Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN NẤM BỆNH HẠI HẠT GIỐNG ĐẬU PHỘNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA NẤM Trichoderma spp. ĐỐI VỚI BỆNH TRONG ĐIỀU KIỆN IN VITRO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (888.42 KB, 54 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỘC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN NẤM BỆNH HẠI HẠT GIỐNG
ĐẬU PHỘNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA NẤM Trichoderma spp.
ĐỐI VỚI BỆNH TRONG ĐIỀU KIỆN IN VITRO

SVTH

: NGUYỄN THỊ THÙY VÂN

NGÀNH

: BẢO VỆ THỰC VẬT

KHÓA

: 2007 – 2011

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07/2011


i

XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN NẤM BỆNH HẠI HẠT GIỐNG
ĐẬU PHỘNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA NẤM Trichoderma spp.
ĐỐI VỚI BỆNH TRONG ĐIỀU KIỆN IN VITRO


Tác giả
NGUYỄN THỊ THÙY VÂN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành Bảo vệ thực vật

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
TS. Võ Thị Thu Oanh
ThS. Đoàn Phương Nga

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07/2011


ii

CẢM TẠ
Thành kính ghi ơn ông bà, cha mẹ và cô chú trong gia đình đã nuôi nấng và dạy dỗ
con nên người.
Chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh
Ban chủ nhiệm khoa Nông học
Bộ môn Bảo vệ thực vật
Tất cả quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã tận tình dạy dỗ
tôi trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Võ Thị Thu Oanh và ThS.
Đoàn Phương Nga đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực tập và hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn tất cả bạn bè trong và ngoài lớp đã giúp đỡ và động viên
tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp này.


Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Thùy Vân


iii

TÓM TẮT
Nguyễn Thị Thùy Vân, Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2011.
Xác định thành phần nấm bệnh hại hạt giống đậu phộng và hiệu quả của nấm
Trichoderma spp. đối với bệnh trong điều kiện in vitro.
Giáo viên hướng dẫn: TS. Võ Thị Thu Oanh và ThS. Đoàn Phương Nga.
Đề tài được thực hiện với 3 nội dung sau
− Điều tra thành phần và mức độ phổ biến của bệnh hại trên đậu phộng ngoài
đồng ruộng tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
− Xác định thành phần nấm gây hại trên hạt giống đậu phộng sau thu hoạch
tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
− Khảo sát hiệu quả đối kháng của nấm Trichoderma spp. phòng trừ bệnh hại
hạt giống đậu phộng trong điều kiện in vitro.
Kết quả thu được như sau:
− Thành phần bệnh hại đậu phộng gồm có 6 bệnh. Bệnh héo rũ gốc mốc đen xuất
hiện phổ biến ở giai đoạn cây con. Các bệnh khác xuất hiện thường xuyên vào các giai
đoạn sinh trưởng của cây.
− Thành phần nấm bệnh truyền qua hạt giống xác định được 7 loài. Trong đó phổ
biến nhất là nấm Aspergillus niger.
− Càng ngâm hạt giống trong chế phẩm Trichoderma nồng độ 10% càng lâu thì tỷ
lệ nhiễm bệnh giảm nhưng cũng làm giảm tỷ lệ nảy mầm. Tỷ lệ mầm bình thường và tỷ lệ
mầm dị dạng cũng tăng.



iv

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

TRANG TỰA ........................................................................................................................i 
CẢM TẠ .............................................................................................................................. ii 
TÓM TẮT........................................................................................................................... iii 
MỤC LỤC ...........................................................................................................................iv 
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. vii 
DANH SÁCH CÁC BẢNG ............................................................................................. viii 
DANH SÁCH CÁC HÌNH ..................................................................................................ix 
Chương 1. GIỚI THIỆU ....................................................................................................... 1 
1.1  Đặt vấn đề..................................................................................................................... 1 
1.2  Mục đích và yêu cầu của đề tài .................................................................................... 2 
1.2.1  Mục đích của đề tài ................................................................................................... 2 
1.2.2  Yêu cầu của đề tài...................................................................................................... 3 
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................... 4 
2.1  Tình hình nghiên cứu ngoài nước ................................................................................ 4 
2.1.1  Nghiên cứu thành phần bệnh trên hạt giống đậu phộng ............................................ 5 
2.1.2  Nấm Trichoderma spp. .............................................................................................. 6 
2.2  Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................................................. 8 
2.2.1  Thành phần bệnh hại đậu phộng tại Việt Nam .......................................................... 8 
2.2.2  Biện pháp phòng trừ bệnh hại đậu phộng tại Việt Nam .......................................... 10 


