Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

25 ôn tập dòng điện xoay chiều đề 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.67 KB, 9 trang )

Tải file Word tại website – Hotline : 096.79.79.369

25 - Ôn tập Dòng điện xoay chiều - Đề 2
Câu 1: Trong mạch RLC mắc nối tiếp, độ lệch pha giữa dòng điện và hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch phụ
thuộc
A. Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch
B. Hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch
C. Cách chọn gốc tính thời gian
D. Tính chất của mạch điện
Câu 2: Trong mạch xoay chiều nối tiếp thì dòng điện nhanh hay chậm pha so với hiệu điện thế ở hai đầu của
đoạn mạch là tuỳ thuộc
A. R và C
B. L và C
C. L,C và ω
D. R,L,C và ω
Câu 3: Một mạch RLC nối tiếp, độ lệch pha giữa hđt ở hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện trong mạch
là φ = φu – φi = - π/4:
A. Mạch có tính dung kháng
B. Mạch có tính cảm kháng
C. Mạch có tính trở kháng
D. Mạch cộng hưởng điện
Câu 4: Cho một mạch điện xoay chiều gồm RLC mắc nối tiếp. Hệ số công suất cosφ = 0 khi và chỉ khi:
A. 1/Cω = Lω
B. P = Pmax
C. R = 0
D. U = UR
Câu 5: Trong đoạn mạch RLC, mắc nối tiếp đang xảy ra hiện tượng cộng hưởng. Tăng dần tần số dòng điện và
giữ nguyên các thông số của mạch, kết luận nào sau đây là không đúng?
A. Hệ số công suất của đoạn mạch giảm.
B. Cường độ hiệu của dòng điện giảm.
C. Hiệu điện thế hiệu dụng trên tụ điện tăng


D. Hiệu điện thế hiệu dụng trên điện trở giảm.
Câu 6: Một mạch điện gồm R = 60 Ω, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L = 0,4/ π H và tụ điện có điện dung C =
10^-4 / π F mắc nối tiếp, biết f = 50 Hz tính tổng trở trong mạch, và độ lệch pha giữa u và i?
A. 60 Ω; π /4 rad
B. 60 2 Ω; π /4 rad
C. 60 2 Ω; - π /4 rad
D. 60 Ω; - π /4 rad
Câu 7: Mạch điện gồm cuộn dây có điện trở R= 30 Ω, L = 0,6/ π H mắc nối tiếp vào tụ điện có điện dung C =
(100/ π)  F. Điện áp giữa hai đầu đoạn mach biến thiên điều hòa với tần số 50Hz. Tổng trở của đoạn mach?
A. 50 Ω
B. 40 Ω
C. 60 Ω
D. 45 Ω


Tải file Word tại website – Hotline : 096.79.79.369

Câu 8: Một đoạn mạch điện xoay chiều gồm R = 60 Ω, cuộn cảm thuần L = 0,2/ π H và C =10^ -3 /8 π F mắc
nối tiếp. Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch là: u = 100 2 cos100 π t V. Tìm độ lệch pha giữa dòng điện và hiệu
điện thế mắc vào hai đầu mạch điện?
A. π /4
B. - π /4
C. π /6
D. - π /6
Câu 9: Cho đoạn mạch RC mắc nối tiếp vào nguồn điện xoay chiều. Biết R = 30 Ω, và các điện áp như sau: UR
= 90V, UC = 150V, tần số dòng điện là 50Hz. Hãy tìm điện dung của tụ:
A. 50 F
B. 50.10^ -3 F
C. 10^ -3 /5 π F
D. không đáp án

