Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CÔNG THỨC PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG LÚA VND993 VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2011 TẠI HUYỆN ĐỒNG PHÚ TỈNH BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (932.89 KB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CÔNG THỨC PHÂN BÓN ĐẾN SINH
TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG LÚA VND99-3 VỤ ĐÔNG
XUÂN NĂM 2011 TẠI HUYỆN ĐỒNG PHÚ
TỈNH BÌNH PHƯỚC

SINH VIÊN THỰC HIỆN : VŨ VĂN QUANG
NGÀNH

: NÔNG HỌC

NIÊN KHÓA

: 2007 – 2011

Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 07/2011


i

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CÔNG THỨC PHÂN BÓN ĐẾN SINH
TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG LÚA VND99-3 VỤ ĐÔNG XUÂN
NĂM 2011 TẠI HUYỆN ĐỒNG PHÚ TỈNH BÌNH PHƯỚC

Tác giả
VŨ VĂN QUANG



Luận văn được thực hiện để hoàn thành yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành
Nông Học

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN :
ThS. TRẦN THỊ DẠ THẢO
KS. HOÀNG ĐỨC DŨNG

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07/2011


ii

LỜI CẢM ƠN
Qua bốn tháng học tập, làm việc và nghiên cứu tại xã Đồng Tiến, huyện Đồng
phú, tỉnh Bình Phước tôi đã nổ lực học tập và làm việc nghiêm túc để thực hiện khóa
luận tốt nghiệp một cách thành công. Bên cạnh những thuận lợi, tôi cũng đã gặp không
ít khó khăn, tuy nhiên với sự giúp đỡ của nhà trường và nhân viên của viện khoa học
kĩ khuật nông nghiệp miền nam tôi đã thực hiện được khóa luận. Tôi xin chân thành
cảm ơn đến
Ban Giám Hiệu nhà trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
Ban chủ nhiệm khoa Nông học
Viện Khoa Học Kĩ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam
Đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi học tập và nghiên cứu hoàn thành tốt khóa luận
này
Tôi xin gởi lời cảm ơn đến các quý thầy cô trong khoa Nông học đã tận tình chỉ
bảo tôi những kiến thức trong suốt bốn năm học tập
Đặc biệt tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô Th.s Trần Thị Dạ Thảo đã
chỉ bảo tận tình trong thời gian tôi thực hiện khóa luận này
Cảm ơn TS. Đỗ Khắc Thịnh, KS. Hoàng Đức Dũng của Viện Khoa Học Kĩ Thuật

Nông Nghiệp Miền Nam đã chỉ bảo tôi các thao tác kĩ thuật ngoài đồng trong thời gian
thực hiện khóa luận
Cảm ơn sợ giúp đỡ của gia đình anh Mạc Văn Tuấn và ủy ban nhân dân xã Đồng
Tiến đã nhiệt tình giúp đỡ để tôi thực hiện thí nghiệm
Cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên giúp đỡ để tôi hoàn thành quá trình học
tập của mình
Xin chân thành cảm ơn
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2011
Vũ Văn Quang


iii

TÓM TẮT
Vũ Văn Quang, Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2011. Đề tài
“Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến sinh trưởng và năng suất giống lúa
VND99-3 vụ Đông Xuân năm 2011 tại huyện Đồng Phú tỉnh Bình Phước”.
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Trần Thị Dạ Thảo.
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2011 tại xã Đồng Tiến,
huyện Đông Phú, tỉnh Bình Phước
Mục đích xác định công thức phân bón thích hợp cho giống lúa VND99-3 để đạt
năng suất cao và hiệu quả kinh tế vụ Đông Xuân tại xã Đồng Tiến, huyện Đồng Phú,
tỉnh Bình Phước.
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên, một yếu tố,
ba lần lặp lại với 5 công thức phân bón.
Các nghiệm thức trong thí nghiệm là :
Nghiệm thức 1: 60 N + 60 P2O5 + 50 K2O
Nghiệm thức 2: 90 N + 60 P2O5 + 50 K2O
Nghiệm thức 3: 120 N + 60 P2O5 + 50 K2O
Nghiệm thức 4: 150 N + 60 P2O5 + 50 K2O

Nghiệm thức 5: 120 N + 30 P2O5 + 30 K2O (công thức phân bón của nông dân)
Trên diện tích ô thí nghiệm 10 m2 (5 m x 2 m) với tổng diện tích khu thí nghiệm
là 200 m2, mật độ sạ dầy (140 kg/ha), phương pháp theo dõi theo 10 TCN 558 – 2002
Bộ NN và PTNT với các chỉ tiêu về sinh trưởng và các yếu tố cấu thành năng suất.
Kết quả thí nghiệm được công thức phân bón cho lúa 90 N + 60 P2O5 + 50 K2O
(kg/ha) cho năng suất cao có hiệu quả kinh tế nhất so với đối chứng và các mức phân
bón còn lại cho giống VND99-3.


iv

MỤC LỤC
Trang
Trang tựa..........................................................................................................................i
Lời cảm ơn ..................................................................................................................... ii
Tóm tắt .......................................................................................................................... iii
Mục lục ......................................................................................................................... iv
Danh sách các chữ viết tắt ............................................................................................ vi
Danh sách các hình ..................................................................................................... vii
Danh sách các bảng ................................................................................................... viii
Chương 1: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề ...............................................................................................................01
1.2 Mục đích và yêu cầu ...............................................................................................02
1.2.1 Mục đích ..............................................................................................................02
1.2.2 Yêu cầu ................................................................................................................02
1.2.3 Giới hạn đề tài ..................................................................................................... 02
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình hình sản suất và sử dụng phân bón lúa trên thế giới ......................................03
2.1.1 Tình hình sản suất lúa trên thế giới .....................................................................03
2.1.2 Tình hình nghiên cứu và sử dụng phân bón trên thế giới ....................................06

2.2 Tình hình sản suất và nghiên cứu phân bón ở Việt Nam .......................................07
2.2.1 Tình hình sản suất lúa ở Việt Nam ......................................................................07
2.2.2 Tình hình nghiên cứu phân bón ở Việt Nam .......................................................10
2.3 Tình hình sản suất lúa tại Đông Nam Bộ ...............................................................12
2.4. Tình hình sản suất cơ bản tại khu vực làm thí nghiệm ..........................................15
2.4.1 Vị trý địa lý ..........................................................................................................15
2.4.2 Tình hình sử dụng đất đai ....................................................................................15
Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm...........................................................................17
3.1.1 Thời gian thí nghiệm ..........................................................................................17
3.1.2 Địa điểm thí nghiệm ............................................................................................17
3.2 Điều kiện thực hiện thí nghiệm ..............................................................................17


v

3.2.1 Đặc điểm tính chất lý hóa đất của khu thí nghiệm ..............................................17
3.2.2 Điều kiện khí hậu thời tiết trong thời gian làm thí nghiệm .................................18
3.3 Vật liệu thí nghiệm .................................................................................................19
3.3.1 Phân bón ..............................................................................................................19
3.3.2 giống lúa VND99-3 .............................................................................................19
3.4 Phương pháp thí nghiệm.........................................................................................20
3.4.1 Bố trí thí nghiệm ..................................................................................................20
3.4.3 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi .................................................................21
3.4.3.1 Các chỉ tiêu trong hình thái ..............................................................................21
3.4.3.2 Các chỉ tiêu nông học .......................................................................................22
3.4.3.3 Tính chống chịu sâu bệnh .................................................................................23
3.4.3.4 Các chỉ tiêu và yếu tố cấu thành năng suất.......................................................25
3.4.3.5 Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế........................................................................25
3.7 Kỹ thuật canh tác giống lúa VND99-3 ...................................................................26

