Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG – PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA NĂM GIỐNG BẮP LAI VỤ XUÂN HÈ NĂM 2011 TẠI HUYỆN ĐỒNG PHÚ TỈNH BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (784.16 KB, 84 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG – PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG
SUẤT CỦA NĂM GIỐNG BẮP LAI VỤ XUÂN HÈ NĂM 2011
TẠI HUYỆN ĐỒNG PHÚ TỈNH BÌNH PHƯỚC

SINH VIÊN THỰC HIỆN : PHÍ THỊ NHUNG
NGÀNH

: NÔNG HỌC

KHÓA

: 2007 - 2011

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8 /2011


2

KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG – PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG
SUẤT CỦA NĂM GIỐNG BẮP LAI VỤ XUÂN HÈ NĂM 2011
TẠI HUYỆN ĐỒNG PHÚ TỈNH BÌNH PHƯỚC

Tác giả


PHÍ THỊ NHUNG
Luận văn tốt nghiệp được đệ trình, để hoàn thành yêu cầu cấp
bằng Kỹ Sư Nông Nghiệp (ngành Nông Học)

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Thạc sĩ Trần Thị Dạ Thảo

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8 /2011


3

CẢM TẠ
Xin trân trọng biết ơn:
-Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
-Ban chủ nhiệm khoa Nông Học
-Quí thầy cô đã truyền đạt những kiến thức quí báu trong suốt thời gian học tại trường.
Với lòng biết ơn sâu sắc:
Cô Trần Thị Dạ Thảo, giảng viên chính bộ môn cây lương thực khoa Nông
Học đã trực tiếp hướng dẫn, tận tâm chỉ bảo và giúp tôi thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn các bạn lớp DH07NHB, các bạn khóa sau cùng bố mẹ và
người thân, đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài
này.

TPHCM, ngày 20-7-2011
Phí Thị Nhung


4


TÓM TẮT
Phí Thị Nhung, trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7 – 2011.
Đề tài: Khảo sát sự sinh trưởng phát triển và năng suất của năm giống bắp lai vụ
Xuân Hè năm 2011 tại huyện Đồng Phú tỉnh Bình Phước
Giáo viên hướng dẫn: Thạc sĩ Trần Thị Dạ Thảo.
Bắp là cây lương thực quan trọng trong nền nông nghiệp nước ta cũng như trên
thế giới. Diện tích bắp lai ngày càng tăng theo đó nhu cầu lượng hạt giống bắp lai cũng
tăng theo, tuy nhiên giống chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh. Vì vậy, cần phải
thí nghiệm để đánh giá khả năng thích nghi của giống với điều kiện của vùng nhằm
tuyển chọn những giống bắp lai có năng suất cao, nhiễm sâu bệnh nhẹ và thích nghi với
điều kiện ở huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước và có thể mở rộng ra khu vực Đông Nam
Bộ.
Đề tài được thực hiện từ tháng 3 - 2011 đến tháng 6 - 2011 tại huyện Đồng Phú
tỉnh Bình Phước.
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên đơn yếu tố (giống)
gồm 5 nghiệm thức tương ứng với 5 giống thực hiện 4 lần lặp lại. Các giống thí nghiệm
là HL1, HL2, HL3, HL4 và NK66 (đ/c).
Phương pháp theo dõi được thực hiện theo quy trình của Quy phạm khảo
nghiệm giống ngô 10TCN: 1998. Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm: thời gian sinh trưởng,
chiều cao cây, số lá, diện tích lá, chỉ số diện tích lá, trọng lượng chất khô, tốc độ tích
lũy chất khô, tình hình nhiễm sâu bệnh hại, các yếu tố cấu thành năng suất và năng
suất.
Kết quả thí nghiệm sơ bộ do năng suất thấp nên chưa chọn được giống thích hợp
với địa phương.


5

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CCĐT/CCC: Chiều cao đóng trái trên chiều cao cây

ĐK: Đường kính
đ/c: Đối chứng
hh: Hữu hiệu
L kết hạt: Chiều dài kết hạt
LLL: Lần lập lại
NSG: Ngày sau gieo
NSLT: Năng suất lí thuyết
NSTT: Năng suất thực tế
NT: Nghiệm thức
Nts : Đạm tổng số
P: Trọng lượng
P.1000: Trọng lượng 1000 hạt
P2O5 ts: Lân tổng số
TB: Trung bình
CV: Hệ số biến động
(*): Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 0,05
(**): Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 0,01
ns: không có ý nghĩa thống kê


6

MỤC LỤC
Trang
Trang tựa . .. ............................................................................................ …………. i
Cảm tạ ....................................................................................................................... ii
Tóm tắt ...................................................................................................................... .iii
Danh sách các chữ viết tắt ........................................................................................ . iv
Mục lục ..................................................................................................................... . v
Danh sách các bảng, hình và biểu đồ ........................................................................ . viii


Chương 1: GIỚI THIỆU ............................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................ 1
1.2 Mục đích – yêu cầu .............................................................................................. 2
1.2.1 Mục đích ........................................................................................................... 2
1.2.2 Yêu cầu ............................................................................................................. 2
1.2.3 Giới hạn đề tài ................................................................................................... 2

Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................... 3
2.1 Nguồn gốc và lịch sử phát triển của cây bắp ....................................................... 3
2.2 Tầm quan trọng của cây bắp ................................................................................ 3
2.2.1 Bắp làm cây lương thực cho con người ............................................................ 3
2.2.2 Bắp làm thức ăn gia súc .................................................................................... 3
2.2.3 Bắp làm cây thực phẩm..................................................................................... 4
2.2.4 Bắp cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp ..................................................... 4
2.2.5 Bắp là nguồn hàng hóa xuất khẩu ..................................................................... 4
2.3 Tình hình sản xuất bắp trên thế giới và trong nước ............................................. 4
2.3.1 Tình hình sản xuất bắp trên thế giới ................................................................. 4
2.3.2 Tình hình sản xuất bắp trong nước ................................................................... 6
2.3.3 Tình hình sản xuất bắp của tỉnh Bình Phước .................................................... 8
2.4 Tình hình nghiên cứu về giống bắp ..................................................................... 9

Chương 3:VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ..... 12
3.1 Thời gian và địa điểm tiến hành ......................................................................... 12


7

3.2.Điều kiện tự nhiên ............................................................................................... 12
3.2.1.Khí hậu thời tiết thuỷ văn ................................................................................ 12

3.2.2 Mô tả địa điểm thí nghiệm ............................................................................... 12
3.3 Vật liệu và phương pháp thí nghiệm................................................................... 13
3.3.1 Giống................................................................................................................ 13
3.3.2 Phân bón........................................................................................................... 13
3.3.3 Phương pháp thí nghiệm .................................................................................. 13
3.4 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ................................................................ 14
3.4.1 Thời gian sinh trưởng....................................................................................... 14
3.4.2 Động thái tăng trưởng chiều cao và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây............ 15
3.4.3 Số lá và tốc độ ra lá .......................................................................................... 15
3.4.4 Diện tích lá và chỉ số diện tích lá ..................................................................... 15
3.4.5 Khối lượng chất khô (g/cây) và tốc độ tích luỹ chất khô (g/cây/ngày) ........... 16
3.4.6 Đặc điểm hình thái thân ................................................................................... 16
3.4.7 Tình hình sâu bệnh hại chính ........................................................................... 16
3.4.8 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất................................................... 17
3.5 Các biện pháp kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm .............................................. 18
3.5.1 Kỹ thuật trồng và chăm sóc ............................................................................. 18
3.5.2 Thu hoạch......................................................................................................... 18
3.6 Chương trình máy tính ........................................................................................ 19

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................. 20
4.1 Thời gian sinh trưởng......................................................................................... 20
4.2 Chiều cao cây ..................................................................................................... 23
4.3 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây ...................................................................... 24
4.4 Số lá và tốc độ ra lá ............................................................................................ 26
4.4.1 Số lá ................................................................................................................ 26
4.4.2 Tốc độ ra lá ..................................................................................................... 28
4.5 Diện tích lá và chỉ số lá ...................................................................................... 30
4.5.1 Diện tích lá của các giống bắp ........................................................................ 30
4.5.2 Chỉ số diện tích lá của các giống bắp.............................................................. 31
4.6 Trọng lượng chất khô và tốc độ tích lũy chất khô ............................................. 33



8

4.7 Đặc điểm hình thái thân ..................................................................................... 33
4.8 Tình hình nhiễm sâu bệnh hại chính .................................................................. 35
4.9 Đặc điểm trái của các giống bắp ....................................................................... 36
4.10 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất................................................... 37

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................. 42
5.1 Kết luận .............................................................................................................. 42
5.2 Đề nghị ............................................................................................................... 42

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 43
PHỤ LỤC............................................................................................................. 44


9

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Tình hình sản xuất bắp ở một số nước lớn trên thế giới năm 2008 ........... 5
Bảng 2.2 Một số nước trên thế giới có năng suất bắp cao năm 2008 ....................... 6
Bảng 2.3 Tình hình sản xuất bắp ở Việt Nam giai đoạn 2004 – 2009 ...................... 8
Bảng 2.4 Tình hình sản xuất bắp của tỉnh Bình Phước giai đoạn 2003-2008 ........... 9
Bảng 3.1 Khí hậu thời tiết từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2011 .................................. 12
Bảng 3.2 Thành phần lý hóa tính đất trước thí nghiệm ............................................ 13
Bảng 3.3 Kí hiệu của 5 giống thí nghiệm ................................................................. 13
Bảng 4.1 Thời gian sinh trưởng và phát dục (NSG) của các giống
bắp vụ xuân hè năm 2011 tại huyện Đồng Phú tỉnh Bình Phước ............................ 20

