Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

KHẢO SÁT HIỆU QUẢ PHÒNG TRỪ BỆNH CORYNESPORA Corynespora cassiicola (Berk. Curt.) Wei. CỦA MỘT SỐ CHẤT KÍCH KHÁNG TRÊN CÂY CAO SU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.64 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT HIỆU QUẢ PHÒNG TRỪ BỆNH CORYNESPORA
[Corynespora cassiicola (Berk. & Curt.) Wei.]
CỦA MỘT SỐ CHẤT KÍCH KHÁNG
TRÊN CÂY CAO SU

NGÀNH

: NÔNG HỌC

KHÓA

: 2007 - 2011

SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN THỊ TRÚC HÀ

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08/2011
  


i

KHẢO SÁT HIỆU QUẢ PHÒNG TRỪ BỆNH CORYNESPORA
[Corynespora cassiicola (Berk. & Curt.) Wei.]
CỦA MỘT SỐ CHẤT KÍCH KHÁNG
TRÊN CÂY CAO SU


Tác giả
TRẦN THỊ TRÚC HÀ

Khóa luận được đệ trình để hoàn thành yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành Nông học

Hội đồng hướng dẫn:
TS. Nguyễn Anh Nghĩa
ThS. Trần Văn Lợt
KS. Nguyễn Đôn Hiệu

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08/2010
  


ii

LỜI CẢM ƠN
Cảm ơn Ba, Mẹ đã sinh thành và nuôi con lớn lên, cho con đến trường tiếp cận
với văn minh, tiến bộ xã hội. Cảm ơn vì những lúc mệt mỏi nhất Ba, Mẹ luôn bên con.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
-

Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM, Ban chủ nhiệm khoa
Nông Học cùng toàn thể quý thầy cô đã tạo điều kiện, giúp đỡ và truyền đạt
kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập.

-

Ban giám đốc Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam và Bộ môn Bảo vệ Thực

Vật đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.

-

Thầy Nguyễn Anh Nghĩa đã tận tình hướng dẫn thực hiện đề tài.

-

Thầy Trần Văn Lợt và KS. Nguyễn Đôn Hiệu đã chỉ dẫn giúp tôi hoàn thành
khóa luận.

-

Dì Kim Thị Thúy luôn bên cạnh và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt
thời gian thực tập.

-

Ks. Nguyễn Ngọc Mai, KTV. Nguyễn Thị Thanh Thảo cùng toàn thể các
anh chị trong Bộ môn Bảo vệ Thực vật và Bộ môn Sinh lý Khai thác đã tận
tình giúp đỡ.

-

Ks. Huỳnh Đức Định, Ks. Huỳnh Thị Minh Tâm (Bộ môn Giống) luôn động
viên, giúp đỡ và chia sẽ những khó khăn.

-

Bạn Lâm Minh Nhung, Phạm Hoàng Sơn, Lương Minh Tâm, Đỗ Anh Tuấn

và các anh chị, sinh viên tại khu tập thể - nhà khách Viện Nghiên cứu Cao
su Việt Nam.
Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 08, năm 2011
Trần Thị Trúc Hà

  


iii

TÓM TẮT
Trần

Thị Trúc Hà, Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh. Tháng

08/2011. “Khảo sát hiệu quả phòng trừ bệnh Corynespora [Corynespora cassiicola
(Berk. & Curt.) Wei.] của một số chất kích kháng trên cây cao su”. Thực hiện từ
18/03/2011 đến 20/07/2011 tại Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Phòng Thí nghiệm Công
nghệ Sinh học, Phòng nuôi cấy nấm, và Vườn nhân gỗ ghép Trạm Thực nghiệm Cao
su Lai Khê - VNCCSVN.
Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Anh Nghĩa, Ths. Trần Văn Lợt và KS.
Nguyễn Đôn Hiệu.
Nội dung nghiên cứu:
Nhóm thí nghiệm 1 (TN1): Khảo sát mối quan hệ giữa hoạt tính Peroxidase (POD)
với các mức thời gian xử lý chất kích kháng đối với bệnh Corynespora trên cây cao su.
Nhóm thí nghiệm 2 (TN2): Khảo sát ảnh hưởng của các mức thời gian xử lý
chất kích kháng đối với bệnh Corynespora trên cây cao su.
Thí nghiệm 3 (TN3): Khảo sát hiệu quả các chất kích kháng và một số loại
thuốc hóa học trong phòng trừ bệnh Corynespora trên cây cao su.
Kết quả đạt được:

Nhóm TN1: Theo phương pháp của Thankamony và Philip (2006), khi tiến hành
xử lý salicylic acid (SA) trước 57 giờ lây nhiễm nhân tạo (LNNT) làm hoạt tính POD
tăng cao và ổn định hơn phun SA trước 9 giờ LNNT. Phun Olicide 9DD (OC) sau 39
giờ hay trước 9 giờ LNNT không làm cho hoạt tính POD tăng lên, riêng NT T-57 hoạt
tính POD tăng được 97 đơn vị sau 24 giờ phun thuốc. Đối với chất kích kháng oxalic
acid (OA), hoạt tính POD tăng lên ở ba mức thời điểm xử lý nhưng việc tiến hành phun
sau 39 giờ LNNT làm cho hoạt tính POD tăng ổn định hơn là xử lý trước.
Nhóm TN2: Phun SA trước 72, 48, 24 giờ LNNT đều mang lại hiệu quả trong
phòng trừ bệnh Corynespora trên cây cao su. Xử lý OC trước 24, 48 giờ (OC_T-24,
  


iv

OC_T-48) hoặc sau 24, 48 giờ (OC_T+24, OC_T+48) đều ức chế sự phát triển và lây
lan của nấm C. cassiicola. Riêng oxalic acid dù tiến hành xử lý trước hay sau LNNT,
đều mang lại hiệu quả phòng trừ bệnh Corynespora.
TN3: Các thuốc hóa học (Carbenvil 50SC, Hexin 5SC) có tác dụng trong phòng
trừ bệnh Corynespora. Phun SA 40 ppm mang lại hiệu quả kích kháng tốt nhất. Hai
chất Olicide 9DD và oxalic acid, xử lý ở nồng độ cao (OC 180 ppm, OA 90 ppm) có
hiệu quả phòng trừ bệnh cao hơn nồng độ thấp (OC 90 ppm, OA 45 ppm).