3.5 Phương pháp thống kê và xử lý số liệu ..................................................................28
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Đặc điểm hình thái..................................................................................................29
4.2 Đặc tính nông học ...................................................................................................30
4.3 Động thái và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây ......................................................32
4.4 Tính chống chịu sâu bệnh .......................................................................................33
4.5 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng ...................................35
4.6 Hiệu quả kinh tế của các nghiệm thức bón phân ....................................................38
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận...................................................................................................................41
5.2 Đề nghị ...................................................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................42
PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Một số hình ảnh của thí nghiệm ...................................................................44
Phụ lục 2 Xử lý số liệu thống kê ..................................................................................47


vi

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ NN và PTNN

: Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn

ĐBSCL

: Đồng Bằng Sông Cửu Long

ĐBSH


: Đồng Bằng Sông Hồng

ĐNB

: Đông Nam Bộ

DHNTB

: Duyên Hải Nam Trung Bộ

TN

: Tây Nguyên

EU

: European Union (Liên minh Châu Âu)

FAO

: Food and Agriculture Organization (Tổ chức nông lương
thế giới)

IRRI

: International Rice Research Institute (Viện nghiên cứu lúa
gạo quốc tế)

NT1


: Nghiệm thức 1

NT2

: Nghiệm thức 2

NT3

: Nghiệm thức 3

NT4

: Nghiệm thức 4

Đ/c

: Đối chứng

NSS

: Ngày sau sạ

NSLT

: Năng suất lý thuyết

NSTT

: Năng suất thực tế


P.1000 hạt

: Khối lượng 1000 hạt

TTGST

: Tổng thời gian sinh trưởng

USD

: Đô la Mỹ

USDA

: Bộ Nông Nghiệp Mỹ

VKHKTNNMN

: Viện Khoa Học Kĩ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam

ha

: Hecta

BVTV

: Bảo vệ thực vật


vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm các công thức phân bón ..........................................21
Hình 4.3: Đồ thị biểu diễn năng suất lý thuyết và thực tế so sánh qua thí nghiệm ......38
Biểu đồ 1: Đồ thị động thái tăng trưởng chiều cao cây ................................................44
Biểu đồ 2: Đồ thị tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/cây/7ngày) ...........................44
Hình 1: Giống lúa VND99-3 thời kỳ chín ....................................................................45
Hình 2: Toàn cảnh khu thí nghiệm thời kỳ đẻ nhánh ...................................................45
Hình 3: Toàn cảnh khu thí nghiệm thời kỳ chín 80 % .................................................46
Hình 4: Toàn cảnh khu thí nghiệm thời kỳ chín trên 85 % ..........................................46


viii

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Diện tích và sản lượng lúa trên thế giới 2008 ..............................................03
Bảng 2.2: Các nước sử dụng nhiều phân bón Nitơ nhất trên thế giới ..........................06
Bảng 2.3: Diện tích các vùng trồng lúa chính ở Việt Nam giai đoạn 2005-2009 ........08
Bảng 2.4: Năng suất (tạ/ha) các vùng trồng lúa chính ở Việt Nam giai đoạn 2005-2009
......................................................................................................................................09
Bảng 2.5: Sản lượng (1000 tấn) các vùng trồng lúa ở Việt Nam giai đoạn 2005 – 2009
......................................................................................................................................10
Bảng 2.6: Diện tích (1000 ha) lúa vùng ĐNB giai đoạn 2005-2009 ...........................12
Bảng 2.7: Năng suất (tạ/ha) lúa vùng ĐNB giai đoạn 2005-2009 ...............................13
Bảng 2.8: Sản lượng (triệu tấn/năm) lúa vùng ĐNB giai đoạn 2005-2009..................14
Bảng 2.9: Bình quân Kg lúa/người/năm vùng ĐNB giai đoạn 2005-2009 ..................14
Bảng 3.1: Đặc điểm lý hóa tính của khu đất thí nghiệm ..............................................17
Bảng 3.2: Thời tiết khí hậu trong thời gian làm thí nghiệm .........................................18

Bảng 4.1: Đặc trưng hình thái của giống lúa qua các nghiệm thức thí nghiệm ...........29
Bảng 4.2: Thời gian sinh trưởng và phát dục qua các nghiêm thức thí nghiệm...........31
Bảng 4.3: Động thái tăng trưởng chiều cao cây (cm) ...................................................32
Bảng 4.4: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/cây/7 ngày) .....................................33
Bảng 4.5: Khả năng chống chịu sâu bệnh ....................................................................34
Bảng 4.6: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ...............................................35
Bảng 4.7: Chi phí sản xuất cơ bản cho vụ Đông Xuân năm 2011 tại xã Đồng Tiến ...38
Bảng 4.8: Chi phí đầu tư phân bón ...............................................................................39
Bảng 4.9: Hiệu quả kinh tế của các công thức phân bón (ha/vụ) .................................39


1

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Lúa (Oryza sativa) là cây lương thực có tầm quan trọng với hàng tỷ người trên
thế giới, đặc biệt là ở các nước Châu Á. Lúa là cây lương thực đứng vị trí hàng đầu do
có giá trị dinh dưỡng và nhiều công dụng quan trọng như gạo thông qua chế biến thành
cơm, bánh, …cung cấp năng lượng cho con người sống và hoạt động. Gạo là mặt hàng
được tiêu dùng trong nước và xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới.
Con người luôn mong muốn phát triển với sức sản xuất cao, ổn định, bền vững và
cân bằng nhưng không phải khi nào các yếu tố này cũng đi đúng mong muốn của
chúng ta. Giữa các yếu tố luôn tồn tại nhiều mâu thuẫn cần được giải quyết để bù đắp
mong muốn nhằm thỏa mãn các yếu tố này theo khả năng của con người. Năng suất
cây trồng càng cao, chất lượng càng tốt đảm bảo mục tiêu sản lượng và hiệu quả kinh
tế thì lượng dinh dưỡng cây lấy đi càng nhiều và vì vậy nhu cầu sử dụng có hiệu quả
nguồn phân bón càng lớn.
Sử dụng phân bón rộng rãi và quá nhiều đã gây ra không ít thiệt hại cho môi
trường. Nhiều cảnh báo cho việc bón phân không hợp lý đã được nêu ra như: làm mất

cân bằng dinh dưỡng, gây thoái hóa cấu trúc đất, gia tăng sâu bệnh hại trên cây trồng
và đặc biệt có thể gây độc trên nông sản, thực phẩm cho con người và gia súc, …
Việc bón phân với tỷ lệ hợp lý sẽ có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu
quả bón phân nhằm tăng năng suất, chất lượng, giảm sâu bệnh và ô nhiễm môi trường,
tăng hiệu quả kinh tế. Nhằm góp phần ổn định an ninh lương thực, cân bằng đời sống
xã hội giữa các vùng, miền, khu vực. Chính vì muốn hướng đến mục đích ấy, được sự
cho phép và giúp đỡ của bộ môn Cây Lương Thực Khoa Nông Học Trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh cùng với sự hướng dẫn của thạc sĩ Trần Thị Dạ
Thảo và kỹ sư Hoàng Đức Dũng của Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền


2

Nam, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến
sinh trưởng và năng suất giống lúa VND99-3 vụ Đông Xuân năm 2011 tại huyện
Đồng Phú tỉnh Bình Phước”.
1.2 Mục tiêu đề tài
Xác định công thức phân bón thích hợp cho giống lúa VND99-3 để đạt năng suất
cao và hiệu quả kinh tế vụ Đông Xuân tại xã Đồng Tiến, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình
Phước.
1.3 Yêu cầu đề tài
Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất của giống lúa thí nghiệm.
Tính toán hiệu quả kinh tế của giống lúa VND99-3 qua các nghiệm thức phân
bón tại xã Đồng Tiến huyện Đồng Phú tỉnh Bình Phước.
1.4 Giới hạn của đề tài
Đề tài chỉ nghiên cứu trên 4 công thức phân bón NPK và đối chứng của nông dân
vụ Đông Xuân tại xã Đồng Tiến, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước.
Thí nghiệm tiến hành trong vụ Đông Xuân 2011 và rút ra kết luận sơ bộ.



3

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình hình sản suất và sử dụng phân bón lúa trên thế giới
2.1.1 Tình hình sản suất lúa trên thế giới
Thống kê của tổ chức nông lương thực thế giới (FAO, 2008) cho thấy có 114
nước trồng lúa, trong đó 18 nước có diện tích trồng lúa trên trên 1.000.000 ha tập trung
ở Châu Á, 31 nước có diện tích trồng lúa trong khoảng 100.000 ha – 1.000.000 ha.
Trong đó có 27 nước có năng suất trên 5 tấn/ha, đứng đầu là Ai Cập (9.7 tấn/ha), Úc
(9.5 tấn/ha), El Salvador (7.9 tấn/ha).
Thống kê của tổ chức nông lương thực thế giới (FAO, 2008) còn cho thấy, diện
tích trồng lúa trên thế giới đã gia tăng rõ rệt từ năm 1961 đến 1980. Trong vòng 19
năm đó, diện tích trồng lúa trên thế giới tăng bình quân 1,53 triệu ha/năm. Từ năm
1980, diện tích lúa tăng chậm và đạt cao nhất vào năm 1999 (156,8 triệu ha) tốc độ
tăng chậm với tốc độ tăng trưởng bình quân 630.000 ha/năm. Từ năm 2000 trở đi diện
tích trồng lúa thế giới có nhiều biến động và có xu hướng giảm dần, đến năm 2005 còn
ở mức 155,10 triệu ha. Từ năm 2005 đến 2008 diện tích lúa gia tăng liên tục đạt
159,00 triệu ha cao nhất kể từ năm 1995 tới nay.
Bảng 2.1: Diện tích và sản lượng lúa trên thế giới năm 2008
Tên nước
Trung Quốc
Ấn Độ
Indonesia
Bangladesh
Việt Nam
Thái Lan
Myanmar
Philipines
Brazil

Nhât Bản

Diện tích (triệu ha)

Sản lượng (triệu tấn)

36,5
30,2
12,4
9,8
7,9
6,0
5,6
3,3
2,5
2,3

193,3
148,2
60,2
46,9
38,7
31,6
30,5
16,8
12,0
11,0
(Nguồn FAOSTAT, 2008)



4

Bên cạnh diện tích trồng lúa thì năng suất lúa bình quân trên thế giới cũng tăng
khoảng 1,4 tấn/ha trong vòng 24 năm từ năm 1961 đến 1985, đặc biệt sau cuộc cách
mạng xanh của thế giới vào những năm 1965 – 1970, với sự ra đời của các giống lúa
thấp cây, ngắn ngày, mà tiêu biểu là giống lúa IR5, IR8. Đến những năm 1990 dẫn đầu
năng suất lúa trên thế giới là các nước Triều Tiên, Úc, Mỹ, Nhật Bản, Tây Ban Nha
(IRRI, 1990). Từ năm 1990 trở đi đến tại thời điểm hiện nay năng suất lúa thế giới liên
tục được cải thiện đạt 4,3 tấn/ha, tuy nhiên chỉ bằng một nửa năng suất của Ai Cập
(9,7 tấn/ha) nước đứng đầu thế giới.
Tình hình năng suất các nước trong 8 năm (2000 – 2008) cho thấy năng suất lúa
cao tập trung ở các quốc gia có nhiệt độ ngày và đêm cao hơn và trình độ canh tác phát
triển tốt hơn. Các nước nhiệt đới có năng suất bình quân thấp do chế độ nhiệt và ẩm độ
cao, sâu bệnh phát triển mạnh và trình độ canh tác hạn chế. Úc (9,5 tấn/ha), El
Salvador (7,9 tấn/ha), Uruguay (7,9 tấn/ha) có mức tăng năng suất lúa tăng lên hơn 1
tấn/ha trong những năm gần đây vươn lên đứng vị trí thứ 2, thứ 3 và thứ 4 trên thế giới
cùng một số nước khác là Morocco, Iran, Triều Tiên, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine... .Tình
hình nhìn chung của các nước có diện tích trồng lúa nhiều nhất thế giới năm 2008.
Đứng đầu vẫn là 8 nước châu Á là Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Bangladesh, Thái
Lan, Myanmar, Việt Nam, Philippines. Tuy nhiên năng suất chỉ có 2 nước có năng
suất cao hơn 5 tấn/ha là Trung Quốc và Việt Nam. Mặc dù năng suất lúa ở các nước
Châu Á còn thấp nhưng do diện tích sản xuất lớn nên Châu Á vẫn là nguồn đóng góp
rất quan trọng cho sản lượng lúa trên thế giới (trên 90 %). Như vậy, có thể nói Châu Á
là vựa lúa quan trọng nhất thế giới.
Đối với tình hình xuất khẩu gạo năm 2008, Thái Lan vẫn là nước xuất khẩu gạo
dẫn đầu thế giới 9 triệu tấn hơn Việt Nam đứng thứ 2 (3,8 triệu tấn) về cả số lượng và
giá trị, chiếm 31 % sản lượng xuất khẩu gạo thế giới, 38,8 % sản lượng xuất khẩu gạo
của châu Á mặc dù năng suất lúa chỉ khoảng 3 tấn/ha, ưu thế này do có thị trường
truyền thống rộng hơn, và chất lượng gạo cao hơn. Pakistan, Mỹ, Ấn Độ cũng là
những nước xuất khẩu gạo quan trọng. Theo IRRI, lúa gạo sản xuất ra chủ yếu là để

tiêu dùng nội địa, chỉ có khoảng 6 – 7 % tổng sản lượng lúa gạo trên thế giới được lưu
thông trên thị trường quốc tế (IRRI, 2005).


