Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

TÌM HIỂU GIỐNG VÀ KĨ THUẬT TRỒNG CÂY ĐIỀU Ở HUYỆN CÁT TIÊN TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
BỘ MÔN SƯ PHẠM KỸ THUẬT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU GIỐNG VÀ KĨ THUẬT TRỒNG CÂY ĐIỀU Ở
HUYỆN CÁT TIÊN TỈNH LÂM ĐỒNG

GVHD: NGUYỄN THANH BÌNH
SVTH: LÊ THỊ THANH HƯƠNG
LỚP: DH07SP

Tp.HCM, tháng 9/2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
BỘ MÔN SƯ PHẠM KỸ THUẬT

TÌM HIỂU GIỐNG VÀ KĨ THUẬT TRỒNG CÂY ĐIỀU Ở
HUYỆN CÁT TIÊN - TỈNH LÂM ĐỒNG.

LÊ THỊ THANH HƯƠNG
Đề tài ñược trình ñể ñáp ứng yêu cầu cấp bằng Cử nhân ngành
SƯ PHẠM KĨ THUẬT NÔNG NGHIỆP

Giáo viên hướng dẫn:
Nguyễn Thanh Bình

Tp.HCM, tháng 9/2011




SVTH: Lê Thị Thanh Hương

GVHD: Nguyễn Thanh Bình

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn!


Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm Khoa và Quý Thầy – Cô giáo trong Khoa sư

phạm kĩ thuật nông nghiệp- Trường Đại Học Nông Lâm ñã giảng dạy và truyền ñạt
kiến thức cho tôi trong suất thời gian học tập tại trường.


Đặc biệt cảm ơn thầy Nguyễn Thanh Bình, giảng viên Bộ môn Sư Phạm- Khoa

Sư Phạm Kĩ Thuật Nông Nghiệp - Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh người ñã tận tình hướng dẫn, giúp ñỡ và ñộng viên tôi trong suốt quá trình
thực hiện và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.


Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cát Tiên, Trung tâm Nông

nghiệp huyện Cát Tiên, Ban lãnh ñạo các xã: Tiên Hoàng, Phước Cát, Đức Phổ,
cùng bà con nông dân trong huyện ñã tạo mọi ñiều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt
quá trình thực tập tại ñịa phương.



Các bạn lớp sư phạm kĩ thuật nông nghiệp và thân hữu ñã giúp ñỡ tôi trong

quá trình học tập và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp.

i

Khóa luận tốt nghiệp

Ngành sư phạm kĩ thuật nông nghiệp


SVTH: Lê Thị Thanh Hương

GVHD: Nguyễn Thanh Bình

TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Tìm hiểu giống và kỹ thuật trồng cây ñiều ở huyện Cát
Tiên tỉnh Lâm Đồng” ñược tiến hành tại xã Tiên Hoàng, xã Phước Cát 1 và xã Đồng
Nai Thượng - huyện Cát Tiên - tỉnh Lâm Đồng, thời gian tiến hành ñề tài từ
09/2010 – 04/2011.
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thanh Bình
Đề tài ñược thực hiện bằng cách tiếp cận ñiều tra nông hộ, kết hợp với trao ñổi
ý kiến với cán bộ lãnh ñạo, cán bộ nông nghiệp của huyện Cát tiên.
Kết quả thu ñược như sau:


Thuận lợi.
Điều kiện tự nhiên huyện Cát Tiên thuận lợi cho sự phát triển cây ñiều. Huyện

ñã có nhiều dự án ñầu tư phát triển cây ñiều như: Dự án trợ cước trợ giá phát triển

cây ñiều, dự án trồng mới, dự án tỉa thưa và dự án cải tạo vườn ñiều…


Khó khăn.
Hầu hết các giống ñiều ñược trồng ở huyện Cát Tiên nói chung ñược trồng

bằng hạt không do một cơ quan, tổ chức cung ứng nào tuyển chọn, nhân giống. Tình
trạng lẫn tạp và thoái hoá giống là phổ biến.
Hiện trạng diện tích ñiều bị chặt bỏ hay bỏ hoang là do năng suất thấp thậm chí
không còn cho năng suất.
Việc năng suất ñiều ở ñịa phương còn thấp phần lớn do tập quán canh tác,
thiếu quan tâm ñến công tác chọn giống, chăm sóc, tỉa cành, bón phân, phòng trừ
sâu bệnh hại và một phần do ảnh hưởng của ñiều kiện thời tiết khí hậu.

ii

Khóa luận tốt nghiệp

Ngành sư phạm kĩ thuật nông nghiệp


MỤC LỤC
Mục

Trang

LỜI CẢM ƠN................................................................................................................... i
TÓM TẮT........................................................................................................................ ii
DANH SÁCH CÁC HÌNH.............................................................................................vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ...........................................................................................viii

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ.......................................................................................ix
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn ñề ...........................................................................................................................1
1.2 Vấn ñề nghiên cứu .............................................................................................................3
1.3 Mục ñích của nghiên cứu ...................................................................................................3
1.4 Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................................3
1.5. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................................3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN ..................................................................................... 4
2.1 Nguồn gốc và lịch sử hình thành ......................................................................................4
2.2 Đặc tính thực vật học và ñặc tính sinh hóa của cây ñiều ..............................................5
2.2.1 Đặc tính thực vật học ......................................................................................................5
2.2.2 Đặc tính sinh học của cây ñiều ....................................................................................5
2.3 Giá trị sử dụng và giá trị kinh tế .......................................................................................6
2.3.1 Sản phẩm chính................................................................................................................6
2.3.2 Sản phẩm phụ..................................................................................................................6
2.4 Tình hình trồng và phát triển cây ñiều ............................................................................6
2.4.1 Tình hình trồng và phát triển ñiều trên thế giới ...........................................................6
2.4.2 Tình hình trồng và phát triển ñiều trong nước .............................................................8
2.5 Vùng trồng ñiều chính ở Việt Nam ..................................................................................9
2.6 Kĩ thuật trồng và chăm sóc ñiều ....................................................................................10
2.6.1 Đặc ñiểm nông học và yêu cầu ngoại cảnh ................................................................10
2.6.2 Thời vụ trồng .................................................................................................................11
2.6.3 Mật ñộ và khoảng cách .................................................................................................11
iii


2.6.4 Cây ñiều giống ...............................................................................................................11
2.6.5 Trồng mới .......................................................................................................................11
2.6.5.1 Lập vườn .....................................................................................................................11
2.6.5.2 Chuẩn bị hố trồng .......................................................................................................11

