Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

KHẢO SÁT CƯỜNG LỰC VÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG BẮP LAI TẠI THÔN 1 – LIÊN ĐẦM – DI LINH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 96 trang )

i

KHẢO SÁT CƯỜNG LỰC VÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ
GIỐNG BẮP LAI TẠI THÔN 1 – LIÊN ĐẦM – DI LINH
LÂM ĐỒNG

Tác giả

NDÒNG JRAH NGGWÂN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư nghành Nông học

Giáo viên hướng dẫn

PGS.TS LÊ QUANG HƯNG

Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 07 năm 2011


ii

LỜI CẢM TẠ
Con xin chân thành cảm ơn cha mẹ đã sinh ra con, nuôi dạy con khôn lớn và
nên người. Xin gửi lời cảm ơn tới ông bà, cô cậu đã giúp đỡ động viên tinh thần để con
hoàn thành tốt đề tài.
Xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu, Ban Chủ Nhiệm Khoa Nông Học cùng
với Ủy ban nhân dân xã Liên Đầm- Di Linh- Lâm Đồng đã tạo điều kiện thuận lợi cho
em được thực hiện đề tài ở địa phương.
Em xin chân thành cảm ơn và biết ơn sâu sắc đến thầy Lê Quang Hưng đã tận
tình hướng dẫn để em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè cùng lớp đã nhiệt tình giúp đỡ và động viên tôi


vượt qua mọi khó khăn trong quá trình học tập cũng như trong quá trình thực hiện đề
tài.
TP.HCM tháng 7 năm 2011.
Sinh viên: Ndòng Jrah Nggwân.


iii

TÓM TẮT
Đề tài “ Khảo sát cường lực và năng suất của một số giống bắp lai tại thôn ILiên Đầm- Di Linh- Lâm Đồng”, được tiến hành tại phòng công nghệ hạt giống khoa
Nông học trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh và tại thôn I- Liên ĐầmDi Linh- Lâm Đồng.
Thí nghiệm được tiến hành qua 2 giai đoạn: trong phòng thí nghiệm và ngoài
đồng. Thí nghiệm gồm 10 giống bắp lai sau: A88, B9698, C919, DK9901, LVN10,
NK54, NK66, SSC586, SSC2095, 30Y87, được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn
ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại. Kết quả thu được như sau:
* Giai đoạn trong phòng thí nghiệm.
Qua thí nghiệm trong phòng đã khảo sát được cường lực của 10 giống bắp lai.
Kết quả thu được như sau: trong tất cả các giống thì giống 30Y87 có cường lực mạnh
nhất, tiếp theo là giống SSC586 nhưng tỉ lệ nảy mầm trong phòng của 2 giống này rất
thấp, giống 30Y87 chỉ đạt 72,5%, giống SSC586 đạt 73,75%. Các giống khác có
cường lực tương đối giống nhau, riêng giống B9698 có cường lực yếu nhất so với tất
cả các giống, trong đó giống NK66 có tỉ lệ nảy mầm đạt cao nhất là 95% và các giống
còn lại dao động từ 73,75 – 91, 25%.
* Giai đoạn thí nghiệm ngoài đồng.
Giống A88 có hệ số đồng ruộng là 99,32%, NK66 98,46% là 2 giống có hệ số
đồng ruộng cao và có tỉ lệ hao hụt ngoài đồng rất thấp tương ứng với 9,37% và 6,46%.
Các giống khác có hệ số đồng ruộng dao động từ 81,61 – 96,25% và tỉ lệ hao hụt ngoài
đồng tương đối cao đạt từ 17,83 – 36,58%.
Giống NK66 có tỉ lệ nảy mầm ngoài đồng cao nhất đạt 93,54%, thấp nhất là
giống 30Y87 đạt 63,42%. Các giống còn lại dao động từ 66,05 – 90,63%.

Các giống A88, C919, DK9901, NK66, SSC2095 là những giống mọc mầm
sớm nhất, đều mọc vào 4 NSG. Riêng giống B9698, NK54 là 2 giống có thời gian mọc
mầm lâu nhất, đều mọc vào 6 NSG. Các giống còn lại đều mọc vào 5 NSG
Thời gian sinh trưởng của giống SSC2095 ngắn nhất 94 NSG, tiếp theo là giống
B9698, SSC586 đều đạt 98 NSG. Các giống khác đều đạt từ 100 NSG trở lên, riêng
giống LVN10, NK54 có thời gian sinh trưởng kéo dài nhất đều đạt 107 NSG.


iv

Giống LVN10 có chiều cao cây cao nhất là 244,74 cm, thấp nhất là giống
B9698 đạt 192,98 cm. Các giống còn lại dao động từ 196,38 – 239,44 cm.
Giống có khẳ năng chống đỗ ngã tốt nhất là giống DK9901 và NK66, không có
cây bị đỗ ngã, giống SSC586 là giống có tỉ lệ đỗ ngã cao nhất đạt 42,12%.Các giống
còn lại có tỉ lệ đỗ ngả thấp dao động từ 0,43 – 3,78%.
Tất cả các giống đều bị nhiễm sâu bệnh, riêng giống 30Y87 có sức đề kháng rất
cao với bệnh đốm lá nhỏ, bệnh rỉ sắt, bệnh chỉ chiếm 0,74%.
Năng suất hạt/ô/14m2 đạt tương quan chặt với năng suất trái/ô /14m2 có hệ số r
= 0,89380. Năng suất hạt/ô/14m2 đạt tương quan khá với trái hữu hiệu/cây có hệ số r =
0,63363 và đạt tương quan khá với chiều cao đóng trái có hệ số r = 0,65513.
Giống LVN10 có năng suất hạt/ô đạt 10,6 kg, năng suất thực tế đạt 7.584 kg/ha,
là giống có năng suất cao nhất và lợi nhuận đạt trên 19 triệu đồng/ha. Giống có năng
suất hạt đứng thứ 2 sau LVN10 là giống NK66 có năng suất hạt/ô đạt 9,3 kg, năng suất
thực tế đạt 6.652 kg/ha và lợi nhuận đạt trên 12 triệu đồng. Các giống còn lại đạt lợi
nhuận từ 2 đến trên 6 triệu đồng/ha.