v


2.2.2.1  Biện pháp hóa học ................................................................................................ 10 
2.2.2.2  Biện pháp sinh học ............................................................................................... 11 
Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................... 14 
3.1  Địa điểm và thời gian nghiên cứu .............................................................................. 14 
3.2  Đối tượng nghiên cứu................................................................................................. 14 
3.3  Vật liệu nghiên cứu .................................................................................................... 14 
3.4  Nội dung nghiên cứu .................................................................................................. 16 
3.5  Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 16 
3.5.1  Điều tra thành phần và mức độ phổ biến của bệnh hại trên đậu phộng ngoài đồng
ruộng tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An ............................................................................ 16 
3.5.2  Xác định thành phần nấm gây hại trên hạt giống đậu phộng .................................. 17 
3.5.2.1  Phương pháp nấu môi trường ............................................................................... 17 
3.5.2.2  Phương pháp thu thập mẫu hạt giống ................................................................... 18 
3.5.2.3  Phương pháp giám định bệnh hại trên hạt giống đậu phộng ................................ 18 
3.5.3  Khảo sát hiệu quả đối kháng của nấm Trichoderma spp. đối với bệnh hại trên hạt
giống đậu phộng trong điều kiện in vitro ........................................................................... 19 
3.6  Xử lý số liệu ............................................................................................................... 20 
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................................... 20 
4.1  Thành phần và mức độ phổ biến của bệnh hại cây đậu phộng ngoài đồng ruộng thuộc
huyện Đức Hòa, tỉnh Long An ........................................................................................... 20 
4.2  Xác định thành phần và mức độ nhiễm nấm bệnh trên hạt giống đậu phộng thu thập
tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An năm 2011 ..................................................................... 23 


vi

4.2.1  Thành phần nấm hại hạt giống đậu phộng sau thu hoạch ....................................... 23 
4.2.1.1  Nấm Aspergillus niger .......................................................................................... 24 
4.2.1.2  Nấm Rhizopus sp. ................................................................................................. 25 
4.2.1.3  Nấm Aspergillus flavus ......................................................................................... 26 

4.2.1.4  Nấm Helminthosporium sp. .................................................................................. 27 
4.2.1.5  Nấm Penicillium sp. ............................................................................................. 28 
4.2.1.6  Nấm Aspergillus parasiticus ................................................................................ 29 
4.2.1.7  Nấm Sclerotium rolfsii.......................................................................................... 30 
4.2.2  Tình hình nhiễm nấm bệnh trên các mẫu hạt giống thu thập tại một số xã thuộc
huyện Đức Hòa, tỉnh Long An năm 2011 .......................................................................... 31 
4.2.3  Mức độ nhiễm nấm trên các mẫu hạt giống thu thập tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long
An .................................................................................................................................... 33 
4.3  Hiệu quả của nấm Trichoderma spp. đối với bệnh hại hạt giống đậu phộng trong
điều kiện in vitro. ................................................................................................................ 34 
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................................. 38 
5.1  Kết luận ...................................................................................................................... 38 
5.2  Đề nghị ....................................................................................................................... 38 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 39 
PHỤ LỤC ........................................................................................................................... 41 


vii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NT

Nghiệm thức

STT

Số thứ tự

TL


Tỷ lệ

TLB

Tỷ lệ bệnh

NM

Nảy mầm

MBT

Mầm bình thường

MDD

Mầm dị dạng

MT

Mầm thối


viii

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Thành phần bệnh nấm hại cây đậu phộng thu thập tại huyện Đức Hòa, tỉnh
Long An, năm 2011 ........................................................................................................... 21
Bảng 4.2. Thành phần nấm bệnh truyền qua hạt giống đậu phộng sau thu hoạch............ 23
Bảng 4.3: Tình hình nhiễm nấm trên các mẫu hạt giống đậu phộng sau thu hoạch ........ 31

Bảng 4.4: Mức độ nhiễm nấm gây hại trên các mẫu hạt giống đậu phộng thu thập tại
huyện Đức Hòa, tỉnh Long An năm 2011 ......................................................................... 33
Bảng 4.5: Hiệu quả của nấm Trichoderma spp. đối với bệnh hại hạt giống trong điều kiện
in vitro ............................................................................................................................... 35


ix

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 3.1: Phương pháp đặt giấy thấm ................................................................... 17
Hình 3.2: Hạt không xử lý và hạt được xử lý với chế phẩm Trichoderma ............ 18
Hình 3.3: Hạt được đặt vào đĩa theo phương pháp giấy thấm ............................... 19
Hình 4.1: Hình thái khuẩn lạc nấm Aspergillus niger ........................................... 24
Hình 4.2. Cuống bào tử và bào tử của nấm Aspergillus niger ............................... 24
Hình 4.3: Hình thái khuẩn lạc nấm Rhizopus sp. ................................................... 25
Hình 4.4: Cuống bào tử và bào tử nấm Rhizopus sp .............................................. 26
Hình 4.5: Hình thái khuẩn lạc nấm Aspergillus flavus .......................................... 26
Hình 4.6: Cuống bào tử và bào tử nấm Aspergillus flavus .................................... 27
Hình 4.7: Hình thái khuẩn lạc nấm Helminthosporium sp. .................................... 27
Hình 4.8: Bào tử nấm Helminthosporium sp ......................................................... 28
Hình 4.9: Hình thái khuẩn lạc nấm Penicillium sp. ............................................... 28
Hình 4.10: Cuống bào tử và bào tử nấm Penicillium sp. ....................................... 29
Hình 4.11: Hình thái khuẩn lạc nấm Aspergillus parasiticus ............................... 29
Hình 4.12: Cuống bào tử và bào tử nấm Aspergillus parasiticus ......................... 30


