Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HÓA CHẤT NÔNG NGHIỆP TRONG SẢN XUẤT MỘT SỐ LOẠI RAU ĂN QUẢ VỤ ĐÔNG XUÂN 20102011 TẠI HUYỆN CỦ CHI, TP. HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.38 MB, 129 trang )


 

TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HÓA CHẤT NÔNG NGHIỆP TRONG SẢN XUẤT
MỘT SỐ LOẠI RAU ĂN QUẢ VỤ ĐÔNG XUÂN 2010-2011 TẠI
HUYỆN CỦ CHI, TP. HỒ CHÍ MINH

Tác giả
VÕ NHẤT SINH

Luận văn tốt nghiệp được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kĩ sư
ngành Bảo vệ Thực vật

Giáo viên hướng dẫn:
TS. VÕ THÁI DÂN

Tp.HCM, tháng 8 năm 2011


ii 
 

LỜI CẢM TẠ

Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quí thầy cô trường Đại học Nông Lâm
thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là những thầy cô đã tận tình dạy bảo cho tôi suốt thời
gian học tập tại trường. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là
nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quí báu để tôi bước vào
đời một cách vững chắc và tự tin.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc tới TS. Võ Thái Dân, trường
Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, người đã luôn tận tình hướng dẫn, động viên


và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới KS. Dương Đức Trọng, Phó phòng Nông
nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh, và KS. Dương
Văn Minh, Trưởng trạm Khuyến nông Củ Chi, cùng toàn thể anh chị làm việc tại Trạm
Khuyến nông, và những người nông dân huyện Củ Chi đã hết lòng giúp đỡ trong quá
trình thực hiện khóa luận.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia đình,
bạn bè, những người luôn bên tôi, động viên tôi trong suốt quá trình hoàn thành khoá học.

TP.Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 08 năm 2011
Sinh viên thực hiện

Võ Nhất Sinh


iii 
 

TÓM TẮT

Võ Nhất Sinh. tháng 07 năm 2011 “Tình hình sử dụng hóa chất nông nghiệp trong
sản xuất một số loại rau ăn quả vụ Đông Xuân 2010-2011 tại huyện Củ Chi, tỉnh Thành
phố Hồ Chí Minh”. Đề tài được tiến hành từ ngày 15 tháng 02 năm 2011 đến ngày 15
tháng 06 năm 2011 trên ba loại rau ăn quả: dưa leo, cà tím, đậu đũa trên địa bàn huyện Củ
Chi, thành phố Hồ Chí Minh.
Kết quả điều tra ghi nhận:
Các hộ được điều tra phần lớn là nam giới, độ tuổi trung bình 46 tuổi, trình độ văn
hóa tương đối thấp, chủ yếu là cấp 2, kinh nghiệm sản xuất từ 12 đến 20 năm.
Hiện trạng canh tác: Cây dưa leo ở các hộ điều tra có diện tích canh tác chủ yếu 0,2
tới 0,3 ha, năng suất trung bình 34,1 tấn/ha, thường được trồng vụ Đông Xuân chính, sử

dụng các giống lai F1 của các công ty giống, cây trồng, lượng giống 0,75-0,87 kg/ha. Cây
cà tím ở các hộ điều tra có diện tích canh tác trung bình 0,16 ha, năng suất trung bình
36,19 tấn/ha, thường là giống địa phương, lượng giống trung bình 9032 cây/ha, trồng vụ
Đông Xuân sớm. Cây đậu đũa ở các hộ điều tra có diện tích canh tác trung bình 0,21 ha,
năng suất trung bình 11,53 tấn/ha, thường là giống địa phương, lượng giống trung bình
18,03 kg/ha, trồng vụ Đông Xuân chính.
Tình hình sử dụng phân bón: Loại phân hữu cơ được sử dụng chủ yếu là phân
chuồng, dùng để bón lót. Phần lớn các hộ điều tra sử dụng phân hữu cơ ít hơn khuyến cáo.
Các loại phân vô cơ được sử dụng đa dạng: urê, super lân, kali clorua, NPK 16-16-8, NPK
20-20-15, DAP, dùng trong bón lót và bón thúc. Phần lớn các hộ sử dụng phân vô cơ cao
hơn so với khuyến cáo. Số lần bón phân thúc trong vụ của các hộ thường từ 3 đến 4 lần (1
lần bón lót, 2-3 bón thúc). Hai loại phân bón lá được sử dụng nhiều nhất là Ba lá xanh số
1, và Ba lá xanh bội thu vàng. Các hộ trồng cà tím không sử dụng phân bón lá. Số lần
phun phân bón lá từ 1 đến 3 vụ.


iv 
 

Tình hình sử dụng nông dược: Thuốc kích thích sinh trưởng không được sử dụng
nhiều. Thuốc trừ sâu được sử dụng đa dạng, tần suất phun thuốc nhiều 5-6 lần một vụ và
liều lượng mỗi lần phun cao hơn khuyến cáo. Trên dưa leo, thuốc trừ sâu được sử dụng
phổ biến nhất là Silsau 1,8 EC, liều lượng sử dụng 0,2-0,4 l/ha. Trên cà tím, thuốc trừ sâu
được sử dụng phổ biến nhất là Trigard 75 WP, liều lượng sử dụng 0,4 kg/ha. Trên đậu
đũa, thuốc trừ sâu được sử dụng phổ biến nhất là Peran 50 EC, liều lượng sử dụng 0,2-0,3
l/ha. Thuốc trừ bệnh ít được sử dụng, chủ yếu dùng trên cây dưa leo. Thuốc trừ bệnh được
sử dụng phổ biến nhất là Ridomil, liều lượng sử dụng 0,9-1,8 kg/ha. Thuốc trừ cỏ chủ yếu
là Gramoxone 20 SL, liều lượng sử dụng theo khuyến cáo. Ngoài ra, còn có thuốc
Molucide 6 GB được sử dụng trừ ốc, liều lượng sử dụng theo khuyến cáo.
Hiệu quả kinh tế: Trong ba loại cây điều tra, cây dưa leo có hiệu quả kinh tế cao

nhất, tỉ suất lợi nhuận 2,9. Trong các hộ điều tra, hộ ông Nguyễn Văn Trải, xã Thái Mỹ
với phương thức canh tác hợp lí đã đạt hiệu quả kinh tế cao, tỉ suất lợi nhuận cao nhất 4,5.