v

MỤC LỤC

Trang
Trang tựa.......................................................................................................................... i
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
Chương 1 .........................................................................................................................1
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ..................................................................................................................1
1.2 Mục đích và yêu cầu ..................................................................................................2
1.2.1 Mục đích .................................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu ...................................................................................................................2
1.3 Giới hạn đề tài ...........................................................................................................3
Chương 2 .........................................................................................................................4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................................4
2.1 Nguồn gốc di truyền và lịch sử thuần hóa .................................................................4
2.1.1 Nguồn gốc di truyền ...............................................................................................4
2.1.2 Lịch sử thuần hóa ...................................................................................................4
2.2 Đặc điểm thực vật học ...............................................................................................4
2.2.1 Rễ ............................................................................................................................4
2.2.2 Thân ........................................................................................................................5
2.2.3 Lá ............................................................................................................................5
2.2.4 Bông cờ và bắp .......................................................................................................5
2.2.4.1 Hoa đực (bông cờ) ...............................................................................................5
2.2.4.2 Hoa cái (bắp) .......................................................................................................5
2.2.5 Hạt bắp....................................................................................................................6
2.3 Tình hình sản xuất bắp trên thế giới và Việt Nam ....................................................6
2.3.1 Tình hình sản xuất bắp trên thế giới .......................................................................6
2.3.2 Tình hình sản xuất bắp tại Việt Nam ......................................................................7
2.4 Tình hình sản xuất bắp tại huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.......................................9
Chương 3 .......................................................................................................................10



vi

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................10
3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm............................................................................10
3.1.1 Thời gian...............................................................................................................10
3.1.2 Địa điểm ...............................................................................................................10
3.2 Điều kiện tự nhiên tại khu vực bố trí thí nghiệm ....................................................10
3.2.1 Đất đai...................................................................................................................10
3.2.2 Khí hậu .................................................................................................................10
3.3 Vật liệu thí nghiệm ..................................................................................................11
3.3.1 Giống ....................................................................................................................11
3.3.2Các vật liệu dùng trong phòng thí nghiệm ............................................................12
3.3.3 Các vật liệu dùng ngoài đồng ...............................................................................12
3.4 Phương pháp tiến hành nghiên cứu .........................................................................12
3.4.1 Nội dung nghiên cứu ............................................................................................12
3.4.2 Phương pháp thí nghiệm.......................................................................................13
3.4.2.1 Giai đoạn trong phòng thí nghiệm .....................................................................13
3.4.2.2 Giai đoạn ngoài đồng.........................................................................................13
3.5 Quy trình kỹ thuật trồng ..........................................................................................14
3.5.1 Chuẩn bị đất ..........................................................................................................14
3.5.2 Gieo hạt.................................................................................................................14
3.5.3 Chăm sóc và làm cỏ ..............................................................................................14
3.5.4 Bón phân ...............................................................................................................14
3.5.5 Tưới nước .............................................................................................................15
3.5.6 Phòng trừ sâu bệnh hại .........................................................................................15
3.5.7 Thu hoạch .............................................................................................................15
3.6 Phương pháp thu thập số liệu và các chỉ tiêu theo dõi ............................................15
3.6.1 Cách lấy mẫu ........................................................................................................15
3.6.2 Các chỉ tiêu theo dõi .............................................................................................15
3.6.2.1 Trắc nghiệm trong phòng thí nghiệm ................................................................15

3.6.2.2 Thời gian các giai đoạn sinh trưởng từ gieo đến ...............................................15
3.6.2.3 Đặc điểm hình thái thân cây ..............................................................................16
3.6.2.4 Đặc điểm hình thái trái ......................................................................................16


vii

3.6.2.5 Tình hình sâu bệnh ............................................................................................16
3.6.2.6 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ....................................................17
3.7 Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................................18
Chương 4 .......................................................................................................................19
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................................................19
4.1 Tỉ lệ nảy mầm và giá trị cường lực của 10 giống bắp lai trong phòng thí nghiệm .19
4.2 Thí nghiệm ngoài đồng ............................................................................................21
4.2.1 Hệ số đồng ruộng và tỉ lệ hao hụt hạt giống ngoài đồng của 10 giống bắp lai thí
nghiệm ...........................................................................................................................21
4.2.2 Tỷ lệ nảy mầm, ngày mọc mầm và thời gian trổ cờ của 10 giống bắp lai thí
nghiệm ...........................................................................................................................22
4.2.3 Thời phun râu, tung phấn và thời kỳ trái chín của 10 giống bắp lai thí nghiệm ..24
4.3 Chiều cao cây và số lá của 10 giống bắp lai thí nghiệm .........................................25
4.3.1 Chiều cao cây .......................................................................................................25
4.3.2 Số lá ......................................................................................................................27
4.4 Một số đặc điểm hình thái của thân cây ..................................................................28
4.4.1 Đường kính thân và chiều cao cây của 10 giống bắp lai ......................................28
4.4.2 Chiều cao đóng trái, tỉ lệ chiều cao đóng trái/chiều cao cây và tỉ lệ đỗ ngã ........29
4.5 Đặc điểm hình thái trái của 10 giống bắp lai thí nghiệm ........................................30
4.5.1 Chiều dài trái và chiều dài kết hạt của 10 giống bắp lai.......................................30
4.5.2 Đường kính trái, đường kính lõi và độ che phủ lá bi của 10 giống bắp lai ..........31
4.6 Tình hình sâu bệnh hại ............................................................................................32
4.7 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của 10 giống bắp lai .........................34

