Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC TỶ LỆ PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÂY ỚT (Capsicum annuum L.) TRỒNG TẠI XÃ ĐÔNG, HUYỆN KBANG, TỈNH GIA LAI, VỤ XUÂN HÈ 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC TỶ LỆ PHÂN BÓN ĐẾN SINH
TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA
CÂY ỚT (Capsicum annuum L.) TRỒNG TẠI XÃ
ĐÔNG, HUYỆN KBANG, TỈNH GIA LAI,
VỤ XUÂN HÈ 2011

Ngành

: NÔNG HỌC

Niên khóa

: 2007 – 2011

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ ÁNH NGUYỆT

Tháng 08/2011


ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC TỶ LỆ PHÂN BÓN ĐẾN SINH
TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA
CÂY ỚT (Capsicum annuum L.) TRỒNG TẠI XÃ
ĐÔNG, HUYỆN KBANG, TỈNH GIA LAI,
VỤ XUÂN HÈ 2011

Tác giả



NGUYỄN THỊ ÁNH NGUYỆT

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Nông học

Giáo viên hướng dẫn:
Th.S PHẠM HỮU NGUYÊN

Tháng 08/2011

i


LỜI CẢM ƠN
Kính khắc ghi công ơn Ba, Mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng dạy dỗ, và truyền đến
con ý chí theo đuổi việc học để được như ngày hôm nay.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm thành phố
Hồ Chí Minh, Ban chủ nghiệm khoa Nông học cùng toàn thể quý thầy cô đã tận tình
dạy dỗ, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm trong suốt thời gian ngồi trên ghế nhà
trường.
Xin chân thành cảm ơn tới thầy Phạm Hữu Nguyên đã tận tình hướng dẫn, giúp
đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Chân thành cảm ơn gia đình bác Đặng Thành Quang đã tạo điều kiện và giúp đỡ
tôi trong thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người thân, bạn bè, tập thể lớp DH07NHGL đã
nhiệt tình giúp đỡ, động viên trong suốt thời gian học tập cũng như hoàn thành luận
văn.


Gia Lai, tháng 07/2010
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Nguyệt

ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của các tỷ lệ phân bón tới quá trình sinh trưởng,
phát triển và năng suất của cây ớt trồng tại xã Đông, huyện Kbang, tỉnh Gia lai” đã
được tiến hành tại tổ 10. Thời gian thực hiện thí nghiệm từ tháng 02/2011 đến tháng
07/2011. Thí nghiệm đã được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (Randomized
complete block design – RCBD), đơn yếu tố, 3 lần lặp lại với 7 nghiệm thức là 7 công
thức phân.
Kết quả thí nghiệm cho thấy:
Về sinh trưởng: Trong tất cả các nghiệm thức bón phân cho cây ớt thì nghiệm
thức bón phân 170 N – 306 P2O5 – 235 K2O (1 : 1,8 : 1,3) có ảnh hưởng mạnh nhất
đến tăng trưởng của cây ớt với chiều cao đạt 43,4 cm và số nhánh cấp 1 đạt 11,8
nhánh/cây trong thời gian 40 ngày sau trồng. So sánh tỷ lệ N : P2O5 : K2O với nhau thì
tỷ lệ 1 : 1,8: 1,3 quá trình tăng trưởng chiều cao và động thái ra nhánh mạnh hơn các tỷ
lệ 1,6 : 1 : 2,3 và tỷ lệ 1: 1,5 : 1,5.
Về tình hình sâu bệnh: Tỷ lệ bệnh mốc xám trên trái dao động 6,0 – 15,8 %, trong
đó nghiệm thức bón 100 N – 180 P2O5 – 130 K2O (1 : 1,8 : 1,3) bị bệnh nhiều nhất
15,8 % còn nghiệm thức 135 N – 244 P2O5 – 180 K2O (1 : 1,8 : 1,3) (đ/c) ít bị bệnh
(6,0 %). Còn tỷ lệ nhện hại trên lá biến động 3,5 – 5,7 % và nhện gây hại nặng nhất
nghiệm thức bón 170 N – 306 P2O5 – 235 K2O (1 : 1,8 : 1,3), nhẹ nhất NT 100 N – 63
P2O5 – 145 K2O (1,6 : 1 : 2,3).
Về năng suất: Các nghiệm thức cho năng suất thực thu biến động 7,64 – 13.00
(tấn/ha). Trong đó nghiệm thức bón 135 N – 244 P2O5 – 180 K2O (1 : 1,8 : 1,3) cho
năng suất cao nhất với năng suất lý thuyết đạt 15,00 tấn/ha, năng suất thực tế đạt 13,00
tấn/ha, tiếp theo nghiệm thức bón 170 N – 255 P2O5 – 255 K2O (1 : 1,5 :1,5) với năng

suất lý thuyết đạt 14,34 tấn/ha, năng suất thực tế đạt 12,42 tấn/ha.
Về hiệu quả kinh tế: Tất cả các nghiệm thức có lợi nhuận biến thiên từ
56.867.000 – 129.469.000 đồng trong đó nghiệm thức bón 135 N – 244 P2O5 – 180

iii


K2O (1 : 1,8 : 1,3) (đ/c) đem lại lợi nhuận cao nhất 129.469.000 đồng và tỷ suất lợi
nhuận đạt cao nhất 1,98.
Về hàm lượng chất khô (%): Hàm lượng chất khô đạt cao nhất 31,9 % của
nghiệm thức bón 170 N – 106 P2O5 – 244 K2O (1,6 : 1 : 2,3).
Tóm lại: Trong các công thức phân tiến hành thí nghiệm thì công thức bón 135 N
– 244 P2O5 – 180 K2O (1 : 1,8 : 1,3) cho năng suất và hiệu quả kinh tế nhất khi trồng
ớt từ tháng 02 đến tháng 07 năm 2011, tại thôn 10, xã Đông, huyện Kbang, tỉnh Gia
Lai.

