Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Biện pháp ngăn chặn tạm giữ theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh đắk lắk ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (602.82 KB, 88 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

DƯƠNG THỊ GÁI

BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN TẠM GIỮ
THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
TỪ THỰC TIỄN CƠ QUAN CẢNH SÁT ĐIỀU TRA
CÔNG AN TỈNH ĐẮK LẮK

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, năm 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

DƯƠNG THỊ GÁI

BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN TẠM GIỮ
THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
TỪ THỰC TIỄN CƠ QUAN CẢNH SÁT ĐIỀU TRA
CÔNG AN TỈNH ĐẮK LẮK
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 8.38.01.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ NGUYÊN THANH

HÀ NỘI, năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu
và kết quả trong luận văn hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa được
công bố trong bất kì công trình nào khác, các trích dẫn trong luận văn đều rõ
nguồn gốc.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2018
NGƯỜI CAM ĐOAN

DƯƠNG THỊ GÁI


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN
TẠM GIỮ ......................................................................................................... 7
1.1. Khái niệm và đặc điểm biện pháp ngăn chặn tạm giữ ......................... 7
1.2. Cơ sở của việc quy định biện pháp ngăn chặn tạm giữ ...................... 15
Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT
NAM VỀ BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN TẠM GIỮ VÀ THỰC TRẠNG ÁP
DỤNG TỪ CƠ QUAN CẢNH SÁT ĐIỀU TRA CÔNG AN TỈNH ĐẮK
LẮK ................................................................................................................ 28
2.1. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về biện pháp ngăn
chặn tạm giữ .................................................................................................. 28
2.2. Thực trạng áp dụng các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự hiện

hành về biện pháp tạm giữ tại Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh
Đắk Lắk .......................................................................................................... 46
Chương 3: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP
NGĂN CHẶN TẠM GIỮ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM .. 58
3.1. Một số định hướng cho các giải pháp................................................... 58
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ
trong pháp luật Tố tụng hình sự Việt Nam thực tiễn từ Cơ quan Cảnh sát
điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk .................................................................... 66
KẾT LUẬN .................................................................................................... 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLHS

: Bộ luật Hình sự

BLTTHS

: Bộ luật tố tụng hình sự

BPNC

: Biện pháp ngăn chặn

BPTG

: Biện pháp tạm giữ


CQCSĐT

: Cơ quan Cảnh sát điều tra

CQĐT

: Cơ quan điều tra

CSĐT

: Cảnh sát điều tra

TTHS

: Tố tụng hình sự

UBND

: Ủy ban nhân dân

VKS

: Viện kiểm sát

VKSND

: Viện kiểm sát nhân dân

XHCN


: Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng số liệu 2.1. Thống kê tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk .... 47
Bảng số liệu 2.2. Thống kê tình hình áp dụng BPNC tạm giữ trên địa bàn tỉnh
Đắk Lắk ........................................................................................................... 50
Bảng số liệu 2.3. Thống kê tình hình tạm giữ trên toàn tỉnh so với tổng số tạm
giữ được giải quyết.......................................................................................... 51


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Biện pháp ngăn chặn (BPNC) nói chung, biện pháp tạm giữ (BPTG)
nói riêng là một chế định quan trọng trong pháp luật tố tụng hình sự (TTHS).
Việc áp dụng BPTG không chỉ là hoạt động rất quan trọng trong quá trình
TTHS mà nó còn động chạm trực tiếp đến các quyền và tự do cơ bản của
công dân được quy định trong Hiến pháp, pháp luật. Thực tế cho thấy, việc áp
dụng BPNC, trong đó có BPTG đúng sẽ có tác dụng đảm bảo quá trình TTHS
được khách quan, góp phần phòng, chống tội phạm, giải quyết có hiệu quả
các vụ án hình sự. Ngược lại, việc áp dụng BPTG không đúng để xảy ra sai
sót trong quá trình áp dụng dẫn đến trường hợp vi phạm pháp luật, xâm phạm
các quyền và tự do của công dân, gây khó khăn, phức tạp cho việc giải quyết
vụ án hình sự, dẫn đến hậu quả xấu như để lọt tội phạm, làm oan người vô tội,
ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến uy tín của cơ quan tiến hành tố tụng, người
tiến hành tố tụng, trong đó có Cơ quan điều tra (CQĐT).
Qua việc áp dụng BPTG đã đặt ra nhiều vấn đề vướng mắc đòi hỏi
khoa học luật TTHS phải tiếp tục nghiên cứu, giải quyết để làm sáng tỏ về
mặt lý luận cũng như thực tiễn áp dụng của biện pháp này như: khái niệm, căn
cứ, mục đích, đối tượng, thẩm quyền, ý nghĩa...