2.6.5.3 Trồng cây.....................................................................................................................12
2.6.6 Làm cỏ và trồng xen.....................................................................................................12
2.6.6.1 Làm cỏ .........................................................................................................................12
2.6.6.2 Trồng xen ....................................................................................................................12
2.6.7 Tạo tán và tỉa cành ........................................................................................................12
2.6.7.1 Tạo tán .........................................................................................................................12
2.6.7.2 Tỉa cành .......................................................................................................................13
2.6.8 Bón phân ........................................................................................................................13
2.6.8.1 Bón phân thời kỳ kiến thiết cơ bản .........................................................................13
2.6.8.2 Bón phân thời kỳ khai thác ......................................................................................14
2.6.8.3 Chất ñiều hoà sinh trưởng và phân bón lá...............................................................15
2.6.9 Phòng trừ sâu bệnh .......................................................................................................16
2.6.9.1 Phòng trừ sâu hại ........................................................................................................16
2.6.9.2 Phòng trừ bệnh hại .....................................................................................................19
2.6.10 Thu hoạch và bảo quản ...............................................................................................21
2.7 Giống ..................................................................................................................................22
2.8 Lịch sử vấn ñề nghiên cứu..............................................................................................22
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................... 24
3.1 Địa ñiểm và thời gian tiến hành ......................................................................................24
3.2 Thời gian thực hiện ñề tài ................................................................................................24
3.3 Phương pháp nghiên cứu và các bước tiến hành .........................................................24
3.3.1 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................24
3.3.1.1 Phương pháp khảo sát tài liệu ...................................................................................24
3.3.1.2 Phương pháp quan sát ................................................................................................24
3.3.1.3 Phương pháp ñiều tra ................................................................................................25
iv


3.3.2 Các bước tiến hành ñề tài .............................................................................................25
3.4 Xử lý số liệu thống kê .....................................................................................................25

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 27
4.1 ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA HUYỆN CÁT TIÊN ....................27
4.1.1 Vị trí ñịa lí ......................................................................................................................27
4.1.2 Địa hình .........................................................................................................................27
4.1.3 Đặc ñiểm khí hậu thời tiết ...........................................................................................28
4.1.4 Đặc ñiểm nguồn nước - thủy văn ...............................................................................29
4.1.5 Đặc ñiểm ñất ñai ...........................................................................................................29
Bảng 4.1: Phân loại ñất huyện Cát Tiên ....................................................................... 30
4.2 TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở
HUYỆN CÁT TIÊN ...............................................................................................................32
4.2.1 Dân số .............................................................................................................................32
4.2.2 Đời sống dân cư và xóa ñói giảm nghèo ...................................................................32
4.2.3 Tốc ñộ tăng trưởng kinh tế ...........................................................................................32
4.2.4 Tình hình sử dụng ñất ...................................................................................................33
4.2.5 Tình hình sản xuất nông nghiệp ở ñịa phương .........................................................33
4.2.6 Giao thông ......................................................................................................................37
4.2.7 Vốn và tín dụng ............................................................................................................38
4.2.8 Phân bón và nông dược ...............................................................................................38
4.2.9 Công tác khuyến nông .................................................................................................38
4.3 KẾT QUẨ ĐIỀU TRA GIỐNG ĐIỀU CỦA HUYỆN CÁT TIÊN ..........................39
4.3.1 Đặc ñiểm về cơ cấu giống và nguồn gốc giống ñiều hiện có trong huyện............39
4.3.2 Kĩ thuật canh tác ñiều của người nông dân trồng ñiều trong huyện ......................41
4.3.2.1 Chuẩn bị ñất ...............................................................................................................41
4.3.2.2 Chuẩn bị hố trồng .......................................................................................................42
4.3.2.3 Phương pháp trồng .....................................................................................................42
4.3.2.4 Chọn hạt giống và bầu ươm cây con .......................................................................43
4.3.2.5 Thời gian gieo trồng...................................................................................................45
v



4.3.2.6 Khoảng cách – mật ñộ ...............................................................................................45
4.3.3 Kỹ thuật chăm sóc ........................................................................................................46
4.3.3.1 Bón phân .....................................................................................................................46
4.3.3.2 Tỉa cành .......................................................................................................................49
4.3.3.3 Trồng xen ....................................................................................................................50
4.3.3.4 Làm cỏ ........................................................................................................................51
4.3.3.5Chế ñộ tưới nước .........................................................................................................52
4.3.4 Phòng trừ sâu bệnh hại..................................................................................................53
4.3.4.1 Các loại sâu hại ...........................................................................................................53
4.3.4.2 Các loại bệnh hại chính .............................................................................................55
4.3 Ý kiến của các nông hộ - cán bộ ñịa phương ...............................................................57
4.3.1 Ý kiến của nông hộ.......................................................................................................57
4.3.2 Ý kiến của cán bộ ñịa phương .....................................................................................57
PHẦN II: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN VỀ KĨ THUẬT TRỒNG
VÀ NHÂN GIỐNG CÂY ĐIỀU ................................................................................... 58
BÀI 1: SƠ LƯỢC VỀ ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC CỦA CÂY ĐIỀU .....................59
BÀI 2: KĨ THUẬT NHÂN GIỐNG CÂY ĐIỀU................................................................60
BÀI 3: KĨ THUẬT TRỒNG CÂY ĐIỀU ............................................................................62
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 64
5.1 Kết luận .............................................................................................................................64
5.2 Kiến nghị...........................................................................................................................65
5.3 Hướng phát triển của ñề tài ............................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 67

vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 4.1: Vườn ñiều ghép ( DH 67 ) 2 năm tuổi trồng xen mì của nông hộ Điểu K’
Xuân xã Tiên Hoàng..................................................................................................... 49

Hình 4.2: Sâu dục lá (Acrocercops sp).......................................................................... 52
Hình 4.3: Bệnh than thư (Anthracnose disease) ............................................................ 53
Hình 4.4: Bệnh chết khô (Die Back) ............................................................................. 54

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Liều lượng phân bón khuyến cáo cho cây ñiều ở thời kỳ kiến thiết cơ bản. 13
Bảng 2.2: Liều lượng phân bón khuyến cáo cho cây ñiều ở thời kỳ khai thác. .............14
Bảng 2.3:Quy trình sử dụng phân bón lá và chất ñiều hoà sinh trưởng ........................15
Bảng 4.1: Phân loại ñất huyện Cát Tiên ........................................................................29
Bảng 4.2: Diện tích các loại cây trồng chính ở huyện Cát Tiên giai ñoạn năm 20082009- 2010 ......................................................................................................................33
Bảng 4.3: Diện tích năng suất các cây trồng chính trên ñịa bàn huyện giai ñoạn năm
2008 – 2009-2010 ...........................................................................................................35
Bảng 4.4: Diện tích, năng suất và sản lượng cây lâu năm trên ñịa bàn huyên Cát
Tiên trong giai ñoạn năm 2007– 2008– 2009.................................................................36
Bảng 4.5: Cơ cấu giống và nguồn cung cấp cây ñiều giống ..........................................38
Bảng 4.6: Chuẩn bị ñất của người dân trồng ñiều trên các loại ñất ...............................39
Bảng 4.7: Phương pháp trồng ñiều của người dân .........................................................41
Bảng 4.8: Kĩ thuật làm ruột bầu .....................................................................................42
Bảng 4.9: Thời gian gieo trồng.......................................................................................43
Bảng 4.10: Hiện trạng mật ñộ trồng ñiều .......................................................................43
Bảng 4.11: Loại phân bón và phương pháp bón phân cho cây ñiều ..............................44
Bảng 4.12: Thời ñiểm bón phân .....................................................................................45
Bảng 4.13: Ý kiến về chế ñộ tỉa cành .............................................................................47
Bảng 4.14: Việc áp dụng tỉa cành cho vườn ñiều của người dân...................................47
Bảng 4. 15: Trồng xen với cây trồng khác trong vườn ñiều.......................................... 48
Bảng 4.16: Chế ñộ làm cỏ ..............................................................................................49
Bảng 4.17: Ý kiến về mức ñộ cần thiết của việc bổ sung nước cho cây ñiều ................50