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ......................................................................................................... i
Lời cảm ơn ...................................................................................................... ii
Tóm tắt ........................................................................................................... iii
Mục lục ............................................................................................................ v
Danh sách các bảng ....................................................................................... viii
Danh sách các hình......................................................................................... ix
Danh sách các chữ viết tắt ............................................................................... x
Chương 1: GIỚI THIỆU...................................................................................... 01
1.1 Đặt vấn đề ....................................................................................................... 01

1.2 Mục tiêu .......................................................................................................... 01
1.3 Yêu cầu ........................................................................................................... 02
1.4 Giới hạn đề tài ............................................................................................... 02
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 03
2.1 Sơ lược về cây ớt .............................................................................................. 03
2.1.1 Nguồn gốc ............................................................................................. 03
2.1.2 Phân loại ................................................................................................ 03
2.1.3 Đặc điểm thực vật học........................................................................... 03
2.1.4 Điều kiện sinh thái ................................................................................ 04
2.1.5 Sâu bệnh hại trên cây ớt ........................................................................ 05
2.1.6 Thu hoạch và bảo quản ......................................................................... 06
2.1.7 Giá trị dinh dưỡng ................................................................................. 06
2.2 Tình hình tiêu thụ và sản xuất .......................................................................... 09
2.2.1 Tình hình sản xuất ớt trên thế giới ........................................................ 09
2.2.2 Tình hình sản xuất ớt trong nước .......................................................... 10
2.3 Vai trò phân đạm, lân và kali............................................................................ 11
2.3.1 Phân đạm ............................................................................................... 11
2.3.2 Phân lân ................................................................................................. 12

v


2.3.3 Phân kali ................................................................................................ 13
2.4 Một số nghiên cứu về bón phân cây ớt ............................................................. 14
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ........................... 17
3.1 Vật liệu thí nghiệm ........................................................................................... 17
3.2 Phương pháp thí nghiệm................................................................................... 17
3.3 Thời gian và địa điểm thí nghiệm..................................................................... 18
3.3.1 Thời gian thí nghiệm ............................................................................. 18
3.3.2 Địa điểm thí nghiệm .............................................................................. 18

3.4 Các điều chung trong thời gian thí nghiệm ...................................................... 19
3.4.1 Điều kiện khí hậu thời tiết ..................................................................... 19
3.4.2 Đặc điểm đất đai khu thí nghiệm .......................................................... 19
3.5 Quy trình kỹ thuật ............................................................................................. 20
3.5.1 Chuẩn bị cây con ................................................................................... 20
3.5.2 Chuẩn bị làm đất ................................................................................... 21
3.5.3 Phân bón ................................................................................................ 21
3.5.4 Các biện pháp kỹ thuật .......................................................................... 21
3.5.5 Thu hoạch .............................................................................................. 22
3.6 Các chỉ tiêu theo dõi ......................................................................................... 24
3.6.1 Sinh trưởng ........................................................................................... 24
3.6.2 Phát triển ............................................................................................... 24
3.6.3 Sâu bệnh hại .......................................................................................... 24
3.6.4 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ....................................... 24
3.6.5 Đặc điểm trái ........................................................................................ 24
3.6.6 Hiệu quả kinh tế .................................................................................... 25
3.7 Xử lý số liệu ..................................................................................................... 25
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................ 26
4.1 Các chỉ tiêu sinh trưởng sau trồng .................................................................... 26
4.1.1 Ảnh hưởng các công thức phân đến khả năng hồi xanh ....................... 26
4.1.2 Ảnh hưởng các công thức phân đến tăng trưởng chiều cao cây
và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây ..................................................... 27
4.1.3 Ảnh hưởng các công thức phân đến khả năng phân cành cấp 1

vi


và tốc độ phân cành cấp 1 .............................................................................. 31
4.2 Chỉ tiêu phát dục của cây.................................................................................. 35
4.3 Tình hình sâu bệnh hại ..................................................................................... 36

4.4 Phẩm chất trái .................................................................................................. 40
4.5 Hàm lượng chất khô của trái ớt ........................................................................ 41
4.6 Năng suất trái ................................................................................................... 42
4.7 Hiệu quả kinh tế............................................................................................... 45
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................ 47
5.1 Kết luận............................................................................................................. 47
5.2 Đề nghị ............................................................................................................. 48
Tài liệu tham khảo ................................................................................................. 49
Phụ lục .................................................................................................................... 51

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Thành phần các chất có trong ớt xanh ................................................... 07
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất ớt tươi một số nước trên thế giới năm 2009 ........... 09
Bảng 2.3: Tình hình sản xuất ớt trên thế giới từ năm 2005 – 2009 ....................... 10
Bảng 3.1: Thời tiết, khí hậu trong thời gian làm thí nghiệm ................................. 19
Bảng 3.2: Kết quả phân tích đất khu thí nghiệm.................................................... 20
Bảng 4.1:Ảnh hưởng các công thức phân tới khả năng tăng trưởng chiều cao ..... 28
Bảng 4.2: Ảnh hưởng các công thức phân tới tốc độ tăng trưởng chiều cao......... 30
Bảng 4.3: Ảnh hưởng các công thức phân đến khả năng phân cành cấp 1............ 32
Bảng 4.4: Ảnh hưởng các công thức phân đến tốc độ phân cành cấp 1 ................ 34
Bảng 4.5: Ảnh hưởng các công thức phân đến khả năng phát dục của cây ớt ..... 35
Bảng 4.6: Tỷ lệ (%) lá, trái ớt bị nhện và bệnh mốc xám ...................................... 39
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của các công thức phân đến kích thước trái ớt ................. 40
Bảng 4.8: Hàm lượng chất khô của trái ớt ............................................................. 41
Bảng 4.9: Ảnh hưởng các công thức phân bón đến năng suất quả ........................ 43
Bảng 4.10: Ảnh hưởng công thức phân đến hiệu quả kinh tế................................ 45
Bảng 7.1: Chi phí đầu tư cho 1 ha ớt chung ở các nghiệm thức ............................ 51

Bảng 7.2: Chi phí phân bón gốc ............................................................................ 52
Bảng 7.3: Chi phí riêng cho từng nghiệm thức...................................................... 53
Bảng 7.4: Tổng chi phí cho các nghiệm thức ........................................................ 53

