Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI GIAI ĐOẠN 2 KHU CÔNG NGHIỆP MỸ PHƯỚC II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
GIAI ĐOẠN 2 KHU CÔNG NGHIỆP MỸ PHƯỚC II

SVTH:

CAO THỊ NHẠN

NGÀNH:

KĨ THUẬT MÔI TRƯỜNG

NIÊN KHÓA: 2007 - 2011

TP. Hồ Chí Minh Tháng 7/2011


THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
GIAI ĐOẠN 2 KHU CÔNG NGHIỆP MỸ PHƯỚC II

Tác giả

CAO THỊ NHẠN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành
Kĩ thuật môi trường


Giáo viên hướng dẫn:
K.s VŨ VĂN QUANG

Tháng 7 năm 2011


Bộ Giáo Dục & Đào Tạo
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN
**************

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
===oOo===

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN
KHOA
: MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN
NGÀNH
: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
HỌ VÀ TÊN SV: CAO THỊ NHẠN
MSSV: 07127100
KHÓA HỌC
: 2007 - 2011
1. Tên đề tài: NÂNG CẤP HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP MỸ
PHƯỚC II CÔNG SUẤT 4000 M3/NGÀY ĐÊM.
2. Nội dung khóa luận tốt nghiệp:
- Khảo sát, thu thập số liệu tổng quan về tình hình sản xuất và các vấn đề môi trường
có liên quan đến Khu Công Nghiệp .
- Đề xuất 2 phương án công nghệ.

- Tính toán, thiết kế các phương án đã đề xuất.
- Tính toán kinh tế các phương án đã đề xuất .
- Lựa chọn công nghệ xử lý.
- Vẽ thiết kế phương án đã lựa chọn.
3. Thời gian thực hiện: từ tháng 03 năm 2011 đến tháng 07 năm 2011
4. Họ tên Giáo viên hướng dẫn : KS. Vũ Văn Quang
Nội dung và yêu cầu KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn
Ngày

Tháng

Năm 2011

Ban chủ nhiệm Khoa

Ngày

Tháng

Năm 2011

Giáo Viên Hướng Dẫn

KS. Vũ Văn Quang


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giai đoạn 2 KCN Mỹ Phước II

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu trường Đại học

Nông lâm TP HCM, Khoa Môi trường đã tạo điều kiện trong quá trình tôi học tập và
nghiên cứu ở trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Vũ Văn Quang. Thầy luôn quan tâm giúp
đỡ, hướng dẫn và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu để tôi hoàn thành bài
khóa luận tốt nghiệp này.
Xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị ở nhà máy xử lý nước thải khu công nghiệp
Mỹ Phước 2 đã nhiệt tình giúp đỡ trong thời gian tôi thực tập tại đây.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và lòng kính yêu vô hạng đến ba mẹ,
anh chị em và nhừng người bạn thân đã luôn đồng hành cùng tôi vượt qua những khó
khăn và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Do hạn chế về thời gian,kiến thức và kinh nghiệm thực tế nên đề tài không thể
tránh những sai sót. Tôi rất mong nhận đóng góp quý giá của các thầy cô và bạn bè để
đề tài có thể hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 07 năm 2011
Sinh viên thực hiện
CAO THỊ NHẠN

SVTH: Cao Thị Nhạn

iv


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giai đoạn 2 KCN Mỹ Phước II

TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Nhằm xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào
năm 2020. Việt Nam cần có chính sách quy hoạch và xây dựng các KCN. Đầu tư công
nghiệp, phát triển kinh tế nhưng không gây tác động xấu đến môi trường.
Nước thải các KCN cần có hệ thống xử lý tập trung đáp ứng đủ công suất và chất