Bảng 4.18: Chế ñộ tưới nước.........................................................................................50
Bảng 4.19: Các loại sâu hại cây ñiều ............................................................................51
Bảng 4.20: Các loại bệnh hại cây ñiều ...........................................................................53

viii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu ñồ 4.1: Đồ thị thể hiện diện tích trồng ñiều trên các loại ñất.................................40
Biểu ñồ 4.2: Đồ thị thể hiện phương pháp trồng của người nông dân trồng ñiều......... 41
Biểu ñồ 4.3: Đồ thị thể hiện chế ñộ bón phân cho cây ñiều của người nông dân trong
huyện ............................................................................................................................. 45
Biểu ñồ 4.4: Đồ thị thể hiện số hộ trồng ñiều trồng xen vườn ñiều với cây trồng
khác................................................................................................................................ 48

ix


SVTH: Lê Thị Thanh Hương

GVHD: Nguyễn Thanh Bình

CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Đặt vấn ñề
Trong số những cây công nghiệp dài ngày ñược trồng trên các vùng, miền
sinh thái ở nước ta, cây ñiều với những lợi thế như: ít kén ñất, vừa có khả năng chịu
hạn cao, thích nghi trên diện rộng. Bởi thế, với các loại ñất nghèo dinh dưỡng, ñất
trống, ñồi trọc, ñất pha cát ven biển... nhiều cây khác không chịu nổi, cây ñiều vẫn
trụ vững, ra hoa, kết trái, cho thu hoạch. Mặt khác, giá sản phẩm, mức tiêu thụ và
thị trường xuất khẩu ñiều trên thế giới, nhất là thị trường ở các nước phát triển ngày

càng cao và mở rộng. Ðây là thời cơ thuận lợi phát triển sản xuất và chế biến ñiều
của nước ta.
( />=,truy cập ngày 4/12/2010).
Điều là loại cây trồng ñược nhập nội vào Việt Nam. Chỉ trong vài chục năm
trở lại ñây, cây ñiều mới ñược chú ý phát triển và trở thành một loại cây mang lại
thu nhập kinh tế cho nông dân. Mặc dù thời gian phát triển rộng rãi cây ñiều ở nước
ta chưa lâu, nhưng với một số ưu ñiểm của nó, cây ñiều ñã ñem lại những tác dụng
tích cực ñáng ñược ghi nhận: là sản phẩm xuất khẩu, cây trồng cho thu nhập ở vùng
ñất cát khô hạn, cây phủ xanh ở một số vùng ñất trống ñồi trọc….(Đường Hồng
Dật, 1999)
Từ năm 2006 ñến nay, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm từ ñiều của Việt
Nam không ngừng tăng và luôn ở vị trí số 1 thế giới: năm 2006 ñạt 504 triệu USD,
năm 2007 ñạt 651 triệu USD, năm 2008 ñạt 920 triệu USD và năm 2009, dù kinh tế
thế giới có nhiều bất lợi nhưng ngành ñiều vẫn xuất khẩu ñược 177.000 tấn nhân,
ñạt kim ngạch 850 triệu USD. Theo dự ñoán của Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas)
ước ñoán, xuất khẩu nhân ñiều của Việt Nam trong năm 2010 sẽ ñạt mức 1 tỷ USD.
Với sản lượng và giá trị xuất khẩu như dự ñoán, ngành ñiều Việt Nam sẽ tiếp tục ở
vị trí dẫn ñầu thế giới. ( truy cập ngày

1

Khóa luận tốt nghiệp

Ngành sư phạm kĩ thuật nông nghiệp


SVTH: Lê Thị Thanh Hương

GVHD: Nguyễn Thanh Bình


20/9/2010)
Hiện Việt Nam có trên 450.000ha ñiều, trên 200 nhà máy chế biến và xuất
khẩu nhân ñiều với hơn 200.000 công nhân và khoảng 800.000 người dân tham gia
trồng ñiều. Trong ñó, tỉnh Bình Phước ñược mệnh danh là "thủ phủ của ñiều" với
diện tích khoảng 200.000ha, chiếm 45% diện tích ñiều cả nước và hàng trăm nhà
máy chế biến ñiều. Đây cũng là lý do chính ñể Bình Phước ñược chọn là ñịa ñiểm tổ
chức Festival ñiều. Tỉnh Bình Phước có tổng diện tích ñất tự nhiên 688.320ha, thổ
nhưỡng và ñiều kiện khí hậu rất thích hợp cho các loại cây công nghiệp, nhất là cây
ñiều. (Thùy Linh, 2010)
Cát Tiên là huyện kinh tế mới ñược thành lập vào năm 1987 với diện tích tự
nhiên 42.657,28 ha, dân số trung bình năm 2010 là 37.500 người (trong ñó người
dân tộc bản ñịa như Stiêng, Mạ....chiếm khoảng 15 %). Là một huyện thuần nông,
cây trồng chủ yếu là cây lúa. Bên cạnh ñó cây ñiều cũng là cây công nghiệp quan
trọng ñang chiến ưu thế mạnh mẽ ñặc biệt ở một số vùng ñồng bào dân tộc bản ñịa.
(Nguyễn Tấn Châu, 2010)
Hiện nay trong công tác chuyển ñổi giống cây trồng vật nuôi của huyện thì
cây ñiều ñược chọn là một trong những cây trồng chủ lực, cây xóa ñói giảm nghèo,
là cây kinh tế phục vụ cho xuất khẩu, cây phủ xanh ñất trống ñồi núi trọc cho vùng
rừng ñệm của Vườn Quốc Gia Cát Tiên. Tuy nhiên thu nhập của người dân trồng
ñiều còn thấp, kém hiệu quả, chưa xứng tầm với giá trị thực của nó.
Đứng trước tình hình ñó Ủy ban nhân dân huyện Cát Tiên phối hợp cùng
Phòng Nông nghiệp, Trung tâm Nông nghiệp huyện ñề ra những ñịnh hướng,
phương pháp ñể phát huy tối ña giá trị vốn có của cây ñiều, ngăn chặn tình trạng
phá rừng làm nương ñiều và góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội nhằm thực
hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần V ñã ñề ra.
Để góp phần giải quyết những vấn ñề trên ñồng thời ñể cung cấp kiến thức
cho giáo viên dạy môn công nghệ 10 xây dựng chương trình tập huấn về kĩ thuật
trồng và nhân giống cây ñiều, ñược sự chấp thuận và phân công của Ban Chủ nhiệm
Khoa Sư Phạm Kĩ Thuật Nông Nghiệp Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ
2


