Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

SO SÁNH SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA SÁU GIỐNG DƯA HẤU F1 (Citrullus lanatus) TRỒNG VỤ XUÂN HÈ 2011 TẠI PHÙ MỸ BÌNH ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SO SÁNH SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT
CỦA SÁU GIỐNG DƯA HẤU F1 (Citrullus lanatus) TRỒNG
VỤ XUÂN HÈ 2011 TẠI PHÙ MỸ - BÌNH ĐỊNH

Họ và tên sinh viên: VÕ VĂN LÂM
Ngành: NÔNG HỌC
Lớp: DH07NHA
Niên khoá: 2007 - 2011

Tháng 08/2011


SO SÁNH SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT
CỦA SÁU GIỐNG DƯA HẤU F1 (Citrullus lanatus) TRỒNG
VỤ XUÂN HÈ 2011 TẠI PHÙ MỸ - BÌNH ĐỊNH

Tác giả

VÕ VĂN LÂM

Khoá luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Nông học

Giáo viên hướng dẫn
Th.S PHẠM HỮU NGUYÊN



Tháng 08/2011
i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi xin chân thành biết ơn đến:
- Ban giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, Ban Chủ Nhiệm
khoa Nông học, quý Thầy (Cô) trong Khoa Nông học và trong Trường đã luôn tận tình
truyền đạt kiến thức và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
- Gia đình đã tạo điều kiện và động viên tôi trong suốt quá trình học tập.
- Th.S Phạm Hữu Nguyên đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập cũng như trong thực hiện luận văn tốt nghiệp.
- Uỷ ban nhân dân và bà con nhân dân xã Mỹ Quang đã tạo điều kiện cho tôi
thực hiện đề tài tốt nghiệp.
- Tập thể lớp Nông Học 33A và toàn thể bạn bè gần xa đã giúp đỡ, động viên
tôi trong suốt thời gian qua.
TP.HCM ngày 02 tháng 08 năm 2011
Sinh viên
Võ Văn Lâm

ii


TÓM TẮT
Đề tài: “So sánh sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của sáu giống dưa hấu F1
(Citrullus lanatus) trồng vụ Xuân hè tại Phù Mỹ - Bình Định” đã được tiến hành tại xã
Mỹ Quang, huyện Phù Mỹ, thời gian thực hiện từ 12/03/2011 – 15/05/2011. Thí
nghiệm đã được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (Randomized Complete Block
Dezign – RCBD), đơn yếu tố gồm 6 giống và 3 lần lăp lại.

Các giống tham gia thí nghiệm là:
Nghiệm thức 1 (đối chứng): giống 386 của công ty Trang Nông (TN 386)
Nghiệm thức 2: giống 777 của công ty Chánh Nông (CN 777)
Nghiệm thức 3: giống DCH 3000 của công ty DCH
Nghiệm thức 4: giống Sao Việt 1137 (SV 1137) của công ty quốc tế Sao Việt
Nghiệm thức 5: giống Sài Gòn 486 (SG 486) của công ty giống Sài Gòn
Nghiệm thức 6: giống Thiên Long 2909 (TL 2909) của công ty giống cây trồng
Miền Trung
Kết quả thí nghiệm cho thấy:
Về sinh trưởng: giống sinh trưởng tốt là SV 1137 và TL 2909 có chiều thân
chính 229 cm, 233,5 cm, số lá trên thân chính 24,1 lá, 24,5 lá và số nhánh cấp 1 trên
thân đạt 3,5 nhánh ở giống TN 380, SV 1137, giống TL 2909 nhiều nhánh nhất 3,8
nhánh. Giống có chiều dài thân chính thấp là Đ/c TN 386, CN 777 với chiều dài là
215,3 cm và 219,3 cm, giống có số lá trên thân chính thấp nhất là TN 386 đạt 22 lá. Số
nhánh ít nhất là 2 giống CN 777, SG 484 có 3,1 nhánh.
Về phát dục: giống có thời gian phát dục sớm là TN 386, TL 2909. Hai giống
DCH 3000 và SV 1137 có thời gian phát dục muộn, thời gian ra trái tập trung 6 – 7
ngày sau thụ phấn. Giống cho thu hoạch sớm nhất là giống Đ/c TN 386, SV 1137, TL
2909 (60 NSG), hai giống thu hoạch muộn nhất với thời gian sinh trưởng 62 NSG là
CN 777 và SG 486, giống DCH 3000 có thời gian sinh trưởng 61 NSG.
Về năng suất: giống cho năng suất cao là CN 777 đạt 22,69 tấn/ha, giống đối
chứng TN 386 đạt 20,78 tấn/ha, các giống còn lại cho năng suất thấp hơn, thấp nhất là
TL 2909 có 13,64 tấn/ha. Giống DCH 300 đạt 18,2 tấn/ha, SV 1137 có năng suất 16,2
tấn/ha và giống SG 486 cho năng suất 14,7 tấn/ha
iii


Về phẩm chất: giống có độ Brix cao là SG 486 có giá trị 11,4 %, giống CN 777
có độ Brix thấp nhất là 10,1 %. Tỷ lệ phần ăn được cao nhất ở giống Đ/c TN 386 với
75,4 %, giống có tỷ lệ phần ăn được thấp nhất có 69,8 % là giống CN 777.

