Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HÓA CHẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN CÂY RAU VỤ ĐÔNG XUÂN 2010 – 2011 TẠI THÀNH PHỐ PLEIKU TỈNH GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HÓA CHẤT NÔNG NGHIỆP
TRÊN CÂY RAU VỤ ĐÔNG XUÂN 2010 – 2011
TẠI THÀNH PHỐ PLEIKU TỈNH GIA LAI

Ngành
: Nông học
Niên khóa
: 2007 – 2011
Sinh viên thực hiện : Phạm Ngọc Chiến

Thành phố Hồ Chí Minh - Tháng 07/2011


TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HÓA CHẤT NÔNG NGHIỆP
TRÊN CÂY RAU VỤ ĐÔNG XUÂN 2010 – 2011
TẠI THÀNH PHỐ PLEIKU TỈNH GIA LAI

Tác giả

PHẠM NGỌC CHIẾN

Khóa luận tốt nghiệp được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành Nông học

Giáo viện hướng dẫn:


TS. Võ Thái Dân

Tháng 07 năm 2011

i


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến công ơn Cha Mẹ đã sinh thành, nuôi
dưỡng và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi học tập và rèn luyện.
Tôi xin gửi lời cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Nông học, các thầy cô giáo trường
Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập cũng như khi truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian qua.
Đặc biệt tôi xin trân trọng cảm ơn thầy Võ Thái Dân, người thầy luôn tận tình
chỉ bảo, hướng dẫn tôi, truyền đạt cho tôi những kiến thức cũng như những kinh
nghiệm cần thiết giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn các đoàn thể, cán bộ tại Phòng Nông nghiệp thành phố
Pleiku, Chi cục bảo vệ thực vật, Ủy ban Nhân thành phố Pleiku tạo điều kiện tốt trong
quá trình thực hiện đề tài. Đặc biệt tôi xin cảm ơn bà con nông dân đã tận tình giúp đỡ
và cung cấp thông tin.
Cuối cùng tôi gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới toàn thể bạn bè tôi, những
người luôn cổ vũ, động viên, giúp đỡ tôi, đồng hành cùng tôi trong suốt thời gian học
tập tại trường.
Pleiku, ngày 31 tháng 07 năm 2011
Tác giả

Phạm Ngọc Chiến

ii



TÓM TẮT
PHẠM NGỌC CHIẾN, 8/2011. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HÓA CHẤT NÔNG
NGHIỆP TRÊN CÂY RAU VỤ ĐÔNG XUÂN 2010 – 2011 TẠI THÀNH PHỐ
PLEIKU TỈNH GIA LAI. Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh. Khóa luận
tốt nghiệp, 98 trang.
Giáo viên hướng dẫn: TS. Võ Thái Dân
Đề tài được tiến hành từ ngày 15/02/2011 đến ngày 15/06/2011 nhằm xác định
tình hình sử dụng hoá chất nông nghiệp trên cây rau tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Các thông tin về tình hình sử dụng hóa chất nông nghiệp trên cây rau được điều tra
bằng mẫu in sẵn ở 90 hộ dân tại ba xã trồng rau của thành phố Pleiku (xã Chư Á – xã
An Phú – xã An Mỹ), đồng thời thu thập số liệu từ phòng Nông nghiệp thành phố
Pleiku, trạm bảo vệ thực vật thành phố.
Kết quả điều tra cho thấy: đa số các hộ trả lời phỏng vấn là nữ giới với độ tuổi
trung bình là 46 tuổi, trình độ văn hóa chủ yếu là cấp 2, đều là dân tộc Kinh, diện tích
đất nông nghiệp trung bình là 2.847 m2/1.000m2, trong đó diện tích đất trồng rau trung
bình là 1.435 m2/1.000m2. Đa số các hộ sử dụng giống Trang nông và Hai mũi tên. Đa
số các hộ trồng xen cải cúc vào đậu côve. Tình hình sử dụng phân bón ở các hộ điều
tra lớn hơn so với khuyến cáo, phòng ngừa sâu bệnh với lượng khuyến cáo trên bao bì.
Tình hình sử dụng phân bón của các hộ được điều tra tại 3 xã Chư Á, An Phú,
An Mỹ đa số các hộ bón phân theo kinh nghiệm ít có hộ bón theo khuyến cáo nên
lượng phân các hộ sử dụng lúc nào cũng cao hơn. Phân chuồng các hộ sử dụng để bón
cho rau dao động từ 1 – 2 tấn/1.000 m2 lượng phân chuồng các hộ sử dụng thấp hơn
khuyến cáo nhưng các hộ trồng rau lạm dụng phân hóa học bón với lượng cao hơn so
với khuyến cáo.
Tình hình sử dụng phân bón lá cho cây rau của các hộ được điều tra như các
loại phân bón lá HVP 401.N, HVP 301.N, Agro feed để bón cho cây rau nhằm tăng
năng suất cho cây.
Tình hình sâu bệnh hại trên cây rau có nhiều là các loại sâu ăn lá như sâu xanh,
sâu tơ, sâu khoang các loại sâu này gây hại mạnh trên diện rộng. Bệnh hại xuất hiện

như bệnh thối nhũn, gỉ sắt, sương mai, phấn trắng.
iii


Tình hình sử dụng thuốc BVTV của các hộ được điều tra các hộ được điều tra
sử dụng các loại thuốc trừ sâu như Regent 800WG, Scorpion 36EC, Oncol 20EC,
Cyperan 10EC, PolitrinP 400EC, Cyper 5EC. Thuốc trừ bệnh các hộ sử dụng để phòng
trừ như Ridomil 68WG, Aliette 800WG, Amistar 250SC, Anvil 5EC, Curate M-8
72WG, Mancolaxyl 72WP, Ridozeb 72WP.
Tình hình cỏ dại trên vườn của các hộ điều tra. Các loại cỏ dại xuất hiện trong
vườn rau của các hộ điều tra là rau dền gai, dền xanh, rau xam, mần trầu, cỏ gấu, cỏ
đay.
Các hộ trồng rau hầu hết đều không sử dụng thuốc diệt cỏ chủ yếu làm bằng
tay, có một số hộ sử dụng thuốc tiền nảy mầm khi làm đất.
Trong các mô hình canh tác thì mô hình trồng cây dưa leo đạt hiệu quả kinh tế
cao nhất. Cứ 1.000 m2 trồng dưa leo thì cho lợi nhuận 20.420.000 đồng, có tỷ suất lợi
nhuận cao nhất là 1,87. Hiệu quả kinh tế giữa các cây không có sự khác biệt.
Thuận lợi
Điều kiện tự nhiên tốt để trồng rau màu là vùng trũng của thành phố Pleiku nên
có nhiều điều kiện để phát triển trồng rau màu, có nguồn lao động dồi dào, việc áp
dụng khoa học kỹ thuật thuận lợi, người dân có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng
rau. việc vận chuyển sản phẩm thuận lợi do vùng trồng rau gần thành phố.
Khó khăn
Trong vụ đông xuân trên địa bàn thường là tháng hạn nên vấn đề nước tưới rất
được các hộ quan tâm nhiều. Giá thành phân bón và thuốc bảo vệ thực vật tăng cao.
Giá cả sản phẩm chưa được ổn định.
Cần bón phân cân đối hợp lý chú trọng vào bón các loại phân hữu cơ hạn chế sử
dụng các loại phân hóa học để tránh làm bị chai đất làm đất mất đi chất dinh dưỡng
trong đất.
Áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp để phòng trừ sâu bệnh hại để hạn