Khóa luận tốt nghiệp

Ngành sư phạm kĩ thuật nông nghiệp


SVTH: Lê Thị Thanh Hương

GVHD: Nguyễn Thanh Bình

Chí Minh. Tôi tiến hành thực hiện ñề tài: “tìm hiểu giống và kỹ thuật trồng cây
ñiều tại huyện Cát Tiên - tỉnh Lâm Đồng”
1.2 Vấn ñề nghiên cứu
Nghiên cứu và tìm hiểu giống và kĩ thuật trồng cây ñiều tại huyện Cát Tiên –
tỉnh Lâm Đồng.
Các vấn ñề nghiên cứu:
+ Thứ nhất là: Tìm hiểu giống ñiều ở huyện Cát Tiên – tỉnh Lâm Đồng.
+ Thứ hai là: Tìm hiểu kĩ thuật trồng cây ñiều ở huyện Cát Tiên – tỉnh
Lâm Đồng.
1.3 Mục ñích của nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm phục vụ các mục ñích sau:
Qua khảo sát thực tế về kỹ thuật canh tác cây ñiều của người dân nhằm ñưa
ra ñược những khuyến cáo kỹ thuật chung nhằm phát triển cây ñiều trong huyện,
góp phần nâng cao ñời sống kinh thế cho người dân trồng ñiều. Đồng thời cung cấp
kiến thức cho người cán bộ khuyến nông trong công tác khuyến nông, giáo viên
công nghệ trong công tác dạy nghề của mình.
1.4 Đối tượng nghiên cứu
Chủ thể nghiên cứu là giống, kỹ thuật trồng ñiều (kỹ thuật chọn giống, ñất
trồng, phân bón, bảo vệ thực vật, nước tưới,…).
Khách thể nghiên cứu: nông dân, cán bộ khuyến nông cơ sở, tài liệu kỹ thuật

liên quan ñến cây ñiều.
1.5 Phạm vi nghiên cứu
- Do ñịa bàn rộng và phức tạp, khó khăn về phương tiện thực hiện, thời gian
có hạn nên tôi thực hiện ñề tài trong giới hạn một số xã tiêu biểu như: xã Đức Phổ,
xã Tiên Hoàng, xã Phước Cát – huyện Cát tiên – Lâm Đồng.

3

Khóa luận tốt nghiệp

Ngành sư phạm kĩ thuật nông nghiệp


SVTH: Lê Thị Thanh Hương

GVHD: Nguyễn Thanh Bình

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1 Nguồn gốc và lịch sử hình thành
Cây ñiều có tên khoa học là Anacardium occidentale L. thuộc họ xoài
(Anacacdiaceae). Nó có nguồn gốc từ Brazil, Nam Mỹ và ñược ñưa vào trồng ở
nước ta từ thế kỷ thứ 16 – 17 nhưng mãi ñến 1975 mới chính thức là loại cây trồng
có trong danh mục, khắc phục những rừng ñồi bị phá hoại do chiến tranh gây lên.
Diện tích ñiều từ ñó tăng lên theo năm tháng và ñến những năm ñầu 1990, Điều trở
thành loại cây công nghiệp cho giá trị kinh tế cao, vừa phủ xanh ñất trống ñồi trọc
vừa là loại cây xóa ñói giảm nghèo. Điều Việt Nam cũng ñược thế giới biết ñến từ
ñó, có mặt trên khắp các thị trường: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Úc, Hồng Kong, Anh, Hà
Lan... Việt Nam ñược xếp vào vị trí ñứng ñầu về xuất khẩu hạt Điều (cả về số lượng
lẫn chất lượng).
( />9&cat=1257736430561, truy cập ngày 3/10/2010).

Hiện nay chính phủ Việt Nam luôn ý thức và chú trọng ñẩy mạnh ngành
Điều Việt Nam phát triển bền vững, bao gồm cả việc trồng – quy hoạch những vùng
Điều, kết hợp việc chế biến tại chỗ với công nghệ kỹ thuật cao và mở rộng thị
trường cạnh tranh lành mạnh. Không những hỗ trợ, ñầu tư trong nước mà cả quốc tế
như ở Lào – Campuchia. Diện tích ngày càng ñược mở rộng, kinh nghiệm trồng và
sản xuất ñược nâng cao, sản lượng cũng tăng lên rất nhiều nhờ vào kỹ thuật chăm
sóc và tuyển chọn giống ổn ñịnh. ( truy cập ngày 3/10/2010).
Theo Hiệp hội ñiều Việt Nam (Vinacas), ngành ñiều ở Việt Nam ñang thực
hiện chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh theo hướng tăng năng suất, chất
lượng, khả năng cạnh tranh, phấn ñấu ñưa kim ngạch xuất khẩu lên 1,2 tỷ USD vào
năm 2015 và 1,5 tỷ USD vào năm 2020. Bên cạnh xuất khẩu sẽ chú trọng xây dựng
thương hiệu, phát triển thị trường tiêu dùng trong nước.
( truy cập ngày 15/9/2010).
4

Khóa luận tốt nghiệp

Ngành sư phạm kĩ thuật nông nghiệp


SVTH: Lê Thị Thanh Hương

GVHD: Nguyễn Thanh Bình

2.2 Đặc tính thực vật học và ñặc tính sinh hóa của cây ñiều
2.2.1 Đặc tính thực vật học
Điều là một cây to, cây trưởng thành cao 8-9m. Cây có một thân chính, phân
thành nhiều cành. Tán cây tròn, lá nhiều, lá mọc so le, cuống ngắn, phiến lá có dạng
hình quả trứng, mặt lá nhẵn, dai. Lá có chiều dài 10-12cm. Hoa nhỏ, trắng có mùi
thơm dịu, mọc thành chùy tận cùng. Quả khô, không tự mở, hình quả thận, quả có

