Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ĂN MỒI CỦA BỌ XÍT Rhynocoris sp. (Hemiptera: Reduviidae) TRÊN SÂU KHOANG TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (848.41 KB, 70 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ĂN MỒI CỦA BỌ XÍT Rhynocoris sp.
(Hemiptera: Reduviidae) TRÊN SÂU KHOANG TRONG ĐIỀU
KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM

SVTH

: NGUYỄN THỊ LỢI

NGÀNH : BẢO VỆ THỰC VẬT
KHÓA

: 2007 - 2011

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 08/2011


i

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ĂN MỒI CỦA BỌ XÍT Rhynocoris sp.
(Hemiptera: Reduviidae) TRÊN SÂU KHOANG TRONG ĐIỀU
KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM


Tác giả
NGUYỄN THỊ LỢI

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư Bảo Vệ Thực Vật

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

ThS. LÊ CAO LƯỢNG
ThS. NGUYỄN LÊ ĐỨC TRỌNG

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08/2011


ii

LỜI CẢM TẠ
Con xin chân thành khắc ghi công ơn cha, mẹ đã sinh thành tần tảo dưỡng dục
con thành người và tạo mọi điều kiện để cho con có được như ngày hôm nay.
Em xin chân thành ghi ơn Th.S Lê Cao Lượng, Th.S Nguyễn Lê Đức Trọng,
thầy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi trân trọng cảm ơn đến:
™ Ban giám hiệu trường đại học nông lâm Tp Hồ Chí Minh, ban chủ nhiệm khoa
nông học đã quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian học tập tại trường
cũng như trong thời gian thực hiện đề tài.
™ Toàn thể quí thầy cô khoa cơ bản và khoa nông học trường đại học Nông Lâm Tp
Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt, chỉ bảo những kiến thức và kinh nghiệm quí báu
trong thời gian học tập tại trường.
™ Cảm ơn anh Lâm Trường Sơn đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt thời
gian thực hiện đề tài.

™ Tất cả các bạn lớp DH07BV đã giúp đỡ góp ý để tôi hoàn thành tốt đề tài của mình.

Tp Hồ Chí Minh, tháng 08/2011
NGUYỄN THỊ LỢI


iii

TÓM TẮT

NGUYỄN THỊ LỢI, Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh, tháng 7/2011. Đề tài
nghiên cứu: “Nghiên cứu khả năng ăn mồi của bọ xít Rhynocoris sp. (Hemiptera:
Reduviidae) trên sâu khoang”
Giáo viên hướng dẫn: ThS. LÊ CAO LƯỢNG
ThS. NGUYỄN LÊ ĐỨC TRỌNG
Mục đích đề tài là nhằm tìm hiểu được khả năng ăn mồi của bọ xít trong điều
kiện phòng thí nghiệm.
Đề tài được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2011 tại phòng nhân nuôi côn
trùng – bộ môn Bảo Vệ Thực Vật – khoa Nông Học – trường Đại học Nông Lâm Tp
Hồ Chí Minh với nội dung nghiên cứu sau:
Khảo sát khả năng ăn mồi của bọ xít non tuổi 4, tuổi 5 và bọ xít thành trùng
Rhynocoris sp. được nhân nuôi bằng sâu gạo đông lạnh và sâu gạo sống trên sâu non
Spodoptera litura Fab. tuổi 3 theo phản ứng chức năng. Thí nghiệm được bố trí theo
kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD) đối với bọ xít non tuổi 4 thực hiện thí nghiệm trên
sâu khoang tuổi 3 ở 4 mức sâu là 3 sâu, 5 sâu, 7 sâu, 9 sâu tương ứng với 4 nghiệm
thức, đối với bọ xít non tuổi 5 thực hiện thí nghiệm trên sâu khoang tuổi 3 ở 5 mức sâu
3 sâu, 5 sâu, 7 sâu, 9 sâu và 12 sâu tương ứng với 5 nghiệm thức, đối với bọ xít thành
trùng thực hiện thí nghiệm trên sâu khoang tuổi 3 ở 6 mức sâu 3 sâu, 5 sâu, 7 sâu, 9
sâu và 12 sâu tương ứng với 5 nghiệm thức và mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần.
Khảo sát khả năng ăn mồi của bọ xít Rhynocoris sp. trên sâu non tuổi 3

Spodoptera litura Fab. theo phản ứng số lượng thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn
toàn ngẫu nhiên (CRD) với 5 nghiệm thức tương ứng với các mức bọ xít là 1 cặp, 2
cặp, 3 cặp, 4 cặp, 5 cặp và mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần.
Kết quả khảo sát khả năng ăn mồi của bọ xít non tuổi 4, tuổi 5 và bọ xít trưởng
thành Rhynocoris sp. được nhân nuôi bằng phương pháp sâu gạo đông lạnh và phương
pháp sâu gạo sống trên sâu non Spodoptera litura Fab. tuổi 3 theo phản ứng chức
năng. Khả năng kiểm soát sâu khoang cao nhất của một bọ xít non tuổi 4, tuổi 5, bọ xít
trưởng thành đực và cái Rhynocoris sp. khi được nhân nuôi bằng phương pháp sâu gạo


iv

đông lạnh lần lượt là: 1,035 ± 0,07; 1,109 ± 0,11; 1,279 ± 0,13; 1,123 ± 0,04 con ở các
mức sâu tương ứng lần lượt là: 7 – 9 – 9 – 12 sâu. Ngoài ra ở bọ xít non tuổi 5 và bọ
xít trưởng thành đực sự tương quan giữa khả năng ăn mồi với số sâu bị làm mồi là
tương quan chặt. Khả năng tiêu diệt sâu khoang cao nhất của một bọ xít non tuổi 4,
tuổi 5, bọ xít trưởng thành đực và cái Rhynocoris sp. khi được nhân nuôi bằng phương
pháp sâu gạo sống lần lượt là: 1,132 ± 0,1; 1,165 ± 0,08; 1,243 ± 0,25; 1,277 ± 0,04
con ở các mức sâu tương ứng lần lượt là: 5 – 9 – 15 – 12 sâu. Sự tương quan giữa khả
năng ăn mồi và số sâu khoang bị làm mồi là rất chặt đối với bọ xít trưởng thành đực và
mối tương quan giữa khả năng ăn mồi và số sâu khoang bị làm mồi bọ xít trưởng
thành cái là mối tương quan chặt. Đối với bọ xít trưởng thành cái khi nhân nuôi bằng
sâu gạo sống thì khả năng ăn mồi của chúng cao hơn bọ xít trưởng thành cái khi nhân
nuôi bằng sâu gạo non đông lạnh.
Kết quả khảo sát khả năng ăn mồi của bọ xít Rhynocoris sp. trên sâu non tuổi 3
Spodoptera litura Fab. theo phản ứng số lượng. Khi số lượng sâu không thay đổi 10
con/nghiệm thức thì số lượng sâu khoang trung bình cao nhất bị bọ xít tấn công là:
1,73 ± 0,2 sâu, và số lượng bọ xít còn sống cao nhất là 3,1 ± 0,2 cặp. Sự tương quan
giữa số lượng sâu bị tiêu diệt với số cặp bọ xít cũng như sự tương quan giữa số bọ xít
còn sống với số cặp bọ xít là tương quan chặt.