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 3.1: Nguồn nước tưới sử dụng trong thí nghiệm .......................................... 22
Hình 3.2: Tưới nước bằng bét phun....................................................................... 23
Hình 3.3: Ớt thu hoạch cách ly với mặt đất ........................................................... 23
Hình 4.1: Ruộng ớt giai đoạn 15 NST ................................................................... 26
Hình 4.2: Cây ớt được ngắt ngọn .......................................................................... 27
Hình 4.3: Bệnh mốc xám ....................................................................................... 37
Hình 4.4: Triệu chứng nhện trắng hại ớt ............................................................... 38
Hình 4.5: Rầy mền hại ớt ....................................................................................... 39
Hình 4.6: Chiều dài trái của các NT thí nghiệm .................................................... 41
Hình 4.7: Ớt khô ................................................................................................... 42
Hình 7.1: Động thái tăng trưởng chiều cao của cây ớt .......................................... 54
Hình 7.2: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của cây ớt ....................................... 55
Hình 7.3: Động thái ra nhánh của cây ớt (nhánh/ngày) ....................................... 55
Hình 7.4: Tốc độ ra nhánh của cây ớt (nhánh/5 ngày) .......................................... 56
Hình 7.5: Ảnh hưởng các công thức phân đến NSTT và NSLT ........................... 57
Hình 7.6:Giai đoạn ớt 30 NST ............................................................................... 57
Hình 7.7: Giai đoạn ớt 40 NST .............................................................................. 58
Hình 7.8: Giai đoạn ớt 53 NST .............................................................................. 58
Hình 7.9: Giai đoạn ớt 98 NST .............................................................................. 59
Hình 7.10: Trái ớt tươi ........................................................................................... 59

ix



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NT

:

Nghiệm thức

LLL

:

Lần lặp lại

đ/c

:

Đối chứng

TB

:

Trung bình

NTĐC

:


Nghiệm thức đối chứng

NST

:

Ngày sau trồng

NSG

:

Ngày sau gieo

TL

:

Trọng lượng

NS

:

Năng suất

NSLT

:


Năng suất lý thuyết

NSTT

:

Năng suất thực thu

NT 1A

:

100 N – 180 P2O5 – 130 K2O (1 : 1,8 : 1,3)

NT 2B

:

100 N – 63 P2O5 – 145 K2O (1,6 : 1 : 2,3)

NT 3C

:

100 N – 150 P2O5 – 150 K2O (1: 1,5 : 1,5)

NT 4A (đ/c)

:


135 N – 244 P2O5 – 180 K2O (1 : 1,8 : 1,3)

NT 5C

:

170 N – 255 P2O5 – 255 K2O (1: 1,5 : 1,5)

NT 6B

:

170 N – 106 P2O5 – 244 K2O (1,6 : 1 : 2,3)

NT 7A

:

170 N – 306 P2O5 – 235 K2O (1 : 1,8 : 1,3)

x


Chương 1
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 Đặt vấn đề
Rau là loại thực phẩm rất cần thiết cho đời sống hàng ngày và không thể thay
thế được vì rau có vị trí quan trọng đối với sức khoẻ con người. Rau cung cấp cho cơ
thể những chất quan trọng như protein, lipid, chất xơ, vitamin và chất khoáng. Rau là

loại hàng hoá có giá trị xuất khẩu cao. Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu rau tươi và rau
chế biến của Việt Nam đạt 107,3 triệu USD, tăng 7,6 % so với năm 2008
(www.vinanet.com.vn).
Cây ớt có tên khoa học Capsicum Annuum L. thuộc họ Cà Solanaceae. Là cây
rau gia vị có giá trị kinh tế cao ở thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu. Trong
những năm gần đây, năng suất, sản lượng ớt ngày càng tăng cao, đồng thời ớt là cây
cho thu hoạch nhiều lứa trong một năm, với những lợi thế như vậy kết hợp với việc giá
cả ngày một tăng chính là động lực thúc đẩy cho người nông dân phát triển sản xuất.
Tuy nhiên, trên thực tế muốn trồng ớt thành công đòi hỏi phải có kiến thức, sự hiểu
biết kỹ thuật canh tác, hiểu biết về giống, gieo trồng đúng thời vụ và nắm bắt thị
trường, trong đó bón phân cho cây ớt làm ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất
lượng ớt, dư lượng nitrat, sâu bệnh hại, làm giảm năng suất thu hoạch. Đặc biệt, tại
huyện Kbang, có nhiều hộ dân trồng ớt nhưng nhưng việc áp dụng các tỉ lệ phân bón
chưa hợp lí nên năng suất không cao. Xuất phát từ những thực tế trên, đề tài “Ảnh
hưởng của các tỷ lệ phân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây ớt
trồng tại xã Đông, huyện Kbang, tỉnh Gia lai” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu
Tìm hiểu ảnh hưởng của các tỷ lệ phân bón đến sự sinh trưởng, phát triển của cây
ớt để đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất

1


1.3 Yêu cầu
Theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển của cây như chiều cao, số nhánh
trên cây, ngày ra nụ, ngày ra hoa, ngày đậu trái.
Theo dõi các chỉ tiêu về các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất như, trọng
lượng một trái, số trái trên cây, trọng lượng trái, năng suất ô thí nghiệm, năng suất lý
thuyết, năng suất thực tế.
Theo dõi chỉ tiêu thương phẩm trái ớt: chiều dài trái, đường kính trái.

Theo dõi chỉ tiêu chất lượng trái: hàm lượng chất khô.
Xác định hiệu quả kinh tế khi sử dụng các mức phân khác nhau.
1.4 Giới hạn của đề tài
Đề tài chỉ được thực hiện từ tháng 2/2011 – 7/2011, thời gian kết thúc thu hoạch
16/7/2011.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược về cây ớt
Tên khoa học: Capsicum annuum L.
Họ cà: Solanaceae
2.1.1 Nguồn gốc
Theo Berke (2002) ớt (Capsicum annuum L.) có nguồn gốc ở Nam và Trung Mỹ,
các thương nhân người Bồ Đào Nha đã đem ớt vào các nước Ấn Độ, Indonesia và
những nước Châu Á khác khoảng 400 - 500 năm trước đây và nhanh chóng thích ứng
với nhiều vùng sinh thái nông nghiệp, được nước bản xứ ưa thích. Năm 1542, nhà thực
vật học người Đức Leohard Fuchs đã ghi nhận ớt là cây gốc ở Ấn Độ.
Ngày nay, ớt được trồng rộng rãi ở nhiều nước trong vùng và là một phần không
thể thiếu trong các món ăn địa phương như sabal ở Indonesia, lẩu chua cay ở Thái Lan,
kim chi của Hàn Quốc, càri của Ấn Độ.
Ở Việt Nam, cây ớt được trồng chủ yếu tại các tỉnh miền Trung và Nam Bộ, một
số tỉnh vùng Đồng bằng Sông Hồng cũng đã bắt đầu trồng ớt với diện tích lớn, nhằm
cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy, các công ty sản xuất các mặt hàng thực phẩm
để tiêu thụ và xuất khẩu, đem lại lợi nhuận cao.
2.1.2 Phân loại
Theo tác giả Mai Thị Phương Anh, (1999) có 5 loại ớt được trồng trọt chính trong
tổng số 30 loại ớt, đó là: Loài Capsicum annuum L, loài C. frutescens L, loài C.