 

MỤC LỤC

Trang tựa

i

Lời cảm tạ

ii

Tóm tắt

iii

Mục lục

v

Danh sách các bảng

ix

Danh sách các hình


xiv

Danh sách các chữ viết tắt

xv

Chương 1: Mở đầu

1

1.1 Đặt vấn đề

1

1.2 Mục đích và yêu cầu

2

1.2.1 Mục đích

2

1.2.2 Yêu cầu

2

1.3 Giới hạn đề tài

2


Chương 2: Tổng quan tài liệu

3

2.1 Giới thiệu về các loài cây chọn điều tra

3

2.1.1 Cây cà tím

3

2.1.1.1 Đặc tính sinh vật học

3

2.1.1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây cà tím

4

2.1.2 Cây dưa leo

4

2.1.2.1 Đặc điểm thực vật học

4

2.1.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây dưa leo


5

2.1.3 Cây đậu đũa

5

2.1.3.1 Đặc tính sinh học

6

2.1.3.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây đậu đũa

6


vi 
 

2.2 Một số khuyến cáo về sử dụng hóa chất nông nghiệp trên các loại cây điều tra

7

2.2.1 Các loại phân bón được sử dụng trên các loại cây điều tra

7

2.2.1.1 Cây cà tím

7


2.2.1.2 Cây dưa leo

7

2.2.1.3 Cây đậu đũa

8

2.2.2 Các loại sâu bệnh hại trên các loại cây điều tra và thuốc BVTV được sử dụng

8

2.2.2.1 Cây cà tím

8

2.2.2.2 Cây dưa leo

9

2.2.2.3 Cây đậu đũa

10

2.2.3 Các loại cỏ dại thường xuất hiện và một số hoạt chất trừ cỏ được sử dụng trên
rau

10


2.2.4 Các hoạt chất trừ chuột, tuyến trùng

13

2.2.4.1 Thuốc trừ chuột

13

2.2.4.2 Thuốc trừ tuyến trùng

13

2.2.5 Các hoạt chất điều hòa sinh trưởng cây trồng

13

2.3 Sơ lược về tình hình khí hậu vụ Đông Xuân ở Thành phố Hồ Chí Minh

13

2.4 Tổng quan các kết quả nghiên cứu về tình hình sử dụng HCNN trên rau15
Chương 3: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

17

3.1.Thời gian và địa điểm điều tra

17

3.2.Nội dung đề tài


18

3.3.Vật liệu thí nghiệm

18

3.4.Phương pháp thí nghiệm

18

3.5. Cơ sở chọn hộ điều tra khảo sát thu thập số liệu

18

3.6. Xử lý thống kê

19

Chương 4: Kết quả và thảo luận

20

4.1 Kết quả về điều tra kinh tế xã hội các hộ điều tra

20

4.2 Kết quả điều tra về hiện trạng canh tác dưa leo, cà tím, đậu đũa ở các hộ điều tra 22
4.2.1 Hiện trạng canh tác dưa leo ở các hộ điều tra