chiều dài 2-3cm. Vỏ ngoài của quả cứng, trên mặt có những hõm. Cuống quả phình
to thành hình quả lê hay hình quả ñào. Kích thước cuống quả có ñường kính 6-8cm,
cuống quả có màu ñỏ, vàng hoặc trắng. Hạt hay nhân quả ñiều có hình thận, vỏ
mỏng, trong có phôi to, trắng, chứa dầu béo. (Vi.wikipedia.org).
2.2.2 Đặc tính sinh học của cây ñiều
Cuống quả ñiều (ta thường gọi nhầm là quả) khi chín thịt có vị ngọt hơi chua,
mùi thơm như mùi dâu chín. Phần thịt cuống quả có chứa vitamin B1, ribotlarin và
một hàm lượng cao vitamin C. Vitamin C trong thịt cuống quả ñiều cao gấp 10 lần
trong quả chuối, gấp 5 lần trong quả cam, chanh. Quả có màu vàng thì chứa nhiều
vitamin C và ít riboflavin hơn quả màu ñỏ. Ngoài ra ở phần này còn chứa một lượng
nhỏ các chất: Muối vô cơ, canxi, phôt pho…
Quả ñiều thật (mà ta vẫn thường gọi nhầm là hạt ñiều) gồm có vỏ quả cứng
và nhân. Từ vỏ quả ñiều có thể dùng ete ñể chiết ra nhựa ñiều (có nơi gọi là dầu hạt
ñiều). Nhựa vỏ hạt ñiều không chứa chất béo mà chỉ là chất nhựa dầu có màu nâu
ñen nhạt, sánh, có mùi rất hắc. Thành phần chủ yếu của nhựa vỏ hạt ñiều là cardol
và axit anacardi. Cardol là hoạt chất chủ yếu của nhựa dầu vỏ hạt ñiều, nó là chất
lỏng và có màu vàng ñỏ nhạt. Khi ñể ra không khí chất lỏng này nhanh chóng
chuyển thành màu nâu và có tác dụng gây phồng da. Hơi của chất này có tác dụng
gây kích thích ñối với mắt, gây ho, viêm ñường hô hấp. Hoạt chất cardol không có
tác dụng xấu ñối với bộ phận tiêu hóa vì nó không tan vào các dịch tiêu hóa. Vỏ
nhân hạt ñiều là lớp vỏ mỏng phủ bên ngoài nhân. Thành phần chủ yếu của vỏ nhân
là cardol và axit anacardu. Vì vậy khi sử dụng nhân hạt ñiều làm thực phẩm cần loại
bỏ lớp vỏ mỏng bên ngoài này.
5

Khóa luận tốt nghiệp

Ngành sư phạm kĩ thuật nông nghiệp



SVTH: Lê Thị Thanh Hương

GVHD: Nguyễn Thanh Bình

Nhân hạt ñiều chứa 47,13% dầu béo, 9,7% hợp chất nito, 5,9% tinh bột.
Nhựa cây ñiều là chất tiết ra khi ta khía lên thân cây tươi. Đó là một chất
dịch vị chát, chứa tanincatechic cardol và axit anacardic. Vỏ thân cây ñiều chứa 47% Tamin catechic. Thân một số cây ñiều già có bệnh thường chảy ra các giọt nhựa
(gôm) hình bầu dục hoặc dài có màu vàng nhạt hay nâu nhạt, tan một phần trong
nước lạnh, hầu như tan hoàn toàn trong nước nóng. Thành phần chủ yếu của chất
gôm này gồm: 8% arabin, dextrin, basosin, một ít ñường, tannin, catechic, cardol và
axit anacardic. Do có chứa cardol nên chất gôm này có tác dụng gây kích ứng.
Hiện quả kinh tế từ cây ñiều là rất lớn. Ở Việt Nam hiện nay ñã có khá nhiều
sản phẩm ñược chế biến từ các thành phần của cây ñiều như: nước khoáng, rượu
vang, rượu trắng, xirô, mứt… (Đường Hồng Dật, 1999).
2.3 Giá trị sử dụng và giá trị kinh tế
2.3.1 Sản phẩm chính
- Nhân ñiều là loại thực phẩm cao cấp, có giá trị xuất khẩu lớn (giá nhân hạt
ñiều cao gấp 14-15 lần giá gạo)… Là thức ăn lành chữa ñược nhiều bệnh hiểm
nghèo như: chảy máu não, xơ cứng ñộng mạch…
- Dầu vỏ hạt ñiều có thể chế biến thành Vecni, sơn chống thấm, cách ñiện,
cách nhiệt và thuốc trừ sâu. (Vi.wikipedia.org).
2.3.2 Sản phẩm phụ
- Quả ñiều ñược dùng trong công nghệ thuộc da hoặc làm mực không phai
màu.
- Gôm ñiều dùng làm keo dán, vecni chống mối mọt.
- Gỗ ñiều dùng ñóng ñồ ñạc, ñóng thuyền, và nguyên liệu sản xuất ván
ghép… (Vi.wikipedia.org).
2.4 Tình hình trồng và phát triển cây ñiều
2.4.1 Tình hình trồng và phát triển cây ñiều
Đã từ lâu ñiều cung cấp hạt cho con người như là một loại thực phẩm, nhiều

nước coi nhân ñiều là sản phẩm quen thuộc, ñiều trờ thành cây công nghiệp quan
trọng xếp thứ hai trong các cây có dầu ăn ñược trên thị trường thế giới. Nhân ñiều
6

Khóa luận tốt nghiệp

Ngành sư phạm kĩ thuật nông nghiệp


SVTH: Lê Thị Thanh Hương

GVHD: Nguyễn Thanh Bình

chứa hàm lượng ñạm cao với ñầy ñủ các loại axit amin cần thiết không thay thế có
thể so sánh với thịt, trứng, sữa. Nhân ñiều là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao là
thành phần chính của cây ñiều trong trao ñổi kinh doanh trên thị trường mang lại
hiệu quả kinh tế rất cao, giữ một vai trò quan trọng trong thị trường nông sản. Hàng
năm ñem về cho các nước xuất khẩu một lượng ngoại tệ ñáng kể. Với ñầy ñủ các
chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết, ñiều là thực phẩm ăn chay lí tưởng và là một
dược phẩm có giá trị ñối với một số bệnh. Là thực phẩm giàu chất béo không chứa
hàm lượng cholesterol, thích hợp cho người ăn kiêng. Hiện nay các nước phát triển
ñang khuyến khích sử dụng nhân ñiều ngày càng tăng. Các nước nhập khẩu và tiêu
thụ nhân ñiều nhiều nhất trên thế giới là Mỹ chiếm gần 2/3 sản luợng nhân ñiều thế
giới, khối các nước thuộc Liên Xô cũ liên minh Châu Âu (EU) và Nhật Bản.
(Http://www.baomoi.com/Tiem-nang-va-vi-the-cua-nganh-dieu-tren-thitruong-the-gioi/45/3066641.epi, truy cập ngày 15/9/2010).
Trồng, chế biến và buôn bán (hạt và nhân ñiều) trên thế giới ñược Tổ chức
Nông lương của Liên Hợp Quốc (FAO) ghi nhận từ năm 1900, song khối lượng và
giá trị buôn bán các sản phẩm từ Điều có năm 1962 (sau 62 năm) với số lượng hạt:
330.000 tấn và giá trị xuất khẩu 46,2 triệu USD. Những quốc gia sản xuất ñiều
chính gồm: Ấn Độ, Môdambich, Tanrania, Kenia. 41 năm sau (2003) diện tích ñiều