v

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

WTO: Tổ chức thương mại thế giới
IPM: Quản lí dịch hại tổng hợp
GAP: Thực hành tốt nông nghiệp
NPV: Nuclear polyhedrosis virus
NPV - S: Nuclear polyhedrosis virus – Spodoptera litura Fab.
CTV: Cộng tác viên
ThS.: Thạc sĩ
TT: Thành trùng
NT: Nghiệm thức
SK: Sâu khoang
BX: Bọ xít
SC: Sâu chết


vi

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 3.1: Sơ đồ khảo sát khả năng ăn mồi của bọ xít non tuổi 4, tuổi 5 và bọ xít
trưởng thành Rhynocoris sp. được nhân nuôi bằng hai nguồn sâu gạo đông lạnh và sâu
gạo sống đối với sâu non Spodoptera litura Fab. tuổi 3 theo phản ứng chức năng. .. 20

Bảng 3.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm khảo sát khả năng ăn mồi của bọ xít Rhynocoris sp.
trên sâu non Spodoptera litura Fab. tuổi 3 theo phản ứng số lượng. ......................... 21
Bảng 4.1: Khả năng tiêu diệt sâu khoang của bọ xít Rhynocoris sp. được nhân nuôi
bằng phương pháp sâu gạo đông lạnh. ....................................................................... 22
Bảng 4.2: Khả năng kiểm soát sâu khoang tối đa ở từng giai đoạn sinh trưởng của bọ
xít được nuôi bằng phương pháp sâu gạo đông lạnh. ................................................. 24
Bảng 4.3: Khả năng tiêu diệt sâu khoang của bọ xít Rhynocoris sp. được nhân nuôi
bằng phương pháp sâu gạo sống................................................................................. 25
Bảng 4.4: Khả năng kiểm soát sâu hại tối đa ở từng giai đoạn sinh trưởng của bọ xít
được nuôi bằng phương pháp sâu gạo sống. .............................................................. 27
Bảng 4.5: So sánh số lượng sâu khoang bị tiêu diệt giữa bọ xít được nuôi bằng 2
nguồn thức ăn khác nhau qua các giai đoạn tuổi. ....................................................... 27
Bảng 4.6: Phương trình tương quan giữa mật độ con mồi và khả năng kiểm soát con
mồi của bọ xít được nuôi bằng PP sâu gạo đông lạnh qua từng giai đoạn phát triển. 29
Bảng 4.7: Phương trình tương quan giữa mật độ sâu khoang và khả năng kiểm soát
con mồi của bọ xít được nuôi bằng PP sâu gạo sống qua từng giai đoạn phát triển. . 30
Bảng 4.8: Khả năng ăn mồi (sâu khoang tuổi 3) của bọ xít Rhynocoris sp. và số lượng
bọ xít còn sống trong mỗi nghiệm thức. ..................................................................... 32
Bảng 4.9: Phương trình tương quan giữa khả năng ăn mồi của bọ xít và số lượng cặp
bọ xít, phương trình tương quan giữa số bọ xít còn sống và số cặp bọ xít. ............... 34


vii

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình

Trang

Hình 2.1: Ổ trứng và trứng của sâu ăn tạp .............................................................. 10

Hình 2.2: Nhộng và ấu trùng sâu khoang ................................................................. 10
Hình 3.1: Nhộng được tách ra khỏi thau và đặt lên sáp ............................................ 17
Hình 3.2: Đặt nhộng vào lồng có lá cải tươi cho ngài đẻ trứng................................. 17
Hình 3.3: Sâu gạo đã được cố định ........................................................................... 18
Hình 3.4: Sâu gạo đã được cố định và đã đông lạnh. ................................................ 18
Hình 4.1: Bọ xít tấn công sâu gạo sống. .................................................................... 31
Hình 4.2: Bọ xít tấn công sâu gạo đông lạnh. ............................................................ 31
Hình 4.3: Thành trùng cái tấn công con mồi. ............................................................ 31
Hình 4.4: Thành trùng đực tấn công con mồi. ........................................................... 31
Hình 4.5: Bọ xít tuổi 4 tấn công con mồi................................................................... 32
Hình 4.6: Bọ xít tuổi 5 tấn công con mồi................................................................... 32
Hình 4.7: Bọ xít cái tấn công bọ xít đực. ................................................................... 34
Hình 4.8: Kệ làm thí nghiệm. .................................................................................... 34


viii

MỤC LỤC
TRANG PHỤ ĐỀ ........................................................................................................... i
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT .....................................................................................v
DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................................... vi
DANH SÁCH CÁC HÌNH ........................................................................................... vii
MỤC LỤC ................................................................................................................... viii
Chương 1 MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
1.1

Đặt vấn đề .........................................................................................................1


1.2

Mục tiêu ............................................................................................................2

1.3

Yêu cầu .............................................................................................................2

1.4

Giới hạn đề tài...................................................................................................2

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................3
2.1

Vài nét về lịch sử phòng trừ sâu hại trên thế giới .............................................3

2.2

Khái niệm chung về thiên địch .........................................................................4

2.2.1

Khái niệm về thiên địch ....................................................................................4

2.2.2

Vai trò của thiên địch ........................................................................................4

2.2.3


Phân loại thiên địch ..........................................................................................4

2.3

Giới thiệu chung về giống Rhynocoris .............................................................5

2.3.1

Vị trí phân loại ..................................................................................................5

2.3.2

Nghiên cứu trên thế giới ...................................................................................5

2.4

Giới thiệu về sâu khoang Spodoptera litura Fab. .............................................7

2.4.1

Vị trí phân loại ..................................................................................................7

2.4.2

Phân bố và kí chủ ..............................................................................................8

2.4.3

Triệu chứng và cách thức gây hại .....................................................................8


2.4.4

Đặc điểm hình thái ............................................................................................9

2.4.5

Đặc điểm sinh học ..........................................................................................10

2.4.6

Biện pháp phòng trừ .......................................................................................11

2.5

Giới thiệu về ngài gạo .....................................................................................12


ix

2.5.1

Phân loại và hình thái .....................................................................................13

2.5.2

Đặc điểm sinh học ..........................................................................................13