chế việc sử dụng thuốc BVTV.

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa.................................................................................................................. i
Lời cảm ơn .............................................................................................................. ii
Tóm tắt................................................................................................................... iii
Mục lục ....................................................................................................................v
Danh sách các chữ viết tắt .......................................................................................x
Danh mục các hình ................................................................................................ xi
Danh mục các bảng .............................................................................................. xii
Chương 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu của đề tài .................................................................................................... 1
1.3 Yêu cầu của đề tài...................................................................................................... 1
1.4 Giới hạn của đề tài ..................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................... 3
2.1 Sơ lược về các loại rau được điều tra trong đề tài ..................................................... 3
2.1.1 Cải bẹ xanh ............................................................................................................. 3
2.1.2 Dưa leo ................................................................................................................... 3
2.1.3 Đậu côve ................................................................................................................. 3
2.2 Tình hình xuất khẩu rau ngoài nước, trong nước ...................................................... 3
2.2.1 Tình hình xuất khẩu rau ngoài nước ....................................................................... 3
2.2.2 Tình hình xuất khẩu rau trong nước ....................................................................... 4
2.3 Tình hình sâu bệnh hại trên rau cải bẹ xanh, dưa leo, đậu côve................................ 5
2.3.1 Sâu bệnh hại trên cải bẹ xanh ................................................................................. 5
2.3.2 Sâu bệnh hại trên dưa leo ....................................................................................... 5

2.3.3 Sâu bệnh hại đậu côve ............................................................................................ 6
2.4 Tình hình nhập khẩu phân bón ở Việt Nam .............................................................. 6
2.5 Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật .................................................................. 7
2.6 Khuyến cáo sử dụng hóa chất nông nghiệp trên cây rau của thanh phố Pleiku, tỉnh
Gia Lai ............................................................................................................................. 8
2.6.1 Khuyến cáo sử dụng phân bón trên cây rau tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai ..... 8
v


2.6.1.1 Khuyến cáo sử dụng phân bón trên cây dưa leo .................................................. 8
2.6.1.2 Khuyến cáo sử dụng phân bón trên cây đậu côve ............................................... 8
2.6.1.3 Khuyến cáo sử dụng phân bón trên cây cải bẹ xanh ........................................... 9
2.6.2 Khuyến cáo sử dụng thuốc trừ sâu, bệnh trên cây rau tại thành phố Pleiku, tỉnh
Gia Lai ............................................................................................................................. 9
2.6.2.1 Khuyến cáo sử dụng thuốc trừ sâu, bệnh trên cây dưa leo .................................. 9
2.6.2.2 Khuyến cáo sử dụng thuốc trừ sâu, bệnh trên cây đậu côve ............................. 10
2.6.2.3 Khuyến cáo sử dụng thuốc trừ sâu, bệnh trên cây cải bẹ xanh ......................... 10
2.7 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội thành phố Pleku tỉnh Gia Lai .. 11
2.7.1 Vị trí địa lý............................................................................................................ 11
2.7.2 Điều kiện địa hình đất đai ..................................................................................... 11
2.7.3 Điều kiện khí hậu.................................................................................................. 12
Bảng 2.3: Khí hậu - thời tiết thành phố Pleiku 06 tháng đầu năm 2011 ....................... 12
2.7.4 Điều kiện kinh tế - xã hội ..................................................................................... 12
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................... 14
3.1 Thời gian và địa điểm điều tra ................................................................................. 14
3.1.1 Đặc điểm khí hậu thời tiết .................................................................................... 14
3.1.2 Đặc điểm đất đai địa hinh ..................................................................................... 14
3.2 Nội dung nghiên cứu ............................................................................................... 15
3.2.1 Điều tra về tình hình sử dụng hóa chất nông nghiệp trên cây rau tại thành phố
Pleiku, tỉnh Gia Lai........................................................................................................ 15

3.2.2 Điều tra về tình hình thu hoạch ............................................................................ 15
3.2.3 Điều tra về chi phí đầu tư và lợi nhuận của rau.................................................... 15
3.3 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 15
3.3.1 Mẫu phiếu điều tra ................................................................................................ 15
3.3.2 Cơ sở chọn hộ điều tra .......................................................................................... 16
3.3.3 Điều tra tình hình sâu, bệnh hại cỏ dại ở ruộng sản xuất. .................................... 16
3.3.4 Xử lý số liệu ......................................................................................................... 16
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................... 17
4.1 Thông tin chung về các hộ trồng rau ở TP Pleiku, Gia Lai ..................................... 17
4.1.1 Thông tin về tuổi và giới tính của người trả lời phỏng vấn .................................. 17
vi