22


vii 
 

4.2.1.1 Diện tích đất canh tác dưa leo ở các hộ điều tra

22

4.2.1.2 Năng suất cây dưa leo ở các hộ điều tra

23

4.2.1.3 Hiện trạng sử dụng giống cây dưa leo ở các hộ điều tra

24

4.2.1.4 Cây trồng vụ trước khi canh tác cây dưa leo ở các hộ điều tra

25

4.2.1.5 Thời vụ trồng cây dưa leo ở các hộ điều tra

26

4.2.2 Hiện trạng canh tác cà tím ở các hộ điều tra

27


4.2.2.1 Diện tích đất canh tác cà tím ở các hộ điều tra

27

4.2.2.2 Năng suất cây cà tím ở các hộ điều tra

27

4.2.2.3 Hiện trạng sử dụng giống cây cà tím ở các hộ điều tra

28

4.2.2.4 Cây trồng vụ trước khi canh tác cây cà tím ở các hộ điều tra

29

4.2.2.5 Thời vụ trồng cây cà tím ở các hộ điều tra

29

4.2.3 Hiện trạng canh tác đậu đũa ở các hộ điều tra

31

4.2.3.1 Diện tích đất canh tác đậu đũa ở các hộ điều tra

31

4.2.3.2 Năng suất cây đậu đũa ở các hộ điều tra


32

4.2.3.3 Hiện trạng sử dụng giống cây đậu đũa ở các hộ điều tra

32

4.2.3.4 Cây trồng vụ trước khi canh tác cây đậu đũa ở các hộ điều tra

33

4.2.3.5 Thời vụ trồng cây đậu đũa ở các hộ điều tra

34

4.2.4 Kết quả điều tra về nguồn nước tưới sử dụng cho dưa leo, cà tím, đậu đũa ở các
hộ điều tra

35

4.3 Tình hình sử dụng phân bón ở các hộ điều tra

35

4.3.1 Tình hình sử dụng phân bón trên cây dưa leo ở các hộ điều tra

35

4.3.1.1 Tình hình sử dụng phân bón lót trên cây dưa leo ở các hộ điều tra

35


4.3.1.2 Tình hình sử dụng phân bón thúc trên cây dưa leo ở các hộ điều tra

39

4.3.2 Tình hình sử dụng phân bón trên cây cà tím ở các hộ điều tra

47

4.3.1.2 Tình hình sử dụng phân bón lót trên cây cà tím ở các hộ điều tra

47

4.3.1.3 Tình hình sử dụng phân bón thúc trên cây cà tím ở các hộ điều tra

49

4.3.2 Tình hình sử dụng phân bón trên cây đậu đũa ở các hộ điều tra

53

4.3.2.1 Tình hình sử dụng phân bón lót trên cây đậu đũa ở các hộ điều tra

53

4.3.2.2 Tình hình sử dụng phân bón thúc trên cây đậu đũa ở các hộ điều tra

55



viii 
 

4.3.3 Tình hình sử dụng phân bón lá ở các hộ điều tra

60

4.4 Tình hình sử dụng thuốc hóa học ở các hộ điều tra

61

4.4.1 Tình hình sử dụng thuốc KTST ở các hộ điều tra

61

4.4.2 Tình hình sử dụng thuốc trừ sâu bệnh hại ở các hộ điều tra

61

4.4.2.1 Tình hình sử dụng thuốc trừ sâu bệnh hại trên cây dưa leo ở các hộ điều tra

61

4.4.2.2 Tình hình sử dụng thuốc trừ sâu bệnh hại trên cây cà tím

69

4.4.2.3 Tình hình sử dụng thuốc trừ sâu bệnh hại trên cây đậu đũa

72


4.4.3 Tình hình sử dụng thuốc trừ cỏ, các loại dịch hại khác trên cây dưa leo, cà
tím, đậu đũa ở các hộ điều tra

76

4.5 Hiệu quả kinh tế các loại cây điều tra

78

4.5.1 Hiệu quả kinh tế cây dưa leo

78

4.5.2 Hiệu quả kinh tế cây cà tím

81

4.5.3 Hiệu quả kinh tế cây đậu đũa

84

4.6 Kết quả điều tra về an toàn lao động khi sử dụng thuốc BVTV

87

4.7 Những khó khăn trong sản xuất ở các hộ điều tra

88


4,8 phân tích những thuận lợi, khó khăn, trong sản xuất dưa leo, cà tím, đậu đũa qua quá
trình điều tra89
Chương 5: Kết luận và đề nghị

91

5.1 Kết luận

91

5.2 Đề nghị

93

Tài liệu tham khảo

94

Phụ lục

95


ix 
 

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Lượng phân bón cho 1 ha dưa leo


7

Bảng 2.2 Số liệu khí tượng ở TP. Hồ Chí Minh, trong vụ Đông Xuân, giai đoạn 20012010

14

Bảng 4.1 Kết quả điều tra về giới tính, tuổi, các hộ điều tra

20

Bảng 4.2 Trình độ văn hóa các hộ điều tra

21

Bảng 4.3 Kết quả điều tra về kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp (năm) của các lao động ở
các hộ điều tra

21

Bảng 4.4 Diện tích đất trồng cây dưa leo (ha) các hộ điều tra

22

Bảng 4.5 Năng suất dưa leo (tấn/ha) của các hộ điều tra

23

Bảng 4.6 Tên giống, lượng giống (kg/ha) dưa leo được sử dụng ở các hộ điều tra

24


Bảng 4.7 Cách xử lí giống dưa leo ở các hộ điều tra

25

Bảng 4.8 Cây trồng vụ trước của các hộ điều tra

25

Bảng 4.9 Thời vụ trồng cây dưa leo ở các hộ điều tra

26

Bảng 4.10 Diện tích đất trồng cây cà tím (ha) các hộ điều tra

27

Bảng 4.11 Năng suất cà tím (tấn/ha) của các hộ điều tra

28

Bảng 4.12 Tên giống, nguồn gốc giống cà tím được sử dụng ở các hộ điều tra

28

Bảng 4.13 Lượng giống cà tím (cây/ha) được sử dụng ở các hộ được điều tra

29

Bảng 4.14 Cây trồng vụ trước của các hộ điều tra


30

Bảng 4.15 Thời vụ trồng cây cà tím ở các hộ điều tra

30



 

Bảng 4.16 Diện tích đất trồng cây đậu đũa (ha) các hộ điều tra

31

Bảng 4.17 Năng suất đậu đũa (tấn/ha) của các hộ điều tra

32

Bảng 4.18 Tên giống, nguồn giống đậu đũa được sử dụng ở các hộ điều tra

32

Bảng 4.19 Lượng giống đậu đũa được sử dụng ở các hộ điều tra

33

Bảng 4.20 Cây trồng vụ trước của các hộ điều tra

34


Bảng 4.21 Thời vụ trồng cây đậu đũa ở các hộ điều tra

34

Bảng 4.22 Nguồn nước tưới ở các hộ điều tra

35

Bảng 4.23 Loại phân, lượng phân bón lót (kg/ha) trên cây dưa leo ở các hộ điều tra

36

Bảng 4.24 Loại phân, lượng phân bón lót (kg/ha) trên cây dưa leo ở các hộ điều
tra (tt)

37

Bảng 4.25 Thời gian bón thúc trên cây dưa leo

39

Bảng 4.26 Loại phân, lượng phân bón thúc lần 1 (kg/ha) ở các hộ trồng dưa leo điều
tra

41

Bảng 4.27 Loại phân, lượng phân bón thúc lần 2 (kg/ha) ở các hộ trồng dưa leo điều
tra


42

Bảng 4.28 Loại phân, lượng phân bón thúc lần 2 (kg/ha) ở các hộ trồng dưa leo điều
tra (tt)

43

Bảng 4.29 Loại phân, lượng phân bón thúc lần 3 (kg/ha) ở các hộ trồng dưa leo điều
tra

44

Bảng 4.30 Số lần phun phân bón lá (lần) trên cây dưa leo

46

Bảng 4.31 Các loại phân bón lá được sử dụng trên cây dưa leo

46

Bảng 4.32 Loại phân, lượng phân bón lót (kg/ha) trên cây cà tím ở các hộ điều tra

47


xi 
 

Bảng 4.33 Thời gian bón thúc trên cây cà tím


49

Bảng 4.34 Loại phân, lượng phân bón thúc lần 1 (kg/ha) ở các hộ trồng cà tím điều
tra

50

Bảng 4.35 Loại phân, lượng phân bón thúc lần 2 (kg/ha) ở các hộ trồng cà tím điều
tra

52

Bảng 4.36 Loại phân, lượng phân bón lót (kg/ha) trên cây đậu đũa ở các hộ điều
tra