thu hoạch ñã là 3,17 triệu ha, sản lượng hạt ñiều: 1,52 triệu tấn gấp 4,61 lần. tổng
sản lượng hạt ñiều qua chế biến: 315.000 tấn, tạo ra giá trị hàng hóa trên 2 tỷ
USD/năm; Các nước dẫn ñầu về sản xuất và chế biến ñiều là: ấn Độ, Việt Nam,
Braxin, Nigeria. Song với chế biến và sản xuất ñiều gia tăng thì việc xuất khẩu nhân
ñiều ngày càng ñược mở rộng, năm 1975 lượng nhân ñiều buôn bán trên thế giới
90.000 tấn ñến năm 2002 ñã tăng lên 186.600 tấn (gấp 2,07 lần).
( truy cập ngày 15/9/2010).
Như vậy, ngành ñiều thế giới trong hơn 100 năm qua liên tục phát triển cả
trong sản xuất chế biến và xuất khẩu; Song thị trường tăng trưởng mạnh là từ năm
1997 ñến năm 2005 do tiêu thụ hạt ñiều tăng và hiệu quả từ trồng – chế biến – tiêu
7

Khóa luận tốt nghiệp

Ngành sư phạm kĩ thuật nông nghiệp


SVTH: Lê Thị Thanh Hương

GVHD: Nguyễn Thanh Bình

thụ mang lại lợi ích cho nông dân, thương lái, doanh nghiệp tham gia vào quá trình
phát triển ñiều. Đặc biệt là sự hỗ trợ tích cực của khoa học ñã tạo ra các giống ñiều
thích nghi với ñiều kiện sinh thái, ñạt năng suất và chất lượng cao cùng với các quy
trình kỹ thuật sản xuất, chế biến dần ñược hoàn thiện hơn.
2.4.2 Tình hình trồng và phát triển ñiều trong nước
Cây ñiều bắt ñầu trồng ở Việt Nam từ thế kỷ XVI nhưng ngành ñiều của
nước ta mới ñược hình thành từ năm 1981 ñây là sự khác biệt lớn khi ñánh giá về
nghành ñiều so với cao su, cà phê, chè, rau quả ñã có cách ñây hơn 100 năm. Những
năm ñầu thế kỷ này, nhất là năm 2005, sản xuất và chế biến ñiều ở nước ta ñã thể

hiện rõ nét sự phát triển theo hướng hiệu quả, bền vững. Kim ngạch xuất khẩu ñiều
ñứng thứ tư (sau gạo, cà-phê, cao-su) và ñứng thứ hai về thị phần trên thế giới (sau
Ấn Ðộ). Cây ñiều trở thành cây làm giàu cho hàng triệu nông dân ở một số ñịa
phương.
( />=, truy cập ngày 5/10/2010).
Theo thống kê, diện tích trồng ñiều tập trung năm 1982 khoảng 5.000 ha và
cứ thế tăng rất nhanh, ñến năm 1995 ñã là: 190.373 ha, 10 năm kế tiếp (1995 –
2005) diện tích ñiều ( theo thống kê ) của 23 tỉnh, thành phố ñã ñạt 349.674 ha, so
với năm 1995 tăng 1,84 lần. Hiện nay diện tích trồng ñiều ở cả nước ta khoảng
390.000ha. (Hiệp hội ñiều Việt Nam, 2010).
Hiện nay ngành ñiều Việt Nam ñã ñề ra mục tiêu ñến năm 2020 là giữ diện
tích trồng ñiều từ 315.000-350.000ha. Trong ñó, tập trung vùng Đông Nam bộ từ
180.000-200.000ha, Tây Nguyên từ 90.000-100.000ha và duyên hải Nam Trung bộ
từ 25.000-30.000ha; Sản lượng ñiều thô cho chế biến từ 350.000-400.000 tấn; Kim
ngạch xuất khẩu ñạt 1,5 tỷ USD vào năm 2020. Để chủ ñộng nguồn ñiều thô cho
các nhà máy chế biến ñiều xuất khẩu, ngoài việc tập trung ñầu tư xây dựng vùng
nguyên liệu trong nước, ngành ñiều hướng ñến gắn với vùng nguyên liệu
Campuchia, Lào ñể hình thành vùng nguyên liệu chung ba nước, phấn ñấu ñến năm
2020 ñạt diện tích 600.000ha. Trong ñó, Việt Nam khoảng 300.000ha, Campuchia
8

Khóa luận tốt nghiệp

Ngành sư phạm kĩ thuật nông nghiệp


SVTH: Lê Thị Thanh Hương

GVHD: Nguyễn Thanh Bình


250.000ha và Lào khoảng 50.000ha, với sản lượng từ 1,2-1,4 tấn/ha (hiện chỉ ñạt
gần một tấn/ha). Tiếp tục thực hiện chương trình giống ñiều quốc gia, thành lập
Viện Nghiên cứu ñiều Việt Nam với ba trung tâm ở Đông Nam bộ, Tây Nguyên và
duyên hải Nam Trung bộ nhằm phát triển giống ñiều quốc gia ñến năm 2020 theo
hướng năng suất cao, chất lượng hạt tốt. Hiện ngành ñiều hướng ñến tuyển chọn, lai
tạo và ñưa vào sản xuất nhiều giống ñiều cho năng suất cao 2,5-3 tấn/ha, hạt to làm
tăng tỷ lệ nhân. Ngoài ra, theo Hội Điều tỉnh Bình Phước cho biết là thủ phủ của cây
ñiều Việt Nam tỉnh ñã khuyến khích các doanh nghiệp có ñủ ñiều kiện xúc tiến ñăng
ký thương hiệu tại những thị trường xuất khẩu chính - một trong những ñiều kiện
quyết ñịnh sự thành công của doanh nghiệp trên trường quốc tế.
( truy cập ngày 5/10/2010)
Bên cạnh thị trường xuất khẩu các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chế
biến ñiều cũng sẽ chú trọng ñến việc phát triển thị trường trong nước, vì hiện nay thị
trường tiêu thụ hạt ñiều trong nước chỉ chiếm 1-2% sản lượng. Tăng cường tiếp thị
sản phẩm, mở rộng mạng lưới phân phối tại các cửa hàng, siêu thị, thương mại.
Nghiên cứu thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam ñể có thể sản xuất các sản phẩm
phù hợp nhằm mang lại nhu cầu sử dụng tốt nhất cho khách hàng.
( truy cập ngày 5/10/2010)
2.5 Vùng trồng ñiều chính ở Việt Nam
Diện tích ñiều của cả nước ñạt gần 450.000ha, trồng tập trung chủ yếu ở các
tỉnh Đông Nam bộ như Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai và khu vực Tây
Nguyên.
Cây ñiều phát triển chủ yếu ở các vùng Tây Nguyên, Bà Rịa - Vũng Tàu,
Bình Phước, Đồng Nai vì những vùng, tỉnh này ña số có ñịa hình là sườn dốc,
không bằng phẳng, ñồi núi. Đất ñai phần lớn là ñất xám bạc màu, mùa mưa kéo dài.
Cây ñiều lại là cây không kén ñất, có khả năng thích nghi trên ñất xám bạc màu,
không chủ ñộng ñược nguồn nước tưới nên cây ñiều ñược ưu tiên phát triển trên các
9