lượng nước thải đầu ra. Xuất phát từ nhu cầu đó, đề tài: “ Thiết kế hệ thống xử lý nước
thải giai đoạn 2 khu công nghiệp Mỹ phước II công suất 4000m3/ngàyđêm “ đã được
thực hiện tại Bến Cát ,Bình Dương từ 01/03/2011 đến 30/06/2011dưới sự hướng dẫn
của thầy Vũ Văn Quang .
Trong khóa luận dựa vào tính chất nước thải, điều kiện cho phép mặt bằng của
KCN và quy chuẩn quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN 24:2009 BTNMT loại
A. Từ đó đề xuất 2 phương án xử lý nước thải cho KCN.
Phương án 1: Nước thải thu gom theo hệ thống mương dẫn vào hầm bơm và
được bơm lên bể điều hòa. Sau đó vào bể trộn và phản ứng. Nước thải vào bể lắng 1 và
tiếp tục được bơm lên Aerotank và lắng. Sau đó nước thải sẽ vào bể trung gian để tiếp
tục được bơm lên bồn lọc áp lực trước khi chảy qua bể khử trùng rồi chảy ra sông Thị
Tính.
Phương án 2: Tương tự phương án 1, nhưng nước thải được xử lý sinh học bằng
SBR thay cho Aerotank.
Qua tính toán, phân tích đã lựa chọn phương án 1 với những lý do sau:
- Chi phí đầu tư ban đầu thấp (chi phí đầu tư cho phương án 1:
22.499.000.000VNĐ, còn chi phí đầu tư cho phương án 2:
27.916.000.000VNĐ)
- Phù hợp với điều kiên mặt bằng hiện có của công ty hơn.
- Tính khả thi cao, vận hành đơn giản
- Giá thành xử lý 1m3 nước của phương án 1 (3519VNĐ), thấp hơn so với
phương án 2 (4169VNĐ).

SVTH: Cao Thị Nhạn

v


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giai đoạn 2 KCN Mỹ Phước II


MỤC LỤC

Trang
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... IV
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ..................................................................................... V
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................... IX
DANH SÁCH CÁC PHỤ LỤC ............................................................................. X
DANH SÁCH CÁC BẢNG ................................................................................. XI
DANH SÁCH CÁC HÌNH ................................................................................. XII
CHƯƠNG 1:MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................. 1
1.2 MỤC TIÊU ..................................................................................................... 1
1.3 NỘI DUNG ĐỀ TÀI ........................................................................................ 1
1.4 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ....................................................................... 2
1.5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ĐỀ TÀI .............................................................. 2
CHƯƠNG 2:TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP ............... 4
2.1 TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP ....................................................... 4
2.2 TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP MỸ PHƯỚC II............................... 5
2.2.1. Giới thiệu tổng quan về khu công nghiệp ................................................. 5
2.2.1.1. Vị trí địa lý........................................................................................ 5
2.2.1.2. Điều kiện tự nhiên ............................................................................. 5
2.2.1.3. Các hệ thống hạ tầng kỹ thuật: .......................................................... 6
2.2.2. Thành phần các doanh nghiệp và tình hình họat động của KCN Mỹ
Phước II .................................................................................................................... 6
CHƯƠNG 3:CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG
NGHIỆP ĐANG ĐƯỢC ÁP DỤNG............................................................................... 8
SVTH: Cao Thị Nhạn

vi



Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giai đoạn 2 KCN Mỹ Phước II

3.1 ĐẶC TRƯNG NƯỚC THẢI KCN .................................................................. 8
3.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI KCN ........................................ 8
3.3 MỘT SỐ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI KCN ĐÃ ĐƯỢC ÁP DỤNG . 10
3.3.1 Trạm XLNT KCN Sóng Thần 2 ............................................................... 10
3.3.2. Trạm XLNT KCN Bình Chiểu ................................................................ 12
3.3.3 Trạm XLNT KCN Biên Hòa 2 ................................................................. 14
CHƯƠNG 4:TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG XLNT GIAI ĐOẠN 2
KCN MỸ PHƯỚC II .................................................................................................... 16
4.1. CƠ SỞ LỰA CHỌN GIẢI PHÁP ................................................................. 16
4.1.1 Tính chất nước thải đầu vào trạm XLNT KCN Mỹ Phước II ................... 16
4.1.2 Lưu lượng nước thải và diện tích hiện có................................................ 18
4.1.3 Đặc trưng của nước thải KCN Mỹ Phước II ........................................... 18
4.3.4 Tiêu chuẩn áp dụng ................................................................................ 19
4.2 ĐỀ XUẤT CÁC PHƯƠNG ÁN ..................................................................... 19
4.2.1 Phương án 1 ........................................................................................... 19
4.2.2 Phương án 2 ........................................................................................... 22
4.3.TÍNH TOÁN,THIẾT KẾ CÁC PHƯƠNG ÁN .............................................. 27
4.3.1 Tính toán lưu lượng nước thải ................................................................ 27
4.3.2 Phương án 1 ........................................................................................... 27
4.3.2.1 Hố thu gom ...................................................................................... 27
4.3.2.2 Sàng rác tinh .................................................................................... 27
4.3.2.3 Bể điều hòa ...................................................................................... 28
4.3.2.4 Bể trộn ............................................................................................. 29
4.3.2.5 Bể phàn ứng ..................................................................................... 29
4.3.2.6 Bể lắng 1 .......................................................................................... 30
4.3.2.7 Bể Aerotank ..................................................................................... 30
4.3.2.8 Bể lắng 2 .......................................................................................... 31

