Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ NÔNG DƯỢC ĐẾN SÂU NON RUỒI ĐỤC LÁ Liriomyza huidobrensis VÀ ONG KÝ SINH CỦA CHÚNG TRÊN CÂY KHOAI TÂY TẠI ĐÀ LẠT – LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

--------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ NÔNG DƯỢC ĐẾN
SÂU NON RUỒI ĐỤC LÁ Liriomyza huidobrensis
VÀ ONG KÝ SINH CỦA CHÚNG TRÊN CÂY
KHOAI TÂY TẠI ĐÀ LẠT – LÂM ĐỒNG

NGÀNH

: BẢO VỆ THỰC VẬT

KHÓA

: 2007 – 2011

SINH VIÊN THỰC HIỆN

: NGUYỄN THỊ THÙY LOAN

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8/2011


i



ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ NÔNG DƯỢC ĐẾN
SÂU NON RUỒI ĐỤC LÁ Liriomyza huidobrensis
VÀ ONG KÝ SINH CỦA CHÚNG TRÊN CÂY
KHOAI TÂY TẠI ĐÀ LẠT – LÂM ĐỒNG

Tác giả
NGUYỄN THỊ THÙY LOAN
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kĩ sư ngành Bảo Vệ Thực Vật

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
TS. TRẦN THỊ THIÊN AN
KS. VŨ THỊ THÚY

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8/2011


ii

LỜI CẢM TẠ
Con thành kính ghi nhớ công ơn của cha mẹ đã nuôi dạy con nên ngày hôm nay.
Để hoàn thành đề tài này tôi đã nhận được nhiều giúp đỡ từ gia đình, bạn bè, nhà
trường và địa phương.
Tôi xin chân thành cảm ơn bộ môn Bảo vệ thực vật, khoa Nông Học, trường ĐH Nông
Lâm TP Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện để tôi thực hiện đề tài này.
Em trân trọng biết ơn và luôn ghi nhớ tấm lòng của cô Trần Thị Thiên An đã truyền
đạt kiến thức, kinh nghiệm và tận tình hướng dẫn em để hoàn thành tốt đề tài này.
Trân trọng cảm ơn ban lãnh đạo, anh chị phòng kỹ thuật và các phòng ban khác của
Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi làm việc tại
địa phương.

Trân trọng cảm ơn chú Nguyễn Đình Thắng, cô Nguyễn Thị Bích Phương đã cho tôi
mượn ruộng và hết lòng giúp đỡ tôi trong lúc tôi thực tập tại ruộng khoai tây.
Cảm ơn bạn bè và những người thân của tôi đã giúp đỡ và động viên để tôi hoàn thành
tốt công việc trong thời gian làm đề tài này.

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Thùy Loan


iii

TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ THÙY LOAN, Trường ĐH Nông Lâm TP Hồ Chí Minh. Tháng 8
năm 2011. Đề tài “Ảnh hưởng của một số nông dược đến sâu non ruồi đục lá
Liriomyza huidobrensis và ong ký sinh của chúng trên cây khoai tây tại Đà Lạt –
Lâm Đồng”. Giảng viên hướng dẫn chính: TS. TRẦN THỊ THIÊN AN – Bộ môn bảo
vệ thực vật – ĐH Nông Lâm TP Hồ Chí Minh.
Đề tài được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2011 tại Thôn Lộc Quý, xã
Xuân Thọ, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng nhằm xác định loại nông dược có khả năng phòng
trừ sâu non ruồi đục lá L. huidobrensis và ít độc với ong ký sinh của chúng trên cây khoai
tây làm cơ sở khoa học để xây dựng biện pháp quản lý hiệu quả ruồi đục lá trên khoai tây
tại Lâm Đồng.
Đề tài thực hiện thu được những kết quả sau:
Thuốc Radian 60SC là loại thuốc mang lại hiệu quả phòng trừ ruồi đục lá tốt nhất
vừa hiệu quả với sâu non ruồi đục lá và ít ảnh hưởng tới ong ký sinh sâu non của chúng
nhất.
Về thành phần ong ký sinh và tỉ lệ ký sinh của chúng trên sâu non ruồi đục lá khoai
tây thay đổi theo từng nghiệm thức sử dụng thuốc. Không sử dụng thuốc thì phát hiện 4
loài ong ký sinh sâu non ruồi đục lá đó là Opius spp., Spharipalpus sp., Neochrysocharis

formosa, Thinodytes cyzius, Dacnusa sasakawai, với loài phổ biến nhất là Opius sp.
Trong các loại thuốc sử dụng làm thí nghiệm thì thuốc trừ sâu Radian 60SC và
Neem Nim Xoan Xanh Green 0,15EC ít ảnh hưởng tới ong ký sinh sâu non ruồi đục lá L.
huidobrensis nhất, tỉ lệ ong ký sinh đạt 29,4 và 29,8%.
Về sự ảnh hưởng của 4 loại nông dược đến các loại sâu hại khác (bọ trĩ, bọ phấn)
trên ruộng khoai tây thì: trong 4 loại thuốc thí nghiệm thì Radian 60SC và hỗn hợp Oshin
20WP + Netoxin 18SL có khả năng ảnh hưởng tới mật số bọ trĩ trên ruộng cao.Về mật
số bọ phấn thì thuốc Radian 60SC có ảnh hưởng thấp nhất (0,6%) đến mật số bọ phấn,
thuốc Trigard 100SL có ảnh hưởng cao nhất đến mật số bọ phấn.


iv

Năng suất thực tế thu được trên các NT có sự chệnh lệch nhau. Trong đó, nghiệm
thức phòng trừ ruồi đục lá L. huidobrensis bằng thuốc trừ sâu Radian 60SC có năng suất
cao nhất.
Tóm lại, thuốc trừ sâu Radian 60SC phun ở liều lượng 0,4l/ha có hiệu quả phòng
trừ cao đối với sâu non ruồi đục lá L. huidobrensis và ít ảnh hưởng nhất đến ong ký sinh
sâu non của chúng trên ruộng khoai tây.


v

MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................................... ii
LỜI CẢM TẠ ...................................................................................................................... ii
TÓM TẮT .......................................................................................................................... iii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ............................................................................................. viii
DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ ............................................................................................. ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH ..................................................................................................x