2.5.3


Một số nghiên cứu dùng ngài gạo làm vật liệu thí nghiệm ............................14

Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................15
3.1

Địa điểm thí nghiệm .......................................................................................15

3.2

Thời gian thực hiện .........................................................................................15

3.3

Vật liệu thí nghiệm .........................................................................................15

3.4

Nội dung thí nghiệm .......................................................................................15

3.5

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................16

3.5.1

Phương pháp nhân tạo nguồn ngài gạo, sâu khoang, và bọ xít ......................16

3.5.1.1 Nhân nuôi ngài gạo .........................................................................................16
3.5.1.2 Nhân nuôi sâu khoang ....................................................................................16
3.5.1.3 Nhân nuôi bọ xít đỏ Rhynocoris sp.................................................................17

3.5.2

Nội dung 1: Khảo sát khả năng ăn mồi của bọ xít non tuổi 4, tuổi 5 và bọ xít

trưởng thành Rhynocoris sp. được nhân nuôi bằng hai nguồn sâu gạo đông lạnh và sâu
gạo sống đối với sâu non Spodoptera litura Fab. tuổi 3 theo phản ứng chức năng . ....18
3.5.3

Nội dung 2: Khảo sát khả năng ăn mồi của bọ xít Rhynocoris sp. trên sâu

non Spodoptera litura Fab. tuổi 3 theo phản ứng số lượng ...........................................20
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................22
4.1

Khả năng ăn mồi (Spodoptera litura Fab.) của bọ xít Rhynocoris sp. khi

được nuôi bằng hai phương pháp sâu gạo đông lạnh và phương pháp sâu gạo sống
theo phản ứng chức năng. ..............................................................................................22
4.1.1

Khả năng ăn mồi (Spodoptera litura Fab.) của bọ xít non tuổi 4, tuổi 5 và bọ

xít trưởng thành Rhynocoris sp. khi được nuôi bằng phương pháp sâu gạo đông lạnh.22
4.1.2

Khả năng ăn mồi (Spodoptera litura Fab.) của ấu trùng tuổi 4, tuổi 5 và bọ

xít trưởng thành Rhynocoris sp. khi được nuôi bằng phương pháp sâu gạo sống.........24
4.1.3


Khảo sát khả năng ăn mồi của bọ xít non tuổi 4, tuổi 5 và bọ xít trưởng thành

Rhynocoris sp. được nhân nuôi bằng phương pháp sâu gạo đông lạnh và phương pháp
sâu gạo sống trên ấu trùng Spodoptera litura Fab. tuổi 3 theo phản ứng chức năng ....27
4.2

Khảo sát khả năng ăn mồi của bọ xít Rhynocoris sp. trên sâu non

Spodoptera litura Fab. tuổi 3 theo phản ứng số lượng ..................................................32
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................35


x

5.1

Kết luận. .........................................................................................................35

5.2

Đề nghị. ...........................................................................................................35

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................37
PHỤ LỤC ......................................................................................................................40


1

Chương 1
MỞ ĐẦU


1.1 Đặt vấn đề
Sâu hại là một trong những đối tượng gây hại quan trọng đối với cây trồng. Từ
đó để phòng trừ các loại sâu hại con người đã dùng rất nhiều biện pháp như: thuốc sinh
học, thuốc hóa học,… Trong đó biện pháp hóa học được sử dụng phổ biến rộng rãi bởi
nó có ưu điểm là hiệu quả nhanh và mạnh đối với dịch hại nhưng bên cạnh mặt ưu nó
còn những nhược điểm lớn như: độc hại với con người, gây ô nhiễm môi trường, gây
cạn kiệt nguồn thiên địch, để lại dư lượng trong nông sản, nếu sử dụng không đúng
cách sẽ dẫn đến hiện tượng kháng thuốc của sâu, chi phí đầu tư cao và cuối cùng sẽ
dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp.
Trong thời đại ngày nay, nước ta gia nhập WTO thì việc an toàn về thực phẩm
theo tiêu chuẩn GAP được đặt lên hàng đầu. Con người không ngừng tìm ra nhiều biện
pháp thay thế khác và hiện nay khuyến cáo sử dụng biện pháp IPM và sinh học trong
đó vai trò chủ đạo là các tác nhân sinh học được chú trọng nhiều hơn nhằm hướng tới
khắc phục các nhược điểm của thuốc hóa học, cân bằng sinh thái và hướng tới một nền
nông nghiệp bền vững.
Tác nhân sinh học vô cùng phong phú đặc biệt là quần thể côn trùng thiên địch
có mặt trên đồng ruộng. Một số nhóm thiên địch chính như: nhóm bọ rùa, bọ ngựa,
nhóm ong, nhóm ruồi, … đặc biệt là bọ xít nguồn thiên địch vô cùng phong phú.
Chúng có thể ăn từ những con côn trùng sống trên mặt đất cho đến những con côn
trùng sống trong lòng đất nhất là đối với những loài sâu khó trị như sâu khoang
(Spodoptera litura Fab.).
Theo Sahayara K.J và ctv (2003), Rhynocoris là một giống bọ xít bắt mồi, được
tìm thấy trên rất nhiều phổ cây trồng như bông vải, đậu đỗ, thuốc lá… và được xem là
một đối tượng có nhiều tiềm năng trong việc kiểm soát sâu hại.
Sâu khoang là loài đa thực, ước tính phá hoại 290 loại cây trồng thuộc 99 loại
thực vật. Ở nước ta, sâu khoang là loài sâu hại quan trọng trên rau họ thập tự, cà chua,
cà bát, đậu đũa, đậu vàng, bầu bí, rau muống, khoai tây, khoai lang, khoai sọ, thuốc lá,
bông, thầu dầu…(Trích dẫn bởi Nguyễn Thị Nhạt, 2007)



2

Xuất phát từ vấn đề nêu trên và được sự đồng ý của ban chủ nhiệm khoa Nông
Học cùng Bộ môn Bảo Vệ Thực vật - trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh
chúng tôi đã quyết định thực hiện đề tài: “Nghiên cứu khả năng ăn mồi của bọ xít
Rhynocoris sp. trên sâu khoang trong điều kiện phòng thí nghiệm”
1.2 Mục tiêu
Tìm hiểu được khả năng ăn mồi của bọ xít trong điều kiện phòng thí nghiệm.
1.3 Yêu cầu
Nắm được số lượng sâu khoang bị bọ xít tấn công thông qua phản ứng chức
năng và phản ứng số lượng.
1.4 Giới hạn đề tài
Thời gian thực hiện từ tháng 15/02 đến tháng 15/06 năm 2011 trong điều kiện
phòng thí nghiệm.
Đề tài thực hiện trên bọ xít ăn mồi Rhynocoris sp. và sâu hại Spodoptera litura
Fab. tuổi 3.