4.1.2 Thông tin về trình độ văn hóa, dân tộc của người trả lời phỏng vấn ................... 17
4.2 Kết quả điều tra sơ bộ về hiện trạng sản xuất rau ................................................... 18
4.2.1 Diện tích đất nông nghiệp..................................................................................... 18
4.2.2 Diện tích đất trồng rau .......................................................................................... 18
4.2.3 Thông tin về các giồng rau của hộ điều tra .......................................................... 19
4.2.4 Thông tin về thời gian thu hoạch của các hộ trả lời phỏng vấn ........................... 20
4.2.5 Thông tin về thời gian bắt đầu thu hoạch của 3 loại rau tại các hộ điều tra ......... 20
4.2.6 Thông tin về năng suất của các loại rau của các hộ điều tra ................................ 21
4.2.7 Biến thiên năng suất theo giống của các loại rau ................................................. 22
4.3 Kết quả điều tra sơ bộ về tình hình sử dụng hóa chất nông nghiệp trên cây dưa leo24
4.3.1 Tình hình sử dụng phân chuồng và vôi bón lót cho cây dưa leo .......................... 24
4.3.2 Thông tin về lượng phân NPK (16 – 16 – 8), N, P2O5 bón lót cho dưa leo của các
hộ điều tra ...................................................................................................................... 24
4.3.3 Thông tin về lượng phân N, KCl, NPK (16 – 16 – 8) bón thúc cho dưa leo........ 26
4.3.4 Thông tin về số lần bón, thời gian bón và khoảng cách giữa 2 lần bón thúc cho
dưa leo ........................................................................................................................... 27
4.3.5 Thông tin về lượng phân bón lá sử dụng cho dưa leo .......................................... 28

4.3.6 Thông tin về các loại sâu hại và mức độ gây hại trên cây dưa leo của các hộ điều
tra ................................................................................................................................... 29
4.3.7 Thông tin về thuốc trừ sâu sử dụng cho dưa leo .................................................. 30
4.3.8 Thông tin về số lần, thời gian, khoảng cách giữa 2 lân phun thuốc trừ sâu ......... 32
4.3.9 Thông tin về các loại bệnh hại và mức độ bệnh trên cây dưa leo ........................ 33
4.3.10 Thông tin về loại và lượng thuốc trị bệnh sử dụng trên cây dưa leo .................. 33
4.3.11 Thông tin về số lần, thời gian, khoảng cách giữa 2 lần phun thuốc trừ bệnh của
cây dưa leo ở các hộ điều tra ......................................................................................... 35
4.3.12 Thông tin về loại cỏ dại gây hại trên dưa leo tại các hộ điều tra ........................ 35
4.3.13 Thông tin về tổng chi của cây dưa leo của các hộ điều tra................................. 36
4.3.14 Thông tin về tổng thu của cây dưa leo của các hộ điều tra ................................ 36
4.3.15 Thông tin về lợi nhuận của cây dưa leo tại các hộ điều tra ................................ 37
4.3.16 Thông tin về tỷ xuất lợi nhuận của cây dưa leo tại các hộ điều tra .................... 37

vii


4.4 Kết quả điều tra sơ bộ về tình hình sử dụng hóa chất nông nghiệp trên cây đậu
côve ................................................................................................................................ 38
4.4.1 Tình hình sử dụng phân chuồng và vôi bón lót cho cây đậu côve ....................... 38
4.4.2 Thông tin về lượng phân NPK (16 – 16 – 8), N, P2O5, bón lót cho đậu côve ...... 39
4.4.3 Thông tin về lượng phân N, KCl, NPK (16 – 16 – 8), DAP bón thúc cho đậu
côve ................................................................................................................................ 40
4.4.4 Thông tin về số lần bón, thời gian bón và khoảng cách giữa 2 lần bón thúc cho
đậu côve ......................................................................................................................... 42
4.4.5 Thông tin về lượng phân bón lá sử dụng cho đậu côve ........................................ 43
4.4.6 Thông tin về các loại sâu hại và mức độ gây hại trên cây đậu côve của các hộ
điều tra ........................................................................................................................... 44
4.4.7 Thông tin về thuốc trừ sâu sử dụng cho đậu côve ................................................ 44
4.4.8 Thông tin về số lần, thời gian, khoảng cách giữa 2 lân phun thuốc trừ sâu trên

cây đậu côve của các hộ điều tra ................................................................................... 46
4.4.9 Thông tin về các loại bệnh hại và mức độ bệnh trên cây đậu côve ...................... 47
4.4.10 Thông tin về loại và lượng thuốc trị bệnh sử dụng trên cây đậu côve của các hộ
điều tra ........................................................................................................................... 47
4.4.11 Thông tin về số lần, thời gian, khoảng cách giữa 2 lần phun thuốc trừ bệnh của
cây đậu côve ở các hộ điều tra ....................................................................................... 49
4.4.12 Thông tin về loại cỏ dại gây hại trên đậu côve tại các hộ điều tra ..................... 50
4.4.13 Thông tin về tổng chi của cây đậu côve của các hộ điều tra .............................. 50
4.4.14 Thông tin về tổng thu của cây đậu côve của các hộ điều tra .............................. 51
4.4.15 Thông tin về lợi nhuận của cây đậu côve tại các hộ điều tra.............................. 52
4.4.16 Thông tin về tỷ xuất lợi nhuận của cây đậu côve tại các hộ điều tra ................. 52
4.5 Kết quả điều tra sơ bộ về tình hình sử dụng hóa chất nông nghiệp trên cây cải bẹ
xanh ............................................................................................................................... 53
4.5.1 Tình hình sử dụng phân chuồng và vôi bón lót cho cây cải bẹ xanh ................... 53
4.5.2 Thông tin về lượng phân NPK (16 – 16 – 8), N, P2O5, KCl bón lót cho cải bẹ
xanh ............................................................................................................................... 54
4.5.3 Thông tin về lượng phân N, KCl, NPK (16 – 16 – 8) bón thúc cho cải bẹ xanh . 55
4.5.4 Thông tin về lượng phân bón lá sử dụng cho cải bẹ xanh .................................... 57
viii


4.5.5 Thông tin về các loại sâu hại và mức độ gây hại trên cây cải bẹ xanh của các hộ
điều tra ........................................................................................................................... 57
4.5.6 Thông tin về thuốc trừ sâu sử dụng cho cải bẹ xanh ............................................ 58
4.5.7 Thông tin về các loại bệnh hại trên vườn cải bẹ xanh tại các hộ điều tra ............ 59
4.5.8 Thông tin về loại và lượng thuốc trị bệnh sử dụng trên cây cải bẹ xanh của các hộ
điều tra ........................................................................................................................... 60
4.5.9 Thông tin về loại cỏ dại gây hại trên cải bẹ xanh tại các hộ điều tra ................... 61
4.5.10 Thông tin về tổng chi của cây cải bẹ xanh của các hộ điều tra .......................... 61
4.5.11 Thông tin về tổng thu của cây cải bẹ xanh của các hộ điều tra .......................... 62