Trong thời gian qua, việc áp dụng BPNC nói chung và BPTG nói riêng
đã giải quyết được nhiều vụ án hình sự, góp phần giữ vững an ninh chính trị,
trật tự an toàn xã hội trong cả nước. Vì vậy, việc nghiên cứu sâu sắc hơn về
BPTG từ thực tiễn của CQCSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk nhằm đánh giá những
mặt tích cực, hạn chế, xác định những nguyên nhân, tồn tại của chúng, trên cơ
sở đó đưa ra phương hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về BPTG,
nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp này trong tình hình hiện nay là
yêu cầu có tính cấp thiết.

1


Với lý do trên, tôi lựa chọn đề tài: “Biện pháp ngăn chặn tạm giữ theo
pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn Cơ quan Cảnh sát điều tra
Công an tỉnh Đắk Lắk” để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp cao học luật
của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề BPNC trong TTHS cho đến nay được nhiều nhà khoa học và
thực tiễn quan tâm nghiên cứu. Do vậy, đã có một số công trình nghiên cứu
được công bố về chủ đề này như.
- Nhóm các tài liệu khoa học cơ sở: Giáo trình Luật tố tụng hình sự của
PGS. TS Trần Văn Độ (Nxb Giáo dục Việt Nam, năm 2011), Bình luận khoa
học Bộ luật Tố tụng hình sự của GS.TS Võ Khánh Vinh (Nxb Công an nhân
dân, năm 2006), Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 của
PGS.TS Nguyễn Ngọc Anh (chủ biên) (Nxb, Chính trị Quốc gia, năm
2009)… ở một chừng mực nhất định cũng đã đề cập đến các BPNC, trong đó
có BPTG.
- Nhóm các tài liệu nghiên cứu chuyên sâu: Sách chuyên khảo“chế
định các biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn” của TS. Nguyễn Trọng Phúc (Nxb Chính
trị Quốc gia, năm 2015); “Quyền tự do cá nhân và biện pháp cưỡng chế tố

tụng hình sự” (Nxb Chính trị Quốc gia, năm 2005); và cuốn “Bảo đảm quyền,
lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự”
của TS. Trần Quang Tiệp (Nxb Chính trị Quốc gia, năm 2009); “Các biện
pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự - những vấn đề lý luận và thực tiễn”
của tác giả Nguyễn Duy Thuân (Nxb Công an nhân dân, năm 1999); thạc sĩ
Phạm Thanh Bình và TS. Nguyễn Vạn Nguyên có công trình "Những điều
cần biết về bắt người, tạm giữ, tạm giam... đúng pháp luật'' (Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 1993)...