Giống có năng suất cao nhất là CN 777 nhưng phẩm chất lại không đáp ứng thị
hiếu người tiêu dùng, bốn giống còn lại đều có năng suất thấp hơn giống Đ/c TN 386.
Trong đó, giống DCH 3000 cho năng suất tương đối, phẩm chất tốt nên đáp ứng được
nhu cầu người tiêu dùng.

iv


MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA...................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................. ii
TÓM TẮT ................................................................................................. iii
MỤC LỤC ...................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ ......................................................... ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG .............................................................................x
Chương 1 .....................................................................................................1
GIỚI THIỆU CHUNG ....................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề...............................................................................................1
1.2 Mục đích - yêu cầu....................................................................................2
1.2.1 Mục đích ..............................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu................................................................................................2
1.3 Giới hạn đề tài .........................................................................................2
Chương 2 .....................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................3
2.1 Sơ lược về cây dưa hấu ..............................................................................3
2.1.1 Nguồn gốc và phân loại cây dưa hấu...........................................................3
2.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước ...............................................................3
2.1.3 Tình hình sản xuất dưa hấu trong nước và thế giới .........................................4
2.1.4 Đặc tính thực vật của dưa hấu ...................................................................6

2.1.5 Các thời kì sinh trưởng của dưa hấu ...........................................................6
2.1.6 Yêu cầu ngoại cảnh ................................................................................7
2.1.7 Các loại sâu, bệnh hại trên cây dưa hấu .......................................................8
v


2.1.8 Một số kết quả nghiên cứu về dưa hấu ......................................................11
Chương 3 ...................................................................................................14
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ...................................................................14
3.1 Vật liệu thí nghiệm .................................................................................14
3.2 Phương pháp thí nghiệm ..........................................................................14
3.2.1 Bố trí thí nghiệm ..................................................................................14
3.2.2 Qui mô thí nghiệm................................................................................16
3.2.3 Thời gian và địa điểm thí nghiệm .............................................................16
3.3 Điều kiện trong thời gian thí nghiệm ...........................................................16
3.3.1 Điều kiện thời tiết.................................................................................16
3.3.2 Điều kiện đất đai ..................................................................................17
3.4 Qui trình trồng dưa hấu ............................................................................18
3.4.1 Chuẩn bị đất ........................................................................................18
3.4.2 Gieo hạt .............................................................................................18
3.4.3 Phân bón và phương pháp bón ................................................................19
3.5 Các chỉ tiêu theo dõi ................................................................................21
3.5.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng .....................................................................21
3.5.2 Tình hình sâu bệnh ...............................................................................22
3.5.3. Các yếu tố cấu thành năng suất ...............................................................22
3.6 Phương pháp xử lý và thống kê số liệu ........................................................23
Chương 4 ...................................................................................................24
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................................24
4.1 Giai đoạn cây con ...................................................................................24
4.2 Các chỉ tiêu theo dõi ................................................................................25

4.2.1 Khả năng tăng trưởng chiều dài thân.........................................................25
vi


4.2.2 Tốc độ tăng trưởng chiều dài thân ............................................................28
4.2.3 Động thái ra lá .....................................................................................29
4.2.4 Tốc độ ra lá trên thân chính ....................................................................32
4.2.5 Khả năng ra nhánh của các giống .............................................................33
4.3 Chỉ tiêu về phát dục ................................................................................34
4.4 Tình hình sâu bệnh hại .............................................................................36
4.5 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất .................................................39
4.6 Các yếu tố cấu thành phẩm chất .................................................................41
Chương 5 ...................................................................................................48
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................48
5.1 Kết luận................................................................................................48
5.2 Đề nghị ................................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................49
PHỤ LỤC ..................................................................................................51
KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU .........................................................................54

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ANOVA: Analysis of Variance
CN: Chánh Nông
CV: Coefficient of Variation
Đ/c: Đối chứng
FAO: Food and Agriculture Organization
NSG: Ngày sau gieo

NSTT: Năng suất thực tế
NSLL: Năng suất lý thuyết
NT: Nghiệm thức
SV: Sao Việt
SG: Sài Gòn
TB: trung bình
TLSBH: Tỷ lệ sâu bệnh hại
TL: Thiên Long
TN: Trang Nông
TTXVN: Thông tấn xã Việt Nam
USDA: United States Department of Agriculture

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 3.1: Toàn cảnh khu thí nghiệm sau 17 NSG và 40 NSG .....................................15
Hình 3.2: Định hướng cho dây dưa hấu .......................................................................20
Hình 3.3: Thụ phấn bổ sung cho dưa hấu .....................................................................21
Hình 4.1: Ruộng dưa hấu thí nghiệm 22 NSG .............................................................27
Hình 4.2: Trái dưa hấu 3 ngày sau thụ phấn.................................................................35
Hình 4.3: Ruồi đục lá gây hại trên dưa hấu (Liriomyza trifolii) ...................................36
Hình 4.4: Bọ trĩ gây hại trên dưa hấu (Thrips palmi) ...................................................37
Hình 4.5: Bệnh sương mai trên dưa hấu (Phytopthora melonis)..................................38
Hình 4.6: Bệnh héo cây con trên dưa hấu (Rhizoctonia sp.) .......................................38
Hình 4.7: Bệnh đốm lá trên dưa hấu (Pseudoperonospora cubensis) ..........................39
Hình 4.8: Dạng trái và màu sắc vỏ sáu giống dưa hấu .................................................44
Hình 4.9: Đo độ Brix cho sáu giống dưa hấu ...............................................................44
Hình 4.10: Hình màu sắc thịt của sáu giống dưa hấu. ..................................................45
Hình 4.11: Xác định độ dày vỏ, chiều dài trái và đường kính trái. ..............................46

Hinh PL1: Trái xuất hiện đầu tiên. ...............................................................................51
Hình PL2: Dây dưa 12 ngày sau gieo, PL3: Dây dưa hấu 17 ngày sau gieo. ..............51
Hình PL4: Hoa đực, PL5 Hoa cái. ...............................................................................51
Hình PL6: Tốc độ tăng trưởng chiều dài thân chính. ...................................................52
Hình PL7: Tốc độ tăng trưởng số lá. ............................................................................52
Hình PL8: So sánh năng suất trái trên ô thí nghiệm. ...................................................53
Hình PL9: Năng suất lý thuyết và năng suất thực tế của từng giống. ..........................53