4.5.12 Thông tin về lợi nhuận của cây cải bẹ xanh tại các hộ điều tra.......................... 62
4.5.13 Thông tin về tỷ xuất lợi nhuận của cây cải bẹ xanh tại các hộ điều tra.............. 63
4.6 Xác định kết quả, hiệu quả kinh tế của dưa leo, đậu côve, cải bẹ xanh trên 1.000 m2
....................................................................................................................................... 63
4.7 Năng suất, doanh thu cho 1.000 m2 dưa leo, đậu côve, cải bẹ xanh của các hộ điều
tra ................................................................................................................................... 65
4.8 So sánh kết quả, hiệu quả kinh tế giữa cây dưa leo, đậu côve, cải bẹ xanh trên
1.000 m2 ở các hộ điều tra ............................................................................................. 65
4.9 Thuận lợi và khó khăn khi sản xuất rau trên địa bàn trong vụ đông xuân .............. 66
4.10 Mô hình sản xuất dưa leo đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất ................................ 66
4.10 Một số đề xuất và giải pháp đối với tình hình sử dụng hóa chất nông nghiệp trên
cây rau............................................................................................................................ 67
4.11 Điều tra đồng ruộng của các hộ trồng dưa leo, đậu côve, cải bẹ xanh .................. 67
4.11.1 Tình hình sâu hại trên rau ở các hộ điều tra ....................................................... 67
4.11.1 Tình hình bệnh hại trên rau ở các hộ điều tra ..................................................... 68
4.11.1 Tình hình bệnh hại trên rau ở các hộ điều tra ..................................................... 68
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................... 71
5.1 Kết luận.................................................................................................................... 71
5.2 Kiến nghị ................................................................................................................. 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 73
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 74

ix


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV

Bảo vệ thực vật


CP

Cổ phần

EU

Liên minh Châu Âu (European Union)

FAS

Cơ quan Nông nghiệp Nước ngoài (Foreign Agricultural Service)

SD

Độ lệch chuẩn (Standard deviation)

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

USD

Đô la Mỹ (United States Dollar)

GDP

Tổng sản phẩm quốc dân (Gross domestic product)

TP


Thành phố

NST

Ngày sau trồng

NSG

Ngày sau gieo

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Bảng đồ thành phố Pleiku ............................................................................. 11
Hình 4.1: Sản xuất dưa leo ............................................................................................ 70
Hình 4.2: Sản xuất đậu côve .......................................................................................... 70
Hình 4.3: Sản xuất cải bẹ xanh ...................................................................................... 70
Hình 4.4: Cỏ dền............................................................................................................ 70

xi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Tình hình xuất khẩu rau (USD) của Viết Nam tháng 6/2009 so với 6 tháng
năm 2008 .........................................................................................................................4
Bảng 2.2: Chủng loại phân bón nhập khẩu trong tháng 1/2010 ......................................7
Bảng 2.3: Khí hậu - thời tiết thành phố Pleiku 06 tháng đầu năm 2011 ....................... 12

Bảng 4.1: Thông tin về giới tính, tuổi của người trả lời phỏng vấn ..............................17
Bảng 4.2: Thông tin về trình độ học vấn và dân tộc của các hộ điều tra ......................18
Bảng 4.3: Thông tin về diện tích đất nông nghiệp m2 của hộ điều tra ..........................18
Bảng 4.4: Thông tin về diện tích đất trồng rau m2 của hộ điều tra................................19
Bảng 4.5: Thông tin về các giống dưa leo, đậu côve, cải bẹ xanh ................................19
Bảng 4.6: Thông tin về Thời gian sinh trưởng của 3 loại rau (ngày sau gieo)..............20
Bảng 4.7: Thông tin về thời gian bắt đầu thu hoạch của 3 loại rau (NSG) ...................20
Bảng 4.8: Thông tin về năng suất của 3 loại rau dưa leo, đậu côve, cải bẹ xanh..........21
Bảng 4.9: Biến thiên của năng suất và các giống dưa leo .............................................22
Bảng 4.10: Biến thiên của năng suất và các giống Đậu côve ........................................23
Bảng 4.11: Biến thiên của năng suất và các giống cải bẹ xanh .....................................23
Bảng 4.12: Thông tin về lượng phân chuồng và vôi bón lót cho cây dưa leo ...............24
Bảng 4.13: Thông tin về lượng phân NPK, N, P2O5 bón lót cho dưa leo của các hộ điều
tra ...................................................................................................................................25
Bảng 4.14: Thông tin về lượng phân N, KCl, NPK (16 – 16 – 8) bón thúc cho cây dưa
leo của các hộ điều tra ...................................................................................................26
Bảng 4.15: Thông tin về số lần bón, thời gian bón và khoảng cách giữa 2 lần bón của
cây dưa leo .....................................................................................................................28
Bảng 4.16: Thông tin về lượng phân bón lá sử dụng của các hộ điều tra .....................29
Bảng 4.17: Thông tin về các loại sâu hại trên cây dưa leo của các hộ điều tra .............29
Bảng 4.18: Thông tin về loại thuốc và lượng thuốc trừ sâu sử dụng trên cây dưa leo..31
xii


Bảng 4.19: thông tin về số lần, thời gian, khảng cách giữa 2 lần phun thuốc cho cây
dưa leo ...........................................................................................................................32
Bảng 4.20: Thông tin về các loại bệnh hại và mức dộ gây hại .....................................33
Bảng 4.21: Thông tin về loại và lượng thuốc trị bệnh trên cây dưa leo ........................34
Bảng 4.22: Thông tin về số lần, thời gian, khoảng cách giữa 2 lần phun thuốc trừ bệnh
của cây dưa leo ..............................................................................................................35