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT, KÍ HIỆU .............................................................. xi
Chương 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ....................................................................................................................... 1
1.2 Mục đích và yêu cầu ....................................................................................................... 2
1.3 Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................................... 3
1.4 Giới hạn đề tài ................................................................................................................ 3
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................................4
2.1 Giới thiệu về ruồi đục lá L. huidobrensis ...................................................................... 4
2.1.1 Đặc điểm hình thái và sinh học của ruồi đục lá L. huidobrensis................................. 4
2.1.2 Sự gây hại của ruồi đục lá rau L. huidobrensis ........................................................... 5
2.2 Một số kết quả nghiên cứu về ruồi đục lá rau ở Việt Nam ............................................ 6
2.2.1 Thành phần và loài cây ký chủ của ruồi đục lá .......................................................... 6
2.2.2 Thành phần ong kí sinh sâu non của ruồi đục lá rau ................................................... 8
2.2.3 Biện pháp phòng trừ ruồi đục lá hại rau ...................................................................... 9
2.3 Một số kết quả nghiên cứu về ruồi đục lá rau ở nước ngoài ........................................ 10
2.3.1 Thành phần và cây kí chủ ruồi đục lá ........................................................................ 10
2.3.2 Thành phần ong ký sinh của ruồi đục lá rau L. huidobrensis.................................... 11
2.3.3 Một số biện pháp quản lý ruồi đục lá ........................................................................ 15
2.3 Đặc điểm một số loại thuốc sử dụng trong thí nghiệm ................................................ 17
2.4 Sơ lược về cây khoai tây .............................................................................................. 20


vi

2.4.1 Giá trị sử dụng cây khoai tây ..................................................................................... 20
2.4.2 Đặc điểm thực vật học cây khoai tây......................................................................... 20
2.5 Khí hậu và thời tiết Đà Lạt – Lâm Đồng ...................................................................... 21
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................23
3.1 Địa điểm và thời gian thí nghiệm ................................................................................. 23
3.2 Nội dung nghiên cứu .................................................................................................... 23

3.3 Vật liệu và dụng cụ thí nghiệm..................................................................................... 23
3.4 Bố trí thí nghiệm ........................................................................................................... 23
3.4.1 Ruộng và giống khoai tây thí nghiệm ....................................................................... 23
3.4.2 Thuốc thí nghiệm ....................................................................................................... 24
3.4.3 Các nghiệm thức thí nghiệm...................................................................................... 24
3.4.4 Số lần phun thuốc trên ruộng thí nghiệm .................................................................. 24
3.5 Chỉ tiêu theo dõi ........................................................................................................... 25
3.5.1 Thời gian và phương pháp chọn cây theo dõi ........................................................... 25
3.5.2 Chỉ tiêu theo dõi ........................................................................................................ 25
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .........................................................................32
4.1 Ảnh hưởng của các loại nông dược thí nghiệm đến sự gây hại của ruồi đục lá

L.

huidobrensis trên ruộng khoai tây ..................................................................................... 32
4.1.1 Hiệu quả quản lý sâu non ruồi đục lá L. huidobrensis và ong ký sinh của thuốc thí
nghiệm sau 2 lần phun trên ruộng khoai tây ...................................................................... 32
4.1.2 Ảnh hưởng của các loại thuốc thí nghiệm đến mật số sâu non ruồi đục lá

L.

huidobrensis trên ruộng khoai tây ...................................................................................... 34
4.1.3 Ảnh hưởng của các loại thuốc thí nghiệm đến mật số đường đục trên lá của sâu non
ruồi L. huidobrensis trên ruộng khoai tây .......................................................................... 36
4.1.4 Ảnh hưởng của các loại thuốc thí nghiệm đến tỉ lệ lá bị hại và chỉ số lá bị hại do ruồi
đục lá L. huidobrensis trên ruộng khoai tây ....................................................................... 39
4.2 Ảnh hưởng của các loại nông dược đến ong ký sinh của sâu non ruồi đục lá

L.


huidobrensis trên ruộng khoai tây ...................................................................................... 44


vii

4.2.1 Ảnh hưởng của các loại thuốc thí nghiệm đến thành phần ong ký sinh sâu non ruồi
đục lá L. huidobrensis trên ruộng khoai tây ....................................................................... 44
4.2.2 Ảnh hưởng của các loại nông dược đến tỷ lệ sâu non và tiền nhộng ruồi L.
huidobrensis bị ong ký sinh ................................................................................................ 46
4.3 Ảnh hưởng của thuốc thí nghiệm đến các loại sâu khác trên ruộng thí nghiệm .......... 49
4.3.1 Ảnh hưởng của thuốc thí nghiệm đến bọ trĩ trên ruộng thí nghiệm .......................... 49
4.3.1 Ảnh hưởng của thuốc thí nghiệm đến bọ phấn trên ruộng thí nghiệm ...................... 49
4.4 Năng suất khoai tây trên ruộng thí nghiệm .................................................................. 50
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...............................................................................57
5.1 Kết luận ........................................................................................................................57
5.2 Đề nghị ......................................................................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................59
Tiếng Việt ........................................................................................................................... 59
Tiếng Anh ........................................................................................................................... 59
Trang Web .......................................................................................................................... 64
PHỤ LỤC ...........................................................................................................................65


viii

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Trang
Bảng 2.1 Khí hậu thời tiết 5 tháng đầu năm 2011 ở khu vục Đà Lạt ............................. 22
Bảng 3.1 Các loại thuốc sử dụng trong thí nghiệm......................................................... 24

Bảng 4.1 Hiệu quả quản lý sâu non ruồi đục lá L. huidobrensis và ong ký sinh của thuốc
thí nghiệm sau 2 lần phun trên ruộng khoai tây .............................................................. 32
Bảng 4.2 Mật số trung bình sâu non ruồi đục lá L. huidobrensis trên ruộng khoai tây
thí nghiệm ........................................................................................................................ 36
Bảng 4.3 Mật số trung bình đường đục của sâu non ruồi đục lá L. huidobrensis trên ruộng
khoai tây thí nghiệm ........................................................................................................ 38
Bảng 4.4 Tỉ lệ lá bị hại trung bình do sâu non ruồi L. huidobrensis gây hại trên ruộng
khoai tây thí nghiệm ........................................................................................................ 41
Bảng 4.5 Chỉ số lá bị hại trung bình do sâu non ruồi L. huidobrensis trên ruộng khoai tây
thí nghiệm ....................................................................................................................... 43
Bảng 4.6 Thành phần và tần suất xuất hiện của ong ký sinh sâu non ruồi đục lá trên
nghiệm thức thí nghiệm .................................................................................................. 45
Bảng 4.7 Tỉ lệ sâu non và tiền nhộng ruồi đục lá L. huidobrensis bị ong ký sinh trên
ruộng khoai tây thí nghiệm .............................................................................................. 48
Bảng 4.8 Các chỉ tiêu về năng suất khoai tây trong thí nghiệm...................................... 51
Bảng 4.9 Hiệu quả kinh tế về thuốc trừ ruồi đục lá L. huidobrensis trên ruộng khoai tây
thí nghiệm ........................................................................................................................ 52


