Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN SÂU HẠI VÀ XÁC ĐỊNH HIỆU LỰC TRỪ SÂU VẼ BÙA HẠI BƯỞI DA XANH CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC TRỪ SÂU TẠI HUYỆN ĐỨC HUỆ TỈNH LONG AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (647.57 KB, 58 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN SÂU HẠI VÀ XÁC ĐỊNH HIỆU
LỰC TRỪ SÂU VẼ BÙA HẠI BƯỞI DA XANH CỦA
MỘT SỐ LOẠI THUỐC TRỪ SÂU TẠI HUYỆN
ĐỨC HUỆ TỈNH LONG AN

NGÀNH: NÔNG HỌC
NIÊN KHÓA: 2007 - 2011
SVTH: NGUYỄN MẠNH HÙNG

Tháng 08/2011


 

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN SÂU HẠI VÀ XÁC ĐỊNH HIỆU
LỰC TRỪ SÂU VẼ BÙA HẠI BƯỞI DA XANH CỦA
MỘT SỐ LOẠI THUỐC TRỪ SÂU TẠI HUYỆN
ĐỨC HUỆ TỈNH LONG AN

Tác giả
NGUYỄN MẠNH HÙNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư nghành Nông học

Giáo viên hướng dẫn


TS. TRẦN THỊ THIÊN AN

TP. Hồ Chí Minh, tháng 08/2011


i
 

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cha mẹ cùng những người thân trong gia đình đã nuôi dạy và tạo điều kiện cho
tôi học tập được như ngày hôm nay.
Cô Trần Thị Thiên An đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi thực hiện thành công
đề tài tốt nghiệp.
Anh Võ Quang Thuận đã nhiệt tình hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện đề
tài.
Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm TP. HCM và ban Chủ nhiệm khoa
Nông học đã tạo mọi điều kiện cho tôi được thực hiện đề tài.
Quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm TP. HCM đã tận tình truyền đạt và
trang bị cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường.
Ban quản lý Nông trường Út Huy, các bác, cô chú, anh chị ở đó đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi thực hiện tốt đề tài.
Tập thể lớp DH07NH, cùng tất cả các anh chị, bạn bè đã gắn bó và giúp đỡ tôi
trong thời gian học tập và thực hiện đề tài.

TP. HCM, tháng 08 năm 2011
Sinh viên
Nguyễn Mạnh Hùng 



ii
 

TÓM TẮT
Điều tra thành phần sâu hại và xác định hiệu lực trừ sâu vẽ bùa hại bưởi da xanh
của một số loại thuốc trừ sâu tại huyện Đức Huệ, tỉnh Long An.
Đề tài được thực hiện từ tháng 03 đến tháng 06 năm 2011, nhằm nắm bắt tình
hình sâu hại trên cây bưởi da xanh ở địa phương và đánh giá hiệu lực trừ sâu vẽ bùa
của một số loại thuốc trừ sâu.
Điều tra côn trùng gây hại chủ yếu dựa theo phương pháp của Nguyễn Công
Thuật (1997) và Nguyễn Văn Tuất (2001). Thí nghiệm xác định hiệu lực trừ sâu vẽ
bùa của một số loại thuốc trừ sâu được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên gồm 5
nghiệm thức, 4 lần lặp lại, bố trí ngoài đồng trên vườn bưởi da xanh 3 năm tuổi. Mỗi ô
thí nghiệm 6 cây bưởi với diện tích 120 m2. Các nghiệm thức gồm đối chứng phun
nước lã, Confidor 100SL nồng độ 0,1%, Chitin 3,6EC nồng độ 0,06%, Dầu khoáng DS
98,8EC nồng độ 0,74%, Reasgant 1.8EC nồng độ 0,08%.
Kết quả điều tra thành phần sâu hại trên cây bưởi da xanh ở huyện Đức Huệ,
tỉnh Long An (tháng 03 - 06/2011) ghi nhận có 10 loài sâu hại, trong đó 2 loài nguy
hiểm nhất sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella S.), rầy chổng cánh (Diaphorina citri K.),
các loài có khả năng gây hại đáng chú ý khác là rệp sáp phấn (Pseudococcus sp.) và
nhện đỏ (Panonychus citri M.).
Sâu vẽ bùa gây hại trên chồi lá non của cây bưởi da xanh trong suốt thời gian
điều tra, gây hại nặng nhất vào tháng 6 với tỷ lệ lá bị hại 27,61% và mật số 0,13
con/lá. Tỷ lệ lá bị hại trung bình trong thời gian điều tra từ tháng 03 - 06/2011 là
15,88%, mật số sâu non trung bình là 0,05 con/lá.
Rầy chổng cánh gây hại trên chồi lá non của cây bưởi da xanh, gây hại tập trung
vào tháng 4 với tỷ lệ chồi bị hại 9,13% và mật số 0,11 con/chồi. Tỷ lệ chồi bị hại trung
bình trong thời gian điều tra từ tháng 3 - 6/2011 là 3,67%, mật số rầy chổng cánh trung
bình là 0,06 con/chồi.



iii
 

Các loại thuốc thí nghiệm đều có hiệu lực trừ sâu vẽ bùa cao ở 5 ngày sau khi
xử lý thuốc, cao nhất là Chitin 3,6EC (0,06%) có hiệu lực 94,3%, kế đến là Dầu
khoáng DS 98,8EC (0,74%) hiệu lực 92,6%, sau đó là Reasgant 1,8EC (0,08%) có
hiệu lực 92,5% và thấp nhất Confidor 100SL (0,1%) với hiệu lực 68,6% .