5

Dự đoán tình hình lúa gạo thế giới từ các chuyên gia cho 10 năm tới lúa gạo vẫn
luôn phải được quan tâm. Theo Wailes và Chavez (2006) nhận xét trong vòng 10 năm
tới, năng suất lúa thế giới tiếp tục tăng bình quân trên 0,7 % hằng năm, trong đó 70 %
tăng trưởng về sản lượng lúa thế giới sẽ từ Ấn Độ (37 %) Indonesia, Việt Nam, Thái
Lan, Myanmar và Nigeria. Tuy nhiên do tốc độ tăng dân số nhanh hơn nên hằng năm
mức tiêu thụ gạo bình quân đầu người sẽ giảm khoảng 0,4 % mỗi năm. Ấn Độ và
Trung Quốc vẫn sẽ là các nước tiêu thụ gạo nhiếu nhất và ước khoảng 50 % lượng gạo
tiêu thụ toàn thế giới. Giá gạo thế giới sẽ tăng bình quân 0,3 % mỗi năm và lượng gạo
lưu thông cũng gia tăng trung bình 1,8 % mỗi năm. Khoảng năm 2016, lượng gạo trao
đổi toàn cầu sẽ đạt 33,4 triệu tấn (17 % cao hơn mức kỷ lục năm 2002). Dù vậy, lượng
gạo lưu thông trên thị trường thế giới cũng chỉ chiếm khoảng 7,5 % lượng gạo tiêu thụ
hàng năm. Nhu cầu nhập khẩu gạo trong 10 năm tới của các nước Châu Phi và Trung
Đông dự đoán sẽ chiếu gần 42 % lượng gạo nhập khẩu trên thế giới. Nigeria dự đoán
sẽ nhập khẩu 2,4 triệu tấn vào năm 2016. Sản xuất lúa ở Trung Đông bị trở ngại do
thiếu nước, nên các nước Iran, Iraq, Saudi Arabia và Ivory Coast vẫn tiếp tục gia tăng
nhập khẩu do tăng dân số và tăng mức tiêu thụ gạo bình quân đầu người. Cũng trong
khoảng thời gian này, gần 30 % sản lượng gạo nhập khẩu của thế giới sẽ thuộc về các
nước EU, Mexico, Hàn Quốc và Philippines.
Dân số thế giới theo liên hiệp quốc ước lượng trên cơ sở dữ liệu quốc tế (IDB) sẽ
là 7 tỷ người năm 2011, Châu Á chiếm khoảng 60 % dân số thế giới khoảng 3,8 tỷ
người, Châu Phi 1 tỷ người chiếm 14 %, Châu Âu 731 triệu người chiếm 11 %, Bắc
Mỹ 514 triệu người chiếm 8 %, Nam Mỹ 371 triệu người chiếm 5,3 %. Châu Úc 21
triệu người chiếm 0,3 %. Theo thống kê của FAO năm 2009 đã có 1,02 tỷ người thiếu
đói (chiếm 14 %) tập trung ở hai khu vực chính là Châu Á và Châu Phi.

Theo số liệu của Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA, 2007), tổng nhu cầu tiêu thụ gạo
trung bình hằng năm của cả thế giới ước từ 410 triệu tấn (2004 – 2005), đã tăng lên
đến khoảng 424,5 triệu tấn (2007), trong khi tổng lượng gạo sản xuất của cả thế giới
luôn thấp hơn nhu cầu này. Cũng theo cơ quan này, hằng năm thế giới thiếu khoảng 2
– 4 triệu tấn gạo, đặc biệt năm 2003 – 2004 sự thiếu hụt này lên tới 21 triệu tấn


6

2.1.2 Tình hình nghiên cứu và sử dụng phân bón trên thế giới
Việc sử dụng các loại phân bón nitơ tổng hợp đã tăng ổn định trong 50 năm qua,
tăng gấp 20 lần lên mức tiêu thụ hiện tại một tỷ tấn nitơ mỗi năm. Việc sử dụng các
loại phân bón phosphate cũng đã tăng từ 9 triệu tấn mỗi năm năm 1960 lên 40 triệu tấn
mỗi năm năm 2000.Yara International là nhà sản xuất phân bón nitơ lớn nhất thế giới.
Bảng 2.2: Các nước sử dụng nhiều phân bón Nitơ nhất trên thế giới
Tổng sử dụng N
(Triệu tấn/năm)

Số lượng sử dụng
(Thức ăn/đồng cỏ)

Trung Quốc

18.7

3.0

Hoa Kỳ

9.1


4.7

Pháp

2.5

1.3

Đức

2.0

1.2

Brasil

1.7

0.7

Canada

1.6

0.9

Thổ Nhĩ Kỳ

1.5


0.3

Anh Quốc

1.3

0.9

Mexico

1.3

0.3

Tây Ban Nha

1.2

0.5

Quốc gia

Argentina

0.4
0.1
(Nguồn: Bách khoa toang thư mở 2002 )

Có nhiều nghiên cứu về phân bón cho lúa trên thế giới giúp cải thiện năng suất và sản

lượng lúa cũng như đều kiện canh tác tốt hơn, mang lại hiệu quả tích cực đối với đời
sống của nông dân.
Theo Patrich (1968) và ctv, Kobayashi (1995): Khi nghiên cứu khả năng cạnh
tranh của 2 giống lúa Hokuriki 52 và Yamakogame cho biết: phản ứng với điều kiện phân
bón khác nhau cho thấy cây có tính thích ứng cao trong điều kiện tự nhiên ít phân và tăng
số lượng cây con ở mỗi đối tượng, trong khi đó các giống cạnh tranh yếu bị thất bại
nghiêm trọng trong điều kiện trồng trọt bình thường, điều đó có nghĩa là giống khoẻ
Hokuriki 52 sẽ làm hại nhiều cho giống yếu Yamakogame khi có đủ phân bón. Từ nghiên
cứu hai giống có thể thấy khả năng cạnh tranh dinh dưỡng của giống có tác động lớn đến
sinh trưởng và năng suất cây trồng, việc nghiên cứu cung cấp lượng dinh dưỡng phù hợp
cho từng giống là rất cần thiết.