  


v

MỤC LỤC
Đề mục


Trang

Trang tựa .......................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ...................................................................................................................... ii
Tóm tắt ........................................................................................................................ iiiii
Mục lục ........................................................................................................................... v
Danh sách các chữ viết tắt ...........................................................................................viii
Danh sách các bảng ........................................................................................................ x
Danh sách hình và đồ thị ............................................................................................... xi
Chương 1: MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................................. 1
1.2 Mục đích – yêu cầu................................................................................................... 2
1.2.1 Mục đích ................................................................................................................ 2
1.2.2 Yêu cầu .................................................................................................................. 2
1.3 Giới hạn của đề tài .................................................................................................... 3
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 4
2.1 Bệnh Corynespora trên cây cao su ........................................................................... 4
2.1.1 Triệu chứng............................................................................................................ 4
2.1.2 Tác nhân gây bệnh ................................................................................................. 5
2.2 Một số cơ chế kháng bệnh trên cây trồng................................................................. 8
2.2.1 Kháng bệnh thụ động............................................................................................. 9
2.2.2 Kháng bệnh chủ động .......................................................................................... 11
2.3 Sự kích thích tính kháng bệnh trên cây trồng ......................................................... 14
2.3.1 Khái niệm ............................................................................................................ 14
2.3.2 Cơ chế kích kháng ............................................................................................... 14
2.3.3 Tác nhân gây kích kháng ..................................................................................... 15
2.3.4 Các loại kích kháng ............................................................................................. 15
2.4 Cơ chế của hiện tượng kích kháng lưu dẫn ............................................................ 16
2.4.1 Cơ chế truyền tín hiệu ......................................................................................... 16
2.4.2 Sự lignin hóa ........................................................................................................ 17


  


vi

2.4.3 Các protein liên quan đến sự phát sinh bệnh ....................................................... 18
2.4.4 Điều kiện đưa đến kích kháng lưu dẫn ................................................................ 20
2.5 Một số nghiên cứu về enzyme phòng vệ của cây cao su ........................................ 20
2.5.1 Sơ lược về peroxidase (POD) .............................................................................. 20
2.5.2 Vai trò của peroxidase đối với cây cao su ........................................................... 21
2.6 Chất kích kháng salicylic acid (SA) ....................................................................... 22
2.7 Một số nghiên cứu về oxalic acid trong và ngoài nước.......................................... 25
2.8 Một số loại thuốc sử dụng trong thí nghiệm........................................................... 27
2.8.1 Salycilic acid (SA) .............................................................................................. 27
2.8.2 Olicide 9 DD (OC) .............................................................................................. 27
2.8.3 Oxalic acid (OA) ................................................................................................. 28
2.8.4 Carbenvil 50SC (Ca) ........................................................................................... 28
2.8.5 Hexin 5SC (He) ................................................................................................... 29
Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP .......................................................... 30
3.1 Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 30
3.2 Nhóm thí nghiệm 1: Khảo sát mối quan hệ giữa hoạt tính peroxidase với các mức
thời gian xử lý một số chất kích kháng đối với bệnh Corynespora trên cây cao su……...30
3.3 Nhóm thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của các mức thời gian xử lý chất kích
kháng đối với bệnh Corynespora trên cây cao su. ........................................................ 34
3.4 Thí nghiệm 3: Khảo sát hiệu quả các chất kích kháng và một số loại thuốc hóa
học trong phòng trừ bệnh Corynespora trên cây cao su. .............................................. 36
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................................. 38
4.1 Kết quả nhóm thí nghiệm 1 .................................................................................... 38
4.1.1 Kết quả thí nghiệm khảo sát mối quan hệ giữa hoạt tính POD với các mức thời

gian xử lý salicylic acid đối với bệnh Corynespora trên cây cao su ............................ 38
4.1.2 Kết quả thí nghiệm khảo sát mối quan hệ giữa hoạt tính POD với các mức thời
gian xử lý Olicide 9DD đối với bệnh Corynespora trên cây cao su. ............................ 40
4.1.3 Kết quả thí nghiệm khảo sát mối quan hệ giữa hoạt tính POD với các mức thời
gian xử lý oxalic acid đối với bệnh Corynespora trên cây cao su. ............................... 42
4.2 Kết quả nhóm thí nghiệm 2 .................................................................................... 44

  


vii

4.2.1 Kết quả ảnh hưởng của các mức thời gian xử lý salicylic acid đối với bệnh
Corynespora trên cây cao su ......................................................................................... 44
4.2.2 Kết quả ảnh hưởng của các mức thời gian xử lý Olicide 9DD đối với bệnh
Corynespora trên cây cao su ......................................................................................... 50
4.2.3 Kết quả ảnh hưởng của các mức thời gian xử lý oxalic acid đối với bệnh
Corynespora trên cây cao su ......................................................................................... 53
4.3 Kết quả thí nghiệm khảo sát hiệu quả các chất kích kháng và một số loại thuốc hóa
học trong phòng trừ bệnh Corynespora trên cây cao su ............................................... 60
Chương 5: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .................................................................... 64
5.1 Kết luận: ................................................................................................................. 64
5.1.1 Nhóm thí nghiệm 1: ............................................................................................. 64
5.1.2 Nhóm thí nghiệm 2: ............................................................................................. 64
5.1.3 Thí nghiệm 3:....................................................................................................... 65
5.2 Kiến nghị: ............................................................................................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 66
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 69