iv
 

MỤC LỤC
Lời cảm ơn ........................................................................................................................i
Tóm tắt ............................................................................................................................ ii
Mục lục .......................................................................................................................... iv
Danh sách các chữ viết tắt ............................................................................................. vi
Danh sách các bảng ...................................................................................................... vii
Danh sách hình và biểu đồ........................................................................................... viii
Chương 1 .........................................................................................................................1
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ..............................................................................................................1
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài ..............................................................................2
1.2.1 Mục đích ..........................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu ............................................................................................................2
1.3 Giới hạn đề tài ........................................................................................................2
Chương 2 .........................................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................................3
2.1 Đặc điểm giống bưởi da xanh ................................................................................3

2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ ................................................................................4
2.3 Yêu cầu ngoại cảnh ................................................................................................4
2.4 Một số kết quả nghiên cứu về thành phần sâu hại trên cây bưởi da xanh .............5
2.5 Một số đặc điểm sâu hại phổ biến trên cây bưởi và biện pháp phòng trừ .............6
2.5.1 Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella S.)...............................................................6
2.5.2 Rầy chổng cánh (Diaphorina citri) .................................................................7
2.5.3 Rệp mềm (Toxptera citricidus)........................................................................8
2.5.4 Bọ trĩ (Scirtothrips dorsalis)............................................................................9
2.5.5 Nhện đỏ (Panonychus citri) .............................................................................9
2.5.6 Rệp sáp (Planococcus citri) ...........................................................................10
2.5.7 Bướm phượng (Papilio demoleus) ................................................................10


v
 

2.6 Một số đặc điểm của các loại thuốc dùng trong thí nghiệm ................................11
2.7 Đặc điểm trang trại Út Huy, huyện Đức Huệ - tỉnh Long An .............................12
Chương 3 .......................................................................................................................13
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................13
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu........................................................................13
3.2. Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................13
3.3 Vật liệu nghiên cứu ..............................................................................................13
3.4 Phương pháp nghiên cứu......................................................................................13
3.4.1 Điều tra thành phần sâu hại trên cây bưởi da xanh........................................13
3.4.2 Điều tra mức độ gây hại của sâu hại chính trên cây bưởi da xanh ................15
3.4.3 Thí nghiệm xác định hiệu lực trừ sâu vẽ bùa của một số loại thuốc trừ sâu .15
3.5 Phương pháp xử lý số liệu....................................................................................18
Chương 4 .......................................................................................................................19
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................................................19

4.1 Thành phần sâu hại trên cây bưởi da xanh tại huyện Đức Huệ, tỉnh Long An ....19
4.2 Diễn biến mức độ gây hại của một số loài sâu hại chính trên cây bưởi da xanh tại
huyện Đức Huệ, tỉnh Long An ...................................................................................22
4.2.1 Diễn biến mức độ gây hại của sâu vẽ bùa hại bưởi da xanh .........................22
4.2.2. Diễn biến mức độ gây hại của rầy chổng cánh hại bưởi da xanh .................24
4.3 Thí nghiệm xác định hiệu lực trừ sâu vẽ bùa hại bưởi da xanh của một số loại
thuốc trừ sâu ...............................................................................................................25
Chương 5 .......................................................................................................................29
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...........................................................................................29
5.1 Kết luận ................................................................................................................29
5.2 Đề nghị .................................................................................................................29
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................30


vi
 

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Nghĩa

ANOVA

Phân tích phương sai (Analysis of Variance)

CBH

Chồi bị hại


CV

Hệ số biến thiên (Coefficient of Variation)

Dầu k DS

Dầu khoáng DS

KTCB

Kiến thiết cơ bản

LBH

Lá bị hại

MS

Mật số

NT

Nghiệm thức

NTĐC

Nghiệm thức đối chứng

NTP


Ngày trước phun

NSP

Ngày sau phun

STT

Số thứ tự

TBKTCB

Trung bình kiến thiết cơ bản

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TSXH

Tần số xuất hiện


vii
 


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Các loại thuốc thí nghiệm trừ sâu vẽ bùa…………………………………..16
Bảng 4.1 Thành phần sâu hại trên bưởi da xanh tại huyện Đức Huệ, tỉnh Long An từ
tháng 03 đến tháng 06 năm 2011.……….…………………………………………….19
Bảng 4.2 Tỷ lệ lá non bưởi da xanh bị sâu vẽ bùa gây hại trên các nghiệm thức thí
nghiệm trước và sau phun thuốc ở huyện Đức Huệ, tỉnh Long An ……….…………25
Bảng 4.3 Mật số sâu vẽ bùa trên các nghiệm thức thí nghiệm trước và sau phun thuốc
ở huyện Đức Huệ, tỉnh Long An …………………….………………………………26
Bảng 4.4 Hiệu lực trừ sâu vẽ bùa hại bưởi da xanh của một số loại thuốc thí nghiệm
trước và sau phun thuốc ở huyện Đức Huệ, tỉnh Long An ………………………..…27
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 


viii
 

DANH SÁCH HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 4.1 Một số loài sâu hại bộ cánh vảy (Lepidoptera)….……………….………....20 
Hình 4.2 Một số loài sâu hại bộ cánh đều (Homoptera)…….……………….……….21 
Biểu đồ 4.1 Diễn biến mức độ gây hại của sâu vẽ bùa Phyllocnistis citrella trên vườn
bưởi da xanh tại trang trại Út Huy, huyện Đức Huệ - tỉnh Long An (tháng

03 - 06/2011)………………………………………………………………………….23
Biểu đồ 4.2 Diễn biến mức độ gây hại của rầy chổng cánh trên vườn bưởi
da xanh tại trang trại Út Huy, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An (tháng
03 - 06/2011)……………….…………………………………………………………24
 


1
 
 
 

