Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

SO SÁNH SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA TÁM GIỐNG ĐẬU NÀNH TẠI HUYỆN KRÔNG PA, TỈNH GIA LAI VỤ XUÂN HÈ 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 82 trang )

i

SO SÁNH SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT
CỦA TÁM GIỐNG ĐẬU NÀNH TẠI HUYỆN KRÔNG PA,
TỈNH GIA LAI VỤ XUÂN HÈ 2011

Tác giả
PHAN MINH XUÂN

Khóa luận tốt nghiệp được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành Nông học

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
ThS. TRẦN VĂN LỢT

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07/2011


ii

LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn:
- Ban Giám hiệu trường Đại học Nơng Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
- Ban Chủ nhiệm, cùng tất cả quý Thầy cô khoa Nông học đã chỉ bảo, truyền
đạt cho tôi những kiến thức quý báu.
- Chân thành biết ơn ThS. Trần Văn Lợt đã tận tình hướng dẫn, truyền dạy kinh
nghiệm để giúp đỡ tơi hồn thành đề tài này.
- Chân thành cảm ơn ThS. Nguyễn Văn Chương, Trưởng bộ môn Đậu Đỗ,
Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc đã giúp đỡ tơi trong q
trình làm khóa luận tốt nghiệp.
- Xin cảm ơn các anh chị, bạn bè trong và ngồi lớp Nơng học đã động viên tơi


trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn này.
- Cuối cùng xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến bố mẹ đã sinh thành và nuôi nấng,
dạy dỗ con nên người.

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2011
Sinh viện thực hiện

PHAN MINH XUÂN


iii

TĨM TẮT
Phan Minh Xn, tháng 7/2011, Trường Đại học Nơng Lâm Tp. Hồ Chí Minh. Đề tài
nghiên cứu “ SO SÁNH SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT
CỦA TÁM GIỐNG ĐẬU NÀNH TẠI HUYỆN KRÔNG PA, TỈNH GIA LAI VỤ
XUÂN HÈ 2011”. Giáo viên hướng dẫn: ThS. TRẦN VĂN LỢT.
Thí nghiệm tiến hành từ 3/2011 đến tháng 6/2011, thực hiện với 8 giống đậu
nành, được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên đơn yếu tố (RCBD), 3 lần lặp lại,
với mức phân bón trên 1 ha 30 N - 50 P2O5 - 50 K2O , khoảng cách trồng 40 x 20 cm.
Kết quả đạt được:
1. Các giống có giá trị cao ở các tính trạng về sinh lý, phát triển và năng suất.
- Thời gian sinh trưởng ngắn: HL 10 - 4, HL 10 - 5, DT 2006, MTĐ 176 (từ 80
- 83 ngày).
- Chiều cao cây trung bình: MTĐ 176, HL 10 - 5, HL 10 - 4, OMĐN 25 - 20 (từ
53,8 – 57,8 cm).
- Số quả chắc: HL 10 - 5, OMĐN 25 - 20, MTĐ 176, HL 10 - 4 (từ 27,1 – 28,2
quả/ cây).
- Số hạt/cây: HL 10 - 5, OMĐN 25 - 20, MTĐ 176, HL 10 - 4 (từ 61,1 – 64,6 hạt).
- Trọng lượng 100 hạt: OMĐN 25 - 20, HL 10 - 4, DT 84, MTĐ 176 (từ 15,23

– 17,08 g).
- Năng suất lý thuyết: DT 84, OMĐN 25 - 20, HL 10 - 4, MTĐ 176 (từ 3.241 –
3.622 kg/ha).
- Năng suất thực thu: OMĐN 25 - 20, MTĐ 176, HL 10 - 5, HL 10 - 4 (từ 1.869
– 2.134 kg/ha).
2. Khả năng chống chịu sâu bệnh hại
Kết quả theo dõi cho thấy 4 giống MTĐ 176, HL 10 - 4, HL 10 - 5, OMĐN 25 20 có khả năng chống chịu sâu, bệnh hại tốt.
3. Kết quả xác định được
Trong các giống thí nghiệm thì 4 giống HL 10 - 4, HL 10 - 5, MTĐ 176,
OMĐN 25 - 20 là các giống ưu tú và triển vọng, có khả năng sinh trưởng, phát triển
tốt, năng suất cao, ít đổ ngã và khơng bung hạt ngoài đồng.


iv

MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA .................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................ viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ............................................................................................ ix
DANH SÁCH BIỂU ĐỒ .................................................................................................x
Chương 1 MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ..................................................................................................................1
1.2 Mục đích, yêu cầu......................................................................................................2
1.2.1 Mục đích .................................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu ...................................................................................................................2

