Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA NAA, BA VÀ KENITINE ĐẾN QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH MÔ SẸO VÀ TÁI SINH NHÂN NHANH GIỐNG HOA CÚC ĐẠI ĐÓA IN VITRO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (848.97 KB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA NAA, BA VÀ KENITINE ĐẾN
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH MÔ SẸO VÀ TÁI SINH NHÂN
NHANH GIỐNG HOA CÚC ĐẠI ĐÓA IN VITRO

NGÀNH: NÔNG HỌC
NIÊN KHÓA: 2007 – 2011
SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ THU HIỀN

Tháng 08/2011


KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA NAA, BA VÀ KENITINE ĐẾN
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH MÔ SẸO VÀ TÁI SINH NHÂN
NHANH GIỐNG HOA CÚC ĐẠI ĐÓA IN VITRO

Tác giả
NGUYỄN THỊ THU HIỀN

Khoá luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp
bằng Kỹ sư ngành Nông học

Giáo viên hướng dẫn
PGS. TS PHAN THANH KIẾM
KS. DƯƠNG THỊ LAN OANH

Tháng 08/2011


i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khoá luận, ngoài sự nỗ lực của bản thân còn có sự giúp đỡ và
động viên của mọi người. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến:
Thầy Phan Thanh Kiếm, đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ em trong
suốt thời gian thực hiện đề tài và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Chị Dương Thị Lan Oanh là người đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, trực tiếp
hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu và góp ý để em thực hiện các thí
nghiệm trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn ban lãnh đạo Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp
Miền Nam và phòng Di truyền và Chọn tạo giống cây trồng của Viện đã tạo điều kiện
tốt nhất để tôi thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy cô Bộ môn Di truyền - Giống cây
trồng, các thầy cô Khoa Nông học, trường Đại học Nông lâm TP.HCM đã giúp đỡ em
trong quá trình học tập và thực hiện khóa luận của mình.
Các bạn ở ký túc xá và các bạn thực tập cùng phòng thí nghiệm đã động viên,
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học và thực hiện khóa luận.
Đặc biệt, con muốn giành sự biết ơn sâu sắc tới cha mẹ và gia đình cùng những
người thân đã sinh thành, nuôi dạy, cổ vũ, động viên và giúp đỡ con trong suốt quá
trình học tập để hoàn thành chương trình học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp.

TP. Hồ Chí Minh, tháng 08/2011
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Thu Hiền

ii



TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ NAA, BA và Kinetine đến quá
trình hình thành mô sẹo và nhân nhanh giống hoa cúc Đại Đóa in vitro” được tiến
hành từ tháng 03 đến tháng 06 năm 2011, tại phòng Di truyền và Chọn giống, viện
Khoa học Kỹ thuật Nông Nghiệp Miền Nam, 121 Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1, Thành
phố Hồ Chí Minh nhằm xác định thời gian và nồng độ Hypocloride calcium khử trùng
mẫu thích hợp, theo dõi quá trình hình thành mô sẹo, tái sinh chồi và khả năng ra rễ từ
các mẫu cấy của cây hoa cúc Đại Đóa in vitro. Các thí nghiệm được bố trí theo kiểu
hoàn toàn ngẫu nhiên.
Kết quả thí nghiệm:
- Thời gian khử trùng thích hợp cho mẫu cấy thân cây hoa cúc là dung dịch
Hypocloride calcium 10% trong 30 phút.
- Môi trường MS được bổ sung 0,2 mg/l NAA kết hợp với 2 mg/l BA là môi
trường có khả năng hình thành mô sẹo cao, mô sẹo có đường kính lớn và khối mô có
chứa diệp lục tố.
- Môi trường MS + 2 mg/l kinitine là môi trường nhất thích hợp nhất cho nhân
chồi cúc Đại Đóa in vitro: tạo ra nhiều chồi, chồi cao, cứng cáp và cho hệ số nhân cao.
- Môi trường MS + 0,1 g/l than hoạt tính + 1,5 mg/l NAA cho ra cây có bộ rễ to
khỏe, phân nhánh nhiều thích hợp nhất cho việc ra cây ngoài vườn ươm.

iii


MỤC LỤC
Nội dung

trang

Trang tựa..........................................................................................................................i

Lời cảm ơn ...................................................................................................................... ii
Tóm tắt ........................................................................................................................... iii
Mục lục ...........................................................................................................................iv
Danh sách các từ viết tắt ............................................................................................... vii
Danh sách các bảng ..................................................................................................... viii
Danh sách các hình .........................................................................................................ix
Danh sách các biểu đồ ..................................................................................................... x
Chương 1 MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 2
1.3 Yêu cầu ...................................................................................................................... 2
1.4 Giới hạn đề tài ........................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Khái niệm, cơ sở khoa học và ứng dụng của nuôi cấy mô thực vật .......................... 3
2.2 Tình hình nghiên cứu nuôi cấy mô ............................................................................ 4
2.2.1 Trên thế giới ........................................................................................................... 4
2.2.2 Ở Việt Nam............................................................................................................. 6
2.3 Các phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật ......................................................... 7
2.3.1 Nuôi cấy đỉnh sinh trưởng ...................................................................................... 7
2.3.2 Nuôi cấy mô sẹo ..................................................................................................... 7
2.3.3 Nuôi cấy tế bào đơn ................................................................................................ 7
2.3.4 Nuôi cấy protoplast - chuyển gen ........................................................................... 7
2.3.5 Nuôi cấy hạt phấn đơn bội ...................................................................................... 8
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhân giống in vitro.......................................................... 8
2.4.1 Mẫu cấy .................................................................................................................. 8
2.4.2 Môi trường nuôi cấy ............................................................................................... 8
2.4.3 Điều kiện nuôi cấy .................................................................................................. 9
iv