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Bưởi da xanh là cây ăn quả đang rất được thị trường ưa chuộng do có các đặc
tính tốt như quả to, vỏ màu xanh bóng, vỏ lụa dễ tróc, ráo nước, thịt quả màu đỏ rất
ngọt và chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, đồng thời bưởi da xanh dễ trồng, năng suất
cao vì thế có thể phát triển thành cây chủ lực ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Long An là tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển vùng cây ăn quả chất lượng
đặc biệt là cây bưởi da xanh, nhờ có điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi. Tại Trang trại
Út Huy, huyện Đức Huệ, trồng các loại trái cây như xoài, mít, thanh long, bưởi da
xanh với diện tích 70 ha và có xu hướng tiếp tục phát triển.
Vườn bưởi đang ở giai đoạn kiến thiết cơ bản xuất hiện nhiều loài sâu gây hại
như sâu vẽ bùa, rầy chổng cánh, rệp mềm, rệp sáp, nhện đỏ, bọ trĩ. Trong đó, sâu vẽ
bùa là đối tượng rất nguy hiểm, tấn công rất mạnh, có thể bùng phát thành dịch và gây
hại vào các đợt lộc hàng năm, chúng ăn hết phần thịt lá chừa lại biểu bì làm cho lá
cong lại, giảm quang hợp, hạn chế tích lũy dinh dưỡng nuôi cây làm cây bưởi phát
triển kém, còi cọc, làm giảm năng suất và phẩm chất quả, ảnh hưởng đến thu nhập của
Trang trại.

Sâu vẽ bùa gây hại nghiêm trọng trên các vườn cây cam quýt hiện nay, chính vì
thế, người nông dân tìm cách tiêu diệt chúng bằng cách phun thuốc hóa học rất nhiều
làm ảnh hưởng đến môi trường, con người, quần thể thiên địch trong tự nhiên. Phòng
trừ sâu hại trên cây bưởi có rất nhiều biện pháp như biện pháp canh tác, biện pháp vật
lý cơ giới, biện pháp hóa học, biện pháp sinh học. Để chọn biện pháp phòng trừ thích
hợp là rất khó, do đó cần tìm hiểu rõ về thành phần sâu hại, từ đó xây dựng các biện
pháp quản lý sâu hại trên cây bưởi da xanh ở địa phương.


2
 

Xuất phát từ thực tế trên, đề tài “Điều tra thành phần sâu hại và xác định
hiệu lực trừ sâu vẽ bùa hại bưởi da xanh của một số loại thuốc trừ sâu tại huyện
Đức Huệ, tỉnh Long An” được tiến hành.
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1 Mục đích
Làm cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc nghiên cứu xác định các biện pháp
quản lý hữu hiệu sâu hại trên cây bưởi da xanh ở địa phương.
1.2.2 Yêu cầu
Xác định được thành phần sâu hại trên bưởi da xanh.
Xác định được mức độ gây hại của sâu hại chính.
Xác định được hiệu lực trừ sâu vẽ bùa của một số thuốc trừ sâu.
1.3 Giới hạn đề tài
Đề tài tiến hành từ tháng 03 đến tháng 06 năm 2011 tại trang trại Út Huy,
huyện Đức Huệ - tỉnh Long An trên vườn bưởi 2 - 4 năm tuổi.


3
 


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm giống bưởi da xanh
Bưởi da xanh là loại quả quý, thường dùng làm quà biếu vào các dịp lễ, tết. Giá
trị của quả bưởi da xanh nằm ở chỗ nó không chỉ là món ăn ngon và bổ dưỡng, mà còn
có thể được xem là bài thuốc phòng và trị bệnh do thành phần dinh dưỡng có chứa
nhiều loại vitamin, khoáng chất vi lượng và đa lượng và một số hoạt chất đặc biệt giúp
phòng ngừa bệnh phổi, tim, gan rất hiệu quả.
Quả bưởi da xanh có dạng hình cầu, nặng trung bình từ 1,2 - 2,5 kg/quả. Khi
chín vỏ quả có màu xanh đến xanh hơi vàng, dễ lột và khá mỏng (14 - 18 mm), thịt
quả bưởi màu hồng đỏ, bó chặt và dễ tách khỏi vách múi. Nước quả vị ngọt chua (độ
brix 9,5 - 12%), có mùi thơm, không hạt đến khá nhiều hạt, tỷ lệ thịt quả đạt trên 55%
(Đào Thị Bé Bảy, 2010). Theo Nguyễn Mạnh Chinh và Nguyễn Đăng Nghĩa (2006),
bưởi da xanh khi chín vỏ còn xanh, thịt quả màu hồng nhạt vị hơi chua, quả tròn nặng
2 - 3 kg/quả là giống đang được ưa chuộng ở phía Nam.
Cây bưởi mỗi năm có 3 - 4 đợt lộc cành, đợt cành mùa xuân cho cành dinh
dưỡng và cành mang quả, đợt cành mùa hè và mùa thu cho cành mẹ của cành quả năm
sau, đợt cành mùa đông mọc ra từ những cành quả không hữu hiệu của mùa xuân
(Trần Thế Tục, 1998; Dương Tấn Lợi, 2002; Nguyễn Văn Kế, 2008).
Cây có khả năng cho quả sau 2,5 - 3,5 năm trồng bằng cây chiết hoặc cây ghép
nếu được chăm sóc tốt. Mùa vụ thu hoạch rải rác quanh năm, thường tập trung từ
tháng 8 - 11 dương lịch hàng năm.
Thời gian từ ra hoa đến thu hoạch quả khoảng 7 - 7,5 tháng. Năng suất khá cao,
trên 100 quả/cây/năm đối với cây khoảng từ 14 năm tuổi, và khá ổn định.