53

Bảng 4.37 Thời gian bón thúc trên cây đậu đũa

55

Bảng 4.38 Loại phân, lượng phân bón thúc lần 1 (kg/ha) ở các hộ trồng đậu đũa điều
tra

56

Bảng 4.39 Loại phân, lượng phân bón thúc lần 2 (kg/ha) ở các hộ trồng đậu đũa điều
tra

57


Bảng 4.40 Loại phân, lượng phân bón thúc lần 3 (kg/ha) ở các hộ trồng đậu đũa điều
tra

58

Bảng 4.41 Các loại phân bón lá các hộ trồng đậu đũa điều tra sử dụng

60

Bảng4.42 Số lần phun phân bón lá ở các hộ trồng đậu đũa điều tra

60

Bảng 4.43 Các loài sâu bệnh hại trên cây dưa leo ở các hộ điều tra

61

Bảng 4.44 Các loại thuốc trừ sâu được sử dụng trên cây dưa leo ở các hộ điều tra

63

Bảng 4.45 Liều lượng các loại thuốc trừ sâu được sử dụng trên cây dưa leo ở các hộ điều
tra

64

Bảng 4.46 Các loại thuốc trừ bệnh được sử dụng trên cây dưa leo tại các hộ điều tra

66



xii 
 

Bảng 4.47 Liều lượng thuốc trừ bệnh được sử dụng trên cây dưa leo ở các hộ điều tra 67
Bảng 4.48 Số lần phun thuốc trừ sâu, trừ bệnh trên cây dưa leo

68

Bảng 4.49 Tình hình sâu bệnh hại trên cây cà tím ở các hộ điều tra

69

Bảng 4.50 Các loại thuốc trừ sâu được sử dụng trên cây cà tím ở các hộ điều tra

69

Bảng 4.51 Liều lượng các loại thuốc trừ sâu được sử dụng trên cây cà tím ở các hộ điều
tra

70

Bảng 4.52 Số lần phun thuốc trừ sâu trên cây cà tím

72

Bảng 4.53 Tình hình sâu bệnh hại trên cây đậu đũa ở các hộ điều tra

72


Bảng 4.54 Các loại thuốc trừ sâu được sử dụng trên đậu đũa ở các hộ điều tra

74

Bảng 4.55 Liều lượng thuốc trừ sâu được sử dụng trên cây đậu đũa ở các hộ điều tra

74

Bảng 4.56 Số lần phun thuốc trừ sâu trên cây đậu đũa

76

Bảng 4.57 Thành phần cỏ dại, các loài dịch hại khác trên dưa leo, cà tím, đậu đũa ở các
hộ điều tra

76

Bảng 4.58 Chi phí hóa chất nông nghiệp, tỉ lệ chi phí HCNN trong chi phí sản xuất cây
dưa leo

78

Bảng 4.59 Tổng chi phí sản xuất và tổng thu nhập người trồng dưa leo

79

Bảng 4.60 Lợi nhuận của sản xuất dưa leo ở các hộ điều tra

80


Bảng 4.61 Tỉ suất lợi nhuận của sản xuất dưa leo ở các hộ điều tra

80

Bảng 4.62 Chi phí hóa chất nông nghiệp, tỉ lệ chi phí HCNN trong chi phí sản xuất cây cà
tím

81

Bảng 4.63 Tổng chi phí sản xuất và tổng thu nhập người trồng cà tím

82

Bảng 4.64 Lợi nhuận của sản xuất cà tím ở các hộ điều tra

83


xiii 
 

Bảng 4.65 Tỉ suất lợi nhuận của sản xuất cà tím ở các hộ điều tra

83

Bảng 4.66 Chi phí hóa chất nông nghiệp, tỉ lệ tỉ lệ chi phí HCNN trong chi phí sản xuất
cây đậu đũa

84


Bảng 4.67 Tổng chi phí sản xuất và tổng thu nhập người trồng đậu đũa

85

Bảng 4.68 Lợi nhuận của sản xuất đậu đũa ở các hộ điều tra

86

Bảng 4.69 Tỉ suất lợi nhuận của sản xuất đậu đũa ở các hộ điều tra

86

Bảng 4.70 Số lượng dụng cụ bảo hộ lao động được sử dụng khi phun thuốc BVTV

87

Bảng 4.71 Các loại dụng cụ bảo hộ lao động được sử dụng khi phun thuốc BVTV

87

Bảng 4.72 Những khó khăn trong sản xuất ở các hộ điều tra

88


xiv 
 

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 3.1 Bản đồ hành chánh huyện Củ Chi

17

Hình 4.1 Bệnh sương mai trên cây dưa leo

62

Hình 4.2 Dòi đục lá gây hại cây đậu đũa

73

Hình 4.3 Biện pháp phủ bạt plastic trong canh tác cà tím

77

Hình 4.4 Phỏng vấn những khó khăn trong sản xuất ở xã Tân Thông Hội

89


xv 
 

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVTV: Bảo vệ thực vật
HCNN: Hóa chất nông nghiệp
NN & PTNT: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NSG: Ngày sau gieo

NST: Ngày sau trồng
SD: Độ lệch chuẩn

 


1
xvi 
 

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Rau là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Các loại rau có khá nhiều
vitamin, đường và các chất kích thích; các loại vitamin A và B cần cho cơ thể đều do rau
cung cấp. Từng bộ phận trên rau đều có các thành phần dinh dưỡng khác nhau: loại rau có
lá như cải xanh, cải trắng, rau dền, đều có hàm lượng vitamin C, B2, sắt, magie, tương đối
cao; rau cần thì có nhiều can xi; còn các loại rau ăn quả như các loại dưa, cà có rất nhiều
vitamin C.
Trong bữa ăn của người Việt Nam, rau là loại thực phẩm không thể thiếu, có thể
được nấu chín hoặc dùng tươi sống. Nhưng việc sử dụng rau tươi, sống có thể gây nguy
hiểm cho sức khỏe của người tiêu dùng nếu trên rau còn dư lượng hóa chất nông nghiệp.
Vì vậy rất cần thiết quản lý sản xuất rau theo hướng an toàn.
Trong thực tế sản xuất, để tăng năng suất, tăng lợi nhuận, bà con nông dân đã sử
dụng nhiều loại hóa chất nông nghiệp. Việc sử dụng nhiều loại hóa chất, liều lượng cao,
nhiều lần trong một vụ đã khiến cho tình trạng ô nhiễm môi trường và an toàn thực phẩm
ở tình trạng đáng báo động. Tại hội nghị về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong
ngành nông nghiệp diễn ra ngày 25/08/2009, Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ Nông nghiệp &
Phát triển Nông thôn) công bố kết quả kiểm tra 25 mẫu rau tại các tỉnh phía Bắc, có tới
44% mẫu rau có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, 4% có hoạt chất độc hại vượt quá giới