chinense Jacquin, loài C. pendulum (Willdenow) L, loài C. pubescens Ruiz and Pavon.
2.1.3 Đặc điểm thực vật học
Rễ: Rễ cọc, phát triễn mạnh với rất nhiều rễ phụ. Do việc cấy chuyển rễ cọc đứt,
một hệ rễ chùm khỏe phát triễn, vì thế có khi lầm tưởng ớt có rễ chùm.
Thân: Ớt là cây bụi thân gỗ có hai lá mầm, thân thường mọc thẳng, đôi khi có
thể gặp các dạng (giống) thân bò, nhiều cành, chiều cao trung bình từ 0,5 - 1,5 m, có
thể là cây hàng năm hoặc là cây lâu năm nhưng thường gieo trồng như cây hàng năm.

3


Lá: Lá đơn mọc đối trên thân chính. Có nhiều dạng lá khác nhau nhưng thường
gặp nhất là dạng lá mủi mác, trứng ngược, mép lá ít răng cưa. Lông trên lá phụ thuộc
vào các loài khác nhau, một số loài có mùi thơm. Lá mỏng kích thước trung bình 1,5 12 cm x 0,5 - 7,5 cm.
Hoa: Các hoa xanh lam và tím. Hoa có 5 – 7 cánh, có cuống dài khoảng 1,5 cm,
đài ngắn có dạng chuông 5 – 7 răng dài khoảng 2 mm bọc lấy quả. Nhụy đơn giản có
màu trắng hoặc tím. Hoa có 5 – 7 nhị đực với ống phấn màu xanh da trời hoặc tím
hoặc trắng xanh ở nhóm C. frutescens và C. chinenses. Kích thước của hoa phụ thuộc
vào các loài khác nhau nhưng thường là 8 – 15 mm.
Quả: Thuộc loại quả mọng, có nhiều hạt với thịt quả nhăn và chia làm hai ngăn.
Các giống khác nhau có kích thước quả, hình dạng độ nhọn, màu sắc, độ cay, độ mềm
của thịt quả rất khác nhau. Quả chưa chín có màu xanh hoặc tím, quả chín có màu đỏ,
da cam, vàng, nâu, kem, hoặc hơi tím.
Hạt: Hạt có dạng thận, màu vàng rơm, chỉ có hạt của C. pubescens có màu đen.
Hạt có chiều dài từ 3 – 5 cm.
2.1.4 Điều kiện sinh thái
Nhiệt độ:
Theo Rylski, (1972b) nhiệt độ ảnh hưởng đến sinh trưởng, số hoa, tỷ lệ đậu trái.
Nhiệt độ đất 10oC làm sinh trưởng chậm, còn nhiệt độ 17oC cây sinh trưởng bình
thường, ở nhiệt độ > 30oC phần trên sinh trưởng bình thường nhưng rễ ngừng sinh

trưởng (trích dẫn bởi Mai Thị Phương Anh, 1996).
Nhiệt độ ngày/đêm bằng 25/18oC là thích hợp nhất cho sinh trưởng, phát triển,
năng suất, chất lượng và số hạt/quả. Nhiệt độ ban đêm thấp (8 - 10oC và 15oC) làm
giảm tỷ lệ đậu quả và thường sinh ra quả không hạt, nhiệt độ thích hợp nhất là 20oC
trong giai đoạn nở hoa.
Ánh sáng:
Egorova, (1975) ớt là cây ưa ánh sáng ngày ngắn, nếu chiếu sáng 9 – 10 giờ sẽ
kích thích sinh trưởng, tăng sản phẩm khoảng 21 – 24 % và tăng chất lượng quả. Theo
Qualitto (1976) nếu ánh sáng mặt trời giảm 30 % thì sẽ tăng năng suất gấp đôi ở ớt
ngọt do tăng số quả và kích thước quả (trích dẫn bởi Mai Thị Phương Anh, 1996).

4


Ẩm độ:
Ớt thích hợp với thời tiết ấm, ẩm, nhưng trong điều kiện khô hạn kích thích quá
trình chín của quả. Ẩm độ thấp không ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu quả nhưng làm tăng tỷ
lệ rụng quả. Nếu ẩm độ khoảng 10 % rụng 71,2 %, trong khi ẩm độ 55,6 – 57,4 % thì
tỷ lệ rụng quả chỉ còn 20 – 30 %.
Đất và dinh dưỡng:
Đất tương đối phù hợp là đất nhẹ giàu vôi, nó có thể sinh trưởng trên đất cát nhưng
phải đảm bảo tưới tiêu và bón phân. Đất chua và đều không thích hợp cho ớt phát
triển, ớt có thể sinh trưởng ở đất màu nhưng tỷ lệ nảy mầm và tính chín sớm bị ảnh
hưởng. Kaliappan và Rajagopal (1970) đã nghiên cứu và thấy rằng ớt có thể nảy mầm
ở trong điều kiện độ muối 4000 ppm và pH = 7,6 (trích dẫn bởi Mai Thị Phương Anh,
1996).
2.1.5 Sâu bệnh hại trên cây ớt
Theo Mai Thị Phương Anh và ctv (1996), cây ớt thường xuất hiện một số loại
sâu, bệnh hại:
Bệnh thán thư (Colletotrichum gloeosporioides, C. capsici, C. acutatum và C

coccodes) đây là bệnh nguy hiểm nhất, gây thối quả hàng loạt. Triệu chứng là các vết
đốm có vòng và viền ngoài đen – vết bệnh phủ một lớp bào tử nấm, tất cả các vùng ớt
trồng tập trung đều bị bệnh này phá hoại nặng. Bệnh thường xuất hiện vào giai đoạn
thu quả, nhiệt độ cao (30 oC), mưa nhiều, việc phòng trừ rất khó khăn, nấm không
sống trong đất nhưng tồn tại trong tàn dư cây trồng nên vùng trồng ớt phải tuân thủ chế
độ luân canh rất nghiêm ngặt. Dùng thuốc Zineb 0,1 %, Boocdo 0,5 % phun trừ, bệnh
lây qua hạt nên trước khi gieo phải xử lý hạt.
Bệnh sương mai (Phytophthora capsici) phá hoại tất cả các bộ phận trên cây.
Bệnh xuất hiện đầu tiên trên mép lá, sau đó lan nhanh cả cây, gây thối nũn, khô giòn
và gãy, hoa bị bệnh chuyển sang màu nâu, khô và rụng. Dùng Zineb 0,1 % hoặc
Boocdo 1 % phun cho cây.
Bệnh héo rũ (Fusarium oxysporum f.sp. capsici) xuất hiện chủ yếu ở giai đoạn
cây con đến khi ra hoa có thể dùng hỗn hợp Kasuzan 0,2 % phun lên lá, Fudazol 0,1 %
phun lên lá và tưới vào gốc.