1.3 Giới hạn của đề tài .....................................................................................................3
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................4
2.1 Sơ lược nguồn gốc lịch sử .........................................................................................4
2.1.1 Nguồn gốc và lịch sử phát triển ..............................................................................4
2.1.2 Phân loại .................................................................................................................4
2.1.2.1 Phân loại dựa vào hình thái thực vật học ............................................................4
2.1.2.2 Phân loại dựa vào chu kỳ sinh trưởng .................................................................5
2.2. Đặc điểm thực vật .....................................................................................................5
2.2.1 Rễ ............................................................................................................................5
2.2.2 Thân, cành, lá..........................................................................................................5
2.2.3 Hoa..........................................................................................................................6
2.2.4 Trái..........................................................................................................................6
2.2.5 Hạt ..........................................................................................................................6
2.3 Nhu cầu sinh thái .......................................................................................................6
2.3.1 Đất ..........................................................................................................................6
2.3.2 Ánh sáng và nhiệt độ ..............................................................................................6


v

2.3.3 Nước .......................................................................................................................7
2.4 Tình hình sản xuất cây đậu nành trên thế giới và Việt Nam .....................................7
2.4.1 Thế giới ...................................................................................................................7
2.4.2 Việt Nam.................................................................................................................8
2.5 Một số kết quả nghiên cứu cây đậu nành trên thế giới và Việt Nam ........................9
2.5.1 Thế giới ...................................................................................................................9
2.5.2 Việt Nam.................................................................................................................9
2.6 Vai trò của cây đậu nành .........................................................................................10
2.6.1 Sử dụng làm thực phẩm ........................................................................................10
2.6.2 Đậu nành sử dụng làm thức ăn gia súc .................................................................10

2.6.3 Vai trò trong lĩnh vực Y học .................................................................................11
2.6.4 Sử dụng trong công nghiệp...................................................................................11
2.6.5 Đậu nành trong cải tạo đất ....................................................................................11
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................12
3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm ............................................................................12
3.2 Điều kiện thí nghiệm ...............................................................................................12
3.2.1 Khí hậu thời tiết ....................................................................................................12
3.2.2 Đất đai...................................................................................................................13
3.3 Vật liệu thí nghiệm ..................................................................................................13
3.3.1 Phân bón ...............................................................................................................13
3.3.2 Giống ....................................................................................................................14
3.3.3 Thuốc Bảo vệ thực vật ..........................................................................................14
3.4 Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................14
3.4.1 Bố trí thí nghiệm ...................................................................................................14
3.4.2 Quy trình kỹ thuật canh tác được áp dụng............................................................16
3.5 Cách lấy mẫu và các chỉ tiêu theo dõi .....................................................................18
3.5.1 Cách lấy mẫu .......................................................................................................18
3.5.2 Các chỉ tiêu theo dõi .............................................................................................18
3.5.2.1 Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển. ...............................................................18
3.5.2.2 Các chỉ tiêu hình thái và nơng học ...................................................................18
3.5.2.3 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ....................................................19


vi

3.5.2.4 Các chỉ tiêu về sâu bệnh hại ..............................................................................19
3.5.2.5 Các chi tiêu về mức độ đổ ngã, bung hạt ..........................................................21
3.6 Sơ bộ hiệu quả kinh tế .............................................................................................21
3.7 Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................................21
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................22

4.1 Các thời ký sinh trưởng và phát triển ......................................................................22
4.1.1 Sự tăng trưởng chiều cao cây ...............................................................................23
4.1.2 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây.........................................................................25
4.2 Các chỉ tiêu hình thái và nông học ..........................................................................27
4.2.1 Một số chỉ tiêu về thân .........................................................................................27
4.2.2 Một số chỉ tiêu về lá .............................................................................................28
4.2.3 Một số chỉ tiêu về hoa ..........................................................................................29
4.2.4 Một số chỉ tiêu về quả ..........................................................................................30
4.2.5 Một số chỉ tiêu về hạt ...........................................................................................32
4.3 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ..........................................................32
4.4 Các chỉ tiêu về sâu bệnh hại, đổ ngã, bung hạt .......................................................36
4.4.1 Các chỉ tiêu về sâu hại ..........................................................................................36
4.4.2 Các chỉ tiêu về bệnh hại........................................................................................36
4.4.3 Tính đổ ngã ...........................................................................................................39
4.4.4 Tính bung hạt ........................................................................................................39
4.5 Xác định một số giống triển vọng ...........................................................................39
4.6 Sơ bộ hiệu quả kinh tế .............................................................................................40
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................41
5.1 Kết luận....................................................................................................................41
5.2 Đề nghị ....................................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................43
PHỤ LỤC .....................................................................Error! Bookmark not defined.