hạn cho phép. Kiểm tra 35 mẫu rau tại các tỉnh phía Nam, Cục BVTV phát hiện 54%



 

mẫu có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, trong đó 8,6% mẫu được phát hiện có hàm lượng
thuốc bảo vệ thực vật đủ khả năng gây ngộ độc cho người sử dụng. Việc sử dụng hóa chất
nông nghiệp bừa bãi, không đúng qui cách của người nông dân còn ảnh hưởng đến chính
sức khỏe của người sử dụng. Số liệu của Cục Y tế dự phòng và Môi trường (Bộ Y tế) cho
thấy, gần 70% người sử dụng thuốc trừ sâu có triệu chứng ngộ độc. Ngộ độc thuốc bảo vệ
thực vật là một trong mười nguyên nhân gây tử vong cao nhất.
Để giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất, lợi nhuận đồng thời bảo đảm an toàn
thực phẩm, bảo vệ môi trường, tình hình sử dụng hóa chất nông nghiệp cần được quản lí
chặt chẽ và hợp lí. Vì lí do đó, đề tài: “Tình hình sử dụng hóa chất nông nghiệp trong sản
xuất rau ăn quả vụ Đông Xuân 2010-2011 tại huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh” đã được
thực hiện nhằm mục đích cung cấp những số liệu có ích cho việc đánh giá và quản lí tình
hình sử dụng hóa chất nông nghiệp tại địa bàn.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Xác định tình hình sử dụng hóa chất nông nghiệp trong sản xuất dưa leo, đậu đũa,
cà tím vụ Đông Xuân 2010-2011 tại huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh, nhằm giúp ích cho
việc đánh giá và quản lí tình hình sử dụng hóa chất nông nghiệp tại địa bàn.
1.2.2 Yêu cầu
Lựa chọn loại cây điều tra đại diện cho tình hình sản xuất tại địa phương.
Lựa chọn hộ điều tra đại diện cho tình hình sản xuất tại địa phương.
Thu thập đầy đủ các thông tin từ hộ nông dân, đại lý nông dược cơ quan nhà nước.
1.3 Giới hạn đề tài
Đề tài được thực hiện trên 3 loại rau ăn quả: dưa leo, đậu đũa, cà tím trong vụ
Đông Xuân 2010-2011 tại huyện Củ Chi, Tp.Hồ Chí Minh.




 

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu về các loài cây chọn điều tra
2.1.1 Cây cà tím
Cà tím danh pháp khoa học Solanum melongena là một loài cây thuộc họ Cà được
sử dụng làm một loại rau trong ẩm thực. Nó có quan hệ họ hàng gần gũi với cà chua,
khoai tây, cà bát, cà pháo. Cà tím có nguồn gốc từ miền nam Ấn Độ và Sri Lanka, ngày
nay được trồng ở khắp vùng nhiệt đới, á nhiệt đới và vùng có khí hậu ấm. Cà tím là cây
rau phổ biến ở Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam (Trung tâm khuyến nông
Quốc gia,2009)
Cà tím tên khoa học Solanum melonggena, thuộc chi Solanum, họ Solanaceae, bộ
Solanales.
2.1.1.1 Đặc tính sinh vật học
Cây cà tím là cây một năm, cao tới 40 - 150 cm, thông thường có gai, với các lá
lớn có thùy thô, dài từ 10-20 cm và rộng 5-10 cm. Hoa màu trắng hay tía, với tràng hoa
năm thùy và các nhị hoa màu vàng. Quả là loại quả mọng nhiều cùi thịt, đường kính nhỏ
hơn 3 cm ở cây mọc hoang dại, nhưng lớn hơn rất nhiều ở các giống trồng. Quả chứa
nhiều hạt nhỏ và mềm. Các giống hoang dại có thể lớn hơn, cao tới 225 cm (84 inch) và lá
to (dài tới trên 30 cm và rộng trên 15 cm).
Tên gọi cà tím không phản ánh đúng loại quả này, do có nhiều loại cà khác cũng
có màu tím hay quả cà tím có màu đôi khi không phải tím. Tuy nhiên, tên gọi cà dái dê
cũng không phản ánh đúng hình dạng của quả, do quả của nhiều giống cà tím (cà dái dê)
không phải ôvan thuôn dài như dái dê mà lại tròn, có đường kính từ 5-8cm
( />



 