ix

DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ

Trang
Đồ thị 4.1 Diễn biến mật số sâu non ruồi đục lá L. huidobrensis trên ruộng khoai tây
thí nghiệm ........................................................................................................................ 34
Đồ thị 4.2 Diễn biến mật số đường đục trung bình trên lá của sâu non ruồi đục lá L.
huidobrensis trên ruộng khoai tây thí nghiệm ................................................................. 37
Đồ thị 4.3 Diễn biến tỉ lệ lá bị hại do sâu non của ruồi L. huidobrensis gây hại trên ruộng
khoai tây thí nghiệm ....................................................................................................... 40

Đồ thị 4.4 Diễn biến chỉ số lá bị hại do sâu non ruồi đục lá L. huidobrensis trên ruộng
khoai tây thí nghiệm ........................................................................................................ 42
Đồ thị 4.5 Diễn biến tỉ lệ sâu non ruồi đục lá L. huidobrensis bị ong ký sinh trên
ruộng khoai tây ................................................................................................................ 47
Đồ thị 4.6 Mật số trung bình của bọ trĩ trên ruộng khoai tây thí nghiệm ....................... 49
Đồ thị 4.7 Mật số trung bình của bọ phấn trên ruộng khoai tây thí nghiệm ................... 50


x

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Trang
Hình 2.1 Một số loài ong ký sinh của ruồi đục lá Liriomyza spp. ở Thái Lan .............. 14
Hình 3.1 Ruộng khoai tây thí nghiệm ở 65 ngày sau trồng ............................................ 30
Hình 3.2 Nhộng của ruồi L. huidobrensis trên lá khoai tây ............................................ 30
Hình 3.3 Các loại nông dược dùng trong thí nghiệm ..................................................... 31
Hình 3.4 Thu thập ong ký sinh sâu non ruồi đục lá L. huidobrensis .............................. 31
Hình 4.1 Trưởng thành ruồi đục lá L. huidobrensis đang gây hại trên lá khoai tây ....... 54
Hình 4.2 Ong Dacnusa sasakawai ký sinh sâu non của ruồi đục lá L. huidobrensis .... 54
Hình 4.3 Ong Opius spp. ký sinh sâu non của ruồi đục lá L. huidobrensis ................... 55
Hình 4.4 Ong Thinodytes cizyus ký sinh sâu non của ruồi đục lá L. huidobrensis ....... 55
Hình 4.5 Ong Sphaeripalpus sp. ký sinh sâu non của ruồi đục lá L. huidobrensis ....... 55
Hình 4.6 Ong Neochrysocharis formosa ký sinh sâu non của ruồi đục lá
L. huidobrensis ............................................................................................................... 55
Hình 4.7 Thu hoạch khoai tây thí nghiệm ...................................................................... 56


xi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT, KÍ HIỆU
BVTV

: Bảo vệ thực vật

Ctv

: Cộng tác viên

Cty

: Công ty

ĐC

: Đối chứng

IPM

: Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp

MSTB

: Mật số trung bình

ND

: Nông dân

NST


: Ngày sau trồng

NT

: Nghiệm thức

NTTN

: Nghiệm thức thí nghiệm

TGCL

: Thời gian cách ly

TP

: Trước phun

TNHH – TM – DV

: Trách nhiệm hữu hạn – thương mại – dịch vụ

TB

: Trung bình

STT

: Số thứ tự


RĐL

: Ruồi đục lá


1

Chương 1 MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Cây khoai tây (Solanum tuberosum L.) có nguồn gốc ở vùng cao thuộc dãy núi
Andes, Nam Mỹ. Khoai tây được coi là cây lương thực có tầm quan trọng đứng hàng thứ
tư sau lúa mì, lúa nước và ngô. Ở Việt Nam khoai tây được coi là một loại thực phẩm cao
cấp và đang được trồng phổ biến ở một số tỉnh Miền Bắc và Đà Lạt.
Trên cây khoai tây có nhiều loại sâu bệnh hại đang là nỗi lo lắng của bà con nông
dân. Những năm gần đây, trên cây khoai tây xuất hiện loài ruồi đục lá L. huidobrensis gây
hại nặng làm giảm năng suất củ khoai tây đáng kể. Cả thành trùng và sâu non của ruồi đục
lá đều gây hại, ruồi chích vào lá lấy thức ăn và đẻ trứng vào trong mô lá. Sâu non của ruồi
đục lá sau khi nở đục vào trong lá và ăn diệp lục lá làm giảm nhanh diện tích quang hợp
dẫn đến năng suất khoai tây giảm, nếu mật số sâu non ruồi đục lá cao có thể làm chết cả
cây con (Gary, 2008). Ở Indonesia, tại Trung tâm Java, Tây Sumatra và Bắc Sumatra
năng suất khoai tây giảm từ 30 – 70% (Rauf và ctv., 2000), tại Tây Java thiệt hại năng
suất khoai tây do ruồi đục lá L. huidobrensis lên đến 100% trong mùa mưa năm 1996
(Shepard và ctv., 1998). Ở Việt Nam L. huidobrensis được tìm thấy ở Lâm Đồng nơi có
độ cao 1000 – 1800 m. Loài này đã xâm nhập vào các vùng trồng rau ở Đà Lạt, Lâm
Đồng từ các cây trồng nhập khẩu (Andersen và ctv., 2002). Vấn đề ruồi đục lá L.
huidobrensis đang là mối lo lắng của nhiều bà con nông dân trồng khoai tây.
Để quản lý loài ruồi đục lá, bà con nông dân ở một số nước thường sử dụng đơn
thuần các loại thuốc hóa học và sử dụng một cách bừa bãi dần dần hình thành nên tính

chống chịu cao ở loài ruồi này và làm phá vỡ cân bằng sinh thái có sẵn trong tự nhiên
(Phyllis, 1995).
Để khắc phục tình hình thực tế ở trên, việc áp dụng biện pháp sinh học và biện pháp
hóa học trong việc quản lý ruồi đục lá là đều cần được quan tâm. Hiện nay, cả hai biện