Bảng 4.23: Thông tin về các loại cỏ dại gây hại trên vườn dưa leo ..............................36
Bảng 4.24: Thông tin về tổng chi của cây dưa leo các hộ điều tra................................36
Bảng 4.25: Thông tin về tổng thu của cây dưa leo tại các hộ điều tra ..........................37
Bảng 4.26: Thông tin về lợi nhuận của cây dưa leo tại các hộ điều tra ........................37
Bảng 4.27: Thông tin về tỷ xuất lợi nhuận của cây dưa leo tại các hộ điều tra ............38
Bảng 4.28: Thông tin về lượng phân chuồng và vôi bón lót cho cây đậu côve của các
hộ điều tra ......................................................................................................................38
Bảng 4.29: Thông tin về lượng phân NPK (16 – 16 – 8), N, P2O5 bón lót cho đậu côve
của các hộ điều tra .........................................................................................................40
Bảng 4.30: Thông tin về lượng phân N, KCl, NPK (16 – 16 -8) bón thúc cho cây đậu
côve của các hộ điều tra.................................................................................................41
Bảng 4.31: Thông tin về số lần bón, thời gian bón và khoảng cách giữa 2 lần bón của
cây đậu côve tại các hộ điều tra .....................................................................................42
Bảng 4.32: Thông tin về lượng phân bón lá sử dụng cho cây đậu côve tại các hộ điều
tra ...................................................................................................................................43
Bảng 4.33: Thông tin về các loại sâu hại trên cây đậu côve của các hộ điều tra ..........44
Bảng 4.34: Thông tin về loại thuốc và lượng thuốc trừ sâu sử dụng trên cây đậu côve
của các hộ điều tra .........................................................................................................45
Bảng 4.35: Thông tin về số lần, thời gian, khảng cách giữa 2 lần phun thuốc cho cây
đậu côve của các hộ điều tra ..........................................................................................46

xiii


Bảng 4.36: Thông tin về các loại bệnh hại và mức độ gây hại trên cây đậu côve của các
hộ điều tra ......................................................................................................................47
Bảng 4.37: Thông tin về loại và lượng thuốc trị bệnh trên cây đậu côve của các hộ điều
tra ...................................................................................................................................48
Bảng 4.38: Thông tin về số lần, thời gian, khoảng cách giữa 2 lần phun thuốc trừ bệnh
của cây đậu côve tại các hộ điều tra ..............................................................................50

Bảng 4.39: Thông tin về các loại cỏ dại gây hại trên cây đậu côve của các hộ điều tra
.......................................................................................................................................50
Bảng 4.40: Thông tin về tổng chi của cây đậu côve tại các hộ điều tra ........................51
Bảng 4.41: Thông tin về tổng thu của cây đậu côve tại các hộ điều tra ........................51
Bảng 4.42: Thông tin về lợi nhuận của cây đậu côve tại các hộ điều tra ......................52
Bảng 4.43: Thông tin về tỷ xuất lợi nhuận của cây đậu côve tại các hộ điều tra ..........52
Bảng 4.44: Thông tin về lượng phân chuồng và vôi bón lót cho cây cải bẹ xanh của các
hộ điều tra ......................................................................................................................53
Bảng 4.45: Thông tin về lượng phân NPK, N, P2O5, KCl bón lót cho cải bẹ xanh của
các hộ điều tra ................................................................................................................ 54
Bảng 4.46: Thông tin về lượng phân N, KCl, NPK, DAP bón thúc cho cây cải bẹ xanh
của các hộ điều tra .........................................................................................................56
Bảng 4.47: Thông tin về lượng phân bón lá sử dụng cho cây cải bẹ xanh tại các hộ điều
tra ...................................................................................................................................57
Bảng 4.48: Thông tin về các loại sâu hại trên cây cải bẹ xanh của các hộ điều tra ......58
Bảng 4.49: Thông tin về loại thuốc và lượng thuốc trừ sâu sử dụng trên cây cải bẹ
xanh của các hộ điều tra ................................................................................................59
Bảng 4.50: Thông tin về các loại bệnh hại trên cải bẹ xanh tại các hộ điều tra ............60
Bảng 4.51: Thông tin về loại thuốc và lượng thuốc trừ bệnh sử dụng trên cây cải bẹ
xanh của các hộ điều tra ................................................................................................60
Bảng 4.52: Thông tin về các loại cỏ dại gây hại trên cây cải bẹ xanh của các hộ điều
tra ...................................................................................................................................61
xiv


Bảng 4.53: Thông tin về tổng chi của cây cải bẹ xanh tại các hộ điều tra ....................62
Bảng 4.54: Thông tin về tổng thu của cây cải bẹ xanh tại các hộ điều tra ....................62
Bảng 4.55: Thông tin về lợi nhuận của cây cải bẹ xanh tại các hộ điều tra ..................63
Bảng 4.56: Thông tin về tỷ xuất lợi nhuận của cây cải bẹ xanh tại các hộ điều tra ......63
Bảng 4.57: Thông tin về chi phí và cơ cấu chi phí cho 1.000 m2 dưa leo, đậu côve, cải

bẹ xanh tại các hộ điều tra .............................................................................................64
Bảng 4.58: Thông tin về năng suất và doanh thu cho 1.000 m2 cải dưa leo, đậu côve,
cải bẹ xanh tại các hộ điều tra .......................................................................................65
Bảng 4.59: So sánh kết quả, hiệu quả kinh tế giữa cây dưa leo, đậu côve, cải bẹ xanh
trên 1.000 m2 ở các hộ điều tra ......................................................................................65
Bảng 4.60: So sánh tỷ suất lợi nhuận của các cây bằng T Test:....................................66
Bảng 4.61: Tình hình sâu hại trên vườn của 3 loại rau dưa leo, đậu côve, cải bẹ xanh ở
các hộ điều tra ................................................................................................................67
Bảng 4.62: Tình hình bệnh hại trên vườn của 3 loại rau dưa leo, đậu côve, cải bẹ xanh
ở các hộ điều tra.............................................................................................................68
Bảng 4.63: Tình hình cỏ dại trên vườn của 3 loại rau dưa leo, đậu côve, cải bẹ xanh ở
các hộ điều tra ................................................................................................................69

xv


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Rau xanh là thực phẩm có giá trị kinh tế cao, là loại nông sản hàng hóa đem lại
nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ nông dân. Do nhu cầu ngày càng tăng cao, rau
xanh được chú trọng phát triển mạnh ở những nơi có nguồn nước tưới, nhất là ở kinh
tế vườn ở các hộ gia đình. Đi đôi với việc mở rộng diện tích, tăng vụ, đầu tư thâm canh
cao, công tác bảo vệ thực vật trên cây rau cũng được quan tâm. Trong việc phòng trừ
sâu bệnh cho rau, nông dân chú trọng nhiều đến biện pháp hóa học.
Cây rau nói chung có thời gian sinh trưởng tương đối ngắn, nhưng có một khối
lượng sản phẩm lớn. Vì vậy người nông dân sản xuất rau, để đạt được năng suất cao sử
dụng nhiều loại hóa chất nông nghiệp nhằm đạt được lợi nhuận cao. Việc sử dụng
không đúng loại không đúng liều lượng hóa chất nông nghiệp sẽ làm tăng hàm lượng
nitrate, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau làm ảnh hưởng đến người sử dụng,