1

Chương 1
GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề
Đậu phộng (Arachis hypogaea L.) là một loài cây trồng thuộc họ đậu có nguồn gốc
tại Trung và Nam Mỹ. Hiện nay, đậu phộng đứng thứ 2 trong số các cây lấy dầu thực vật
(về diện tích và sản lượng). Đây là loại cây trồng quan trọng của những nước nhiệt đới và
cận nhiệt đới trên thế giới, khoảng 80% diện tích trồng được tập trung ở những nước đang
phát triển, trong đó có Việt Nam.
Hạt đậu phộng từ lâu đã được sử dụng làm thực phẩm cho người vì chúng có giá trị
dinh dưỡng rất cao. Thành phần dinh dưỡng trong hạt đậu phộng gồm có: nước chiếm 8%
- 10%, dầu thô chiếm 40% - 60%, protein thô chiếm 26% - 34%, glucide chiếm 6% - 22%,
cellulose chiếm 2% - 4,5%. Trong công nghiệp chế biến, cây đậu phộng được tận dụng tối
đa. Hạt đậu phộng dùng làm bánh kẹo, lương khô, dầu ăn, dầu khô. Thân, lá, vỏ đậu
phộng có hàm lượng đạm cao nên được chế biến thành cám làm thức ăn cho gia súc.
Nước ta còn nằm trong khu vực thiếu protein trên thế giới, vì vậy nguồn protein
thực vật là nguồn đóng góp lớn trong cân bằng protein cho nhân dân. Đậu phộng là cây dễ
trồng, không đòi hỏi kỹ thuật cao. Mặt khác, đất đai nông nghiệp nước ta bị rửa trôi và
phong hóa nhanh, hàm lượng mùn và dinh dưỡng thấp – nhất là đất bạc màu, đất phù sa
cổ, đất dốc tụ…Do đó, đậu phộng là cây trồng cải tạo đất quan trọng trong hệ thống canh
tác ở nước ta. Rễ đậu phộng còn có khả năng cố định đạm trong không khí thành đạm
sinh học trong đất mà cây trồng có thể dễ dàng sử dụng.
Do hạt đậu phộng có giá trị dinh dưỡng cao nên là nơi ưa thích của các loài nấm
bệnh gây hại. Các loài nấm gây hại phổ biến trên hạt đậu phộng như là Aspergillus sp.,


2

Sclerotium rolfsii,v.v...Những loài nấm này có nguồn gốc từ đất và truyền bệnh qua hạt
giống. Chúng không những ảnh hưởng đến chất lượng hạt giống mà thậm chí gây chết cây
ngay tại đồng ruộng, sinh ra độc tố làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Cây trồng ngoài đồng luôn phải chống đỡ với các loài côn trùng, nấm, vi
khuẩn...gây hại. Chính vì thế mà thuốc hóa học phòng trừ sâu bệnh là một giải pháp tốt

nhất trong phòng trừ dịch hại trên đồng ruộng. Tuy nhiên, hệ quả mà việc lạm dụng thuốc
hóa học để lại cho con người cũng không phải nhỏ. Theo thời gian, các hợp chất hóa học
này tích lũy lại trong đất và nồng độ của chúng tăng dần. Chúng làm phá hủy cân bằng
sinh thái, gây ngộ độc thực phẩm rất tai hại cho con người. Do những hạn chế như vậy mà
con người đã tìm ra biện pháp mới để phòng chống sâu bệnh hại cây trồng. Từ đó các chế
phẩm thuốc trừ sâu bệnh có nguồn gốc sinh học được ra đời. Tuy nhiên, việc sử dụng chế
phẩm sinh học phòng trừ bệnh, đặc biệt là các chế phẩm từ dịch chiết thực vật còn quá
hạn chế, chưa được nông dân quan tâm và ủng hộ nhiệt tình.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, để góp phần nâng cao phẩm chất hạt giống
đậu phộng và tìm ra biện pháp phòng trừ bệnh hại trên hạt giống, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Xác định thành phần nấm bệnh hại hạt giống đậu phộng và hiệu
quả của nấm Trichoderma spp. đối với bệnh trong điều kiện in vitro”.
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1 Mục đích của đề tài
− Xác định thành phần bệnh hại cây đậu phộng ngoài đồng.
− Xác định thành phần và mức độ nhiễm bệnh nấm gây hại trên hạt giống đậu phộng
sau thu hoạch thu thập tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
− Tìm hiểu khả năng phòng trừ bệnh nấm hại trên hạt giống đậu phộng bằng chế
phẩm Trichoderma trong điều kiện in vitro.


3

1.2.2 Yêu cầu của đề tài
− Điều tra thành phần bệnh hại cây đậu phộng trồng tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
− Xác định thành phần nấm gây hại hạt giống đậu phộng thu thập tại huyện Đức Hòa,
tỉnh Long An.
− Xác định mức độ nhiễm bệnh nấm gây hại hạt giống đậu phộng thu thập tại huyện
Đức Hòa, tỉnh Long An.
− Khảo sát hiệu quả của nấm Trichoderma spp. đối với bệnh hại trên hạt giống đậu

phộng sau thu hoạch trong điều kiện in vitro.