4
 


2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ
Theo Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam, hiện toàn vùng Đồng bằng sông
Cửu Long trồng được khoảng 6.000 ha bưởi da xanh, trong đó một nửa diện tích đang
cho quả. Bưởi da xanh được trồng nhiều ở Bến Tre với diện tích 3.284 ha năm 2009
trong đó, 32,26% diện tích bưởi cho quả với năng suất 9 - 14 tấn/ha. Phân bố ở khắp
các vùng nước ngọt, lợ khác nhau. Bưởi da xanh chăm sóc không khó nhưng để có
năng suất cao đòi hỏi người trồng chăm sóc kỹ.
Trung bình mỗi công đất (1.000 m²) trồng 40 cây bưởi da xanh, bưởi trồng từ
năm thứ 5 đến thứ 8 là thời điểm cho quả sung nhất, từ 120 - 150 quả/cây. Quả bán tại
vườn hiện giá 13.000đ/kg (loại từ 1,4 kg trở lên), giá cả ổn định vì vậy cần mở rộng
diện tích trồng để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Thương hiệu bưởi da xanh được khẳng định và giữ vững góp phần phát triển
mạnh mẽ hơn cả về diện tích lẫn chất lượng trái, từ đó mở rộng hơn nữa thị trường tiêu
thụ trong và ngoài nước. Trong nước tại Hà Nội tiêu thụ mạnh nhất so với các tỉnh
khác, mới đây có mở rộng thị trường sang Hồng Kông, Philippin, Đài Loan, Đức.
Để mở rộng thị trường tiêu thụ Sở KH - CN Bến Tre đã xây dựng "Chương
trình phát triển bưởi da xanh theo hướng trái sạch" (theo tiêu chuẩn Global GAP,
Eurep GAP) quy mô lớn, ổn định, nhằm mở rộng thị trường trong và ngoài nước.
2.3 Yêu cầu ngoại cảnh
Cây bưởi da xanh có nguồn gốc vùng nhiệt đới ẩm nên thích ứng rộng, nhiệt độ
thích hợp là 23 - 290C, cao hơn 390C và thấp hơn 120C, cây bưởi ngừng phát triển
(Việt Chương và Nguyễn Việt Thái, 2009). Theo Davies & Albrigo (1998) cây cam
quýt nói chung chịu lạnh kém, dưới 130C cây ngừng sinh trưởng, trên 300C cây giảm
quang hợp. Theo Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam (2003), cây bưởi cần nhiều
nước nhất là giai đoạn ra hoa và kết quả, thiếu nước làm cho năng suất giảm. Ẩm độ
thích hợp nhất là 70 - 80%, lượng mưa 1000 – 2000 mm/năm. Ánh sáng quá mạnh dễ
gây nám quả.


5

 

2.4 Một số kết quả nghiên cứu về thành phần sâu hại trên cây bưởi da xanh
Theo Nguyễn Văn Kế (2008), thành phần sâu hại trên cây cam quýt gồm có sâu
vẽ bùa (Phyllocnistis citrella), sâu xanh (Papilio polyte, Papilio demoleus), rầy chổng
cánh (Diaphorina citri), bọ xít xanh (Rhynchocoris humeralis), ngài chích hút quả
(Ophideres sp.), câu cấu xanh (Hypomeces squamosus), ruồi đục trái (Bactrocera
dosalis), xén tóc nâu (Nazezhdiella cantori), xén tóc xanh lục (Chelidonium
argentatum), rệp bông (Planococcus lilacinus), rệp gỗ đen (Saissetia spp.), rệp vảy ốc
(Chrysomphalus ficus), rệp vảy ngắn (Lepidosaphes spp.), rệp sáp (Pulvinaria
aurantii, Aonidiella aurantii), rầy mềm (Toxptera citricidus), nhện đỏ (Panonychus
citri), nhện vàng (Phynlocoptruta Oleivora), nhện trắng (Polyphagotarsonemus latus).
Theo Nguyễn Thị Thu Cúc (2000), điều tra thành phần gây hại trên cây có múi vùng
đồng bằng sông Cửu Long (năm 1993 - 2000) đã ghi nhận các loài sâu hại chính gồm sâu
vẽ bùa (Phyllocnistis citrella S.), 15 loài ngài chích hút trái, với 4 loài phổ biến (Eudocima
salaminia, Othereis fullonia, Ophiusa coronata, Rhytia hypermnestra), sâu đục vỏ trái
(Prays citri), bọ xít xanh (Rhynchocoris poseidon), rầy chổng cánh (Diaphorina citri K.),
bù lạch (Scirtothrips dorsalis), rệp mềm (Toxoptera aurantii và Toxoptera citricidus), rệp
sáp gồm Plannococcus sp và Pseudococcus sp, bướm phượng (Papilio demoleus Linnaeus,
Papilio polytes, Papilio memnon), ruồi đục trái (Bactrocera dorsalis), câu cấu xanh
(Hypomeces squamosus), sâu cuốn lá (Agonopterix sp.), rầy phấn (Aleurodicus dispersus),
nhện vàng (Phyllocoptruta oleivora), nhện trắng (Polyphagotarsonemus latus B.), nhện đỏ
(Panonychus citri M.).
Theo Nguyễn Thị Thu Cúc và Phạm Hoàng Oanh (2002), sâu hại trên cây cam
quýt gồm có ngài chích hút trái (Eudocima salaminia, Othreis fullonia,
Ophiusacoronata, Rhytia hypermnestra), sâu đục vỏ trái (Prays citri), bọ xít xanh
(Rhynchocoris poseidon), rầy chổng cánh (Diaphorina citri), nhện đỏ (Panonychus
citri), nhện vàng (Phynlocoptruta Oleivora), nhện trắng (Polyphagotarsonemus latus),
rầy mềm (Toxptera citricidus), bọ trĩ (Scirtothrips dorsalis), rệp sáp (Pulvinaria
aurantii), bướm phượng (Papilio polytes, Papilio demoleus, Papilio memnon), sâu

nhiếu đọt (Adoxophyes privatana), ruồi đục trái (Bactrocera dosalis), rầy phấn trắng
(Aleurocanthus sp.), câu cấu xanh (Hypomeces squamosus), sâu đục trái (Autoba sp.).