ngộ độc thực phẩm, ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, làm chai kiệt đất, tiêu
diệt các loài thiên địch tạo điều kiện cho các loại sâu, bệnh gây hại trên diện rộng.
Tại Pleiku để tăng năng suất và lợi nhuận kinh tế, nông dân đã sử dụng nhiều
loại hóa chất nông nghiệp trong sản xuất rau. Để có cơ sở khuyến cáo nông dân sử
dụng hóa chất nông nghiệp một cách hợp lí cần phải có số liệu cụ thể. Trên cơ sở đó đề
tài “Tình hình sử dụng hóa chất nông nghiệp trên cây rau vụ đông xuân 2010 –
2011 tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai” đã được thực hiên trong khoảng thời gian
từ ngày 15/02/2011 đến ngày 15/06/2011.
1.2 Mục tiêu của đề tài
Nắm được thực trạng tình hình sản xuất, sử dụng hóa chất nông nghiệp trên rau
cải bẹ xanh, dưa leo, đậu côve, từ đó khuyến cáo đề xuất việc sử dụng hóa chất nông
nghiệp trên cây rau một cách hợp lý, an toàn và hiệu quả.
1.3 Yêu cầu của đề tài
- Biết được các loại sâu bệnh hại chính trên vùng trồng rau của thành phố Pleiku.
1


- Điều tra ghi nhận tình hình sử dụng hóa chất nông nghiệp của các hộ nông dân tại
vùng trồng rau thành phố Pleiku.
1.4 Giới hạn của đề tài
Đề tài chỉ tiến hành trong một vụ Đông Xuân 2010 – 2011 tại thành phố Pleiku
và chỉ thực hiện trên 3 loại rau: Cải bẹ xanh, đậu côve và dưa leo.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược về các loại rau được điều tra trong đề tài
Rau là cây trồng thân thảo, hàng năm hay lưu niên, trồng để lấy toàn cây hay

một bộ phận làm thức ăn, thường thu hoạch xanh trước khi thành thục. Gồm các nhóm
rau như: Rau ăn rễ củ, rau ăn thân, thân củ, rau ăn lá, rau ăn nụ, hoa hay quả.
Đề tài thực hiện trên 3 loại rau: cải bẹ xanh, dưa leo, đậu côve
2.1.1 Cải bẹ xanh Brassica juncea L. Czernj, thuộc họ thập tự Crucufereae
Cải bẹ xanh là loại rau ăn lá thích nghi với nhiều vùng khí hậu, trồng nhiều nơi
trên thế giới nhưng tập trung ở các nước châu Á đặc biệt là Trung Quốc. Nhiều tác giả
cho rằng trung tâm đa dạng của cải bẹ xanh là trung Á, hiện nay vẫn chưa xác định
được chắc chắn nguồn gốc.
2.1.2 Dưa leo Cucumis sativus L., thuộc họ bầu bí Cucurbitaceae
Dưa leo là loài của các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, được trồng khắp nơi ở
nước ta. Cây thích nghi với nhiều loại hình khí hậu. Cây ra hoa vào mùa xuân - hạ.
2.1.3 Đậu côve Phaseolis vulgaris L, thuộc họ đậu Leguminosae (Fabaceae)
Đậu côve có nguồn gốc từ Trung Mỹ và được trồng cách nay hơn 600 năm. Trái
non chứa khoảng 2,5% đạm, 0,2% chất béo, 7% chất đường bột và đặc biệt nhiều
vitamin A và C và chất khoáng, trái có thể dùng ăn tươi, đóng hộp và đông lạnh. Ở các
nước Châu Á như Ân Độ, Miến Điện, Nepal, Sri-Lanka, Bangladesh hạt đậu côve khô
được sử dụng trong các bữa ăn kiêng. Đậu côve là một trong những loại hoa màu thích
nghi trong hệ thống luân canh với lúa và là loại đậu rau quan trọng bậc nhất vì phân bố
rộng khắp, sản lượng tương đối lớn và có khả năng là nguồn thu nhập khá cao cho các
nông hộ.
2.2 Tình hình xuất khẩu rau ngoài nước, trong nước
2.2.1 Tình hình xuất khẩu rau ngoài nước
Xuất khẩu rau quả tươi của các nước EU chủ yếu là trong nội bộ khối EU. Thị
trường xuất khẩu ngoài EU chỉ chiếm dưới 20% giá trị xuất khẩu mặt hàng này của

3


khối. Một số thị trường nhập khẩu tiêu biểu rau quả từ EU là Thụy Sỹ, Mỹ, Nga và Na
Uy.

Với ưu thế là các nước sản xuất nhiều rau quả nhất tại EU, Thổ Nhĩ Kỳ, Italia,
và Tây Ban Nha cũng là các nước đứng đầu về xuất khẩu rau quả trong và ngoài khối.
Theo thống kê của Cơ quan Nông nghiệp Nước ngoài (FAS) thuộc Bộ Nông nghiệp
Mỹ, một số mặt hàng xuất khẩu tiêu biểu của EU như sau:
- Thổ Nhĩ Kỳ là nước xuất khẩu nhiều cà chua nhất tại EU, chủ yếu sang Nga
và Đông Âu. Trong 5 tháng đầu năm 2009, Thổ Nhĩ Kỳ đã xuất khẩu 335.000 tấn cà
chua, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước.
- Xuất khẩu khoai tây đông lạnh của EU giảm 10% trong niên vụ 2008-2009,
xuống còn 440.000 tấn do nhu cầu giảm tại Ả Rập Xê Út, Nga, và Braxin. Đây là ba
thị trường tiêu thụ khoai tây đông lạnh lớn nhất của EU, với mức tiêu thụ chiếm
khoảng một nửa xuất khẩu của EU.
2.2.2 Tình hình xuất khẩu rau trong nước
Bảng 2.1: Tình hình xuất khẩu rau (USD) của Viết Nam tháng 6/2009 so với 6 tháng
năm 2008
Thị trường

Tháng 6/09

6 Tháng 2009

So sánh 6T/08 (%)

Trung Quốc

4.624.289

20.354.863

3,32


Nhật Bản

2.941.670

15.228.859

2,53

Nga

2.678.735

18.792.803

-15,11

Hà Lan

2.161.134

7.737.561

8,12

Hoa Kỳ

2.069.453

7.177.045


-27,79

Đài Loan

1.546.741

8.320.491

-42,61

Hàn Quốc

1.031.820

4.302.994

-30,89

( />Theo số liệu chính thức của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu rau hoa
quả của Việt Nam trong tháng 6 đạt 46,02 triệu USD tăng 35% so với tháng trước và
tăng đến 73,8% so với tháng 6 năm 2008. Tính chung 6 tháng đầu năm, tổng kim
ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang các thị trường đạt 209,61 nghìn USD, tăng
13,69% so với cùng kỳ năm ngoái.