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích (ha) sản xuất dưa hấu của Việt Nam và thế giới từ 1978 – 2008....4
Bảng 2.2: Sản lượng (tấn) dưa hấu của Việt Nam và thế giới từ 1978 – 2008 ...............4
Bảng 2.3: Năng suất (tấn/ha) dưa hấu của Việt Nam và thế giới từ 1978 – 2008...........5
Bảng 2.4: Tổng hợp về sáu giống thí nghiệm ...............................................................13
Bảng 3.1: Thời tiết trong thời gian thí nghiệm ..............................................................16
Bảng 3.2: Kết quả phân tích đất ....................................................................................17
Bảng 3.3: Loại phân,lượng phân và thời điểm bón trên 1 ha ........................................19
Bảng 4.1: Ngày nảy mầm, ngày kết thúc nảy mầm, tỷ lệ nảy mầm và ra lá thật.. ........24
Bảng 4.2: Chiều dài thân chính của các giống (cm) ......................................................25
Bảng 4.3: Tốc độ tăng trưởng chiều dài thân chính (cm/ngày) .....................................28
Bảng 4.4: Động thái ra lá trên thân chính của các giống (lá/cây) .................................30
Bảng 4.5: Tốc độ ra lá trên thân chính (lá/ngày) ...........................................................32
Bảng 4.6: Khả năng ra nhánh của các giống .................................................................33
Bảng 4.7: Thời gian phát dục của các giống (ngày) ......................................................35
Bảng 4.8: Tỷ lệ cây, lá, trái bị sâu, bệnh hại (%) ..........................................................36
Bảng 4.9: Các yếu tố cấu thành năng suất .....................................................................39
Bảng 4.10: Các yếu tố cấu thành phẩm chất .................................................................42
Bảng 4.11: Đánh giá phẩm chất theo cảm quan ............................................................46


x


Chương 1

GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 Đặt vấn đề
Dưa hấu (Citrullus lanatus) là loại rau ăn quả có tác dụng như là một loại trái
cây giải khát vào mùa hè, dưa hấu chứa dịch quả phong phú, hàm lượng nước đạt trên
96 %. Trong nước dưa hấu chứa nhiều acid malic; acid glutamid; arginine; đường
glucose; fructose; lyciumanid; bêta-caroten; vitamin A, B, C, protid và các chất
khoáng như calci, phosphor, sắt..., những thành phần này rất hữu ích cho cơ thể, hơn
nữa dễ được hấp thu. Vỏ dưa hấu có tác dụng giải nhiệt cao, còn hạt có chứa dầu béo,
trợ giúp tiêu hoá tốt. Theo y học cổ truyền, dưa hấu có vị ngọt, tính hàn, có công hiệu
thanh nhiệt (làm mát chống say nắng); lợi niệu trừ phiền (Sức Khỏe & Đời Sống,
2006).
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nông nghiệp nước ta ngày càng ổn định,
không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu mang về cho đất nước hàng
triệu đô la. Chính vì vậy, hiện nay nhà nước thực hiện chính sách chuyển đổi cơ cấu
cây trồng. Trong đó dưa hấu là một trong những cây được quan tâm nhiều vì dưa hấu
dễ làm và thời gian sinh trưởng ngắn, bên cạnh đó dưa hấu có thị trường tiêu thụ nội
địa rộng lớn và có khả năng xuất khẩu, là sản phẩm dễ tiêu thụ, mang lại giá trị kinh tế
cao cho người nông dân trồng thu nhập trên 50 triệu đồng/ha/năm (TTXVN, 2007),
hơn rất nhiều lần so với trồng các loại cây khác trên cùng một diện tích (lúa, bắp,
khoai lang….). Trước kia dưa hấu chủ yếu trồng trong mùa nắng. Ngày nay nhờ có
giống mới thích nghi cao nên dưa được trồng quanh năm và thâm canh ngày càng cao.
Các giống mới ngày càng được ưa chuộng trong tiêu thụ nên diện tích canh tác gia
tăng và thay thế các giống cũ. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều giống khác nhau về
hình dạng, màu sắc, kích thước và thời gian sinh trưởng. Do đó việc chọn ra giống phù

hợp đáp ứng thị hiếu và thị trường tiêu thụ rất quan trọng.
1


Xuất phát từ thực tế đó đề tài: “So sánh sự sinh trưởng, phát triển và năng suất
của sáu giống dưa hấu” đã được tiến hành tại xã Mỹ Quang, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình
Định.
1.2 Mục đích - yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Tìm hiểu được đặc điểm (sinh trưởng, phát triển và năng suất) của sáu giống
dưa hấu. Từ đó chọn ra giống thích hợp cho năng suất cao và phù hợp thị hiếu tiêu
dùng tại địa phương.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển, năng suất và đánh giá đặc tính
của các giống dưa hấu trong cùng một điều kiện trồng, chăm sóc.
1.3 Giới hạn đề tài
Đề tài chỉ thực hiện trong 1 vụ Xuân hè từ tháng 03 - 05 /2011.

2


Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược về cây dưa hấu
2.1.1 Nguồn gốc và phân loại cây dưa hấu
Theo Phạm Hồng Cúc (2007), dưa hấu có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nóng và
khô của châu Phi và được canh tác rộng rãi trong vùng Địa Trung Hải cách đây 3.000
năm. Dưa hấu được người châu Âu trồng phổ biến từ thế kỷ VI. Dưa hấu được đưa từ
Ấn Độ sang Trung Quốc cách đây 2.500 năm. Theo USDA dưa hấu có 3 trung tâm

khởi nguyên là Nam châu Á (South Asia), Thổ Nhỉ Kỳ (Turkie) và Trung Đông
(Middle East). Bộ sưu tập giống của USDA hiện nay có khoảng 1.500 loài (Maynard,
2000; Wehner, 2002).
Phân loại cây dưa hấu
+ Bộ: Cucurbitates
+ Họ: Cucurbitaceae
+ Giống: Citrullus
+ Loài: lanatus
2.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Cây dưa hấu được trồng ở nước ta vào thế kỷ thứ X thời vua Hùng thứ 18 gắn
liền với sự tích “Mai An Tiêm”.
Trước đây, giống trồng rất ít, chủ yếu là nguồn giống địa phương, mỗi vùng có
giống riêng như giống Đình Cao ở Hải Dương, dưa Hường ở Thừa Thiên Huế. Giống
thụ phấn tự do trong điều kiện để giống tự nhiên thiếu chọn lọc, giống thường bị thoái
hoá do lai tạp, cho năng suất thấp, nhiễm nhiều sâu bệnh.
Trước 1995, giống nhập nội Sugar Baby được trồng phổ biến. Giống Sugar
Baby có đặc điểm là trái tròn, vỏ đen, ruột đỏ, cứng chắc, ăn ngọt, có khả năng chuyên
chở nên được người trồng ưa chuộng nên cần. Vì thế, nên trong thời gian này thì các
3