vii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CV

Coefficident of Variation


LSD

Least Significant Difference Test

NSG

Ngày sau gieo

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSM

Ngày sau mọc

NSTT

Năng suất thực thu

RCBD

Randomized Complete Block Design

TB

Trung bình

TGST


Thời gian sinh trưởng


viii

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản lượng đậu nành trên thế giới giai đoạn 2002 –
2008 .................................................................................................................................7
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất và sản lượng đậu nành Việt Nam ..................................8
Bảng 3.1: Diễn biến các yếu tố thời tiết chính trong thí nghiệm ..................................12
Bảng 3.2 Lượng phân bón trong khu thí nghiệm ..........................................................13
Bảng 3.3: Tên và nguồn gốc 8 giống đậu nành tham gia thí nghiệm ...........................14
Bảng 3.4: Quy trình kỹ thuật canh tác ..........................................................................16
Bảng 4.1: Thời kỳ sinh trưởng và phát dục (ngày) .......................................................22
Bảng 4.2: Sự tăng trưởng chiều cao cây của các giống thí nghiệm (cm) .....................24
Bảng 4.3: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/cây/ngày) ........................................26
Bảng 4.4: Một số chỉ tiêu về thân .................................................................................27
Bảng 4.5: Một số chỉ tiêu về lá .....................................................................................28
Bảng 4.6: Một số chỉ tiêu về hoa ..................................................................................29
Bảng 4.7: Một số chỉ tiêu về quả ..................................................................................30
Bảng 4.8: Một số chỉ tiêu về hạt ...................................................................................32
Bảng 4.9: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ...............................................35
Bảng 4.10: Một số chỉ tiêu về sâu bệnh hại, đổ ngã, bung hạt .....................................37
Bảng 4.11: Một số giống triển vọng .............................................................................40


ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1: Gieo hạt.........................................................................................................17
Hình 3.2: Đo chiều cao cây...........................................................................................17
Hình 1: Tồn cảnh khu thí nghiệm ...............................................................................47
Hình 2: Một số giống thí nghiệm..................................................................................47
Hình 3: Thân và lá của một số giống đậu nành ............................................................49
Hình 4: Một số sâu bệnh hại đậu nành .........................................................................50
Hình 5: Quả và hạt của một số giống đậu nành ............................................................51


x

DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1: Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống .......................................45
Biểu đồ 3.2: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây ............................................................46
Biểu đồ 3.3: Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống ........................46


1

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cây đậu nành là cây cơng nghiệp ngắn ngày có giá trị dinh dưỡng cao, dễ trồng.
Sản xuất đậu nành đã trở thành mục tiêu chiến lược trong chương trình cây lương thực,
thực phẩm. Sản phẩm từ cây đậu nành có thể sử dụng trực tiếp ở dạng thô hoặc chế
biến thành nhiều loại thức ăn như đậu phụ, nước tương, sữa đậu nành, làm bánh kẹo.
Cây đậu nành có giá trị dinh dưỡng cao hơn các loại đậu thông dụng khác và

vượt hẳn các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật. Các phân tích cho thấy thành
phần hạt đậu nành chứa từ 30 - 40% protein, 12 - 25% lipid và 10 -15% glucid. Hơn
nữa hạt đậu nành cịn chứa các muối khống như Ca, Fe, Mg và nhiều loại vitamin A,
B1, B2, C, D, E, là nguồn cung cấp protein hoàn chỉnh vì chứa một lượng đáng kể các
amino acid cần thiết cho cơ thể.
Đặc biệt, đậu nành dùng ép thành dầu để thay thế cho mỡ động vật chống bệnh xơ
cứng động mạch, đáp ứng nhu cầu đạm trong khẩu phần ăn của con người cũng như gia
súc.
Cây đậu nành có tác dụng cải tạo đất, làm tăng độ phì đất nhờ vi khuẩn
Rhizobium cộng sinh với rễ cây họ đậu giúp cố định đạm.
Diện tích đậu nành trong nước ngày càng gia tăng. Năm 2008 diện tích đậu nành
tồn quốc là 191,5 ngàn ha; năng suất 1,40 tấn/ha, sản lượng 268 ngàn tấn so với năm 2000
diện tích tăng hơn 60 ngàn ha, năng suất tăng 0,3 tấn/ha và sản lượng tăng gần 120 ngàn
tấn.
Ở miền Bắc, đậu nành trồng tập trung ở các tỉnh Sơn La, Cao Bằng, Hà Nội, Hà
Giang. Miền Nam, đậu nành trồng nhiều tại: Đồng Nai, Bình Thuận, Đồng Tháp, An