4.7.1 Trái hữu hiệu/cây, số hàng/trái, số hạt/hàng, tỉ lệ hạt/trái ....................................34
4.7.2 Trọng lượng 1000 hạt, năng suất trái/ô/14m2 quy về ẩm độ 14% và năng suất
hạt/ô/14m2 ......................................................................................................................35
4.7.3 Năng suất lý thuyết và năng suất thực tế của 10 giống bắp lai ............................37
4.8 Tương quan giữa năng suất hạt/ô/14 m2 với các chỉ tiêu theo dõi. .........................38
4.9 Hiệu quả kinh tế của 10 giống bắp lai .....................................................................40
Chương 5 .......................................................................................................................43
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...........................................................................................43


viii

5.1 Kết luận....................................................................................................................43
5.1.1 Kết quả trong phòng thí nghiệm ...........................................................................43
5.1.2 Kết quả thí nghiệm ngoài đồng ............................................................................43
5.2 Đề nghị ....................................................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................45
PHỤ LỤC ......................................................................................................................47


ix

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ao hạt sau khi sấy

Ẩm độ hạt sau khi sấy.

ANOVA

Analysis of variance


E (Emergence)

Tỉ lệ nảy mầm ngoài đồng

P

Xác suất

P.trái/ô

Trọng lượng trái trên ô

P.1000 hạt/ô

Trọng lượng 1000 hạt trên ô

NSG

Ngày sau gieo

NShạt/ô

Năng suất hạt trên ô

NSLT

Năng suất lý thuyết

Ns


Sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê

NSTT

Năng suất thực tế

NStrái/ô (14%)

Năng suất trái trên ô quy về ẩm độ 14%

Sô thí nghiệm:

Diện tích ô thí nghiệm

TLhạt/trái:

Tỉ lệ hạt trên trái


x

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Diện tích, năng suất, sản lượng cây bắp trên thế giới từ năm 1961 - 2008 .6
Bảng 2.2 Diện tích, năng suất, sản lượng bắp Việt Nam từ năm 1961 - 2009 ............8
Bảng 2.3 Diện tích, năng suất và sản lượng bắp đặt được qua 2 vụ gieo trồng của
huyện Di Linh năm 2008 – 2010 .................................................................................9
Bảng 3.1 Một số yếu tố khí tượng tại vùng khảo sát: ................................................11
Bảng 3.2: Nguồn gốc của các giống tham gia thí nghiệm .........................................12

Bảng 4.1 Tỉ lệ nảy mầm và giá trị cường lực của 10 giống bắp lai ...........................19
Bảng 4.2 Hệ số đồng ruộng và tỉ lệ hao hụt hạt giống ngoài đồng của 10 giống bắp
lai ................................................................................................................................21
Bảng 4.3 Tỉ lệ nảy mầm ngoài đồng, ngày mọc mầm và thời gian trổ cờ của 10
giống bắp lai thí nghiệm.............................................................................................23
Bảng 4.4 Thời gian phun râu, tung phấn và thời kỳ trái chín của 10 giống bắp lai ...24
Bảng 4.5 Chiều cao cây (cm) của 10 giống bắp lai qua các thời kỳ sinh trưởng.......26
Bảng 4.6 Số lá (lá/cây) của 10 giống bắp lai qua các thời kỳ sinh trưởng ................27
Bảng 4.7 Đường kính thân (cm) và chiều cao (cm) cây của 10 giống bắp lai ...........28
Bảng 4.8 Chiều cao đóng trái (cm), tỉ lệ chiều cao đóng trái/ chiều cao cây (%) và tỉ
lệ đỗ ngã (%) ..............................................................................................................29
Bảng 4.9 Chiều dài trái (cm) và chiều dài kết hạt (cm) của 10 giống bắp lai ............30
Bảng 4.10 Đường kính trái (cm), đường kính lõi (cm) và độ che phủ lá bi (điểm) của
10 giống bắp lai ..........................................................................................................31
Bảng 4.11 Tình hình sâu bệnh của 10 giống bắp lai ..................................................33
Bảng 4.12 Trái hữu hiệu/cây (trái), số hàng/trái (hàng), số hạt/hàng (hạt), tỉ lệ
hạt/trái (%) .................................................................................................................35
Bảng 4.13 Trọng lượng (P) 1000 hạt, năng suất trái (NST)/ô/14m2 quy đổi về ẩm độ
14% và năng suất hạt (NSH)/ô/14m2 .........................................................................36
Bảng 4.14 Năng suất lý thuyết và năng suất thực tế của 10 giống bắp lai ................37


xi

Bảng 4.15 Năng suất hạt/ô/14 m2, đặc điểm hình thái trái và đặc điểm hình thái câ ....
....................................................................................................................................38
Bảng 4.16 Tương quan giữa năng suất hạt/ô/14 m2 với các chỉ tiêu theo dõi. ..........39
Bảng 4.17 Tổng số tiền chi cho 420 m2 .....................................................................40
Bảng 4.18 Tổng số tiền chi của mỗi giống cho 420 m2 và 14 m2/ô ...........................41
Bảng 4.19 Lợi nhuận cho 14 m2 và 1 ha của 10 giống bắp thí nghiệm .....................42