2

pháp đều quan trọng và cần thiết, làm sao cho phát huy mặt tích cực của hai biện pháp
này, sử dụng kẻ thù tự nhiên và hóa chất một cách hợp lý, hiệu quả nhất, đó là điều cần
được tìm hiểu kĩ để đưa ra biện pháp phòng trừ ruồi đục lá đạt hiệu quả cao.
Ngày nay, nông dân trồng khoai tây sử dụng thuốc bảo vệ thực vật một cách tràn lan,
không chọn lọc làm ảnh hưởng xấu đến môi trường, đồng thời phá vỡ quần thể ong ký
sinh có sẵn trong ruộng khoai tây, sâu hại thì ngày càng trở nên kháng với các loại thuốc
trừ sâu. Việc phòng trừ ruồi đục lá không còn hiệu quả cao như trước. Để biết được các
loại thuốc hóa học trừ ruồi đục lá đang được sử dụng hiện nay loại nào có khả năng phòng
trừ ruồi đục lá tốt và ít ảnh hưởng đến ong ký sinh của chúng nhất, đề tài: “Ảnh hưởng
của một số nông dược đến sâu non ruồi đục lá Liriomyza huidobrensis và ong ký sinh
của chúng trên cây khoai tây tại Đà Lạt – Lâm Đồng” đã được tiến hành.
1.2 Mục đích và yêu cầu
 Mục đích của đề tài
Xác định loại nông dược có khả năng phòng trừ sâu non ruồi đục lá L.
huidobrensis và ít độc với ong ký sinh của chúng trên cây khoai tây làm cơ sở khoa
học để xây dựng biện pháp quản lý hiệu quả ruồi đục lá trên khoai tây tại Lâm
Đồng.
 Yêu cầu của đề tài
-

Xác định được hiệu quả phòng trừ sâu non ruồi đục lá L. huidobrensis của các loại
nông dược thí nghiệm.


-

Đánh giá được ảnh hưởng của các loại nông dược thí nghiệm đến quần thể ong kí
sinh sâu non ruồi đục lá L. huidobrensis.


3

1.3 Đối tượng nghiên cứu
-

Ruồi đục lá L. huidobrensis trên cây khoai tây tại Đà Lạt.

-

Ong ký sinh trên sâu non ruồi đục lá L. huidobrensis trên cây khoai tây tại Đà Lạt.

1.4 Giới hạn đề tài
Đề tài được thực hiện từ tháng 2/2011 đến tháng 5/2011 trên ruộng khoai tây tại xã
Xuân Thọ - Tp Đà Lạt - Lâm Đồng.


4

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Giới thiệu về ruồi đục lá L. huidobrensis
2.1.1 Đặc điểm hình thái và sinh học của ruồi đục lá L. huidobrensis
Phyllis và ctv. (1998) đã nghiên cứu và mô tả tổng quát các đặc điểm hình thái và

đặc điểm sinh học của ruồi L. huidobrensis ở Israel như sau:
Ruồi đục lá dài khoảng 2,1 ± 0,2 mm. Ruồi cái lớn hơn ruồi đực và sống đến 18
ngày còn ruồi đực chỉ sống khoảng 6 ngày. Ruồi cái dùng ống đẻ trứng chích lên bề mặt
lá và lấy thức ăn - dịch của mô lá. Ruồi đực sau khi vũ hóa sẽ giao phối và chết.
Trứng của ruồi đục lá được đẻ trong khoảng 5 – 10% vết chích của ruồi cái trên mặt
lá. Theo Phyllis và ctv. (1995), có 87% số trứng sẽ nở thành sâu non. Mỗi ngày, một ruồi
cái đẻ trung bình từ 8 – 14 trứng, trứng ruồi được đẻ riêng lẻ nhưng thường gần nhau.
Trứng ruồi đục lá màu trắng đục, kích thước trung bình khoảng 0,3 x 0,1 mm. Giai đoạn
trứng kéo dài từ 1,5 – 4 ngày, phụ thuộc vào nhiệt độ và ký chủ.
Sâu non ăn phần nhu mô lá. Sâu non có 3 tuổi, phát triển trong biểu bì lá và các
đường đục lớn dần sau mỗi lần sâu non lột xác. Giai đoạn sâu non có thể ngắn 3 – 6 ngày
hoặc kéo dài đến 10 ngày. Sâu non tuổi 3 có thể đạt được kích thước 3,2 x 1 mm (dài x
rộng). Sâu non ruồi đục lá L. huidobrensis thường đục tiến vào gân lá và hầu hết sâu non
tuổi cuối được tìm thấy ở trong gân.
Các sâu non của ruồi đục lá làm nhộng trên mặt lá hoặc dưới đất. Sâu non có 3 tuổi
và cuối tuổi 3 có giai đoạn tiền nhộng. Giai đoạn này chỉ kéo dài trong vòng 4 – 5 giờ.
Nhộng biến động về kích thước dài 1,6 – 3,3 mm, rộng 0,7 – 1,1 mm. Giai đoạn nhộng
kéo dài từ 7,9 – 12,6 ngày và màu sắc thay đổi từ nâu nhạt đến gần đen.
Parrella và Bethke (1984), quan sát vòng đời của ruồi đục lá L. huidobrensis ở 27 °C
thì cho rằng giai đoạn trứng kéo dài 3 ngày, giai đoạn sâu non khoảng 3 – 5 ngày, và giai
đoạn nhộng từ 8 – 9 ngày, với sự thay đổi nhỏ tùy thuộc vào cây chủ. Tỉ lệ vũ hóa cao
thấp tùy thuộc vào cây ký chủ, 36% trên cây hoa cúc và 74% trên đậu Hà Lan.