3

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Vài nét về lịch sử phòng trừ sâu hại trên thế giới
Từ khi ngành nông nghiệp ra đời cho đến nay con người đã biết sử dụng nhiều
biện pháp để tiêu diệt các loại sâu hại có trong cây trồng bảo vệ mùa màng, những biện
pháp đầu tiên được con người áp dụng là biện pháp thủ công nhưng qua thời gian thì
biện pháp thủ công được thay bằng biện pháp vật lý, biện pháp hóa học. Và họ đã bảo
vệ được sản xuất, duy trì cuộc sống qua nhiều thế kỷ.
Vào khoảng 1550 B.C., sách Ebers papurus có liệt kê các cách thức chế tạo

thuốc để xua đuổi bọ chét. Theo Homer (khoảng 1000 B.C) viết rằng Odyssey đốt lưu
huỳnh ... “để làm sạch đại sảnh và cung đình”, Odyssey XXII, 492 – 494. Có nhiều tài
liệu cho thấy rằng vào 900A.D người Trung Quốc dùng Arsenic Sulfides để trừ côn
trùng. Hài loài Veratum album và Veratum nigrum (cây lê lư) đã được người La Mã
dùng làm thuốc trừ loài gặm nhấm. Vào thế kỷ 17 đã có cách dùng thuốc lá tiếp xúc
trừ chí rận. Các hợp chất được biết đến năm 1807 dùng trừ nấm và dung dịch
Bordeaux được dùng đầu tiên ở Pháp năm 1883. Những năm 1930 của thế kỷ phần lớn
thuốc trừ dịch hại có nguồn gốc tự nhiên hoặc vô cơ. Các chất gốc Arsenic vẫn được
dùng phổ biến bất kể tính độc hại của nó. Trong đó thuốc diệt côn trùng tổng hợp đầu
tiên được đem sử dụng rộng rãi là Dinitro và Thiocyanates (Trích dẫn bởi Phan Lưu
Quốc Trình, 2004)
Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939- 1945) người ta đã ứng dụng những
thành tựu về nghiên cứu các hóa chất để trừ sâu. Từ đó ngành nghiên cứu thuốc hóa
học bảo vệ thực vật đã hình thành và không ngừng phát triển. năm 1944 nhóm thuốc
Chlo hữu cơ ra đời. Năm 1960 nhóm thuốc lân hữu cơ và nhóm Carbamat ra đời. Năm
1976 nhóm thuốc Pyrethrinoides ra đời… Cùng với sự phát triển không ngừng của
thuốc hóa học thì thuốc sinh học cũng bắt đầu phát triển.
Năm 1958, Mains đã xuất bản khoá phân loại nấm gây bệnh côn trùng giống
Cordiceps gặp ở Bắc Mỹ. Cherapanova, 1964 phát hiện nấm Penicillium, Aspegillus,
Chaetomium, Cephalosporium, Torulla kí sinh trên 9 loài ve. Năm 1891, Mally phát
hiện bệnh Virus trên sâu xanh bông vải Helicoverpa armigera. Năm 1940 ra đời kính
hiển vi điện tử, hàng loạt công trình nghiên cứu về các loại virus côn trùng được tiến
hành, ứng dụng virus đa diện nhân để trừ sâu xanh trên bông, thuốc lá, cà chua (Võ


4

Thị Thu Oanh, 2009). Việc ra đời và phát triển của thuốc sinh học vẫn chưa thể ứng
dụng đầy đủ trong IPM. Vì vậy việc nghiên cứu về côn trùng thiên địch đã được chú
trọng trong thời gian gần đây.

2.2 Khái niệm chung về thiên địch
2.2.1 Khái niệm về thiên địch
Thiên địch là thuật ngữ chung để chỉ tất cả các kẻ thù tự nhiên của các loài dịch
hại nói chung và của sâu hại nói riêng. Mỗi loài sâu hại có một tập đoàn thiên địch đặc
trưng. Thiên địch của các loài sâu hại bao gồm các loài ký sinh, các loài bắt mồi ăn thịt
và các sinh vật gây bệnh cho sâu hại. (Hà Minh Trung, 1997)
2.2.2 Vai trò của thiên địch
Các loài thiên địch có vai trò mắt xích trong sự chuyển hóa năng lượng trong
cộng đồng sinh vật của hệ sinh thái.
Tác nhân điều chỉnh mật số sâu hại ở mức bình quân, không cho bộc phát thành
dịch. Do đó vai trò của biện pháp sinh học đóng vai trò quan trọng trong quá trình
kiểm soát và phòng trừ sâu hại.
Đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì khả năng thích ứng để tồn sinh của
con mồi. Cá thể nào yếu hoặc không có khả năng tự vệ sẽ bị loại thải bởi thiên địch
theo quy luật chọn lọc tự nhiên.Có vai trò trong việc thúc đẩy sự tiến hóa của các loài
sâu hại. Thông qua các hoạt động săn mồi của thiên địch, sâu hại bắt buộc phải phát
triển những khả năng tự vệ trước sự tấn công của thiên địch, từ đó hình thành những
dòng hoặc loài sâu hại mới có khả năng thích ứng cao hơn, giúp tạo sự cân bằng giữa
các loài.
2.2.3 Phân loại thiên địch
a. Loại bắt mồi (predator): một cá thể có thể giết và ăn nhiều con mồi trong 1 lần săn,
một ngày hay trong một vòng đời của nó.
b. Loại kí sinh (parasitoids): một cá thể chỉ cần 1 kí chủ để sống trong suốt vòng đời
của nó. Do đó nó thường nhỏ và yếu hơn con mồi nhưng bù lại nó có khả năng đặc biệt
để có thể tấn công con mồi. Ở đây thành trùng của loài kí sinh đẻ một trứng bên trên
hay bên trong một côn trùng kí chủ, ấu trùng sẽ nở ra và kí sinh trong kí chủ đến khi
trưởng thành. Thành trùng lại ra sống tự do bên ngoài kí chủ rồi lại tìm đẻ trứng trở lại
trên nhiều kí chủ khác. Tuy một thành trùng có thể giết chết nhiều con mồi nhưng mỗi



5

cá thể chỉ lớn lên trên một kí chủ. Chúng thường là loài ăn thịt chuyên biệt (specialists)
(Nguyễn Văn Huỳnh, 1995).
2.3 Giới thiệu chung về giống Rhynocoris
2.3.1 Vị trí phân loại
Giới (King dom) :

Động vật

Ngành (Phylum):

Động vật chân đốt

Lớp (Class):

Côn trùng

Bộ (Order):

Bộ cánh nửa - Hemiptera

Họ (Family):

Bọ ăn thịt – Reduviidae

Chi (Genus):

Rhynocoris


Loài (species):

Rhynocoris sp.