4.3.2.9 Bể trung gian ................................................................................... 31
4.3.2.10 Bể lọc áp lực .................................................................................. 31
4.3.2.11 Bể khử trùng .................................................................................. 32
SVTH: Cao Thị Nhạn

vii


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giai đoạn 2 KCN Mỹ Phước II

4.3.2.12 Bể nén bùn ..................................................................................... 32
4.3.2.13 Máy ép bùn .................................................................................... 32
4.3.3 Phương án 2 ........................................................................................... 32
4.3.3.1 Bể SBR ............................................................................................ 33
4.3.3.2 Bể trung gian ................................................................................... 33
4.4 DỰ TOÁN KINH TẾ .................................................................................... 34
4.3.1 Dự toán kinh tế cho phương án 1............................................................ 34
4.3.1.1 Chi phí đầu tư cơ bản ....................................................................... 34
4.3.1.2 Chi phí quản lý vận hành.................................................................. 34
4.3.1.3 Khấu hao tài sản và lãi suất .............................................................. 34
4.3.1.4 Giá thành xử lý cho 1m3 nước thải đã xử lý ..................................... 34
4.3.2 Dự toán kinh tế cho phương án 2............................................................ 34
4.3.2.1 Chi phí đầu tư cơ bản ....................................................................... 34
4.3.1.2 Chi phí quản lý vận hành.................................................................. 34
4.3.1.3 Khấu hao tài sản và lãi suất .............................................................. 35
4.3.1.4 Giá thành xử lý cho 1m3 nước thải đã xử lý ..................................... 35
4.5 LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN .......................................................................... 35
CHƯƠNG 5:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 38
5.1 KẾT LUẬN ................................................................................................... 38
5.2 KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 38

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 40
PHẦN PHỤ LỤC.................................................................................................. 41
PHỤC LỤC 1 – TÍNH TOÁN CHI TIẾT CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ .......... 2
PHỤ LỤC 2 – TÍNH TOÁN KINH TẾ ............................................................... 45
PHỤ LỤC 3 – BẢN VẼ THIẾT KẾ .................................................................... 59

SVTH: Cao Thị Nhạn

viii


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giai đoạn 2 KCN Mỹ Phước II

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOD: Nhu cầu oxy sinh học (Biological Oxygen Demand)
COD: Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)
MLSS Chất rắn lơ lửng trong hỗn dịch ( Mixed Liquor Suspended Solids)
SS: Chất rắn lơ lửng (Suspend Solid)
PAC: Chất trợ keo tụ (Poly Aluminum Chloride)
QCVN: Quy chuấn Việt Nam
F/M: Tỷ số thức ăn/ vi sinh vật (Food and microorganism ratio)
KCN: Khu công nghiệp
VSV: Vi sinh vật

SVTH: Cao Thị Nhạn

ix


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giai đoạn 2 KCN Mỹ Phước II


DANH SÁCH CÁC PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1 – TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ.
PHỤ LỤC 2 – TÍNH TOÁN KINH TẾ.
PHỤ LỤC 3 – BẢN VẼ THIẾT KẾ