6
 

Theo Nguyễn Mạnh Chinh và Nguyễn Đăng Nghĩa (2006) sâu hại trên cây cam
quýt gồm có câu cấu xanh lớn (Hypomeces squamosus), xén tóc xanh (Chelidonium
argentatum), bọ xít xanh chân xanh (Nezara aurantiaca), bọ xít xanh cam
(Rhynchocorus humeralis), rầy chổng cánh (Diaphorina citri), rệp muội đen
(Toxoptera aurantii ), rệp sáp giả cam (Plannococcus citri), sâu vẽ bùa (Phyllocnistis
citrella S.), bướm phượng (Papilio demoleus), ngài chích hút quả (Eudocima salaminia),
sâu đục vỏ quả (Prays citri), bọ trĩ (Scirtothrips dorsalis), nhện đỏ (Panonychus citri),
ruồi đục quả (Bactrocera dosalis).
2.5 Một số đặc điểm sâu hại phổ biến trên cây bưởi và biện pháp phòng trừ
2.5.1 Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella S.)
Sâu vẽ bùa (Phillocnistis citrella Stainton) thuộc họ ngài đục lá (Gracillariidac),
bộ cánh vảy (Lepidoptera).
Sâu vẽ bùa đã được ghi nhận tại nhiều nước tại vùng Đông Nam châu Á như
Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia, Pakistan, Philippines, Đông Ấn Độ và các vùng ở phía
Bắc Úc Châu.
Sâu vẽ bùa gây hại trên các chồi và lá non của cây họ Citri. Sâu non đục phá lá
ở dưới phần biểu bì, ăn phần mô mềm tạo thành những đường ngoằn ngoèo không cắt
nhau và không có hình dạng nhất định. Lá bị sâu vẽ bùa gây hại thường co rúm lại và
biến dạng, giảm diện tích quang hợp và làm giảm khả năng sinh trưởng của chồi non.
Trưởng thành sâu vẽ bùa hoạt động mạnh vào chiều tối, thích tập trung đẻ trứng
trên các chồi non mềm và trên các giống cây có mật độ túi tinh dầu thưa.
Theo Trần Thị Thiên An (2003), sâu vẽ bùa phát triển gây hại quanh năm, mức
độ gây hại của sâu phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết và nguồn thức ăn. Những

giống cây thuộc họ citri có túi tinh dầu thưa thường bị sâu vẽ bùa hại nặng.
Tại Đồng bằng sông Cửu Long, sâu vẽ bùa hiện diện đều khắp trên các địa bàn
trồng cam, quýt, bưởi, chanh, tắc như tại Đồng Tháp mức độ nhiễm sâu vẽ bùa trên
cam quýt biến động từ 33,3 - 85,7% và hơn 90% nông dân phải thường xuyên xử dụng
thuốc để phòng trị sâu vẽ bùa trên cam quýt, ở Cần Thơ ghi nhận được 83,8% số vườn
cam mật, 100% vườn cam sành bị nhiễm sâu vẽ bùa (Nguyễn Thị Thu Cúc, 1998).


7
 

Kết quả điều tra năm 1998 của Nguyễn Thị Thu Cúc cũng cho thấy sâu vẽ bùa
có thể tấn công 100% số cây trong vườn và có thể làm thiệt hại đến 100% lá non trên
cây bưởi. Sâu non thường tấn công mạnh trên những vườn bưởi nhỏ hơn 4 năm tuổi.
Thường một lá bưởi chỉ bị 1 - 2 sâu tấn công, tuy nhiên theo Nguyễn Thị Thu
Cúc và Phạm Hoàng Oanh (2002) thì tại Ðồng Tháp, có thể ghi nhận 3 - 4 sâu non/lá.
Biện pháp phòng trị
Tỉa cành, bón phân hợp lý, điều khiển sự ra chồi sao cho đồng loạt để hạn chế
sự lây nhiễm liên tục trong năm.
Nuôi kiến vàng (Oecophylla smaragdina) trên vườn bưởi hạn chế sâu vẽ bùa
gây hại (Nguyễn Văn Kế, 2008).
Bảo vệ thiên địch của sâu vẽ bùa. Trong tự nhiên có nhiều loài ong ký sinh sâu
non và nhộng, phổ biến là các loài Ageniaspis citricola và Cirrospillus
phyllocnistoides, đôi khi tỉ lệ ký sinh lên đến 70 - 80% (Huỳnh Trí Đức và Trác
Khương Lai, 1998).
Thường xuyên quan sát trên 20 - 25% số cây có chồi non trong vườn, quan sát
ngay khi lá còn rất nhỏ và có thể sử dụng dầu khoáng hay thuốc hóa học phun ướt đều
trên lá non, trên chồi.
2.5.2 Rầy chổng cánh (Diaphorina citri)
Rầy chổng cánh Diaphorina citri K. thuộc họ rầy nhảy (Psyllidae), bộ cánh đều

(Homoptera).
Theo Nang Chang và Petersen (2003) rầy chổng cánh phân bố rộng khắp vùng
nhiệt đới và cận nhiệt đới, loài này mẫn cảm với nhiệt độ lạnh, vùng nào nhiệt độ dưới
150C không có rầy xuất hiện được trích dẫn từ sổ tay kỹ thuật trồng và chăm sóc cây
ăn quả của Viện cây ăn quả miền Nam (2003).
Rầy chổng cánh là loài gây hại phổ biến trên cây họ Citri, ấu trùng và thành
trùng chích hút dinh dưỡng làm cho đọt non bị chùn lại, sần sùi, lá xoăn lại, gây hại
nặng có thể làm cho chồi bị khô, rụng lá, gây hiện tượng khô cành. Rầy còn là môi
giới truyền bệnh vàng lá gân xanh (Greening) cho cây.
Con trưởng thành chích hút trên các lá già, bánh tẻ hoặc dọc theo gân lá, thường
đẻ trứng thành từng cụm trên các đọt non mới nhú.