2

Giang, Đắc Lắc, Gia Lai. Mặc dù diện tích tăng nhưng sản lượng vẫn chưa đáp ứng
nhu cầu trong nước (Trần Văn Lợt, 2002).
Hiện nay, diện tích trồng đậu nành ở tỉnh Gia Lai nói chung và huyện Krơng Pa
nói riêng đang giảm nghiêm trọng. Một trong những khó khăn hạn chế sự phát triển
đậu nành của Gia Lai là công tác giống, nông dân sử dụng giống địa phương nên bị
thối hóa giống, kháng sâu bệnh kém, sinh trưởng kém, năng suất thấp, diện tích giảm
cịn do trồng xen canh với cây cơng nghiệp. Vì vậy việc chọn giống có năng suất cao,
thích hợp với điều kiện canh tác của từng vùng là rất cần thiết.
Xuất phát từ cơ sở trên đề tài “So sánh sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của
tám giống đậu nành tại huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai vụ xuân hè 2011” đã được thực

hiện.
1.2 Mục đích, yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Xác định khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và các yếu tố cấu thành
năng suất, khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống đậu nành tham gia thí nghiệm.
Nghiên cứu tìm ra giống đậu nành có năng suất và chất lượng cao, phù hợp với
điều kiện tự nhiên của vùng trồng.
Bổ sung những giống mới, góp phần làm phong phú thêm cho cơ cấu giống ở
vùng trồng.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi, đánh giá thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống.
Theo dõi, so sánh các đặc tính sinh vật học như: lá, hoa, quả, hạt của các giống
đậu nành.
So sánh các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất, đặc tính chống chiụ của
từng giống.
Dựa vào kết quả theo dõi và phân tích thống kê chọn ra các giống có triển vọng
phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương.


3

1.3 Giới hạn của đề tài
Do đề tài chỉ thực hiện trong thời gian 1 vụ nên kết quả thu được chỉ có ý nghĩa
bước đầu, đặc biệt là tính ổn định về năng suất và khả năng chống chịu sâu bệnh của
từng giống.


4

Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Sơ lược nguồn gốc lịch sử
2.1.1 Nguồn gốc và lịch sử phát triển
Đậu nành có tên khoa học là Glycine max (L.), thuộc họ đậu (Leguminosae), cây
đậu nành có nguồn gốc từ Miền Đơng Trung Quốc vào thời điểm thế kỷ 11 trước công
nguyên. Sau đó cây đậu nành được du nhập vào Triều Tiên, Malaysia, Nhật Bản, vào
các nước Đơng Dương trong đó có Việt Nam. Ở châu Âu đến thế kỷ 17 mới được du
nhập vào đầu tiên là nước Pháp sau đó đưa sang Anh, Hoa Kỳ.
2.1.2 Phân loại
Trích dẫn bởi Trần Văn Lợt, 2002. Sau khi nghiên cứu 31 đặc tính sinh dưỡng
và 27 đặc tính sinh sản của 58 nguồn vật liệu đặc trưng cho các loài, người ta phân loại
các loài đậu nành dựa vào 2 cơ sở sau:
2.1.2.1 Phân loại dựa vào hình thái thực vật học
Chia làm 3 nhóm:
+ Đậu nành hoang dại: Glycine usuriensis.
Phân bố: thường thấy ở Trung Quốc, Đài Loan, Nhật, Triều Tiên.
Đặc điểm: thân cao 3 - 4m, dạng thân leo, cành nhỏ, và thường xoắn lại.
Thời gian sinh trưởng rất dài: có thể kéo dài đến 200 ngày.
Phản ứng với quang kỳ thuộc ngày ngắn.
Hoa nhỏ, màu tím, trái nhỏ dẹp, hạt nhỏ, màu đen.
Thường dùng làm thức ăn gia súc.


5

+ Đậu nành nữa hoang dại: Glycine gracilis.
Phân bố: Dọc lưu vực sông Trường Giang và Dương Tử Giang (Trung Quốc).
Đặc điểm: Thân cao trên dưới 1m, dạng thân đứng hoặc dạng thân leo, khả
năng cho trái vô hạn hoặc hữu hạn.