  



viii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ABS: Abscisic acid
ASM: acibenzola-S-methyl
BVTV: Bảo Vệ Thực Vật
C. cassiicola: Corynespora cassiicola
Ca: Carbenvil 50SC
CSB: Chỉ số bệnh
Ctv: Cộng tác viên
DC: Đối chứng
Dien: là các hợp chất hydrocarbon có chứa 2 liên kết kép
Dvt: dòng vô tính
He: Hexin 5 SC
JA: Jasmonic acid
LD50: Liều gây chết 50 % số cá thể thí nghiệm (Lethal Dose 50)
LLL: Lần lặp lại
LNNT: Lây nhiễm nhân tạo
MEA: Malt Extract Agar
NPR1: Non-Exepressor of PR1
NSKS: Ngày sau khi sạ
NT: Nghiệm thức
OA: Oxalic Acid
OC: Olicide 9DD
PDA: Potato Dextrose Agar
POD: Peroxidase
PR protein: Pathogenesis Related Protein
PSA: Potato Sucrose Agar

RLEA: Rubber Leaf Extract Agar
SA: Salicylic Acid
  


ix

SAR: Systemic Acquired Resistance
T+24: Phun thuốc sau 24 giờ lây bệnh nhân tạo
T+39: Phun thuốc sau 39 giờ lây bệnh nhân tạo
T+48: Phun thuốc sau 48 giờ lây bệnh nhân tạo
T+72: Phun thuốc sau 72 giờ lây bệnh nhân tạo
T-24: Phun thuốc trước 24 giờ lây bệnh nhân tạo
T-48: Phun thuốc trước 48 giờ lây bệnh nhân tạo
T-57: Phun thuốc trước 57 giờ lây bệnh nhân tạo
T-72: Phun thuốc trước 72 giờ lây bệnh nhân tạo
T-9: Phun thuốc trước 9 giờ lây bệnh nhân tạo
TCB: Thối cổ bông
TLB: Tỉ lệ bệnh
TN: Thí nghiệm
TNT: Lây bệnh nhân tạo không xử lý thuốc
UV: Ultra Violet
VNCCSVN: Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam

  


x

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng

Trang

Bảng 2.1: Các protein chính thường được tạo ra khi cây nhiễm bệnh......................... 19
Bảng 3.1: Bảng phân cấp bệnh Corynespora trên phiến lá cây cao su ........................ 35
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của các mức thời gian xử lý SA lên chỉ số bệnh qua các đợt
quan trắc ....................................................................................................................... 46
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của các mức thời gian xử lý SA lên tỉ lệ bệnh qua các đợt quan
trắc ................................................................................................................................ 46
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của các mức thời gian xử lý OC lên chỉ số bệnh qua các đợt
quan trắc ....................................................................................................................... 51
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của các mức thời gian xử lý OC lên tỉ lệ bệnh qua các đợt quan
trắc ................................................................................................................................ 52
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của các mức thời gian xử lý OA lên chỉ số bệnh qua các đợt
quan trắc ....................................................................................................................... 56
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của các mức thời gian xử lý OA lên tỉ lệ bệnh qua các đợt quan
trắc ................................................................................................................................ 56
Bảng 4.7: Diễn biến chỉ số bệnh (%) trước và sau các lần xử lý thuốc ....................... 63
Bảng 4.8: Diễn biến tỉ lệ bệnh (%) trước và sau các lần xử lý thuốc .......................... 63

  


xi
 

DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Hình – Đồ thị


Trang

Hình 2.1: Một số triệu chứng bệnh Corynespora trên lá cao su. ................................... 5
Hình 2.2: Khuẩn lạc và bào tử nấm C. cassiicola trên môi trường nhân tạo PDA........ 6
Hình 3.1: Minh họa cấp bệnh Corynespora trên phiến lá ............................................ 35
Hình 4.1: Biểu hiện triệu chứng trên lá qua các đợt quan trắc ở nhóm NT xử lý SA
trước lây bệnh nhân tạo ................................................................................................ 47
Hình 4.2: Biểu hiện triệu chứng trên lá qua các đợt quan trắc ở nhóm NT xử lý SA sau
lây bệnh nhân tạo .......................................................................................................... 48
Hình 4.3: Biểu hiện triệu chứng trên lá qua các đợt quan trắc ở NT TNT...................49
Hình 4.4: Biểu hiện triệu chứng trên lá qua các đợt quan trắc ở NT DC .................... 49
Hình 4.5: Biểu hiện triệu chứng trên lá qua các đợt quan trắc ở nhóm NT xử lý OC
trước lây bệnh nhân tạo.................................................................................................53
Hình 4.6: Biểu hiện triệu chứng trên lá qua các đợt quan trắc ở nhóm NT xử lý OC sau
lây bệnh nhân tạo .......................................................................................................... 54
Hình 4.7: Biểu hiện triệu chứng trên lá qua các đợt quan trắc ở nhóm NT xử lý OA
trước lây bệnh nhân tạo ................................................................................................ 57
Hình 4.8: Biểu hiện triệu chứng trên lá qua các đợt quan trắc ở nhóm NT xử lý OA
sau lây bệnh nhân tạo ................................................................................................... 58
Hình 4.9: Một số hình ảnh các vết bệnh bị cô lập ở NT SA_T-72 .............................. 59
 