7

Theo Shi – 1986 và ctv: phân bón có tác dụng thúc đẩy hoạt động quang hợp. Kết
quả nghiên cứu các giống lúa Indica có phản ứng với phân bón là tăng diện tích lá lớn
hơn so với giống lúa Japonica nhưng lại phản ứng yếu hơn khi hàm lượng phân bón
tăng. Khi bàn về năng suất tác giả cho biết: năng suất là kết quả của những giống có
phản ứng tốt với phân bón và biện pháp kỹ thuật. Ở vùng ôn đới, giống Japonica
thường cho năng suất cao vì nó phản ứng tốt với phân bón.
Theo kết quả nghiên cứu của Sinclair – 1989 : Hiệu suất bón đạm cho lúa rất
khác nhau: 1 kg N cho từ 3,1 – 23 kg thóc. Các công trình nghiên cứu của Da Data –
1989, Koyama – 1981, sinclair – 1989, Vlek 1986, về đặc điểm phân bón cho các
giống lúa đều đi đến kết luận: Giống mới yêu cầu về phân bón nhất là lân cao hơn
giống cũ. Bón lân làm tăng khả năng hút đạm và kali. Là cơ sở để tăng năng suất cây
trồng. Để đánh giá khả năng cung cấp lân của đất cho cây trồng, người ta dựa vào hàm
lượng lân tổng số, phân lân bón cho lúa có hiệu quả đứng thứ 2 sau đạm. Tuy nhiên
bón phân lân cùng với đạm là điều kiện tốt phát huy hiệu quả cao của phân lân, khi cây
bị thiếu lân cây con có bộ lá hẹp, thường bị cuộn lại, sức đẻ nhánh giảm và đẻ muộn,

giai đoạn đẻ nhánh kéo dài.
Vấn đề nghiên cứu lượng phân bón cho phù hợp được rất nhiều nhà khoa học
quan tâm và ngày càng được chú ý để cải thiện tính hiệu quả thực tế trong sản suất.
2.2 Tình hình sản suất và nghiên cứu phân bón ở Việt Nam
2.2.1 Tình hình sản suất lúa ở Việt Nam
Ở Việt Nam trồng lúa là một nghề truyền thống từ xưa, thân thiết lâu đời nhất của
nhân dân, đặc biệt là ở Đồng Bằng Sông Hồng và Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Theo thống kế của FAO năm 2008, Việt Nam có diện tích lúa khoảng 7,4 triệu ha
đứng thứ 7 sau các nước có diện tích lúa trồng nhiều ở Châu Á theo thứ tự Ấn Độ
(44,0 triệu ha), Trung Quốc (29,5 triệu ha), Indonesia (12,3 triệu ha), Bangladesh (11,7
triệu ha), Thái Lan (10,2 triệu ha), Myanmar (8,2 triệu ha). Việt Nam có năng suất 5,2
tấn/ha đứng thứ 24 trên thế giới sau Ai Cập (9,7 tấn/ha), Úc (9,5 tấn/ha), El Salvador
(7,9 tấn/ha), đứng đầu khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 4 trong khu vực châu Á sau
Hàn Quốc (7,4 tấn/ha), Trung Quốc (6,6 tấn/ha), Nhật (6,5 tấn/ha). Có mức tăng năng
suất trong 8 năm qua là 0,98 tấn/ha đứng thứ 12 trên thế giới và đứng đầu của 8 nước
có diện tích lúa nhiều ở Châu Á về khả năng cải thiện năng suất lúa trên thế giới . Việt


8

Nam vượt trội trong khu vực Đông Nam Á nhờ điều kiện tự nhiên ưu đãi, thuỷ lợi
được cải thiện đáng kể và áp dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật về giống, phân bón và
bảo vệ thực vật.
Theo thống kế của FAO năm 2008, Việt Nam có tổng sản lượng lúa hàng năm
đứng thứ 5 trên thế giới nhưng lại là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 (5,2 triệu tấn) sau
Thái Lan (9,0 triệu tấn) chiếm 18 % sản lượng xuất khẩu gạo thế giới, 22,4 % sản
lượng xuất khẩu gạo của châu Á mang lại lợi nhuận 1275,9 tỷ USD năm 2006
Theo số liệu thống kê của FAO (2010) so sánh diện tích canh tác và sản lượng
giữa lúa và các cây lương thực khác ở Việt Nam năm 2009 thì lúa gạo vẫn là sản phẩm
cần được ưu tiên hàng đầu vì diện tích nhiều nhất cả nước hơn bắp và sắn, sản lượng

đứng đầu hơn khoai lang và cây sắn. Đáng chú ý là năng suất lúa được cải thiện đáng
kể.
Từ năm 1990 đến 2005, cũng trong vòng 15 năm diện tích lúa tăng gần 1,3 triệu
ha đạt 7,3 triệu ha với năng suất tăng gần 1,7 tấn/ha đạt 4,9 tấn/ha và mức gia tăng
năng suất vẫn tiếp tục cải thiện. Diện tích lúa cả nước từ 2005 – 2009 vẫn tiếp tục
tăng, năm 2009 cả nước có hơn 7,4 triệu ha đất trồng lúa. Vùng có diện tích trồng lúa
lớn nhất là ĐBSCL vói hơn 3,8 triệu ha, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ là vùng có
diện tích lúa thấp . Diện tích trồng lúa của Đông Nam Bộ thấp và có chiều hướng suy
giảm, đây là kết quả của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và sự chuyển đổi diện
tích đất trồng lúa sang trồng các cây trồng khác có hiệu quả kinh tế, mặc dù vậy diện
tích lúa ở các vùng khác vẫn tiếp tục được phát triển(Bảng 2.3).
Bảng 2.3: Diện tích các vùng trồng lúa chính ở Việt Nam giai đoạn 2005-2009
Năm

ĐBSH

DHNTB

ĐNB

ĐBSCL

TN

Cả nước

2005

1186,1


470,0

318,9

3826,3

192,2

7329,2

2006

1171,2

523,3

305,3

3773,9

206,5

7324,8

2007

1158,1

505,6


300,4

3683,1

205,2

7207,4

2008

1153,2

524,1

307,7

3858,9

211,3

7400,2

2009

1155,4

526,3

306,7


3872,9

213,6

7440,1

(Nguồn: Tổng cục thống kê 2010)
Ghi chú: Đơn vị tính diện tích:1000 ha


9

Trong những năm gần đây nhờ sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuât,
áp dụng các giống tốt năng suất cao, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật giúp
cho năng suất lúa ngày càng tăng. Năm 2005 năng suất lúa cả nước là 48,9 tạ/ha thì
đến năm 2009 năng suất đạt 52,3 tạ/ha, ĐBSH là vùng có năng suất cao nhất 58,8 tạ/ha
và ĐNB là vùng có năng suất thấp nhất 43,1 tạ/ha so với cả nước và các vùng còn lại
(Bảng 2.4).
Bảng 2.4: Năng suất (tạ/ha) các vùng trồng lúa chính ở Việt Nam giai đoạn 2005-2009
Năm