Hạt nhỏ, màu tím, kích thước trái và hạt trung bình, hạt có màu nâu, đen, vàng.
P100 hạt: 5 - 6 g.
+ Đậu nành trồng.
Đặc điểm: thân cao 0,5 - 1,2 m, dạng thân đứng, phân biệt rõ thân cành, lá to,
phiến lá dày, kích thước trái to và hạt to, hạt có màu vàng, nâu, đen. P100 hạt: 7 - 20g.
2.1.2.2 Phân loại dựa vào chu kỳ sinh trưởng
Rất sớm: 75 - 90 ngày, chính sớm: >90 -100 ngày.
Trung bình: >100 - 110 ngày, Muộn trung bình: >110 - 120 ngày.
Chín muộn: 130 - 140 ngày, Rất muộn: >140 -160 ngày.
2.2. Đặc điểm thực vật
2.2.1 Rễ
Là loại rễ cọc, gồm rễ cái và các rễ bên. Các rễ phụ và lơng hút hình thành sau 3
- 4 ngày sau gieo. Khoảng 5 - 6 tuần sau khi gieo thì rễ đậu nành phân nhánh thành rễ
cấp 1 và rễ cấp 2. Rễ cái có thể ăn sâu 1m nhưng thường tập trung tầng mặt 30 - 40
cm. Độ ăn lang thường 20 - 40 cm.
2.2.2 Thân, cành, lá
Thân được cấu tạo bởi nhiều đốt và lóng nối liền nhau. Dạng cây thân bụi mọc
thẳng, ít phân cành. Thân cây đậu nành hình trịn, có nhiều lơng. Mỗi cây có thể có từ
8 - 14 đốt, chiều cao 0,6 - 1,2 m. Màu sắc thân: màu xanh hoặc màu tím.
Cành chỉ cho tối đa tới cành cấp 2. Cành mọc từ các đốt trên thân, trung bình
mỗi cây có từ 4 - 6 cành, trong đó thường 80% cành cấp 1, 20% cành cấp 2.
Lá mầm là tử diệp, thành phần dinh dưỡng có khả năng ni con khoảng 14
ngày. Lá có nhiều hình dạng khác nhau: dài, hẹp, bầu dục, mũi giáo, hình thoi. Lá đơn


6

mọc đối, lá to và có màu xanh. Lá kép gồm 3 lá chét . Các lá kép này mọc đối nhau ở 2
bên thân chính.
2.2.3 Hoa

Hoa đậu nành thuộc hoa cánh bướm, hoa có thể mọc ở nách lá, đầu ngọn thân,
cành và thường mọc thành chùm.
Màu sắc hoa có màu trắng, màu tím tùy thuộc vào giống.
2.2.4 Trái
Trái thuộc loại quả nang tự khai, trái cịn non có màu xanh khi già chín có màu
vàng. Vỏ trái có nhiều lơng bao phủ. Mỗi trái trung bình có 2 - 3 hạt. Số trái/cây biến
động khoảng 20 - 150 trái.
2.2.5 Hạt
Thành phần hạt gồm có: phơi chiếm 2%, vỏ hạt 8%, tử diệp 90%.
Hạt có nhiều hình dạng khác nhau: hình trịn, bầu dục, trịn dài, trịn dẹp. Vỏ hạt
thường có màu vàng, vàng xanh, nâu đen.
2.3 Nhu cầu sinh thái
2.3.1 Đất
Đậu nành có thể trồng trong vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới. Đới với đất trồng
đậu nành thì nhìn chung đậu nành khơng kén đất, có thể trống trên nhiều loại đất khác
nhau: đất đỏ, đất xám, đất phù sa, đất giồng cát.
Đất trồng đậu nành phải có thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp, thốt nước tốt.
Thích hợp với pH trung tính (pH từ 6,5 - 7,2).
2.3.2 Ánh sáng và nhiệt độ
Đậu nành rất cần ánh sáng nhưng không cần ánh sáng gắt. Yêu cầu 5 - 6 giờ
nắng/ngày. Ánh sáng là yếu tố ảnh hưởng mạnh đến quang hợp và hoạt động cố định đạm
của các vi khuẩn nốt sần cộng sinh ở rễ, ảnh hưởng đến lượng chất khơ và năng suất thu
hoạch.
Tổng tích ôn trung bình 24000C.


7

Đậu nành có thể sinh trưởng trong phạm vi nhiệt độ khơng khí từ 27 - 420C.
Tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng mà đậu nành có nhu cầu nhiệt độ

khác nhau. Giai đoạn nảy mầm: 20 - 30oC, giai đoạn cây con: 24 - 30oC, giai đoạn ra
hoa kết trái: 24 - 34oC, giai đoạn chín: 20 - 25oC.
2.3.3 Nước
Là cây trồng cạn nhưng rất cần nước, lượng nước tối thiểu phải đạt là 400 mm, tốt
nhất là 700 mm.Có hai thời kỳ cần nước là: thời kỳ nảy mầm và thời kỳ ra hoa kết quả.
Trong điều kiện đất đai thiếu ẩm và bị úng đều ảnh hưởng đến sinh trưởng và sự hình
thành các nốt sần và quá trình cố định đạm của cây.
2.4 Tình hình sản xuất cây đậu nành trên thế giới và Việt Nam
2.4.1 Thế giới
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản lượng đậu nành trên thế giới giai đoạn
2002 - 2008
Năm