xii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1. Tủ ủ hạt giống để tính tỉ lệ nảy mầm trong phòng.................................................... 47
Hình 2. Hạt bắp ủ trong tủ ................................................................................................. 47
Hình 3. Hạt giống DK9901 nảy mầm sau khi ủ .................................................................... 48
Hình 4. Hạt giống 30Y87 nảy mầm sau khi ủ ...................................................................... 48
Hình 5. Giai đoạn 20 ngày sau gieo .................................................................................... 49
Hình 6. Giai đoạn 30 ngày sau gieo .................................................................................... 49
Hình 7. Giai đoạn 40 ngày sau gieo .................................................................................... 50
Hình 8. Giai đoạn 50 ngày sau gieo .................................................................................... 50
Hình 9. Giai đoạn 60 ngày sau gieo .................................................................................... 51
Hình 10. Cảnh ruộng bắp giai đoạn chín ............................................................................. 52
Hình 11. Đặc điểm trái của 10 giống bắp lai ........................................................................ 53


1

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Bắp (Zea mays L.) thuộc họ hòa thảo (Gramineae) là cây lương thực đã có từ
lâu đời và được gieo trồng rộng khắp thế giới. là cây trồng đem lại lợi nhuận cao, góp
phần đảm bảo an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo và cải thiện đời sống cho một
số vùng đồng bào nghèo vùng sâu, vùng xa
Trên thế giới bắp được xếp thứ ba về diện tích, thứ hai về sản lượng và thứ nhất
về năng suất.

Nhu cầu sử dụng bắp làm thức ăn chăn nuôi tăng cao tại các nền kinh tế mới nổi
châu Á Thái Bình Dương và nhu cầu sử dụng bắp làm nhiên liệu sinh học như ethanol
ngày càng tăng tại các nền kinh tế phát triển, đặc biệt là ở Bắc Mĩ. Theo số liệu mới
nhất của Liên minh nhiên liệu tái tạo toàn cầu (GRFA), sản lượng ethanol thế giới năm
2010 tăng 17%, và dự kiến sẽ tăng thêm 15% trong năm 2011. Theo ước tính của
USDA, 36% lượng ngô của Mỹ trong niên vụ 2010/11 sẽ được dùng để sản xuất
ethanol.
Thị trường tiêu thụ bắp rộng lớn và nhu cầu sử dụng bắp phục vụ chăn nuôi, sản
xuất nhiên liệu sinh học ngày càng tăng đã đạt ra một vấn đề lớn đối các nước sản xuất
bắp là phải tăng cường nghiên cứu, lai tạo ra nhiều giống bắp lai mới có năng suất chất
lượng cao nhằm thay thế những giống bắp cũ có năng suất, chất lượng thấp nhằm đáp
ứng đủ sản lượng mà thị trường cần.
Ở nước ta, trước đây tình hình sản xuất bắp còn nhỏ lẻ, phân tán, chưa tập
trung, các giống bắp trồng chủ yếu là giống địa phương có năng suất và chất lượng
thấp nên không đủ sản lượng để cung cấp trong nước và xuất khẩu. Do nhu cầu của thị
trường thế giới về sử dụng bắp cho một số nghành như: chăn nuôi, công nghiệp sản
xuất cồn, tinh bột, bánh keo, sản xuất nhiên liệu sinh học ngày càng tăng nên giá cả


2

bắp trong những năm gần đây tăng lên đáng kể so với những năm trước. Trước tình
hình đó đã thúc đẩy các nhà khoa hoc, các nhà sản xuất bắp ở Việt Nam không ngừng
nghiên cứu, tuyển chọn, lai tạo ra nhiều giống bắp lai mới đạt năng suất cao, chất
lượng tốt nhằm đáp ứng đủ sản lượng cho nhu cầu trong nước và có thể cạnh tranh với
thị trường thế giới về xuất khẩu.
Quá trình nghiên cứu, lai tạo ra những giống bắp lai mới đã tạo ra triển vọng và
tương lai mới cho người trồng bắp. Trên thị trường ngoài những giống được nghiên
cứu và lai tạo trong nước còn có nhiều giống mới được nhập khẩu từ các nước khác để
bán nên gây nhiều khó khăn cho người trồng trong việc lựa chọn giống nào đạt năng

suất cao và phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng mà nông dân muốn trồng. Mỗi
giống khác nhau có sức chống chịu khác nhau về điều kiện khí hậu, thời tiết, đất đai,
sâu bệnh đối với từng vùng.
Để giải quyết những vấn đề mang tính cấp thiết trên thì đòi hỏi cần phải tiến
hành thí nghiệm để khảo sát một số giống được bán trên thị trường nhằm tuyển chọn ra
những giống bắp lai đạt năng suất cao nhất và phù hợp với điều kiện sinh thái của
vùng được khảo sát, từ đó sẽ loại bỏ được những giống kém chất lượng, không phù
hợp với điều kiện bất thuận của ngoại cảnh
Trước những yêu cầu của thực tế trên đề tài “Khảo sát cường lực và năng suất
của một số giống bắp lai tại thôn 1, xã Liên Đầm, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng”
đã được tiến hành nhằm chọn ra một số giống có cường lực mạnh và năng suất cao để
khuyến cáo đến nông dân.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Khảo sát tỉ lệ nảy mầm trong phòng và ngoài đồng, tính giá trị các cường lực và
năng suất của 10 giống bắp lai thí nghiệm.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi 10 giống bắp lai để chọn ra một số giống có cường lực và năng suất
cao nhất thích hợp với điều kiện sinh thái của vùng.
Theo dõi một số chỉ tiêu liên quan đến năng suất như: các giai đoạn sinh trưởng và
phát triển của cây, đặc điểm hình thái cây, đặc điểm hình thái trái, diễn biến sâu bệnh. Tính
năng suất thực tế trên từng ô thí nghiệm của 10 giống bắp lai thí nghiệm.