2.5 Những tồn tại thường gặp trong nhân giống in vitro ................................................. 9
2.5.1 Tính bất định về mặt di truyền ............................................................................... 9
2.5.2 Sự nhiễm mẫu ......................................................................................................... 9
2.5.3 Sự hóa nâu ............................................................................................................10
2.5.4 Hiện tượng thủy tinh thể .......................................................................................10
2.6 Các chất điều hòa sinh trưởng thực vật trong nuôi cấy mô .....................................10
2.6.1 Các Auxin .............................................................................................................10
2.6.2 Cytokinin ..............................................................................................................11
2.6.3 Giberellin ..............................................................................................................12
2.6.4 Ethylene ................................................................................................................13
2.7 Giới thiệu về cây hoa cúc và những nghiên cứu về nuôi cấy mô cây hoa cúc.......13
2.7.1 Phân loại………………………………………………………………………...13
2.7.2.2 Thân ...................................................................................................................13
2.7.2.3 Lá .......................................................................................................................14
2.7.2.4 Hoa, Quả ............................................................................................................14
2.7.4 Một số phương pháp nhân giống hoa cúc.............................................................15
2.7.5 Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa cúc trên thị trường .........................................15
2.7.5.1 Thế giới..............................................................................................................15
2.7.5.2 Việt Nam............................................................................................................17
2.7.6 Một số kết quả nghiên cứu về nuôi cấy mô hoa cúc ............................................17
2.7.7 Những hạn chế trong nuôi cấy mô hoa cúc và cần thiết phải thực hiện đề tài .....20
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm tiến hành thí nghiệm ............................................................21
3.2 Vật liệu thí nghiệm ..................................................................................................21
3.2.1 Giống cúc Đại Đóa ...............................................................................................21
3.2.2 Trang thiết bị và dụng cụ ......................................................................................21
3.2.2.1 Phòng pha chế môi trường.................................................................................21
3.2.2.2 Phòng cấy ..........................................................................................................21
3.2.2.3 Phòng nuôi cây ..................................................................................................21
3.2.2.4 Môi trường cơ bản dùng trong thí nghiệm ........................................................22

3.2.2.5 Điều kiện nuôi cấy .............................................................................................23
v


3.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu ....................................................................23
3.3.1 Xác định nồng độ Hypocloride Calcium và thời gian khử trùng mẫu thích hợp .23
3.3.2 Ảnh hưởng phối hợp giữa BA và NAA đến khả năng tạo mô sẹo của giống hoa
cúc Đại Đóa trong in vitro .............................................................................................24
3.3.3 Ảnh hưởng của Kinetine đến quá trình nhân nhanh chồi của giống cúc Đại Đóa
in vitro............................................................................................................................25
3.3.4 Ảnh hưởng của NAA đến quá trình hình thành rễ của cây cúc Đại Đóa in vitro 25
3.4 Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................................26
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Xác định nồng độ Hypocloride calcium và thời gian khử trùng thích hợp cho khả
năng đưa mẫu vào phòng thí nghiệm của cây hoa cúc Đại Đóa. ..................................27
4.2 Ảnh hưởng phối hợp giữa BA và NAA đến khả năng tạo mô sẹo của giống hoa cúc
Đại Đóa trong in vitro....................................................................................................29
4.3 Ảnh hưởng của Kinetine đến quá trình nhân nhanh chồi của cây cúc Đại Đóa in
vitro ................................................................................................................................34
4.4 Ảnh hưởng của NAA đến quá trình hình thành rễ của cây cúc Đại Đóa in vitro ...36
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận....................................................................................................................39
5.2 Đề nghị ....................................................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................40
PHỤ LỤC .....................................................................................................................42

vi


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT


Viết tắt

Viết đầy đủ/nghĩa

ANOVA

Analysis of Variance

BA

Benzyl adenine

BAP

6- benzyl aminopurin

C

Nồng độ

Ctv

Cộng tác viên

CV

Coefficient of Variance

2,4D


2,4 – Dichlorophenoxyacetic acid

Đ/C

Đối chứng

HSN

Hệ số nhân

IAA

3 – Indolylacetic acid

IBA

3 – Indolebutyric acid

LLL

Lần lặp lại

MS

Murashige and Skoog, 1962

MT

Môi trường


MTN

Môi trường nền

NAA

1 – Naphthalene acetic acid

NSC

Ngày sau cấy

NT

Nghiệm thức

T

Thời gian

TDZ

Thidiazuron

CW

Coconut water

vii



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Nội dung

trang

Bảng 2.1 Một số loại hoa cắt cành bán chạy nhất ở trung tâm đấu giá Hà Lan trong
năm 2005 ......................................................................................................... 16
Bảng 2.2 Số lượng loại hoa tiêu thụ ở Nhật (gồm cả nhập khẩu & tiêu thụ nội địa) năm
2008 ................................................................................................................. 16
Bảng 4.1 Ảnh hưởng của nồng độ Hypocloride Calcium và thời gian khử trùng đến tỷ
lệ mẫu sống, nhiễm, chết (%) 10NSC ............................................................. 29
Bảng 4.2 Ảnh hưởng của sự kết hợp NAA và BA đến tỷ lệ hình thành mô sẹo từ nụ
hoa cúc Đại Đoá 45NSC .................................................................................. 30
Bảng 4.3 Ảnh hưởng của sự kết hợp NAA và BA đến đường kính mô sẹo từ nụ hoa
cúc Đại Đoá 45NSC ........................................................................................ 32
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của sự kết hợp NAA và BA đến đặc điểm hình thái và ngày hình
thành mô sẹo từ nụ hoa cúc Đại Đóa ............................................................... 33
Bảng 4.5 Ảnh hưởng của kinitine đến khả năng nhân chồi cây cúc Đại Đóa 35 NSC . 35
Bảng 4.6 Ảnh hưởng của NAA đến năng ra rễ của cây cúc Đại Đóa 25 NSC ............. 38

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Nội dung

trang


Hình 4.1 Mô sẹo được hình thành từ nụ hoa cúc Đại Đoá 45 NSC .............................. 34
Hình 4.2 Ảnh hưởng của kinitine đến nhân chồi cúc Đại Đóa 35 NSC ........................ 37
Hình 4.3 Ảnh hưởng của NAA đến quá trình ra rễ của cây cúc Đại Đóa 25 NSC ....... 39
Hình 1 Mẫu cúc Đại Đóa bị nhiễm ................................................................................ 43
Hình 2 Mô sẹo được hình thành từ nụ hoa cúc Đại Đoá 45 NSC ................................. 43
Hình 3 Chồi được hình thành từ mẫu thân mang một mắt ngủ trong môi trường có bổ
sung các nồng độ kinitine 10 NSC .................................................................44
Hình 4 Mẫu thân cúc Đại Đoá mang một mắt ngủ tạo chồi ở các nồng độ kinitine
35 NSC .......................................................................................................... 45
Hình 5 Mẫu chồi cúc Đại Đoá phản ứng ra rễ ở nồng độ 1,5 mg/l và 2 mg/l NAA ....45