5

Sau khi vũ hóa một ngày ruồi đục lá bắt đầu giao phối. Ruồi đục lá giao phối chỉ một
lần duy nhất là đủ để thụ tinh cho tất cả trứng (Parrella, 1987). Tỷ lệ đẻ trứng nhiều nhất
vào lúc 4 – 8 ngày sau khi vũ hóa. Trưởng thành chỉ sống khoảng 12 – 14 ngày. Thời gian
một vòng đời của ruồi ở California là 17 – 30 ngày vào mùa hè và 50 – 65 ngày trong

những ngày mùa đông (Lange và ctv., 1957).
2.1.2 Sự gây hại của ruồi đục lá rau L. huidobrensis
Năm loài ruồi đục lá L. sativae, L. trifolii, L. huidobrensis, L. bryoniae và L. strigata
gây thiệt hại kinh tế các cây trồng quan trọng trên thế giới (Spencer, 1973).
Ruồi đục lá là nguyên nhân gây thiệt hại trực tiếp và gián tiếp đến năng suất cây
trồng. Năng suất đậu Hà Lan giảm 30% nếu không có biện pháp quản lý đảm bảo
(Sivapragasam và ctv,1992).
Ruồi đục lá L. huidobrensis là loài côn trùng đa thực, chúng gây hại trên rất nhiều
loại cây trồng từ rau, hoa, cây kiểng đến cỏ dại. Cả trưởng thành và sâu non (dòi) đều gây
hại. Trên tán lá, ruồi chích vào mô lá lấy thức ăn và đẻ trứng tạo ra những lỗ nhỏ li ti. Dòi
đục lá ăn diệp lục lá tạo ra những đường ngoằn ngèo trên lá thường đục đến gân lá. Phân
của sâu non thải ra để lại ở giữa đường đục một cách thưa thớt, đứt quãng đến liên tục.
Đường đục phân bố trên mặt lá bánh tẻ và đường đục tiến vào gân lá đặc điểm này để
phân biệt chúng với những loài ruồi đục lá khác khi gây hại trên cùng một lá (Spencer,
1973).
Tại California, ruồi đục lá gây hại nặng trên các loại rau và hoa. Parrella và Bethke
cho rằng, ruồi đục lá trên hoa dễ kiểm soát, rất ít sử dụng thuốc trừ sâu, chỉ sử dụng khi
thật cần thiết. Ở thung lũng Salinas và thung lũng ven biển của Nam Mỹ ruồi đục lá L.
huidobrensis trên hoa ít biến động nhưng chúng là một dịch hại của ngành sản xuất rau
(Parrella và ctv., 1984).
Theo Phyllis và ctv. (1995) vết chích của ruồi cái nhiều hay ít tùy thuộc vào ký chủ
của chúng. Ở Israel số lỗ chích của ruồi cái trung bình khoảng 83 vết/ngày/cây cúc tây và
lên tới 277 vết/ngày/cây họ đậu.
Ở Indonesia ruồi đục lá gây hại nghiêm trọng nhất trên khoai tây. Ruồi đục lá L.
huidobrensis làm giảm năng suất khoai tây đáng kể từ 30 – 70% ở Trung tâm Java, Tây


6

Sumatra và Bắc Sumatra (Rauf và ctv., 2000). Ở Tây Java kết quả thiệt hại năng suất

khoai tây do ruồi đục lá là 100% trong mùa mưa năm 1996 (Shepard và ctv., 1998).
Ở Indonesia L. huidobrensis tấn công và làm giảm 70% năng suất dưa leo, là nguyên
nhân của việc cây trồng chết khi cây mọc được 30 – 40 ngày sau trồng. L. huidobrensis
cũng gây hại nghiêm trọng trên cây kiểng trong nhà kính ở khu vực Puncak. Đánh giá về
thiệt hại kinh tế của ngành sản xuất hoa ở Puncak do ruồi đục lá L. huidobrensis là 30%
(Himma và ctv.). Mật số L. huidobrensis thay đổi khác nhau theo mùa (Shepard và ctv.,
1998). Nghiên cứu của Shepard và ctv. (1998) năm 1996 trong vụ khoai tây thì sự gây hại
của L. huidobrensis giảm dần vào khoảng cuối tháng 5. Sự tấn công của giống Liriomyza
thường thiệt hại có ý nghĩa vào cuối mùa khô (tháng 6 – 7) và tiếp tục kéo dài đến giai
đoạn đầu mùa mưa (tháng 8 – 10). Sự phá hại trong ruộng liên quan tới đặc tính cây
trồng, ví dụ trên ruộng khoai tây mật số ruồi đục lá tăng chậm trong suốt thời gian sinh
trưởng sinh dưỡng và tăng nhanh chóng trong thời gian sinh trưởng sinh thực và giảm dần
khi cây vào giai đoạn già cỗi (Shepard và ctv., 1998).
Tại Đài Loan, Chen và Chang (2002) báo cáo rằng L. huidobrensis, L. trifolii, L.
sativae và L. bryoniae đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho cây trồng trong nhiều năm liền.
Nhiều nguyên nhân dẫn đến việc các loài ruồi đục lá khả năng phân bố rộng và gây
hại mạnh như kháng thuốc trừ sâu, độc canh cây trồng cao, thương mại giữa các nước và
thiếu kiểm dịch thực vật (Murphy và LaSalle, 1999).
Điều tra gần đây ở Cao nguyên Cameron – Malaysia, có 17% nông dân bỏ canh tác
rau vì vấn đề ruồi đục lá (Sivapraga và Syed, 1999).
Ở Peru, kết quả báo cáo khoai tây thiệt hại hơn 30% do loài ruồi đục lá L.
huidobrensis (Gary, 2008).
2.2 Một số kết quả nghiên cứu về ruồi đục lá rau ở Việt Nam
2.2.1 Thành phần và loài cây ký chủ của ruồi đục lá
Thành phần ruồi đục lá rất đa dạng, chỉ riêng giống Liriomyza chứa hơn 300 loài
phân bố rộng rãi trên trên thế giới (Parrella, 1987). Ở Việt Nam hiện đã thu thập và định
danh được 5 loài ruồi đục lá hại rau, đó là L. sativae, L. bryoniae, L. chinensis, L.
huidobrensis và Chrotomyai horticola ( Andersen và ctv., 2002)