3

1.3 Giới hạn đề tài
Vào thời điểm thu hoạch trời mưa nhiều nên thời gian sinh trưởng của một số
giống kéo dài, mưa nhiều làm hạt của một số giống nảy mầm trên trái và phẩm chất
hạt bị giảm, công việc thu hoạch gặp khó khăn.



4

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Nguồn gốc di truyền và lịch sử thuần hóa
2.1.1 Nguồn gốc di truyền
- Bắp là con lai giữa Teosinte và thành viên không rõ thuộc chi Andropogoneae.
- Là con lai nhị bội tự nhiên giữa các loài Á châu thuộc chi Maydeae và
Andropogoneae
- Là con lai giữa bắp bọc, Teosinte và Tripsacum
- Là con lai của bắp bọc Nam Mỹ và Tripsacum Trung Mỹ với Teosinte.
- Bắp, Teosinte và Tripsacum bắt nguồn riêng rễ từ một dạng tổ tiên chung
- Teosinte là nguồn gốc của bắp sau một hoặc nhiều đột biến
2.1.2 Lịch sử thuần hóa
Người châu Âu biết đến cây bắp sau khi tìm ra châu Mỹ, bắp được đưa vào
châu Âu đầu tiên ở Tây Ban Nha vào khoảng năm 1494. Vào những năm đầu của thế
kỉ XVI bằng đường thủy các tầu Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Italia đã đưa dần cây bắp
lan ra hầu khắp các lục địa của thế giới cũ:
Năm 1517 bắp xuất hiện ở Ai Cập, Thổ Nhỉ Kỳ, Pháp, Đức.
Năm 1521 bắp đến đông Ấn Độ và quần đảo Indonesia.
Năm 1575 bắp đến Trung Quốc.
Bắp vào Việt Nam có thể thông qua 2 đường, từ Trung Quốc và Indonesia.
2.2 Đặc điểm thực vật học
2.2.1 Rễ
Bắp có rễ chùm tiêu biểu cho bộ rễ các cây họ hòa thảo. Bắp có ba loại rễ
chính: rễ mầm, rễ đốt, rễ chân kiềng.



5

2.2.2 Thân
Thân bắp thuộc họ hòa thảo, có đường kính từ 2 - 4cm tùy thuộc vào giống,
chiều cao khoảng 1,5 - 4m
Thân bắp trưởng thành bao gồm nhiều lóng nằm giữa các đốt và kết thúc bằng
bông cờ
2.2.3 Lá
Lá được cấu tạo bởi bản lá (phiến lá) và bẹ lá ôm chặt lấy thân và lưỡi lá (thìa
lìa)
Lá của các giống khác nhau thay đổi về số, về chiều dài, chiều rộng, độ dày,
lông tơ, màu lá, gốc lá, gân lá.
2.2.4 Bông cờ và bắp
Bắp là loại cây có hoa khác tính cùng gốc. Hai cơ quan sinh sản đực (bông cờ)
và cái (bắp) tuy cùng nằm trên một cây, song ở những vị trí khác nhau.
2.2.4.1 Hoa đực (bông cờ)
Hoa đực nằm ở đỉnh cây, xếp theo chùm gồm một trục chính và nhiều nhánh.
Hoa đực mọc thành bông nhỏ còn gọi là bông chết, bông con hoặc gié
Các gié mọc đối diện nhau trên trục chính hay trên các nhánh.
Mỗi bông nhỏ có hai hoa, mỗi hoa có ba nhị đực, mỗi nhị đực có một bao phấn,
mỗi bao phấn có hai ô và trong mỗi ô chứa khoảng 1000 - 2500 hạt phấn.
Mỗi bông cờ có từ 700 - 1400 hoa. Tổng cộng mỗi bông cờ cho từ 10 - 30 triệu
hạt phấn.
2.2.4.2 Hoa cái (bắp)
Hoa tự cái (trái bắp) phát sinh từ chồi nách các lá, song chỉ 1 - 3 chồi khoảng
giữa thân mới tạo thành bắp.
Hoa có cuống gồm nhiều đốt ngắn, mỗi đốt trên cuống có một lá bi bao bọc. Lá
bi thường không có phiến lá.
Trên trục đính hoa cái (cùi, lõi ngô), hoa mọc từng đôi bông nhỏ. Mỗi bông có
hai hoa, nhưng một hoa thoái hóa, chỉ còn một hoa tạo thành hạt. Phía ngoài có hai

mày: mày trong và mày ngoài.
Ngay sau mày ngoài quan sát thấy dấu vét của nhị đực và hoa cái thứ hai thoái
hóa, chính giữa là bầu hoa, trên bầu hoa có núm và vòi nhụy vươn dài và thành râu.