Diện tích (ngàn ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (ngàn tấn)

2002

78,96

2,30

181,68

2003

83,66


2,27

190,66

2004

91,60

2,24

205,53

2005

92,50

2,31

214,29

2006

95,25

2,29

218,36

2007


90,11

2,43

219,55

2008

96,87

2,38

230,95
(Nguồn: FAO, 2008)

Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, cây đậu nành trở thành cây lương thực quan
trọng thứ tư sau lúa mì, lúa nước, bắp (Trần Văn Lợt, 2002).


8

Hiện nay đậu nành trồng nhiều và cho sản lượng cao tập trung các nước: Mỹ,
Brasil, Trung Quốc, Canada, Indonesia.
Diện tích và sản lượng đậu nành trên tồn thế giới tăng lên nhanh chóng trong
vịng 7 năm qua. Theo FAO, năm 2008 diện tích đậu nành trên thế giới chiếm 96,87
triệu ha; năng suất bình quân 2,38 tấn/ha, sản lượng đạt 230,95 triệu tấn, tăng 18,11
triệu ha và 49,27 tấn so với năm 2002.
2.4.2 Việt Nam
Đậu nành được trồng tại Việt Nam từ lâu đời. Những năm gần đây diện tích, sản lượng

đậu nành khơng ngừng tăng lên.
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất và sản lượng đậu nành Việt Nam
Năm

Diện tích (ngàn ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (ngàn tấn)

2000

124,10

1,20

149,30

2001

140,30

1,23

173,70

2002

158,60


1,30

205,60

2003

156,60

1,33

219,70

2004

183,80

1,34

245,90

2005

204,10

1,43

292,70

2006


185,60

1,39

258,10

2006

187,40

1,47

175,50

2008

191,50

1,40

268,60
(Nguồn: FAO, 2008)


9

2.5 Một số kết quả nghiên cứu cây đậu nành trên thế giới và Việt Nam
2.5.1 Thế giới
- Giống:
Năm 2006, trạm thực nghiệm thuộc Đại học Bắc Dakota đã phát triển giống đậu

nành chuyển gen G7008RR kháng thuốc trừ cỏ Roundup có năng suất 6 tấn/ha.
Theo thơng cáo báo chí của Bộ Nơng nghiệp Mỹ đăng trên tạp chí khoa học cho
biết sau khi giải mã 85% trong số 1,1 tỷ cặp cơ bản trong cấu trúc gen của đậu nành,
các nhà khoa học đã xác định được 46.000 gen, trong đó có các gen cơ bản liên quan
đến quá trình chuyển hóa nước, ánh sáng mặt trời, khí CO2, N2 và chất khoáng thành
năng lượng và protein. Kết quả giải mã bộ gen đậu nành sẽ giúp con người hiểu biết
sâu sắc hơn, từ đó tìm ra các biện pháp nâng cao sản lượng và khả năng phòng bệnh
cho loại cây nằm trong nhóm cây lương thực quan trọng nhất của thế giới này
() .
Các hướng chính vẫn tập trung về giống, kỹ thuật canh tác, năng suất, chất lượng, khả
năng chống chịu với những điều kiện bất lợi như: sâu bệnh, ngập úng, hạn hán, đất
chua, mặn, nghèo dinh dưỡng. Hiện nay, một số quốc gia như Mỹ, Trung Quốc,
Argentina đã tạo được một số giống biến đổi gen và đang phát triển mạnh trong sản
suất. Công ty Monsanto là công ty hàng đầu thế giới hiện nay trong sản xuất cây đậu
nành chuyển gen chuyển gen ().
- Canh tác: nghiên cứu áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất, sử dụng các thuốc
bảo vệ thực vật trong phịng trừ sâu bệnh.
2.5.2 Việt Nam
- Giống:
Viện Di Truyền Nơng Nghiệp đã cho ra đời bộ giống đậu nành 3 vụ gồm 10
giống (4 giống chính thức và 6 giống tạm thời): DT 84, DT 90, DT 96, DT 55 (AK
06), DT 99, DT 94, DT 95, DT 83, DT 2001, DT 02 và hàng chục giống có triển vọng:
DT 2002, DT 01, DT 2006, DT 2007.