2.1.1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây cà tím
Sản xuất cà tím có tính tập trung cao, tổng diện tích trồng cà tím trên thế giới là
2043788 ha (FAOSTAT,2008). Trong dó diện tích trồng cà tím chiếm cao nhất là Trung
Quốc với 1001501 ha, kế đến là các nước Ấn độ 512800 ha, Indonesia 47589 ha, Ai Cập
43000 ha, Thổ Nhĩ Kỳ 33000 ha, Philippines 21613 ha, Irắc 18750 ha (FAOSTAT, 2007).
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, trong các chủng loại rau xuất khẩu từ Việt
Nam sang thị trường Nhật 5 tháng đầu năm 2011 thì cà tím đạt kim ngạch cao nhất với
3,6 triệu USD, tăng 120% so với cùng kỳ 2010. Mặt hàng cà tím được xuất khẩu sang thị
trường này ở dạng chế biến như cà tím chiên và nướng. Đơn giá trung bình xuất khẩu cà
tím chiên hiện tại là 2,16 USD/kg, tăng 0,6% so với cùng kỳ 2010.
Ở huyện Củ Chi, vụ Đông Xuân 2010 – 2011, cây cà tím được trồng trên diện tích
0,2 ha tại xã Phạm Văn Cội (Tiến độ sản xuất vụ Đông Xuân 2010 – 2011 và Hè Thu từ
29/03/2011 đến 05/04/2011, Trạm BVTV huyện Củ Chi). Giá cà tím tại chợ Tân Phú
Trung, huyện Củ Chi tháng 11 và tháng 12 năm 2011 dao động từ 7000 – 8000 đồng/kg.
Vào tháng 2, tháng 3 năm 2011, giá cà tím giảm mạnh, chỉ còn khoảng 3000 đồng/kg
(Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp TP.HCM, 2011).
2.1.2 Cây dưa leo
Dưa leo (Cucumis sativus) thuộc chi Cucumis là một cây trồng phổ biến trong họ
bầu bí Cucurbitaceae, bộ Cucurbitales, là loại rau ăn quả thương mại quan trọng, nó được
trồng lâu đời trên thế giới và trở thành thực phẩm của nhiều nước. Những nước dẫn đầu
về diện tích gieo trồng và năng suất là: Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Mỹ, Hà Lan, Thổ
Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Ai Cập và Tây Ban Nha ( />2.1.2.1 Đặc điểm thực vật học
Rễ dưa leo thuộc loại rễ chùm. Rễ chính tương đối phát triển, phân bố chủ yếu ở
tầng đất canh tác có độ sâu từ 0 - 30 cm, rộng 50 - 60 cm. Rễ phụ phân bố tương đối
nông, chủ yếu ở độ sâu 0 - 20 cm.Thân thuộc loại thân thảo một năm, có đặc tính leo
bò. Chiều cao cây khoảng từ 1.3 - 3m, dài nhất có thể đạt trên 3m. Lá dưa leo gồm lá
mầm và lá thật. Hai lá mầm (nhú ra đầu tiên) có hình trứng, tròn dài, mọc đối xứng qua




 

trục thân, làm nhiệm vụ quang hợp, tạo vật chất nuôi cây và ra lá mới. Nách lá là nơi phát
sinh ra lá, tua cuốn, hoa đực, hoa cái và rễ bất định. Lá thật là những lá đơn có cuống dài,
lá có 5 cạnh, chia thuỳ nhọn hoặc có dạng chân vịt, 2 mặt phiến lá, cuống lá đều có
lông.
Hoa thuộc loại hoa đơn tính, thụ phấn khác hoa (giao phấn) nhờ côn trùng, nhờ
gió. Hoa mẫu 5, bầu thượng, có màu vàng, đường kính từ 2 - 3cm. Hoa đực có cuống dài
hơn hoa cái.
2.1.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây dưa leo
Dưa leo là loại rau ăn quả ngắn ngày, trồng được nhiều vụ trong năm và có thể
trồng rộng rãi khắp nơi trên cả nước. Hiện dưa leo chế biến dưới dạng muối chua nguyên
quả, thái lát, chẻ tư, được xem là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của ngành rau quả Việt
Nam. Diện tích trồng dưa leo hàng năm ở nước ta khoảng 26.000 ha, xấp xỉ 1/4 sản lượng
( khoảng 80.000 tấn) được chế biến cho xuất khẩu và một phần tiêu dùng trong nước (Báo
NNVN - Số ra ngày 7/5/2009).
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu dưa leo và các
dạng chế phẩm từ dưa leo 5 tháng đầu năm 2009 đạt hơn 22,2 triệu USD, tăng 155,6% so
với cùng kỳ 2008. Ước tính tháng 6 kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này đạt gần 1,9 triệu
USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu dưa chuột nửa đầu năm 2009 lên 24,1 triệu USD.
Ở huyện Củ Chi, vụ Đông Xuân 2010 – 2011, cây dưa leo được trồng trên diện
tích 18 ha, phân bố ở nhiều xã thuộc huyện Củ Chi. Cây dưa leo được trồng nhiều nhất ở
xã An Nhơn Tây với diện tích 4,5 ha (Tiến độ sản xuất vụ Đông Xuân 2010 – 2011 và Hè
Thu từ 29/03/2011 đến 05/04/2011, Trạm BVTV huyện Củ Chi). Giá dưa leo tại chợ Tân
Phú Trung, huyện Củ Chi, trong vụ Đông Xuân dao động từ 5000 – 8000 đồng/kg, cao
nhất ở thời điểm đầu tháng 11 (Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp TP.HCM,
2011).

2.1.3 Cây đậu đũa
Đậu đũa danh pháp khoa học là Vigna sesquipedalis Fruwirth, bắt nguồn từ một
trong ba loài phụ của đậu cowpea (Vigna unquiculata) được trồng nhiều ở Trung Quốc;



 