5


Ngoài ra còn một số bệnh như: đốm vi khuẩn Xanthomonas campetris pv.
vesicatoria; đốm lá Cescospora capsici; phấn trắng Leveillula taurica. Virut khảm
CMV, TMV.
Nhện trắng (Poliphago tarsonemus Latus) gây hiện tượng xoăn ngọn, xoăn lá.
Dùng Applaud phun với nồng độ 0,2 % hoặc Padan 95 SP 2 %, Nuvacron 1,5%, có thể
dùng cho ớt.
Rệp (Aphid spp.) thường xuất hiện vào cuối tháng 4 đầu tháng 5, là môi giới
truyền bệnh virut.
2.1.6 Thu hoạch và bảo quản
Ớt là cây có thời gian thu hoạch tương đối dài (khoảng 3 tháng) năng suất ớt tươi
thường đạt 7,5 – 10 tấn/ha, ớt bột khô đạt 2 – 2,5 tấn/ha. Ớt tươi có thể bảo quản 40
ngày ở nhiệt độ 0oC và ẩm độ 95 – 98 %.

Theo Hasan và Sochardi (1978) thì chất lượng quả, màu sắc tốt nhất là sau khi
thu hoạch 17 giờ nếu chúng được gói vào túi nilon, sau đó bỏ vào thùng tre hoặc bìa
cacton (trích dẫn bởi Mai Thị Phương Anh, 1996).
2.1.7 Giá trị dinh dưỡng
Thành phần chủ yếu của vỏ quả là chất cay không màu kết tinh có tên là
Capsaicin (C18H27NO3), nó bao bọc lớp ngoài của quả. Hàm lượng Capsaicin phụ
thuộc vào giống (Ananthasamy và CS, 1996; Kamalan và Rajamani, 1963). Quả còn
chứa một loại dầu có màu đỏ, không cay, năng suất chiết xuất 20 – 25 % dịch chiết
Alcoholic (trích dẫn bởi Mai Thị Phương Anh, 1996).
Bajaj và CS (1980) cho rằng thành phần của ớt đỏ là:
Chất khô 22,01 %
Axit acorbic 131,06 mg/100 g (trọng lượng tươi)
Chất khô có màu 67,38 đơn vị ASTA
Capsaicin 0,34 % (trọng lượng khô)
Chất xơ thô 26,75 % và tro tổng số 6,69 %.
Ớt cay được sử dụng khá rộng rãi ở các nước nhiệt đới và là nguyên liệu chính ở
dạng bột khô trong chế biến thực phẩm ở gia đình. Đặc biệt nó được sử dụng nhiều ở
Trung Mỹ. Dịch chiết từ ớt được sử dụng trong sản phẩm bia gừng và các loại nước
giải khát, thậm chí C. frutescens được sử dụng trong y học.Theo Purseglove, (1977)

6


quả ớt xanh chứa nhiều rutin là một chất được sử dụng rộng rãi trong chế biến thuốc y
học (trích dẫn bởi Mai Thị Phương Anh, 1996).
Ớt là loại cây vừa được dùng làm rau tươi, vừa được làm gia vị. Quả ớt được sử
dụng ở dạng tươi, khô hoặc chế biến thành bột, dầu, nước sốt, muối chua.
Bảng 2.1: Thành phần các chất có trong ớt xanh (trong 100 g phần ăn được) (Aykroyd,
1963)
Thành phần


Hàm lượng

Thành phần

Hàm lượng

Độ ẩm

85,7 g

P

80 mg

Protein

2,9 g

Fe

1,2 mg

Chất béo

0,6 g

Na

6,5 mg


Chất khoáng

1,0 g

K

2,7 mg

Cacbuahydrat

3,0 g

S

34 mg

Chất xơ

6,8 g

Cu

1,55 mg

Ca

30 mg

Thiamin


0,19 mg

Mn

24 mg

Vitamin A

292 mg

Riboflavin

0,39 mg

Vitamin C

111 mg

Axit oxalic

67 mg
(Trích dẫn bởi Mai Thị Phương Anh, 1996)

Ö Một số lợi ích khi sử dụng trái ớt:
Giảm cân: Nghiên cứu cho thấy chất gây cay chủ yếu của ớt kích thích quá trình
trao đổi chất trong cơ thể, có khả năng giúp ngăn chặn các tế bào mỡ phát triển. Một
nghiên cứu nữa cũng khám phá ra rằng một hợp chất trong ớt ngọt (gọi là CH-19) cũng
có tác dụng tương tự như chất gây cay trong ớt cay.
Có ích cho tim: Ớt đỏ còn có thể giúp bảo vệ “sức khỏe” cho tim bằng cách cải

thiện khả năng phân hủy các cục máu đông của cơ thể. Kết quả nghiên cứu đã chứng
minh được rằng khi tăng cường thêm ớt trong các khẩu phần ăn, lượng cholesterol
LDL (cholesterol có hại) sẽ ngăn cản quá trình ô-xy hóa (là nguyên nhân gây tắc
nghẽn động mạch) trong một thời gian dài, hạn chế được nguy cơ bị đột quỵ ngăn
ngừa được sự viêm nhiễm gây ra các bệnh về tim. Cả ớt cay lẫn ớt ngọt đều chứa
nhiều vitamin B. Nếu xay một ly (250 ml) ớt cay, sẽ bảo đảm 36 % lượng vitamin B6
hàng ngày của bạn và 10 % folate; ớt đỏ chứa 35 % vitamin B6 và 7 % folate tương