ix


DANH SÁCH CÁC BIẾU ĐỒ
Nội dung

trang

Đồ thị 1 Ảnh hưởng của các nồng độ Hypocloride calcium và thời gian xử lý mẫu đến
tỷ lệ nhiễm của mẫu thân cúc Đại Đoá ............................................................ 46
Đồ thị 2 Ảnh hưởng của nồng độ Hypocloride calcium và thời gian khử xử lý mẫu đến
tỷ lệ sống của mẫu thân cúc Đại Đoá .............................................................. 46
Đồ thị 3 Ảnh hưởng của các nồng độ Hypocloride calcium và thời gian xử lý mẫu đễn
tỷ lệ chết của mẫu thân cúc Đại Đoá ............................................................... 47
Đồ thị 4 Ảnh hưởng của NAA phối hợp với BA đến tỷ lệ hình thành mô sẹo 45 NSC47
Đồ thị 5 Ảnh hưởng của NAA phối hợp với BA đến đường kính mô sẹo 45 NSC ...... 48
Đồ thị 6 Ảnh hưởng của kinitine đến cố chồi/cụm của cúc Đại Đoá 35 NSC .............. 48
Đồ thị 7 Ảnh hưởng của kinitine đến chiều cao chồi của cúc Đại Đoá 35 NSC ........... 49
Đồ thị 8 Ảnh hưởng của kinitine đến HSN của cúc Đại Đoá 35 NSC .......................... 49

Đồ thị 9 Ảnh hưởng của NAA đến số rễ/cây của cúc Đại Đoá 25 NSC ....................... 50
Đồ thị 10 Ảnh hưởng của NAA đến chiều dài rễ của cúc Đại Đoá 25 NSC ................. 50

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Hoa cúc không đẹp lộng lẫy kiêu sa, cũng không thơm ngây ngất như các loài
hoa khác, nhưng nó cuốn hút lòng người bởi nét mộc mạc, đơn sơ và hương thơm ngai
ngái thoát ra từ các bộ phận thân, lá và hoa của cây. Mặt khác, với sự đa dạng về
chủng loại, hình thái, màu sắc, hương thơm, hoa lại rất lâu tàn, không rụng cánh,
không thối rữa nên dễ dàng cho việc vận chuyển và bảo quản đã khiến hoa cúc trở
thành một mặt hàng hấp dẫn cho các nhà sản xuất và kinh doanh.
Cúc Đại Đóa hay còn gọi là cúc vàng hay thu cúc có hình dáng, màu sắc đẹp và
hoa lại to nên được người tiêu dùng rất ưa chuộng, nó đóng vai trò rất quan trọng trong
thị trường hoa cúc.
Hoa cúc được dùng như những cây hoa kiểng để chơi giải trí hoặc được chưng
trang trí vào những ngày lễ hay trong các dịp cúng giỗ. Cứ mỗi dịp tết đến, lễ hội, rằm
nhu cầu về hoa cúc rất lớn. Nên đòi hỏi cần có nguồn giống hoa cúc với số lượng lớn
và người sản xuất phải tốn một số tiền lớn cho chi phí giống. Để tiết kiệm chi phí này
thì người sản xuất thường để lại giống. Thông thường cây hoa cúc được để giống bằng
cách lưu lại cây mẹ, phương pháp này cây giống được lưu giữ qua nhiều năm, không
chủ động và chịu nhiều rủi ro. Đây chính là nguyên nhân gây thoái hóa giống, cây
giống bị nhiễm nhiều bệnh, sức sinh trưởng và phát triển kém dẫn đến năng suất và
chất lượng hoa giảm.
Phương pháp nhân giống bằng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào là phương pháp
khoa học và hiện đại phục vụ cho sản xuất với quy mô công nghiệp lớn. Ưu điểm của
phương pháp này là hệ số nhân giống rất cao từ một bộ phận của cây cúc sau một năm

có thể cho ra đời 410 - 610 cây, các cây này sạch bệnh tương đối đồng đều và đồng
nhất về mặt di truyền. Cây giống được tạo ra bằng phương pháp này có năng suất tăng
1


150% so với các phương pháp để giống thông thường (Nguyễn Quang Thạch và Đặng
Văn Đông, 2002).
Tìm ra môi trường thích hợp là một yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành
công trong nuôi cấy mô, không có môi trường nào là chuẩn tuyệt đối cần phù hợp cho
sự phát triển của tất cả các tế bào nên sự thay đổi môi trường nuôi cấy là điều cần
thiết, tùy thuộc vào từng giống, loại mô nuôi cấy khác nhau (Dương Công Kiên,
2003). Do đó việc tìm ra được môi trường thích nghi cho quá trình nhân giống cúc Đại
Đóa nhằm cung cấp đủ nguồn giống chất lượng, sạch bệnh là cần thiết cho sản xuất
hiện nay.
Vì vậy đề tài: “Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ NAA, BA và kinetine đến
quá trình tạo mô sẹo và nhân nhanh giống hoa cúc Đại Đóa in vitro” được thực
hiện.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Xác định nồng độ Hypocloride calcium và thời gian khử trùng thích hợp cho
khả năng đưa mẫu vào trong ống nghiệm của giống cúc Đại Đóa.
Xác định nồng độ BA và NAA thích hợp cho quá trình tạo mô sẹo trong ống
nghiệm của giống hoa cúc Đại Đóa.
Xác định nồng độ Kinetine thích hợp cho quá trình nhân chồi của giống cúc Đại
Đóa trong ống nghiệm.
Xác định được nồng độ NAA thích hợp cho quá trình ra rễ của giống cúc Đại
Đóa trong ống nghiệm.
1.3 Yêu cầu
Đưa được mẫu vào trong ống nghiệm của giống cúc Đại Đóa
Tạo được mô sẹo, chồi và rễ cho giống cúc Đại Đóa trong ống nghiệm.
Theo dõi các chỉ tiêu nghiên cứu.

1.4 Giới hạn đề tài
Đề tài chỉ thực hiện trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 6 nên không thể thực
hiện các thí nghiệm nhiều lần để có kết quả chính xác hơn.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Khái niệm, cơ sở khoa học và ứng dụng của nuôi cấy mô thực vật
Khái niệm: Nuôi cấy mô và tế bào thực vật (gọi tắt là nuôi cấy mô) là thuật ngữ
chung cho tất cả các loại nuôi cấy các nguyên liệu (tế bào, mô, phôi) thực vật trên môi
trường dinh dưỡng nhân tạo trong ống nghiệm để tạo ra cây hoàn chỉnh.
Các vật liệu thường sử dụng trong nuôi cấy là:
- Các đỉnh sinh trưởng, chóp rễ nhằm nhân nhanh số lượng cây đồng nhất về
mặt di truyền và sạch bệnh.
- Nuôi cấy bầu, noãn, chưa thụ tinh hoặc bao phấn nhằm tạo ra cây đơn bội, tạo
thể đồng hợp tử.
- Nuôi cấy phôi nhằm mục đích cứu phôi khi lai xa.
- Nuôi cấy mô sẹo (callus) nhằm tạo dòng vô tính, tạo dòng đơn bào và tạo cây
biến dị soma.
- Nuôi cấy tế bào để tạo dòng đơn bào, từ đó tạo ra tế bào trần để lai vô tính
hoặc để chuyển gen.
Cơ sở khoa học của nuôi cấy mô:
Theo Trần Văn Minh, 1994:
- Do tế bào có tính toàn năng: Haberlandt (1902) đã đề cập đến tính toàn năng
của tế bào. Ông cho rằng, mỗi tế bào của bất kỳ cơ thể đa bào nào đều có khả năng phát
triển thành một cá thể hoàn chỉnh. Theo quan điểm hiện đại: mỗi tế bào hoàn chỉnh đều
mang toàn bộ thông tin di truyền của cả cá thể đó là tính toàn năng của tế bào.