4

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Thành phần nấm hại đậu phộng rất phong phú và đa dạng, có khoảng 50 loài nấm
hại đậu phộng (Kokalis N. và ctv., 1997). Bệnh hại trên cây đậu phộng xảy ra trong hầu
hết các giai đoạn sinh trưởng của cây. Các bộ phận của cây đều bị bệnh; và nhiều bệnh
làm giảm năng suất cũng như chất lượng của vỏ quả và hạt (S. Bellgard, 2004). Các tác
nhân gây bệnh có nguồn gốc từ đất, đó là những loài nấm và tuyến trùng tồn tại trong đất
và chúng có thể xâm nhập vào một hay nhiều phần của cây trồng ngay tại trong đất hay
những bề mặt trên mặt đất (H. Melouk và J. Damicone, 2004).
Bệnh hại cây đậu phộng do nhiều tác nhân gây ra virus, vi khuẩn, tuyến trùng,
mycoplasma, nấm…Trong đó thành phần nấm hại đậu phộng chiếm đa số và gây thiệt hại
nguy hiểm nhất.
Nấm hại đậu phộng được chia thành 3 nhóm chính dựa theo bộ phận bị hại:
• Nhóm bệnh héo rũ chết cây
• Nhóm bệnh hại lá
• Nhóm bệnh hại quả, hạt


5

2.1.1 Nghiên cứu thành phần bệnh trên hạt giống đậu phộng
Theo M.J. Richarson (1990), có khoảng 17 loài nấm gây bệnh trên hạt đậu phộng.
Các loài nấm này là Aspergilus niger, Aspergiluss flavus, Sclerotium sp., Botrytis sp.,

Diplodia sp., Fusarium spp, Rhizoctoniasp.,v.v..Các loài nấm trên thường gây hại đồng
thời, cùng kết hợp gây hại trên hạt. Có những loài không chỉ gây hại trên hạt giống mà
còn truyền qua hạt giống gây hại cho cây con.
Bệnh trên hạt giống bị gây ra bởi vài loài nấm, trong đó gồm có Pythium,
Rhizoctonia, và Fusarium. Những loài nấm này rất phổ biến trong đất nông nghiệp và tấn
công hạt giống và cây con của nhiều loài cây trồng. Bệnh hại hạt giống đậu phộng làm
cho hạt nảy mầm và cây con sinh trưởng kém. Những cây con nảy mầm từ những hạt bị
bệnh (trước khi xuất hiện chết rạp), bị héo rũ và chết đột ngột sau khi mọc (sau khi xuất
hiện chết rạp) là triệu chứng của bệnh hạt giống. Trên những cây bị nhiễm bệnh truyền từ
hạt giống thì phần rễ hoặc phần thân gần mặt đất xuất hiện chỗ thối có màu hơi nâu đến
đen. Những cây con này thường héo dưới điều kiện nhiệt độ cao vì rễ và phần thân phía
dưới hoạt động không bình thường (H. Melouk và J. Damicone, 2004).
Hạt đậu phộng thay đổi đáng kể trong nước hoạt động (AW) và tiếp xúc với nhiệt
độ trong đất. Nước hoạt động của hạt đậu phộng khoảng 0,75 – 1 (Dorner và ctv., 1989),
và nhiệt độ trong phạm vi vỏ quả dưới đất khoảng 200C trong vùng nhiệt độ ấm, hơn 380C
trong vùng nhiệt đới ẩm (Craufurd và ctv., 2003; Hill và ctv., 1983). Nấm sinh ra
aflatoxins xâm nhập vào hạt đậu phộng trong điều kiện vào cuối mùa khô và nhiệt độ
trong đất tăng cao (Blankenship và ctv., 1984; Hill và ctv., 1983; Sanders và ctv., 1981;
Sanders và ctv., 1985).
Aflatoxins, chất gây ung thư được sản sinh bởi Aspergillus flavus, một loài nấm
gây bệnh mốc vàng trên đậu phộng (Diener và ctv., 1987, Payne, 1998). Ở Châu Phi và
Đông Nam Á, aflatoxins đã làm gia tăng tỉ lệ người mắc bệnh ung thư bằng cách liên kết
với virus gây bệnh viêm gan (Wilt và Turner, 2002). Ngoài các vấn đề y tế liên quan đến


6

aflatoxins, chi phí quản lý aflatoxins thường rất cao, trung bình 26 triệu USD hằng năm
cho ngành công nghiệp đậu phộng ở Đông Nam Hoa Kỳ (Lamb và Sternitke, 2001).
2.1.2 Nấm Trichoderma spp.