Câu 10: Mạch RLC nối tiếp có R = 30Ω. Biết i trễ pha π/3 so với u ở hai đầu mạch, cuộn dây có ZL= 70Ω.
Tổng trở Z và ZC của mạch là:
A. Z = 60 Ω; ZC =18 Ω
B. Z = 60 Ω; ZC =12 Ω
C. Z = 50 Ω; ZC =15 Ω
D. Z = 70 Ω; ZC =28 Ω
Câu 11: Một cuộn dây có điện trở thuần 40 Ω. Độ lệch pha giữa điện áp hai đầu cuộn dây và dòng điện qua
cuộn dây là π /4 . Tính cảm kháng và và tổng trở của cuộn dây?
A. ZL = 50 Ω; Z = 50 2 Ω
B. ZL = 49 Ω; Z = 50 Ω
C. ZL = 40 Ω; Z = 40 2 Ω
D. ZL = 30 Ω; Z = 30 2 Ω
Câu 12: Mạch RLC mắc nối tiếp có C = 10^ -4 / π F; L = 1/ π H. Mạch điện trên được mắc vào dòng điện
trong mạch xoay chiều có f thay đổi. Tìm f để dòng điện trong mạch đạt giá trị cực đại?
A. 100 Hz
B. 60 Hz
C. 50 Hz
D. 120 Hz
Câu 13: Mạch RLC mắc nối tiếp khi đặt vào hai đầu mạch hiệu điện thế xoay chiều U = 50 V thì cường độ
dòng điện trong mạch là 2A. biết độ lệch pha giữa u và i là π /6. tìm giá trị điện trở trong mạch điện?
A. 12,5 Ω
B. 12,5 2 Ω
C. 12,5 3 Ω
D. 125 3 Ω
Câu 14: Mạch RLC mắc nối tiếp có L thay đổi được mắc vào mạch điện 200V - 50 Hz. Khi hiện tượng cộng
hưởng xảy ra công suất trong mạch là 100W. Tìm điện trở trong mạch?
A. 300 Ω
B. 400 Ω



Tải file Word tại website – Hotline : 096.79.79.369

C. 500 Ω
D. 600 Ω
Câu 15: Điện trở R = 30Ω và một cuộn dây mắc nối tiếp với nhau. Khi đặt hiệu điện thế không đổi 24V vào hai
đầu mạch này thì dòng điện qua nó là 0,6A.Khi đặt một hiệu điện thế xoay chiều có f = 50Hz vào hai đầu mạch
thì i lệch pha 450 so với hđt này. Tính điện trở thuần r và L của cuộn dây.
A. r = 11Ω; L = 0,17H
B. r = 13Ω; L = 0,27H
C. r = 10Ω; L = 0,127H
D. r = 10Ω; L = 0,87H
Câu 16: Câu 16: Mạch gồm R,C nối tiếp: R = 100Ω, tụ điện dung C.Biết f = 50 Hz, tổng trở của đoạn mạch là
Z = 100 2 Ω. Điện dung C bằng:
A. C = 10-4/ 2π(F)
B. C = 10-4/π(F)
C. C = 2.10-4/π(F)
D. C = 10-4/4π(F)
Câu 17: Mạch gồm 2 trong 3 phần tử R,L,C nối tiếp. Hđt ở hai đầu mạch và dòng điện trong mạch là u =
50 2 sin 100πt (V) và i = 2 2 cos (100πt - π/2) (A). Hai phần tử đó là những phần tử:
A. R ,C
B. R ,L
C. L ,C
D. Cả 3 đều sai
Câu 18: Trong một đọan mạch R,L,C mắc nối tiếp, lần lượt gọi U0R ,U0L, U0C là hiệu điện thế cực đại giữa hai
đầu điện trở, cuộn dây, tụ điện. Biết 2U0R = U0L = 2U0C .Xác định độ lệch pha giữa cường độ dòng điện và hiệu
điện thế
A. u sớm pha hơn i góc π/4
B. u trễ pha hơn i góc π/4
C. u sớm pha hơn i góc π/3
D. u sớm pha hơn i góc π/3

Câu 19: Một đoạn mạch xoay chiều gồm một điện trở thuần R = 100 Ω, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L = 1/ π
H và một tụ điện có điện dung C = 10^ -4 /2 π F mắc nối tiếp giữa hai điểm có hiệu điện thế u = 200 2 cos
100 π t V. Tính công suất của mạch khi đó.
A. 200 W
B. 100 2 W
C. 200 2 W
D. 100 W
Câu 20: Đặt vào cuộn dây có điện thở thuần r và độ tự cảm L một hiệu điện thế u = Uo cos 100πt (V). Dòng
điện qua cuộn dây là 10A và trễ pha π/3 so với u. Biết công suất tiêu hao trên cuộn dây là P = 200W. Giá trị của
Uo bằng:
A. 20 2 V
B. 40 V
C. 40 2 V