- Do sự phân hóa và phản phân hóa của tế bào, tức là từ tế bào ban đầu có thể
tạo thành các tế bào chuyên hóa và chuyên biệt. Các tế bào chuyên biệt ở các bộ phận
thực vật lại có khả năng như một tế bào ban đầu. Quá trình đó được gọi là sự phân hóa
và phản phân hóa của tế bào.
3


Theo Nguyễn Đức Lượng và Lê Thị Thủy Tiên, 2006 thì ý nghĩa thực tiễn quan
trọng nhất của nuôi cấy mô tế bào là áp dụng sản xuất đại trà có kiểm soát trong tạo
giống và nhân giống cây trồng. Những lợi ích trong việc áp dụng nuôi cấy mô trong
sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp được tóm tắt như sau:
- Kiểm soát dịch bệnh cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô hay nuôi cấy tế
bào, ta hoàn toàn có thể loại được những cá thể nhiễm bệnh hay mang mầm bệnh.
- Kiểm soát được chất lượng giống thông qua kiểm soát kiểu gen của giống
mang vào sản xuất.
- Kiểm soát được toàn bộ kỹ thuật từ khâu nhân giống đến khâu thu hoạch.
- Tạo ra sự đồng loạt về giống, từ đó tạo ra sự đồng loạt của sản phẩm cuối. Sự
đồng loạt này giúp cơ giới hóa được khâu trồng trọt và thu hoạch. Do đó năng suất lao
động sẽ tăng lên. Chất lượng sản phẩm đồng nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho khâu
tiêu thụ và chế biến.
2.2 Tình hình nghiên cứu nuôi cấy mô
2.2.1 Trên thế giới
Theo Trần Văn Minh, 1994:
Năm 1838, hai nhà sinh vật học Đức là Schleiden và Schwann đã đề xướng
thuyết tế bào và nêu rõ: mọi cơ thể sinh vật phức tạp đều gồm nhiều đơn vị nhỏ, các tế
bào hợp thành. Các tế bào đã phân hóa đều mang các thông tin di truyền có trong tế
bào đầu tiên, đó là trứng sau khi thụ tinh, là những đơn vị độc lập, từ đó có thể xây
dựng toàn bộ cơ thể.
Năm 1902, Haberlandt là người đầu tiên đưa các giả thiết của Schleiden và
Schwann vào thực nghiệm. Nhưng ông đã gặp thất bại trong nuôi cấy các tế bào đã

phân hóa tách từ cây một lá mầm như Erythronium, Ornithogalum, Tradescantia.
Năm 1922, Kotte học trò của Haberlandt và Robbins đã lặp lại thí nghiệm của
Haberlandt với đỉnh sinh trưởng tách từ rễ một cây hòa thảo trong môi trường lỏng
gồm các muối khoáng và glucose đầu rễ sinh trưởng khá mạnh tạo nên một hệ rễ nhỏ
có cả rễ phụ. Tuy nhiên, sự sinh trưởng như vậy chỉ tồn tại trong một thời gian, sau đó
chậm dần và ngừng lại mặc dù tác giả đã chuyển qua môi trường mới.
Năm 1934, bắt đầu giai đoạn thứ hai trong nuôi cấy mô thực vật, khi White đã
nuôi cấy thành công trong một thời gian dài đầu rễ cà chua với môi trường lỏng với
4


muối khoáng, glucose và nước chiết nấm men. Sau đó ít lâu, White đã chứng minh có
thể thay thế nước chiết nấm men bằng hỗn hợp ba loại vitamin nhóm B: Thiamin (B1),
Pyridoxin (B6), Nicotinic acid. Từ đó việc nuôi cấy đầu rễ trong thời gian vô hạn đã
được tiến hành trong nhiều cây khác.
Cũng trong thời gian này, ở Pháp, Gautheret, đã tiến hành các nghiên cứu cấy
mô tượng tầng của một số cây gỗ. Sau khi Went và Thimann phát hiện ra chất sinh
trưởng đầu tiên, acid-β-indolancetic và kết tinh được chất này. Cùng với Nobercourt
(1939), Gautheret đã thành công trong việc duy trì sinh trưởng trong thời gian vô hạn
của mô sẹo cà rốt trên môi trường thạch, bằng cách cấy chuyền 6 tuần một lần.
Việc phát hiện vai trò của IAA, NAA, 2,4-D và kinetine cùng với vai trò của
vitamin và nước dừa là những bước tiến rất quan trọng trong giai đoạn thứ hai của lịch
sử nuôi cấy mô tế bào thực vật, đó là tiền đề kỹ thuật cho việc xây dựng các môi
trường xác định về mặt hóa học và cho việc làm các thí nghiệm ổn định để đi đến các
giai đoạn tiếp theo của ngành khoa học này.
Năm 1957, Skoog và Miller đã công bố các kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng
của tỷ lệ Kinetine/Auxin trong môi trường nuôi cấy đối với sự hình thành cơ quan của
mô sẹo thuốc lá. Khi giảm thấp tỷ lệ này thì mô sẹo có xu hướng phát triển rễ, nếu
tăng thì mô sẹo có xu hướng tạo chồi. Hiện tượng này cũng đã được xác định trên
nhiều cây khác và có đóng góp rất lớn về điều khiển sinh trưởng, phát triển, phát sinh

cơ quan của mô tế bào trong nuôi cấy. Thành công này đã mở đầu cho giai đoạn thứ 3
của lịch sử nuôi cấy mô tế bào thực vật.
Giai đoạn 1954 - 1959, kỹ thuật tách và nuôi cấy tế bào đơn, các tế bào sống
độc lập không dính với các tế bào khác đã được phát triển. 1956, Nickell nuôi liên tục
được một huyền phù tế bào cây đậu. Năm 1959, Melchers và Beckman đã nuôi liên tục
tế bào đơn trong các dung tích khá lớn bằng cách sục khí liên tục và thỉnh thoảng thu
hoạch tế bào, thêm dung dịch mới. 1980 - 1992 hàng loạt các thành công mới trong
lĩnh vực công nghệ gen thực vật đã được công bố.
Chúng ta đang bước vào giai đoạn phát triển thứ 4 của nuôi cấy mô thực vật.
Đó là giai đoạn nuôi cấy mô thực vật được ứng dụng mạnh mẽ vào thực tiễn chọn
giống, nhân giống, vào việc sản xuất các chất thứ cấp có hoạt tính sinh học vào nghiên
cứu lý luận di truyền thực vật bậc cao.
5