SVTH: Cao Thị Nhạn

x


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giai đoạn 2 KCN Mỹ Phước II

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2-1: Danh sách một số doanh nghiệp trong KCN Mỹ Phước II
Bảng 4-1: Thành phần và tính chất nước thải đầu vào KCN Mỹ Phước II
Bảng 4-2: Hiệu suất xử lý dự kiến của phương án 1
Bảng 4-3: Hiệu suất xử lý dự kiến của phương án 2
Bảng 4 -4: Thông số thiết kế hố thu
Bảng 4-5: Thông số thiết kế sàng rác tinh
Bảng 4-6: Thông số thiết kế bể điều hòa
Bảng 4 -7: Thông số thiết kế bể trộn
Bảng 4 -8: Thông số thiết kế bể phản ứng
Bảng 4- 9. Thông số thiết kế bể lắng 1
Bảng 4-10: Thông số thiết kế bể aerotank
Bảng 4- 11: Thông số thiết kế bể lắng 2
Bảng 4-12: Thông số thiết kế bể trung gian
Bảng 4-13:. Thông số kích thước bồn lọc áp lực.
Bảng 4-14: Thông số thiết kế bể khử trùng
Bảng 4- 15: Thông số thiết kế bể nén bùn

Bảng 4-16: Thông số kích thước máy ép bùn.
Bảng 4-17: Thông số thiết kế bể SBR
Bảng 4-18: Thông số thiết kế bể trung gian

SVTH: Cao Thị Nhạn

xi


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giai đoạn 2 KCN Mỹ Phước II

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 3-1: Quy trình xử nước nước thải của KCN Sóng Thần 2
Hình 3-2: Quy trình xử lý nước thải KCN Bình Chiểu
Hình 3-3: Quy trình xử lý của KCN Biên Hòa 2
Hình 4-1: Quy trình xử lý nước thải của phương án 1
Hình 4-2: Quy trình xử lý nước thải của phương án 2

SVTH: Cao Thị Nhạn

xii


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giai đoạn 2 KCN Mỹ Phước II

SVTH: Cao Thị Nhạn

xiii



Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giai đoạn 2 KCN Mỹ Phước II

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, Bình Dương là
một trong những tỉnh thu hút rất nhiều nhà đầu tư. Song cùng với đó là vấn đề ô
nhiễm môi trường trầm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân.
Để giải quyết vấn đề cấp bách đó nhất định ta phải xây dựng hệ thống xử lý
nước thải hoàn chỉnh. Nhưng đôi lúc hệ thống xử lý không đáp ứng đúng tiêu
chuẩn xả thải do không phù hợp về yêu cầu kỹ thuật hay quản lý vận hành.
Hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp Mỹ Phước II được xây dựng và đi
vào hoạt động từ năm 2006. Hiện nay hệ thống đang có nguy cơ bị quá tải do hoạt
động ngày càng mở rộng của khu công nghiệp.
Trạm xử lý nước thải tập trung được xây dựng theo công suất 8000
m3/ngàyđêm. Hiện nay giai đoạn 1 đã đi vào hoạt động với công suất 4000
m3/ngàyđêm vì thế việc xây dựng giai đoạn 2 với công suất là 4000 m3/ngàyđêm
đang là vấn đề hết sức cần thiết của ban quản lý khu công nghiệp.
1.2 MỤC TIÊU
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu công nghiệp đạt tiêu chuẩn môi
trường và phù hợp với điều kiện thực tế của khu công nghiệp
1.3 NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Tìm hiểu tính chất nước thải đầu vào của hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu
công nghiệp.
Xem xét hiện trạng mặt bằng hệ thống xử lý nước thải qua bản vẽ đã có.

SVTH: Cao Thị Nhạn

1



Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giai đoạn 2 KCN Mỹ Phước II

Thu thập công nghệ xử lý của một số khu công nghiệp. So sánh với tính chất
nước thải của KCN Mỹ Phước II để đưa ra công nghệ xử lý.
Đề xuất công nghệ, tính toán thiết kế và dự toán kinh tế cho các công nghệ.
Hoàn thiện hệ thống xử lý, triển khai bản vẽ công nghệ.
1.4 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Thu thập số liệu, tài liệu về dự án cơ sở hạ tầng KCN, các công nghệ xử lý của
các KCN khác.
Tổng hợp số liệu.
Lựa chọn công nghệ trên cơ sở phù hợp với thành phần, tính chất nước thải, điều
kiện mặt bằng, tiêu chuẩn xả thải, khả năng đầu tư của KCN.
Dùng phần mềm Excel để xử lý số liệu.
Dùng phần mềm Word để tính toán và thể hiện.
Dùng phần mềm Autocad để thể hiện các bản vẽ hệ thống xử lý nước thải.
1.5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ĐỀ TÀI
Không gian: Nhà máy xử lý nước thải KCN Mỹ Phước II.
Xử lý nước giai đoạn II cho KCN.
Xử lý nước thải tập trung đã qua xử lý sơ bộ.
Công suất thiết kế là 4000m3/ngày.
Tiêu chuẩn nước thải đầu ra là loại A theo QCVN24: 2005
Niên hạn thiết kế hệ thống xử lý nước thải là 20 năm.
Thời