Khóa luận tốt nghiệp


Ngành sư phạm kĩ thuật nông nghiệp


SVTH: Lê Thị Thanh Hương

GVHD: Nguyễn Thanh Bình

vùng ñất xấu. Trong ñó, Đồng Nai ñứng vị trí thứ hai sau Bình Phước. Diện tích
trồng ñiều ở Bình Phước là lớn nhất với khoảng 200.000ha, với sản lượng trung
bình 1,2-1,5 tấn/ha vì ở ñây chủ yếu là ñất ñỏ badan rất thuận lợi ñể phát triển cây
công nghiệp trong ñó có cây ñiều vì thế Bình Phước ñược xem là “thủ phủ của ñiều”
ñứng ñầu về diện tích và sản lượng trong cả nước.
( truy cập ngày 25/9/2010).
2.6 Kĩ thuật trồng và chăm sóc ñiều
2.6.1 Đặc ñiểm nông học và yêu cầu ngoại cảnh
- Đất ñai: ñất trồng ñiều phải thoát nước tốt, tầng ñất sâu, có hàm lượng hữu
cơ cao và ñộ pH từ 5,0 - 7,3. Không nên trồng ñiều ở những vùng ñất bị úng hay ñất
bị nhiễm mặn và có mạng nước ngầm không quá sâu. Cây ñiều rất mẫn cảm với ñộ
mặn, ñộ mặn trên dưới 0,8ppm là cây sinh trưởng phát triển kém, gây hiện tượng
cây lùn. Đối với những vùng ñất ở ñồi núi có ñộ dốc lớn, cần tiến hành làm bậc
thang cho từng gốc ñiều.
- Khí hậu:
+ Ánh sáng: Điều là loại cây ưa ánh sáng trực xạ, nếu cây bị che bóng nhiều
sẽ phát triển kém, cho năng suất thấp.
+ Nhiệt ñộ: nhiệt ñộ bình quân tháng là 270C, nhiệt ñộ cực tiểu trong ngày từ
12 – 250C, nhiệt ñộ cực ñại trong ngày từ 250C - 350C. Điều có thể chịu ñược nhiệt
ñộ 400C, tuy nhiên ở nhiệt ñộ này trong giai ñoạn phát triển quả non sẽ làm rụng
bông và quả.
+ Ẩm ñộ: Ẩm ñộ không khí từ 68-77%. Cây ñiều trổ bông và kết hạt thuận

lợi trong ñiều kiện ẩm ñộ không khí thấp. Nếu ẩm ñộ cao trong lúc ñiều trổ bông sẽ
cản trở sự mở của bao, ñầu nhụy không thụ phấn, bông sẽ thối rụng.
+ Lượng mưa: Lượng mưa thích hợp từ 1000-1500mm/năm, tập trung từ 4-6
tháng, có mùa khô kéo dài tương ñương.
( truy cập
ngày 6/4/2011).
10

Khóa luận tốt nghiệp

Ngành sư phạm kĩ thuật nông nghiệp


SVTH: Lê Thị Thanh Hương

GVHD: Nguyễn Thanh Bình

2.6.2 Thời vụ trồng
Thời vụ trồng ñiều thích hợp nhất là từ ñầu tháng 5 ñến cuối tháng 6 hàng
năm. (Vi.wikipedia.org)
2.6.3 Mật ñộ và khoảng cách
Tuỳ vào ñộ phì nhiêu của ñất và mục ñích sử dụng khi ñiều chưa khép tán,
giai ñoạn ñầu nên trồng mật ñộ 200 cây/ha, bố trí theo khoảng cách 8 x 6m hoặc 10
x 5m. Những năm sau khi ñiều khép tán nên tỉa thưa dần còn mật ñộ 100 cây/ha với
khoảng cách 8 x 12m hoặc 10 x 10m. (Hoàng Chương và Cao Vĩnh Hải, 1998)
2.6.4 Cây ñiều giống
Nên sử dụng các giống ñiều ghép cao sản do các cơ sở sản xuất có uy tín
cung cấp hoặc do các cơ quan chức năng như Phòng Nông nghiệp, Trung tâm Nông
nghiêp cung cấp. Cụ thể nên dùng các giống như: PN1, BO1, DH 66, DH 67.
(Hoàng Chương và Cao Vĩnh Hải, 1998)

2.6.5 Trồng mới
2.6.5.1 Lập vườn
Ở những vùng ñất bằng phẳng hay có ñộ dốc thấp thì hàng ñiều ñược thiết kế
trồng theo hướng Bắc – Nam.
Ở những vùng ñất dốc nên thiết kế trồng theo ñường ñồng mức ñể hạn chế
xói mòn ñất. ( />truy cập ngày 3/11/2010).
2.6.5.2 Chuẩn bị hố trồng
Phóng cọc theo mật ñộ và khoảng cách ñã thiết kế. Việc ñào hố thường ñược
tiến hành vào ñầu mùa mưa lúc ñất mềm. Hố trồng có kích thước từ 50 x 50 x 50
cm. Sau khi ñào hố xong, gạt lớp ñất mặt xuống ñầy 1/3 hố, tiếp theo trộn ñều 10 –
20 kg / hố phân chuồng hoai mục hoặc 3 – 5 kg / hố phân hữu cơ vi sinh và giai
ñoạn này nên bón supper lân 0,5 – 1,0 kg / hố giúp cho bộ rễ mau phát triển, trộn
ñều với ñất mặt rồi gạt xuống hố. Sau ñó lấy ñất mặt lấp ñầy hố cao hơn mặt ñất nền
20 cm ñể tránh ñọng nước khi ñất và phân chuồng bị dẻ xuống. Hố trồng cần ñược
chuẩn bị xong một tháng trước khi trồng. (Đường Hồng Dật, 1999).
11

Khóa luận tốt nghiệp

Ngành sư phạm kĩ thuật nông nghiệp


SVTH: Lê Thị Thanh Hương

GVHD: Nguyễn Thanh Bình

2.6.5.3 Trồng cây
Khi trồng dùng dao hay liềm sắc cắt ñáy bầu và cố gắng giữ lại rễ ñuôi chuột
ñể rễ cây ñâm sâu vào ñất hút nước và dinh dưỡng, hạn chế cây bị ñổ ngã. Đào một
hố nhỏ ở chính giữa hố rồi ñặt bầu cây con xuống hố sao cho mặt bầu thấp hơn mặt