Nấm Trichoderma spp. hiện diện gần như trong tất cả các loại đất và trong một số
môi trường sống khác. Chúng là loại nấm được nuôi cấy thông dụng nhất. Chúng hiện
diện với mật độ cao và phát triển mạnh ở vùng rễ của cây, một số giống có khả năng phát
triển ngay trên rễ. Những giống này có thể được bổ sung vào trong đất hay hạt giống bằng
nhiều phương pháp. Ngay khi chúng tiếp xúc với rễ, chúng phát triển trên bề mặt rễ hay
vỏ rễ phụ thuộc vào từng giống. Vì vậy, khi được dùng trong xử lý hạt giống, những
giống thích hợp nhất sẽ phát triển trên bề mặt rễ ngay cả khi rễ phát triển dài hơn 1m phía
dưới mặt đất và chúng có thể tồn tại và còn hiệu lực cho đến 18 tháng sau khi sử dụng.
Tuy nhiên không nhiều giống có khả năng này.
Ngoài sự hình thành khuẩn lạc trên rễ, nấm Trichoderma còn tấn công, ký sinh và
lấy chất dinh dưỡng từ các loài nấm khác. Bởi vì nơi Trichoderma phát triển tốt nhất là
nơi có nhiều rễ khỏe mạnh và Trichoderma sở hữu nhiều cơ chế cho việc tấn công các
loài nấm gây bệnh cũng như cơ chế cho việc nâng cao sự sinh trưởng và phát triển của
cây. Nhiều phương pháp mới trong kiểm soát sinh học và nâng cao sự sinh trưởng của cây
hiện nay đã được chứng minh rõ ràng. Quá trình này được điều khiển bởi nhiều gen và
sản phẩm từ gen khác nhau. Sau đây là một số cơ chế chủ yếu: Ký sinh nấm, kháng sinh,
cạnh tranh chất dinh dưỡng và không gian; sự chịu đựng các điều kiện bất lợi bằng việc
gia tăng sự phát triển của cây và rễ; làm hòa tan và cô lập chất dinh dưỡng vô cơ, cảm ứng
sự kháng bệnh, bất hoạt enzyme gây bệnh.
Nấm Trichoderma được xếp vào nhóm nấm nhỏ, phân bố ở hầu hết các loại đất
trên thế giới. Về cơ bản, nấm Trichoderma sống trên các xác bã thực vật và các chất hữu
cơ trong đất nhưng không gây hại cho thực vật, một số loài nấm Trichoderma có khả năng
ký sinh trên các loài nấm gây bệnh cho cây trồng. Các nấm bệnh có thể bị Trichoderma
ức chế như Pythium, Phytophthora, Fusarium, Rhizoctonia, Sclerotinia và Verticillium.


7

Hầu hết các giống Trichoderma không sinh sản hữu tính mà thay vào đó là cơ chế
sinh sản vô tính. Tuy nhiên, có một số giống sinh sản hữu tính đã được ghi nhận nhưng

những giống này không thích hợp để sử dụng trong các phương pháp kiểm soát sinh học.
Phương pháp phân loại truyền thống dựa trên sự khác nhau về hình thái chủ yếu là ở bộ
phận hình thành bào tử vô tính, gần đây nhiều phương pháp phân loại dựa trên cấu trúc
phân tử đã được sử dụng. Hiện nay, nấm Trichoderma có ít nhất 33 loài.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng Trichoderma viride là loài nấm hoại sinh trong đất,
trong quá trình sống nó sản sinh ra các chất kháng sinh làm ức chế, kìm hãm và tiêu diệt
một số loài nấm gây bệnh tồn tại trong đất. Bên cạnh đó, Trichoderma viride còn đóng vai
trò là phân vi sinh có tác dụng kích thích sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng như
tăng tỷ lệ nẩy mầm, chiều dài thân, diện tích lá và tăng trọng lượng chất khô.
Theo Seiketov (1982), những dẫn liệu nghiên cứu đầu tiên về tác động đối kháng của
nấm Trichoderma được R. Falk công bố từ năm 1931. Tác giả nhận thấy khi cây gỗ được xử
lý bằng nấm T.viride thì không bị các nấm Merulius lachrymars và Coniophora puteana phá
hoại.
Kết quả nghiên cứu của Muthamilan, M và Jayarajan (1996) cũng cho thấy
Trichoderma và Rhizobium carbendazin có khả năng kiểm soát nấm Sclerotium rolfsii,
đồng thời còn làm tăng khả năng sinh trưởng của cây đậu phộng, không ảnh hưởng tới sự
nảy mầm của hạt đậu phộng.
Kết quả nghiên cứu của Stephen A. Ferreira và Rebecca A. Boley thì Trichoderma
virens cũng có khả năng kiểm soát các loại nấm gây bệnh héo rũ ở trên cây đậu phộng.
Ngoài ra còn có nhiều các nghiên cứu khác như Peeples J.L, E.A Curl, và R. Rodriguez –
Kabana (1976) cũng cho Trichoderma viride có khả năng kiểm soát Sclerotium rolfsii.


8

Theo Dunin (1979), ở Liên Xô sử dụng chế phẩm Trichodesmin (từ nấm
Trichoderma lignorum) trên bông làm giảm 15 - 20% bệnh héo do nấm Verticillium và
làm tăng năng suất lên 3 - 9 tạ bông/ha. Sử dụng chế phẩm Trichodesmin làm giảm 2,5 - 3
lần bệnh thối rễ cây con thuốc lá và rau màu. Liên Xô có 4 chế phẩm Trichodesmin khác
nhau do phương pháp nhân nuôi nấm Trichoderma, chế phẩm Trichodesmin ở Liên Xô

