Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

TÌM HIỂU NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA HỌC SINH TRONG VIỆC ĐỊNH HƢỚNG NGHỀ NGHIỆP Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÕ THỊ SÁU, QUẬN BÌNH THẠNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (792.31 KB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA NGOẠI NGỮ - SƢ PHẠM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA HỌC SINH
TRONG VIỆC ĐỊNH HƢỚNG NGHỀ NGHIỆP
Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
VÕ THỊ SÁU, QUẬN BÌNH THẠNH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Họ và tên sinh viên: VÕ THỊ TRÚC LY
Ngành: Sƣ Phạm Kỹ Thuật Nông Nghiệp
Niên khóa: 2007 - 2011

Tp.HCM, tháng 6/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA NGOẠI NGỮ - SƢ PHẠM

TÌM HIỂU NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA HỌC SINH
TRONG VIỆC ĐỊNH HƢỚNG NGHỀ NGHIỆP
Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
VÕ THỊ SÁU, QUẬN BÌNH THẠNH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Tác giả
VÕ THỊ TRÚC LY



Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Cử nhân ngành
SƯ PHẠM KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP

Giáo viên hƣớng dẫn
LÊ THÚY HẰNG

Tp.HCM, tháng 6/2011


LỜI CẢM ƠN
Để có được kết quả như ngày hôm nay. Ngoài ơn sinh thành, ba mẹ còn là điểm
tựa vững chắc, luôn tiếp thêm sức mạnh cho con, luôn bên con và động viên con
trong mọi thời điểm. Con xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến ba mẹ, anh chị em trong
gia đình.
Em xin chân thành cảm ơn:
- Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm TP.HCM.
- Các Thầy Cô bộ môn Sư Phạm Kỹ Thuật Nông Nghiệp.
- Ban giám hiệu trường THPT Võ Thị Sáu.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn Cô Lê Thúy Hằng đã tận tình dạy dỗ, hướng
dẫn, và giúp đỡ em thực hiện đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn các bạn trong và ngoài lớp đã động viên, giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.

Sinh viên thực hiện

Võ Thị Trúc Ly


TÓM TẮT


Đề tài: “Tìm hiểu những khó khăn của học sinh trong việc định hướng nghề nghiệp
ở trường trung học phổ thông Võ Thị Sáu – quận Bình Thạnh – TP.HCM” do sinh
viên Võ Thị Trúc Ly thực hiện.
- Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 08/2010 đến tháng 06/2011.
- Mục đích nghiên cứu: nhằm tìm hiểu những khó khăn của học sinh (HS) trong
việc định hướng nghề nghiệp. Từ đó, người nghiên cứu đưa ra những kiến nghị giúp
các em có tâm lý vững vàng, tự tin trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai.
- Phương pháp nghiên cứu: trong quá trình nghiên cứu, người nghiên cứu sử dụng
các phương pháp sau: phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp điều tra và
phương pháp phân tích và xử lý số liệu.
- Đề tài đã thu được một số kết quả như sau: HS Trung học phổ thông (THPT) Võ
Thị Sáu gặp rất nhiều khó khăn trong việc định hướng nghề nghiệp như thiếu thông
tin về nghề, thiếu thông tin về thị trường lao động, nội dung công tác hướng nghiệp
(HN) của trường chưa phong phú chưa đáp ứng được yêu cầu của HS, gia đình và
nhà trường chưa phối hợp để hỗ trợ HS trong định hướng nghề nghiệp tương lai.
Học sinh của cả ba khối lớp còn biết mù mờ về thế giới nghề nghiệp và chưa có sự
xác định rõ ràng nghề nghiệp cho mình. Xuất phát từ những vấn đề trên, người
nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp đối với các ban ngành có liên quan nhằm hỗ
trợ cho HS trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai. Cuối cùng, người nghiên
cứu đề xuất hướng nghiên cứu tiếp tục cho đề tài.


MỤC LỤC
ĐỀ MỤC

TRANG

Lời cảm ơn ..................................................................................................................
................................................................................................................................... i

Tóm tắt ...................................................................................................................... ii
Mục lục .................................................................................................................... iii
Danh sách các chữ viết tắt ...................................................................................... vii
Danh sách các sơ đồ .............................................................................................. viii
Danh sách các bảng ................................................................................................. ix
Danh sách các biểu đồ .............................................................................................. x
Chƣơng 1: GIỚI THIỆU........................................................................................ 1
1.1 Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1
1.2 Vấn đề nghiên cứu .............................................................................................. 2
1.3 Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 2
1.4 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 3
1.5 Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................... 3
1.6 Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu ................................................ 3
1.7 Phạm vi nghiên cứu và khách thể nghiên cứu .................................................... 3
1.8 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 4
1.9 Cấu trúc luận văn ................................................................................................ 4
1.10 Kế hoạch nghiên cứu ........................................................................................ 5
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................ 6
2.1 Vài nét về lịch sử vấn đề nghiên cứu.................................................................. 6
2.2 Sơ lược tổng quan trường THPT Võ Thị Sáu – quận Bình Thạnh - TP. HCM 10
2.3 Tìm hiểu vấn đề lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT ............................ 11
2.3.1 Đặc điểm của học sinh THPT ..................................................................... 11
2.3.1.1 Đặc điểm chung của lứa tuổi học sinh THPT .................................... 11
2.3.1.2 Sự phát triển nhân cách của học sinh THPT ...................................... 12
2.3.1.3 Hoạt động học tập và sự phát triển trí tuệ .......................................... 13
2.3.1.4 Hoạt động lao động, học tập và sự chọn nghề của HS ....................... 15


2.3.2 Những cơ sở và xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT ....... 17
2.3.2.1 Những cơ sở lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT.................... 17