Tải file Word tại website – Hotline : 096.79.79.369

D. 80 V
Câu 21: Một đoạn mạch xoay chiều gồm 2 trong 3 phần tử R,L,C mắc nối tiếp. Hđt ở hai đầu mạch và
dòng điện trong mạch có biểu thức u = 2002cos(100πt - π/4) (V),
i = 102cos(100πt - π/2)
(A). Hai phần tử đó là những phần tử:
A. R,C
B. R,L
C. L,C
D. Cả 3 câu đều sai
Câu 22: Mạch RLC nối tiếp. Cho U = 200V; R = 40 3 Ω; L = 0,5/π(H); C = 10-3/9π(F);
f = 50Hz.
Cường độ hiệu dụng trong mạch là:
A. 2 A

B. 2,5 A
C. 4 A
D. 5 A
Câu 23: Mạch RLC nối tiếp: R = 70,4Ω; L = 0,487H và C = 31,8μF. Biết I = 0,4A; f = 50Hz. Hiệu điện thế
hiệu dụng ở hai đầu đoạn mạch là:
A. 15,2 V
B. 25,2 V
C. 35,2 V
D. 45,2 V
Câu 24: Mạch gồm điện trở, cuộn thuần cảm và tụ điện nối tiếp. Biết hiệu điện thế hiệu dụng là UR = 120V, UC
= 100V, UL = 50V. Nếu mắc thêm một tụ điện có điện dung bằng giá trị và song song với tụ điện nói trên thì
hiệu điện thế trên điện trở là bao nhiêu? Coi hđt hai đầu mạch là không đổi.
A. 120 V
B. 130 V
C. 140 V
D. 150 V
Câu 25: Đoạn mạch r,R,L,C mắc nối tiếp. Trong đó r = 60Ω, C = 10-3/5π(F); L thay đổi
được. Đặt vào
hai đầu mạch một hiệu điện thế xoay chiều luôn ổn định
u =100 2 cos100πt (V). Khi đó cường độ dòng điện qua L có dạng i = 2 cos100πt (A). Điện trở R và độ tự
cảm của cuộn dây L là:
A. R = 100Ω; L = 1/2π(H)
B. R = 40Ω; L = 1/2π(H)
C. R = 80Ω; L = 2/π(H)
D. R = 80Ω; L = 1/2π(H)
Câu 26: Mạch gồm cuộn dây có ZL = 20Ω và tụ điện có C = 4.10-4/π(F) mắc nối tiếp. Dòng điện qua mạch là i
= 2 sin(100πt + π/4)(A). Để Z = ZL+ZC thì ta mắc thêm điện trở R có giá trị là:
A. 0 Ω
B. 20 Ω
C. 25 Ω

D. 20 5 Ω


Tải file Word tại website – Hotline : 096.79.79.369

Câu 27: Mạch RLC nối tiếp: L = 1/π(H), C = 400/π(µF). Đặt vào hai đầu mạch hđt

u=

120 2 cos2πft (V) có tần số f thay đổi được. Thay đổi f để trong mạch có cộng hưởng. Giá trị của f bằng:
A. 200 Hz
B. 100 Hz
C. 50 Hz
D. 25 Hz
Câu 28: Dòng điện chạy qua đoạn mạch xoay chiều có dạng i=2cos100t (A), hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn
mạch có giá trị hiệu dụng là 12V và sớm pha π /3 so với dòng điện. Biểu thức của hiệu điện thế giữa hai đầu
đoạn mạch là:
A. u=12cos100 π t (V)
B. u=12 2 cos100 π t (V)
C. u=12 2 cos (100 π t - π /3) (V)
D. u=12 2 cos (100 π t + π /3) (V)
Câu 29: Đặt vào hai đầu cuộn dây có điện trở r = 100Ω, L = 1/π(H) một hđt u = 200 2 cos(100πt + π/3)(V).
Dòng điện trong mạch là:
A. i = 2 2 cos(100πt + π/12) A
B. i = 2cos(100πt + π/12) A
C. i = 2 2 cos(100πt - π/6) A
D. i = 2 2 cos(100πt - π/12) A
Câu 30: Điện trở R = 80Ω nối tiếp với cuộn thuần cảm L = 0,8/π(H) vào hđt
u = 120 2 cos(100πt + π/4) (V). Dòng điện trong mạch là:
A. i = 1,5 cos(100πt + π/2)(A)