2.2.2 Ở Việt Nam
Việt Nam bắt đầu nghiên cứu nuôi cấy mô thực vật từ năm 1975. Phòng nuôi
cấy mô đầu tiên được xây dựng tại Viện Sinh học, Viện Khoa học Việt Nam do Lê Thị
Muội đứng đầu. Thấy được triển vọng to lớn của ngành khoa học này trong việc chọn
giống và nhân giống nên các cơ sở thuộc trung tâm nghiên cứu Khoa học Tự nhiên và
Công nghệ Quốc gia Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, một số đơn vị nghiên cứu
thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Bộ Lâm Nghiệp, Bộ Y Tế, Viện
Nghiên Cứu Hạt Nhân đã xây dựng các phòng nuôi cấy mô thực vật, từng bước xây
dựng tiềm lực khoa học cho ngành này (Nguyễn Đức Thành, 2000).
Theo Nguyễn Văn Uyển và các tác giả, 1993, nghiên cứu nuôi cấy mô thực vật
ở Việt Nam đã đạt được một số thành tựu như sau:
- Nhân giống khoai tây (Solanum tuberosum L.) bằng nuôi cấy mô thực vật
(Trần Văn Ngọc, Trần Văn Minh, Nguyễn Văn Uyển).
- Nhân giống vô tính cây cà phê (họ Rubiaceae) (Nguyễn Thị Quyền, Nguyễn
Văn Uyển).

- Ứng dụng nuôi cấy mô trong nhân giống cây cỏ ngọt (họ Compositae) (Bùi
Tường Thu, Nguyễn Đức Minh Hùng, Nguyễn Văn Uyển).
- Nhân giống chuối (Musa spp.) bằng phương pháp cấy mô (Đoàn Thị Ái Thuyền,
Nguyễn Thị Quyền, Trần Văn Minh, Nguyễn Đức Minh Hùng, Nguyễn Văn Uyển).
- Ứng dụng nuôi cấy mô trong nhân giống cây Kiwi (Actinidia chinensis
Planch) (Đoàn Thị Ái Thuyền).
- Nhân giống cây bắt ruồi (Nepenthes madagascariens) bằng phương pháp cấy
mô (Đoàn Thị Ái Thuyền).
- Nhân giống dứa Cayen và Queen Long An bằng phương pháp nuôi cấy mô
(Nguyễn Hữu Hổ, Vũ Mỹ Liên).
- Ứng dụng nuôi cấy mô trong nhân giống cây mía đường (Saccharum
offcinarum) (Nguyễn Đức Minh Hùng, Trần Văn Minh, Vũ Mỹ Liên, Thái Xuân Du).
- Nhân giống cây Vani (Vanilla sp.) bằng nuôi cấy mô (Vũ Thị Mỹ Liên).
- Đặc biệt, theo tài liệu của trung tâm nghiên cứu giống cây rừng. Bộ Nông
Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn vừa tổ chức Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Lâm
Nghiệp 20 năm (1996 - 2005), một tiến bộ kỹ thuật nổi trội của nghiên cứu nuôi cấy mô
6


thực vật trong lĩnh vực Lâm Nghiệp là: "Ứng Dụng Công Nghệ Mô - Hom Trong nhân
giống Trầm Hương (Aquilaria crassna Pierre ex. Lecomte).
(trích dẫn bởi Lê Thị Mận,2009)
2.3 Các phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật
2.3.1 Nuôi cấy đỉnh sinh trưởng
Một trong những phương thức để đạt được mục tiêu trong nuôi cấy mô tế bào
và mô thực vật là nuôi cấy đỉnh sinh trưởng (bao gồm nuôi cấy chồi đỉnh và chồi bên).
Sau khi vô trùng, mẫu sẽ được nuôi cấy trên môi trường thích hợp chứa đầy đủ chất
dinh dưỡng khoáng vô cơ và hữu cơ hoặc môi trường khoáng có bổ sung chất kích
thích sinh trưởng thích hợp.
Từ đỉnh sinh trưởng, sau một khoảng thời gian nuôi cấy nhất định mẫu sẽ phát

triển thành một chồi hay nhiều chồi. Chồi tiếp tục phát triển vươn thân, ra lá và rễ để
trở thành cây hoàn chỉnh. Cây con được chuyển ra đất dần dần thích nghi và phát triển
bình thường.
2.3.2 Nuôi cấy mô sẹo
Mô sẹo là một khối tế bào phát triển vô tổ chức, hình thành do sự phản phân
hóa của tế bào đã phân hóa. Mô sẹo sẽ phát triển nhanh khi môi trường có sự hiện diện
của auxin. Khối mô sẹo có khả năng tái sinh thành cây hoàn chỉnh trong điều kiện môi
trường không có chất khích thích tạo mô sẹo.
2.3.3 Nuôi cấy tế bào đơn
Khối mô sẹo được nuôi cấy trong môi trường lỏng và được đặt trên máy lắc có
tốc độ điều chỉnh thích hợp sẽ tách ra thành nhiều tế bào riêng rẽ gọi là tế bào đơn. Tế
bào đơn được lọc và nuôi cấy trên môi trường đặc biệt để tăng sinh khối.
Sau một thời gian nuôi cấy kéo dài trong môi trường lỏng tế bào đơn được tách
ra và trải trên môi trường thạch. Khi môi trường thạch có bổ sung auxin, tế bào đơn
phát triển thành cụm tế bào mô sẹo. Khi trên môi trường thạch có tỷ lệ cytokinin/auxin
thích hợp, tế bào đơn có khả năng tái sinh thành cây hoàn chỉnh.
2.3.4 Nuôi cấy protoplast - chuyển gen
Protoplast (tế bào trần) là tế bào đơn tách lớp vỏ cellulose, trong điều kiện nuôi
cấy thích hợp, protoplast có khả năng tái sinh màng tế bào, tiếp tục phân chia và tái
sinh thành cây hoàn chỉnh.
7