Đồ thị 4.1: Biến thiên hoạt tính của enzyme peroxidase ở những thời điểm xử lý
salicylic acid ................................................................................................................. 39
Đồ thị 4.2: Biến thiên hoạt tính của enzyme peroxidase ở những thời điểm xử lý
Olicide 9DD.................................................................................................................. 41
Đồ thị 4.3: Biến thiên hoạt tính của enzyme peroxidase ở những thời điểm xử lý oxalic
acid................................................................................................................................ 43

  



1
 

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Bệnh rụng lá cao su Corynespora do nấm Corynespora casiicola (C. cassiicola) gây
ra, được biết như một đại dịch từ hai thập kỷ trở lại đây, bệnh gây hại trên phiến lá non lẫn
lá già, cuống lá và chồi. Khi bệnh nặng lá cao su có thể rụng hoàn toàn còn lại cành trơ. Để
khắc phục bệnh này, về mặt biện pháp hóa học, Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam khuyến
cáo sử dụng những loại thuốc có gốc hexaconazole (Anvil 5 SC, Hexin 5) hoặc phối hợp
hexaconazole và carbendazim (Carbenzim 500 SL, Carbenvil 50 SC) mang lại hiệu quả diệt
nấm tức thời, dập tắt được bệnh nhanh chóng, ngăn cản được sự lan truyền của nguồn nấm
và hạn chế sự mất sản lượng mủ cho vườn cây cao su. Bên cạnh những lợi ích mà thuốc bảo
vệ thực vật mang lại thì những ảnh hưởng của nó đến sức khỏe con người, đến môi trường
sống cũng là một vấn đề đáng lo ngại.
Đối với môi trường xung quanh, thuốc bảo vệ thực vật diệt cả những côn trùng
và động vật hữu ích cho con người, có thể làm biến đổi thế cân bằng tự nhiên của hệ
sinh thái gây ô nhiễm đất, nước, không khí. Các thuốc trừ sâu bệnh tồn dư lâu, không
bị phân hủy ở trong đất và trong nước có thể làm cho động vật, cây trồng sống ở đó bị
nhiễm thuốc. Ngoài ra việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật lâu dài không chọn lọc, luân
phiên, có thể tạo ra những nòi sâu, bệnh, cỏ dại mang tính kháng thuốc cao, dẫn đến
việc phát sinh những đối tượng gây hại mới và có thể gây hiện tượng tái phát của sâu
bệnh hại. Theo Jayasingh (2000), để đáp ứng khác nhau với những loại thuốc trừ nấm,
nấm C. cassiicola đã hình thành nhiều nòi nên đã vượt qua tính kháng của một số dòng
vô tính (dvt). Diễn biến tình hình bệnh hại trên cao su hiện nay sẽ trở nên phức tạp hơn
nữa khi việc tiến hành phun xịt các loại thuốc hóa học mà không được kiểm soát.


  


2
 

Đối với con người, khi sử dụng thuốc không đúng cách, thuốc bảo vệ thực vật
sẽ gây nhiễm độc cấp tính như bỏng mắt, hủy hoại da, ảnh hưởng thần kinh, gan. Khi
bị nhiễm độc mãn tính sẽ ảnh hưởng đến tủy xương, sinh sản, ảnh hưởng đến cơ chế
miễn dịch. Đặc biệt đối với vườn cây cao su khai thác, khi việc phun xịt phải tiến hành
trên cao, mà những loại thuốc có khả năng bay hơi mạnh sẽ gây khó chịu, mệt mỏi,
thậm chí bị choáng ngất cho người trực tiếp phun thuốc trên đồng nhất là người nông
dân không trang bị phòng hộ.
Trước hiện trạng đó, việc nghiên cứu áp dụng các chất kích kháng trong việc
phòng trị bệnh Corynespora trên cây cao su là điều cần thiết, đây được coi là một chiến
lược phòng trừ bệnh cây một cách hữu hiệu và bền vững. Đó là cơ sở để đề tài “Khảo
sát hiệu quả phòng trừ bệnh Corynespora [Corynespora cassiicola (Berk. &
Curt.) Wei.] của một số chất kích kháng trên cây cao su” được thực hiện.
1.2 Mục đích – yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Tìm ra loại chất kích kháng với mức thời gian xử lý thích hợp mang lại hiệu
quả phòng trừ bệnh Corynespora, đồng thời khảo sát hiệu quả phòng trị bệnh
Corynespora của các chất kích kháng so với những loại thuốc hóa học hiện nay đang
sử dụng.
1.2.2 Yêu cầu
-

Biết cách bố trí triển khai thí nghiệm, theo dõi các chỉ tiêu, xử lý số liệu, và

đánh giá. Từ đó đưa ra kết luận và đề nghị.


  

-

Thành thạo các thao tác nuôi cấy nấm C. cassiicola trong phòng thí nghiệm.

-

Nhận dạng các triệu chứng của bệnh Corynespora trên cây cao su.

-

Nắm vững phương pháp xử lý thuốc và đánh giá bệnh Corynespora trên cây cao su.


3
 

1.3 Giới hạn của đề tài
Do không tiến hành thí nghiệm trong nhà lưới, nên thí nghiệm 1 và 2 chịu ảnh
hưởng phần nào của những yếu tố tác động từ bên ngoài (nguồn nấm ngoài tự nhiên,
thời tiết)
Đây là một nghiên cứu mới về những chất kích kháng dùng cho cao su, tuy
nhiên thời gian thực tập ngắn (04 - 07/2011) nên chỉ mang tính thăm dò, chưa có điều
kiện nghiên cứu sâu hơn, thí nghiệm chỉ tiến hành ở quy mô nhỏ.