Bảng 4.2 Chiều cao cây (cm) của các giống bắp vụ xuân hè năm 2011
tại huyện Đồng Phú tỉnh Bình Phước ....................................................................... 23
Bảng 4.3 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống bắp (cm/cây/ngày)
vụ xuân hè năm 2011 tại huyện Đồng Phú tỉnh Bình Phước ................................... 25
Bảng 4.4 Số lá (lá/cây) của các giống bắp vụ xuân hè
năm 2011 tại huyện Đồng Phú tỉnh Bình Phước ...................................................... 27
Bảng 4.5 Tốc độ ra lá (lá/cây/ngày) của các giống bắp vụ xuân hè
năm 2011 tại huyện Đồng Phú tỉnh Bình Phước ..................................................... 28
Bảng 4.6 Diện tích lá (dm2/cây) của các giống bắp vụ
xuân hè năm 2011 tại huyện Đồng Phú tỉnh Bình Phước ......................................... 30
Bảng 4.7 Chỉ số diện tích lá (m2 lá /m2 đất) của các giống bắp vụ xuân hè
năm 2011 tại huyện Đồng Phú tỉnh Bình Phước ..................................................... 32
Bảng 4.8 Khối lượng chất khô và tốc độ tích lũy chất khô của các giống bắp
vụ xuân hè năm 2011 tại huyện Đồng Phú tỉnh Bình Phước ................................... 33


10

Bảng 4.9 Đặc điểm thân chính của các giống bắp vụ
xuân hè năm 2011 tại huyện Đồng Phú tỉnh Bình Phước ........................................ 34
Bảng 4.10 Tình hình sâu bệnh hại của các giống bắp vụ xuân hè
năm 2011 tại huyện Đồng Phú tỉnh Bình Phước ..................................................... 35
Bảng 4.11 Đặc điểm trái của các giống bắp vụ xuân hè
năm 2011 tại huyện Đồng Phú tỉnh Bình Phước ..................................................... 38
Bảng 4.12 Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống bắp
vụ xuân hè năm 2011 tại huyện Đồng Phú tỉnh Bình Phước .................................... 38


11


DANH SÁCH HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 4.1 Toàn cảnh khu thí nghiệm các giống bắp tại huyện Đồng Phú
tỉnh Bình Phước ở thời kì tung phấn, phun râu......................................................... 20
Hình 4.2 Toàn cảnh khu thí nghiệm giống bắp tại thời kì chín
tại huyện Đồng Phú tỉnh Bình Phước. ..................................................................... 22
Hình 4.3 Dạng trái của các giống bắp vụ xuân hè
năm 2011 tại huyện Đồng Phú tỉnh Bình Phước. .................................................... 39
Biểu đồ 4.1 Năng suất thực tế của các giống bắp vụ xuân hè
năm 2011 tại huyện Đồng Phú tỉnh Bình Phước. .................................................... 40
Biểu đồ 4.2 Tốc độ ra lá ........................................................................................... 44
Biểu đồ 4.3 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây ......................................................... 44


12

Chương 1
GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề
Bắp đã được con người trồng hàng ngàn năm nay, bên cạnh lúa gạo và lúa mì.
Hiện nay trên toàn thế giới, trong các cây ngũ cốc chính bắp đứng thứ nhất về sản
lượng và năng suất, thứ ba về diện tích (Trần Thị Dạ Thảo, 2009). Việt Nam nằm trong
vùng nhiệt đới nóng ẩm thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp với cơ cấu cây trồng
phong phú trong đó có bắp. Chính vì vậy, ở nước ta, bắp là cây lương thực quan trọng
đứng thứ hai sau lúa. Bắp vừa là nguồn nguyên liệu cho ngành sản xuất thức ăn chăn
nuôi, vừa được dùng để sản xuất bắp rau, loại sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Bên
cạnh đó, bắp còn là nguồn nguyên liệu quan trọng cho các nhà máy sản xuất rượu, tinh
bột, bánh kẹo. thức ăn gia súc …
Bình Phước là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, nơi có nhiều tiềm năng về sản
xuất bắp. Những năm gần đây tỉnh có nhiều chính sách phát triển diện tích trồng bắp,

bên cạnh cây công nghiệp, nông nghiệp khác. Tuy nhiên năng suất bắp của huyện nói
riêng và tỉnh nói chung còn hạn chế. Một phần do người dân sử dụng giống địa phương
hoặc giống chưa mang lại hiệu quả kinh tế, không thích nghi với điều kiện sinh thái và
phương thức canh tác của vùng. Giống là đòn bẩy để tăng năng suất, chính vì vậy các
công ty giống đã lai tạo và nhập nội nhiều giống bắp khác nhau về thời gian sinh trưởng
và điều kiện ngoại cảnh thích ứng vì lẽ đó, một yêu cầu cấp thiết là cần phải tuyển chọn
các giống bắp thích hợp với từng vùng sinh thái, đặc biệt là những giống được chọn tạo
trong nước nhằm tiết kiệm ngoại tệ.
Vì vậy, đề tài “Khảo sát sự sinh trưởng – phát triển và năng suất của năm giống
bắp lai vụ xuân hè tại huyện Đồng Phú tỉnh Bình Phước” được tiến hành.
1.2 Mục đích – yêu cầu
1.2.1 Mục đích


13

Tuyển chọn những giống bắp lai cho năng suất cao, nhiễm sâu bệnh nhẹ, thích
hợp với điều kiện sinh thái của huyện Đồng Phú tỉnh Bình Phước và có thể mở rộng ra
khu vực Đông Nam Bộ.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống bắp lai thí
nghiệm.
1.2.3 Giới hạn đề tài
Do điều kiện có hạn nên thí nghiệm chỉ được tiến hành trên năm giống bắp lai
tại huyện Đồng Phú tỉnh Bình Phước trong vụ xuân hè năm 2011 và rút ra kết luận sơ
bộ.