7


ứng; ớt vàng chứa 20 vitamin B6 và 10 % folate. Trong một nghiên cứu của Nhật Bản
đã tiến hành theo dõi hơn 35.000 phụ nữ, tuổi từ 40 - 79. Các nhà nghiên cứu thấy
rằng, chế độ ăn uống có nhiều folate và B6 sẽ giúp giảm nguy cơ tử vong do đột quỵ,
bệnh tim mạch cho phụ nữ.
Cải thiện khả năng tuần hoàn: Những thức ăn nhiều gia vị kích thích sự tuần
hòan trong cơ thể, có tác dụng làm hạ huyết áp. Khi ăn những món có gia vị, nhiệt độ
cơ thể tăng lên. Do đó, sự lưu thông máu cũng tăng theo, tim đập nhanh hơn. Nhờ vào
lượng vitamin A và C dồi dào, ớt còn có thêm khả năng tăng cường sự khỏe mạnh cho
các mạch máu.
Chống ung thư: Nhiều kết quả nghiên cứu đã kết luận rằng việc ăn ớt khô
thường xuyên giúp giảm bớt nguy cơ mắc bệnh ung thư. Chất capsaicin làm chậm sự
phát triển của các tế bào ung thư và trong một số trường hợp, còn có thể tiêu diệt
những tế bào ung thư mà không gây nguy hiểm đến những tế bào xung quanh. Ở
những nước có truyền thống ăn những gia vị chứa nhiều capsaicin như Ấn Độ và Mêxi-cô, tỷ lệ mắc một số căn bệnh ung thư rất thấp. Một vài lát ớt đỏ trong món salad sẽ
giúp bạn tăng cường chất carotenoid. Nghiên cứu trên Tạp chí Ung thư quốc tế trong
năm 2009 cho thấy, phụ nữ tiền mãn kinh ăn gấp hai hoặc nhiều hơn khẩu phần thức
ăn giàu carotenoid mỗi ngày sẽ giảm nguy cơ ung thư vú tới 17 %. Đó là vì carotenoid
có thể cản trở khả năng truyền tín hiệu của estrogen.
Chống lại triệu chứng viêm khớp: Nửa chén ớt ngọt thái nhỏ (ớt vàng, xanh,

đỏ...) chứa gấp đôi lượng vitamin C so với nhu cầu vitamin C hàng ngày của bạn. Đây
là một chất dinh dưỡng rất quan trọng. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại
học Manchester ở Anh thì những người có lượng vitamin C ở mức thấp nhất có nguy
cơ gia tăng viêm khớp gấp ba lần so với những người có lượng vitamin C cao nhất.
Trị cảm cúm: Capsaicin sẽ kích thích cơ thể tiết mồ hôi và xua tan những cảm
giác khó chịu do những triệu chứng từ bệnh cảm hay cúm gây ra. Chúng còn giúp làm
thông thoáng đường thở, giảm bớt những triệu chứng của bệnh viêm xoang và những
rắc rối khác của căn bệnh cúm.
Làm hưng phấn tinh thần: Ớt có tác dụng làm tăng mức endorphin và
serotonin. Chúng còn hoạt động như những chất chống trầm cảm, có tác dụng giảm
stress rất hữu hiệu.

8


Cải thiện sự hô hấp: Ớt có tác dụng tương tự như loại thuốc long đờm, có thể
giúp ích cho những người mắc bệnh hen suyễn, viêm phế quản mãn tính, khí thủng,
viêm xoang và những triệu chứng khác có liên quan đến đường hô hấp, giúp bệnh nhân
dễ thở hơn. Ớt còn là loại gia vị giúp chúng ta thở tốt hơn bằng cách khai thông đường
mũi.
( />( />2.2 Tình hình tiêu thụ và sản xuất
2.2.1 Tình hình sản xuất ớt trên thế giới
Cây ớt ngày nay được trồng rộng rãi trên khắp thế giới. Các nước Indonexia,
Trung Quốc và Triều Tiên là những nước có diện tích trồng lớn. Ở Triều Tiên, ớt là
cây dẫn đầu cả về diện tích cũng như giá trị, nó được sử dụng cả ở dạng quả xanh cũng
như bột khô, dạng bột khô là phụ da chủ yếu cho món “kim chi”. Theo Poulos J.M
(1994), năng suất của ớt giao động rất lớn theo hệ số sản xuất, đặc biệt ở vùng nhiệt
đới (trích dẫn bởi Hà Thị Tuyết Lan, 2010).
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất ớt tươi một số nước trên thế giới năm 2009
Quốc gia


Diện tích (ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (tấn)

Inđônêxia

203.000

5,42

1.100.000

Trung quốc

662.289

21,92

14.520.301

Hàn Quốc

61.000

6,80

415.000




32.610

28,42

926.680

Triều Tiên

24.207

2,20

53.225

Ấn Độ

6.996

8,24

57.657

Nhật Bản

3.400

41,97


142.700

Thái Lan

870

13,75

11.963

< />Theo thống kê củA FAO (2009) Trung Quốc, Iceland, Philippines, Inđônêxia, Mĩ
là những nước có diện tích trồng ớt lớn. Trung Quốc là nước có diện tích ớt lớn nhất
662.289 ha, với năng suất ớt 21,9 tấn/ha. Trong khu vực Đông Nam Á, Inđônêxia là
nước có diện tích lớn nhất 203.000 ha, với năng suất ớt 5,42 tấn/ha (năm 2009), Thái

9


Lan có năng xuất cao nhất trong khu vực 13,75tấn/ha (năm 2009). Mĩ với diện tích
trồng ớt 32.610 ha, với năng suất đạt được 28,4 tấn/ha (2009).
Qua bảng 2.2 cho thấy: Trung quốc là nước có diện tích trồng ớt tươi lớn 662.289 ha,
sản lượng đạt 14.520.301 tấn. Nhật Bản diện tích trồng ớt 3.400 ha, nhưng năng suất
rất cao 41,97 tấn/ha.
Bảng 2.3: Tình hình sản xuất ớt trên thế giới từ năm 2005 – 2009
Ớt khô
Năm

Ớt tươi


Diện tích

Năng suất

Sản lượng

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(ha)

(tấn/ha)

(tấn)

(ha)

(tấn/ha)

(tấn)