  



4
 

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Bệnh Corynespora trên cây cao su
2.1.1 Triệu chứng
Xuất hiện trên lá, cuống lá và chồi với những triệu chứng khác nhau:
Trên lá: Triệu chứng đặc trưng với vết bệnh màu đen có hình dạng xương cá
dọc theo gân lá. Nếu gặp điều kiện thuận lợi các vết lan rộng gây chết từng phần lá do
sự phá hủy của lục lạp, sau đó toàn bộ lá đổi màu vàng - cam và rụng từng lá một.
Trên lá non các vết bệnh có hình tròn màu xám đến nâu với vòng màu vàng
xung quanh, tại trung tâm đôi khi hình thành lỗ. Lá quăn và biến dạng sau đó rụng toàn
bộ.
Trên chồi và cuống lá: Các chồi xanh dễ nhiễm, đôi khi nấm bệnh cũng gây hại
chồi đã hóa nâu. Dấu hiệu đầu tiên với vết nứt dọc theo cuống và chồi có dạng hình
thoi, có mủ rỉ ra sau đó hóa đen, vết bệnh có thể phát triển dài đến 20 cm gây chết
chồi, đôi khi chết cả cây. Nếu dùng dao cắt bỏ lớp vỏ ngoài sẽ xuất hiện những sọc đen
ăn sâu trên gỗ, chạy dọc theo vết bệnh. Trên cuống lá với vết nứt màu đen có chiều dài
0,5 - 3,0 mm.
Nếu cuống lá bị hại, toàn bộ lá chét bị rụng khi còn xanh dù không có một triệu
chứng nào xuất hiện trên phiến lá.

  


5
 

a


c



d

a: vết bệnh trên gân lá non; b: vết bệnh trên gân lá trưởng thành và dạng xương cá, c: dạng
cháy phiến lá, d: dạng xương cá và dạng đốm.

Hình 2.1: Một số triệu chứng bệnh Corynespora trên lá cao su.
2.1.2 Tác nhân gây bệnh
2.1.2.1 Phân loại
Nấm C. cassiicola gây hại trên cao su có hệ thống phân loại như sau:
- Giới: Nấm
- Ngành: Ascomycota
- Lớp: Ascomycetes
- Lớp phụ: Dothideomycetidae
- Bộ: Pleosporales
- Họ: Corynesporascaceae
- Giống: Corynespora
- Loài: Corynespora cassiicola
  


6
 

Trước đây nấm có nhiều tên gọi khác nhau: Helminthosporium cassiicola Berk.
& Curt., apud Berk.; H. papayae H. Syd.; H. vignae Olive, apud Olive, Bain &

Lefbvre; Cercospora melonis Cooke; C. vignicola Kawamura; Corynespora melonis
(Cooke).
2.1.2.2 Đặc điểm hình thái
Khuẩn ty có màu xám đến nâu. Khuẩn lạc biến thiên rất lớn về hình thái, hình
dạng bào tử trên vết bệnh cũng như trong môi trường nhân tạo. Sự đa dạng về hình thái
của bào tử được ghi nhận không chỉ giữa các nguồn nấm mà còn trong cùng một
nguồn nấm. Bào tử có dạng bầu dục, dài, thẳng hoặc cong lưỡi liềm. Kích thước bào tử
biến thiên rất lớn với chiều dài thay đổi từ 17 – 942 µm và chiều rộng thay đổi từ 3,9 –
16,8 µm. Bào tử có nhiều vách ngăn và số vách ngăn thay đổi từ 0 – 70 (Nghĩa và ctv,
2006). Bào tử đơn và đôi khi dạng chuỗi dính với nhau ở hai đầu gọi là hilum (Phan
Thành Dũng, 2004).
Theo Spencer và Walters (1969), sự khác nhau về hình thái học một phần phụ
thuộc vào sự sống khác nhau ở mức độ loài. Các mẫu nấm C. cassiicola phân lập từ
các ký chủ khác nhau có sự khác biệt rất lớn về đặc điểm nuôi cấy.

Hình 2.2: Khuẩn lạc và bào tử nấm C. cassiicola trên môi trường nhân tạo PDA

  


7
 

2.1.2.3 Đặc điểm sinh lý
Ngoài tự nhiên, bào tử thường phóng thích vào ban ngày và cao điểm là từ 8 11 giờ. Đặc biệt là sau thời gian mưa nhiều và tiếp theo nắng ráo, số lượng bào tử
phóng thích nhiều nhất. Bào tử có khả năng tồn tại trên các vết bệnh hoặc trong đất với
thời gian khá dài, trên lá cao su khô nấm vẫn tồn tại và giữ nguyên khả năng gây bệnh
đến 3 tháng (Phan Thành Dũng, 2004).
Trái với ngoài tự nhiên, nấm C. cassiicola khó sinh bào tử trên môi trường nhân
tạo. Hình dạng và màu sắc khuẩn lạc thay đổi tùy vào điều kiện và môi trường nuôi

cấy. Nấm phát triển ở 8 – 360C, thích hợp nhất ở 280C và ngưng phát triển ở 400C
(Phan Thành Dũng, 1995).
Trên mô bệnh, số lượng bào tử có thể lên đến 1.200 bào tử/cm2. Trên môi
trường nhân tạo, số lượng bào tử thay đổi tùy theo nguồn nấm. Số lượng bào tử
hình thành trên các môi trường có sự biến thiên lớn (Jayasinghe, 2000). Theo Dung
(1995), bào tử nấm hình thành trên môi trường PSA (Potato Sucrose Agar) nhiều
hơn trên môi trường PDA(Potato Dextrose Agar) và RLEA (Rubber Leaf Extract
Agar). Nấm C. cassiicola sinh trưởng nhanh hơn trên môi trường MEA (Malt
Extract Agar) và môi trường PDA.
2.1.2.4 Sự xâm nhiễm
Khi gặp điều kiện thuận lợi bào tử nấm bắt đầu nảy mầm, ống mầm được hình
thành ở hai đầu và đôi khi xuất hiện ở các vách ngăn của bào tử. Dưới điều kiện tối
thích, bào tử nảy mầm trong ba giờ. Sự nảy mầm của bào tử diễn ra thuận lợi nhất ở
nhiệt độ 25 - 350C và ẩm độ 100 %. Ở nhiệt độ dưới 200C sự nảy mầm của bào tử diễn
ra chậm. Nhiệt độ trên 400C ống mầm không phát triển. Bào tử không nảy mầm ở ẩm
độ 50 % (Jayasinghe, 2000).
Nấm xâm nhập chủ yếu ở mặt dưới lá qua biểu bì và khí khổng, bên cạnh đó
nấm còn tiết ra men cellulozase giúp phân hủy màng tế bào. Trong quá trình sinh
trưởng nấm còn tiết ra độc tố cassiicolin, hợp chất này rất độc cho cây cao su nên chỉ
với một vết bệnh nhỏ trên gân chính của lá cũng đủ gây rụng lá (Phan Thành Dũng,
  