B. i = 1,5 2 cos(100πt + π/4)(A)
C. i = 1,5 2 cos(100πt)(A)
D. i = 1,5 cos(100πt)(A)
ĐÁP ÁN & LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: D
Độ lệch pha  giữa u và i được tính bởi công thức :
tan  = (ZL -Zc )/R
vì R >0 =>tan  phụ thuộc vào ZL và Zc =>phụ thuộc tính chất mạch điện
Câu 2: C
Độ lệch pha  giữa u và i được tính bởi công thức :
tan  = (ZL -Zc )/R
vì R >0 =>tan  phụ thuộc vào ZL và Zc
=>sự nhanh pha hay chậm pha phụ thuộc vào L ,C , ω
Câu 3: A
Độ lệch pha  giữa u và i được tính bởi công thức :


Tải file Word tại website – Hotline : 096.79.79.369

tan  = (ZL -Zc )/R =tan( - π /4) = -1 =>Zc - ZL =R
vì R > 0 =>Zc > ZL =>mạch có tính dung kháng
Câu 4: C
cosφ = R / (√R² + (ZL –Zc )²)
để hệ số công suất cosφ = 0 thì R=0
Câu 5: C
mạch cộng hưởng thì ZL =Zc =>Z =R
khi tăng dần tần số dòng điện và giữ nguyên các thông số của mạch thì ZL tăng Zc giảm => Z tăng
=>cos  =R/Z giảm và I giảm => A,B,D đúng
vì Zc và I giảm => Uc =I.Zc cũng giảm => C sai
kết luận không đúng là C

Câu 6: C
ta có :R=60  , ZL=40  , Zc =100 
tổng trở trong mạch là Z= √R² + (ZL –Zc )² = 60 2 
độ lệch pha giữa u và i là tan  = ( ZL- Zc )/R = -1 =>  = - π /4 rad
Câu 7: A
ta có:R=30  , ZL= 60  ,Zc=100 
Z = √R² + (ZL –Zc )² =50 
Câu 8: A
ta có: R=60  ,ZL = 20  ,Zc =80 
độ lệch pha  giữa dòng điện và hiệu điện thế mắc vào hai đầu mạch điện là
tan  = (Zc -ZL )/R =1 =>  = π /4
Câu 9: C
ta có I=UR /R =3 A
=> Zc=U /I =50 
=>C =1 / (2 π f.Zc ) = 10^ -3 /5 π (F)
Câu 10: A
gọi  là độ lệch pha của u và i =>tan  = ( ZL-Zc )/R =tan (π /3)
=> ZL -Zc = R 3 => Zc = 70 -30 3 =18 
=> Z= √R² + (ZL –Zc )² = 60 
Câu 11: C
gọi  là độ lệch pha giữa điện áp hai đầu cuộn dây và dòng điện qua cuộn dây
=>tan  = ZL/R =tan ( π /4) => ZL =R = 40 
=> Z =√R² + Zʟ² =40 2 
Câu 12: C
để dòng điện trong mạch đạt giá trị cực đại thì mạch xảy ra hiện tượng cộng hưởng
=> ZL = Zc => f =1 / (2 π LC ) = 50 Hz