Viện Nghiên cứu và công ty giống Quốc Gia chỉ quan tâm giống Sugar Baby để cung
cấp cho nông dân với giá rẽ hơn so với giống nhập nội.
Năm 1995 Công ty giống cây trồng Miền Nam cho ra đời giống F1 đầu tiên
trong nước, giống được ưa chuộng trong sản xuất đó là giống “An Tiêm 95”. Từ đó
giống F1 dần thay thế các giống ở địa phương. Hiện nay các giống lai F1 trong nước
và nhập nội ngày càng tăng. Sự xuất hiện các giống mới tạo cho nguồn giống đa dạng
và phong phú, nhiều chủng loại với màu sắc, kích thước, hình dáng khác nhau, được
trồng quanh năm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
2.1.3 Tình hình sản xuất dưa hấu trong nước và thế giới

Bảng 2.1: Diện tích (ha) sản xuất dưa hấu của Việt Nam và thế giới từ 1978 – 2008
Năm

1978

1988

1998

2008

8.000

15.000

19.000

28.000

Châu Á

957.101

1.388.432

2.061.998

2.884.618

Châu Âu


756.414

642.215

282.818

324.171

Châu Phi

119.878

150.972

181.097

200.453

Châu Mĩ

238.223

248.348

259.768

281.612

Châu Úc


3.029

3.603

4.638

5.060

Thế giới

2.074.645

2.433.750

2.790.311

3.695.914

Việt Nam

Nguồn: FAOSTAT, 2011
Bảng 2.2: Sản lượng (tấn) dưa hấu của Việt Nam và thế giới từ 1978 – 2008
Năm

1978

1988

1998


85.000

145.000

200.000

420.000

Châu Á

14.176.522

24.271.359

49.020.659

82.184.229

Châu Âu

6.192.524

7.947.804

3.936.405

5.166.652

Châu Phi


2.169.082

2.532.279

3.445.669

4.575.797

Châu Mĩ

2.580.903

2.750.949

4.094.737

6.351.162

Châu Úc

37.048

56.033

90.416

161.749

Thế giới


25.156.079

37.558.424

60.587.889

98.439.589

Việt Nam

2008

Nguồn: FAOSTAT, 2011
4


Bảng 2.3: Năng suất (tấn/ha) dưa hấu của Việt Nam và thế giới từ 1978 – 2008
Năm

1978

1988

1998

2008

Việt Nam


10,60

9,67

10,50

15,00

Châu Á

14,80

17,47

23,77

28,49

Châu Âu

8,18

12,37

13,91

15,94

Châu Phi


18,10

16,77

19,03

22,83

Châu Mĩ

10,80

11,08

15,76

22,55

Châu ÚC

12,23

15,55

19,49

31,90

Thế giới


12,13

15,43

21,71

26,63

Nguồn: FAOSTAT, 2011
Qua kết quả bảng số liệu 2.1 cho thấy diện tích trồng dưa hấu ở Việt Nam và
các châu lục đều tăng lên, tuy nhiên diện tích trồng dưa hấu ở châu Âu lại giảm. Năm
2008, châu Á là nơi có diện tích trồng dưa hấu lớn nhất thế giới 2.884.618 ha (Faostat,
2011), tiếp đến là châu Âu có 324.171 ha (Faostat, 2011), châu Úc là nơi có diện tích ít
nhất với 5.060 ha (Faostat, 2011).
Qua bảng 2.2 cho thấy sản lượng ở Việt Nam tăng dần theo thập niên từ 1978 –
2008 sản lượng tăng từ 85.000 – 420.000 tấn (Faostat, 2011). Châu Á sản lượng dưa
hấu tăng nhanh với sản lượng cụ thể từng thập niên như sau: năm 1978 đạt 14.176.522
tấn, năm 1988 sản lượng 24.271.359 tấn (Faostat, 2011), năm 1998 dưa hấu có sản
lượng tăng lên 49.020.659 tấn, năm 2008 sản lượng cao nhất với 82.184.229 tấn
(Faostat, 2011). Nhìn chung sản lượng dưa hấu trong vòng 10 năm đều tăng, tuy nhiên
vào 1998 sản lượng dưa hấu ở châu Âu lại giảm đạt chỉ đạt 3.936.405 tấn (Faostat,
2011) do diện tích giảm.
Qua bảng 2.3 cho thấy năng suất dưa hấu ở Việt Nam từ 1978 – 1988 không
tăng mà lại giảm, năm 1978 năng suất 10,60 tấn/ha (Faostat, 2011), năm 1988 năng
suất chỉ còn 9,67 tấn/ha (Faostat, 2011). Đến năm 1998 năng suất 10,5 tấn/ha (Faostat,
2011). Năm 2008, năng suất dưa hấu cao nhất với 15,00 tấn/ha. Các châu lục khác
năng suất đều cao hơn Việt Nam, trong đó châu Úc là nơi có năng suất tăng cao nhất.
5