Khi tế bào mất vách và tiến hành dung hợp, hai protoplast có khả năng dung hợp
với nhau tạo ra tế bào lai, đặc tính này cho phép cải thiện giống cây trồng. Quá trình
dung hợp protoplast có thể được thực hiện trên hai đối tượng cùng loài hay khác loài.
2.3.5 Nuôi cấy hạt phấn đơn bội
Hạt phấn ở thực vật được nuôi cấy trên những môi trường thích hợp tạo thành
mô sẹo. Mô sẹo này được tái sinh thành cây hoàn chỉnh là cây đơn bội.
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhân giống in vitro

2.4.1 Mẫu cấy
Mẫu thường sử dụng là các mô non như chồi đỉnh, chồi nách hay chồi bất định
sẽ tái sinh tốt hơn mô già của cùng một cây. Chồi hoa non hay cụm hoa non cũng
thường có khả năng tái sinh rất tốt.
Mẫu cấy thích hợp cho nuôi cấy in vitro phải có tỷ lệ lớn mô phân sinh hiện
diện hay những tế bào có khả năng biểu hiện tính toàn thể.
2.4.2 Môi trường nuôi cấy
Lựa chọn môi trường nuôi cấy thích hợp trong nuôi cấy mô là rất cần thiết. Vì
mỗi loại cây trồng khác nhau, bộ phận nuôi cấy khác nhau, đều yêu cầu một hàm
lượng dinh dưỡng khác nhau. Mặt khác, môi trường còn thay đổi tùy thuộc sự phân
hóa của mô cấy, tùy theo trường hợp duy trì mô ở trạng thái mô sẹo, tạo rễ, tạo mầm
hay tái sinh cây hoàn chỉnh.
Việc lựa chọn môi trường cần dựa vào các tài liệu đã cho cùng đối tượng nuôi
cấy hoặc thăm dò qua một số môi trường đã cho để xác định môi trường thích hợp cho
mẫu nuôi cấy.
Các môi trường đều được thành lập từ một số thành phần chính với nguyên tắc
có sự cân bằng các yếu tố trong môi truờng.
Các thành phần chính trong môi trường: đường làm nguồn cacbon; các muối
khoáng đa lượng; các muối khoáng vi lượng; các vitamin; các chất điều hòa sinh
trưởng; ngoài ra các tác giả còn thêm một số chất hữu cơ như nước dừa, dịch chiết nấm
men.

8


2.4.3 Điều kiện nuôi cấy
Ánh sáng
Ánh sáng đóng vai trò quan trọng trong phản ứng tạo hình cây in vitro. Trong
giai đoạn một và hai của quá trình nhân giống in vitro, việc nuôi cấy tốt nhất là ở 1000
lux. Khi cường độ ánh sáng tăng lên 3000 - 10.000 lux rất thuận lợi cho giai đoạn

chuẩn bị cây in vitro trước khi đem trồng.
Nhiệt độ
Nhiệt độ ảnh hưởng rõ đến sự tạo hình của cây nuôi cấy. Mỗi loại cây trồng có
nhiệt độ tối ưu cho sự tạo hình, hầu hết thích hợp ở nhiệt độ 22 - 250C khi nuôi cấy
(Dương Công Kiên, 2002).
2.5 Những tồn tại thường gặp trong nhân giống in vitro
Theo Dương Công Kiên, 2002:
2.5.1 Tính bất định về mặt di truyền
Mặc dù kỹ thuật nhân giống vô tính đã được sử dụng nhằm mục đích tạo ra
quần thể cây trồng đồng nhất với số lượng lớn, nhưng phương pháp này cũng tạo ra
biến dị soma qua nuôi cấy mô sẹo và nuôi cấy tế bào đơn. Những biến dị này được
nghiên cứu và vận dụng vào cải thiện đời sống cây trồng (Evans và Sharp, 1986;
Larkin, 1987). Tần số biến dị thì hoàn toàn khác nhau và không lặp lại (Creissen và
Karp, 1985; Fish và Karp, 1986). Nuôi cấy mô sẹo và tế bào đơn có biến dị nhiều hơn
nuôi cấy chồi đỉnh.
Nguyên nhân gây ra biến dị tế bào soma là:
- Kiểu di truyền: Tần số biến dị khác nhau do kiểu di truyền của các loại cây
khác nhau.
- Thể bội: Cây đa bội thể biến dị nhiều hơn cây nhị bội thể
- Số lần cấy truyền: Số lần cấy truyền càng nhiều cho tần số biến dị càng cao.
Biến dị nhiễm thể nhiều, khi nuôi cấy kéo dài (Amstrong và Phillips, 1988). Số lần cấy
truyền ít, thời gian giữa hai lần cấy truyền ngắn làm giảm sự biến dị.
2.5.2 Sự nhiễm mẫu
Mẫu nhiễm virus: Nên sử dụng mẫu nuôi cấy là mô phân sinh đỉnh thì có thể
loại bỏ được virus

9


Mẫu nhiễm khuẩn: Có thể sử dụng kháng sinh như: Penicillin, Ampicillin,

Kanamycin, Amphotericin. Nồng độ sử dụng từ 5 – 100 g/l tùy vật liệu nuôi cấy.
Mẫu nhiễm nấm: Không giữ mẫu được do bào tử phát tán nhanh.
2.5.3 Sự hóa nâu
Hiện tượng hoá nâu hay hoá đen xuất hiện do mẫu nuôi cấy có chứa nhiều chất
tannin hay hydroxyphenol có nhiều trong mô già hơn mô non. Than hoạt tính được
đưa vào môi trường để hấp thu hợp chất phenol nhằm ngăn chặn quá trình hoá nâu hay
đen hoặc dùng Polyvinylpyrolidone (PVP), một chất thuộc loại polyamide. Một số
phương pháp khác có thể làm giảm sự hoá nâu được các nhà khoa học đồng ý như:
- Sử dụng mẫu cấy nhỏ từ mô non, gây ít vết thương trên mẫu khi khử trùng.
- Ngâm mẫu vào dung dịch Asocorbic acid và Citric acid vài giờ trước khi cấy.
- Chuyển mẫu từ môi trường có chất kích thích sinh trưởng nồng độ thấp qua
môi trường có nồng độ cao hơn.
2.5.4 Hiện tượng thủy tinh thể
Dạng này được nhận thấy khi có sự trao đổi không khí thấp, quá trình thoát hơi
nước tập trung trong cây. Biểu hiện của hiện tượng thuỷ tinh thể là thân, lá của cây
chứa nước trong suốt.
Ngăn chặn hiện tượng thuỷ tinh thể bằng một số biện pháp như:
- Giảm sự hút nước của cây bằng cách tăng nồng độ đường trong môi trường.
- Giảm sự gây thương tích trên mẫu khi khử trùng.
- Giảm nồng độ đạm trong môi trường nuôi cấy.
- Giảm khí ethylene trong bình nuôi cấy bằng cách thông gió tốt.
- Tăng cường độ ánh sáng và giảm nhiệt độ phòng cấy.
2.6 Các chất điều hòa sinh trưởng thực vật trong nuôi cấy mô
Các chất sinh trưởng thực vật gồm hai nhóm chính là auxin và cytokinin, ngoài
ra gibberelin và ethylene cũng có vai trò quan trọng đối với sinh trưởng, phát triển và
trao đổi chất ở thực vật.
2.6.1 Các Auxin
Chất auxin tự nhiên được tìm thấy ở nhiều thực vật là indol axetic acid (IAA).
IAA có tác dụng kích thích sinh trưởng kéo dài tế bào và điều khiển sự hình thành rễ.
Ngoài IAA còn có các dẫn xuất của nó là naphtyl axetic acid (NAA) và 2,410