2.3.2.2 Việc thực hiện định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT ............ 18
2.3.2.3 Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT ........................ 18
2.3.3 Nguyên nhân chính dẫn đến chọn nghề không phù hợp của học sinh
THPT ...................................................................................................................... 19
2.4 Công tác định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT ................................... 20
2.4.1 Định nghĩa định hướng nghề nghiệp .......................................................... 20
2.4.2 Đặc điểm tâm lí của học sinh THPT đối với việc lựa chọn nghề nghiệp ... 22
2.4.3 Tầm quan trọng, mục tiêu của định hướng nghề nghiệp ............................ 24
2.4.4 Những cơ sở thực hiện định hướng nghề nghiệp hiện nay ......................... 26
2.4.5 Biện pháp tổ chức công tác định hướng trong trường THPT ..................... 27
2.4.5.1 Hướng nghiệp qua môn học ............................................................... 27
2.4.5.2 Hướng nghiệp qua giảng dạy kĩ thuật và lao động sản xuất .............. 28
2.4.5.3 Hướng nghiệp qua các buổi sinh hoạt hướng nghiệp ......................... 29
2.4.5.4 Hướng nghiệp qua các hoạt động ngoại khóa .................................... 29
2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn nghề ....................................................... 30
2.5.1 Sự hứng thú ................................................................................................ 30
2.5.2 Sức khỏe ..................................................................................................... 31
2.5.3 Năng lực ..................................................................................................... 31
2.5.4 Ngoại hình .................................................................................................. 32
2.5.5 Năng khiếu .................................................................................................. 32
2.5.6 Gia đình ...................................................................................................... 32
2.5.7 Bạn bè ......................................................................................................... 33
2.5.8 Xã hội ......................................................................................................... 33
2.6 Nhiệm vụ của giáo dục hướng nghiệp .............................................................. 34
Chƣơng 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 36
3.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu ...................................................................... 36
3.2 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi ............................................................... 36
3.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu………………………………………38



Chƣơng 4: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH ............................................................ 41
4.1 Tìm hiểu những khó khăn của HS trong việc định hướng nghề nghiệp ở
trường THPT Võ Thị Sáu………………………………………………………...40
4.1.1 Dự định sau khi tốt nghiệp THPT của HS trường THPT Võ Thị Sáu ....... 40
....................................................................................................................................
4.1.1.1 Một số nghề mà HS dự định chọn sau khi tốt nghiệp THPT .............. 40
4.1.1.2 Dự định sau khi tốt nghiệp THPT của HS ........................................... 41
4.1.2 Mức độ thông tin hỗ trợ trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp của HS
trường THPT Võ Thị Sáu ....................................................................................... 43
4.1.3 Mức độ nhận thức về nghề nghiệp thông qua các phương tiện
truyền thông của HS trường THPT Võ Thị Sáu ..................................................... 51
4.1.4 Mức độ nhận thức về nghề nghiệp thông qua công tác HN của HS
trường THPT Võ Thị Sáu ....................................................................................... 53
4.1.5 Nguyện vọng trang bị kiến thức của HS trường THPT Võ Thị Sáu .......... 57
4.1.6 Những khó khăn của HS về chọn trường sau khi tốt nghiệp THPT ........... 59
4.1.7 Những khó khăn của HS trường THPT Võ Thị Sáu khi tìm hiểu thông tin
về nghề .................................................................................................................... 60
4.2 Vai trò của gia đình, nhà trường, xã hội ảnh hưởng đến việc định hướng
nghề nghiệp của HS trường THPT Võ Thị Sáu...................................................... 62
4.2.1 Mức độ ảnh hưởng của gia đình đến dự định nghề nghiệp tương lai
của HS..................................................................................................................... 62
4.2.2 Mức độ tham khảo ý kiến cha mẹ về vấn đề nghề nghiệp của HS ............. 63
4.2.3 Mức độ quan tâm của cha mẹ HS đến việc chọn nghề của HS .................. 65
4.2.4 Mức độ trao đổi của GVCN và GVBM về vấn đề nghề nghiệp của HS .... 66
4.2.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của HS ............. 68
Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................... 71
5.1 Kết luận............................................................................................................. 71
5.1.1 Những khó khăn của HS trong việc định hướng nghề nghiệp ở trường
THPT Võ Thị Sáu ................................................................................................... 71



5.1.2 Vai trò của gia đình, nhà trường, xã hội ảnh hưởng đến việc định hướng
nghề nghiệp của HS trường THPT Võ Thị Sáu...................................................... 72
5.2 Kiến nghị .......................................................................................................... 73
5.2.1 Đối với chính quyền địa phương ................................................................ 73
5.2.2 Đối với Bộ Giáo Dục và Đào Tạo .............................................................. 73
5.2.3 Đối với trường THPT ................................................................................. 74
5.2.4 Đối với gia đình .......................................................................................... 74
5.2.5 Đối với học sinh .......................................................................................... 74
5.3 Hướng phát triển của đề tài .............................................................................. 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 76
PHỤ LỤC 1 ........................................................................................................... 79
PHỤ LỤC 2 ........................................................................................................... 84


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt:

Đọc là:

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

THPT

Trung học phổ thông

HN


Hƣớng nghiệp

GVBM

Giáo viện bộ môn

GVCN

Giáo viên chủ nhiệm

HS

Học sinh

GV

Giáo viên

ĐH

Đại học



Cao Đẳng

THCN

Trung học chuyên nghiệp


NXB

Nhà xuất bản

GDHN

Giáo dục hƣớng nghiệp


DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ

trang

Sơ đồ 2.1 Tam giác hướng nghiệp ................................................................ 21


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

trang

Bảng 3.1 Số phiếu khảo sát HS .............................................................................. 38
Bảng 4.1 Dự định sau khi tốt nghiệp THPT của HS .............................................. 41
Bảng 4.2a Mức độ thông tin hỗ trợ HS khối 10 trong quá trình lựa chọn
nghề nghiệp............................................................................................................. 43
Bảng 4.2b Mức độ thông tin hỗ trợ HS khối 11 trong quá trình lựa chọn
nghề nghiệp............................................................................................................. 44
Bảng 4.2c Mức độ thông tin hỗ trợ HS khối 12 trong quá trình lựa chọn
nghề nghiệp............................................................................................................ .45