4


Từ đầu năm đến tháng 6/2009, kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả của Việt Nam
thu được nhiều tín hiệu khả quan, với tốc độ tăng trưởng khá đều. Những ngày đầu
tháng 6/2009 tình hình xuất khẩu chuyển biến tích cực và sáng sủa hơn, nhu cầu nhập

khẩu rau quả chế biến của một số thị trường trọng điểm đang có dấu hiệu tăng trở lại.
Đặc biệt là đối với thị trường Tây Âu, nhiều khách hàng đã đặt mua với số lượng lớn
về rau quả chế biến (nước quả cô đặc, rau quả puree, dứa khoanh hộp, vải thiều nước
đường). Dự kiến, với đà thị trường phục hồi như hiện nay kim ngạch xuất khẩu rau quả
của cả năm 2009 có khả năng sẽ đạt 400 – 500 triệu USD.
2.3 Tình hình sâu bệnh hại trên rau cải bẹ xanh, dưa leo, đậu côve
2.3.1 Sâu bệnh hại trên cải bẹ xanh
- Sâu tơ (Plutella xylostella) là loại sâu ăn lá gây hại với cây thuộc họ cải.
Biện pháp phòng trừ bằng thuốc hóa học : Sử dụng các thuốc có gốc bamectin,
gốc Pyrethroid.
- Sâu khoang (Spodoptera litura) là loại sâu ăn tạp trên nhiều loại rau.
Biện pháp phòng trừ bằng thuốc hóa học: Sử dụng các loại thuốc có gốc
Pyrethroid, dùng các chế phẩm vi sinh như NPV, hoặc thuốc thảo mộc như Rotenone.
- Bọ nhảy (Phyllostreta striolata) gây hại trên cây họ cải trưởng thành gặm lá
thân cây.
Biện pháp phòng trừ bằng thuốc hóa học: Sử dụng các loại thuốc có gốc
Pyrethroid, Abamectin.
- Bệnh thối nhũn (Erwinia carotovora) gây hại trên nhiều loại rau
Biện pháp phòng trừ bằng thuốc hóa học: Sử dụng các thuốc có gốc
Kasugamycin.
2.3.2 Sâu bệnh hại trên dưa leo
- Ruồi đục trái (Bactrocera cucurbitea) gây hại trên dưa leo.
Biện pháp phòng trừ bằng thuốc hóa học: Dùng các loại thuốc trừ sâu gốc cúc
để phòng trừ.
- Bọ trĩ (Thrip sp.) gây hại trên các loại rau thuộc họ bầu bí, dưa, đậu.

Biện pháp phòng trừ bằng thuốc hóa học: Sử dụng các thuốc có gốc
Imidacloprid, Cypermethrin.

5



- Bệnh sương mai (Pseudoperonospora cubensis) thường gây hại trên họ dưa
bầu bí, mướp.
Biện pháp phòng trừ bằng thuốc hóa học: Sử dụng thuốc có gốc Chlorothalonil
- Bệnh thán thư do nấm Collectotrichum sp. bệnh gây hại trên hoa, cuống trái,
trái non, trái chín.
Biện pháp phòng trừ bằng thuốc hóa học: Sử dụng thuốc có gốc Metalaxyl,
Mancozeb, Propineb
2.3.3 Sâu bệnh hại đậu côve
- Dòi đục thân (Ophiomyia phaseoli) gây hại lúc cây còn nhỏ 3 – 4 lá và lúc ra
hoa.
Biện pháp phòng trừ bằng thuốc hóa học: Sử dụng các loại thuốc Basudin
40EC, Diaphos 50EC.
- Sâu đục trái (Maruca testulalus) gây hại trên đậu côve, sâu non ăn nụ, hoa,
quả, lá non, và các chồi của cây đậu.
Biện pháp phòng trừ bằng thuốc hóa học: Sử dụng các thuốc có gốc cúc.
- Bệnh chết héo cây con do nấm Rhizoctonia solani gây hại ở giai doạn cây con,
làm gốc thân tóp lại, cây dễ chết.
Biện pháp phòng trừ bằng thuốc hóa học: Sử dụng thuốc có gốc Validamycin,
và thuốc Copper B 75WP.
- Bệnh đốm do vi khuẩn Xanthomonas phaseoli gây ra đốm cháy lớn trên lá.
Biện pháp phòng trừ bằng thuốc hóa học: Sử dụng các thuốc có gốc
Validamycin.
- Bệnh phấn trắng do nấm Erysiphe poligoli vết bệnh xuất hiện màu xanh sau
thành màu trắng xám.
Biện pháp phòng trừ bằng thuốc hóa học: Sử dụng thuốc có gốc thuốc
Mancozeb.
2.4 Tình hình nhập khẩu phân bón ở Việt Nam
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tháng 1/2010 cả nước

nhập khẩu 505.949 tấn phân bón các loại, trị giá 145.905.755 USD, chiếm 2,4% tổng
kim ngạch nhập khẩu của cả nước, tăng 182,7% về lượng và 147,69% về trị giá so với
cùng kỳ năm ngoái.
6


Trong đó, phân Ure nhập về nhiều nhất với 207.374 tấn, trị giá 65.715.398
USD, chiếm 40,98% tổng lượng phân bón nhập của cả nước, tăng 180,14% về lượng
và 147,69% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Kế đến là phân SA với lượng nhập
152,9 nghìn tấn, trị giá 20,45 triệu USD tăng gấp hơn 5 lần về lượng và hơn 6 lần về
trị giá so với cùng kỳ năm 2009.
Bảng 2.2: Chủng loại phân bón nhập khẩu trong tháng 1/2010
Tháng 1/2010
Lượng (tấn)