8
 

2004). Theo Nugewela và cộng sự (1989), cassiicolin làm giảm tỉ lệ đồng hóa CO2 ở
mô khỏe, từ đó làm thay đổi cơ chế quang hợp ở lá bị nhiễm bệnh (trích dẫn bởi
Edathil và cộng sự, 2000).
2.1.2.5 Độc tố cassiicolin

Năm 2000, Breton và cộng sự đã phát hiện ra độc tố được nấm C. cassiicola tiết
ra trong dịch nuôi cấy. Độc tố này tan trong nước và trong các dung môi khác.
Cassiicolin là loại độc tố đặc hiệu ký chủ, nó chỉ tạo ra vết bệnh trên cây ký chủ mẫn
cảm, và không tạo ra bất kì triệu chứng nào trên những loại cây trồng không phải là ký
chủ. Sự di chuyển của độc tố dọc theo gân lá đã làm cho gân lá mất màu và tạo ra triệu
chứng đặc trưng là xương cá. Nếu nhỏ một giọt độc tố này lên trên mô lá đã được gây
vết thương trước thì nó cũng tạo ra những triệu chứng bệnh giống như phương pháp
gây bệnh nhân tạo thông thường.
Sử dụng kháng thể của độc tố và độc tố tinh khiết cho thấy độc tố cassiicolin có
vai trò chọn lọc ký chủ trong quá trình xâm nhiễm và gây bệnh của nấm C. cassiicola.
Độ nhạy của dvt cao su với độc tố cassiicolin có mối tương quan chặt với tính mẫn
cảm của dvt đó với mầm bệnh, điều này đã được chứng minh khi dùng một nguồn nấm
từ Philippines. Nồng độ độc tố cao có thể vượt qua tính kháng của GT 1, dvt có biểu
hiện tính kháng bệnh ở độc tố nồng độ thấp. Do vậy, tính kháng bệnh của các dvt
không phải là bất biến và có vẻ như còn có mối liên hệ chặt với nồng độ độc tố được
thử nghiệm.
2.2 Một số cơ chế kháng bệnh trên cây trồng
Trong tự nhiên, cây trồng có khả năng chống trả lại sự tấn công của mầm bệnh.
Tùy theo đặc điểm cấu tạo, sinh lý và sinh hóa của cây mà khả năng chống trả đó là
yếu hay mạnh đối với mầm bệnh khi tấn công vào cây (Phạm Văn Kim, 2000). Những
cây kháng bệnh thì có sự chống trả mạnh, ngược lại những cây nhiễm bệnh thường thì
có sự chống trả yếu đối với mầm bệnh tấn công. Hay nói khác đi, có tính tương hợp và
không tương hợp giữa mầm bệnh và ký chủ. Mầm bệnh có khả năng xâm nhập vào
bên trong cây và gây ra triệu chứng bệnh cho cây trồng khi có sự tương hợp giữa mầm
bệnh và ký chủ. Ngược lại, theo Talarczyk và Hennig (2001) do Ngô Thành Trí và ctv
  


9
 


(2004) trích dẫn cho rằng mầm bệnh không đủ khả năng xâm nhập vào bên trong cây
và không gây triệu chứng bệnh cho cây khi không có sự tương hợp giữa mầm bệnh và
ký chủ.
Tính kháng hoặc nhiễm với bệnh của cây trồng còn tùy thuộc vào đặc điểm di
truyền của cây. Các đặc tính di truyền này giúp cho cây có những cơ chế kháng bệnh
khác nhau. Xét về khía cạnh cây trồng, tính kháng được xếp theo hai nhóm cơ chế
kháng bệnh (Phạm Văn Kim, 2002): Kháng bệnh thụ động và kháng bệnh chủ động.
2.2.1 Kháng bệnh thụ động
Kháng bệnh thụ động là dạng kháng bẩm sinh có sẵn trong cây trước khi
mầm bệnh xâm nhiễm, dù có sự hiện diện hay không có sự hiện diện của mầm
bệnh (Phạm Văn Kim, 2002).
2.2.1.1 Phòng thủ nhờ rào cản vật lý có sẵn
Các đặc điểm cấu trúc bề mặt ảnh huởng tới sự tiếp xúc và xâm nhập của tác
nhân gây bệnh gồm: số lượng và chất luợng lớp sáp và cutin; vách tế bào biểu bì; số
lượng, kích thuớc, vị trí và hình dạng khí khổng và lỗ thở ở thân (lenticel) và sự có mặt
của tế bào vách dày (tế bào cuơng mô).
Lớp sáp: Lớp sáp trên bề mặt lá, quả tạo ra bề mặt kị nước, do đó ngăn cản sự
hình thành màng nước cần cho bào tử nấm tiếp xúc và nảy mầm. Mật độ lông trên lá
dày cũng có ảnh hưởng tương tự và có thể làm giảm sự nhiễm bệnh.
Tầng cutin: Tầng cutin dày có thể ngăn cản sự xâm nhập của các tác nhân gây
bệnh có kiểu xâm nhập trực tiếp. Tuy nhiên, độ dày tầng cutin không luôn luôn quan
hệ thuận với tính kháng.
Lớp tế bào biểu bì: Độ dày và độ cứng của vách tế bào biểu bì dường như là
yếu tố quan trọng đối với tính kháng của một số tổ hợp ký sinh - ký chủ. Vách dày và
cứng của tế bào biểu bì có thể ngăn cản sự xâm nhập theo kiểu trực tiếp của tác nhân
gây bệnh. Cây với đặc điểm này thường kháng bệnh mặc dù nếu tác nhân gây bệnh
được đưa vào mô bên dưới nhờ tổn thương cơ học thì bệnh vẫn phát triển dễ dàng.
  