14


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Nguồn gốc và lịch sử phát triển của cây bắp
Bắp đã được con người trồng hàng ngàn năm nay. Cây bắp có tên khoa học là
Zea mays L. thuộc họ hòa thảo (Gramineae). Dựa vào các di tích khảo cổ, Vavilov đã
kết luận bắp có nguồn gốc từ loài Teosinte ở Nam Mexico, tại hang động Tehuacan vào
khoảng 6000 năm TCN, sau đó cây bắp đi về Peru thành lập trung tâm phát sinh thứ
cấp, rồi lan truyền xuống các nước phía Nam Châu Mỹ. Từ Mexico cây bắp tiến lên
phía Bắc sang Hoa Kì được thuần hóa và lan rộng khắp Hoa Kì (Trần Thị Dạ Thảo,
2009).
Lịch sử phát triển của cây bắp được đánh dấu vào 5/11/1492 khi hai thủy thủ
trong đoàn thám hiểm của Christopher Columbus phát hiện ra cây bắp tại nội địa của
Cuba (Châu Mỹ). Columbus đã mang bắp về Châu Âu trồng đầu tiên ở Tây Ban Nha
năm 1493. Lúc đầu bắp được trồng trong các vườn như một loài hiếm. Chẳng bao lâu,
người ta nhận thấy được giá trị làm lương thực của bắp. Vì vậy, cây bắp đã được lan
truyền đi khắp các nước trên thế giới (Trần Thị Dạ Thảo, 2009).
2.2 Tầm quan trọng của cây bắp
2.2.1 Bắp làm cây lương thực cho con người
Bắp là cây lương thực nuôi sống gần 1/3 dân số thế giới. Các nước Trung Mỹ,
Nam Á, Châu Phi sử dụng bắp làm lương thực chính. Các nước khác sử dụng bắp làm
lương thực như: Đông Nam Phi (85%), Tây Trung Phi (80%), Đông Nam Á và Thái
Bình Dương (39%) (Ngô Hữu Tình, 1997).
2.2.2 Bắp làm thức ăn gia súc
Bắp là cây thức ăn gia súc quan trọng nhất hiện nay.
Trên thế giới hầu như 70% chất tinh trong thức ăn gia súc tổng hợp từ cây bắp.
Ngoài ra bắp còn là cây thức ăn xanh, ủ chua lí tưởng cho đại gia súc, đặc biệt là bò sữa
(Ngô Hữu Tình, 1997).


15


2.2.3 Bắp làm cây thực phẩm
Những năm gần đây bắp còn là cây thực phẩm, dùng bắp bao tử, làm rau cao
cấp, rau sạch có hàm lượng dinh dưỡng cao. Ngoài ra bắp còn dùng để ăn tươi (luộc,
nướng) hoặc đóng hộp, làm thực phẩm xuất khẩu.
2.2.4 Bắp cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp
Hiện nay đã có trên 650 mặt hàng khác nhau của các ngành công nghiệp lương
thực – thực phẩm, công nghiệp dược và công nghiệp nhẹ được chế tạo từ nguyên liệu là
bắp như: rượu cồn, tinh bột, dầu, bánh kẹo …(Ngô Hữu Tình, 1997).
2.2.5 Bắp là nguồn hàng hóa xuất khẩu
Hàng năm, trên thế giới lượng bắp xuất, nhập khẩu khoảng 70 triệu tấn (1990 –
1992).
2.3 Tình hình sản xuất bắp trên thế giới và trong nước
2.3.1 Tình hình sản xuất bắp trên thế giới
So với cây trồng khác thì cây bắp có lịch sử trồng trọt tương đối trẻ. Thế kỉ 15
nhập vào Châu Âu, thế kỉ 16 nhập vào Châu Á nhưng tốc độ phát triển khá nhanh.
Ngành sản xuất bắp thế giới phát triển liên tục từ đầu thế kỷ 20 đến nay, nhất là trong
40 năm gần đây, bắp là cây trồng có tốc độ tăng trưởng về năng suất cao nhất trong các
cây lương thực chủ yếu. Vào năm 1961, năng suất bắp trung bình của thế giới chỉ đạt
đến 20 tạ/ha, năm 2004, đã đạt 49,9 tạ/ha. Theo USDA (Bộ Nông Nghiệp Hoa Kì) (năm
2007) thì diện tích bắp (157 tạ/ha) đã vượt qua lúa nước, năng suất đạt 4,9 tạ/ha và sản
lượng đạt kỉ lục với 766,2 triệu tấn. Với lúa nước năm 1961 có diện tích là 115,26 triệu
ha, năng suất 18,7 tạ/ha và sản lượng 626,7 triệu tấn. Còn lúa mì thì có diện tích là
200,88 triệu ha, năng suất 10,9 tạ/ha, sản lượng 219,22 triệu tấn (năm 1961). Năm 2007
thì các số liệu tương ứng của cây lúa mì là diện tích 217,2 triệu ha, năng suất 28 tạ/ha,
sản lượng 603,6 triệu tấn (FAOSTAT, USDA 2008).
Ở những nước đang phát triển tốc độ sản xuất bắp hàng năm là 3,9%/năm.
Trung Quốc dẫn đầu với tốc độ xuất bắp hàng năm 6,3%/năm và đạt 40% sản lượng
của những nước đang phát triển. Trong khi đó ở Mỹ La Tinh và các nước Châu Á đang