gian

SVTH: Cao Thị Nhạn

thực


hiện:

01/03/2011

2

đến

30/06/2011.


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giai đoạn 2 KCN Mỹ Phước II

SVTH: Cao Thị Nhạn

3


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giai đoạn 2 KCN Mỹ Phước II

Chương 2
TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP
2.1 TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP
Theo báo cáo Môi trường quốc gia năm 2009 thì tính đến tháng 10/2009, toàn
quốc có khoảng 223 KCN được thành lập với hơn một triệu tấn nước thải ra môi
trường mỗi ngày. Thế nhưng có khoảng 70% số nước thải này hiện vẫn xả thẳng ra
các nguồn tiếp nhận mà không hề được xử lý theo quy định.
Thực tế kiểm tra cho thấy 57% KCN đang hoạt động chưa có hệ thống xử lý
nước thải tập trung. Ô nhiễm môi trường từ các KCN ảnh hưởng nghiêm trọng đến

môi trường sinh thái tự nhiên cũng như các hoạt động sản xuất nông nghiệp và nuôi
trồng thủy sản tại các khu vực lân cận.
Theo các chuyên gia môi trường, sự gia tăng nước thải từ các KCN trong
những năm gần đây là rất lớn. Lượng nước thải từ các KCN phát sinh lớn nhất ở
khu vực Đông Nam Bộ, chiếm 49% tổng lượng nước thải các KCN và thấp nhất ở
khu vực Tây Nguyên là 2%.
Tính đến năm 2008 thì chỉ mới có gần 50 KCN đã hoàn thành công trình xử
lý nước thải tập trung và đang vận hành xử lý nước thải; 27 KCN đang xây dựng hệ
thống xử lý nước thải tập trung và đã đưa vào vận hành cuối năm 2008. Một số
KCN đang làm công tác chuẩn bị đầu tư và số còn lại chưa có kế hoạch triển khai
rõ ràng. Chất lượng nước thải sau xử lý cũng là vấn đề các doanh nghiệp và các cơ
quan quản lý cần quan tâm, tỷ lệ phân tích mẫu nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn môi
trường còn thấp. Việc xử lý cục bộ tại các doanh nghiệp trong KCN trước khi nhập
vào hệ thống thải chung cũng chưa được quan tâm đúng mức ở đa số các doanh
nghiệp; vấn đề đo đếm để tính phí xử lý nước thải cũng là vấn đề còn gây nhiều
tranh cãi giữa chủ nguòn thải với các công ty kinh doanh hạ tầng KCN; một

SVTH: Cao Thị Nhạn

4


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giai đoạn 2 KCN Mỹ Phước II

số KCN đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng công suất và hiệu quả xử lý
không đạt yêu cầu thậm chí còn hiện tượng chạy cầm chừng để giảm chi phí xử lý.
2.2 TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP MỸ PHƯỚC II
2.2.1. Giới thiệu tổng quan về khu công nghiệp
2.2.1.1. Vị trí địa lý
Lịch sử hình thành : Được thành lập vào tháng 01 năm 2005 theo công văn số

59/TTg-CN ngày 14/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ
- Chủ đầu tư: Cty ĐT PT CN Becamex
- Vị trí địa lý: xã Thới Hòa và Mỹ Phước, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương
Nằm trong khu vực tứ giác kinh tế trọng điểm phía Nam