2.3.2 Nghiên cứu trên thế giới
Họ Reduviidae là một họ lớn của ngành động vật ăn thịt và chúng là nguồn
thiên địch có tiềm năng rất lớn của các loại côn trùng dịch hại (Ambrose, 1999, 2000,
2003).
Hiện nay trên thế giới đã nghiên cứu nhiều về chi Rhynocoris gồm những giống
Rhynocoris albopilosus Stal
Rhynocoris albopunctatus
Rhynocoris iracundus,
Rhynocoris kumarii
Rhynocoris leucospilus
Rhynocoris marginatus
Rhynocoris rubricus
Rhynocoris trisis
Rhynocoris ventralis.
Rhynocoris (hay còn được gọi là Rhinocoris) là một giống bọ xít thuộc họ bọ
xít ăn mồi (Reduviidae), bộ cánh nửa cứng. Hiện nay đã có khoảng 150 loài đã được


6

ghi nhận. Chúng phân bố gần như khắp nơi trên thế giới, một số loài cá biệt được tìm
thấy ở Sitka và Alaska, xuất hiện nhiều trên cây trồng nông nghiệp như bông vải,
thuốc lá, đậu phộng, đậu nành, đậu garbanzo, cà chua và là thiên địch tự nhiên của hơn
20 loài sâu hại khác nhau trong đó chủ yếu là ấu trùng bộ cánh vảy (Sahayaraj, 1995).
Cũng theo Sahayaraj (1999), cho biết Rhynocoris marginatus có khả năng làm giảm
đáng kể sự phá hại của 2 loài sâu đa thực là Spodoptera litura và Heliothis armigera

trên các ruộng đậu. Việc nghiên cứu về giống bọ xít này đã được thực hiện khá nhiều ở
một số nước như Ấn Độ, Ukraine và một số nước Mỹ Latinh, sẽ tạo cơ sở trong việc
áp dụng chúng trong lĩnh vực đấu tranh sinh học.
Thành trùng có kích thước trung bình là 10 – 15 mm. Con cái thường to hơn
con đực và có phần bụng căng phồng. Đốt râu đầu tiên ngắn hơn đầu. Có mắt đơn.
Chân có lông tơ nhằm giúp chúng trụ vững hơn khi tấn công con mồi. Móng bàn chân
có răng cưa hoặc có phần phụ chi. Phần đầu hơi thuôn dài. Kiểu miệng hút được dùng
để chích và truyền chất độc làm tê liệt trước khi chúng hút dịch từ con mồi. (Ross H.
Arnett, 2000)
Trứng được đẻ thành khối, có một lớp dịch trong suốt bao phủ bên ngoài giúp
chúng dính vào thân cây, đá. Màu sắc, kích thước và số lượng trứng thay đổi đa dạng
tùy theo từng loài khác nhau. Ấu trùng trải qua 5 tuổi trước khi trưởng thành và phát
triển mạnh vào những tháng hè. (Ross H. Arnett, 2000)
Theo Sahayaraj (2002), họ ăn mồi Rhynocoris marginatus Fab. được nuôi từ
bốn mật độ khác nhau (25, 50, 75 và 100) trên ấu trùng sâu gạo Corcyra cephalonica
Stainton. Năm mươi con mồi cho vào mỗi hộp chứa có mật độ thích hợp từ phòng nuôi
nhỏ của con mồi vì mật độ này có ấu trùng phát triển ngắn, giai đoạn đẻ trứng và ủ
trứng tỷ lệ con cái nhu cầu thức ăn nhỏ nhất và khả năng sinh sản lớn và phần trăm
trứng nở. Vòng đời được thiết lập dựa trên mối tương quan mật độ ăn mồi.
Theo Koffi Eric Kwadjo và ctv (2010), Rhynocoris albopilosus (Hétéroptères:
Reduviidae) là động vật ăn mồi, Rhynocoris albopilosus được quan sát hoạt động của
nó trong các hệ sinh thái khác nhau.
Theo K. Sahayaraj và ctv (2005), họ bắt mồi Rhynocoris marginatus Fab. và
Catamirus brevipennis Servile dùng chất độc của chúng gây tê liệt con mồi. Sahayaraj
đã phát hiện được hoạt động kháng khuẩn của 7 vi khuẩn nhóm Gram (-) và 4 nhóm
Gram (+) của R. marginatus và C. brevipennis bằng cách sử dụng phương pháp đĩa
khuếch tán ánh sáng.


7


Sahayaraj K. (1999), cho thấy khi phóng thích 5000 cá thể Rhynocoris
marginatus và Rhynocoris spp. trên mỗi ha ruộng đậu phộng có khả năng làm giảm
đáng kể sự gây hại của sâu khoang và sâu xanh, giúp tăng năng suất 182 % so với đối
chứng.
Ambrose Dunston P. và M. Anto Claver (1999), nhận thấy rằng khi nhân nuôi
bọ xít Rhynocoris marginatus trong điều kiện có bổ sung vật liệu lá cây hoặc chồi cây
tươi sẽ có tác dụng kích thích khả năng đẻ trứng, tăng số lượng trứng đẻ cũng như rút
ngắn thời kì trước đẻ trứng của thành trùng cái.
Sahayaraj K. và Gabriel Paulraj M. (2001), khi nhân nuôi Rhynocoris
marginatus Fab. trong điều kiện phòng thí nghiệm trên đối tượng sâu khoang
Spodoptera litura Fab tuổi 3 cho biết tổng thời gian của các thời kì sinh trưởng, kể từ
giai đoạn trứng đến thành trùng là 46.71 ± 1.58 ngày. Thành trùng cái sống lâu (128.04
± 8.48 ngày) so với thành trùng đực (82.84 ± 11.09 ngày). Thành trùng cái có thể đẻ
405.28 ± 22.15 trong suốt thời gian sống của mình.
Sahayaraj K. (1999), khi tiến hành nghiên cứu về ảnh hưởng tuổi con mồi đến
khả năng săn mồi của bọ xít Rhynocoris marginatus trên 4 đối tượng sâu hại trên
ruộng đậu là Amsacta albistriga Walk., Aproaerema modicella Deventer, Helicoverpa
armigera (Hub.) và Spodoptera litura Fab. đã thấy rằng ở mỗi độ tuổi và kích thước,
bọ xít có xu hướng tấn công con mồi có độ tuổi và kích thước tương ứng. Điều này
cho thấy chúng có khả năng lựa chọn con mồi tùy thuộc vào khả năng tấn công và nhu
cầu dinh dưỡng.
Sahayaraj K., Martin P. (2003) cho biết tất cả các giai đoạn sống của họ ăn mồi
Rhynocoris marginatus (Fab.) được phóng thích (30, 50 và 70 ngày sau khi gieo hạt)
trên đồng ruộng với 5000/ha. Spodoptera litura (Fab.), Helicoverpa armigera
(Hubner), Atractomorpha crenulata, Chrotogonous trachypterus, Aphis craccivora,
Mylabris pustulata và Mylabris indica là đối tượng trong giai đoạn quan sát.
R.marginatus làm giảm S.litura (85.89 %) ở mức độ đáng kể tiếp theo là H.armigera
(67.65 %), A.craccivora (46.34 %) và A.crenulata và C.trachypterus (42.86 %).
2.4 Giới thiệu về sâu khoang Spodoptera litura Fab.