Tải file Word tại website – Hotline : 096.79.79.369


Câu 13: C
ta có: Z= U/I =25 
gọi độ lệch pha  giữa u và i là π /6 => cos  =R/Z =cos (π /6 )
=> R = Z.cos (π /6 ) = 12,5 3 
Câu 14: B
khi cộng hưởng xảy ra thì P =Pmax = U² /R
=> R = U² /P =400 
Câu 15: C
Khi đặt hiệu điện thế không đổi thì Z =R + r = U/I = 40 
=> r =10 
Khi đặt một hiệu điện thế xoay chiều có f = 50Hz vào hai đầu mạch thì i lệch pha 450 so với hđt này
=>tan  =ZL /(R + r) =1 => ZL = 40  => L= ZL /2 π f = 0,127 H
Câu 16: B
ta có: Z = √ R² +Zc² => Zc = 100 
mà Zc =1 /(2 π f.C) =>C = 1 / (2 π f.Zc) = 10-4/π (F)
Câu 17: C
ta có : u= 50 2 sin 100πt = 50 2 cos ( 100πt - π/2)
i = 2 2 cos (100πt - π/2)
=> u và i cùng pha => mạch chứa 2 phần tử L và C
Câu 18: A
Vì 2U0R = U0L = 2U0C
=> 2UR =UL =2Uc =>UR =Uc và UL= 2Uc
Gọi  là độ lệch pha giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế
=>tan = (Uc -UL)/UR = -1 => = -π/4
=> u sớm pha hơn i góc π/4
Câu 19: A
ta có : R= 100 Ω , ZL = 100 Ω ,Zc = 200 Ω
=> Z = √ R² + (Zʟ - Zc )² = 100 2 Ω
công suất của mạch khi đó là P = U².R / Z² = 200 W
Câu 20: C

Gọi  là độ lệch pha giữa u và i =>cos  = cos (π/3) =1/2công suất tiêu hao trên cuộn dây là P = UIcos  =>
U=P / (Icos  ) = 40 V=> Uo = U 2 = 40 2 V
Câu 21: B
ta có :  u -  i = π/4 => u nhanh pha hơn i một góc π/4
=> mạch gồm 2 phần tử là R ,L
Câu 22: B


Tải file Word tại website – Hotline : 096.79.79.369

ZL = 50 Ω , Zc = 90 Ω
=> Z = √ R² + (Zʟ - Zc )² = 80 Ω
=> Cường độ hiệu dụng trong mạch là:I = U / Z = 2,5 A
Câu 23: C
ZL = 153 Ω , Zc = 100 Ω
=> Z = √ R² + (Zʟ - Zc )² =88,1 Ω
Hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu đoạn mạch là:U = I.Z = 35,2 V
Câu 24: B
ta có : U = √ Uʀ² + ( Uʟ - Uc )² = 130 V
khi mắc thêm một tụ điện có điện dung bằng giá trị và song song với tụ điện nói trên thì C tăng 2 lần =>Zc giảm
2 lần => Uc' =Uc /2 =50 V = UL
do đó mạch cộng hưởng điện => UR'=U =130 V
Câu 25: B
vì u cùng pha với i =>mạch cộng hưởng điện => ZL = Zc
mà Zc =50 Ω => L = 1/2π(H)
khi đó Z = R + r = U / I = 100 Ω
=> R = 40 Ω
Câu 26: D
Zc = 25 Ω , ZL = 20 Ω
Để Z = ZL+ZC thì Z =45 Ω

mà Z = √ R² + (Zʟ - Zc )² =>R = 20 5 Ω
Câu 27: D
Thay đổi f để trong mạch có cộng hưởng => ZL =Zc
=> f =1/(2 π. LC ) = 25 Hz
Câu 28: D
vì hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch có giá trị hiệu dụng là 12V và sớm pha π /3 so với dòng điện =>  u
=  i + π /3 = π /3
=>Biểu thức của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là:
u=12 2 cos (100 π t + π /3) (V)
Câu 29: B
ZL = 100 Ω ,r =100 Ω
=> Z = √ r² + Zʟ² = 100 2 Ω
Dòng điện trong mạch là: I = U / Z = 2 A
độ lệch pha của u và i là tan  = ZL/r =1 =>  = π /4 =  u -  i
=>  i = π /12
=>i = 2cos(100πt + π/12) A
Câu 30: D
ZL =80 Ω ,R =80 Ω


Tải file Word tại website – Hotline : 096.79.79.369

=>Z = √ R² + Zʟ² =80 2 Ω
=>cường độ dòng điện trong mạch là Io = Uo /Z = 1,5 A
độ lệch pha của u so với i là tan  =ZL /R =1 =>  = π /4 =  u -  i
=>  i =0
biểu thức : i = 1,5 cos(100πt)(A)




×