Bảng 4.3 Mức độ nhận thức của HS về nghề nghiệp thông qua các
phương tiện truyền thông........................................................................................ 51
Bảng 4.4a Mức độ nhận thức về nghề nghiệp của HS khối 10 thông qua
công tác hướng nghiệp............................................................................................ 53
Bảng 4.4b Mức độ nhận thức về nghề nghiệp của HS khối 11 thông qua
công tác hướng nghiệp........................................................................................... .54
Bảng 4.4c Mức độ nhận thức về nghề nghiệp của HS khối 12 thông qua
công tác hướng nghiệp............................................................................................ 55
Bảng 4.5 Nguyện vọng trang bị kiến thức nghề nghiệp của HS. ........................... 57
Bảng 4.6 Những khó khăn của HS về chọn trường sau khi tốt nghiệp THPT ...... .59
Bảng 4.7 Những khó khăn của HS khi tìm hiểu thông tin về nghề. ...................... 60
Bảng 4.8 Mức độ ảnh hưởng của gia đình đến dự dịnh nghề nghiệp tương lai
của HS.................................................................................................................... .62
Bảng 4.9 Mức đội tham khảo ý kiến cha mẹ về vấn đề nghề nghiệp của HS........ 63
Bảng 4.10 Mức độ quan tâm của cha mẹ đến việc chọn nghề của HS .................. 65
Bảng 4.11 Mức độ trao đổi của GVCN và GVBM về vấn đề nghề nghiệp
tương lai của HS ..................................................................................................... 66
Bảng 4.12 Những nhân tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của HS ........ 68


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ

trang

Biểu đồ 4.1 Dự định sau khi tốt nghiệp THPT của HS .......................................... 41
Biểu đồ 4.2 Mức độ nhận thức của HS về nghề nghiệp thông qua các
phương tiện truyền thông........................................................................................ 51
Biểu đồ 4.3 Nguyện vọng trang bị kiến thức nghề nghiệp của HS ........................ 58
Biểu đồ 4.4 So sánh những khó khăn của HS về chọn trường sau khi

tốt nghiệp THPT .................................................................................................... .59
Biểu đồ 4.5 Những khó khăn của HS khi tìm hiểu thông tin về nghề .................. .61
Biểu đồ 4.6 Mức độ ảnh hưởng của gia đình đến dự định nghề nghiệp
tương lai của HS ..................................................................................................... 62
Biểu đồ 4.7 Mức độ tham khảo ý kiến cha mẹ đến việc chọn nghề của HS ......... .64
Biểu đồ 4.8 Mức độ quan tâm của cha mẹ đến việc chọn nghề của HS. ............... 65
Biểu đồ 4.9 Mức độ trao đổi của GVCN và GVBM về vấn đề nghề nghiệp
tương lai của HS .................................................................................................... 67


GVHD: Lê Thúy Hằng

SVTH: Võ Thị Trúc Ly

Chƣơng 1
GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài
Nước ta đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong xã
hội mới con người ngày càng năng động hơn, linh hoạt hơn. Việc yêu cầu cao ở một
xã hội hiện đại làm gia tăng áp lực gia đình, xã hội lên hoạt động học tập, nghề
nghiệp.
Theo Phạm Văn Sơn, Lê Trung Tiến (2006) đã nêu rõ: “Tình trạng thừa lao
động có trình độ Đại học và thiếu lao động Trung học chuyên nghiệp, tay nghề cao
còn trầm trọng. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng có thể chỉ ra đây đó là việc thiếu
những thông tin về yêu cầu của thị trường lao động để xã hội có thể đánh giá và lựa
chọn một ngành nghề phù hợp với khả năng và đáp ứng yêu cầu. Điều này cũng gây
khó khăn cho các nhà quản lý trong việc hoạch định chính sách, phương hướng đào
tạo lao động”.
Còn theo Nguyễn Thị Mỹ Lộc khi tham gia hội thảo: “Đối thoại Pháp - Việt về
các vấn đề và hướng đi của khoa học và giáo dục hướng nghiệp”, tổ chức tại Hà Nội

đã phát biểu: “Chúng ta đang thiếu một khung chính sách về giáo dục hướng nghiệp
và chưa có đội ngũ được đào tạo về tư vấn hướng nghiệp và tư vấn học đường”.
Thị trường lao động Việt Nam lại mất cân đối, lao động Việt Nam vừa thừa vừa
thiếu, thiếu người có năng lực chuyên môn, thừa người có bằng cấp nhưng không
đáp ứng được công việc. Số lượng sinh viên sau khi tốt nghiệp không có việc làm
ngày càng cao, trong khi đó các khu công nghiệp, khu chế xuất luôn luôn hiếm lao
động. Nguyên nhân của sự “thừa thầy thiếu thợ” nêu trên là do sự chọn sai nghề.
Học sinh Trung học phổ thông nói chung và học sinh lớp 12 nói riêng là lứa tuổi
bước vào ngưỡng cửa cuộc đời. Tuy nhiên, trong thực tế việc có thể chọn được một
nghề phù hợp đối với HS không phải là một vấn đề đơn giản mà là cả một quá trình
nhận thức và định hướng về sự đa dạng nghề nghiệp và biến đổi không ngừng của
xã hội. Vì vậy, câu hỏi “Học gì, làm gì sau khi ra trường?” luôn là vấn đề quan tâm
của xã hội, gia đình mà hơn cả là bản thân các em HS. Nhưng khi chọn nghề các em
Khóa luận tốt nghiệp

1

Ngành SPKTNN


GVHD: Lê Thúy Hằng

SVTH: Võ Thị Trúc Ly

thường chọn một cách không ý thức, chọn những ngành thời thượng mà các em
không để ý đặc điểm của nghề, các em không biết năng lực của mình tới đâu, nhu
cầu của xã hội, các em không biết mình cần có phẩm chất gì để đáp ứng về nghề.
Nếu các em định hướng nghề nghiệp một cách thiểu cận cứ kéo dài thì chắc chắn
trong tương lai không xa nước ta phải đối mặt với sự mất cân đối trong phân bổ
ngành nghề. Dẫn đến cái hại đối với xã hội là sự trì trệ của nền kinh tế, tệ nạn xã hội