6

Trên râu có nhiều lông tơ và chất tiết làm cho hạt phấn bám vào và dễ nẩy
mầm.
2.2.5 Hạt bắp
Hạt bắp thuộc loại quả dính gồm năm phần chính: vỏ hạt, lớp alơron, phôi, nội
nhũ và chân hạt
Vỏ hạt bao xung quanh hạt là một màng nhãn
Lớp alơron nằm dưới vỏ hạt và bao lấy nội nhủ và phôi.
Nội nhũ là phần chính của hạt chứa các tế bào dự trữ chất dinh dưỡng. Nội nhũ
có hai phần: nội nhũ bột và nội nhũ sừng.
Phôi bắp chiếm 1/3 thể tích của hạt và gồm có các phần: ngù- phần ngăn cách
giữa nội nhũ và phôi, lá mầm, trụ dưới lá mầm, rễ mầm và chồi mầm.
2.3 Tình hình sản xuất bắp trên thế giới và Việt Nam
2.3.1 Tình hình sản xuất bắp trên thế giới
Năm 1961, năng suất bắp trung bình của thế giới chỉ xấp xỉ 2 tấn/ha, thì năm
2008 tăng gấp hơn 2,5 lần (đạt 5,1 tấn/ha), sản lượng đã tăng từ 204,2 triệu tấn lên
822,712 triệu tấn (gấp 4 lần), diện tích tăng từ 104,8 triệu lên 161,01 triệu hecta (hơn
1,5 lần). (Bảng 2.1)
Bảng 2.1 Diện tích, năng suất, sản lượng cây bắp trên thế giới từ năm 1961 - 2008
Năm

Bắp
Diện tích (1000 ha)


Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (1000tấn)

1961

104,8

2,00

204,2

2004

145,0

4,90

714,8

2005

145,6

4,80

696,3

2006


148,6

4,70

704,2

2007

157.85

4,97

784,65

2008

161,01

5,10

822,712

(Nguồn: Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 2011)
Trong những năm gần đây, ngoài những thành tựu mới trong chọn tạo giống lai
bằng phương pháp truyền thống, việc ứng dụng công nghệ sinh học tạo ra các giống
bắp chuyển gen có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh đã góp phần đưa năng suất bắp


7


bình quân của thế giới trong năm 2008 đã vượt qua ngưỡng 5 tấn/ ha lên 5,1 tấn/ha,
sản lượng đạt 822,712 triệu tấn. (Bảng 2.1)
Đến năm 2008, đã có 16 nước chấp nhận trồng cây bắp chuyển gen, nước trồng
bắp chuyển gen nhiều nhất là Hoa Kỳ, chiếm tới trên 50%. Theo Bộ nông nghiệp Hoa
Kỳ thì năm 2009 năng suất bắp của nước này đạt 11,43 tấn/ha, trong đó bang
Washington và Oregon đạt năng suất bình quân 14,87 tấn/ha. Theo số liệu của FAO,
2004 Ixraen là nước có năng suất bắp tới 16 tấn/ha (cao nhất thế giới), cũng là nhờ ứng
dụng công nghệ cao.
Trong sản xuất bắp của thế giới, Hoa Kỳ là nước sản xuất gần 50% tổng sản
lượng, còn lại là do các nước khác sản xuất. Sản lượng bắp xuất khẩu trên thế giới
trung bình hàng năm khoảng trên 80 triệu tấn. Trong đó, Hoa Kỳ luôn là nước xuất
khẩu chiếm trên 50%. Năm 2009 Hoa Kỳ xuất 53,5 triệu tấn trong tổng số 85 triệu tấn
bắp xuất khẩu trên thế giới (chiếm 55 - 60%), còn lại Nhật Bản chiếm 40%, Mexico
19%, Hàn Quốc 6% và Đài Loan 6%.
2.3.2 Tình hình sản xuất bắp tại Việt Nam
Trước đây, sản xuất bắp ở Việt Nam còn nhỏ lẻ và phân tán, chủ yếu là tự cung
tự cấp theo nhu cầu của hộ nông dân. Tại một số vùng miền núi các giống bắp được
trồng đều là các giống truyền thống của địa phương, giống cũ nên năng suất rất thấp.
Vào thập kỷ 60 của thế kỷ trước, diện tích bắp Việt Nam chưa đến 300 nghìn
hecta, năng suất chỉ đạt trên 1 tấn/ha, đến đầu những năm 1980 cũng không cao hơn
nhiều, chỉ ở mức 1,1 tấn/ha, sản lượng đạt khoảng hơn 400.000 tấn (bảng 2.3), do vẫn
trồng các giống bắp địa phương với kỹ thuật canh tác lạc hậu. (Theo Viện nghiên cứu
ngô)
Từ giữa những năm 1980, nhờ hợp tác với Trung tâm Cải tạo Bắp và Lúa mỳ
Quốc tế (CIMMYT), nhiều giống bắp cải tiến đã được đưa vào trồng góp phần nâng
năng suất bắp lên gần 1,5 tấn/ha.
Ngành sản xuất bắp nước ta thực sự có những bước tiến nhảy vọt từ đầu những
năm 1990 đến nay, do việc tạo được các giống bắp lai và mở rộng diện tích trồng bắp
lai trong sản xuất, kết hợp áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác theo nhu cầu của
giống mới.