16

phát triển khác tốc độ phát triển hàng năm đạt mức 2,8%. Ngược lại ở vùng phụ cận sa
mạc Sahara (Châu Phi) tốc độ phát triển hàng năm là 0,8% (Ngô Hữu Tình, 1997).
Nhìn chung thì sản lượng bắp ở các nước đang phát triển tăng chủ yếu do mở
rộng diện tích canh tác nhưng năng suất thì tăng chậm, chủ yếu sử dụng các giống bắp
địa phương thoái hóa. Theo thống kê gần đây diện tích trồng bắp của các nước đang
phát triển chiếm 60% tổng diện tích nhưng sản lượng chỉ chiếm 35% tổng sản lượng
bắp của thế giới (Ngô Hữu Tình, 1997).
Ở những nước phát triển tốc độ tăng sản lượng bắp hàng năm xấp xỉ 3,8%. Điểm
nổi bật về trồng bắp ở các nước phát triển là sản lượng tăng hàng năm chủ yếu dựa vào
việc tăng năng suất, bằng cách cải thiện giống, trồng các giống bắp lai mới trên toàn
diện tích canh tác bắp hơn là tăng diện tích trồng bắp ở các nước đang phát triển (Ngô
Hữu Tình, 1997).Trong các cây ngũ cốc bắp đứng thứ nhất về sản lượng và năng suất,
thứ ba về diện tích trên toàn thế giới. Bắp là một trong ba cây lương thực quan trọng
hàng đầu với khả năng thích nghi rộng từ vùng ôn đới đến nhiệt đới.
Bảng 2.1 Tình hình sản xuất bắp ở một số nước lớn trên thế giới năm 2008
Nước

Diện tích (ha)

Năng suất (tấn/ha)

Tổng sản lượng
(tấn)

Hoa Kì

31.825.600


9,66

307.383.552

Trung Quốc

29.882.998

5,55

166.035.097

Brazil

14.445.264

4,08

59.017.716

Ấn Độ

8.300.000

2,32

19.290.000

Mexico


7.353.940

3,30

24.320.100

Thế giới

161.016.542

5,10

822.712.527

( Nguồn: FAO, Trích từ Trần Thị Dạ Thảo, 2009)
Qua bảng 2.1 cho thấy Hoa Kì là nước đứng đầu về diện tích sản xuất bắp cũng
như năng suất và sản lượng trên thế giới do có trình độ cơ giới hóa, kĩ thuật thâm canh
cao, và chủ yếu là sử dụng giống chuyển gien như giống chuyển gien kháng sâu đục


17

thân, giống chuyển gien kháng thuốc trừ cỏ, giống chuyển gien có hàm lượng protein
cao…, và kế đến là Trung Quốc với diện tích khá lớn nhưng năng suất chỉ bằng một
nửa của Hoa Kì.
Theo dự báo của Viện chính sách lương thực quốc tế, đến năm 2020 nhu cầu về
bắp tại các nước đang phát triển sẽ vượt qua nhu cầu về lúa mì, lúa gạo, trong đó châu
Á sẽ chiếm hơn một nửa của nhu cầu này (IFPRI, 2005 trích Trần Thị Dạ Thảo, 2009).
Bảng 2.2 Một số nước trên thế giới có năng suất bắp cao năm 2008

Nước

Năng suất (tấn/ha)
Hà Lan

11,41

Úc

11,06

Bỉ

10,34

Ai Cập

10,30

Chi Lê

10,13

Thụy Sĩ

9,98

Tây ban Nha

9,90


Đức

9,80

Hoa Kỳ
9,65
( Nguồn: FAO, Trích dẫn từ Trần Thị Dạ Thảo, 2009)
Qua bảng 2.2 cho thấy Hà Lan là nước đứng đầu về năng suất trên thế giới kế
đến là Úc và Hoa Kỳ là nước có năng suất thấp nhất.
Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ bắp cao và bắp lai được sử dụng để chế biến biofuel,
một loại nhiên liệu sinh học sử dụng cho các phương tiện giao thông nhằm hạn chế ô
nhiễm môi trường nên diên tích trồng bắp tăng nhanh.
2.3.2 Tình hình sản xuất bắp trong nước
*Một số giống bắp được trồng phổ biến tại Việt Nam


18

Trong thực tiễn sản xuất hiện nay ở nước ta sử dụng các giống bắp thuộc các
nhóm giống:
+ Nhóm giống bắp thụ phấn tự do: TSB – 2, MSB – 49, Q2, VM1, CV – 1
+ Nhóm giống bắp lai: LS – 5, LS – 6, P – 11, P – 60, B – 9681, C919, LVN25,
NK66, CP999
+ Nhóm giống bắp nếp: VN – 2, MX2, WAX22
+Nhóm giống bắp rau: Pacific – 116, LVN23, bắp rí Bạc Liêu
+Nhóm giống bắp ngọt: TSB – 3, TN – 115, bắp ngọt Sakita (Nguyễn Đăng
Nghĩa, 2008)
Theo Ngô Hữu Tình (1997), bắp được đưa vào Việt Nam khoảng 300 năm
trước. Mặc dầu là cây lương thực thứ hai sau lúa nước, song do truyền thống trồng lúa

