,75 = D'/0,72
=> D'/D = 0,72/0,75 = 0,96
Câu 23: B
khoảng dịch chuyển x = 30.i = 30. λ.D/a = (n - 1).e.D/a
=> Độ dày của mica là e = 30 λ/(n - 1) = 30.0,45/0,6 = 22,5 µm
Câu 24: B
khoảng vân dịch chuyển 1 đoạn
x = (n - 1).e.D/a = (1,5 - 1).1.3/1,5 = 1 mm
Câu 25: C
Câu 26: B
Câu 27: B
Câu 28: A
Dời S theo phương song song với hai khe về phía S2 thì khoảng cách và chiều dịch chuyển của vân sáng trung
tâm (bậc 0) là:
=4 mm
Và ngược chiều với S
Câu 29: D

Công suất trung bình
=18,75.1016
Câu 30: B
Bước sóng ngắn nhất của tia X


Tải file Word tại website – Hotline : 096.79.79.369

Vậy bước sóng giảm 28.6%



×