vùng Đông Nam Châu Á như Thái Lan, Philippines; Nam Châu Á như Bangladesh, Ấn
Độ, Pakistan, Indonesia và mở rộng sang Châu Phi (Trần Thị Ba, 2007).
2.1.3.1Đặc tính sinh học
Cây thân thảo hằng năm, hệ thống rễ phát triển tốt. Thân bò, leo quấn, có góc cạnh,
không lông, mắt thân thường có màu tím. Lá kép 3 lá phụ với cuống dài, lá mọc xen kẽ,
mặt lá ít lông tơ. Phát hoa mọc ở nách lá, hoa màu vàng hay xanh lơ mọc thành chùm ở
đỉnh. Tràng hoa có 5 cánh rời, nhụy đực gồm 9 dính + 1 rời, bầu noãn với 12 - 21 noãn.
Hoa lưỡng tính, tỉ lệ thụ phấn chéo bởi côn trùng rất thấp trong điều kiện khí hậu khô,
nhưng trong điều kiện ẩm ướt tỉ lệ nầy có thể tăng đến 40%.
Trái dài 30 - 120 cm, trái non thẳng, láng, mềm; trái già co thắt lại. Trái chứa 10 30 hạt. Trái tươi có giá trị dinh dưỡng tương đối cao, giàu protein, chất bột đường và
vitamin. Hạt hình quả thận, màu sắc và kích thước thay đổi.
Sau khi nẩy mầm cây tăng trưởng nhanh, ra hoa 35 ngày sau khi gieo và bắt đầu
cho thu hoạch trái tươi 2 tuần sau khi hoa nở. Tùy theo sự tăng trưởng và cường độ thu
hái, cây ra hoa, kết trái kéo dài 1.5 - 2 tháng và cây tàn 3 - 4 tháng sau khi trồng.
Đậu đũa thích khí hậu nóng, nhiệt độ ban ngày thích hợp là 25 - 35oC và nhiệt độ
ban đêm không dưới 15oC. Đậu đũa phản ứng với độ dài ngày không rỏ rệt nhưng thiên
về cây ngày ngắn. Đậu mọc tốt ở vùng đồng bằng và nơi có cao độ trung bình, ở cao độ
cao > 700 m sự ra hoa của đậu bị hạn chế nhất là vào mùa có thời tiết lạnh.
Đậu đũa chịu hạn giỏi đồng thời tăng trưởng tốt trong mùa mưa ẩm độ cao, nơi có
vủ lượng 1500 - 2000 mm. Nhu cầu nước cả vụ là 6 - 8 mm/ngày. Trồng trong mùa nắng
có tưới đậu mọc tốt như trong mùa mưa.
Đậu trồng được trên mọi loại đất , thích hợp trên đất nhiều hữu cơ, pH từ 5.5 – 6

(Trần Thị Ba, 2007).
2.1.3.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây đậu đũa
Đậu đũa là loại rau phổ biến ở thị trường Châu Á, nhu cầu của thị trường nước
ngoài trong những năm gần đây là tiêu thụ trái tươi và đông lạnh. Phẩm chất trái dựa trên
màu sắc và chiều dài trái. Tuy nhiên, yêu cầu nhập khẩu đậu đũa rất thay đổi tùy mỗi thị
trường. Dạng trái cực dài, màu xanh nhạt hầu hết được chấp nhận ở Thái Lan và Hồng



 

Kông trong khi Brunei thì thích trái ngắn, màu xanh đậm vì có nhiều trái/kg. Đậu xuất
khẩu sang Châu Âu và Canada thì thích trái dài trung bình, màu xanh nhạt (Trần Thị Ba,
2007).
Ở huyện Củ Chi, vụ Đông Xuân 2010 – 2011, cây đậu đũa được trồng trên diện
tích 5 ha, phân bố ở nhiều xã thuộc huyện Củ Chi. Cây đậu đũa được trồng nhiều nhất ở
xã Phước Hiệp với diện tích 2 ha (Tiến độ sản xuất vụ Đông Xuân 2010 – 2011 và Hè
Thu từ 29/03/2011 đến 05/04/2011, Sở NN & PTNT huyện Củ Chi). Giá đậu đũa tại chợ
Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, trong vụ Đông Xuân dao động từ 4000 – 6000 đồng/kg,
cao nhất ở thời điểm đầu tháng 11 (Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp TP.HCM).
2.2 Một số khuyến cáo về sử dụng hóa chất nông nghiệp trên các loại cây điều tra
2.2.1 Các loại phân bón được sử dụng trên các loại cây điều tra
2.2.1.1 Cây cà tím
Lượng phân bón cho một ha là:
Phân chuồng: 30 tấn, Super lân/lân vi sinh: 300-500 kg, NPK: 600-800 kg, Urê:
200 kg, Kali: 250 kg.
Cách bón:
Bón lót: Bón toàn bộ phân chuồng, toàn bộ lân và 1/5 lượng phân hóa học khác.
Bón thúc: Chia đều lượng phân còn lại 4-6 phần, nên bón vùi phân vào đất để phân
không bị bốc hơi, rửa trôi (Sở NN & PTNT TPHCM, 2009).

2.2.1.2 Cây dưa leo
Lượng phân bón cho 1 ha dưa leo như sau:
Bảng 2.1 Lượng phân bón cho 1 ha dưa leo
Loại phân bón

Tổng số

Bón lót

Phân chuồng (tấn)
Urê
Phân super lân (kg)
Phân Kali (kg)
Vôi bột (kg)

25-30
200-250
350-400
200-250
1000

25-30
40-50
350-400
40-50
1000

Bón thúc
lần 1


Bón thúc
lần 2

Bón thúc
lần 3

50-60

60-70

50-70

50-60

60-70

50-70



 

Cách bón:
Bón lót: Đánh rạch hoặc bổ hốc thành 2 hàng trồng, dùng toàn bộ phân chuồng,
phân khoáng và vôi bột bón vào rạch (hốc) đảo đều với đất lấp đầy rạch (hốc) trước khi
trồng 1-2 ngày.
Bón thúc: Bón thúc cho dưa leo làm 3 đợt
Đợt 1: Sau khi mọc 15 – 20 ngày, cây có 5-6 lá thật. Bón xung quanh gốc, cách
gốc 15 – 20 cm kết hợp vun xới phá váng.
Đợt 2: Sau mọc 30 – 35 ngày. Bón giữa hai gốc kết hợp vun cao cắm dàn.

Đợt 3: Sau mọc 45 – 50 ngày (sau khi thu quả đợt đầu), hòa nước tưới vào giữa
luống kết hợp tưới thấm vào buổi chiều mát (chỉ thu hoạch đợt quả tiếp theo sau khi bón
thúc ít nhất 7 ngày) (Sở NN & PTNT TPHCM, 2009).
2.2.1.3 Cây đậu đũa
Lượng phân tính cho một ha: Phân chuồng hoai 20 tấn, phân super lân 200 kg,
phân urê 150 kg, phân Kali 100 kg.
Cách bón:
Bón lót: Toàn bộ phân chuồng hoai, super lân và 1/4 lượng phân hóa học khác.
Bón thúc:
Lần 1 (12 – 15 ngày sau gieo): 1/4 lượng phân urê và Kali.
Lần 2 (khi ra hoa rộ, bắt đầu có trái): 1/4 lượng phân urê và Kali.
Lần 3 (sau khi thu hoạch 4 – 5 đợt): Lượng phân còn lại
2.2.2 Các loại sâu bệnh hại trên các loại cây điều tra và thuốc BVTV được sử dụng
2.2.2.1 Cây cà tím
Sâu hại trên cà tím:
Sâu xám (Agrotis ipsilon): Thường xuất hiện lúc cây con, cắn ngang thân làm chết
cây, dùng thuốc hoạt chất Diazinon như Basudin 10G bón vào đất (cùng với lúc làm đất
khoảng 3 kg/1 công rẫy).