7

Theo Hà Quang Hùng (2001), L. sativae là loài phổ biến nhất, gây hại 15 loài rau. L.
sativae được tìm thấy ở 10 tỉnh miền Bắc.
Ở Việt Nam, sự gây hại L. bryoniae được ghi nhận lần đầu tiên trên cây đậu xanh ở
Hà Nội vào năm 2003 (Grimstad, 2004). L. bryoniae là loài phổ biến, gây hại 10 loại rau
ở Thanh Hóa và Nghệ An.
Loài L. chinensis chỉ xuất hiện trên các cây trồng thuộc họ hành tỏi (Allium spp.).
Andersen và ctv. (2002), cũng đã tìm thấy L. chinensis trên họ hành tỏi ở Bắc Ninh, Đồng
Nai và Bà Rịa. Vì vậy có thể khẳng định L. chinensis là loài phổ biến ở các vùng trồng
hành tỏi trên cả nước.
Theo Trần Đăng Hòa (2004) L. huidobrensis được tìm thấy trên cải cúc ở thành phố
Huế. Nghiên cứu trước đây cho thấy L. huidobrensis được tìm thấy ở Lâm Đồng nơi có
độ cao 1000 – 1800 m. Theo Andersen và ctv. (2002) loài này có thể xâm nhập vào các
vùng trồng rau ở Đà Lạt, Lâm Đồng từ các cây trồng nhập khẩu. Là loài ưa nhiệt độ thấp
(Chen và Kang, 2004) nên sự lây lan của L. huidobrensis ở Việt Nam chỉ có thể xảy ra ở
các vùng núi cao (Andersen và ctv., 2002).
C. horticola gây hại phổ biến trên cây cải xanh. Ngoài ra nó còn gây hại bắp cải, xu
hào, cải cúc, cà chua. C. horticola dễ dàng phân biệt với các loài ruồi đục lá rau khác vì
toàn thân có màu đen và kích thước lớn hơn.
Theo Lê Ngọc Anh và Đặng Thị Dung (2006) tại khu vực trồng rau ở Hà Nội và phụ
cận đã thu bắt được 7 loài ruồi đục lá thuộc họ Agromyzidae bộ Diptera, bao gồm L.
sativae Blanchard, Liriomyza sp., L. bryonidae, C. horticola Goureau, Phytomyza sp. Và
2 loài ruồi vàng và ruồi đen 2 vằn bụng. Đây là 2 loài ruồi mới thu bắt còn chưa giám
định được tên khoa học.
Theo Trần Đăng Hòa (2008), có 5 loài ruồi đục lá gây hại trên rau ở các tỉnh miền
Trung, đó là L. sativae, L. bryoniae, L. chinensis, L. huidobrensis và C. horticola.
Theo Vũ Thị Hằng (1999), qua điều tra tại Lâm Đồng, Hưng Yên, Hải Phòng năm
1998 đã xác định được hai loài ruồi đục lá hại rau ở Việt Nam: L. sativae, L.
huidobrensis.



8

Theo Trần Thị Thiên An (2007), tại thành phố Hồ Chí Minh có hai loài ruồi đục lá
rau phổ biến là L. huidobrensis và L. trifolii.
Ở nước ta hiện nay, ruồi đục lá đang là một trong những loài gây hại nghiêm trọng
trên một số loại rau như đậu côve, đậu đũa, đậu trạch, cà chua, dưa chuột…tại các vùng
trồng rau chính trong cả nước (Hà Quang Hùng, 2002).
Ba đại diện trong tổng số 300 loài của giống ruồi đục lá Liriomyza của họ
Agromyzidae (L. sativae, L. huidobresis, L. trifolii) là những loài dịch hại nguy hiểm đối
với sản xuất nông nghiệp trên thế giới với đặc tính dễ thích nghi với môi trường sống
mới, tốc độ phát triển nhanh và nhanh quen với các loại thuốc hoá học (Hà Quang Hùng,
2001).
Nhiều nghiên cứu cho thấy, phổ ký chủ của Liriomyza sp. ngày nay càng rộng lớn
hơn. Theo Trần Thị Thiên An (1998), năm 1995, Liriomyza sp. có trên 29 loài cây thuộc
12 họ thực vật và 30 loài cây trồng thuộc 11 họ thực vật và đến năm 1999 số cây bị hại
tăng lên 40 loài.
Theo Lê Ngọc Anh và Đặng Thị Dung (2006), tại khu vực trồng rau ở Hà Nội và
phụ cận, các loài ruồi đục lá gây hại trên 34 loài cây ký chủ khác nhau thuộc 11 họ thực
vật.
Theo Lê Dũng Minh (2001), tại TP Hồ Chí Minh có 15 loại rau bị dòi đục lá gây hại,
trong đó các loại rau cà chua, dưa leo, đậu cô ve, đậu búng là những loại rau bị ruồi đục lá
gây hại năng nhất. Ruồi đục lá phát sinh trên ruộng rau ngay từ đầu vụ và gia tăng vào
cuối vụ. Biến động tác hại của dòi đục lá rau tùy thuộc cây trồng và mùa vụ. Mức độ gây
hại của ruồi đục lá rau trong mùa khô cao hơn trong mùa mưa.
2.2.2 Thành phần ong kí sinh sâu non của ruồi đục lá rau
Ở Việt Nam có các loài ong ký sinh của ruồi đục lá như Asecodes spp, Cirrospilus
ambiguous, Closterocerus sp., Hemiptarsenus varicornis, Neochrysocharis formosa,
Neochrysocharis okazakii, Quadrastichus sp. , Gronotoma sp.[Rauf và Shepard (1999);

Sivapragasam và Syed (1999); Thang (1999)].