được sử dụng trên diện tích 3000 ha (Filippov, 1987).
2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
2.2.1 Thành phần bệnh hại đậu phộng tại Việt Nam
Bệnh hại đậu phộng ở nước ta có rất nhiều, song các bệnh gây hại chủ yếu được
xếp vào các nhóm bệnh héo xanh vi khuẩn, bệnh chết rạp, bệnh nấm hại lá và bệnh hại
quả.
™ Bệnh héo xanh vi khuẩn
Đây là bệnh khá phổ biến trong các vùng trồng đậu phộng, và còn có tên khác như
bệnh chết ẻo, bệnh chết lụi... Bệnh hại mạnh đậu phộng trồng trên đất dốc, đất đồi, đất
chuyên màu, đất trồng liên tục nhiều vụ đậu phộng trong năm. Đậu phộng trồng luân canh
với lúa nước có tỷ lệ bệnh thấp. Bệnh thường xuất hiện sau khi gieo 2-3 tuần. Đầu tiên,
một vài lá ở phía trên tái đi, rũ xuống sau đó toàn cây bị héo nhanh chóng, cuối cùng cây
bị chết khô.
™ Bệnh chết rạp
Do các nấm hại lan truyền qua đất và hạt giống, bệnh hại nặng ở các ruộng đậu
phộng có độ ẩm cao và trồng liên tiếp nhiều vụ đậu phộng trong năm. Ba loại bệnh gây
chết rạp cây đậu phộng là:
• Thối đen cổ rễ: phần cổ rễ sát mặt đất của cây bị thối đen, nhổ lên cây bị đứt rễ,
cây bị bệnh thường héo và chết. Bệnh hại ở giai đoạn cây 4-5 lá.


9

• Thối trắng thân: trên thân cây có nấm trắng, khi nhổ cây lên, thân cây bị đứt
phần cuối thân sát mặt đất. Bệnh hại cây giai đoạn ra quả và còn có thể làm thối quả.
• Chết vàng: cây con bị vàng lá và chết từ từ, phần gốc thân biến màu nâu, vỏ thân
cây hơi bị nứt.
™ Bệnh nấm hại lá
Gồm các bệnh đốm đen, bệnh gỉ sắt, bệnh đốm nâu lá.
• Bệnh đốm đen: vết bệnh tròn, màu đen nằm mặt dưới lá. Cây bị bệnh nặng, vết

bệnh xuất hiện trên toàn bộ cây (lá, cuống, cành, thân), làm rụng lá.
• Bệnh gỉ sắt: vết bệnh nhỏ màu gỉ sắt xuất hiện mặt dưới lá, các lá bệnh bị khô
héo nhưng không rụng.
• Bệnh đốm nâu: Vết bệnh tròn, đường kính vết bệnh 1-20mm, màu nâu đậm.
Bệnh phát triển mạnh làm giảm nghiêm trọng khả năng quang hợp của cây, có thể làm
cây chết.
Nhìn chung cả 3 loại bệnh hại lá nêu trên thường gây hại thời điểm 4-6 tuần sau
khi gieo, nguồn bệnh chủ yếu trong đất từ các tàn dư thân lá cây bệnh.
™ Bệnh hại quả:
Trong các bệnh hại quả, bệnh mốc vàng hạt do nấm A. flavus gây nên là bệnh hết
sức nguy hiểm, vì quả bị bệnh chứa độc tố Aflatoxins có khả năng gây bệnh ung thư.
Triệu chứng bệnh rất khó phát hiện vì khi quả bị nhiễm bệnh nằm trong đất thì hình thái
bên ngoài cây vẫn hoàn toàn như một cây phát triển bình thường. Bệnh bắt đầu từ khi hạt
còn trên đồng ruộng. Đậu phộng trồng vụ xuân bị nhiễm bệnh nhiều hơn vụ thu, đậu
phộng trồng vụ đông ít bị bệnh.


10

2.2.2 Biện pháp phòng trừ bệnh hại đậu phộng tại Việt Nam
2.2.2.1 Biện pháp hóa học
Việc sử dụng thuốc hoá học để trừ bệnh héo xanh vi khuẩn đến nay chưa có kết
quả. Biện pháp hiệu quả nhất để phòng trừ bệnh héo xanh là dùng giống kháng bệnh. Một
số giống như Gié Nho Quan, KPS13 hay MD7 là những giống có khả năng kháng bệnh
khá tốt, có tiềm năng cho năng suất cao (3,5-4 tấn/ha). Trên các ruộng có nguồn bệnh
nặng cần luân canh đậu phộng với các cây như lúa, ngô, mía... thời gian 3 - 4 năm là tốt.
Cần vệ sinh đồng ruộng, thu nhặt cây bệnh, đốt hoặc đào hố sâu chôn vùi cây bệnh.
Để phòng trừ bệnh chết rạp, cần chọn giống sạch bệnh, vỏ quả đậu phộng sáng
không có vết bệnh, xử lý hạt giống trước khi gieo bằng Rovral 50% WP, liều lượng
3g/10kg hạt; bón lót vôi 300-600kg/ha vừa có tác dụng hạn chế bệnh, vừa làm chắc quả

tăng năng suất đậu phộng. Phun thuốc Avril lượng 1lít/ha có thể hạn chế bệnh.
Để phòng trừ bệnh nấm hại lá, nên chủ động trồng các giống kháng bệnh. Vệ sinh
đồng ruộng sau thu hoạch là biện pháp cần thiết để hạn chế bệnh cho vụ sau. Luân canh
đậu phộng với cây lúa nước sẽ hạn chế nguồn bệnh ban đầu. Khi bệnh xuất hiện, có thể
phun Anvil 5SC liều lượng 1lít/ha, Daconil 200SC phun 1,5 lít/ha.
Để phòng trừ bệnh mốc vàng trên hạt cần thực hiện tổng hợp các biện pháp sau:
• Điều chỉnh thời vụ gieo hợp lý để thu hoạch đậu phộng vào lúc thời tiết khô,
nắng ráo. Bón vôi cho đậu phộng giai đoạn đậu phộng đâm tia.
• Tránh gây sây sát quả trong khi chăm sóc hay thu hoạch. Loại bỏ những quả bị
sâu bệnh.
• Cần tách hạt và phơi khô đậu phộng đến độ ẩm 9-10% ngay sau khi thu hoạch.
Bảo quản lạc nơi khô ráo, mát mẻ.