8
 

Theo Trần Thị Thiên An (2003), rầy non có 5 tuổi, di chuyển chậm chạp, gây
hại tập trung trên các chồi và lá non của cây. Nhiệt độ thích hợp cho rầy chổng cánh
phát sinh gây hại là 28 - 30oC, ẩm độ 80 - 85%.
Biện pháp phòng trị
Điều khiển đọt non ra tập trung, trồng cây chắn gió xung quanh vườn.
Không trồng cây kiểng như cần thăng, nguyệt quế, kim quýt trong vườn.
Bảo vệ và tạo điều kiện cho các loài thiên địch phát triển, nuôi kiến vàng
(Oecopphylla smaragdina).
Phun thuốc hợp lý, chỉ sử dụng thuốc trừ sâu khi thật cần thiết, có thể dùng các
loại thuốc dầu khoáng như D-C Tron Plus ở nồng độ 0,5%, thuốc sinh học.
2.5.3 Rệp mềm (Toxptera citricidus)
Rệp mềm (Toxptera citricidus) thuộc họ (Aphididae), bộ (Homoptera).
Ở Đồng bằng sông Cửu Long, đa số ghi nhận rệp mềm là con cái. Con cái có 2
dạng là dạng cánh dài và dạng hoàn toàn không có cánh. Tuy nhiên, trong tự nhiên hầu

như chỉ ghi nhận thành trùng con cái không cánh, thành trùng cái có cánh chỉ xuất hiện
khi mật số quần thể rệp mềm cao, hoặc lá đã già (Nguyễn Thị Thu Cúc và Phạm
Hoàng Oanh, 2002).
Rệp mềm chích hút nhựa làm đọt non không phát triển và biến dạng, phân
chúng thải ra có nhiều chất đường mật kích thích nấm bồ hóng phát triển trên lá làm
giảm khả năng quang hợp.
Biện pháp phòng trị
Vệ sinh vườn cây sạch sẽ, diệt cỏ dại thuộc họ thập tự.
Bón phân cân đối.
Tỉa cành để cây ra đọt non tập trung.
Bảo vệ thiên địch của rệp mềm. Trong tự nhiên có những loài ong ký sinh, thiên
địch tấn công rệp mềm như bọ rùa, ruồi ăn rệp và ong ký sinh thuộc họ Aphididae.
Chú ý chỉ sử dụng các loại thuốc trừ sâu khi mật số rầy cao.


9
 

2.5.4 Bọ trĩ (Scirtothrips dorsalis)
Bọ trĩ Scirtothrips dorsalis thuộc họ bù lạch (Thripidae), bộ cánh tơ
(Thysanoptera).
Bọ trĩ xuất hiện phổ biến vào giai đoạn ra hoa rộ, cả thành trùng và ấu trùng đều
gây hại trên lá non, trái non. Bọ trĩ hút dinh dưỡng trên lá non làm lá biến màu, cong
lại, giảm quang hợp, làm hư hoa và bạc màu vỏ quả. Nếu ở mật số cao, bọ trĩ tấn công
cả trên những trái lớn làm mất giá trị thương phẩm quả.
Biện pháp phòng trị
Sử dụng biện pháp tưới nước lên cây có thể hạn chế được mật số bọ trĩ.
Dùng bẫy màu vàng đặt khi cây ra hoa để phát hiện. Bọ trĩ lờn thuốc rất nhanh
do đó cần sử dụng luân phiên các loại thuốc như Confidor, Regent, Trebon, chỉ sử
dụng thuốc khi mật số bọ trĩ quá 5% quả bị nhiễm (Nguyễn Thị Thu Cúc và Phạm

Hoàng Oanh, 2002).
2.5.5 Nhện đỏ (Panonychus citri)
Nhện đỏ Panonychus citri thuộc họ Tetranychidae, bộ Acarina.
Nhện gây hại tập trung trên lá, dùng miệng chích hút dịch lá tạo thành những
chấm nhỏ li ti màu vàng và rụng sớm. Trên quả, nhện thường tập trung ở phần cuống,
đít quả và trong phần lõm của quả gây da cám, da lu trên quả.
Biện pháp phòng trị
Hạn chế trồng mật độ quá dày, thường xuyên tỉa cành để tạo thông thoáng.
Sử dụng biện pháp sinh học dùng các loại nhện thiên địch thuộc họ
Phytoseiidae (Euseius finlandicus, Amblyseius potentillea, Phytoseiulus plumifer,
Typhlodromus cotoneastri).
Bón phân đầy đủ cân đối, chú ý thường ở vườn dinh dưỡng cao mật số nhện cao
hơn ở vườn có dinh dưỡng thấp.
Phát hiện thật sớm khi vừa đậu quả và phun các loại thuốc trừ nhện cho đến khi
quả lớn như D-C Tron Plus 99,8EC.
Chú ý nhện đỏ rất nhanh kháng thuốc do đó cần thay đổi các loại thuốc khác
nhau để có hiệu quả cao hơn (Nguyễn Danh Vàn, 2008).


10
 

2.5.6 Rệp sáp (Planococcus citri)
Rệp sáp Planococcus citri thuộc họ rệp sáp phấn (Pseudococcidae), bộ cánh
đều (Homoptera).
Tại Đồng bằng sông Cửu Long có trên 10 loại rệp sáp hiện diện trên cây cam
quýt, tuy nhiên mật số rệp sáp thường thấp nên chưa thấy gây hại đáng kể (Nguyễn Thị
Thu Cúc và Phạm Hoàng Oanh, 2002).
Rệp sáp thường bám trên cành non, quả để chích hút nhựa, ngoài ra chúng còn
kích thích nấm bồ hóng phát triển trên lá và quả nơi chúng thải phân ra làm ảnh hưởng