càng tăng (thất nghiệp…) cái hại đối với từng cá nhân là đời sống không ổn định, sự
mất phương hướng trong cuộc sống, cảm thấy hối tiếc, chán nản khi chọn sai ngành
học. Để giúp các em định hướng và lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai phù hợp với
năng lực, tính cách, nguyện vọng và yêu cầu xã hội thì các em phải được hướng
nghiệp ngay từ nhỏ, mà chậm nhất là bậc phổ thông. Đây là việc làm chung của xã
hội, gia đình, nhà trường. Nhưng thực tế cho thấy hầu hết các trường nông thôn và
thành thị đều không làm tốt công tác này. Đa số HS đều mù mờ về thế giới nghề
nghiệp. Học sinh THPT gặp rất nhiều khó khăn trong việc chọn nghề nhất là khi các
em đặt bút làm hồ sơ đại học, cao đẳng…các em mới vỡ lẽ mình biết quá ít, quá
nông về thế giới nghề nghiệp trong xã hội.
Do đó, xuất phát từ những lý do khách quan trên cũng như những khó khăn
trong việc định hướng nghề nghiệp mà tôi đã trải qua trong thời HS người nghiên
cứu tiến hành thực hiện đề tài: “Tìm hiểu những khó khăn của học sinh trong
việc định hƣớng nghề nghiệp ở trƣờng Trung học phổ thông Võ Thị Sáu, quận
Bình Thạnh - Thành Phố Hồ Chí Minh”
1.2 Vấn đề nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm làm rõ những khó khăn của học sinh THPT trong
việc định hướng nghề nghiệp ở trường THPT Võ Thị Sáu – quận Bình Thạnh –
Thành phố Hồ Chí Minh.
1.3 Mục đích nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu những khó khăn của học sinh
THPT trong việc định hướng nghề nghiệp. Từ đó người nghiên cứu sẽ đưa ra những
kiến nghị giúp các em có tâm lý vững vàng, tự tin trong việc định hướng nghề
nghiệp của mình trong tương lai.

Khóa luận tốt nghiệp

2

Ngành SPKTNN



GVHD: Lê Thúy Hằng

SVTH: Võ Thị Trúc Ly

1.4 Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm trả lời những câu hỏi sau:
- Câu hỏi nghiên cứu 1: HS ở trường THPT trường THPT Võ Thị Sáu – quận
Bình Thạnh – TP.HCM gặp những khó khăn gì trong việc định hướng nghề nghiệp?
- Câu hỏi nghiên cứu 2: Vai trò của gia đình, nhà trường, xã hội ảnh hưởng đến
việc định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT như thế nào?
- Câu hỏi nghiên cứu 3: Việc tìm hiểu này có thể đưa ra những giải pháp nào
giúp cho học sinh THPT có tâm lý tự tin, vững vàng trong việc chọn nghề?
1.5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài (trả lời cho câu hỏi 1, 2, 3).
- Nhiệm vụ 2: Phát phiếu điều tra, phỏng vấn cho HS ở trường THPT Võ Thị
Sáu – quận Bình Thạnh – TP.HCM. Từ đó tìm hiểu về những khó khăn của học sinh
THPT trong việc định hướng nghề nghiệp và những yếu tố ảnh hưởng đến việc
chọn nghề của HS ở trường Võ Thị Sáu – quận Bình Thạnh – TP.HCM (trả lời cho
câu hỏi 1, 2).
- Nhiệm vụ 3: Khảo sát, phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng của gia đình, nhà
trường, xã hội đối với định hướng nghề nghiệp của HS ở trường THPT Võ Thị Sáu
– quận Bình Thạnh – TP.HCM (trả lời cho câu hỏi 2).
- Nhiệm vụ 4: Đưa ra một số kiến nghị nhằm giúp cho học sinh THPT có thể
vững vàng, tự tin trong việc định hướng nghề nghiệp (trả lời cho câu hỏi 3).
1.6 Đối tƣợng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Những khó khăn của học sinh THPT trong việc định
hướng nghề nghiệp ở trường THPT Võ Thị Sáu – quận Bình Thạnh – TP.HCM.

Khách thể nghiên cứu: giáo viên (GV) dạy giáo dục hướng nghiệp (GDHN) và
HS khối 10, 11, 12 ở trường THPT Võ Thị Sáu – quận Bình Thạnh – TP.HCM.
1.7 Phạm vi nghiên cứu và giới hạn nghiên cứu
Giới hạn về thời gian, không gian nghiên cứu: do điều kiện còn hạn chế nên
người nghiên cứu chỉ tiến hành nghiên cứu ở trường THPT Võ Thị Sáu – quận Bình
Thạnh – TP.HCM.

Khóa luận tốt nghiệp

3

Ngành SPKTNN


GVHD: Lê Thúy Hằng

SVTH: Võ Thị Trúc Ly

Giới hạn nội dung nghiên cứu: Người nghiên cứu chỉ tiến hành nghiên cứu
những khó khăn của học sinh THPT trong việc định hướng nghề nghiệp. Từ đó đưa
ra những kiến nghị nhằm giúp cho các em có thể lựa chọn nghề nghiệp tương lai
phù hợp với tính cách, năng lực của bản thân, nguyện vọng và yêu cầu của xã hội.
1.8 Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, người nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
 Phương pháp nghiên cứu tài liệu (phục vụ nhiệm vụ 1, 2, 3, 4)
Nghiên cứu tất cả các tài liệu từ sách, báo, tạp chí có liên quan đến những khó
khăn trong việc định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT.
 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi (phục vụ nhiệm vụ 2, 3)
Xây dựng kế hoạch điều tra về những khó khăn của học sinh THPT trong việc
định hướng nghề nghiệp.

Xây dựng các phiếu điều tra thu thập dữ liệu từ GV, HS.
Chọn mẫu điều tra từ GV, HS.
Gửi phiếu điều tra đến GV, HS.
 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu (phục vụ nhiệm vụ 3, 4)
Phân tích, xử lý tất cả các số liệu điều tra được dựa trên phần mềm Microsoft
Office Excel sau đó trình bày kết quả nghiên cứu.
1.9 Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 5 chương.
Phần mục lục: Tóm tắt các đề mục chính trong đề tài theo số trang.
 Chương 1: Giới thiệu
Trong chương này, người nghiên cứu giới thiệu sơ nét về vấn đề nghiên cứu: lý
do chọn đề tài, vấn đề nghiên cứu, mục đích nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, nhiệm
vụ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
và cấu trúc luận văn và kế hoạch nghiên cứu.
 Chương 2: Cơ sở lý luận
Người nghiên cứu nêu tóm lược về lịch sử vấn đề nghiên cứu, những cơ sở mà
người nghiên cứu dựa vào đó để đưa ra lý thuyết và tiên đoán, lý giải nguyên nhân,
kết quả của vấn đề cần nghiên cứu.