2005

1.780.375

1,54


2.737.584

1.765.598

14,29

25.228.352

2006

1.854.198

1,55

2.869.256

1.774.935

14,99

26.598.003

2007

1.938.901

1,56

3.028.699


1.778.680

15,43

27.450.243

2008

1.907.341

1,63

3.113.689

1.786.600

15,68

28.012.536

2009

1.906.558

1,65

3.137.545

1.814.936


15,47

28.070.851

< />Qua bảng 2.3 cho thấy: diện tích trồng ớt phơi khô trên thế giới từ năm 2005 –
2008 tăng 126.984 ha kéo theo năng suất và sản lượng cũng tăng lên. Năm 2009 diện
tích đã giảm 783 ha so với năm 2008 nhưng năng suất ớt khô tăng 0,02 tấn/ha, sản
lượng tăng 23.856 tấn. Diện tích trồng ớt tươi có xu hướng tăng dần khoảng 49.365 ha
từ 2005 – 2009. Năm 2009 năng suất ớt tươi giảm 0,21 tấn/ha so với năm 2008.
2.2.2 Tình hình sản xuất ớt trong nước
Theo thống kê của FAO năm 2009 diện tích trồng ớt phơi khô của Việt Nam là
62.411 ha, năng suất đạt 1,81 (kg/ha), đạt sản lượng 112.937 tấn.
Ớt cay chủ yếu được trồng ở các tỉnh miền Trung như Quảng Nam, Quảng Bình,
Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, các tỉnh Nam Bộ như Đồng Tháp, An Giang, nó là mặt
hàng xuất khẩu đứng vị trí số một trong các loại gia vị, mỗi năm nước ta xuất khẩu
sang Nga khoảng 45.000 tấn ớt bột. Những năm gần đây, một số công ty của Đài Loan
đã kí hợp đồng mua ớt cay tươi hoặc ớt muối chua của Việt Nam.
Trong năm 2009 có 82 thị trường nhập khẩu rau của Việt Nam (tăng thêm 12 thị
trường so với năm 2008), trong đó Nga, Nhật Bản, Mỹ và Đài Loan vẫn là những thị
trường đạt kim ngạch cao nhất, chiếm 67 % tổng kim ngạch. Kim ngạch xuất khẩu rau

10


các loại sang thị trường Nga trong năm 2009 đạt 28,3 triệu USD, tăng 16,7 % so với
năm 2008. Sản phẩm rau xuất khẩu sang thị trường Nga là dưa chuột chế biến, các loại
rau gia vị, ớt, rau cải. Để sản xuất ớt cay xuất khẩu, ở Quảng Trị hàng năm diện tích
chuyên canh ớt khoảng 1.000 ha, với năng suất trung bình 6 - 7 tấn tươi/ha. Thu nhập
của người nông dân đạt giá trị trên 12 triệu/ha gấp 3 lần trồng lúa.
Ở xã Thanh Ninh (Phú Bình) trung bình mỗi ha ớt Hiểm Lai 207 cho người dân

thu nhập trên dưới 190 triệu đồng. Gia đình ông Nguyễn Khắc Giáp xã Thanh Ninh,
Phú Bình trồng ớt từ năm 2007, mỗi xào cho thu nhập 10 triệu đồng/năm.
< />2.3 Vai trò đạm, lân và kali đối với cây trồng
2.3.1 Phân đạm
Quá trình chuyển hóa đạm (N) trong đất:
N trong đất tồn tại ở 2 dạng: Dạng hữu cơ chiếm 95 %, còn lại khoảng 5 % là
đạm vô cơ có thể Amoniac, Nitrat và Nitrit. Ngoài ra còn ở thể NO và N2O. Đạm trong
đất phát sinh từ Protid của thực vật hoặc từ phân của gia súc, gia cầm, phân bắc, phân
xanh và các dạng hữu cơ khác bón vào đất vi sinh vật, đất phân giải qua 2 giai đoạn.
+ Giai đoạn I: Quá trình Amoniac hóa, được tiến hành:
R – NH2 + H2O = NH3 + R – OH + Q
Rất nhiều loại vi khuẩn háo nước và yếm khí, nấm và xạ khuẩn có khả năng tham
gia vào quá trình này. Trong đó chủ yếu là Bacillus mycodes, Bacillus subtiti.
+ Giai đoạn II: Gồm 2 bước:
Bước 1: Nitrit hóa (Sự oxi hóa sinh học của NH4+ thành NO2-) có sự tham gia
của vi khuẩn Nitrosomonas (Vi khuẩn tự dưỡng bắt buộc)
2 NH4+ + 3O2 = 2 NO2 + 2 H2O + 2 H2
Bước 2: Nitrat hóa (NO2- tiếp tục bị oxi hóa thành NO3-)
2 NO2- + O2 = 2 NO3- + Q
Các dạng đạm mà cây sử dụng được
Hai nguồn đạm cây hấp thu được đạm amoniac và nitrat, trong cây thì dạng NO3

-

+

phải chuyển hóa thành dạng NH4 trước khi kết hợp với acid hữu cơ và các phân tử
hữu cơ khác. Ngoài ra còn một số amino acid và amin mà cây có thể hút trực tiếp được
nhưng số lượng ít.


11


Vai trò sinh lý của N
Nitơ là thành phần của nhiều phân tử quan trọng bao gồm protein, nucleic acid,
hormon (IAA, cytokinin) và chlorophyll.
Triệu chứng thiếu N là cây sinh trưởng chậm, thân lùn, lá vàng. Do N rất linh
động trong cây triệu chứng thiếu N trước tiên xảy ra ở các lá già, khi nghiêm trọng thì
mới thấy ở lá non. Ở một số cây thấy có sự tích lũy sắc tố anthocyanin làm thân, cuống
lá, mặt dưới có màu đỏ.
Dư thừa N làm cây sinh trưởng thân lá nhiều, trì hoãn ra hoa.
Các dạng phân bón vào đất có đạm:
Phân hữu cơ: phân chuồng, phân xanh, phân rác, phân bắc, phân dạng bánh dầu,
xác mắm.
Phân vô cơ: bao gồm phân đa lượng (N, P, K), phân trung lương (Ca, Mg, S),
phân vi lượng (Fe, Mn, Cu, Zn, Mo, Bo).
Các nguồn cung cấp đạm khác: sự cố định các vi khuẩn tự do, sự cố định vi
khuẩn cộng sinh, sự cố định đạm trong mưa.
2.3.2 Phân lân
Sự chuyển hóa Phosphorus (lân) trong đất
Phần lớn lân được cây trồng hấp thụ ở các dạng ion orthophosphate (H2PO4- và
HPO42-), các dạng P này hiện diện đồng thời trong dung dịch đất. Những hàm lượng
hiện diện của mỗi dạng phụ thuộc vào pH của dung dịch đất. Ở pH = 7,2, hàm lượng
hiện diện của 2 ion trên bằng nhau. Khi pH < 7,2 H2PO4- là dạng chính trong dung
dịch đất, ngược lại khi pH > 7,2 HPO42- sẽ là dạng chiếm ưu thế. Cây trồng hấp thụ
HPO42- chậm hơn rất nhiều so với dạng H2PO4-. Nhưng có 1 số hợp chất P hữu cơ hòa
tan, hay hợp chất P có trọng lượng phân tử thấp cũng hiện diện trong dung dịch đất và
cũng có thể được cây hấp thụ, nhưng thông thường nguồn này ít quan trọng trong dinh
dưỡng cây trồng.
Bề mặt hấp thụ P chủ yếu của rễ cây trồng là những mô non gần với chóp rễ, P