nước nên trước đây cây bắp chưa được chú trọng và đầu tư đúng mức, dẫn tới chưa
phát huy hết tiềm năng của nó ở nước ta.
Năng suất bắp Việt Nam những năm 1960 chỉ đạt 1 tấn/ha, với diện tích hơn 200
ha, đến những đầu năm 1980 năng suất cũng chỉ đạt 1,1 tấn/ha và sản lượng hơn
400.000 tấn do vẫn trồng giống bắp địa phương với kĩ thuật canh tác lạc hậu. Từ giữa
những năm 1980, nhờ hợp tác với trung tâm cải tạo Bắp và Lúa mì Quốc tế
(CIMMYT) nên nhiều giống bắp cải tiến được đưa vào trồng nên góp phần nâng năng
suất lên 1,5 tấn/ha vào những năm 1990. Từ năm 1990 tới nay cuộc cách mạng về bắp
lai đã làm thay đổi căn bản nghề trồng bắp ở nước ta, nó đưa Việt Nam vào hàng ngũ
những nước trồng bắp lai tiên tiến ở Châu Á (Trần Hồng Uy, 1999). Năm 2008, diện
tích bắp cả nước đạt 1.140.000 ha, năng suất đạt 4,01 tấn/ha, sản lượng trên 4,5 triệu
tấn (www.gso.gov.vn, 2011). Tuy nhiên, cho đến nay sản xuất bắp ở nước ta phát triển
chưa tương xứng với tiềm năng, chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, hàng năm
nước ta vẫn phải nhập từ 500 – 700 tấn bắp hạt (Phan Xuân Hào, 2008).


19

Bảng 2.3 Tình hình sản xuất bắp ở Việt Nam giai đoạn 2004 – 2009
Năm

Diện tích (1000 ha)

Năng suất (tấn/ha)

Tổng sản lượng
(1000 tấn)

2004


991,1

3,46

3430,9

2005

1052,6

3,60

3787,1

2006

1033,1

3,73

3854,6

2007

1096,1

3,93

4303,2


2008

1140,2

4,01

4573,1

2009 (Sơ bộ)

1086,8

4,08

4431,8

(Nguồn: www.gso.gov.vn, 2011)
Ở Việt Nam có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm , có chiều dài địa lí hơn 2000 km nên
có thể trồng bắp được quanh năm. Theo Trương Đích và ctv (1999) thì nước ta có 8
vùng trồng bắp sau:
1- Vùng núi Đông Bắc
2- Vùng núi Tây Bắc
3- Vùng đồng bằng Sông Hồng
4- Vùng Bắc Trung Bộ
5- Vùng Tây Nguyên
6- Vùng duyên hải Miền Trung
7- Vùng Đông Nam Bộ
8- Vùng đồng bằng sông Cửu Long
2.3.3 Tình hình sản xuất bắp của tỉnh Bình Phước
Bình Phước có đất xám trên nền phù sa cổ, có điều kiện khí hậu thuận lợi, là một

tỉnh phát triển mạnh về trồng cây công nghiệp, nông nghiệp, người dân có tập quán
trồng bắp lâu đời, tuy nhiên diện tích và năng suất bắp vẫn còn thấp (bảng 2.4).


20

Bảng 2.4 Tình hình sản xuất bắp của tỉnh Bình Phước giai đoạn 2003-2008
Năm

Diện tích (1000 ha)

Năng suất (tấn/ha)

Tổng sản lượng
(1000 tấn)

2003

7,8

2,91

22,7

2004

7,1

2,93


20,9

2005

7,7

3,16

24,2

2006

7,0

3,10

21,8

2007

6,3

3,21

20,3

2008

6,6
3,18

21,1
(Nguồn: Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước, 2009)

2.4 Tình hình nghiên cứu về giống bắp
Vào năm 1900 Mendel và Morgan đã đặt nền móng và đưa cây bắp vào bước
phát triển mới. Trong giai đoạn 1908 – 1912 các nhà di truyền học người Mĩ: East,
Shull, Jone đã thực hiện những nghiên cứu đầu tiên về ưu thế lai ở bắp bằng những
giống lai giữa giống và sau đó là những giống bắp lai giữa các dòng tự phối. Ở Mĩ năm
1932 – 1933 những giống bắp lai chiếm 0,1% diện tích gieo trồng, năm 1943 chiếm
52,4%, năm 1953 chiếm 85%, năm 1933 chiếm 100%. Vào nửa cuối thế kỉ 20, cuộc
cách mạng về bắp lai đã tạo nên những thành tựu rực rỡ trên tất cả các châu lục, đặc
biệt là các nước phát triển như Mĩ, Pháp, Ý (Trần Hồng Uy, 1999).
Trong các thí nghiệm ở Mĩ, bằng những giống lai đơn người ta đạt trên 25
tấn/ha. Trong sản xuất diện rộng, ở những nước phát triển bằng giống bắp lai đơn người
ta đạt trên 15 – 18 tấn/ha. Các nhà khoa học cho rằng: “Vào thế kỉ 21 với giống bắp lai
con người có thể đạt được trên 30 tấn/ha trong thí nghiệm và đạt 20 tấn/ha trong sản
xuất là chuyện bình thường” (Trần Hồng Uy, 1999).
Nhìn chung ở các nước công nghiệp phát triển, tỷ trọng trồng bắp lai hầu như
chiếm 100% diện tích. Ở các nước đang phát triển, giống bắp lai ngày một tăng, tỷ lệ
tăng nhanh hay chậm tùy thuộc chính sách của chính phủ, trình độ dân trí và điều kiện
kinh tế của mỗi nước. Các nước xuất khẩu bắp phần là những nước sử dụng 100%