Diclophenoxy axetic acid (2,4D). Các chất này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc
phân chia của mô và trong quá trình tạo rễ. NAA được Went và Thimann (1937) phát
hiện, chất này có tác dụng làm tăng hô hấp của tế bào và nuôi cấy, tăng hoạt tính của
enzyme và ảnh hưởng mạnh đến trao đổi chất của nitơ, tăng khả năng tiếp nhận và sử
dụng đường trong môi trường. NAA là một auxin nhân tạo có hoạt tính mạnh hơn
auxin tự nhiên IAA. NAA có vai trò quan trọng đối với sự phân chia tế bào và tạo rễ.
kết quả nghiên cứu của Butenko (1964) cho thấy NAA có tác dụng tạo rễ mạnh hơn
các auxin khác. Nhiều kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng NAA tác động ở mức phân tử
trong tế bào theo ba cơ chế. Cơ chế thứ nhất là NAA gắn với phân tử enzyme và kích
thích enzyme hoạt động. Sarkissian đã phát hiện tác dụng của auxin lên citrate
synthetase còn Yamaki thông báo rằng auxin kích thích hoạt tính của ATPase. Cơ chế
thứ hai là auxin tác động vào gen và các auxin phân giải acid nucleic. Cơ chế thứ ba là
tác động thông qua sự thay đổi tính thẩm thấu của màng. Dùng phương pháp đánh dấu
phân tử có thể thấy NAA dính kết vào màng tế bào làm cho màng hoạt động như một
bơm proton và bơm ra ngoài ion H+ làm màng tế bào mềm và kéo dài ra, do đó tế bào
lớn lên và dẫn tới sinh trưởng. Trong tế bào, NAA có tác dụng tổng hợp acid nucleic.
Trong cây, auxin được tổng hợp ở các mô non đặc biệt là lá đang phát triển và
vùng đỉnh chồi. Từ những vùng này auxin được chuyển xuống các phần dưới của cây.
2.6.2 Cytokinin
Cytokinin là chất điều hòa sinh trưởng có tác dụng làm tăng sự phân chia tế
bào. Các cytokinin thường gặp là kinetin, 6- benzyl aminopurin (BAP). Kinetin được
Skoog phát hiện ngẫu nhiên trong khi chiết xuất acid nucleic. Kinetin thực chất là dẫn
xuất của bazơ nitơ adenine. BAP là cytokinin tổng hợp nhân tạo nhưng có hoạt tính
mạnh hơn Kinetine. Kinetine và BAP cũng có tác dụng kích thích phân chia tế bào,
kéo dài thời gian hoạt động của tế bào phân sinh và làm hạn chế sự hóa già của tế bào.
Ngoài ra các chất này có tác dụng lên quá trình trao đổi chất, quá trình tổng hợp AND,
tổng hợp protein và làm tăng cường hoạt tính của một số enzyme. Cơ chế tác dụng của
cytokinin ở mức độ phân tử trong tế bào thể hiện bằng tác dụng tương hỗ của

cytokinin với các nucleoprotein làm yếu mối liên kết của histon với AND tạo điều kiện
cho sự tổng hợp AND.

11


Những nghiên cứu của Miller và Skoog, 1963, đã cho thấy không phải các chất
kích thích sinh trưởng ngoại sinh tác dụng độc lập với hooc môn sinh trưởng nội sinh.
Phân chia tế bào, phân hóa và biệt hóa được điều khiển bằng sự tác động tương hỗ
giữa các loại hooc môn ngoại sinh và nội sinh. Tác động phối hợp của auxin và
cytokinin có tác dụng quyết định đến sự phát triển và phát sinh hình thái của tế bào và
mô thực vât.
Những nghiên cứu của Skoog cho thấy tỷ lệ auxin/cytokinin cao thì thích hợp
cho hình thành rễ và thấp sẽ kích thích quá trình phát sinh chồi, nếu tỉ lệ này ở mức
cân bằng thì thuận lợi cho phát triển mô sẹo. Das (1958) và Nitsch (1986) khẳng định
rằng chỉ khi tác dụng đồng thời của auxin và cytokinin thì mới kích thích mạnh mẽ sự
tổng hợp AND, dẫn đến quá trình mitos và cảm ứng cho sự phân chia tế bào. Theo
Dmitrieva (1972) giai đoạn đầu của quá trình phân bào được cảm ứng bởi auxin còn
trong các giai đoạn tiếp theo thì cần tác động đồng thời của cả hai chất kích thích.
Skoog và Miller (1957) đã khẳng định vai trò của cytokinin trong quá trình phân chia
tế bào cụ thể là cytokinin điều khiển quá trình chuyển pha trong mitos và giữ cho quá
trình này diễn ra một cách bình thường.
Cytokinin được tổng hợp ở rễ và hạt đang phát triển. vấn đề vận chuyển
cytokinin trong cây còn chưa được xác định rõ.
2.6.3 Giberellin
Giberellin được phát hiện đầu tiên bởi nhà nghiên cứu người Nhật Kurosawa
(1920), khi nghiên cứu bệnh ở mạ lúa do nấm Gibberella fujikuroi gây ra. Năm 1939,
đã chiết tách giberellin từ dịch nấm Gibberella fujikuroi và được gọi là giberellin A.
Giberellin có tác dụng kéo dài tế bào, nhất là thân và lá vì vậy khi xử lý với các cây
đột biến lùn các cây này có thể khôi phục lại bình thường. Về sau các nhà nghiên cứu

khám phá ra là trong cơ thể thực vật cũng có các chất giống như giberellin cả về cấu
tạo và tác dụng, những chất này được đặt tên theo thứ tự A1, A2, A3,A4. Do
Giberellin tồn tại trong thực vật nó tham gia vào các quá trình sinh trưởng và phát triển
trong sự tương tác với các chất điều hòa sinh trưởng khác.
Trong cây giberellin được tổng hợp ở lá đang phát triển, quả và rễ sau đó được
vận chuyển đi khắp nơi trong cây và có nhiều trong phloem và xylem.