 

Sâu xanh ăn lá (Spodoptera exigua): Thường cắn phá lá và vỏ trái làm lá bị hư
hại, vỏ trái bị sẹo, diệt trừ bằng các loại thuốc có hoạt chất Lambdacyhalothrin,
Deltamethrin, Cypermethrin.
Bọ trĩ (Thrip palmi) Bọ trĩ gây nặng thời kỳ cây con trên nhiều loại cây rau khác
nhau như các loại cà, đậu, ớt, dưa bầu bí…Trưởng thành và bọ non chích hút nhựa làm
đọt và lá non xoăn lại, khi mật độ cao làm lá vàng, cây chùn đọt, sinh trưởng phát triển
kém. Diệt trừ bằng các loại thuốc có hoạt chất Cypermerthrin, Imidacloprid.

Bệnh hại trên cây cà tím:
Bệnh thối nhũn: do vi khuẩn Erwinia carotovora, trồng mật độ vừa phải cho
vườn thông thoáng, loại bỏ các quả bị bệnh. Luân canh cây trồng, phun các thuốc trừ nấm
gốc Đồng, Mancozeb, Benomyl.
2.2.2.2 Cây dưa leo
Sâu hại trên cây dưa leo
Sâu xám (Agrotis ipsilon): Giống cây cà tím.
Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella): Thường xuất hiện và gây hại trong suốt vụ
dưa, làm hư hại bộ lá, diệt trừ bằng các loại thuốc nhóm hóa học Pyrethroid như
Baythroid 5SL, Sherpa 25EC, Sherbush 25ND, Decis 2,5 EC, Polytrin C440 EC/ND.
Bù lạch (Scirtothrips dorsalis): Thường tập trung ở các đọt non để chích hút nhựa
cây, làm dưa chùn ngọn không phát triển được, diệt trừ bằng các loại thuốc có hoạt chất
Benfuracarb, Fipronil, Imidacloprid, Profenofos.
Sâu xanh ăn lá (Spodoptera exigua): Giống cây cà tím.
Các bệnh thường gặp ở dưa leo:
Bệnh sương mai do nấm Pseudoperonospora cubensis: Là bệnh gây hại nguy
hiểm nhất ở tất cả các thời kỳ ở tất cả các vụ trồng (trong điều kiện nhiệt độ thấp
hơn 20oC và ẩm độ cao). Bệnh gây các vết thâm đen trên lá do làm chết các tế
bào, sau đó lá khô. Để trị bệnh dùng thuốc gốc đồng, Dithiocarbamate như Bordeaux 1%
hoặc Zineb 80% pha loãng với nước theo nồng độ 0,4% (400g thuốc cho 100 lít
nước lã) phun phòng và trừ bệnh. Ngoài ra, có thể dùng thuốc có hoạt chất Metalaxyl
+ Mancozeb như Ridomil MZ 72 WP phun 1 lần, lượng 1,5kg/ha.


10 
 

Bệnh phấn trắng do nấm Erysiphe cichoarcearum: Bệnh xuất hiện giữa hoặc
cuối thời kỳ sinh trưởng. Các giống địa phương ít bị bệnh. Các giống nhập nội
nhiễm nặng hơn. Dùng Bayleton (Triadiamefon) sữa 25% với 200-250 g để pha tưới

cho 1 ha dưa leo.
2.2.2.3 Cây đậu đũa
Sâu hại trên cây đậu đũa:
Sâu đục quả: Maruca testulalus là loại sâu hại nguy hiểm nhất của đậu đũa, làm
giảm năng suất và phẩm chất quả đậu. Có thể dùng thuốc (khi đã có 50% hoa của đợt 1 đã
đậu quả) các loại thuốc gốc BT như Biocin, Dipel, luân phiên với thuốc có gốc Pyrethroid
như Summicidin, Shepa, Decis, Cyperin.
Rầy mềm: Aphis maydis trưởng thành và rầy non chích hút nhựa các chồi, lá non,
nụ và quả làm đọt non bị hại không phát triển được, lá non bị hại thường bị nhăn nheo, co
dúm. Khi mật độ cao có thể dùng thuốc hoá học phun khi cần thiết như Sagomycin,
Bascide.
Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella): Giống cây dưa leo
Bệnh trên cây đậu đũa:
Các loại bệnh thán thư (Colectotrichum spp.) hại lá phát triển mạnh trong mùa
mưa, làm cây mau tàn, giảm năng suất, ngoài biện pháp bón phân đầy đủ cây sinh trưởng
tốt, khi phát hiện có thể sử dụng các loại thuốc sau: Carbendazim, Fosetyl-Aluminium (Lê
Minh Dũng, 2008).
2.2.3 Các loại cỏ dại thường xuất hiện và một số hoạt chất trừ cỏ được sử dụng trên
rau
Theo Quy trình sản xuất rau theo GAP của Sở NN & PTNT TPHCM, các loài cỏ
dại thường xuất hiện trên rau:
Cỏ lá hẹp: Cỏ chỉ (Ruppiaceae), mần trầu (Eleusine indica Gaerth.).
Cỏ lá rộng: Dền (Amaranthaceae), màng màng (Cleomaceae).
Cỏ cói lác: Cỏ gấu (Cyperus rotundus), lác (Cyperus iria).
Theo Cẩm nang thuốc Bảo vệ thực vật 2005, một số hoạt chất thuốc sau được sử
dụng diệt trừ cỏ dại trên rau:


×