(Tp. Hồ Chí Minh ,

Bình Dương , Bà Rịa -Vũng tàu , Long An , Bình Phứơc , Tây Ninh và Đồng Nai ),
cách TP. Hồ Chí Minh 45 Km và thị xã Thủ Dầu Một 14 Km về phía Bắc,
2.2.1.2. Điều kiện tự nhiên: địa hình và thủy văn
KCN Mỹ Phước 2 có một vị trí địa lý tiện lợi với các ưu điểm :
+ Cận với cảng biển , sân bay quốc tế , các trung tâm dịch vụ thươn g mại tại
Tp. Hồ Chí Minh (60 phút đi xe), cách Tân Cảng 32 km, cụm cảng Sài Gòn, VICT,
ICD Phước Long 42 Km và cách sân bay Tân Sân Nhất 42 Km.
+ Tiếp giáp với Quốc lộ 13 đã được nâng cấp và mở rộng 06 làn xe là tuyến
đường huyết mạch giao thông chính nối liền với các Tỉnh lân cận cũng như tỏa đi
các trục giao thông chính của cả nước.
+ Nằm tại giao điểm của

02 đơn vị hành chính quan trọng của Tỉnh Bình

Dương: Thị xã Thủ Dầu Một và Huyện Bến Cát (Bán kính 14 Km). Đặc điểm dân
cư có khoảng 200.000 người ở tuổi lao động và có từ

5000 – 7.000 học sinh tốt

nghiệp PTTH hàng năm . Ban Quản Lý KCN đảm bảo giới thiệu , cung cấp cũng
như tạo mọi điều kiện thuận lợi để

công ty có thể tuyển dụng một lực lượng lao


động tốt nhất phục vụ cho nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp.
+ Đặc điểm điều kiện đất nền cứng (Không cần gia cố nền móng ), độ cao 3035 m so với mực nước biển sẽ giúp nhà đầu tư tiết kiệm khoảng 30% chi phi xây
dựng.
SVTH: Cao Thị Nhạn

5


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giai đoạn 2 KCN Mỹ Phước II

2.2.1.3. Các hệ thống hạ tầng kỹ thuật: giao thông, cấp nước, cấp điện, thoát nước
mưa, cây xanh.
Dự án được xây dựng theo tiêu chuẩn của đô thị văn minh, hiện đại, trên khu
đất rộng 74.200 m2 ; bao gồm : 160 căn nhà liên kế; 59 căn nhà biệt thự.
Cơ cấu sử dụng đất :

* Đất sử dụng : 43.000 m2 chiếm 58%
* Đường nội bộ : 16.400 m2 chiếm 22%
* Vĩa hè: 7.200 m2 chiếm 9,7%
* Công viên, cây xanh : 7.600 m2 chiếm 10,30%
Được hưởng các công trình phúc lợi chung của khu công nghiệp như : bệnh
viện, trường học, siêu thị, chợ, công viên cây xanh, khu giải trí, khu thể thao, ngân
hàng, bưu điện…
Hệ thống cấp nước sạch, hệ thống thoát nước mưa, hệ thống thoát nước thải
và xử lý nước thải; hệ thống điện sinh hoạt và điện chiếu sáng công cộng, hệ thống
cáp quang… hoàn chỉnh.
Hệ thống đường giao thông : mặt đường rộng 8m, 15m, 45m thảm bêtông
nhựa nóng, vĩa hè rộng 5m lát gạch terrazzo, trồng cây xanh dọc vĩa hè
2.2.2. Thành phần các doanh nghiệp và tình hình họat động của KCN Mỹ Phước

II
- Tổng diện tích: 720 ha
- Hiện trạng KCN: Đầu tư CSHT đến tháng 9/2008:
* Tổng vốn đầu tư CSHT được duyệt: 440.600 triệu VNĐ.
* Tổng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng: 435.856 triệu VNĐ, đạt 99 %.
- San lắp mặt bằng, giải tỏa, đền bù: 194.006 triệu VNĐ, đạt 104%.
- Giao thông: 83.268 triệu VNĐ, đạt 100 %.
- Cấp điện: 4.451 triệu VNĐ, đạt 100 %.
- Thoát nước mưa: 39.028 triệu VNĐ, đạt 100 %.
- Cấp nước: 7.790 triệu VNĐ, đạt 779 %.
- Cây xanh: 7.790 triệu VNĐ, đạt 95 %.
- Xử lý nước thải:43.694 triệu VNĐ, đạt 90 %.
SVTH: Cao Thị Nhạn