10
 

Đặc điểm khí khổng: Nhiều loại nấm và vi khuẩn chỉ xâm nhập qua khí khổng.
Mặc dù phần lớn chúng có khả năng xâm nhập qua khí khổng đóng nhưng một số lại
khác, chẳng hạn nấm gỉ sắt thân lúa mỳ, chỉ có thể xâm nhập qua khí khổng mở. Do
vậy, một số giống lúa mỳ có khí khổng mở muộn trong ngày là kháng bệnh vì ống
mầm của bào tử nấm (hình thành nhờ sương đêm) sẽ bị khô trước khi khí khổng mở.
Khí khổng với cấu tạo lỗ mở hẹp cũng có thể ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn.
2.2.1.2 Phòng thủ nhờ các chất hoá học có sẵn
Phòng thủ hoá học có vai trò quan trọng hơn trong cơ chế phòng thủ bị động
của cây. Một số nhóm hợp chất có sẵn, phổ biến bao gồm:
- Phenolics (phenols, phenolic acids, quinones, flavonoids, flavonones,
flavenols, tannins, coumarins).
- Terpenoids (capsaicin).
- Alkaloids (berberine, piperine).
- Lectins và polypeptides (mannose, fabatin).
* Các chất ức chế được cây tiết ra bên ngoài
Cây có thể tiết ra một số hợp chất có tính độc đối với nấm bệnh. Ví dụ lá cà
chua và củ cải đường tiết ra các chất kháng nấm ức chế sự nảy mầm bào tử nấm
Botrytis và Cercospora; củ hành tây vỏ trắng bị nhiễm bệnh thán thư (Colletotrichum
circinans) còn củ có vỏ đỏ không bị nhiễm do củ vỏ đỏ tạo ra các hợp chất phenolic
(protocatechuic acid và catechol) có khả năng ức chế sự nảy mầm của nấm. Phun cây
hướng dương bằng acibenzola-S-methyl (ASM) có thể chống bệnh gỉ sắt (Puccinia
helianthi) do ASM kích thích cây tiết ra courmarin và các hợp chất phenolic có khả
năng ức chế sự nảy mầm và hình thành giác bám của bào tử nấm.
* Các chất ức chế có sẵn trong tế bào cây
Một số hợp chất phenolic, tannin và các hợp chất giống acid béo (ví dụ diene)
có sẵn ở nồng độ cao trong tế bào lá non, quả non hoặc hạt có khả năng chống một số

loại nấm nào đó, chẳng hạn Botrytis. Nhiều hợp chất tương tự có khả năng ức chế các
  


11
 

enzyme thủy phân kể cả enzyme phân hủy pectin của tác nhân gây bệnh. Khi mô non
trở nên già, nồng độ các chất ức chế này giảm và tính kháng cũng giảm theo.
Catechin (có nhiều trong lá dâu tây) có khả năng ức chế sự hình thành đế xâm
nhiễm của bào tử nấm Alternaria alternate. Nhiều hợp chất khác, chẳng hạn như
saponin (là các hợp chất glycosid của triterpen và steroid; ví dụ điển hình là tomatin
trong cà chua) ức chế các nấm thiếu enzyme saponinase phân hủy saponin.
Ngoài ra, ở một số cây còn có một số chất - là các protein có trọng lượng phân
tử thấp gọi là phytocystatin ức chế hoạt tính các enzyme proteinase nhóm cystein có
trong hệ tiêu hóa của tuyến trùng và cũng do một số nấm tiết ra.
Một nhóm hợp chất khác gọi là lectin - là các protein liên kết đặc hiệu với
đường. Lectin có nhiều trong hạt của nhiều loại cây và có thể dung tan hoặc ức chế
sinh trưởng của nhiều loại nấm (Hà Viết Cường, 2008).
2.2.2 Kháng bệnh chủ động
Kháng bệnh chủ động là dạng kháng mà cây có phản ứng chống lại mầm
bệnh tấn công. Khi mầm bệnh xâm nhập vào cây, cây sẽ sản sinh ra các cơ chế
chống lại mầm bệnh. Trong tình trạng không có mầm bệnh thì cơ chế này không
có sẵn hoặc có sẵn với mức rất kém, không đủ chống lại mầm bệnh (Phạm Văn
Kim, 2002).
Các cơ nguyên kháng bệnh chủ động của cây trồng có thể biểu hiện qua: Cây
tạo ra cấu trúc đặc biệt ngăn cản sự tấn công của mầm bệnh; cây tổng hợp và tiết ra
các chất tự vệ để chống lại mầm bệnh (phenol hoặc polyphenol, các enzym, các
chất trung hòa độc tố của mầm bệnh, các chất kháng sinh thực vật phytoalexin) để
diệt hay hạn chế sự phát triển của mầm bệnh (Phạm Văn Kim, 2000), và phản ứng

tự chết của mô cây để chống lại mầm bệnh.
2.2.2.1 Cây tạo ra cấu trúc đặc biệt ngăn cản sự tấn công của mầm bệnh
Khi bị mầm bệnh tấn công, cây có khả năng tự tạo ra các cấu trúc đặc biệt để
ngăn chặn mầm bệnh tấn công qua nhiều cách:

  


12
 

- Sự hình thành tầng rời hay cô lập những mô bị nhiễm.
- Sự hình thành tầng mô rỗng.
- Sự hình thành những tylose và chất keo bao quanh vết bệnh.
- Sự phồng lên và chai đi của vách tế bào biểu bì nơi tiếp xúc với các đĩa áp
của nấm ký sinh.
2.2.2.2 Cây tổng hợp và tiết ra các chất tự vệ để chống lại mầm bệnh
Trong tế bào cây có gen sản sinh ra chất kháng sinh thực vật (phytoalexin),
chủ yếu là những hợp chất phenol có trọng lượng phân tử thấp, có khả năng kháng
với vi sinh vật. Khi không có mầm bệnh tấn công, gen này bị kìm hãm hoạt động
bởi gen ức chế. Nhưng khi có mầm bệnh tấn công, với tác động của mầm bệnh
gen ức chế sẽ bị triệt tiêu và kích thích gen kháng hoạt động tạo ra các chất kháng
sinh thực vật. Ở giống kháng bệnh, chất kháng sinh thực vật được tiết ra nhiều ở
nơi tế bào bị bệnh xâm nhiễm làm ngăn cản sự phát triển của bệnh. Trái lại, ở giống
nhiễm thì chất kháng sinh thực vật được tiết ra ít (loãng hơn), chẳng những không
đủ sức để ngăn cản sự xâm nhiễm bệnh mà còn có thể kích thích sự phát triển của
bệnh (Phạm Văn Kim, 2000).
Phytoalexin
Lịch sử: Năm 1940, Muller và Borger đã công bố nghiên cứu trong đó củ khoai
tây được lây nhiễm trước với một chủng nấm Phytophthora infestans không tương

thích (không gây bệnh) sẽ tạo tính kháng đối với chủng Phytophthora infestans tương
thích hoặc 1 chủng nấm Fusarium gây bệnh trên củ. Tiếp theo, trong vòng 15 năm,
Muller đã làm các thí nghiệm và quan sát thấy hiện tượng tương tự trên đậu Hà Lan và
đã phân lập được các hợp chất có hoạt tính kháng nấm mà ông gọi là phytoalexin.
Định nghĩa: Phytoalexin là các hợp chất có trọng lượng phân tử thấp, có tính
kháng vi sinh vật, được tạo ra bởi cây do hậu quả của sự nhiễm bệnh hoặc các stress
sinh học.
Đặc điểm: Phytoalexin đươc tạo ra trên các tế bào khỏe xung quanh, nhằm phản
ứng với các chất khuyếch tán ra từ các tế bào bị xâm nhiễm hoặc tổn thương. Sự hình
  


13
 

thành và tích lũy phytoalexin mang tính cục bộ (có nghĩa phytoalexin không lưu dẫn
xa khỏi vị trí xâm nhiễm hoặc tổn thương), và xảy ra khá nhanh (khoảng vài giờ tới tối
đa 2 ngày sau lây nhiễm).
Các hợp chất phenolic
Các hợp chất phenolic đơn giản: Một số hợp chất phenolic phổ biến thường
hình thành và tích lũy với tốc độ nhanh hơn trên cây bị bệnh, đặc biệt trên các giống
kháng. Một số các hợp chất phenolic phổ biến là chlorogenic acid, caffeic acid, ferulic
acid. Ví dụ quả đào xanh và quả đào trên giống kháng hình thành nhiều chlorogenic
acid khi bị nhiễm nấm Monilinia fructicola. Hợp chất phenolic này ngoài gây độc trực
tiếp đối với nấm thì quan trọng hơn còn ức chế các enzyme của nấm dùng để phân hủy
mô ký chủ.
Các hợp chất phenolic độc hình thành từ các hợp chất phenolic không độc:
Nhiều cây chứa các chất glycoside (ví dụ như đường glucose) liên kết với các phân tử
phenolic. Ở trạng thái liên kết, các hợp chất này không độc. Một số loại nấm và vi
khuẩn có thể hình thành hoặc kích thích mô cây hình thành các enzyme glycosidase

thủy phân các hợp chất trên và giải phóng các hợp chất phenolic độc.
Vai trò của các enzyme oxy hóa các hợp chất phenolic: Nhiều hợp chất phenol
trong cây có độc tính thấp đối với tác nhân gây bệnh. Trong nhiều trường hợp, trong
mô nhiễm bệnh của các giống kháng bệnh, hoạt tính của các enzyme oxy hóa phenol
(Ví dụ: polyphenol oxydase) nhìn chung được tăng cường. Các enzyme này sẽ oxy hóa
các hợp chất phenolic thành các hợp chất quinone có tính độc mạnh hơn. Một cơ chế
khác: Trong quả xanh thường chứa dien (là các hợp chất hydrocarbon có chứa 2 liên
kết kép), có tính độc cao đối với tác nhân gây bệnh. Khi quả chín, lượng lipoxygenase
cũng gia tăng, dien bị bẻ gãy dẫn tới làm mất tính kháng của quả chín. Ở một số loại
quả, elicitor từ nấm không gây bệnh đã kích thích hình thành một hợp chất phenolic là
epicatechin. Epicatechin ức chế enzyme lipoxygenase dẫn tới lượng dien không bị
giảm và quả chín vẫn có thể kháng được sự xâm nhiễm của nấm (đặc biệt là nấm thán
thư).

  


×