9

Theo Trần Đăng Hòa ở các tỉnh miền Trung nước ta đã thu thập và định danh được
13 loài ong ký sinh thuộc 3 họ Braconidae, Eucoilidae và Eulophidae. Thành phần và mức
độ phổ biến của ong ký sinh khác nhau ở các vùng sinh thái. Hầu hết ong ký sinh thu
được thuộc họ Eulophidae. Trong đó 2 loài Neochrysocharis okazakii và N. formosa là
các loài ong ký sinh sâu non ruồi đục lá phổ biến ở Bắc miền Trung. Các loài ong ký sinh
phổ biến ở vùng Duyên hải miền Trung là N. okazakii và H. varicornis. Trong khi đó, C.
pentheus và A. delucchii là các loài ong ký sinh sâu non ruồi đục phổ biến nhất ở Tây
Nguyên.
Theo Lê Ngọc Anh và Đặng Thị Dung (2006), tại khu vực trồng rau ở Hà Nội và
phụ cận, có 10 loài ong ký sinh trên ruồi đục lá đã được ghi nhận, thuộc 5 họ trong bộ
Hemenoptera, trong đó phổ biến nhất là họ Eulophidae và họ Braconidae. Trong số các
loài ong ký sinh thu bắt được thì 2 loài ong ký sinh Neochrysocharis formosa và
Neochrysochris sp. có mức độ phổ biến nhất. Trong 4 loại thức ăn thêm là nước lã, nước
đường 20%, mật ong pha loãng 20% và mật ong nguyên chất thì tuổi thọ và tỷ lệ ký sinh
của loài N. formosa là cao nhất khi thức ăn thêm là mật ong nguyên chất, đạt trung bình là
15,5 ngày và 58,5%. Ở điều kiện nhiệt độ là 28,5 0C, ẩm độ 78,5% thời gian vòng đời
trung bình của loài ong N. formosa là 13,1 ngày.
2.2.3 Biện pháp phòng trừ ruồi đục lá hại rau
Hiện nay tại các vùng trồng rau ở nước ta đều bị ruồi đục lá gây nặng, việc phòng trừ
ruồi đục lá của bà con nông dân chủ yếu là bằng thuốc hóa học (Nguyễn Thị Ngọc, 2002).
Theo Lê Dũng Minh (2001), ở TP. Hồ Chí Minh để phòng trừ dòi đục lá rau, nông
dân chủ yếu dùng thuốc gốc lân hữu cơ và Pyrethroid. Đa số nông dân phun khi thấy dòi
đục lá và dùng thuốc theo nồng độ khuyến cáo.
Theo Lê Dũng Minh (2001), áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM đối
với dòi đục lá rau mà chủ yếu là bón phân cân đối và sử dụng thuốc BVTV đúng đã thu

được hiệu quả kinh tế cao hơn áp dụng theo tập quán nông dân.
Ở Việt Nam, Vũ Thị Thắng (1999) tại TP Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Hưng Yên, Hải
Phòng năm 1998 có 16 nhóm thuốc BVTV với 57 tên thương mại khác nhau đã được sử
dụng trừ sâu non ruồi đục lá.


10

2.3 Một số kết quả nghiên cứu về ruồi đục lá rau ở nước ngoài
2.3.1 Thành phần và cây kí chủ ruồi đục lá
Giống ruồi đục lá Liriomyza chứa hơn 300 loài được phân bố rộng rãi trên thế giới,
hầu hết ruồi đục lá Liriomyza có nguồn gốc ở các khu vực ôn đới (Parrella, 1987).
Spencer năm 1973, đã nghiên cứu về sự tiến hóa và phân bố các họ Agromyzidae nói
chung và chỉ có khoảng 23 loài thuộc giống Liriomyza gây hại nghiêm trọng về kinh tế
trong đó có 5 loài là loài đa thực: L. sativae, L. trifolii, L. huidobrensis, L. bryoniae và L.
strigata (Spencer, 1973).
Theo Spencer (1973), L. trifolii có thể tồn tại ở những nơi có mùa đông nhiệt độ
dưới 00C trong thời gian dài, nhưng nó chỉ phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt đới và
cận nhiệt đới. Tại Nam Mỹ, L. sativae sống trong giới hạn ở những nơi ấm khu vực có độ
cao thấp, trong khi đó ở khu vực có địa hình cao thì có L. huidobrensis (Spencer, 1989).
Điều này cũng đúng ở vùng Đông Nam Á [Rauf và Shepard (1999); Sivapragasam và
Syed (1999); Thang (1999)].
Theo David Henshaw và ctv. (2000), giống Liriomyza hiện có 376 loài được công
nhận, trong đó 136 loài được tìm thấy ở Châu Âu. Trưởng thành của các loài này trông rất
giống nhau. Tất cả chúng đều nhỏ (dài 1 – 3 mm), nhìn từ trên xuống chủ yếu là màu đen
và hầu hết đều có màu vàng ở mảnh lưng ngực thứ ba. Bốn loài L. bryoniae, L.
huidobrensis, L. sativae và L. trifolii thì chỉ có L. bryoniae là có nguồn gốc ở Châu Âu, ba
loài còn lại bắt nguồn từ Châu Mỹ.
Ruồi đục lá L. huidobrensis xuất hiện ở những nơi mát mẻ, chủ yếu là vùng cao
nguyên của Châu Mỹ La tinh (Spencer, 1992). Tại Nam Mỹ, L. huidobrensis được tìm

thấy tại Argentina, Brazil, Chile, Colombia, Peru, Venezuela. Ở Trung Mỹ, L.
huidobrensis xuất hiện ở Belize, Costa Rica, El Salvador, Guatemala, Honduras,
Nicaragua, Panama, vùng biển Caribbean, Cộng hoà Dominicana , Guadeloupe (Martinez
và ctv., 1993). Ở Bắc Mỹ, ruồi đục lá L. huidobrensis có mặt ở bang California (có thể là
trong tất cả các quận phía Nam và dọc theo các thung lũng ven biển và nội địa nhất là xa
phía bắc như Placer (Spencer, 1981), sâu trong thung lũng Salinas Monterey, Hawaii. Tại


11

Châu Âu ruồi đục lá L. huidobrensis được tìm thấy ở các nước Bỉ, Hà Lan, Anh, Trung
Đông, Israel.
Theo Shepard và ctv. (1998) ruồi đục lá L. huidobrensis lần đầu tiên được báo cáo
tại Java, Indonesia vào năm 1994.
Ruồi đục lá L. huidobrensis là loài đa thực phá hại nhiều loại rau màu và hoa trồng
trong và ngoài nhà kính. Spencer (1973, 1990) đã ghi nhận được L. huidobrensis gây hại
trên 14 họ thực vật.
Ruồi đục lá L. huidobrensis gây hại một lượng rất lớn các loại hoa, rau và cỏ dại.
Một số họ thực vật có tầm quan trọng về kinh tế bị ruồi đục lá phá hại như họ bầu bí (dưa
chuột, dưa leo, dưa gang), họ đậu, cây họ cà (cà chua, khoai tây, cà tím), họ cẩm chướng
(Dianthus spp, Gypsophila spp), họ rau muối (rau bina, củ cải đường), cây họ cúc (cây kế,
rau diếp quăn, cúc tây, hoa cúc, hoa đồng tiền, xà lách), cây họ thập tự (cải bắp, củ cải),
họ hoa tán (cà rốt, cần tây, mùi tây), họ hoa tím (Viola spp...) (Spencer, 1989).
Những năm 90, trên đậu Hà Lan và họ thập tự chỉ có ruồi đục lá C. horticola gây hại
(Sivapragasam, 1992). Tuy nhiên sau này trên các loại cây trồng đó xuất hiện Liriomyza
spp. và chúng được xác định là loài L. huidobrensis.
Ruồi đục lá L. huidobrensis lần đầu tiên được ghi nhận trên toàn miền Tây, Trung
Âu và ở một số nước sản xuất hoa cúc cắt cành tại Nam Mỹ vào những năm 1989 – 1990.
Khảo sát ở Indonesia của Shepard, Samsudin và Brauns (1998), cho thấy ruồi đục lá
L. huidobrensis tấn công hơn 20 loài ký chủ thuộc các nhóm rau, cây kiểng và cỏ dại.