tích lũy ở chóp rễ với nồng độ tương đối cao, kế đó là vùng có sự tích lũy P thấp hơn
so với các tế bào rễ đang phát triển nhanh, và còn một vùng rễ thứ 2 có nồng độ P cao
hơn. Chu kỳ của P có thể được đơn giản hóa bằng sự quan hệ:
P trong dung dịch đất

P dễ hữu dụng

12

P khó hữu dụng


Trong đó P dễ và khó được cây hấp thu bao gồm cả 2 dạng P vô cơ và hữu cơ. P dễ
hữu dụng là một phần của yếu tố số lượng, có tốc độ phân ly cao và nhanh chóng bù
đắp P cho dung dịch đất. Khi P đễ hữu dụng cạn kiệt làm cho một phần P khó hữu
dụng trở thành hữu dụng, quá trình này diễn ra rất chậm.
Các nguồn phân lân: đá phosphate (apatile nghiền), phosphoric ạcid, calcium
orthorphosphate, ammonium phosphate, ammonium polyphosphate, nitric phosphate,
potassium phosphate
Vai trò sinh lý P
Phốt pho (lân) là thành phần quan trọng của Axit nucleic, protein, còn là thành
phần của Adenozinphotphat, các polyphotphat trong cây.
Lân tham gia vào các quá trình tổng hợp hydratcacbon, protein, lipit và có vai trò
quan trọng trong quá trình hô hấp và quang hợp, thúc đẩy quá trình hút đạm.
Lân có tác dụng lớn nhất khi cây còn nhỏ, kích thích hệ rễ phát triển, tham gia
vào quá trình vận chuyển vật chất trong cây; lân thúc đẩy quá trình ra nụ, hoa, và quá
trình chín của trái cây và hạt.
Thiếu lân, cây tăng trưởng chậm, quả, hạt, lâu chín già, lá có màu xanh tối, ở thời
kỳ đầu có màu tím do trong lá hình thành nhiều sắc tố Anthoxyan, đôi khi lá có màu
đồng xỉn rồi chuyển màu nâu, cây chết.

Dạng lân thích hợp cho cây rau là supe phốt phat, lân khó hòa tan nên trong sản
xuất thường dùng để bón lót.
2.3.3 Phân kali
Các dạng kali trong đất
Dạng muối đơn giản: nitrat, cacbonnat, sunfat, clorua, phần lớn hòa tan trong
dung dịch đất.
Kali hấp thụ trong keo đất: ở dạng trao đổi hoặc không trao đổi
Kali trong tinh tầng khoáng sơ sinh và thứ sinh nghĩa là kali trong các loail
khoáng của đất
Kali trong thành phần dưỡng chất hữu cơ.
Các loại phân kali: Potassium Chloride, Potassium Sulfate, Potassium
Magnesium Sulfate, Potassium Nitrate, Potassium Phosphate, Potassium Carbonate,

13


Potassium Bicarbonate, Potassium Hydroxide, Potassium Thiosulfute, Potassium
Polysulfide.
Trong cơ thể thực vật K tồn tại dưới dạng muối như KCl, KHCO3, KH2PO4, hoặc
các dạng muối của axit hữu cơ như pyruvate, cirate, oxalate.
Vai trò sinh lí của K
K ảnh hưởng tới quá trình trao đổi hydrat cacbon: làm tăng quá trình quanng hợp,
tăng quá trình vận chuyển các hợp chất hydrat cacbon.
K ảnh hưởng sâu sắc đến đặc tính lý hóa của hệ thống keo trong nguyên sinh chất
như tăng quá trình thủy hóa, giảm độ nhớt, tăng hàm lượng nước liên kết.
K ảnh hưởng tích cực đến các quá trình sinh tổng hợp các sắc tố trong lá.
K ảnh hưởng tốt tới quá trình đẻ nhánh, hình thành bông và chất lượng hạt ở các
cây ngũ cốc.
K giúp cây tăng tính chống chịu đối với nhiệt độ thấp, khô hạn và bệnh. K làm
tăng hô hấp.

K tham gia vào quá trình hoạt hóa nhiều enzym như amylaza, invectaza,
phosphotran-axetylaza, axetyl-CoA-xystetaza, pyrvat-phospho-kinaza, ATP-aza...
K làm tăng quá trình sinh tổng hợp protein và axit amin. Khi thiếu K thì NH3
tăng lên đến mức độc cho cây.
K có vai trò đặc biệt trong việc điều hòa áp suất thẩm thấu của tế bào, quan trọng
trong các hoạt động chuyển động của cây như đóng mở khí khổng và lá ngủ.
Không giống như những đa lượng khác, K không buộc với cấu trúc của cây và nó
cũng rất dễ di động. Triệu chứng thiếu trước tiên xuất hiện ở các lá già, đầu tiên là có
vết chấm và vàng, sau đó thì đốm chết ở mép lá. Sự thiếu kali có thể làm gia tăng mức
độ phá hoại của các bệnh vi khuẩn và nấm gây ra, sự phá hoại của côn trùng và mối,
sự lây nhiễm của virus và tuyến trùng.
2.4 Một số nghiên cứu về bón phân cây ớt
Rễ cây hút chất dinh dưỡng từ đất và phân bón dưới dạng các ion hòa tan nằm
trong dung dịch đất. Trên thực tế không có loại đất nào có thể cung cấp đủ mọi chất
dinh dưỡng thỏa mãn nhu cầu cho cây, nên phải bón phân.
Bón phân hợp lý là cung cấp đủ lượng, cân đối các chất dinh dưỡng theo nhu cầu
sinh lý của cây để cây sinh trưởng phát triển thuận lợi, cho năng suất, phẩm chất tối đa,

14


×