đến quang hợp của cây.
Biện pháp phòng trị
Bảo tồn thiên địch trong tự nhiên là điều kiện tiên quyết ngăn chặn rệp phát
triển, rệp sáp có nhiều thiên địch quan trọng nhất là các loại ong ký sinh Encarsia,
Aphytis, Metaphycus và các loại bọ rùa.
Dùng vòi phun áp lực cao phun nước mạnh sau đó dùng các loại thuốc trừ rệp
sáp phun 1 đến 2 lần ở thời kỳ lá non.
Khi xuất hiện rệp, muốn trị có hiệu quả cần pha thêm vào thuốc 1 ít xà phòng
để có tác dụng phá lớp sáp phủ trên thân rệp làm cho thuốc dễ thấm.
Khi mật số cao cần phun thuốc để phòng trị như dầu khoáng SK Enpray 99EC
40ml/bình 8 lít.
2.5.7 Bướm phượng (Papilio demoleus)
Bướm phượng Papilio demoleus thuộc họ bướm phượng (Papilionidae), bộ
cánh vảy (Lepidoptera).
Ở Đồng bằng sông Cửu Long xuất hiện 3 loài phổ biến nhưng nhiều nhất là loài
Papilio demoleus.
Sâu non tuổi nhỏ có nhiều lông, cơ thể màu đen hay nâu sậm, sâu non tuổi lớn
phần trên lưng trở nên láng, có màu xanh lá cây. Thành trùng mặt trên cánh trước có
màu đen với những đốm vàng.
Sau khi nở ấu trùng tuổi 1 thường ăn hết vỏ trứng và sau đó bắt đầu ăn phá trên
lá, gặm khuyết bìa lá, sâu non tuổi lớn ăn cả lá chồi, thân non.


11
 

Biện pháp phòng trị
Trong các vườn cây nhỏ, có thể áp dụng biện pháp diệt trứng, ấu trùng và
nhộng bằng biện pháp bắt tay.
Nuôi kiến vàng để hạn chế mật số sâu.

Bảo vệ và phát triển thiên địch trong tự nhiên. Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu,
chỉ sử dụng khi mật số sâu cao.
2.6 Một số đặc điểm của các loại thuốc dùng trong thí nghiệm
* Dầu khoáng DS 98,8EC
Hoạt chất Petroleum Spray Oil 98,8%, còn lại là phụ gia.
Tác dụng đối với sâu là bịt lỗ thở ngăn cản hô hấp, thay đổi tập quán đẻ trứng,
hạn chế trứng nở, phổ tác dụng rộng, an toàn với người, môi trường và thiên địch
(Phạm Văn Biên, Bùi Cách Tuyến và Nguyễn Mạnh Chinh, 2005).
Đặc trị sâu vẽ bùa, nhện đỏ trên cây có múi.
Là loại dầu phun trừ sâu hữu cơ có hiệu quả sinh học cao, có khả năng khống
chế dịch hại, bền vững lâu dài trên nhiều loại cây trồng.
Khi phun thuốc lên cây tạo thành bức màng bảo vệ cây trồng phòng chống sự
xâm nhập của sâu bệnh.
Thuốc an toàn, không gây độc hại cho cây trồng, không tạo sự kháng thuốc cho
sâu bệnh, phù hợp với quản lý dịch hại tổng hợp (IPM).
Để đạt hiệu quả cao nên phun nhiều nước 600 - 1000 lít/ha, lượng thuốc sử
dụng 2 - 5 lít/ha. Pha 30 - 60 ml/8 lít nước phun vào lúc sáng sớm hay chiều mát, tránh
phun khi trời nắng gắt, nhiệt độ quá 350C hay khi khô hạn.
Phun ướt đều tán lá khi sâu non mới vừa xuất hiện, cần thiết phun lại lần 2 cánh
nhau 7 - 10 ngày, ngưng phun thuốc trước khi thu hoạch 2 ngày (Công ty cổ phần
Đồng Xanh).
* Confidor 100 SL
Hoạt chất Imidacloprid 100g/l, còn lại là phụ gia.
Thuốc thuộc nhóm độc III.
Là thuốc trừ các loại sâu hại như: bọ trĩ, rầy lửa, bọ cánh tơ, sâu vẽ bùa, rệp sáp,
rầy chổng cánh, rệp vảy.


12
 


Lượng sử dụng 0,25 - 0,5 lít/ha, lượng nước sử dụng 240 - 500 lít/ha.
Phun thuốc khi sâu, rầy vừa mới xuất hiện.
Thời gian cách ly 7 ngày (Công ty TNHH Bayer Việt Nam).
* Chitin 3,6 EC
Hoạt chất Abamectin 3,6%, còn lại là phụ gia.
Thuốc tiếp xúc vị độc và thuộc nhóm độc II.
Trừ các loại sâu: sâu vẽ bùa, sâu xanh, rệp, bọ trĩ, nhện đỏ, sâu khoan, sâu cuốn
lá, rầy xanh.
Liều lượng sử dụng pha 3 - 5ml/bình 8 lít.
Phun ướt đều lá khi sâu non mới vừa xuất hiện và phun vào sáng sớm hoặc
chiều mát.
Thời gian cách ly 3 ngày (Công ty TNHH Kim Sơn Nông).
* Reasgant 1.8EC
Hoạt Chất Abamectin 1,8%.
Thuốc thuộc nhóm độc II.
Dùng để trừ bọ trĩ hại dưa hấu, sâu tơ, sâu xanh hại lạc, bắp cải, thuốc lá, dòi
đục lá hại cà chua, sâu vẽ bùa hại cây có múi.
Lượng thuốc sử dụng 0,3 - 0,5 lít/ha, liều lượng 5 - 8ml/10 lít nước, lượng nước
dùng 500 - 600 lít/ha.
Phun ướt đều lá, phun khi sâu non mới xuất hiện.
Thời gian cách ly 7 ngày (Công ty Việt Thắng Bắc Giang).
2.7 Đặc điểm trang trại Út Huy, huyện Đức Huệ - tỉnh Long An
Tổng diện tích trang trại 240 ha, trồng các loại cây ăn quả như thanh long, xoài,
măng cụt, mít đặt biệt là bưởi da xanh được trồng với diện tích 70 ha và canh tác theo
cách truyền thống ở địa phương.
Đất bị nhiễm phèn nên gặp nhiều khó khăn khi chăm sóc cây bưởi và tốn nhiều
chi phí để xử lý phèn. Trước khi trồng bưởi, đất phải được lên liếp đắp mô để khoảng
1 - 2 năm để rửa phèn.
Tại trang trại hiện có hơn 70 lao động, với số lượng này chưa dáp ứng đủ nhu

cầu lao động ở trang trại.