ĐBSH

DHNTB

ĐNB

ĐBSCL

TN


Cả nước

2005

53,9

46,8

38,0

50,4

37,3

48,9

2006

57,4

48,6

38,0

48,3

42,6

48,9


2007

56,1

50,9

41,3

50,6

42,2

49,9

2008

58,9

49,7

42,8

53,6

44,3

52,3

2009


58,8

51,4

43,1

52,9

46,5

52,3

(Nguồn: Tổng cục thống kê 2010)
Kết quả phân tích cho thấy, thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam trong
15 năm qua, thứ nhất là các quốc gia Đông Nam Á (chiếm khoảng 40 – 50 %) lượng
gạo xuất khẩu, thứ hai là các quốc gia Châu Phi (chiếm khoảng 20 – 30 %) một thị
trường khá ổn định. Các thị trường khác là Trung Đông và Bắc Mỹ nhưng lượng gạo
xuất khẩu sang các nước này không ổn định, đặc biệt là trong giai đoạn 2001 – 2004.
Trong những năm qua, gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng về số lượng và chất
lượng cũng như mở rộng thị trường. Đến năm 2003 ngoài các thị trường truyền thống
của Việt Nam như là Philipines, Việt Nam đã mở rộng và phát triển thêm một số thị
trường tiềm năng như Châu Phi, Mỹ Latinh và EU. Yếu tố quan trọng ảnh hưởng các
doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam là ít kinh nghiệm nên thiếu khả năng duy trì
và khai thác các thị trường nhiều biến động. Nếu có mối liên kết tốt hơn và tổ chức thị
trường tốt, họ sẽ nâng cấp hạng ngạch và giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Về giá cả, gạo Việt Nam đã dần dần được nâng lên tương đương với gạo Thái
Lan vào cùng thời điểm và cấp loại gạo. Điều này cho thấy, chất lượng gạo và quan hệ
thị trường của gạo Việt Nam đã có thể cạnh tranh ngang hàng với gạo Thái Lan trên
thị trường thế giới .



10

Đối với vựa lúa lớn nhất cả nước Đồng Bằng Sông Cửu Long, từ năm 1975 đến
năm 2008 có những bước tiến rõ rệt. Từ vùng lúa nổi mênh mông An Giang, Đồng
Tháp, vùng trũng phèn Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên với chỉ một vụ lúa mùa
năng suất thấp và bấp bênh nay đã chuyển dần dần thành vùng lúa 2 – 3 vụ ngắn ngày
năng suất cao, ổn định, cộng với những hệ thống canh tác đa dạng đã góp phần rất
đáng kể vào sản lượng lương thực và lượng nông sản hàng hoá xuất khẩu hàng năm
của cả nước. Năng suất bình quân cả năm của toàn đồng bằng đã gia tăng từ 2,28
tấn/ha (1980) đến 3,64 tấn/ha (1989), 5,0 tấn/ha (2005), 5,3 tấn/ha (2008). Hiện nay,
Đồng Bằng Sông Cửu Long có tổng diện tích gieo trồng lúa gần 3,9 triệu ha chiếm
53,4 % diện tích gieo trồng lúa cả nước cung cấp 20,5 triệu tấn lúa trong tổng sản
lượng 38,8 triệu tấn lúa của cả nước chiếm tỷ lệ 53,5 % mà trong đó hơn 80 % sản
lượng gạo xuất khẩu hằng năm từ đây.
Bảng 2.5: Sản lượng (1000 tấn) các vùng trồng lúa ở Việt Nam giai đoạn 2005 – 2009
Năm

ĐBSH

DHNTB

ĐNB

ĐBSCL

TN

Cả nước


2005

6398,4

2172,2

1211,6

19298,5

717,3

35832,9

2006

6725,2

2466,5

1159,5

18229,2

880,4

35849,5

2007


6500,7

2524,8

1240,6

18678,9

866,3

35942,7

2008

6790,2

2576,6

1316,1

20669,5

935,2

38729,8

2009

6796,3


2675,8

1322,4

20483,4

994,3

38895,5

(Nguồn: Tổng cục thống kê 2010)
2.2.2 Tình hình nghiên cứu phân bón ở Việt Nam
Nông dân Việt Nam đã biết dùng phân bón hữu cơ từ rất lâu đời, từ việc phát
nương làm rẫy, đốt rơm rạ trên nương để tạo lớp tro rồi chọc lỗ bỏ hạt. Việc cày bừa
mục đích để rơm rạ được ủ nát thành phân ngay tại ruộng, người dân đã biết tận dụng
ngay tại chỗ nguồn phân bón kết hợp với thu gom phân trâu bò, tro bếp… để bón
ruộng. Hiện nay lượng phân hóa học được nhập khẩu và sử dụng ở nước ta rất lớn và
ngày càng tăng cao, việc sử dụng rộng rãi và thiếu khoa học đã ảnh hưởng tới cây
trồng và môi trường sinh thái rất sấu.
Những năm gần đây việc bón phân chuồng cho lúa không đáp ứng được nhu cầu
dinh dưỡng của cây nên con người sử dụng phân hóa học. Mỗi giống lúa khác nhau


11

cần một lượng phân bón nhất định vào các thời kỳ đẻ nhánh, đẻ nhánh rộ và giảm dần
khi lúa đứng cái.
Nghiên cứu của Công Doãn Sắt và Mai Văn Quyền (1990) tại ĐBSCL cho biết
có sự khác biệt khá rõ về hiệu lực phân đạm ở chân đất và thời vụ khác nhau trên