Ruồi đục lá gây hại nghiêm trọng nhất trên cây khoai tây nhất là vào mùa mưa. Cây khoai
tây rất dễ bị L. huidobrensis gây hại.
2.3.2 Thành phần ong ký sinh của ruồi đục lá rau L. huidobrensis
Kết quả điều tra ong ký sinh của ruồi đục lá rau được thực hiện ở nhiều nước trên thế
giới cho thấy thành phần loài và mức độ phổ biến của các loài rất khác nhau.. Một số loài
phân bố hẹp, trong khi một số loài có khả năng phân bố rất rộng. Sự phân bố của các loài
ong ký sinh ruồi đục lá ở các vùng sinh thái khác nhau phụ thuộc vào khí hậu, thời tiết
(Murphy và LaSalle, 1999). Liriomyza spp. được biết là có nhiều ong ký sinh, đặc biệt là


12

ở trung tâm khởi nguyên của ruồi đục lá là Châu Mỹ (Murphy and LaSalle, 1999;
Waterhouse and Norris, 1987).
Ong ký sinh ruồi đục lá được nghiên cứu và đánh giá ở nhiều nước với hơn 100 loài
như Diglyphus begini Ashmead và Dacnasa sibirica Telenga được sử dụng thành công
trong kiểm soát sinh học trên rau, hoa kiểng được trồng trong nhà kính, đặc biệt cà chua,
hoa cúc ở Châu Âu và Bắc Mỹ (Chen và ctv., 2001).
Các loài ong ký sinh ký sinh giai đoạn sâu non của ruồi đục lá gồm có các loài như
Diglyphus spp. (Eulophidae) và các loài ký sinh giai đoạn tiền nhộng của ruồi đục lá như
Chrysocharis spp. (Eulophidae) (Minkenberg và van Lenteren, 1986).
Các loài ong ký sinh của ruồi đục lá trong tự nhiên đa dạng, có hơn 40 loài ong ký
sinh trên 3 loài ruồi đục lá là L. sativae, L. trifolii và L. huidobrensis (Waterhouse và
Norris, 1987).
Ở Peru, một số loài ong ký sinh H. arduine, D. websteri, D. begini, Ganaspidium sp.
và C. phytomyzae có vai trò quan trọng trong việc quản lý L. huidobrensis khi quần thể
của ong ký sinh không bị thuốc hóa học làm phá vỡ (Vignez và Redolfi de Huiza, 1992).
Nghiên cứu ở Hawaii cho biết có nhiều loài thiên địch cần thiết cho việc quản lý ruồi
đục lá. Loài H. circulus, G. utilis và C. oscinidis là những ong ký sinh có hiệu quả đối với
L. huidobrensis trên cần tây ở Hawaii. Ong ký sinh có sự thay đổi theo từng loại cây kí

chủ [Johnson và Hara (1987); Johnson (1993)].
Các ong ký sinh thuộc giống Opius (Braconidae), Chrysocharis và Diglyphus
(Eulophidae) và Halticoptera (Pteromalidae) và loài khác đều phân bố toàn cầu, các loài
từ các giống này đã được ghi nhận gần như tất cả các vùng có ruồi đục lá tấn công
(Murphy và LaSalle, 1999).
Trong điều kiện tự nhiên ở Malaysia ruồi đục lá bị tấn công bởi nhiều loài ong ký
sinh khác nhau. Theo Sivapragasam và ctv. (1992), có 2 loài ong ký sinh thuộc họ
Eulophidae là Hemiptrasenus varicornis và Chrysocharis sp.. Đến năm 1995
Sivapragasam và ctv. báo cáo có thêm một loài khác là Goniozus sp.. Theo Myint (1997),
cho biết có 3 loài ong ký sinh thuộc giống Opius là O. pallipes, O. phaseoli và Opius sp..
Năm 1997 trong dự án này của Myint đã tìm ra và định danh được loài mới như


13

Neochrysoris formosa, Neochrysocharis sp., Cirrospilus ambiguous, Acecodes sp.A,
Asecodes sp.B và Gronotoma sp. Điều thú vị là H. varicornis, N. formosa, Opius sp. và
Asecodes sp.A tìm thấy được ở cả đồng bằng và cao nguyên.
Tại Malaysia, Sivapragasam và Syed (1999) báo cáo rằng ong ký sinh ấu trùng ruồi
đục lá có thể là góp phần quan trọng gây biến động mật số ruồi đục lá.
Rauf và Shepard (1999), báo cáo rằng ở Indonesia, mật số ong ký sinh khác nhau
giữa các loại cây trồng, địa điểm và khí hậu. Mật số ong ký sinh rất cao trên đậu, cà tím,
đậu tương và củ cải đường (50 – 90%) nhưng rất thấp trên khoai tây, cần tây và củ hành
(thường ít hơn 10%).
Tại Indonesia có 11 loài ong ký sinh của Liriomyza spp. được tìm thấy phổ biến nhất
là loài Hemiptarsenus varicornis, tuy nhiên mật số của H. varicornis trên cây khoai tây
tương đối thấp (Rauf và ctv., 2000). Thế nhưng ong ký sinh trên cải bông xanh và hành
tăm cao hơn trên khoai tây (Shepard, Samsudin và Brauns, 1998). Mật số ong ký sinh trên
khoai tây ở khu vực Puncak, Tây Java vào khoảng cuối mùa mưa là cao nhất.
Ở miền Nam Thái Lan, theo Petcharat và ctv. (2002), đã tìm thấy có 6 loài ong ký

sinh là Asecodes sp., Cirrospilus ambiguus, Hemiptarsenus variconis, Neochrysocharis
formosa, Opius dissitus, Quadrastichus sp. thể hiện ở hình 2.1.


×