6


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giai đoạn 2 KCN Mỹ Phước II

- Chi phí khác: 55.830 triệu VNĐ, đạt 80 %.
- Thu hút đầu tư: Đã cho thuê đất: 334,78ha/332,97ha, đạt tỉ lệ: 100,54 %.
- Tính chất ngành nghề: khu công nghiệp hỗn hợp
- Danh sách một số doanh nghiệp trong KCN Mỹ Phước 2

Bảng 2-1: Danh sách một số doanh nghiệp trong KCN Mỹ Phước II

SVTH: Cao Thị Nhạn

7



Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giai đoạn 2 KCN Mỹ Phước II

Chương 3
CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU
CÔNG NGHIỆP ĐANG ĐƯỢC ÁP DỤNG
3.1 ĐẶC TRƯNG NƯỚC THẢI KCN
Tính chất của dòng thải ở đây tương đối đơn giản, thành phần chủ yếu của
nước thải trong khu công nghiệp bao gồm các chất vô cơ từ các nhà máy sản xuất
thép, giầy dép, bản mạch điện tử... và các chất hữu cơ từ các nhà máy sản xuất đồ
hộp, thực phẩm...
Nước thải công nghiệp phát sinh từ các nguồn khác nhau trong quá trình sản
xuất như làm nguội sản phẩm, làm mát máy, làm dung môi…Do đó nước thải công
nghiệp bị nhiễm bẩn bởi nguyên liệu rơi vãi, hóa chất sản xuất…
Thông thường các thông số đặc trưng cho nước thải KCN là: nhiệt độ, màu
sắc, độ đục, COD, BOD 5 , SS…Trong đó có một số ngành có hàm lượng chất ô
nhiễm rất cao như đường (BOD: 4000 – 6000, COD: 5000 – 10000 ), thủy sản (
BOD: 500 – 1500,COD: 1000 – 2000) và một số ngành có hàm lượng chất ô nhiễm
khó xử lý như cao su, bột giấy, dệt nhuộm,…
3.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI KCN
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều phương pháp xử lí nước thải khác nhau.
Mỗi phương pháp đều giúp loại bỏ một số thành phần ô nhiễm trong nước. Việc áp
dụng từng phương pháp riêng lẽ hay kết hợp chúng lại phụ thuộc vào các yếu tố
sau:


Yêu cầu xử lí: Chất nước đầu ra phải đạt tiêu chuẩn xả thải.

SVTH: Cao Thị Nhạn


8


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giai đoạn 2 KCN Mỹ Phước II

Đặc tính nước thải: Thành phần chất ô nhiễm, khả năng phân huỷ sinh



học, độ độc của nước thải


Chi phí đầu tư và vận hành dự án đề ra



Các quy định về môi trường của điạ phương



Đặc điểm nguồn tiếp nhận
Nhìn chung phương pháp xử lý nước thải được chia làm 3 loại:

-

Phương pháp xử lý cơ học

Trong phương pháp này, các lực vật lý như lực trọng trường, lực ly tâm, được
áp dụng để tách các chất không hòa tan ra khỏi nước thải. Phương pháp xử lý cơ
học thường đơn giản, rẻ tiền, hiệu quả xử lý chất lơ lửng cao với các thiết bị cơ khí

vận hành thủ công hoặc tự động. Các công trình xử lý cơ học được áp dụng rộng
rãi trong xử lý nước thải là: thiết bị tách rác, thiết bị nghiền rác, bể điều hòa, khuấy
trộn, lắng..
Trong nước thải thường chứa các chất không hòa tan ở dạng lơ lửng, để tách
các chất này ra khỏi nước thải thường sử dụng các phương pháp cơ học như lọc qua
song chắn rác hoặc lưới chắn rác, lắng dưới tác dụng của trọng lực và lọc. Tùy theo
kích thước, tính chất lý hóa, nồng độ chất lơ lửng, lưu lượng nước thải và mức độ
làm sạch mà lựa chọn công nghệ phù hợp.
-