nhóm giống lúa ngắn ngày. Theo Mai Văn Quyền (1996) hiệu lực N sẽ được tăng
cường nếu được bón phối hợp với phân chuồng do trên đất có giàu hữu cơ thì toàn bộ
đạm NH4+ phát sinh ra đều được đất hấp thụ hết, trừ trường hợp lượng amon bón vào
quá lớn. Phần đạm được hấp thụ trong keo đất sẽ là nguồn cung cấp đạm chủ yếu cho
cây trồng.
Trên đất xám vùng ĐNB, nghiên cứu của Công Doãn Sắt và Mai Văn Quyền
(1990), Lê Hoàng Kiệt (2002) đều cho rằng P là một trong các yếu tố hạn chế năng
suất lúa. Thí nghiệm trên đất xám Tây Ninh của Lê Hoàng Kiệt nhận thấy P làm giảm
năng suất lúa đáng kể từ 32 – 37 %.
Trên đất bạc màu miền Bắc, Nguyễn Trọng Thi và Nguyễn Văn Bộ (1999) cho
biết hiệu lực K đạt rất cao, bón K làm tăng 19 – 50 % năng suất lúa so với không bón,
K cũng có hiệu lực khá tốt đối với năng suất lúa ngắn ngày trên đất xám ĐNB. Theo
Công Doãn Sắt (1994), bón K làm tăng từ 15,6 %- 32,4 % năng suất lúa so với không
bón. Nghiên cứu của Đỗ Trung Bình cũng nhận thấy bón K làm tăng 13 – 23 % năng
suất lúa và mức bón 60 K2O cho lúa ngắn ngày trên đất xám ĐNB, với khả năng cho
năng suất từ 4 tấn/ha trở lên, cho hiệu quả hơn các mức bón khác.
Theo Công Doãn Sắt (1994), để có năng suất từ 6 – 7 tấn/ha trở lên thì nhất thiết
phải bón thêm K, và trong trường hợp này K ảnh hưởng đến năng suất khá rõ. Mặc dù
ít có hiệu lực đối với năng suất lúa trên đất phù sa nhưng K có ảnh hưởng tích cực đến
chất lượng gạo, khi bón 30 – 60 kg K2O/ha thì tỉ lệ gạo nguyên tăng 11 – 13 % so với
đối chứng không bón.
Chúng ta đều biết rằng N, P, K có tác dụng tương hỗ với sự hấp thụ của cây
trồng. Khi N đầy đủ, cây sinh trưởng phát triển mạnh sẽ tăng cường sử dụng P, K và
ngược lại. Theo Lê Văn Căn (1980), bón đầy đủ N, P, K có tác dụng làm tăng những
phụ phẩm thực vật trong đất do năng suất sinh vật được đẩy lên, theo đó hàm lượng
đạm trong đất cũng được tăng cường giúp cho việc sử dụng phân đạm hiệu quả hơn.
Nghiên cứu của Mai Văn Quyền (1996) cho biết, khi đất thiếu P, sự hấp thụ N và k


12


giảm rõ rệt và năng suất lúa bị giảm so với trường hợp chỉ thiếu K hoặc N, trường hợp
này tỷ lệ hạt xanh và hạt khuyết tật nhiều.
Từ năm 1995, Bùi Đình Dinh đã chỉ ra thực tế sử dụng NPK ở nước ta là chưa
cân đối, tỉ lệ phổ biến là 1:0,32:0,35 (N : P2O5 : K2O), so với khuynh hướng chung trên
thế giới là 1:0,5:0,25. Theo Bùi Huy Hiển (2005) việc sử dụng phân khoáng đã dần
hợp lý hơn trong hơn hai thập niên qua, tỉ lệ NPK bón cho cây trồng đã cân đối hơn, từ
1:0,32:0,35 ở thời điểm 1990 đến 2005 là 1:0,58:0,37.
2.3 Tình hình sản suất lúa tại Đông Nam Bộ
Đông Nam Bộ là khu vực có diện tích trồng lúa thấp, thống kê từ năm 2005-2009
cho thấy diện tích ở ĐNB ngày càng giảm, năm 2005 là 318,9 nghìn ha nhưng đến
năm 2009 giảm xuống 306,7 ha. Diện tích trồng lúa ở ĐNB giảm có thể giải thích là vì
sự phát triển ngày càng nhiều của các khu công nghiệp, sự hình thành các khu đô thị
hóa, hay chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất trồng lúa sang trồng các cây công nghiệp
có hiệu quả kinh tế cao.
Qua bảng 2.6 thì Tây Ninh là tỉnh có diện tích lúa lớn nhất vùng với 155,8 nghìn
ha năm 2009, hai tỉnh có diện tích thấp nhất là Bình Dương 10,5 nghìn ha và Bình
phước 14,8 nghìn ha.
Bảng 2.6: Diện tích (1000 ha) lúa vùng ĐNB giai đoạn 2005 – 2009
Tỉnh

Năm
2005

2006

2007

2008


2009

Cả nước

7329,2

7324,8

7207,4

7400,2

7440,1

ĐNB

318,9

305,3

300,4

307,7

306,7

Bình Phước

14,5


14,5

13,6

14,3

14,8

Tây Ninh

144,6

137,9

142,5

152,2

155,8

Bình Dương

18,6

15,8

13,7

11,7


10,5

Đồng Nai

79,5

77,5

75,5

75,0

73,2

BR-VT

21,3

23,4

22,3

24,1

25,2

TP.HCM

40,4


36,2

32,8

30,4

27,2

(Nguồn: Tổng cục thống kê 2010)


13

So với cả nước và các khu vực trồng lúa khác có thể thấy năng suất lúa vùng
ĐNB thấp hơn khá nhiều, mặc dù thống kê cho thấy năng suất ở ĐNB có tăng từ 3,8
tấn/ha năm 2005 lên 4,3 tấn/ha năm 2009. Thống kê năng suất cho thấy ĐNB có năng
suất thấp hơn hẳn cả nước, năm 2009 cả nước có năng suất trung bình là 5,3 tấn/ha.
Nguyên nhân của vấn đề này nằm ở đặc thù khu vực nhiều dân tộc thiều số,tập quán
canh tác và nguồn giống sản suất để đạt năng suất cao là chưa tốt. Với ưu thế về phát
triển cây công nghiệp hơn cây lương thực nên phần nào đã ảnh hưởng tới khả năng sản
suất của vùng (bảng 2.7).
Bảng 2.7: Năng suất (tạ/ha) lúa vùng ĐNB giai đoạn 2005 – 2009
Tỉnh

Năm
2005

2006

2007


2008

2009

Cả nước

48,9

48,9

49,9

52,3

52,3

ĐNB

38,0

38,0

41,3

42,8

43,1

Bình Phước


27,2

24,0

30,3

29,9

31,5

Tây Ninh

40,5

43,1

45,0

46,1

46,2

Bình Dương

30,9

29,1

31,7


34,2

35,0

Đồng Nai

40,9

39,5

43,0

44,2

45,3

BR-VT

33,1

31,8

34,9

35,5

35,8

TP.HCM


33,1

28,8

34,4

36,5

35,8

(Nguồn: Tổng cục thống kê 2010)
Với sản lượng lúa 1322,4 triệu tấn năm 2009 cho thấy ĐNB là vùng có sản lượng
lúa thấp và không đáp ứng đủ nhu cầu cho dân số vùng ĐNB cao nhất cả nước. Ở hai
tỉnh Bình Dương và Bình Phước sản lượng lúa rất thấp, (bảng 2.8) sản lượng lúa ở
Bình Dương liên tục giảm từ 57,4 triệu tấn năm 2005 xuống 36,8 triệu tấn năm 2009, ở
Bình Phước sản lượng lúa tăng 7,1 triệu tấn từ năm 2005 đến 2009. Sự cải thiện diện
tích canh tác và quan tâm của địa phương tới an ninh lương thực là yếu tố tác động
giúp cải thiện sản lượng lúa tại đây.