Khóa luận tốt nghiệp

4

Ngành SPKTNN


GVHD: Lê Thúy Hằng

SVTH: Võ Thị Trúc Ly


 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương này chủ yếu trình bày về phương pháp nghiên cứu. Người nghiên cứu
đã mô tả cụ thể tiến trình nghiên cứu, lý thuyết về những phương pháp mà người
nghiên cứu đã sử dụng, cách sử dụng các phương pháp đó trong đề tài.
 Chương 4: Kết quả và phân tích
Người nghiên cứu phân tích các kết quả định lượng, định tính và trình bày kết
quả phân tích, đưa ra những kết quả sơ bộ nhằm làm cơ sở để người nghiên cứu đưa
ra kết luận cho nghiên cứu.
 Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Người nghiên cứu đưa ra kết luận của vấn đề nghiên cứu. Đồng thời, người
nghiên cứu đã đưa ra một số kiến nghị đối với các ban ngành có liên quan.
Tài liệu tham khảo và phụ lục.
1.10 Kế hoạch nghiên cứu
Thời gian

Hoạt động

Ngƣời thực hiện

15 – 28/9/2010

Viết đề cương

Người nghiên cứu

30/9/2010

Nộp đề cương

Người nghiên cứu


10 - 11/2010

Chỉnh sửa đề cương

GVHD và người

Ghi chú

nghiên cứu
11 - 12/2010

Viết cơ sở lý luận.

Người nghiên cứu

Thu thập thêm tài liệu.
12 - 1/2010

Soạn phiếu câu hỏi khảo sát GV Người nghiên cứu
và HS.

1 - 2/2011

Tiến hành phát và thu phiếu Người nghiên cứu
khảo sát GV và HS.

3 - 4/2011

Tổng hợp kết quả khảo sát, và Người nghiên cứu

đưa ra kết luận.

5/2011

Kết thúc quá trình nghiên cứu.

Người nghiên cứu

Báo cáo kết quả với GVHD.
6/2011

Bảo vệ khóa luận

Khóa luận tốt nghiệp

Người nghiên cứu

5

Ngành SPKTNN


GVHD: Lê Thúy Hằng

SVTH: Võ Thị Trúc Ly

Chƣơng 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Vài nét về lịch sử vấn đề nghiên cứu
Thế giới nghề nghiệp vô cùng phong phú và đang biến động bởi tác động của

cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Khi giới thiệu về một nghề hoặc
một nhóm nghề, trong sách có đưa ra những trường đào tạo nghề, nhất là các trường
Trung học chuyên nghiệp (THCN) và trường Dạy nghề đang trong tình trạng biến
động. Mặt khác, GV cũng không đủ thông tin về hàng chục, hàng trăm trường, do
đó chỉ có thể chỉ dẫn nguồn thông tin về các trường để các em tự tìm hiểu. Định
hướng nghề nghiệp cho HS rất quan trọng nhưng nhiều trường vùng sâu, vùng xa
còn chưa thấy được tầm quan trọng đó. Dẫn đến nhiều em còn mơ hồ về ngành nghề
trong xã hội. Do đó, trong quá trình HN cho HS, việc xây dựng cho các em có một
dự định nghề nghiệp tương lai là một nhiệm vụ quan trọng. Chính dự định này sẽ
trở thành động cơ thúc đẩy tính tích cực của từng HS qua học tập các môn liên quan
đến nghề định chọn. Do đó, việc động viên các em nói lên dự định nghề nghiệp
tương lai của mình cho thầy, cô giáo, cha mẹ biết là rất cần thiết để giúp các em
chọn được nghề phù hợp năng lực của bản thân, nguyện vọng, yêu cầu xã hội.
Định hướng và tuyển chọn nghề nghiệp là một trong ba hướng phát triển tâm
lí học lao động công nghiệp. Người đầu tiên sáng tạo ra tâm lí học lao động công
nghiệp là H.Miinsterberg đã cho rằng chỉ có tuyển chọn lao động thì các ngành
khoa học mới có thể đạt được hiệu quả cao. Từ 1956, những cơ quan chuyên môn
về HN đã được thành lập ở Đức, Anh, Pháp, và Italy. Thành lập ra các cơ quan
chuyên môn nhằm mục đích là tìm ra được những người công nhân tốt nhất, để tiến
hành các ngành khoa học kỹ thuật công nghệ thu được kết quả cao nhất. Việc tuyển
chọn lao động này đã đem lại rất nhiều thành công cho ngành khoa học. Ở nước ta,
ngành sinh lí lao động mới bắt đầu hoạt động vào năm 1963. Tuy mới hoạt động
nhưng nó đã đóng góp nhiều cho sản xuất và chiến đấu. Và đã có hàng ngàn công
trình nghiên cứu có giá trị về lĩnh vực lao động, tuyển chọn lao động và định hướng
nghề. Đến năm 1975, cuốn sách đầu tiên, khá đầy đủ ra đời – cuốn “Khoa học lao
Khóa luận tốt nghiệp

6

Ngành SPKTNN



GVHD: Lê Thúy Hằng

SVTH: Võ Thị Trúc Ly

động” của Nguyễn Văn Lê, nghiên cứu đã đề cập một số khía cạnh tâm lí lao động.
Có thể nói, những nghiên cứu về tâm lí học lao động – hướng nghiệp chỉ có thể bắt
đầu khoảng cuối những năm 70 đến nay.
Trong những năm gần đây có một số đề tài, báo cáo, bài báo khoa học về các
hoạt động giúp định hướng nghề nghiệp, đặc biệt trong một số Hội nghị toàn quốc
những người làm công tác Tâm lí học (1974, 1978, 1982) và một số sách về Tâm lí
học lao động (một số vấn đề về Tâm lí học lao động – Phạm Tất Dong, công tác
hướng nghiệp cho học sinh phổ thông – Phạm Tất Dong,…). Một điều quan trọng
là, kết quả nghiên cứu dạy lao động và công tác hướng nghiệp (HN) đã góp phần
tích cực vào việc xây dựng cơ sở cho việc giáo dục lao động và công tác HN của
nhà trường trung học cơ sở và THPT. Bên cạnh đó, còn xuất hiện một số nghiên
cứu về hoạt động HN trong trường THPT như:
+ Nghiên cứu của Dương Diệu Hoa – Đại học Sư phạm Hà Nội – 2005, về vấn
đề: “Giáo dục lao động và hướng nghiệp trong vấn đề lựa chọn nghề nghiệp của học
sinh Trung học phổ thông”. Nghiên cứu này nhằm đánh giá các mức độ và hiệu quả
của các hình thức GDHN trong nhà trường phổ thông, những khó khăn của HS khi
chọn nghề, vấn đề lựa chọn nghề nghiệp và nhu cầu trang bị kiến thức nghề nghiệp
của học sinh THPT, những đề nghị của GV và HS về công tác HN và giáo dục lao
động HN. Kết quả thu được cho thấy các hình thức HN hiện nay ở trường THPT
chưa thật sự phong phú và được tổ chức thường xuyên, nhưng nhu cầu tìm hiểu
nghề của HS gặp nhiều khó khăn, chủ yếu các thông tin về nghề mà HS thu nhận
được từ bên ngoài nhà trường, ngoài GV.
Nhược điểm: Đề tài chưa đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm cải cách
những vấn đề còn tồn tài.

