Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ BỤI GỖ VÀ HỆ THỐNG THÔNG GIÓ CHO NHÀ MÁY TINH CHẾ ĐỒ GỖ XUẤT KHẨU SATIMEX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (951.42 KB, 77 trang )

Thiết kế hệ thống xử lý bụi gỗ và hệ thống thông gió cho nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu Satimex

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ BỤI GỖ VÀ HỆ THỐNG THÔNG GIÓ
CHO NHÀ MÁY TINH CHẾ ĐỒ GỖ XUẤT KHẨU SATIMEX

SVTH : ĐOÀN VĂN LÂM
MSSV:07127071
Ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Niên Khóa: 2007-2011

TP.HCM, Tháng 07/2011


THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ BỤI GỖ VÀ HỆ THỐNG THÔNG
GIÓ CHO NHÀ MÁY TINH CHẾ ĐỒ GỖ
XUẤT KHẨU SATIMEX

Tác giả

ĐOÀN VĂN LÂM

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Kỹ thuật môi trường


Giảng viên hướng dẫn
Th.S Huỳnh Ngọc Anh Tuấn

Tháng 07 năm 2011


TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM

Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KHOÁ LUẬN
Sinh viên thực hiện :

ĐOÀN VĂN LÂM

Mã số sinh viên :

07127071

Khoa :

Môi Trường Và Tài Nguyên

Niên khoá :

2007– 2011


Giảng viên hướng dẫn : ThS. HUỲNH NGỌC ANH TUẤN
Tên luận văn :

“THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ BỤI GỖ VÀ HỆ THỐNG
THÔNG GIÓ CHO NHÀ MÁY TINH CHẾ ĐỒ GỖ
XUẤT KHẨU SATIMEX”

 Ngày bắt đầu thực hiện :

30 tháng 04 năm 2011

 Ngày hoàn thành :

30 tháng 06 năm 2011

 Ngày bảo vệ luận văn :

Tháng 08 năm 2011

Nhiệm vụ khoá luận.
 Thu thập các tài liệu tổng quan về quy trình công nghệ chế biến gỗ và các vấn
đề ô nhiễm môi trường phát sinh tại nhà máy.
 Đề xuất sơ đồ qui trình công nghệ xử lý bụi gỗ và biện pháp thông gió cho
xưởng sản xuất tại nhà máy.
 Tính toán thiết kế hệ thống xử lý bụi gỗ cho phân xưởng 1, 2
 Tính toán thiết kế hệ thống thông gió cho phân xưởng 3.
 Trình bày bản vẽ thiết kế hệ thống xử lý bụi gỗ và thông gió.
Trưởng Khoa


TS. LÊ QUỐC TUẤN
TP.HCM, ngày

Giảng viên hướng dẫn

ThS. HUỲNH NGỌC ANH TUẤN
tháng năm 2011


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt 4 năm học tập và thực hiện khóa luận tôi luôn nhận được sự quan tâm,
động viên và giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô, người thân và bạn bè và các cơ quan
tổ chức.
Đầu tiên, con xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến ba mẹ, tất cả mọi người trong gia đình
luôn là nguồn động viên, là điểm tựa vững chắc, đã hỗ trợ và luôn giúp con có đủ nghị
lực để vượt qua khó khăn và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Tôi xin gửi lời biết ơn chân thành đến Th.S Huỳnh Ngọc Anh Tuấn đã dành nhiều
thời gian, tận tình giúp đỡ và truyền đạt nhiều kinh nghiệm thực tế hướng dẫn tôi hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến tất cả các thầy cô khoa Môi Trường Và Tài
Nguyên trường ĐH Nông Lâm TP.HCM đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý
báu trong suốt bốn năm học vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn anh Chinh, chú Cát, anh Việt và các anh chị, các cô
chú trong Nhà Máy Tinh Chế Đồ Gỗ Xuất Khẩu Satimex đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo
mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại Nhà Máy.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lớp DH07MT đã luôn ủng hộ và động viên tôi
trong bốn năm học vừa qua.
Dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện khóa luận, nhưng không thể tránh khỏi
những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý và sửa chữa của thầy cô về khóa luận
tốt nghiệp này.


Xin chân thành cám ơn!