2.4.1 Vị trí phân loại
Giới (King dom) :
Ngành (Phylum):

Động vật
Động vật chân đốt


8

Lớp (Class):

Côn trùng

Bộ (Order):

Bộ cánh vảy- Lepidoptera

Họ (Family):

Ngài đêm - Noctuidae

Chi (Genus):

Spodoptera

Loài (Species):

Spodoptera litura Fab.


2.4.2 Phân bố và kí chủ
Sâu ăn tạp là loài có phổ ký chủ rộng, phân bố hầu hết các nơi trên thế giới.
Theo bộ môn côn trùng – Trường đại học Nông Nghiệp I, sâu ăn tạp là một
trong những loài sâu ăn lá quan trọng, là loài sâu đa thực có thể phá hại đến 290 loại
cây trồng thuộc 99 họ thực vật bao gồm các loại rau đậu, cây thực phẩm, cây công
nghiệp, cây lương thực, cây phân xanh. Ghi nhận tại một số nước trên thế giới các loài
kí chủ chủ yếu là cây thân thảo, các loại cây 1 lá mầm và một số cây 2 lá mầm ở giai
đoạn còn non. Các loại cây thường bị phá hại như cỏ alfalfa, lúa nước, lúa mì, miến,
bông, kê, cao lương, đậu tương, đậu nành, mía đường, cây họ cà như cà, ớt, thuốc lá…
Thường thì các loại cây rau, mía đường bị ảnh hưởng nhiều nhất. Các cây còn lại khả
năng bị tấn công thấp hơn. Các loại cây lâu năm cũng bị phá hại rất nặng, ví dụ như
táo, nho, cam, đu đủ, lê, nho cùng một số loại hoa và cây cảnh khác. Đối với cây ăn
quả, sâu có thể phá hại ở nhiều thời điểm khác nhau, tuy nhiên nếu sâu cắn phá vào
giai đoạn kết quả thì công tác phòng trừ sẽ trở nên rất khó khăn và làm hao hụt năng
suất một cách đáng kể. Cỏ dại là một nguồn thức ăn tự nhiên của sâu, và do đó nó là
một kí chủ cũng như một nơi cư trú rất hữu ích. Một số loại cỏ tiêu biểu như Agrostis
sp., Digitaria spp., Sorghum halepense, Ipomoea spp., lác, cỏ họ trinh nữ.
2.4.3 Triệu chứng và cách thức gây hại
Sâu ăn tạp ít khi gây hại nặng ở những vùng canh tác được cày xới kĩ, nhưng
những ghi nhận ở những vùng ít cày xới hay những cánh đồng cỏ thì thiệt hại là đáng
kể, nhất là những vùng đất hoang hóa có nhiều cỏ dại.
Ở những vùng canh tác, ngài di cư từ nơi đồng cỏ rậm rạp đến và đẻ trứng trên
cỏ hoặc trên lá. Khi trứng nở, sâu non sẽ ăn cỏ hoặc ăn lá của cây trồng. Thường thì
sâu sẽ ăn lá tại nơi trứng nở. Nếu trứng sâu nở trên lá cây dại, sâu sẽ di chuyển sang
cây trồng chính khi nguồn thức ăn tại chỗ không còn hay khi cỏ dại bị phun thuốc trừ
cỏ, sâu không còn thức ăn nên phải lấn sang cây trồng chính. Ấu trùng gây hại bằng


9


cách cắn phá gây rụng lá. Ban đầu nó ăn từ rìa lá, sau đó lên dần lớp biểu bì bề mặt.
Khi vết gặm đã khá rộng, nó tiếp tục ăn lớp biểu bị đối diện tạo những vết thủng trên
bề mặt lá. Sau đó ấu trùng lại bắt đầu ăn từ trong vết thủng và lan dần ra xung quanh.
Triệu chứng gây hại của chúng trên hầu hết cây kí chủ là những vết lõm loang lổ. Khi
mật số khá cao chúng bắt đầu di chuyển sang những cây khác lân cận, nhằm đảm bảo
nguồn thức ăn và tránh không ăn lẫn nhau. Sâu càng lớn thì mức độ phá hại càng nặng
do nhu cầu thức ăn nhiều hơn và số lần ăn cũng nhiều hơn. Chúng chỉ chừa lại phần
gân già cứng, cuống lá, những phần lá bị rách nham nhở hay có những vết rách.
Nghiên cứu của Marenco (1992), cho thấy khi gây hại những lá già bị nặng
nhất, lá ở giữa bị hại trung bình và lá non xuất hiện sau cùng bị hại ít nhất do đặc tính
di chuyển theo chiều từ dưới thấp lên dần trên cao. Ấu trùng cũng ít khi đục vào trong
thân hay phá hoại đỉnh sinh trưởng, ít nhất là với những cây to. Khi mật số sâu quá
lớn, cây có thể bị trụi lá chỉ sau 2 đến 4 ngày. Nghiên cứu trên bắp cho thấy nếu mật số
sâu nhiều hơn 12con/cây bắp non, nó có thể ăn hết toàn bộ lá trong một thời gian ngắn.
Việc sử dụng thuốc trừ cỏ trên các cánh đồng bắp có thể càng làm cho sâu tràn vào phá
hại cây trồng chính. Khi đó không chỉ lá bắp, mà cả cờ bắp và quả cũng bị sâu cắn phá,
gây thiệt hại nặng nề cho năng suất.
2.4.4 Đặc điểm hình thái
Sâu khoang thuộc bộ Lepidoptera có biến thái hoàn toàn gồm bốn giai đoạn:
trứng- ấu trùng – nhộng – thành trùng.
Thành trùng là một loại ngài đêm có màu nâu đậm có chiều dài than 15 – 20
mm, sải cánh là 32 – 42 mm. Cánh trước màu nâu đen trên cánh có nhiều vân phức
tạp. Gần giữa mép cánh trước có vân trắng chạy xiên đến gần giữa cánh. Khi đậu cánh
xếp hình mái nhà, vân trắng thu lại giống hình chữ “V”. Cánh sau màu trắng ngà có
ánh tím, con đực nhỏ hơn con cái. Thành trùng có thể sống được 4 – 5 ngày tùy theo
điều kiện thức ăn.
Trứng hình bán cầu, đường kính từ 0,4 - 0,5 mm, mặt ngoài trứng có nhiều
đường gân nổi (36 – 39 đường) chạy từ đỉnh xuống cắt nững đường vân ngang tạo
thành những ô nhỏ.
Trứng mới đẻ màu vàng nhạt, gần nở màu nâu nhạt hay xám tro. Trứng thường

đẻ ở mặt trên lá và có lông bao phủ.