8

Năm 1991, diện tích trồng giống lai chưa đến 1% trên 430 nghìn hecta trồng
bắp; năm 2006, giống lai đã chiếm khoảng 90% diện tích trong hơn 1 triệu hecta bắp
cả nước, trong đó giống do các cơ quan nghiên cứu trong nước chọn tạo và sản xuất
chiếm từ 58-60% thị phần trong nước, số còn lại là của các công ty liên doanh với
nước ngoài. Trong đó, giống bắp lai do Viện nghiên cứu ngô (Viện Khoa học Nông
nghiệp Việt Nam) tạo ra chiếm tới 90% lượng giống lai của Việt Nam.
Từ năm 2006, năng suất và sản lượng bắp của Việt Nam đã có những bước tiến
nhảy vọt cao nhất từ trước đến nay. Tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản
lượng bắp của Việt Nam cao hơn nhiều lần của thế giới, lợi nhuận trồng bắp lai cao
hơn hẳn các loại cây trồng khác.
Năm 2008, diện tích trồng bắp của cả nước (trong đó 90% diện tích là bắp lai)
đạt 1.126.000 ha, tổng sản lượng trên 4.531.200 tấn, (bảng 2.2). (Theo Viện nghiên cứu
ngô)
Bảng 2.2 Diện tích, năng suất, sản lượng bắp Việt Nam từ năm 1961 - 2009
Năm

Diện tích (1000 ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (1000tấn)

1961

300,0


1,00

300,0

1980

360,0

1,10

400,0

1990

432,0

1,55

671,0

1995

557,0

2,11

1177,0

2000


730,2

2,75

2005,9

2003

912,7

3,44

3136,3

2004

991,1

3,46

3430,9

2005

1052,6

3,60

3787,1


2006

1033,1

3,73

3854,5

2007

1067,9

3,85

4107,5

2008

1126,0

4,02

4531,2

2009

1170,9

4,30


5031,0

(Nguồn: Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 2011).
Năm 2009, diện tích đạt 1.170.900 ha, tổng sản lượng lên tới trên 5.031000 tấn,
cao nhất từ trước tới nay, (bảng 2.2). Các giống bắp lai của Việt Nam bước đầu cũng


9

đã xuất bán sang các nước Bangladesh, Cam-pu-chia, Lào, Quảng Tây -Trung Quốc,
Pakistan, Indonesia, Ấn Độ.
2.4 Tình hình sản xuất bắp tại huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng
Di Linh là một huyện thuộc tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Di Linh, ở độ
cao 1000 m so với mặt nước biển. Di Linh là vùng đất Bazan màu mỡ, có tổng diện
tích tự nhiên hơn 162.000 ha; trong đó, có 47.000 ha đất nông nghiệp và có khí hậu ôn
hòa quanh năm là điều kiện thuận lợi để trồng các loại công nghiệp ngắn ngày, dài
ngày và cây lương thực trong đó có cây bắp.
Khí hậu ở Tây Nguyên được chia làm hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến hết
tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, trong đó tháng 3 và tháng 4 là hai tháng
nóng và khô nhất. Di Linh nằm trong khu vực Tây Nguyên nên điều kiện khí hậu chịu
ảnh hưởng bởi khu vực này và chia làm 2 mùa mưa, nắng rõ rệt như trên. Ở đây các
loại rau màu, cây lương thực có thể trồng được 2 vụ nhưng vào mùa khô phải chủ
động nguồn nước tưới.
Cây lương thực chủ yếu được trồng của huyện là lúa và bắp. Qua bảng 2.3 cho
thấy bắp vụ 1 có diện tích lớn nhưng năng suất thấp là do vụ 1 được trồng vào mùa
mưa bắt đầu từ tháng 5 – 10, mùa này sâu bệnh phát triển mạnh nên năng suất thấp;
bắp vụ 2 diện tích giảm nhưng năng suất tăng so với vụ 1, do vụ này được tiến hành
vào mùa khô (tháng 11- 4) trồng ở những vùng chủ động được nguồn nước tưới, ít bị
ảnh hưởng của sâu bệnh nên năng suất tăng.
Bảng 2.3 Diện tích, năng suất và sản lượng bắp đặt được qua 2 vụ gieo trồng của

huyện Di Linh năm 2008 – 2010
Bắp vụ 1
Năm

Bắp vụ 2
Năng

Sản

suất

lượng

(tạ/ha)

(tấn)

900

56

5040

8477,6

922

50

4610


8320

701

50

3505

Sản

Diện tích

Năng suất

(ha)

(tạ/ha)

2008

2400

45

10800

2009

2116,6


41,1

2010

2065

40,3

lượng
(tấn)

Diện tích
(ha)

(Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, 2010).


10

Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm
3.1.1 Thời gian
Đề tài được tiến hành từ ngày 7/3/2011 – 10/7/2011.
3.1.2 Địa điểm
Các giai đoạn thử nghiệm nảy mầm bắt đầu từ ngày 7/3/2001 đến 11/3/2011
được thực hiện tại phòng Công nghệ hạt giống, khoa Nông học trường Đại học Nông
Lâm TP. HCM.
Giai đoạn ngoài đồng bắt đầu từ ngày 18/3/2011 đến 10/7/2011 được thực hiện

tại thôn 1, xã Liên Đầm, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.
3.2 Điều kiện tự nhiên tại khu vực bố trí thí nghiệm
3.2.1 Đất đai
Đất thí nghiệm là đất thịt pha sét, địa hình hơi dốc.
Thành phần thảm thực vật chủ yếu là cỏ đồng tiền, cỏ ống.
3.2.2 Khí hậu
Huyện Di Linh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên theo độ
cao, khí hậu ôn hòa quanh năm, thuân lợi cho việc phát triển các loại cây trồng vật
nuôi có nguồn gốc á nhiệt nhiệt đới và nhiệt đới.
Bảng 3.1 cho thấy :
Nhiệt độ trung bình biến động từ 21,6 – 24,1oc, ẩm độ trung bình biến động từ
82 – 88%, lượng mưa biến động từ 215,2 – 243,8 mm/tháng, số giờ nắng biến dộng từ
101,8 – 148,9 giờ/tháng.
Thời điểm gieo hạt vào tháng 3, qua bảng 3.1 có thể thấy nhiệt độ, ẩm độ trung
bình vào tháng này tương đối thấp, lượng mưa ít, số giờ nắng cao nên gặp khó khăn
trong việc cung cấp nước và gây ảnh hưởng tới tỉ lệ nảy mầm của hạt bắp.