Sinh viên: Đoàn Văn Lâm


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC KÝ TỰ VÀ CHỮ VIẾT TẮT ...................................................... vi
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................iix
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
1.1.Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1
1.2.Mục tiêu đề tài ................................................................................................. 1
1.3.Nội dung thực hiện .......................................................................................... 1
1.4.Đối tượng và phạm vi đề tài............................................................................. 2
1.5.Phương pháp thực hiện .................................................................................... 2
1.6.Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................. 2
CHƯƠNG II. TỔNG QUAN NHÀ MÁY TINH CHẾ ĐỒ GỖ XUẤT KHẨU
SATIMEX ................................................................................................................... 3
2.1.Giới thiệu sơ lược nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu Satimex ......................... 3
2.1.1.Vị trí địa lý ............................................................................................... 3
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển............................................................... 3
2.2. Quy trình công nghệ sản xuất ......................................................................... 5
2.2.1. Sơ đồ quy trình sản xuất .......................................................................... 5
2.2.2. Nhu cầu nguyên nhiên vật liệu, điện ........................................................ 7
2.2.3. Nhu cầu sử dụng nước ............................................................................. 8
2.2.4. Danh sách máy móc thiết bị ..................................................................... 8
2.3. Các nguồn phát sinh bụi tại nhà máy............................................................... 9

CHƯƠNG III.THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ BỤI CHO PHÂN XƯỞNG 1, 2 ....... 10
3.1.Phân tích lựa chọn phương án xử lý ............................................................... 10
3.1.1.Các phương pháp xử lý bụi hiện nay....................................................... 10
3.1.1.1.Lọc bụi theo phương pháp trọng lực ............................................... 10
3.1.1.2.Lọc bụi theo phương pháp ly tâm - cyclon - tấm chớp - lọc bụi theo
quán tính.................................................................................................................... 10
iii


3.1.1.3. Lọc bụi theo phương pháp ẩm ........................................................ 10
3.1.1.4.Lọc bụi tĩnh điện.............................................................................. 11
3.1.1.5.Lọc bụi túi vải - màng vải ................................................................ 11
3.1.2.Đề xuất phương án thiết kế. .................................................................... 11
3.2.Tính toán thiết kế hệ thống xử lý bụi cho xưởng sản xuất .............................. 13
3.2.1.Vạch tuyến hệ thống hút và sơ đồ không gian hệ thống hút bụi............... 13
3.2.2.Khảo sát tính lưu lượng của chụp hút ..................................................... 13
Cyclone ..................................................................................................................... 13
3.2.3.Tính toán lưu lượng của từng đoạn ống X1 ............................................. 14
3.2.3.1.Lưu lượng của tuyến ống phụ X1 ..................................................... 14
3.2.3.2.Lưu lượng của tuyến ống bất lợi X1................................................. 15
3.2.4.Tính toán khí động của hệ thống hút bụi X1 ........................................... 16
3.2.5.Tính toán thiết bị xử lý X1...................................................................... 20
3.2.5.1.Tính toán cyclone ............................................................................ 20
3.2.5.2.Đường kính tới hạn của hạt bụi theo công thức Baturin V.V 1965 ... 22
3.2.5.3.Hiệu quả lọc theo cỡ hạt.................................................................. 23
3.2.5.4.Hiệu quả lọc theo khối lượng của hệ thống...................................... 23
3.2.5.5.Tính chiều cao ống khói phát tán ..................................................... 23
3.2.5.6.Tổn thất áp lực trong cyclone .......................................................... 25
3.2.6.Chọn quạt gió cho X1 ............................................................................. 25
3.2.7.Xây dựng bản vẽ thiết kế X1. ................................................................. 27

3.2.8.Tính toán lưu lượng của từng đoạn ống X2 ............................................. 28
3.2.8.1.Lưu lượng của tuyến ống phụ X2 ..................................................... 28
3.2.8.2.Lưu lượng của tuyến ống bất lợi X2................................................. 28
3.2.9.Tính toán khí động của hệ thống hút bụi X2 ........................................... 29
3.2.10.Tính toán thiết bị xử lý X2.................................................................... 33
3.2.10.1.Tính toán cyclone .......................................................................... 33
3.2.10.2.Đường kính tới hạn của hạt bụi theo công thức Baturin V.V 1965 . 35
3.2.10.3.Hiệu quả lọc theo cỡ hạt................................................................ 35
3.2.10.4.Hiệu quả lọc theo khối lượng của hệ thống .................................... 37
3.2.10.5.Tính chiều cao ống khói phát tán ................................................... 37
iv