Ưu điểm: Đề tài đã nêu lên được vấn đề cần nghiên cứu nhưng chưa đưa ra
những giải pháp cụ thể nhằm cải cách vấn đề tồn tại.
+ Luận án Thạc sĩ: “Tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động hướng nghiệp cho
học sinh trung học phổ thông tại TP.HCM và đề xuất một số biện pháp” do Nguyễn
Hữu Thiện thực hiện. Đề tài đã đánh giá công tác GDHN cho HS THPT, nhưng
hiện nay ủy ban nhân dân các cấp các ngành, các đoàn thể tại địa phương chưa thực

Khóa luận tốt nghiệp

7

Ngành SPKTNN


GVHD: Lê Thúy Hằng

SVTH: Võ Thị Trúc Ly

hiện triệt để. Ngoài ra, đề tài còn đề cập đến các hình thức HN thông qua các môn
học, dạy nghề còn nhiều bất cập, chương trình học quá tải.
Nhược điểm: Đề tài đưa ra một số hình thức HN tuy nhiên vẫn còn hạn chế.
Ưu điểm: đề tài đã đưa ra một số biện pháp nhằm giải quyết tốt công tác
GDHN trong tương lai. Đề tài đã đánh giá công tác GDHN đã được Đảng và Nhà
nước quan tâm và ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện.
+ Nguyễn Hoài Phong (2006): “Khảo sát công tác hướng nghiệp và xu hướng
chọn nghề của học sinh huyện Đakpơ, tỉnh Gia Lai”. Kết quả cho thấy công tác HN
của trường THPT Nguyễn Trãi chưa thật sự tổ chức khoa học, chưa có buổi sinh
hoạt HN định kỳ. Bên cạnh đó, GVBM chưa phát huy vai trò của mình trong công
tác HN. Về xu hướng chọn nghề thì đa số các em vẫn mang nặng tính bằng cấp, đa
số có nguyện vọng thi vào ĐH trong khi các em còn biết quá nông về thế giới nghề

nghiệp. Đồng thời, kết quả nghiên cứu tác giả đã đưa ra được một số kiến nghị đối
với các ban ngành có liên quan.
Nhược điểm: Nghiên cứu này chỉ tiến hành ở một trường phổ thông nên còn
nhiều vấn đề liên quan đến công tác HN không thể phản ánh được.
Ưu điểm: Nghiên cứu đã nêu rõ xu hướng chọn nghề của HS ở trường
Nguyễn Trãi, phân tích rõ ràng nguyên nhân dẫn đến việc chọn nghề tương lai của
HS và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao công tác HN ở huyện Đakpơ, tỉnh Gia Lai.
+ Mai Hiền Lê (2007): “Thực trạng công tác hướng nghiệp và những kiến nghị
nhằm nâng cao hiệu quả công tác này tại một số trường THPT quận Gò Vấp
TP.HCM”. Kết quả thu được cho thấy hoạt động HN của hai trường THPT Nguyễn
Trung Trực và Nguyễn Công Trứ là chưa cao và đề ra một số biện pháp nhằm nâng
cao hiệu quả công tác HN này.
Nhược điểm: Phạm vi thực hiện của đề tài còn hạn chế. Đề tài chỉ tiến hành ở
hai trường THPT Nguyễn Trung Trực và Nguyễn Công Trứ.
Ưu điểm: Đề tài đã đưa ra được một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
hướng nghiệp ở hai trường này.
+ Trần Thị Mỹ Hằng (2006): “Tìm hiểu thực trạng hướng nghiệp và đề xuất một
số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả HN ở một số trường THPT quận 9 –

Khóa luận tốt nghiệp

8

Ngành SPKTNN


GVHD: Lê Thúy Hằng

SVTH: Võ Thị Trúc Ly


TP.HCM”. Kết quả nghiên cứu cho thấy công tác HN của các trường chưa cao,
chưa thu hút được HS, nên các em còn mù mờ về thế giới nghề nghiệp và gặp phải
nhiều khó khăn trong việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai.
Nhược điểm: Nghiên cứu này chưa đưa ra được những giải pháp cụ thể cho
từng khối lớp.
Ưu điểm: Nghiên cứu này đã đưa ra được một số giải pháp giúp định hướng
nghề nghiệp trong tương lai cho các trường này.
+ Nguyễn Thanh Bằng (2007): “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng
giáo dục hướng nghiệp ở một số trường THPT trên địa bàn quận Thủ Đức,
Tp.HCM”. Kết quả nghiên cứu đưa ra thực trạng GDHN ở trường THPT, công tác
GDHN hiện nay có hai hình thức chính là dạy môn GDHN cho HS khối 10 và dạy
nghề phổ thông cho HS khối 11, 12, các nội dung khác không được chú ý nên mang
lại hiệu quả ở mức độ trung bình tới thấp. Đồng thời, tác giả cũng đề xuất một số
biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả GDHN cho các trường THPT.
Nhược điểm: Các kết luận mà tác giả đưa ra chưa rõ ràng.
Ưu điểm: Đề tài phân tích rõ ràng, cụ thể về thực trạng và tình hình GDHN
hiện nay ở một số trường THPT trên địa bàn quận Thủ Đức – TP.HCM.
+ Nguyễn Xuân Bảo (2009): “Giáo dục nghề nghiệp thuộc Bộ Nông Nghiệp
và Phát Triển Nông Thôn: Thực trạng và một số giải pháp điều chỉnh”. Kết quả
nghiên cứu này đã đưa ra được những bất cập về quản lí nhà trường, về chương
trình đào tạo, về thực hiện chuẩn hóa, về dạy nghề. Các giải pháp nhằm điều chỉnh
hệ thống GDHN như: xem xét, điều chỉnh Luật Giáo dục ở các trình độ, thống nhất
hệ thống quản lí, các bộ, ngành, địa phương phải chú ý xem trọng công tác giáo dục
nghề nghiệp.
+ Lê Hồng Thi (2009): “Tìm hiểu tác dụng của môn Công nghệ 10 đến việc
định hướng nghề nghiệp của học sinh một số trường trung học phổ thông trên địa
bàn quận Thủ Đức – TP.HCM”. Kết quả nghiên cứu này cho thấy môn Công Nghệ
10 có tác dụng rất ít đến việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai của HS ở một số
trường THPT trên địa bàn quận Thủ Đức – TP.HCM.