21

giống bắp lai hoặc sử dụng ở tỉ lệ cao như: Mĩ, Pháp, Braxin, Trung Quốc (73 – 100%)
(Trần Hồng Uy, 1999).
*Sự phát triển của bắp lai ở Việt Nam
Vào những năm 1962 – 1964 các chuyên gia Rumani sang Viện khảo cứu nông
lâm và Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội giúp đỡ Việt Nam nghiên cứu và phát triển

bắp lai. Câc chuyên gia Rumani đã cùng phía Việt Nam thu thập một số giống địa
phương và đồng thời đưa một số dòng, giống thụ phấn tự do và giống bắp lai vào thử
nghiệm như: ICAR54, WARWICK – 303, WARWICK – 600, WISCONSIN – 335,
PIONEER 371, IOWA 4361 và một số dòng của Mỹ và của Viện Fundulea (Rumani).
Sau 3 năm nghiên cứu và thử nghiệm đã không thành công (Trần Hồng Uy, 1999).
Lần thứ hai vào năm 1971 – 1973 đã thử nghiệm với các giống bắp lai MV – 59,
MV – 131, MVCS – 660, MVTC – 520, MVDC – 602 và các dòng B – 73, N – 6, C –
103, A – 632. Nhưng một lần nữa thất bại, sai lầm là đem những nguồn nguyên liệu
giống từ ôn đới sang nhiệt đới ẩm Việt Nam.
Nhìn chung, giai đoạn thập niên 60 – 70 thì giống bắp lai chủ yếu là nhập nội
trồng thử nghiệm, sau này có giống Ganga – 5 của Ấn Độ năng suất chưa vượt quá 5
tấn/ha. Việt Nam bắt đầu đi vào chương trình tạo giống bắp lai từ dòng tự phối, các
giống bắp lai từ những giống bắp thụ phấn tự do đã được đưa vào sản xuất như: TH –
2A, TH – 2B, TSB – 2, MSB – 49, IB – 1, VN – 1, HLS, HL – 36. Nhưng mãi đến
những năm 1985 mới trồng thử nghiệm những giống bắp lai đầu tiên của Việt Nam như
LDSB – 1, LDSB – 2 (Trần Hồng Uy, 1999).
Từ năm 1990, chính phủ Việt Nam đã chú ý đến phát triển cây bắp. Diện tích,
nưng suất ngày càng gia tăng. Một số địa phương có năng suất bình quân 5 – 6 tấn/ha.
Một vài nông hộ đạt năng suất 10 – 12 tấn/ha (Ngô Hữu Tình , 1997).
Nhờ mở rộng diện tích bắp lai mà trong những năm qua tổng số sản lượng và
năng suất bắp tăng lên nhanh chóng, đến năm 1998 diện tích trồng bắp lai đạt 340.000
ha tỷ lệ sử dụng bắp lai đạt chiếm 53%. Việc nghiên cứu thành công công nghệ sản
xuất hạt giống bắp lai qui ước và không quy ước đã góp phần làm tăng diện tích trồng
bắp lai lên đáng kể.


22

Các giống bắp lai không quy ước gồm: LS5, LS6, LS8 có tiềm năng năng suất từ
3 – 7 tấn/ha (Trương Đích và ctv, 1999).

Các giống bắp lai quy ước gồm:
Gồm các kiểu: Lai đơn (A x B), lai ba (A x B) x C, lai kép (A x B) x (C x D), lai
nhiều dòng (A x B) x (C x D) x E.
+ Giống chín sớm: LVN1, LVN5, LVN20 có tiềm năng năng suất từ 4 - 6 tấn/ha
+ Giống chín trung bình: LVN4, LVN6, LVN17 có tiềm năng năng suất 5 – 10 tấn/ha
+Giống chín muộn: NK66, LVN11, LVN16 năng suất 7 – 13 tấn/ha (Trương Đích và
ctv, 1999)
Trong những năm qua, hạt giống bắp lai không quy ước và quy ước của Việt
Nam chiếm 60-70% diện tích trồng bắp lai. Ngoài ra việc du nhập, chọn lọc, sử dụng
các giống bắp lai của nước ngoài cũng được coi trọng, một số giống tiêu biểu như:
Pacific (P –11, P – 60 ), tập đoàn CP (DK888, DK999), công ty Uniseed (U.90, U.38),
công ty Cargill (C919, C922), công ty Novartis (NT – 5027, NT – 5037) …(Trần Hồng
Uy, 1999) Những năm tới diện tích sản xuất hạt giống bắp lai của Việt Nam sẽ tăng
nhanh để giảm bớt lượng hạt giống nhập khẩu, tiết kiệm ngoại tệ và giải quyết việc làm
cho người dân Việt Nam.
Tóm lại, diện tích và năng suất bắp sẽ tăng nhanh trên toàn thế giới cũng như trong
nước, do nhu cầu sử dụng ngày càng cao của con người. Vì vậy, việc tăng năng suất
bắp là điều bắt buộc mà các nước trên thế giới cũng như nước ta. Muốn đạt được điều
này phải đi đôi với việc mở rộng diện tích là tuyển lựa các giống bắp lai có năng suất
tốt, thích nghi với từng điều kiện sinh thái của từng vùng.