Năm 1978, năng suất dưa hấu châu Úc chỉ đạt 12,23 tấn/ha (Faostat, 2011) cao hơn
châu Mĩ (10,80 tấn/ha) và châu Âu (8,18 tấn//ha) nhưng lại thấp hơn châu Phi (18,10
tấn/ha), châu Á (14,80 tấn/ha). Đến năm 1988, 1998 năng suất dưa hấu ở các châu lục
đều tăng lên, tuy nhiên châu Phi năm 1988 năng suất lại giảm, chỉ đạt 16,77 tấn/ha.
Năm 2008, năng suất dưa hấu châu Úc đứng đầu thế giới với 31,90 tấn/ha (Faostat,
2011), thấp nhất là châu Âu với 15,94 tấn/ha, các châu lục khác năng suất biến thiên từ
22,55 – 28,49 tấn/ha (Faostat, 2011).
2.1.4 Đặc tính thực vật của dưa hấu
Rễ: dưa hấu có bộ rễ phát triển mạnh, rễ chính có khả năng ăn sâu 50 - 100 cm,
rễ phụ phát triển rộng 50 - 60 cm, chịu hạn khá, không chịu được úng. Dưa hấu cũng
có khả năng hình thành rễ bất định ở mắt lá. Rễ dưa không có khả năng hồi phục khi
đứt (Phạm Hồng Cúc, 2007).
Thân: dưa hấu thuộc thân thảo, dây bò, dài từ 1,5 – 5 m, thân mềm và mang
nhiều lông. Thân có nhiều mắt, mỗi mắt có 1 lá, 1 chồi nách và tua bám. Chồi nách có
khả năng phát triển thành dây chính.
Lá: lá mầm hình trứng, khi dưa lớn đến thu hoạch lá mầm vẫn còn xanh nếu
chăm sóc phù hợp. Lá thật là lá đơn, mọc xen, hình trứng, xẻ thuỳ. Các lá đầu tiên
không xẻ thuỳ hoặc rất ít, các lá ra sau thường xẻ thuỳ từ 3 – 7 thuỳ tuỳ theo giống, lá
mặt dưới nhám. Lá có nhiều lông trắng.
Hoa: hoa đơn tính đồng chu, mọc đơn ở nách lá với 5 lá đài và 5 cánh hoa màu
vàng. Hoa đực ra sớm hơn hoa cái, hoa đực có từ 3 - 5 tiểu nhị, bao phấn hợp thành
khối, thường thì các hoa đực đầu tiên có ít hạt phấn và sức sống kém. Hoa cái có vòi
nhụỵ ngắn, nướm xẻ 3 thuỳ, bầu noãn hạ, hoa cái đầu tiên không có ý nghĩa về năng
suất và đặc tính giống. Hoa nở từ 6 – 10 giờ sáng.
Trái: có nhiều dạng như tròn, oval, bầu dục, dài, vỏ trái cứng, láng thường có
các màu: đen, xanh nhạt, xanh đậm, xám, không có sọc hoặc có sọc.
Hạt: hạt dưa hấu nhỏ dẹp, hạt có nhiều máu sắc như đen, nâu đen đỏ, nâu vàng.
2.1.5 Các thời kì sinh trưởng của dưa hấu
Thời kì cây con và sinh trưởng dinh dưỡng: từ khi nảy mầm đến bắt đầu ra
hoa cây tăng trưởng chậm, lóng ngắn thân mọc thẳng, ít phân cành (nếu không bấm

ngọn). Giai đoạn này mỗi ngày cây ra khoảng 1,3 lá, cây dài 2,4 cm.
6


Thời kì ra hoa kết trái: là thời kỳ cây chuyển từ sinh trưởng dinh dưỡng sang
sinh trưởng sinh thực, 2 thời kỳ này thường xảy ra song song. Cây phân nhánh nhanh
và nhiều.
Thời kì phát triển trái: hoa sau khi thụ phấn trái phát triển rất nhanh ở giai
đoạn đầu và phát triển chậm lại khi trái bắt đầu chín. Thời kỳ này quyết định năng suất
và phẩm chất dưa hấu. Vào cuối thời kỳ này cây sinh trưởng chậm.
2.1.6 Yêu cầu ngoại cảnh
Nhiệt độ: dưa hấu là cây trồng nhiệt đới, thích hợp nhiệt độ cao. Nhiệt độ thích
hợp cho sinh trưởng là 25 – 30oC. Nhiệt độ thích hợp nảy mầm là 28oC. Thời kì cây
con thích hợp 25 - 27oC. Nhiệt độ thích hợp ra hoa là 25oC. Thời kì trái phát triển nhiệt
độ thích hợp là khoảng 30oC (Phạm Hồng Cúc, 2007).
Ánh sáng: dưa hấu là cây cần nhiều ánh sáng để sinh trưởng và phát triển. Cây
sinh trưởng bình thường khi thời gian chiếu sáng ít nhất là 600 giờ. Thiếu ánh sáng,
nhiệt độ thấp, độ ẩm cao làm dây bò dài ra, dây yếu và nhỏ.
Gió: gió mạnh làm tốc dây, gãy ngọn, rụng nụ hoa. Do đó nên bố trí dưa bò
thuận chiều gió (Phạm Hồng Cúc, 2007).
Nước: dưa hấu thuộc cây chịu hạn, khả năng chịu hạn cao nhất khi cây đã ra
hoa trái, dưa chịu úng kém nhất ở giai đoạn cây con. Cây yêu cầu nhiều nước và hút
nước mạnh trong giai đoạn phát triển trái nên cần giữ ẩm đất thường xuyên, thiếu nước
trong giai đoạn này trái nhỏ nhưng sau đó tưới nhiều hoặc mưa đột ngột sẽ dẫn đến
hiện tượng nứt trái và ảnh hưởng đến năng suất.
Ẩm độ: khí hậu khô ráo là điều kiện tốt cho trồng dưa hấu, mặt đất khô thuận
lợi cho cây dưa sinh trưởng. Mưa nhiều làm mặt đất ẩm ướt và sinh ra nhiều rễ bất
định sẽ làm cây phát triển lá sum xuê ảnh hưởng ra hoa đậu trái. Ẩm độ không khí cao,
lá dễ bị thán thư, thân cũng dễ nứt.
Đất và dinh dưỡng:

+ Đất: dưa hấu có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau từ cát đến đất sét. Đất
có cơ cấu nhẹ, tầng canh tác dày, không chua (pH = 6 - 7 là thích hợp). Đất tốt nhất
cho trồng dưa là đất phù sa ven sông, đất thịt nhẹ hay đất cát pha. Bên cạnh đó, dưa
hấu còn chịu được đất kiềm, độ mặn nhỏ hơn 0,2 % cây vẫn sinh trưởng được (Phạm
Hồng Cúc, 2007).
7