Khóa luận tốt nghiệp

9

Ngành SPKTNN


GVHD: Lê Thúy Hằng

SVTH: Võ Thị Trúc Ly

Nhược điểm: Nghiên cứu này chỉ tìm hiểu tác dụng của môn Công Nghệ 10
mà chưa thực hiện cho môn Công Nghệ 11, 12.
Ưu điểm của nghiên cứu này là phân tích rõ ràng, cụ thể về tác dụng của môn
Công nghệ 10, và đã đưa được giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác định hướng
nghề nghiệp ở một số trường trên địa bàn quận Thủ Đức – TP.HCM.
+ Võ Thị Thanh Thảo (2010): “Tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của môn Công
Nghệ đến việc định hướng nghề nghiệp của học sinh một số trường THPT trên địa
bàn quận Thủ Đức – TP.HCM”. Nghiên cứu này cho thấy môn Công Nghệ ảnh
hưởng rất ít đến định hướng nghề nghiệp của HS một số trường THPT trên địa bàn
quận Thủ Đức – TP.HCM. GV dạy môn Công Nghệ chưa thật sự khai thác và phát
huy tốt tác dụng định hướng nghề nghiệp cho HS.
Nhược điểm: Đề tài chưa đưa ra được những giải pháp cụ thể nhằm phát huy
tốt công tác GDHN thông qua môn học cho HS.
Ưu điểm: Đề tài phân tích rõ ràng, cụ thể tác dụng của môn Công Nghệ 10 –
11 – 12 trong việc định hướng nghề nghiệp cho HS.
2.2 Sơ lƣợc tổng quan trƣờng Trung Học phổ thông Võ Thị Sáu – quận Bình
Thạnh - TP. HCM
Trường được thành lập vào năm 1957 tọa lạc tại số 95, Đinh Tiên Hoàng,
phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Trường với tổng diện tích trên 5000 m2 và

có sân chơi trên 3000 m2.
Trường được xây dựng mới gồm 36 phòng học, đầy đủ các phòng chức năng,
trên 60 lớp với gần 3000 HS, 103 cán bộ - GV - công nhân viên và một môi trường
khang trang, thoáng mát. Trường có 100% phòng học có máy vi tính, nối mạng
internet. Nhiều lớp được trang bị máy chiếu riêng phục vụ cho việc dạy trực quan
tại lớp, 2 phòng thí nghiệm Lý – Hóa – Sinh, 1 phòng Lab, 2 phòng vi tính, 1 phòng
nghe – nhìn, thư viện có trên 1500 tựa sách và hội trường chứa trên 200 HS.
Ban giám hiệu gồm 1 Hiệu trưởng, 3 Hiệu phó phụ trách chuyên môn, cơ sơ
vật chất và kỷ luật phong trào.
Đào tạo ở 2 hệ là công lập và bán công. Kể từ năm học 2008 – 2009 đến nay
trường chỉ đào tạo 1 hệ là công lập. Có số HS giỏi lớp 10, 11, 12 khá cao, có HS đạt

Khóa luận tốt nghiệp

10

Ngành SPKTNN


GVHD: Lê Thúy Hằng

SVTH: Võ Thị Trúc Ly

giải Olympic, giải Hoàng Gia Úc môn Hóa, HS giỏi cấp thành phố, HS giải toán
nhanh cấp thành phố, thể dục thể thao cấp thành phố, giải Trần Đại Nghĩa, số HS
đậu vào các trường Đại học – Cao đẳng khá cao.
Thành tích hoạt động qua các năm như sau:
Năm học 2005 – 2006: tỷ lệ HS tốt nghiệp 99,34%, tổng số HS giỏi 632 HS.
Năm học 2006 – 2007: tỷ lệ HS tốt nghiệp 99,09%, tổng số HS giỏi 30 HS.
Năm học 2007 – 2008: tỷ lệ HS tốt nghiệp 99,41%, tổng số HS giỏi 436 HS.

Năm học 2008 – 2009: tỷ lệ HS tốt nghiệp 97,2%, tổng số HS giỏi 332 HS.
Năm học 2009 – 2010: tỷ lệ HS tốt nghiệp 98,56%, tổng số HS giỏi 128 HS, 21 HS
đạt danh hiệu HS giỏi ở tất cả các môn.
Trường đã đạt được rất nhiều danh hiệu. Đặc biệt, trường đã nhận được bằng
khen của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo về việc trường THPT Võ Thị Sáu đã đạt được
thành tích xuất sắc trong công tác phổ cập Giáo Dục giai đoạn 2001 – 2010.
2.3 Tìm hiểu vấn đề lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT
2.3.1 Đặc điểm của học sinh THPT
2.3.1.1 Đặc điểm chung của lứa tuổi học sinh THPT
Theo Bùi Ngọc Oánh (1996, trang 51) thì: “Lứa tuổi thanh niên phổ thông
trung học (còn gọi là lứa tuổi đầu thanh niên) là lứa tuổi bao gồm các em từ khoảng
15, 16 tuổi đến 17, 18 tuổi, phần lớn trường THPT, từ lớp 10 đến lớp 12. Đây là lứa
tuổi có nhiều nét khác biệt với tuổi thiếu niên. Ta thường gọi tắt là lứa tuổi thanh
niên học sinh”. Còn theo Trần Thị Tuyết Oanh (2007, trang 82) thì: “Đây là giai
đoạn đầu của thanh niên, một số phẩm chất cơ bản của nhân cách đã được định
hình. Điều này thể hiện trước hết ở tự phát triển tính độc lập và khao khát tự khẳng
định mình, tự chịu trách nhiệm về cái “tôi” của mình bằng khả năng quan sát, phân
tích, so sánh tự đánh giá với hoạt động của bạn bè và người lớn”.
Ở lứa tuổi này các em vẫn đang trải qua giai đoạn dậy thì, phát triển cả về thể
chất lẫn tâm lý đặc biệt là phát triển về tâm lý. Đây là thời kì phát triển cân đối, hài
hòa, đẹp đẽ của con người, là thời kì mà năng lực trí tuệ, thế giới quan và toàn bộ
nhân cách của con người biến đổi lớn về chất lượng làm các em sẵn sàng và có đủ
khả năng để trưởng thành vững bước vào đời.