10

Hình 2.1: Ổ trứng và trứng của sâu ăn tạp (Trần Văn Hai, Đại học Cần Thơ)
Sâu non mới nở màu xanh nhạt, đầu màu đen, di chuyển như sâu đo. Sang tuổi
2 màu sắc sâu non bắt đầu thay đổi có màu nâu hay màu xanh đậm, trên lưng có 3 sọc
chạy từ đốt bụng đầu tiên đến đốt bụng cuối cùng, trong đó có một sọc lưng và một
sọc phụ lưng. Trên sọc phụ lưng mỗi đốt có hình bán nguyệt màu đen, hình bán nguyệt
nay ở đốt bụng thứ nhất và thứ 8 rất to, kéo lại sát nhau tạo thành hai khoang đen. Đẫy
sức sâu khoang có thể dài 35 – 40 mm.

Hình 2.2: Nhộng và ấu trùng sâu khoang (Trần Văn Hai, Đại học Cần Thơ)
Nhộng có màu nâu đậm hay hung nâu bóng, dài 18 – 20 mm, đốt cuối bụng nhỏ
và có hai gai ngắn. Ngay khi mới được hình thành nhộng có màu xanh đọt chuối, rất
mềm, sau đó chuyển dần sang màu vàng xanh, cuối cùng có màu nâu, thân cứng dần
và có màu nâu đỏ. Khi sắp vũ hoá, nhộng có màu nâu đen, các đốt cuối của nhộng có
thể cử động được.
2.4.5 Đặc điểm sinh học
Thành trùng thường vũ hóa và hoạt động vào chiều tối, ban ngày đậu ở mặt sau
của lá nơi kín đáo trong bụi cây.Thành trùng mơi vũ hóa có thể giao phối ngay và đẻ
trứng vào tối hôm sau. Ngài sâu khoang bị thu hút bởi ánh sang đèn và mùi chua ngọt.
thời gian đẻ trứng của ngài là từ 2 – 5 ngày. Một con đực trong một đêm có thể bắt cặp
với tám con cái. Một con cái có thể đẻ 900 – 2000 trứng, giai đoạn ủ trứng 4 – 6 ngày.


11

Sâu non trải qua 6 tuổi kéo dài từ 12 – 27 ngày. Nhộng phát triển 8 – 10 ngày. Thành

trùng mới vũ hóa một ngày sau đẻ và đẻ 2 - 5 ngày.
Sâu non mới nở sống tập trung ăn vỏ trứng và phần mềm của lá, sang tuổi 2
chúng bắt đầu phân tán và có thể ăn lủng lá. Ở tuổi này trên lưng sâu đã bắt đầu xuất
hiện 3 sọc lưng và 2 khoang đen ở đốt bụng thứ nhất và thứ 8. Tuổi 3 sâu ăn phá mạnh
hơn, làm khuyết từng mảng lá, từ giai đoạn này sâu có phản ứng với ánh sang mạnh
ban ngày lẩn trốn, chiều mát bò ra ăn phá. Từ tuổi 4 - 5 sâu ăn càng mạnh hơn và phản
ứng với ánh sáng mạnh hơn. Chúng ăn từng mảng lá lớn chỉ chừa lại gân chính, có khi
ăn cả hoa và trái non. Từ tuổi 6 sâu bắt đầu ăn ít lại mình từ từ co lại và chui xuống đất
làm nhộng. Điều kiện thuận lợi cho sâu phát triển là nhiệt độ 29 – 30 oC và ẩm độ
không khí là 90 % .
2.4.6 Biện pháp phòng trừ


Biện pháp canh tác



Biện pháp sinh học : Sâu ăn tạp thường bị các nhóm ký sinh sau:

+ Nhóm 1: Nhóm ký sinh: Ong kén vàng Microplitis manilae Ashmead, ong kén
trắng Chelonus sp., ruồi Peribaea orbata, virus NPV, nhóm virus Baculoviruses
(BV), nấm Beauveria sp., nấm Nomurae rileyi …
+ Nhóm 2: Nguyên sinh động vật


Biện pháp hoá học



Biện pháp Phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM)


Theo Nguyễn Thị Thu Cúc (1999), biện pháp phòng trừ tổng hợp dựa trên các nguyên
lý cơ bản sau:
+ Điều khiển cấu trúc sinh thái đồng ruộng trên cơ sở cân bằng.
+ Hạn chế những thiệt hại chứ không diệt hoàn toàn.
+ Cải biến và thay đổi điều kiện sinh sống của sâu bệnh nhằm phát huy thiên địch,
tạo điều kiện cho cây sinh trưởng mạnh nhưng ít thuận lợi cho sâu bệnh phát triển.
Các biện pháp quản lý bao gồm:
+ Vệ sinh đồng ruộng, tiêu diệt nhộng, phơi đất hay ngâm ruộng một thời gian.


12

+ Dùng hoa hướng dương hay các loài cây có thể dẫn dụ sâu ăn tạp trồng xung quanh
ruộng canh tác để dễ dàng tiêu diệt.
+ Dùng bẫy pheromone để dự báo trước sự đẻ trứng của sâu ăn tạp.
+ Hàng ngày theo dõi dự báo sự phát triển của sâu qua bẫy pheromone, thường xuyên
ngắt bỏ ổ trứng và diệt ấu trùng trên những ruộng dẫn dụ.
+ Dùng sản phẩm sinh học có nguồn gốc nấm, vi khuẩn khi có những dấu hiệu cắn phá
lá đầu tiên. Thông thường 10 ngày sau phải phun thuốc lại.
+ Ngoài ra, còn có thể dùng chất trích từ hạt cây Nem và chế phẩm NPV để phun ở
đầu vụ.
+ Thường xuyên thăm ruộng để phát hiện sâu sớm, phun thuốc khi sâu còn nhỏ tránh
đừng để sâu quá lớn sẽ khó diệt và thay đổi thuốc thường xuyên để tránh hiện tượng
sâu kháng thuốc.
Đánh giá hiệu lực của NPV-S trên Spodoptera litura (Fab.) và sự kết hợp với
endosulfan và neemarin (chiết xuất từ cây neem) diệt S. litura trên cây bắp cải ngoài
đồng ruộng. Nghiệm thức với NPV-S (500 LE/ha) + Endosulfan (625 ml/ha) giảm tốt
hơn mật số ấu trùng và tăng dần số lương các nghiệm thức khác. ( Vinod Kumari* và
N. P. Singh, 2009)