11

2.2.2.2 Biện pháp sinh học
Sự tăng trưởng của hóa chất nông nghiệp và thâm canh sản xuất đang thay đổi rất
nhiều hoàn cảnh sinh thái và môi trường chúng ta đang sống. Nó đang chuyển dịch về
phía tiêu cực.
Số lượng thuốc hóa học trừ sâu có độ độc cao ngày càng lớn, nhưng hiệu quả lại
thấp. Phần lớn thuốc tỏa rộng ra không mục đích gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
trong bất cứ quần lạc nông nghiệp nào.
Chính vì thế, chiến lược mới phòng trừ các loài gây hại cho hệ sinh thái nông
nghiệp được thực hiện trên cơ sở tổng hợp, phối hợp các hoạt động của các quần thể kí
sinh và các loài có ích cho nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật hiệu quả cao và thuốc trừ
sâu sinh học trên nền móng thâm canh cao.
Một trong những hướng cơ bản của phương pháp sinh học là tăng cường sản xuất
các chế phẩm sinh học. Trên cơ sở sinh học và di truyền học, sẽ làm cho các chế phẩm
sinh học có phổ tác động rộng hơn bằng con đường đưa vào vi sinh vật những gen bổ

sung, tổ hợp chúng, khuếch đại và tạo các dòng vô tính độc tố cao.
™ Chế phẩm Trichoderma
Hiện nay, phòng trừ dịch hại cây trồng bằng biện pháp sinh học được đẩy mạnh
nghiên cứu ở nhiều nước, được coi như là một lĩnh vực quan trọng. Phòng trừ bằng sinh
học đối với bệnh hại chủ yếu là khai thác và sử dụng khả năng đối kháng của một số loại
nấm đối với các loại nấm gây hại cây trồng. Nhiều công trình nghiên cứu về nấm
Trichoderma và sản xuất chế phẩm để hạn chế những nấm gây hại cho cây trồng như nấm
Rhizoctonia, Sclerotium, Fusarium, Pythium, Verticillium và Botrytis gây bệnh trên lúa,
ngô, và một số cây trồng khác đã thu được những kết quả rất khả quan. Tuy nhiên, nấm
đối kháng là một tác nhân sinh học, nó có những điều kiện sống nhất định và chỉ phát huy
được hiệu quả phòng trừ bệnh ở những điều kiện nhất định. Trong khi đó, thường do khả
năng thích nghi với môi trường sống, các tác nhân gây bệnh phát triển mạnh mẽ, số lượng


12

cá thể tăng nhanh, khả năng chống chịu tốt, lấn lướt các tác nhân đối kháng làm cho tính
đối kháng mất cân bằng và kết quả là bệnh bộc phát trên cây trồng. Để khắc phục điều
này, việc chọn lọc, nhân nhanh số lượng, tăng cường sức sống cho tác nhân đối kháng và
đưa lại trong môi trường tự nhiên là hết sức cần thiết.
Ở nước ta, trong những năm gần đây đã có một số công trình nghiên cứu sản xuất
chế phẩm Trichoderma. Nấm Trichoderma đã được bộ môn Bảo Vệ Thực Vật của Viện
Bảo Vệ Thực Vật nghiên cứu từ năm 1989 đến nay. Đây là loài nấm đất thường xuất hiện
trên các loại đất giàu dinh dưỡng, có khả năng phân hủy các chất kitin, cellulose…Qua
quá trình phát hiện, người ta thấy nấm Trichoderma thường sinh sống và tồn tại trên
những tàn dư thực vật.
Theo Trần Thị Thuần (2002), việc điều tra thu thập và tuyển chọn nguồn nấm
Trichoderma là một trong những nội dung trọng tâm để xác định chủng có hoạt lực cao,
định hướng cho công nghệ sản xuất chế phẩm nấm đạt chất lượng cao.
Theo kết quả đề tài nghiên cứu “Công nghệ sản xuất chế phẩm nấm đối kháng

Trichoderma hazianum để phòng trừ bệnh hại cây trồng” của Viện Bảo Vệ Thực Vật,
trong 6 nguồn Trichoderma (Trichoderma hazianum, Trichoderma viride, Trichoderma
sp. 4, Trichoderma sp. 13, Trichoderma sp. 14, Trichoderma sp. 15) tham gia thí nghiệm
thì thu được cả 6 nguồn đều có khả năng ức chế với các loài nấm bệnh, hiệu quả ức chế
đạt từ 63,1 – 74,8% tùy theo nguồn Trichoderma và tùy theo từng loại nấm bệnh.
Theo Đỗ Tấn Dũng (2005-2006), nấm đối kháng Trichoderma có thể sử dụng
phòng trừ bệnh héo rũ gốc mốc trắng do nấm Sclerotium solfsii gây hại cây trồng cạn,
hiệu quả phòng trừ cao, đạt 86,5 % trên cây đậu phộng và 94,4 % trên cây đậu tương
trong điều kiện chậu vại. Có thể sử dụng nấm đối kháng Trichoderma để phòng trừ bệnh
lở cổ rễ do nấm Rhizoctonia solani gây hại cây trồng cạn, hiệu quả phòng trừ cao, đạt
85,9% trên cây cà chua và 77,8 % trên cây dưa chuột trong điều kiện chậu vại.