Khóa luận tốt nghiệp

11

Ngành SPKTNN



GVHD: Lê Thúy Hằng

SVTH: Võ Thị Trúc Ly

2.3.1.2 Sự phát triển nhân cách của học sinh THPT
* Sự phát triển của tự ý thức
Sự tự ý thức ở tuổi này, trước hết liên quan đến nhu cầu tìm hiểu và đánh giá
những thuộc tính tâm lý đạo đức của mình, theo quan niệm mục đích sống và hoài
bảo cụ thể. Chính điều này đã làm cho học sinh THPT quan tâm sâu sắc đến đời
sống tâm lý riêng, tới những phẩm chất tâm lý và năng lực của mình.
Sự tự ý thức ở tuổi này được xuất hiện từ yêu cầu của cuộc sống và hoạt
động. Chính địa vị và quan hệ mới mẻ trong tập thể với thế giới xung quanh buộc
họ phải đánh giá khả năng của mình, phải ý thức được đặc điểm nhân cách theo
quan điểm phù hợp hay không với những yêu cầu đề ra của họ.
Khác với sự tự ý thức của thiếu niên ở chỗ là học sinh THPT mặc dù biết
phân tích những đặc điểm nhân cách và hành vi tốt hơn ở lứa tuổi thiếu niên, nhưng
trong trường hợp riêng biệt lại kém khách quan hơn. Vì thế, ở lứa tuổi này thường
đánh giá quá cao hoặc quá thấp nhân cách của mình.
Học sinh THPT không chỉ có khả năng hiểu rõ phẩm chất nhân cách đơn
giản được biểu lộ rõ thường có ở lứa tuổi thiếu niên (nhưng cần cù, dũng cảm…)
mà họ cần hiểu rõ phẩm chất tốt đẹp hơn, đặc trưng cho nhiều mặt của nhân cách
như tình cảm, nghĩa vụ quân sự…
Khi tự ý thức thường thiếu niên đặt mình vào hiện tại, tuổi học sinh THPT lại
đặt mình vào tương lai. Trong khi thiếu niên đánh giá nhân cách bản thân qua
những hành vi cử chỉ riêng biệt hoặc tốt hơn theo những nét riêng biệt, thì trái lại ở
tuổi học sinh THPT đã biết đánh giá toàn bộ nhân cách của mình (Bùi Ngọc Oánh,
1996, trang 125 – 126).
* Sự hình thành thế giới quan
Tuổi thanh niên học sinh THPT là giai đoạn hình thành thế giới quan. Nội

dung học tập ở trường, quan hệ xã hội rộng rãi, điều kiện sống phong phú, đa dạng
đã giúp cho các em hình thành thế giới quan, nhân sinh quan ở mức khá cao, sâu
sắc, nhất quán và khái quát. Nếu được giáo dục đúng mức, đầy đủ các em có thể có
thế giới quan khoa học, với những quan niệm duy vật biện chứng về sự phát triển

Khóa luận tốt nghiệp

12

Ngành SPKTNN


GVHD: Lê Thúy Hằng

SVTH: Võ Thị Trúc Ly

của tự nhiên và xã hội, khắc phục hiện tượng mê tín dị đoan. Ở các em có thể hình
thành một nhân sinh quan cộng sản tốt đẹp.
Tuy nhiên thế giới quan của các em ít nhiều còn có mâu thuẫn, nhưng điểm
nổi bật nhất, đó là niềm tin có hiệu lực gây say mê, ước vọng và nhiệt tình.
Ở tuổi thanh niên HS, mẫu người có tính chất trừu tượng, khái quát, đậm nét
hiện thực và lãng mạn. Các em đã biết kết hợp những phẩm chất cao đẹp của con
người ưu tú trong lịch sử, trong hiện thực để tạo nên con người lí tưởng của mình.
Các em còn có khả năng tìm thấy hình ảnh con người lí tưởng trong cuộc sống bình
thường, đó là hình ảnh về những con người có phẩm chất cao đẹp, trong sáng. Mẫu
người lí tưởng của thanh niên HS có tác dụng thúc đẩy các em vươn tới (Bùi Ngọc
Oánh, 1996, trang 56 – 57).
Theo Lê Văn Hồng (1998, trang 76) thì “Sự hình thành thế giới quan là nét
chủ yếu trong sự phát triển tâm lý của tuổi thanh niên học sinh”. Do đó, nếu các em
có thái độ học tập tích cực, được giáo dục đầy đủ sẽ giúp cho các em xây dựng thế

giới quan tích cực về mặt tự nhiên, xã hội.
2.3.1.3 Hoạt động học tập và sự phát triển trí tuệ
* Đặc điểm của hoạt động học tập
Nội dung và tính chất của hoạt động học tập ở thanh niên HS khác nhiều so
với hoạt động học tập của thiếu niên.
HS càng trưởng thành, kinh nghiệm sống càng phong phú, các em càng ý
thức được rằng mình đang đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời. Do vậy, thái độ có ý
thức của các em đối với học tập ngày càng phát triển. Các em hiểu rằng, vốn tri
thức, kỹ năng, kỹ xảo là điều kiện cần thiết để các em bước vào cuộc sống tương
lai.
Thái độ của thanh niên HS đối với các môn học trở nên lựa chọn hơn. Ở các
em đã hình thành những hứng thú học tập gắn liền với khuynh hướng nghề nghiệp.
Cuối bậc THPT, các em đã xác định được cho mình một hứng thú ổn định đối với
một môn học nào đó, đối với một lĩnh vực tri thức nhất định. Hứng thú này liên
quan đến việc chọn nghề nhất định của HS.

Khóa luận tốt nghiệp

13

Ngành SPKTNN


×