+ Đạm: là thành phần nhiều nhất trong cây sau cacbon, hydro và oxy. Nồng độ
N ở lá non nhiều hơn lá già, N trong lá biến thiên từ 2,5 – 5 %. Giai đoạn cây tăng
trưởng cây cần cung cấp nhiều N. Phân N làm phân chia tế bào và tăng kích thước tế
bào, kết quả là lá, trái sẽ lớn hơn và trái chín chậm hơn. Thiếu hay thừa N thì sự tích
luỹ cacbohydrate giảm, sự hình thành trái giảm, năng suất thấp.
+ Lân: có tác dụng rõ rệt trong thời kì cây con. Nồng độ P trong lá 0,2 - 0,6 %
chất khô, P kích thích sự tăng trưởng bộ rễ do đó cần bón P sớm đầu vụ.
+ Kali: K có tác dụng tăng khả năng chín sớm của cây, hỗn hợp Kali và lân có
tác dụng tốt đối với chất lượng trái và tăng lượng đường. K ở dưa biến động từ 2 – 6 %
chất khô, Kali di động trong cây và di chuyển từ mô lá vào trái, khi thiếu Kali thì Kali
di chuyển từ lá già đến lá non và làm cây tăng trưởng chậm, chớp lá bị mất diệp lục,
kết quả lá bị hoại tử.
2.1.7 Các loại sâu, bệnh hại trên cây dưa hấu
* Sâu hại:
Ruồi đục lá ( Liriomyza trifolii): Thành trùng là ruồi nhỏ màu đen, cánh màng
dài, đẻ trứng trên lá, ấu trùng nở đục vào biểu bì tạo thành những đường ngoằn ngèo
trên lá làm lá khô và giảm diện tích quang hợp, bên cạnh đó tạo điều kiện cho nấm
xâm nhập (Phạm Văn Biên và ctv, 2003).
Bọ trĩ (Thrips palmi) hay còn gọi là bù lạch, rầy lửa là một đối tượng sâu hại
nguy hiểm nhất trên dưa hấu, gây hại nặng từ giai đoạn cây con đến ra hoa, đậu trái.
Bọ trưởng thành và bọ non cơ thể rất nhỏ, dài khoảng 1 mm. Bọ trưởng thành màu
vàng nhạt hay vàng đậm, cánh là những sợi tơ mảnh, cuối bụng thon. Bọ non không

cánh, hình dạng giống trưởng thành, màu xanh vàng nhạt. Bọ trưởng thành và bọ non
đều sống tập trung ở đọt non hay mặt dưới lá non. Bọ trưởng thành di chuyển nhanh,
đẻ trứng trong mô mặt dưới lá. Bọ trĩ hút nhựa làm đọt và lá non xoăn lại, có nhiều
đốm nhỏ màu vàng nhạt. Mật độ cao làm cây cằn cỗi không phát triển được, đọt dưa
chùn lại, lá vàng và khô, hoa rụng, không đậu trái hoặc trái không lớn. Bọ trĩ gây hại
nặng làm đọt non sượng, ngóc đầu lên cao, hiện tượng này nông dân gọi là dưa "đầu
lân". Bọ trĩ cũng là môi giới lan truyền bệnh khảm cho cây dưa. Bọ trĩ phát triển mạnh
trong điều kiện thời tiết nóng và khô, có sức đề kháng thuốc cao và mau quen thuốc.
Gặp điều kiện thích hợp, bọ trĩ phát triển rất nhanh, dễ gây thành dịch, ảnh hưởng đến
8


sinh trưởng và năng suất dưa hấu. Vòng đời bọ trĩ tương đối ngắn, trung bình 15 – 18
ngày (Nguyễn Thị Chắt, 2006). Nên thay đổi thuốc thường xuyên, phun Confidor
100SL, Admire 50EC, Danitol 10EC.
Bọ rầy dưa (Aulacophora similis): Thành trùng có cánh cứng, màu vàng cam,
dài 7 – 8 mm, sống lâu 2 - 3 tháng, đẻ trứng dưới đất quanh gốc cây dưa, hoạt động
ban ngày, ăn cạp lá thường gây thiệt hại nặng khi cây dưa còn nhỏ đến lúc cây có 4 - 5
lá nhám. Ấu trùng có màu vàng lợt, đục vào trong gốc cây dưa làm dây héo chết. Có
thể bắt bằng tay vào sáng sớm khi cây dưa còn nhỏ, để tránh lây lan sang vụ sau cần
thu gom tiêu hủy cây dưa sau mùa thu hoạch, rãi thuốc hột như Sumi-alpha, Baythroit
5SL, Admire 50EC.
Rệp dưa, rầy nhớt (Aphis gossypii Glover): Còn được gọi là rầy mật, cả ấu
trùng lẫn thành trùng đều rất nhỏ, dài độ 1 - 2 mm, có màu vàng, sống thành đám đông
ở mặt dưới lá non từ khi cây có 2 lá mầm đến khi thu hoạch, chích hút nhựa làm cho
ngọn dây dưa chùn đọt và lá bị vàng. Rầy truyền loại bệnh siêu vi khuẩn như khảm
vàng.
Sâu ăn tạp, sâu ổ, sâu đàn (Spodoptera litura): Thành trùng là loại bướm đêm
rất to, cánh nâu, giữa có một vạch trắng. Trứng đẻ thành từng ổ hình tròn ở mặt dưới
phiến lá, có lông vàng nâu che phủ. Sâu non lúc nhỏ sống tập trung ở mặt dưới phiến