11

Bảng 3.1 Một số yếu tố khí tượng tại vùng khảo sát:
Tháng

Nhiệt độ trung

Ẩm độ trung

Lượng mưa trung

Số giờ nắng trung


bình (0c)

bình (%)

bình (mm/tháng)

bình (giờ/tháng)

3

21,6

83

215,2

148,9

4

22,4

82

243,8

180,7

5


23,5

86

223,6

180,7

6

24,1

88

235,5

101,8

(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, 2011)
Trong thời gian thí nghiệm tháng 4 là tháng có lượng mưa cao nhất, đây là giai
đoạn cây bắp phát triển thân, lá mạnh nên khá thích hợp cho cây sinh trưởng và phát
triển
Vào tháng 6 nhiệt độ trung bình vẫn còn thấp, ẩm độ trung bình tương đối cao
hơn so với tháng 3, lượng mưa nhiều, số giờ nắng giảm so với tháng 3 nên làm kéo dài
thời gian sinh trưởng cùa một giống bắp lai thí nghiệm và gặp khó khăn trong quá
trình thu hoạch,
3.3 Vật liệu thí nghiệm
3.3.1 Giống
Thí nghiệm gồm 10 giống bắp lai có triển vọng thu thập từ các cơ quan đơn vị

khác nhau ở Việt Nam


12

Bảng 3.2: Nguồn gốc của các giống tham gia thí nghiệm
Nghiệm thức

Giống

Nguồn gốc

1

A88

Cty TNHH hạt giống C.P. Việt Nam

2

B9698

Cty TNHH một thành viên Bioseed Việt Nam

3

C919

Cty Monsanto Việt Nam


4

DK9901

Cty Monsanto Việt Nam

5

LVN10

Cty cổ phần giống cây trồng miền Nam

6

NK54

Cty TNHH Syngenta Việt Nam

7

NK66

Cty TNHH Syngenta Việt Nam

8

SSC586

Cty cổ phần giống cây trồng miền Nam


9

SSC2095

Cty cổ phần giống cây trồng miền Nam

10

30Y87

Pioneer Hi-Bred (Thailand) Co., Ltd.

3.3.2Các vật liệu dùng trong phòng thí nghiệm
Đĩa petri, giấy thấm, bịch nilon.
3.3.3 Các vật liệu dùng ngoài đồng
Công thức bón phân hóa học cho 1 ha: 250N - 350P2O5 - 120KCl + 1000CaO +
8 tấn phân chuồng
Phân đạm dùng ure 46% N = 543 kg/ha
Phân lân dùng super lân 14% P2O5 = 2500 kg/ha
Phân kali dùng kali clorua 60% KCl = 200 kg/ha
Thuốc bảo vệ thực vật: Basudin 10H dùng phòng ngừa sâu hại
3.4 Phương pháp tiến hành nghiên cứu
3.4.1 Nội dung nghiên cứu
Xác định cường lực và tỉ lệ nảy mầm của các giống bắp lai trong phòng thí
nghiệm trước khi gieo trồng.
Theo dõi các giai đoạn sinh trưởng, khả năng chống đổ ngã, tình hình sâu bệnh,
các yếu tố cấu thành năng suất và tính năng suất của 10 giống bắp lai trong thời gian
thí nghiệm ngoài đồng.



13

3.4.2 Phương pháp thí nghiệm
3.4.2.1 Giai đoạn trong phòng thí nghiệm
Khảo sát tỉ lệ nảy mầm và thời gian nảy mầm của 10 giống bắp lai thí nghiệm.
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD: Complete
Randomized Design) với 4 lần lặp lại và 10 giống. Mỗi lần lặp lại cho 20 hạt vào đĩa
petri đã xếp 2 miếng giấy lọc sẵn và đủ ẩm để hạt nảy mầm tốt. Dùng bịch nilon buộc
đĩa petri lại để tránh sự mất nước. Ghi rõ ngày và thời gian làm thí nghiệm để tính thời
gian nảy mầm trung bình của hạt giống.
Theo dõi và đếm số hạt nảy mầm khi hạt bắt đầu nhú mầm, đếm kết thúc khi
hạt không nảy mầm sau 4 ngày
Tính cường lực của lô hạt bằng giá trị thời gian nảy mầm trung bình:
D = ∑(Di*n)/∑n (tổng số ngày nảy mầm của các hạt chia cho tổng số hạt).
3.4.2.2 Giai đoạn ngoài đồng
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD: Randomized
Complete Block Design), 10 nghiệm thức với 3 lần lặp lại.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm ngoài đồng:
LLL1

LLL2

LLL3

5

2

3


7

4

2

3

5

7

10

8

1

2

6

6

8

7

10


9

3

5

1

9

4

6

1

8

4

10

9

Chiều biến thiên
Tổng số ô thí nghiệm 10 x 3= 30 ô
Diện tích mỗi ô thí nghiệm: 2,8m x 5m = 14m2



×