10

Tháng 7/2004, Bộ NN&PTNT cơng nhận chính thức DT 96 là giống quốc gia.
(chonongnghiep.com).
Năm 2010, Phòng NN-PTNT huyện Châu Thành (Kiên Giang) đã triển khai mơ

hình trồng đậu nành trên nền đất lúa theo phương pháp “không làm đất” trên diện tích
hơn 10ha mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ưu điểm của phương pháp này là rút ngắn
được thời gian mùa vụ, giảm chi phí ().
Sản xuất đậu nành ở các tỉnh phía Nam ngồi những giống địa phương truyền
thống vẫn còn tồn tại giống MTĐ 176, HL 92 (Hà Hữu Tiến và Nguyễn Văn Chương,
2002) và gần đây là HL 203 (Hà Hữu Tiến và Nguyễn Văn Chương, 2009).
Tháng 2/2011, Hội đồng Khoa học Bộ NN –PTNT đã cơng nhận 4 giống đậu
nành mới, trong đó có 2 giống đậu nành ăn hạt: DT 2001 (chính thức), DT 2008 (sản
xuất thử) và 2 giống đậu nành rau: DT 02 (chính thức), DT 08 (sản xuất thử) do Viện
Di truyền Nông nghiệp chọn tạo () .
- Canh tác:
Tăng vụ trồng đậu nành trên đất lúa.
Mật độ trồng hợp lý, phân bón cân đối.
Áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM).
2.6 Vai trò của cây đậu nành
2.6.1 Sử dụng làm thực phẩm
Đậu nành có giá trị dinh dưỡng cao hơn hẳn các loại đậu thông dụng khác và
vượt hẳn các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật. Ngồi thành phần đạm cao, đậu
nành cịn chứa một tỷ lệ chất béo lớn, nhiều sinh tố và muối khoáng rất cần thiết cho
cơ thể người.
Từ hạt đậu nành ta chế biến ra các sản phẩm: Bột đậu nành, sữa đậu nành, làm
chao, bơ và dầu đậu nành. ( Trần Văn Lợt, 2002).
2.6.2 Đậu nành sử dụng làm thức ăn gia súc
Thân lá đậu nành khô sử dụng như một loại cỏ cho trâu, bò nhưng thường sử
dụng để ủ chua ( thêm Urea + mật đường).


11

Bánh dầu đậu nành cũng là nguồn thức ăn cho gia súc bởi vì trong bánh dầu đậu

nành cịn chứa khoảng 40 – 50% N.
2.6.3 Vai trò trong lĩnh vực Y học
Đậu nành có rất nhiều cơng dụng mà phải kể đến 5 công dụng cơ bản là: Giúp
trái tim khỏe mạnh, xương vững chắc, ngăn ngừa ung thư, tránh béo phì và tăng cường
trí nhớ.
Do khơng chứa cholesterol và lượng dưỡng chất cùng các vitamin, khoáng chất,
đậu nành là loại thức ăn tốt cho người béo phì.
2.6.4 Sử dụng trong cơng nghiệp
Ly trích chất Casein trong hạt đậu nành để chế tạo thành một chất keo đậu
nành, tơ hóa học, chất tạo nhủ tương trong công nghệ cao su.
2.6.5 Đậu nành trong cải tạo đất
Thân, lá, vỏ đậu nành là nguồn phân xanh cung cấp dinh dưỡng trở lại cho đất.
Rễ đậu nành có vi khuẩn Rhizobium japonium cố định đạm cộng sinh dùng để
luân canh cây trồng và cải tạo đất rất tốt.


12

Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm
Thời gian thí nghiệm: bắt đầu ngày 15/03/ 2011 đến ngày 15/06/ 2011.
Địa điểm thí nghiệm: Thôn Đông Hưng, xã Phú Cần, huyện Krông Pa, tỉnh Gia
Lai.
3.2 Điều kiện thí nghiệm
3.2.1 Khí hậu thời tiết
Với diện tích 15.536,92 km², tỉnh Gia Lai trải dài từ 15°58'20" đến 14°36'36" vĩ
Bắc, từ 107°27'23" đến 108°94'40" kinh Đơng. Phía bắc giáp tỉnh Kon Tum, phía nam
giáp tỉnh Đắk Lắk, phía tây giáp Campuchia, phía đơng giáp các tỉnh Quảng Ngãi,

Bình Định và Phú n.
Gia Lai có khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, một năm có hai mùa: mùa
mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4
năm. Nhiệt độ trung bình năm là 22 - 25ºC.
Bảng 3.1: Diễn biến các yếu tố thời tiết chính trong thí nghiệm
Lượng mưa

Ẩm độ TB

Nhiệt độ TB

(mm/tháng)