13

Chế phẩm này thực sự góp phần vào thực tiễn sản xuất, có khả năng phòng trừ
được bệnh nấm khô vằn hại ngô (giảm được từ 51,3% - 59,8%), bệnh chảy gôm trên cam
chanh và một số bệnh lan truyền qua đất, giảm bớt lượng thuốc bảo vệ thực vật hoá học,
từng nơi đã giảm được đầu vào của sản xuất, góp phần bảo vệ sức khoẻ người sản xuất.
Theo Ngô Bích Hảo (2004), tác giả tiến hành khảo sát hiệu quả ức chế của hai loài nấm
đối kháng Trichoderma harzianum và Trichoderma viride đối với nấm Sclerotium rolfsii. Kết
quả cho thấy cả hai loài nấm Trichoderma viride và Trichoderma harzianum đều có khả năng
ức chế nấm Sclerotium rolfsii trên môi truờng PGA. Hiệu lực ức chế nấm Sclerotium rolfsii của
nấm Trichoderma viride đạt 75,2% cao hơn so với nấm Trichoderma harzianum đạt 73,4%.
Hiệu lực ức chế đạt cao nhất khi nấm Trichoderma viride được xử lý trước khi nấm Sclerotium
rolfsii phát triển xâm nhập vào cây trồng
Các nghiên cứu cho thấy nấm Trichoderma có khả năng tiêu diệt nấm Sclerotiom rolfsii,
Fusarium solani (gây bệnh thối rễ cam quýt, bệnh vàng lá chết chậm trên tiêu) và một số
nấm khác như Fusarium oxysporum, Rhizoctonia solani.
Nấm Trichoderma là loại nấm đối kháng cũng đã được sử dụng để trừ các loại nấm

hại trong đất như Fusarium, Rhizoctonia, Sclerotium, Phytophthora,... là những nấm gây
nhiều bệnh cho cây trồng. Những loại nấm này tích lũy nhiều và tồn tại lâu trong đất, khả
năng chống chịu với các thuốc hóa học rất cao, được coi là những nấm gây bệnh khó
phòng trừ.


14

Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại:
− Thu thập mẫu hạt giống và điều tra bệnh hại trên ruộng đậu phộng tại 2 xã Mỹ
Hạnh Bắc, Mỹ Hạnh Nam thuộc huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
− Phân lập và giám định nấm hại tại phòng thí nghiệm bệnh cây – bộ môn Bảo vệ
thực vật, trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh
Thời gian thực hiện từ tháng 03/2011 đến tháng 06/2011.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Các loại nấm bệnh trên hạt giống đậu phộng.
3.3 Vật liệu nghiên cứu
− Hạt giống đậu phộng trồng chủ yếu ở 2 xã Mỹ Hạnh Bắc, Mỹ Hạnh Nam thuộc
huyện Đức Hòa, tỉnh Long An là giống đậu Giấy.
− Chế phẩm Trichoderma (NLU – Tri) của trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ
Chí Minh
− Môi trường nuôi cấy nấm: WA, PGA
− Dụng cụ trong phòng thí nghiệm: ống nghiệm, bình tam giác, đĩa petri, kính soi
nổi, kính hiển vi, tủ cấy...


16


3.4 Nội dung nghiên cứu
− Điều tra thành phần và mức độ phổ biến của bệnh hại trên cây đậu phộng ngoài
đồng ruộng tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
− Xác định thành phần nấm gây hại trên hạt giống đậu phộng thu thập tại huyện
Đức Hòa, tỉnh Long An.
− Khảo sát hiệu quả của nấm Trichoderma spp. phòng trừ bệnh hại hạt giống đậu
phộng trong điều kiện in vitro.
3.5 Phương pháp nghiên cứu
3.5.1 Điều tra thành phần và mức độ phổ biến của bệnh hại trên đậu phộng ngoài
đồng ruộng tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
− Điều tra thành phần bệnh hại cây đậu phộng tại 2 xã Mỹ Hạnh Bắc và Mỹ Hạnh
Nam thuộc huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Mỗi xã chọn ra 3 ruộng đại diện có diện tích
trồng từ 300 m2 trở lên.
− Để xác định thành phần bệnh nấm hại đậu phộng, tại mỗi ruộng điều tra chúng
tôi chọn 5 điểm theo 2 đường chéo góc, không cố định điểm. Định kỳ điều tra 7 ngày/lần.
− Định kỳ điều tra theo thời gian sinh trưởng của cây đậu phộng:
• Giai đoạn cây con (từ khi mọc đến 7 – 8 lá)
• Giai đoạn ra hoa
• Giai đoạn hình thành quả
• Giai đoạn quả chắc
−Chỉ tiêu theo dõi: Mức độ phổ biến của bệnh
• Mức độ phổ biến của bệnh được đánh giá như sau:
+:

Tỷ lệ bệnh dưới 5%

++: Tỷ lệ bệnh từ 5% - 15%
+++: Tỷ lệ bệnh trên 15%



×