Phương pháp hóa học

Tùy thuộc vào tính chất của nước thải, xử lý hóa học thường được dùng trước
khi vào giai đoạn sinh hóa hay xử lý bậc ba (loại bỏ nitơ, phospho, chất lơ lửng…)
đạt tiêu chuẩn trước khi xả vào nguồn tiếp nhận.
-

Phương pháp xử lý sinh hoc

Phương pháp này được ứng dụng để xử lý chất hữu cơ hòa tan có trong nước
thải cũng như một số chất vô cơ như H 2 S, sunfit, ammonia…Dựa trên cơ sở hoạt
động của vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ gây ô nhiễm. Vi sinh vật sử dụng

SVTH: Cao Thị Nhạn

9


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giai đoạn 2 KCN Mỹ Phước II


chất hữu cơ và một số khoáng chất làm thức ăn để sinh trưởng và phát triển. Một
các tổng quát, phương pháp xử lý sinh học có thể chia thành 2 loại:


Phương pháp kỵ khí



Phương pháp hiếu khí

Quá trình phân hủy các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật gọi là quá trình oxy hóa
sinh hóa. Để thực hiện quá trình này, các chất hữu cơ hòa tan, chất keo và các chất
phân tán nhỏ trong nước thải cần di chuyển vào bên trong tế bào vi sinh vật theo ba
giai đoạn chính như sau:


Chuyển các chất ô nhiễm từ pha lỏng tới bề mặt tế bào vi sinh vật



Khuếch tán từ bề mặt tế bào qua màng bán thấm do sự chênh lệch nồng

độ bên trong và bên ngoài tế bào


Chuyển hóa các chất trong tế bào vi sinh vật, sản sinh năng lượng và

tổng hợp tế bào mới
Tốc độ quá trình oxy hóa phụ thuộc vào nồng độ chất hữu cơ, hàm lượng các
tạp chất và mức độ ổn định lưu lượng nước thải vào hệ thống xử lý. Ở mỗi điều

kiện xử lý nhất định, các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng sinh khối là chế độ
thủy động, hàm lượng oxy trong nước thải, nhiệt độ…
3.3 MỘT SỐ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI KCN ĐÃ ĐƯỢC ÁP
DỤNG
3.3.1 Trạm XLNT KCN Sóng Thần 2
- Lưu lượng nước thải là 6000 m3/ngàyđêm.
- Sơ đồ công nghệ: xem hình 3-1.
- Ưu và nhược điểm của công nghệ:
+ Ưu:


SBR có khả năng xử lý nước thải có BOD cao, khử được nitơ.



Sử dụng ít nhân viên.

SVTH: Cao Thị Nhạn

10


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giai đoạn 2 KCN Mỹ Phước II

+ Nhược:


Chi phí đầu tư lớn, tốn nhiều diện tích.




Đòi hỏi người vận hành có trình độ cao
Nước thải
Hầm tiếp nhận

Sàng rác tinh
Bể điều hòa

Bồn NaOH

Bể trung hòa

Bồn H2SO4

Bể SBR

Bể chứa nước tuần
h à

Bể SBR

Bể SBR

Bể SBR

Bể đệm
Bồn lọc vi học
Hồ chứa nước sau lọc
Bồn hấp thụ than hoạt tính
Bồn NaClO


Mương khử trùng

Bể SBR

Bể chứa bùn

Máy ép bùn

Bánh bùn

Đường nước
Đường bùn
Đường hóa chất

Nguồn tiếp nhận
Hình 3-1: Quy trình xử nước nước thải của KCN Sóng Thần 2

SVTH: Cao Thị Nhạn

11


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giai đoạn 2 KCN Mỹ Phước II

3.3.2. Trạm XLNT KCN Bình Chiểu
- Lưu lượng nước thải 1500 m3/ngàyđêm.
- Sơ đồ công nghệ: xem hình 3-2.
- Ưu và nhược điểm của công nghệ:
+Ưu:



SBR có khả năng xử lý nước thải có BOD cao, khử được nitơ.



Sử dụng ít nhân viên.



Hiệu quả xử lý cao.

+Nhược:


Chi phí đầu tư lớn, tốn nhiều diện tích.



Đòi hỏi người vận hành có trình độ cao.

SVTH: Cao Thị Nhạn

12


×