2.5 Giới thiệu về ngài gạo
Phân loại
Ngài gạo Corcyra cephalonica (Stainton, 1866)
Giới (King dom) :

Động vật

Ngành (Phylum):

Động vật chân đốt

Lớp (Class):

Côn trùng

Bộ (Order):

Bộ cánh vảy- Lepidoptera

Họ (Family):

Ngài sáng – Pyralidae

Chi (Genus):

Corcyra

Loài (species):

Corcyra cephalonica



13

2.5.1 Phân loại và hình thái
Ngài gạo có tên khoa họa là Corcyra cephalonica, là ấu trùng thuộc họ ngài
sáng Pyralidae. Trứng có dạng hình oval, kích thước 0,5 x 0,3 mm, bề mặt có vân và
có núm ở phía cuối trứng. Ấu trùng màu trắng sữa với các lỗ thở ở mỗi đốt dày lên ở
phía sau như hình liềm, dài 15 mm. Nhộng trần có màu vàng.
Con cái thân dài 7 – 11 mm, hai cánh căng ra dài 14 – 24 mm, trung bình cánh
dài 19 mm. Con đực thân dài 6 – 9 mm, hai cánh căng ra dài 14 – 18 mm, trung bình
cánh dài 17 mm. Thân màu xám hay màu vàng nâu, ở bụng pha màu đen. Cánh trước
màu xám đen và hẹp hơn cánh sau, màu sắc từ giữa cánh trở về gốc cánh tương đối
thẫm hơn. Biên ngoài đầu cánh có những điểm nhỏ. Cánh sau tương đối rộng màu xám
trắng. Cánh trước của con đực màu đen hơn của con cái.
Con cái râu môi dưới rất dài. Râu đầu màu nâu xám trắng, đốt gốc có nhiều
phiến vảy màu nâu xám tối. Đầu, ngực màu nâu xám nhạt, đôi khi là màu xám trắng
hay xám tối. Có thể phân biệt được mạch cánh nhờ các bộ phận màu nâu xám tối, chỉ
có mặt lưng giữ được nền màu nhạt vả lại có xu hướng lan khắp cả cánh. Một số cá thể
các vệt hoa màu tối đã tiêu biến, có đôi khi hình thành 2 đường vân ngang màu đen
không trật tự, 1 đường ở đoạn cuôi buồng cánh, 1 đường ở khu giữa của trục dài trên
cánh, gần đoạn ngọn có một sô màu tối đậm ở viền mép và đoạn ngọn ở mỗi đường
mạch cách có chấm đen không rõ ràng lắm. Lông màu nâu xám nhạt có xen kẽ phiến
vảy màu tối. Phần gốc lông tơ có vân màu hơi nhạt. Bụng và chân có màu nâu xám
nhạt.
Trứng: Dài 0,5 – 0,75 mm hình bầu dục màu vàng.
Sâu non: Khi đẫy sức dài 15 mm, màu sắc của sâu non thường hay biến đổi,
hoặc màu trắng, hoặc màu xám. Có 8 đôi chân. Đầu màu vàng nâu, mảnh cứng ở đốt
ngực 1 và đốt bụng cuối cùng màu nâu nhạt.
2.5.2 Đặc điểm sinh học

Sau khi vũ hóa, ngài giao phối ngay, có khi tới mấy giờ sau mới giao phối, giao
phối xong đẻ trứng ngay trong đêm đó. Thời gian đẻ trứng 5 ngày, thường đẻ trứng
ban đêm và đẻ quả một. Một con cái trong đời đẻ được 89 – 191 trứng, trung bình 156
trứng, ở điều kiện độ nhiệt và độ ẩm tự nhiên thời gian trứng nở 4 – 6 ngày, trung bình
5 ngày. Thời gian sâu non 46 – 56 ngày, dài nhất 111 ngày. Thời gian nhộng 10 – 14
ngày, trung bình 12 ngày. Con đực sống 4,9 ngày, con cái sống 7,2 ngày. Sâu non lột


14

xác 5 – 7 lần, con đực lột xác nhiều hơn con cái 1 lần. Mỗi năm sinh 2 – 3 lứa, ở 20 –
210C hoàn thành vòng đời mất 42 ngày. Ấu trùng mới nở có kích thước nhỏ nên dễ
dàng xâm nhập vào hàng hóa nông sản. Ấu trùng trải qua 5 tuổi và không ghi nhận có
dạng tiềm sinh. (Theo Vũ Quốc Trung, 1981)
Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển ngài gạo là 30 0C – 32,5 0C , ẩm độ 70 %.
Sự sinh trưởng của ngài gạo sẽ ngừng lại khi nhiệt độ thấp hơn 18 0C.
2.5.3 Một số nghiên cứu dùng ngài gạo làm vật liệu thí nghiệm
Theo Shahayaraj K và ctv (2002), cho thấy sâu gạo được nuôi bằng lúa miến và
cám gạo có thể làm ngắn vòng đời bọ xít Rhynocoris marginatus hơn là lúa mì, ngoài
ra còn có tác dụng kéo dài thời gian sống và làm tăng trọng lượng của thành trùng.
Mohamed và ctv (2010), khi dùng ấu trùng ngài gạo làm thức ăn cho bọ cánh
lưới Apertochrysa sp. Kết quả cho thấy ấu trùng ngài gạo rất thích hợp cho việc nhân
sinh khối, tuy nhiên trứng ngài gạo không phải là nguồn thức ăn thích hợp cho loài
thiên địch này.
Russell và ctv (1980), cho biết kết quả nghiên cứu về sự phát triển của sâu gạo
trên hạt kê và lúa miến ở 28 0C với nhiều mức ẩm độ khác nhau là thời gian sinh
trưởng cá thể cái luôn dài hơn thời gian sinh trưởng cá thể đực, và ẩm độ càng thấp thì
thời gian sinh trưởng càng kéo dài, tuy nhiên đối với pha nhộng thì gần như không bị
ảnh hưởng.
Singh và ctv (1988), nhận thấy rằng khi dùng ngài gạo làm vật liệu để nhân sinh

khối bọ cánh lưới Chrysoperla carnea làm tăng thời gian của pha ấu trùng và nhộng.
Vì vậy ngài gạo không phải là nguồn nguyên liệu phù hợp để nhân nuôi bọ cánh lưới.


×