lá nên gọi là sâu ổ, khi lớn lên phân tán dần, mình có màu xám với khoan đen lớn ở
trên phía lưng sau đầu, ăn lủng lá có hình dạng bất định, hoặc cắn đứt ngang thân cây
con. Sau đó sâu thường chui vào sống trong đất, ẩn dưới các kẻ nứt hay rơm rạ phủ
trên mặt đất, nhộng ở trong đất. Nên làm đất kỹ trước khi trồng vụ sau để diệt sâu và
nhộng còn sống trong đất. Có thể ngắt bỏ ổ trứng hay bắt sâu non đang sống tập trung.
Nên thay đổi loại thuốc thường xuyên, phun vào giai đoạn trứng sắp nở sẽ cho hiệu
quả cao Sumicidin 10EC, Karate 2.5EC.
Sâu ăn lá (Diaphania indica): Đây là loại sâu hại quan trọng trên nhóm cây bầu
bí. Bướm nhỏ, màu nâu, khi đậu có hình tam giác màu trắng ở giữa cánh, hoạt động
vào ban đêm và đẻ trứng rời rạc trên các đọt non. Trứng rất nhỏ, màu trắng, nở trong
vòng 4 - 5 ngày. Sâu nhỏ, dài 8 – 10 mm, màu xanh lục có sọc trắng đặc sắc ở giữa
lưng, thường nhả tơ cuốn lá non lại và ở bên trong ăn lá hoặc cạp vỏ trái non. Sâu đủ
lớn, độ 2 tuần làm nhộng trong lá khô.
9


* Theo Phạm Hồng Cúc (2007) các bệnh gây hại trên dưa hấu gồm:
Bệnh chạy dây, ngủ ngày, héo rũ (Fusarium oxysporum Schlechtendahl): Cây
bị mất nước, chết khô từ đọt, thân đôi khi bị nứt, trên cây con bệnh làm chết rạp từng
đám. Trên cây trưởng thành, nấm gây hại từ thời kỳ ra hoa đến tượng trái.
Cây dưa bị héo từng nhánh rồi chết cả cây sau đó hoặc héo đột ngột như bị thiếu nước.
Vi sinh vật lưu tồn trong đất nhiều năm, bệnh này có liên quan ít nhiều đến tuyến trùng
và ẩm độ đất. Nấm Phytophthora sp. cũng ghi nhận gây hại cho bệnh này. Nên lên liếp
cao, làm đất thông thoáng, bón thêm phân chuồng, tro trấu, nhổ cây bệnh tiêu hủy.
Tránh trồng dưa hấu và các cây cùng nhóm như bí đỏ, bí đao, dưa leo... liên tục nhiều
năm trên cùng một thửa ruộng. Phun Copper-B, Derosal 60WP, Rovral 50W, Topsin M 50WP, Zin 80WP hoặc Appencarb, Supper 50FL, Alliette 80WP, Ridomil 25WP.
Bệnh héo cây con, héo tóp thân (Rhizoctonia sp.): Cổ rễ bị thối nhũn, cây dễ
ngã, lá non vẫn xanh. Nấm chỉ gây hại ở giai đoạn cây con, bệnh còn làm thối đít trái.
Bệnh phát triển mạnh khi ẩm độ cao, nấm lưu tồn trên thân lúa, rơm rạ, cỏ dại, lục
bình. Phun Validacin 5L, Anvil 5SC, Rovral 50WP, Ridomil 25, Tilt super 250 ND.

Bệnh thán thư (do nấm Colletotrichum lagenarium): Bệnh gây hại trên lá
trưởng thành, vết bệnh có vòng tròn nhỏ đồng tâm, màu nâu sẩm, quan sát kỹ thấy
những chấm nhỏ li ti màu đen tạo thành các vòng đồng tâm, trên cuống lá và thân cũng
có những vết màu nâu. Vết bệnh trên trái có màu nâu tròn lõm vào da, bệnh nặng các
vết này liên kết thành mảng to gây thối trái. Bệnh xuất hiện nặng và thời điểm trồng
dưa sớm do trời còn mưa hoặc ruộng tưới quá nhiều nước, ẩm độ cao. Ta dùng các loại
thuốc như Manzate 200, Mancozeb 80WP, Antracol 70W để phòng trị bệnh thán thư.
Bệnh bã trầu, nứt thân chảy nhựa (do nấm Mycosphaerella melonis): Bệnh
này còn gọi là đốm lá gốc hay bã trầu. Vết bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ màu nâu
nằm thành từng đám như bị phun cổ trầu lên lá, vết bệnh ở bìa lá thường bị cháy nâu,
sau đó héo khô. Trên thân nhất là nhánh thân, có đốm màu vàng trắng, hơi lỏm, làm
khuyết thân. Nhựa cây ứa ra thành giọt, sau đó đổi thành màu nâu đen và khô cứng lại.
Phòng trị bệnh bã trầu bằng Topsin M, Manzate, Penncozeb, Ridomil, Derosal, Anvil,
Copper B, Appencarb super 50 FL hoặc Tilt 250 EC.
Bệnh đốm lá (Pseudoperonospora cubensis): Vết bệnh hình đa giác có góc
cạnh rất rõ, lúc đầu có màu vàng nhạt sau chuyển thành nâu, sáng sớm quan sát kỹ mặt
10


dưới lá có tơ nấm màu trắng, vết bệnh lúc già rất giòn, dễ vỡ. Bệnh thường xuất hiện
từ lá già ở gốc đi lên lá non, phát triển mạnh vào thời điểm ẩm độ cao. Để phòng trị
bệnh đốm phấn dùng một sô thuốc phổ biến như Mancozeb 80 WP, Copper-zinc, Zin
80WP, Benlate-C 50 WP hoặc Ridomil 25WP.
Bệnh khảm: Do virus gây ra làm cây sinh trưởng chậm lóng ngắn, lá đọt nhỏ,
xoắn lại hoặc có màu xanh loang lỗ. Bệnh nặng cây không cho trái hay trái không lớn,
sần sùi.
2.1.8 Một số kết quả nghiên cứu về dưa hấu
- Theo kết quả so sánh 12 giống dưa hấu của Trần Vĩnh Huy (2005) trồng tại
Cần Đước – Long An cho thấy giống cho năng suất cao là giống MT 999 (21,02
tấn/ha), tiếp đến là giống Hoàn Châu (17,04 tấn), giống HNM 1105 (16,05 tấn/ha).