(%)

(0C)

03/2011

16,1

75

24,5

04/2011

69,1

72


26,9

05/2011

297,9

74

28,1

06/2011

134,6

79

27,4

Thời gian

(Nguồn: Kết quả quan trắc khí tượng Ayunpa - Gia Lai)


13

Từ bảng 3.1 cho thấy:
- Nhiệt độ trung bình qua các tháng biến động từ 24,50C - 28,10C. Tháng có
nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 05 và nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 03.
- Ẩm độ trung bình qua các tháng biến động từ 72% - 79%. Tháng có ẩm độ

trung bình cao nhất là tháng 06 và thấp nhất là tháng 04.
- Lượng mưa trung bình qua các tháng biến động từ 16,1 - 297,9 mm. Tháng có
lượng mưa cao nhất là tháng 05 và thấp nhất là tháng 03.
Qua nhận xét từ bảng 3.1 cho thấy khí hậu này thuận lợi cho sự sinh trưởng và
phát triển cây đậu nành. Nhưng tháng 03 vào giai đoạn cây non lượng mưa tương đối
thấp ảnh hưởng nảy mầm và sự phát triển cây con.
3.2.2 Đất đai
Dạng đất xám.
3.3 Vật liệu thí nghiệm
3.3.1 Phân bón
Lượng phân bón trong thí nghiệm được áp dụng theo cơng thức: 30 N - 50 P2O5
- 50 K2O, bón lót thêm vơi.
Bảng 3.2 Lượng phân bón trong khu thí nghiệm
Lượng phân/240 m2

Lượng phân/ha

(kg)

(kg)

Urea (46% N)

1,6

65

Supper lân (16% P2O5)

7,5


312

KCl (60% K2O)

2

85

Vôi

20

1000

Loại phân

-Kỹ thuật bón
Bón lót tồn bộ phân lân, vơi.
Bón thúc lần 1: 1/2 lượng urea + 1/2 lượng KCl (15 ngày sau gieo).
Bón thúc lần 2: 1/2 lượng urea + 1/2 lượng KCl (25 ngày sau gieo).


14

3.3.2 Giống
Bộ giống thí nghiệm gồm 7 giống đậu nành triển vọng được Trung tâm Nghiên
cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc cung cấp và 1 giống địa phương làm đối
chứng.
Bảng 3.3: Tên và nguồn gốc 8 giống đậu nành tham gia thí nghiệm

NT

Tên giống

Nguồn gốc

1

MTĐ 176

Trung tâm rau đậu Đại học Cần Thơ

2

OMĐN 29

Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long

3

DT 2006

Viện di truyền nông nghiêp

4

OMĐN 25 - 20

Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long


5

DT 84

Viện di truyền nông nghiêp

6

HL 10 - 4

Trung tâm giống Hưng Lộc, Đồng Nai

7

HL 10 - 5

Trung tâm giống Hưng Lộc, Đồng Nai

8

Giống địa phương (đ/c)

Trồng tại địa phương

3.3.3 Thuốc Bảo vệ thực vật
- Thuốc trừ sâu
Lannate 40 SP: pha 1,5g/8 lít, phịng trị sâu xanh và sâu khoang.
Regent 800WG: pha 32g/450 lít nước/ha, trừ sâu cuốn lá.
- Thuốc trừ bệnh
Bavisa 50 WP: dùng 300g/400 lít nước/ha, phịng trị rỉ sắt.

3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm đơn yếu tố được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên, gồm 8
nghiệm thức 3 lần lặp lại, chiều biến thiên là chiều Bắc - Nam.
Diện tích ơ thí nghiệm: 5 m x 2 m = 10 m2. (không chừa hàng trống giữa các ơ
thí nghiệm trong từng lần lập lại)
Diện tích thí nghiệm: 10 m2 x 8 giống x 3 lần lập lại = 240 m2.


15

Chừa đường băng giữa các lần lập lại: 0,5 m.
Diện tích thí nghiệm kể cả bảo vệ: 290 m2.
Khoảng cách gieo: 40 cm x 20 cm x 4 - 5 hạt/hốc, sau mọc 7 ngày, tỉa định cây
còn lại 3 cây/hốc.
Phương pháp gieo trồng: rạch hàng gieo thẳng.
Mật độ 360.000 cây/ha.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm

BẢO VỆ
LLL 1

LLL 2

LLL3

NT1

NT3


NT8

NT7

NT8

NT5

NT2

NT5

NT7

NT3

NT6

NT1

NT5

NT1

NT3

NT8

NT4


NT6

NT4

NT2

NT4

NT6

NT7

NT2

BẢO VỆ
Chiều biến thiên


×