14

Bảng 2.8: Sản lượng (triệu tấn/năm) lúa vùng ĐNB giai đoạn 2005 – 2009
Tỉnh

Năm
2005

2006


2007

2008

2009

35832,9

35849,5

35942,7

38729,8

38895,5

1211,6

1159,5

1240,6

1316,1

1322,4

Bình Phước

39,5


34,8

41,2

41,5

46,6

Tây Ninh

585,5

594,4

640,6

705,3

719,3

Bình Dương

57,4

45,9

43,4

39,8


36,8

Đồng Nai

325,2

305,8

324.6

333,1

331,9

BR-VT

70,4

74,4

77,9

85,5

90,3

TP.HCM

133,6


104,2

112,9

110,9

97,5

Cả nước
ĐNB

(Nguồn: Tổng cục thống kê 2010)
Sản lượng lương thực bình quân có tăng nhưng còn chậm so với cả nước,mặc dù
vậy sản lượng lúa ĐNB vẫn thấp. Đây là vùng có dân số đông dẫn tới việc cung cấp
lương thực tại chỗ thấp, bình quân lương thực theo đầu người ở ĐNB rất thấp so voi
bình quân của cả nước. Năm 2009 bình quân lương thực đầu người cả nước là 452,1
kg/người trong khi đó ở ĐNB chỉ đáp ứng được 93,8 kg/người.
Ngoài Tây Ninh có bình quân lúa/đầu người cao hơn cả nước, các tỉnh còn lại của
ĐNB đều có mức bình quân thấp hơn cả nước rất nhiều (bảng 2.9).
Bảng 2.9: Bình quân Kg lúa/người/năm vùng ĐNB giai đoạn 2005 – 2009
Tỉnh

Năm
2005

2006

2007


2008

2009

Cả nước

431,2

426,1

422,0

449,2

452,1

ĐNB

102,9

95,8

99,6

101,9

93,8

Bình Phước


49,5

42,7

49,9

51,1

53,1

Tây Ninh

563,8

567,8

608,3

666,1

673,7

Bình Dương

62,2

47,5

42,3


36,4

24,6

Đồng Nai

148,2

137,4

143,8

144,9

133,2

BR-VT

77,0

79,6

81,9

86,1

90,6

TP.HCM


22,6

17,1

17,8

16,0

13,6

(Nguồn: Tổng cục thống kê 2010)


15

2.4 Tình hình sản suất cơ bản tại khu vực làm thí nghiệm
2.4.1 Vị trí địa lý
Tỉnh Bình Phước nằm ở khu vực ĐNB, diện tích tự nhiên 6.873,926 km2 , dân số
trung bình 877.484 người. Giáp với Campuchia ở phía bắc và tây bắc, giáp với Đăk
Nông ở phía đông bắc, giáp Đồng Nai và Lâm Đồng ở phía đông, phía nam giáp Tây
Ninh và Bình Dương.
Huyện Đồng Phú nằm ở phía Đông Nam tỉnh Bình Phước, phía đông giáp huyện
Bù Đăng (tỉnh Bình Phước) và huyện Tân Phú (tỉnh Đồng Nai), phía tây giáp thị xã
Đồng Xoài, phía nam giáp huyện Phú Giáo (tỉnh Bình Dương) và huyện Vĩnh Cửu
(tỉnh Đồng Nai), phía bắc giáp huyện Bù Gia Mập (tỉnh Bình Phước). Tổng diện tích
tự nhiên huyện Đồng Phú là 93.542,53 ha, dân số 80.085 người .
Xã Đồng Tiến nằm ở phía bắc huyện Đồng Phú, phía đông giáp xã Đồng Tâm,
phía tây giáp thị xã Đồng Xoài, phía nam giáp xã Tân Phước, phía bắc giáp xã Thuận
Lợi. Xã có nhiều dân tộc sinh sống, diện tích rộng dân cư sống không tập trung.
2.4.2 Tình hình sử dụng đất đai

Tình hình sử dụng đất đai tỉnh Bình Phước
Đất ở 5.740,43 ha, đất sản xuất nông nghiệp 292.789,19 ha, đất lâm nghiệp
336.770,24 ha, đất phi nông nghiệp 54.870,50 ha, đất chưa sử dụng 1.221,17 ha.
Vụ Đông Xuân năm 2010 – 2011 toàn tỉnh Bình Phước thực hiện gieo trồng được
6.463 ha, tăng 11 % (639 ha) so với cùng kỳ. Chia ra: Nhóm cây lương thực có hạt
3.107 ha, giảm 8,9 % (Trong đó: Cây lúa 2.738 ha, giảm 203 ha, năng suất ước đạt
34,28 tạ/ha; Cây bắp 369 ha, giảm 99 ha, năng suất ước đạt 31,71 tạ/ha). Tổng sản
lượng lương thực có hạt ước đạt 10.555 tấn, giảm 6,3 %. Nhóm cây có củ chất bột
1.884 ha, tăng 59,1 % (Trong đó: Khoai lang 159 ha, tăng 12 ha, năng suất ước đạt
60,63 tạ/ha; khoai mì 1.538 ha, tăng 86,2 ha). Nhóm cây rau đậu các loại gieo trồng
được 1.227 ha, tăng 23,9 % (Trong đó: Rau các loại 1.039 ha, tăng 27,6 ha năng suất
ước đạt 67,05 tạ/ha; đậu các loại 188 ha, tăng 6,8 ha). Nhóm cây công nghiệp hàng
năm gieo trồng được 105 ha, tăng 22,1 %. Nhóm cây hàng năm khác 140 ha, giảm 9,7
%.


16

Tình hình sử dụng đất tại xã Đồng Tiến:
Xã Đồng Tiến có diện tích tự nhiên là : 6.244,37 ha, 100 % đất nông nghiệp vào
sản xuất. Tổng diện tích cây lâu năm là 4.713,88 ha, tổng diện tích cây hàng năm là
515,59 ha trong đó lúa nước là 135 ha, diện tích nuôi trồng thủy sản là 14,5 ha, diện
tích đất lâm nghiệp là 58,4 ha, đất chuyên dùng là 786,13 ha, sông suối là 26,4 ha, đất
ở 108,74 ha, đất tôn giáo 0,55 ha. Dân số năm 2010 có 2.587 hộ với 11.857 người, xã
Đồng Tiến có diện tích trồng lúa lớn nhất huyện Đồng phú. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2010
là 193 hộ tương đương 7,4 %, theo chuẩn mới là 335 hộ chiếm 12,4 %. Đất canh tác ở
đây chủ yếu là đất cát pha, có tầng canh tác mỏng, diện tích trồng lúa lớn, là xã có
đồng bào dân tộc thiểu số cao, điều kiện kinh tế còn thấp.
Tóm lại, xã Đồng Tiến là địa phương có diện tích đất trồng lúa lớn so với các xã
khác trong huyện Đồng Phú, có hệ thống thủy lợi tốt, là vùng tập trung nhiều đồng bào

dân tộc thiểu số, kinh tế xã hội con ở nghèo và gần với thị xã Đồng Xoài cho nên được
chọn làm nơi phù hợp để tiến hành thí nghiệm.


×