23

Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 Thời gian và địa điểm tiến hành
Thí nghiệm được tiến hành trong vụ xuân hè, từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2011,
tại xã Tân Phước huyện Đồng Phú tỉnh Bình Phước.
3.2.Điều kiện tự nhiên

3.2.1.Khí hậu thời tiết thuỷ văn
Bình Phước nằm trong khu vực miền Đông Nam Bộ chịu ảnh hưởng nhiệt đới
gió mùa. Được phân ra hai mùa: mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 10, mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Bảng 3.1 Khí hậu thời tiết từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2011

Tháng

Nhiệt độ
trung bình
( 0C )

Tổng lượng
mưa
(mm/tháng)

Độ ẩm trung
bình
(%)

Tổng số giờ
nắng/tháng
(h)

3/2011

26,1

168,9


73

250

4/2011

27,8

187,6

74

240

5/2011

27,8

226,3

81

222

6/2011

27,1

370,1


83

204

(Trung tâm KTTV Bình Phước, năm 2011)
Điều kiện thời tiết trong thời gian thí nghiệm không thuận lợi, nắng hạn ở thời kì
cây con, mưa to kéo dài thời kì vươn cao làm ẩm độ cao nên sâu bệnh hại phát triển ảnh
hưởng xấu tới sự sinh trưởng, phát triển của bắp.
3.2.2 Mô tả địa điểm thí nghiệm
Đất thí nghiệm thuộc loại xám, có tầng canh tác mỏng, nghèo lân, trung tính (bảng 3.2)


24

Bảng 3.2 Thành phần lý hóa tính tại địa điểm thí nghiệm
Cát (%)

28

Thịt (%)

18

Sét (%)

54
5,19

Mùn (%)
N (%)


0,04

P2O5 (%)

0,02

K2O (%)

0,38

Lân dễ tiêu (mg P/100gr đất)

0,03

pH H2O

6,7

pH KCl

6,2

( Nguồn: Bộ môn nông hoá thổ nhưỡng-ĐH Nông Lâm TP.HCM, 2010)
3.3 Vật liệu và phương pháp thí nghiệm
3.3.1 Giống
Giống thí nghiệm gồm 5 giống bắp lai đơn, và giống đối chứng là NK66
Bảng 3.3 Kí hiệu của 6 giống bắp thí nghiệm
STT


Tên giống

Nguồn gốc

01

HL1

TT NC Nông nghiệp Hưng Lộc – Đồng Nai

02

HL2

TT NC Nông nghiệp Hưng Lộc – Đồng Nai

03

HL3

TT NC Nông nghiệp Hưng Lộc – Đồng Nai

04

HL4

TT NC Nông nghiệp Hưng Lộc – Đồng Nai

05- đ/c


NK66

Syngenta – Thụy Sĩ

3.3.2 Phân bón
Phân bón nền/ha: Phân chuồng 7 – 10 tấn + 180N-80P2O5-80K20
Quy ra dạng thương phẩm: 391 kg Urê - 500 kg Super lân - 133kg KCl/ ha


25

*Các vật dụng khác: Thước đo, tập, viết, sơn, lưới bảo vệ …
3.3.3 Phương pháp thí nghiệm
Bố trí thí nghiệm :
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên đơn yếu tố (giống),
gồm 5 nghiệm thức , mỗi nghiệm thức tương ứng một giống với 4 lần lập lại.
Tổng số ô thí nghiệm: 5 x 4 = 20 ô
Diện tích của mỗi ô : 3 x 5 = 15 m2
Diện tích thí nghiệm: 15 x 20 = 300 m2
Tổng diện tích khu thí nghiệm: 500 m2
LLL1

LLL2

LLL3

LLL4

1


5

4

2

2

3

1

4

3

4

5

1

4

2

3

5


5

1

2

3

Chiều biến thiên
Sơ đồ bố trí thí nghiệm so sánh các giống bắp lai vụ xuân hè năm 2011 tai huyện Đồng
Phú tỉnh Bình Phước
3.4 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
Tất cả các chỉ tiêu theo dõi được tiến hành ở 5 cây đại diện trên hai hàng giữa
của mỗi ô thí nghiệm và thực hiện cho 4 lần lặp lại theo tiêu chuẩn ngành 10 TCN -98.
3.4.1 Thời gian sinh trưởng
Theo dõi ngày mọc, giai đoạn 3-4 lá, giai đoạn 9-10 lá, ngày trổ cờ, tung phấn,
phun râu và chín hoàn toàn. Nếu có 70% số cây của mỗi ô đạt ở giai đoạn nào thì coi
như giai đoạn đó hoàn thành.
3.4.2 Động thái tăng trưởng chiều cao và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây
Các cây theo dõi được đo theo phương pháp vuốt lá.


×