Tháng 1/2009

505.949

Trị giá
(USD)
145.905.755

Lượng
(Tấn)
178.963

Trị giá
(USD)
58.905.932


Phân Ure

207.374

65.715.398

74.025

Phân NPK

27.581

9.628.265

Phân DAP

58.144

Phân SA
Phân Kali

Tổng kim ngạch

% so sánh tháng
1/2010 và
1/2009
lượng Trị giá
182,71


147,69

21.110.232

180,14

211,30

13.500

5.320.500

104,30

80,97

23.884.525

59.494

24.002.560

-2,27

-0,49

152.949

20.453.279


22.978

2.715.739

565,63

653,14

41.775

18.817.393

8.014

5.069.739

421,28

271,17

nhập khẩu

( />side.1.gpnewtitle.tinh-hinh-nhap-khau-phan-bon-thang-1-2010.asmx)
Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân DAP, với lượng nhập trong tháng là
58,14 nghìn tấn, trị giá 23,88 triệu USD, giảm 2,27% về lượng và 0,49% về trị giá so
với tháng 1/2009; phân NPK trong tháng nhập 27.581 tấn, trị giá 9.628.265 USD tăng
104,30% về lượng và tăng 80,97% về trị giá; phân Kali nhập 41.775 tấn, trị giá
18.817.393 USD tăng hơn 4 lần về lượng hơn 2 lần về trị giá so với tháng 1/2009.
2.5 Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
Việt Nam là nước sản xuất nông nghiệp, khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm của Việt

Nam thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng nhưng cũng rất thuận lợi cho sự phát
sinh, phát triển của sâu bệnh, cỏ dại gây hại mùa màng. Do vậy việc sử dụng thuốc bảo
vệ thực vật (BVTV) để phòng trừ sâu hại, dịch bệnh bảo vệ mùa màng, giữ vững an
ninh lương thực quốc gia vẫn là một biện pháp quan trọng và chủ yếu. Cùng với phân
bón hóa học, thuốc BVTV là yếu tố rất quan trọng để bảo đảm an ninh lương thực cho
loài người.

7


Trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam các loại thuốc BVTV đã được sử dụng
từ nhiều năm trước đây. Tuy nhiên thời kỳ đó, do tình hình phát sinh, phát triển của
sâu hại, dịch bệnh diễn biến chưa phức tạp nên số lượng và chủng loại thuốc BVTV
chưa nhiều. Ngày đó do thiếu thông tin và do chủng loại thuốc BVTV còn nghèo nàn
nên người nông dân đã sử dụng nhiều loại thuốc BVTV có độc tính cao, tồn lưu lâu
trong môi trường. Ngày nay người ta đã thay dần bằng các loại thuốc BVTV thế hệ
mới có độc tính thấp, ít tồn lưu trong môi trường.
2.6 Khuyến cáo sử dụng hóa chất nông nghiệp trên cây rau của thanh phố Pleiku,
tỉnh Gia Lai
2.6.1 Khuyến cáo sử dụng phân bón trên cây rau tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia
Lai
2.6.1.1 Khuyến cáo sử dụng phân bón trên cây dưa leo (sở Nông nghiệp & PTNT
Gia Lai, 2011)
- Lượng phân bón cho 1.000 m2
+ Vôi 100 kg, phân chuồng hoai mục 2 tấn.
+ N = 15 kg/1.000 m2
+ KCl 22 kg/1.000 m2
+ P2O5 = 30 kg/1.000m2
- Cách bón
+ Bón lót: Bón toàn bộ phân chuồng + Vôi + phân P2O5 trước trồng 15 ngày. Bón 20%

phân KCl + 10% N trước khi xuống hạt 2 ngày.
+ Bón thúc: Chia làm 2 đợt:
Đợt 1: Sau trồng 15 – 20 ngày bón 40% lượng N + 40% lượng KCl
Đợt 2: Sau trồng 32 – 38 ngày lúc này cây bắt đầu ra hoa và đậu quả lứa đầu. Bón 40%
phân N + 40% phân KCl.
2.6.1.2 Khuyến cáo sử dụng phân bón trên cây đậu côve (sở Nông nghiệp & PTNT
Gia Lai, 2011)
- Lượng phân bón cho 1.000 m2
+ Vôi 100 kg, phân chuồng hoai mục 2 tấn.
+ N = 15 kg/1.000 m2
+ KCl 20 kg/1.000 m2
8


+ P2O5 = 30 kg/1.000m2
-

Cách bón

+ Bón lót: Bón toàn bộ phân chuồng + Vôi + phân P2O5 trước trồng 15 ngày. Bón 20%
phân KCl + 10% N trước khi xuống hạt 2 ngày.
+ Bón thúc: Chia làm 3 đợt:
Đợt 1: Sau trồng 10 ngày bón 10% lượng N
Đợt 2: Sau trồng 20 – 25 ngày. Bón 40% phân N + 40% phân KCl
Đợt 3: Sau trồng 35 – 40 ngày. Bón 40% phân N + 40% phân KCl
2.6.1.3 Khuyến cáo sử dụng phân bón trên cây cải bẹ xanh (sở Nông nghiệp &
PTNT Gia Lai, 2011)
- Lượng phân bón cho 1.000 m2
+ Vôi 100 kg, phân chuồng hoai mục 1,5 tấn.
+ N = 12,5 kg/1.000 m2

+ KCl 15 kg/1.000 m2
+ P2O5 = 30 kg/1.000m2
-

Cách bón

+ Bón lót: Bón toàn bộ phân chuồng + phân P2O5 + Vôi trước trồng 2 ngày. Bón 1/3
lượng N + 1/2 lượng KCl.
+ Bón thúc: Chia làm 2 đợt:
Đợt 1: Sau cấy 5 ngày (Cây đã hồi xanh) 1/3 lượng N kết hợp với vun gốc.
Đợt 2: Sau trồng 15 ngày: 1/3 N + 1/2 lượng KCl, khi bón xong phải kết hợp với tưới
nước cho phân tan.
Chú ý: Tuyệt đối không được dùng phân tươi để tưới, tất cả các loại phân trên đều
ngưng bón trước thu hoạch 10 ngày.
2.6.2 Khuyến cáo sử dụng thuốc trừ sâu, bệnh trên cây rau tại thành phố Pleiku,
tỉnh Gia Lai
2.6.2.1 Khuyến cáo sử dụng thuốc trừ sâu, bệnh trên cây dưa leo (Chi cục bảo vệ
thực vật thành phố Pleiku, 2011)
- Sâu hại: Sâu xám hại khi dưa leo còn nhỏ. Có thể bắt bằng tay, sâu xám, sau
xanh hại ở mật độ cao có thể dùng các loại thuốc: Ammate 150SC (hoạt chất
Indoxacarb), Phun theo nồng độ khuyến cáo.
9


×