- Theo kết quả so sánh 10 giống dưa hấu của Thạch Văn Hùng (2003) trồng
trong vụ hè thu ở Phú Giáo – Bình Dương cho thấy giống cho năng suất cao là giống
An Tiêm 101 (21,5 tấn/ha), tiếp đến là giống Hắc Mỹ Nhân 1430 (19 tấn/ha).
- Theo Trần Tấn Tài kết quả so sánh 10 giống dưa hấu (2005) trồng trong vụ
đông xuân ở Chợ Gạo – Tiền Giang cho thấy giống cho năng suất cao là giống TH9
(24,82 tấn/ha), giống TH8 đạt 20,88 tấn/ha, giống HMN 1430 có năng suất 19,45
tấn/ha.
- Theo kết quả nghiên cứu các thành phần bọ trĩ hại dưa hấu và khảo sát hiệu
quả của các biện pháp phòng trừ bọ trĩ của Nguyễn Thị Ngọc Ánh (2004) tại Long An
cho thấy thuốc Secure 10EC liều lượng 2,5 lít/ha và Confidor 100SL liều lượng 0,3
lít/ha có hiệu quả tốt nhất từ thời điểm 1 ngày xử lý.
- Theo kết quả nghiên cứu các loại sâu hại chính trên dưa hấu và khảo sát hiệu
quả phòng trừ của một số chế phẩm hóa học, sinh học của Đồng Thị Thu Thủy tại Tân
Trụ - Tỉnh Long An (2004) cho thấy một số loài sâu hại xuất hiện phổ biến là sâu xanh
hai sọc trắng (D. indica), sâu khoang (Spodoptera litura), bọ trĩ sọc vàng (Thips
palmy), rầy mềm (Aphis gossipii). Kết quả sử dụng thuốc trong phòng thí nghiệm cho
thấy sử dụng thuốc DC – Tron plus 98,8EC ở nồng độ 5 ‰, SK Enspray 99EC ở nồng
độ 5 – 6,25 ‰, SOW ở nồng độ 4 ‰ cho hiệu quả phòng trừ cao nhất.
- Theo kết quả khảo sát ảnh hưởng của 5 mật độ trồng 0,35 m x 5 m, 0,4 m x 5
m, 0,45 m x 5 m, 0,5 m x 5 m và 0,7 m x 5 m đến sự sinh trưởng, phát triển và năng
11


suất dưa hấu tại huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu của Ngô Văn Chính
(2003) cho thấy mật độ trồng 0,5 m x 5 m cho năng suất cao nhất với 26,50 tấn/ha, tiếp
đến là mật độ 0,45 m x 5 m cho năng suất 24,17 tấn/ha. Cho năng suất thấp nhất với
18,50 tấn/ha là ở mật độ 0,7 m x 5 m. Hai mật độ 0,35 m x 5 m và 0,40 m x 5 m có
năng suất là 21,67 tấn/ha và 23,67 tấn/ha.

12



Bảng 2.4: Tổng hợp một số đặc điểm của sáu giống dưa hấu thí nghiệm

Giống

Ngày ra
hoa đực

Ngày ra
hoa cái

Ngày ra
trái

(Ngày)

Đường
Chiều
Trọng kính trái dài trái
lượng
trái (kg)
(cm)

TN 386

22 - 24

24 - 26


30 - 32

CN 777

23 - 25

25 - 27

31 - 33

DCH 3000

24 - 26

25 - 28

32 - 34

SV 1137

23 - 25

26 - 28

30 - 33

3–4

13 - 15


SG 486

22 - 25

24 - 27

31 - 34

3–5

13 - 15

TL 2909

21 - 24

25 - 27

30 - 32

3–5
3–5

4- 6

3–5

14 - 16
14 - 16


14 - 15

14 - 16

24 - 26
23 - 25

24 - 27

24 - 26
24 - 26

20 - 24

Kháng

Dạng

Độ dày

Độ Brix

vỏ (mm)

(%)

11- 13

10 - 11


Tốt

Dài

10 – 10,5

Tốt

Dài

10 - 11

Tốt

Dài

12 - 13

10 - 11

khá

Dài

12 - 13

11 - 11,5

Khá


Dài

10 - 11

Khá

Dài

12 - 14

11 - 12

12 - 13

sâu,
bệnh

trái

Màu sắc vỏ

Xanh nhạt,
sọc đậm
Xanh đậm,
sọc đậm
Xanh nhạt,
sọc đậm
Xanh nhạt,
sọc mờ
Xanh nhạt,

sọc mờ
Xanh đậm,
sọc đậm

(Phòng nông nghiệp huyện Phù Mỹ, 2010)
13


Chương 3

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
3.1 Vật liệu thí nghiệm
Giống được sử dụng trong thí nghiệm gồm sáu giống, với thời gian sinh trưởng
từ 55 - 65 ngày
Phân bón: Urê, DAP, NPK, phân bón lá
Hoá chất các loại: thuốc trừ sâu, thuốc bệnh
Dụng cụ và trang thiết bị sử dụng trong thí nghiệm: bút, thước đo, sổ ghi chép,
cân đồng hồ, máy ảnh, máy đo độ Brix
3.2 Phương pháp thí nghiệm
3.2.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm đã được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (Randomized
Complete Block Dezign – RCBD), đơn yếu tố, 3 lần lặp lại, 6 nghiệm thức là 6 giống
dưa hấu khác nhau.
Nghiệm thức 1 (đối chứng): giống 386 (TN 386) của công ty Trang Nông
Nghiệm thức 2: giống 777 (CN 777) của công ty Chánh Nông
Nghiệm thức 3: giống DCH 3000 của công ty DCH
Nghiệm thức 4: giống Sao Việt 1137 (SV 1137) của công ty quốc tế Sao Việt
Nghiệm thức 5: giống Sài Gòn 486 (SG 486) của công ty giống Sài Gòn
Nghiệm thức 6: giống Thiên Long 2909 (TL 2909) của công ty giống cây trồng
Miền Trung


14


×