ñất chừng 5 – 10 cm ñể tránh cây bị xói gốc khi mưa lớn, dùng dao sắc nhọn rạch
theo chiều dọc của bầu và kéo bao nilon lên, nén chặt ñất xung quanh bầu ñất. Cần
phải trồng dặm sớm và kịp thời khi phát hiện thấy cây bị chết. Sau khi trồng xong
phải rải thuốc bảo vệ thực vật trên mặt hố từ 10 – 20 g / hố các loại thuốc như
Vibasu 3H hay Basudin 10H ñể hạn chế kiến mối phá hoại cây con.
( truy cập ngày 25/11/2010)
2.6.6 Làm cỏ và trồng xen
2.6.6.1 Làm cỏ
Trong thời kỳ cây ñiều còn nhỏ cần làm sạch cỏ từ gốc ra ngoài mép tán 0,51,0m (thông thường làm 3 – 4 ñợt/năm). Khi vườn ñiều khép tán thường ít có cỏ
nhưng cũng cần làm cỏ 3 ñợt / năm nhằm giảm cạnh tranh dinh dưỡng và mầm
mống sâu bệnh hại. Hai ñợt ñầu kết hợp với bón phân, ñợt thứ 3 phát cỏ dọn vườn
chuẩn bị cho thu hoạch. (Phan Kim Hồng Phúc, 2000).
2.6.6.2 Trồng xen
Có thể trồng xen cây ngắn ngày khi vườn cây chưa khép tán ñể hạn chế cỏ
dại và gia tăng thu nhập. Có thể trồng các loại cây như : ñậu phộng, ñậu ñen,…
Nhưng lưu ý khi trồng xen thì phải trồng xa gốc ñiều ít nhất 2 m. (Hoàng Chương
và Cao Vĩnh Hải, 1998).
2.6.7 Tạo tán và tỉa cành
2.6.7.1 Tạo tán
Việc tạo tán phải ñược thực hiện từ năm thứ 2, nên ñể cây ñiều chỉ có 1 thân
chính ñể lại các cành cấp 1 cách mặt ñất khoảng 1 m và phân bố ñều ñể tán hình
mâm xôi.

12

Khóa luận tốt nghiệp

Ngành sư phạm kĩ thuật nông nghiệp



SVTH: Lê Thị Thanh Hương

GVHD: Nguyễn Thanh Bình

Việc tạo tán hàng năm thực hiện tốt ñảm bảo ñược mật ñộ cây trên vườn,
phòng ngừa sâu bệnh hại, vườn cây ñồng ñều dễ thu hoạch nâng cao năng suất sản
lượng ñạt hiệu quả kinh tế cao.
( truy cập ngày 25/11/2010).
2.6.7.2 Tỉa cành
Cây ñiều chỉ ra hoa trái ở ñầu cành, cành ñón ñược nhiều ánh nắng. Vì vậy
những cành vô hiệu sau ñây cần loại bỏ ñể ñỡ tranh ánh sáng, dinh dưỡng, nước và
giảm sâu bệnh:
- Cành trong lòng tán cây.
- Cành bị sâu bệnh ñã chết khô.
- Cành mọc sát gốc < 1m.
- Cành chồng chéo nhau (loại bỏ cành xấu).
Các cành lá sau khi ñược tỉa bỏ cần phải dọn khỏi vườn và ñốt. Các vết cắt
cần cắt sát thân hay cành chính và quét bằng dung dịch 1 CuSO4 : 4 CaO : 15 H2O .
Trong thời kỳ khai thác cần tiền hành tỉa cành 2 lần / năm:
- Lần 1: Được tiến hành ngay sau vụ thu hoạch và kết hợp với việc dọn vườn
làm cỏ ñể chuẩn bị bón phân ñợt 1 cho cây (vào khoảng tháng 5 - tháng 6)
- Lần 2 : Tiến hành vào tháng 9- tháng 10 cắt tỉa cành kết hợp với làm cỏ bón
phân ñợt 2 cho cây. (Hoàng Nam, 2002).
2.6.8 Bón phân
Bón phân cho cây ñiều thường ñược chia làm 2 thời kỳ: Thời kỳ kiến thiết cơ
bản (giai ñoạn vườn cây từ 1 – 2 năm tuổi); Thời kỳ khai thác (giai ñoạn vườn cây
cho trái từ năm thứ 3 trở ñi).
2.6.8.1 Bón phân thời kỳ kiến thiết cơ bản
Thời kỳ kiến thiết cơ bản của vườn ñiều thường kéo dài khoảng 2 năm sau
khi trồng tuỳ theo ñiều kiện ñất ñai và chăm sóc. Ở giai ñoạn này cây cần ñược bón

phân từ 3 – 4 ñợt / năm, liều lượng phân bón khuyến cáo ñược trình bày ở bảng 2.1.

13

Khóa luận tốt nghiệp

Ngành sư phạm kĩ thuật nông nghiệp


SVTH: Lê Thị Thanh Hương

GVHD: Nguyễn Thanh Bình

Bảng 2.1 Liều lượng phân bón khuyến cáo cho cây ñiều ở
thời kỳ kiến thiết cơ bản.
Tuổi cây Số ñợt bón
( năm)

( ñợt/ năm)

Lượng phân bón dạng ñơn

Lượng phân bón dạng

( g/ cây/ ñợt)

hỗn hợp. ( g/cây/ ñợt)

Urê


Supper lân

Kali clorua NPK ( 16- 8 – 8 )

1

3-4

20

20

5

60

2

3

200

200

50

600

(Nguồn: Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, 2000)
2.6.8.2 Bón phân thời kỳ khai thác

Thời kỳ khai thác của vườn ñiều ghép ñược tính từ năm thứ 3 trở ñi. Giai
ñoạn này cây thường phát triển 1 – 2 ñợt lá/năm. Lượng phân bón cho cây ñiều
thường ñược chia làm 2 ñợt / năm, liều lượng phân bón khuyến cáo ñược trình bày ở
bảng 2.2.
Khi vườn ñiều chưa khép tán nên bón phân theo hình vành khăn: Đào rãnh
sâu 10-15 cm quanh mép tán sau ñó rải ñiều phân và lấp lại. Đối với những vùng ñất
dốc thì ñầu mùa mưa bón trên phần ñất cao và cuối mùa mưa bón trên phần ñất thấp
của tán cây. Khi vườn cây ñã khép tán nên ñào rãnh giữa 2 hàng cây theo ô bàn cờ
ñể bón phân. Nên bón thêm phân chuồng khoảng 10-20 kg/cây/năm hoặc 5-10 kg
phân hữu cơ vi sinh. Ở những vùng ñất nghèo dinh dưỡng có thể tăng lượng phân
bón lên gấp ñôi.

14

Khóa luận tốt nghiệp

Ngành sư phạm kĩ thuật nông nghiệp


×