12


2.6.4 Ethylene
Ethylene là một chất điều hòa sinh trưởng ở dạng khí, ethylene có rất nhiều tác
dụng đối với các hoạt động sinh lý và trao đổi chất ở thực vật. Đã từ lâu vai trò của
ethylen đối với việc làm tăng hô hấp trong thời gian quả chín đã được ứng dụng nhiều.
Trong những năm gần đây đã xem xét tác dụng của ethylene lên sự kéo dài của thân và
rễ, kích thích tế bào phát triển về bề ngang, kích thích nảy mầm, tạo lông rễ, tạo hoa ở
dứa và lan, ức chế vận chuyển ngang và xuống của auxin.
2.7 Giới thiệu về cây hoa cúc và những nghiên cứu về nuôi cấy mô cây hoa cúc
2.7.1 Phân loại
Theo Nguyễn Xuân Linh và Nguyễn Thị Kim Lý, 2006:
- Lớp: dicotyledonec
- Phân lớp: asterydae
- Bộ: asterales
- Họ: asteraceae
- Chi: chrysanthemum
Theo điều tra hiện nay Chrysanthemum ở Việt Nam có 5 loài và trên thế giới có
tới 200 loài. Các giống loài thuộc chi này chủ yếu sử dụng để làm hoa và cây cảnh.
2.7.2 Đặc điểm thực vật học
Theo Nguyễn Xuân Linh và Nguyễn Thị Kim Lý, 2005:
2.7.2.1 Rễ

Rễ của cây hoa Cúc là loại rễ chùm, rễ ít ăn sâu mà phát triển theo chiều ngang.
Khối lượng bộ rễ lớn do sinh nhiều rễ phụ và lông hút, nên khả năng hút nước và dinh
dưỡng mạnh. Những rễ này không phát sinh từ mầm rễ của hạt, mà từ những rễ mọc từ
mấu của thân cây còn gọi là mắt, ở những phần sát mặt đất.
2.7.2.2 Thân
Cây hoa cúc thuộc loại thân thảo. Thân có thể đứng hay bò, khả năng phân
nhánh mạnh, có nhiều đốt giòn, dễ gãy, càng lớn càng cứng. Những giống nhập nội
thân thường to mập và thẳng, còn những giống cúc cổ truyền thân nhỏ, mảnh và cong.
Cây cao hay thấp, đốt dài hay ngắn, sự phân cành mạnh hay yếu tùy thuộc vào
từng giống. Nhìn chung cây ở điều kiện Việt Nam có thể cao từ 30 - 80 cm. Ở điều
kiện ngày dài cây cúc có thể cao đến 1,5 - 2 m.
13


2.7.2.3 Lá
Lá cúc xẻ thùy có răng cưa to, sâu, thường là lá đơn mọc so le nhau, mặt dưới lá
bao phủ một lớp lông tơ, mặt trên nhẵn, gân hình mạng lưới. Từ mỗi nách lá phát sinh
một mầm nhánh. Phiến lá có thể to hay nhỏ, dày hoặc mỏng, màu sắc xanh đậm, xanh
vàng hay xanh nhạt còn phụ thuộc vào từng giống.
2.7.2.4 Hoa, Quả
Hoa lưỡng tính hoặc đơn tính có nhiều màu sắc khác nhau (trắng, vàng, đỏ, tím,
xanh). Đường kính hoa từ 1,5 - 12 cm. Hoa kép nhiều hơn hoa đơn và thường mọc
nhiều hoa trên một cành phát sinh từ các nách lá. Hoa cúc gồm nhiều hoa nhỏ hợp lại
trên một cuống hoa, hình thành hoa tự đầu trạng mà mỗi cánh thực chất là một bông
hoa. Tràng hoa dính vào bầu như hình cái ống, trên ống đó phát sinh cánh hoa, những
cánh nằm ở phía ngoài thường có màu đậm hơn xếp thành nhiều tầng, sít chặt hay lỏng
tùy theo từng giống. Cánh có nhiều hình dáng khác nhau cong hoặc thẳng, có loại cánh
ngắn đều, có loại dài, cuốn ra ngoài hay cuốn vào trong.
Hoa có 4 – 5 nhị, dính vào nhau bao xung quanh vòi nhụy. Vòi nhụy mảnh,
hình chỉ chẻ đôi. Khi phấn của nhị chín, bao phấn nở tung ra ngoài, nhưng lúc này

nhụy còn non chưa có khả năng tiếp nhận hạt phấn, cho nên hoa cúc tuy lưỡng tính mà
thường biệt giao, nghĩa là không thể thụ phấn trên cùng một hoa. Vì vậy muốn lấy hạt
giống phải thụ phấn nhân tạo.
Quả là loại quả bế khô chỉ chứa một hạt, hạt có phôi thẳng và không có nội nhũ.
2.7.3 Giá trị dược liệu
Ngoài giá trị thẩm mỹ, làm hoa kiểng và mang lại thu nhập cho người sản xuất
thì hoa cúc còn là một loại dược liệu rất tốt. Thành phần hoạt chất trong hoa cúc có
carotenoid, tinh dầu, sesquiterpen, flavvanoid, các acid amin và một số thành phần
khác. Hạt chứa 15,8% dầu béo, bộ phận dùng là hoa cúc (flos chrysanthemum).
Theo Đông y, cúc hoa vị ngọt đắng, tính hơi hàn, vào các kinh phế, can vàng
thận. Tác dụng: phát tán phong nhiệt, thanh can minh mục, thanh nhiệt giải độc. Dùng
cho các trường hợp cảm mạo phong nhiệt, thanh can minh mục, thanh nhiệt giải độc,
chóng mặt, ù tai, viêm kết mạc mắt, mụn nhọt lở ngứa.
Nước chè hoa cúc: dùng cho các trường hợp ù tai, điếc tai cấp tính do phong tà
hoặc do can hòa vượng, can dương thịnh hoặc do khí huyết ứ gây ra.
14


×