2


Bên cạnh đó, còn có một số bài báo khoa học đề cập riêng đến BPTG
được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành như: “Một số vấn đề về biện
pháp tạm giữ trong tố tụng hình sự” của tác giả Nguyễn Văn Cừ; bài “Về
biện pháp tạm giữ trong Bộ luật tố tụng hình sự” của tác giả Vũ Gia Lâm; bài
“Tạm giữ - một biện pháp ngăn chặn trong Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam”
của tác giả Mai Bộ; bài “Một số vấn đề về quy định tạm giữ trong Bộ luật tố
tụng hình sự” của tác giả Nguyễn Văn Điệp; bài “Về biện pháp ngăn chặn
tạm giữ, tạm giam” của tác giả Nguyễn Trọng Phúc…
Các công trình nêu trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau về các
BPNC, trong đó có BPTG. Các công trình chỉ đánh giá về mặt lý luận của
BPTG qua các thời kì khác nhau như: khái niệm, căn cứ, đối tượng, thẩm
quyền…cũng như chỉ đánh giá thực trạng chung chung của việc áp dụng
BPNC và BPTG, chưa có một công trình nào nghiên cứu riêng về “Biện pháp
ngăn chặn tạm giữ theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn Cơ
quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk”. Điều đó cho phép khẳng
định, học viên nghiên cứu đề tài này không trùng với bất cứ công trình nào đã
được công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận những quy định của
pháp luật TTHS Việt Nam về BPTG; đánh giá thực tiễn áp dụng biện pháp
này từ CQCSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk, luận văn hướng tới mục đích góp
phần hoàn thiện hơn hệ thống lý luận liên quan đến BPTG, làm cơ sở cho việc
áp dụng BPTG được đúng đắn, góp phần giải quyết vụ án hình sự được thuận
lợi, đồng thời góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ quyền con
người trong TTHS.

3


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Để đạt được mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ
sau:
+ Phân tích làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về BPTG.
+ Bình luận, đánh giá các quy định của pháp luật TTHS Việt Nam về
BPTG.
+ Khảo sát, đánh giá thực tiễn áp dụng BPTG tại CQCSĐT Công an
tỉnh Đắk Lắk.
+ Xây dựng các giải pháp đảm bảo việc áp dụng đúng quy định của
pháp luật về BPTG.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận, quy định
của pháp luật TTHS và thực tiễn áp dụng BPTG.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu BPTG theo pháp luật TTHS
Việt Nam dưới góc độ Luật TTHS, không đề cập đến chế độ giam giữ được
quy định trong Luật Thi hành tạm giam, tạm giữ năm 2015.

- Về không gian, thời gian nghiên cứu: tập trung khảo sát, đánh giá
thực trạng áp dụng BPTG tại CQCSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk, thời gian từ
năm 2013 đến 2017.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước về
xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, về cải cách tư pháp, bảo
đảm quyền con người trong giai đoạn hiện nay.

4


5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Để hoàn thiện luận văn, tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu cụ thể:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: phân tích, so sánh, tổng hợp nhằm
làm rõ những vấn đề lý luận, vấn đề pháp lý của BPTG trong lịch sử lập pháp
và pháp luật TTHS hiện nay.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: thống kê (có số liệu thống kê về
tình hình áp dụng BPTG).
- Phương pháp nghiên cứu vụ án điển hình hình.
Các phương pháp này làm rõ một phần thực tiễn áp dụng BPTG với
những kết quả và hạn chế của nó, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu
quả áp dụng của BPTG.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm phong phú thêm lý luận
về BPNC tạm giữ trong TTHS.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Các giải pháp được xây dựng trong luận văn có thể áp dụng: trong
thực tiễn để bảo đảm việc áp dụng BPTG đúng pháp luật, góp phần củng cố,
tăng cường pháp chế XHCN và bảo vệ quyền con người.
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong học tập, nghiên cứu ở
các cơ sở đào tạo chuyên ngành Luật hình sự và Tố tụng hình sự.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn được cơ cấu thành 3 chương
Chương 1. Những vấn đề lý luận về biện pháp ngăn chặn tạm giữ.

5


Chương 2. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về biện
pháp ngăn chặn tạm giữ và thực trạng áp dụng từ Cơ quan Cảnh sát điều tra
Công an tỉnh Đắk Lắk.
Chương 3. Một số định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng
các quy định pháp luật về biện pháp ngăn chặn tạm giữ trong tố tụng hình sự
Việt Nam.

6


Luận văn đầy đủ ở file:Luận văn Full















×