13
 

Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2011.
Địa điểm nghiên cứu: trang trại Út Huy, huyện Đức Huệ - tỉnh Long An.
3.2. Nội dung nghiên cứu
Đề tài đã được thực hiện với các nội dung
- Điều tra thành phần sâu hại trên cây bưởi da xanh.
- Điều tra diễn biến mức độ gây hại của sâu hại chính trên cây bưởi da xanh.
- Xác định hiệu lực trừ sâu vẽ bùa hại bưởi da xanh của một số thuốc trừ sâu.
3.3 Vật liệu nghiên cứu
Vật liệu bắt mẫu và ngâm mẫu: vợt, túi nylon, lọ đựng mẫu, dao, kéo, kính lúp,
dung dịch ngâm mẫu cồn 700.
Vật liệu giám định mẫu: kính hiển vi, thước đo, giấy, tài liệu giám định mẫu.
Vật liệu thí nghiệm: cọ, sơn, dây nylon, vườn bưởi da xanh từ 2 - 4 năm tuổi,
thuốc trừ sâu, bình phun thuốc.
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Điều tra thành phần sâu hại trên cây bưởi da xanh
Chọn vườn điều tra
Điều tra thành phần sâu hại trên cây bưởi da xanh dựa theo phương pháp của
Nguyễn Công Thuật (1997) và Nguyễn Văn Tuất (2001). Địa điểm điều tra tại trang
trại Út Huy, huyện Đức Huệ - tỉnh Long An.
Chọn 3 dạng vườn đại diện cho vườn bưởi da xanh kiến thiết cơ bản ở Trang
trại. Vườn bưởi da xanh thứ nhất 4 năm tuổi, vườn thứ hai 3 năm tuổi và vườn thứ ba 2

năm tuổi với diện tích hơn 1,3 ha được canh tác theo tập quán ở địa phương.


14
 

Phương pháp điều tra
Mỗi vườn chọn 5 điểm theo 2 đường chéo góc, mỗi điểm chọn 4 cây để điều
tra. Các vườn được điều tra 10 ngày/lần, ngoài ra còn điều tra bổ sung 25 ngày/lần ở
các địa điểm khác để phát hiện đầy đủ hơn thành phần sâu hại trên cây bưởi da xanh
tại trang trại. Mỗi cây chọn 8 cành theo 4 hướng để điều tra.

Sơ đồ điều tra thành phần sâu hại và thiên địch trên cây bưởi da xanh.
Thu bắt mẫu
- Nhóm sâu ăn lá như sâu vẽ bùa, sâu xanh bướm phượng bắt bằng tay, hay
dùng vợt để bắt.
- Nhóm chích hút như rầy chổng cánh, ngài chích hút trái cây quan sát bằng
mắt, dùng vợt để bắt. Rệp mềm, rệp sáp bắt bằng tay.
- Nhóm đục thân dùng vợt bắt con trưởng thành, đối với các cành bị sâu non tấn
công thì chẻ ra thu sâu non.
- Nhóm đục quả như ruồi đục quả dùng vợt bắt con trưởng thành.
Định danh mẫu
Mẫu sâu hại thu thập ở ngoài đồng đem ngâm cồn 700 sau đó được mang về
giám định tại Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM.
Chỉ tiêu theo dõi
-

Thành phần sâu hại trên cây bưởi da xanh.

-


Tần suất xuất hiện của sâu hại
Tần suất xuất hiện (%) = (số cây phát hiện / tổng số cây điều tra) * 100


15
 

3.4.2 Điều tra mức độ gây hại của sâu hại chính trên cây bưởi da xanh
Phương pháp tiến hành
Chọn vườn 4, 3 và 2 năm tuổi với diện tích hơn 1,5 ha. Cố định vườn, điểm và
cây để tiến hành điều tra.
Phương pháp điều tra
Mỗi vườn chọn 5 điểm theo 2 đường chéo góc, mỗi điểm chọn 4 cây, mỗi cây
chọn 7 chồi và tiến hành điều tra 10 ngày/lần.
Chỉ tiêu theo dõi
+ Đối với sâu vẽ bùa, đếm số lá bị hại, số sâu non và số lá trên chồi điều tra để tính
- Tỷ lệ lá bị hại (%) = (tổng số lá bị hại / tổng số lá điều tra) x 100
- Mật số (con/lá) = (tổng số sâu vẽ bùa / tổng số lá điều tra)
+ Đối với rầy chổng cánh, đếm số chồi bị hại, số rầy chổng cánh và tổng số chồi điều
tra để tính
- Tỷ lệ chồi bị hại (%) = (tổng số chồi bị hại / tổng số chồi điều tra) x 100
- Mật số (con/chồi non) = (tổng số rầy chổng cánh / tổng số chồi điều tra)
3.4.3 Thí nghiệm xác định hiệu lực trừ sâu vẽ bùa của một số loại thuốc trừ sâu
Thí nghiệm được thực hiện theo quy trình khảo nghiệm thuốc trừ sâu vẽ bùa hại
cây có múi của cục BVTV.
Thời gian và địa điểm thí nghiệm
Thí nghiệm xác định hiệu lực trừ sâu vẽ bùa hại trên cây bưởi da xanh của một
số loại thuốc trừ sâu được tiến hành từ ngày 25/05 - 12/06 năm 2011, tại trang trại
Út Huy, huyện Đức Huệ - tỉnh Long An.

Đặc điểm của vườn thí nghiệm
Thí nghiệm trên vườn bưởi da xanh giai đoạn kiến thiết cơ bản, 3 năm tuổi, diện
tích 1 ha, được trồng và chăm sóc theo tập quán ở địa phương. Khoảng cách trồng
5 m x 5 m.


×