3.2.10.6.Tổn thất áp lực trong cyclone ........................................................ 38
3.2.11.Chọn quạt gió cho X2 ........................................................................... 39
3.2.12.Xây dựng bản vẽ thiết kế X2. ............................................................... 41
CHƯƠNG IV. THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG GIÓ CHO PHÂN XƯỞNG 3........ 42
4.1.Tính toán luồng thổi hệ thống thông gió ........................................................ 43
4.2.Vạch tuyến hệ thống thổi và sơ đồ không gian hệ thống thổi khí X3 .............. 44
4.3.Tính toán lưu lượng của từng đoạn ống X3 .................................................... 44
4.3.1.Lưu lượng của tuyến ống phụ X3 ........................................................... 44
4.3.2.Lưu lượng của tuyến ống bất lợi X3 ....................................................... 45
4.4.Tính toán khí động của hệ thống thông gió X3 .............................................. 46
4.4.1.Tính toán đường kính (mm) và vận tốc ( m/s) của các đoạn ống X3 ....... 46
4.4.2.Tính toán tổn thất áp suất X3 .................................................................. 46
4.5.Chọn quạt gió cho X3 .................................................................................... 49
4.6.Xây dựng bản vẽ thiết kế X3 (xem phần bản vẽ)............................................ 52
4.7.Thống kê vật tư thiết bị .................................................................................. 52
4.7.1.Hệ thống xử lý bụi .................................................................................. 52
4.7.1.1.Chi tiết vật tư hệ thống hút X1 ......................................................... 52

4.7.1.2.Chi tiết vật tư hệ thống hút X2 ......................................................... 53
4.7.2.Chi tiết vật tư hệ thống thổi X3............................................................... 54
CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 56
5.1.Kết luận ......................................................................................................... 56
5.2.Kiến nghị ....................................................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 57

v


DANH MỤC CÁC KÝ TỰ VÀ CHỮ VIẾT TẮT
ISO

: Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ( International Organization for

Standardization)
EU

: Liên minh Châu Âu ( European Union)

MDF

: Medium Density Fiberboard

X1

: Xưởng 1

X2


: Xưởng 2

X3

: Xưởng 3

QCVN

: Qui Chuẩn Việt Nam

BTNMT : Bộ Tài Nguyên Môi Trường
TP HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
NXB

: Nhà xuất bản

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Danh sách máy móc thiết bị đang sử dụng để sản xuất ................................. 8
Bảng 3.1: Phân cấp cỡ hạt bụi .................................................................................... 11
Bảng 3.2: Thống kê lưu lượng trên từng thiết bị máy móc ......................................... 14
Bảng 3.3: Lưu lượng của tuyến ống phụ X1 .............................................................. 15
Bảng 3.4: Lưu lượng của tuyến ống bất lợi X1 ........................................................... 15
Bảng 3.5: Thống kê lưu lượng, đường kính, vận tốc của các đoạn ống trong nhánh phụ
X1 ....................................................................................................................... 16
Bảng 3.6: Thống kê lưu lượng, đường kính,vận tốc của các đoạn ống trong nhánh
chính X1.............................................................................................................. 16
Bảng 3.7:  của tuyến ống bất lợi nhất trong ống chính X1 ..................................... 18

Bảng 3.8:  của tuyến ống phụ X1 .......................................................................... 19
Bảng 3.9: Hiệu quả lọc theo cỡ hạt    X1 .............................................................. 23
Bảng 3.10: Mối liên hệ giữa lưu lượng và áp suất X1 ................................................ 26
Bảng 3.11: Các thông số của quạt “Xa” 14-46 No6,3 X1 ............................................ 26
Bảng 3.12: Lưu lượng của tuyến ống phụ X2 ............................................................ 28
Bảng 3.13: Lưu lượng của tuyến ống bất lợi X2 ......................................................... 28
Bảng 3.14: Thống kê lưu lượng, đường kính, vận tốc của các đoạn ống trong nhánh
phụ X2 ................................................................................................................ 29
Bảng 3.15: Thống kê lưu lượng,đường kính,vận tốc của các đoạn ống trong nhánh
chính X2.............................................................................................................. 30
Bảng 3.16:  của tuyến ống bất lợi nhất trong ống chính X2 ................................... 30
Bảng 3.17:  của tuyến ống phụ X2......................................................................... 32
Bảng 3.18: Hiệu quả lọc theo cỡ hạt    X2 ............................................................ 37
Bảng 3.19: Mối liên hệ giữa lưu lượng và áp suất X2 ................................................ 39
Bảng 3.20: Các thông số của quạt “Xa” 14-46 No8 X2............................................... 39
Bảng 4.1: Lưu lượng của tuyến ống phụ 1’-11” ......................................................... 45
vii


Bảng 4.2: lưu lượng của tuyến ống bất lợi từ (1-14) ................................................... 45
Bảng 4.3: Thống kê lưu lượng, đường kính, vận tốc của các đoạn ống trong nhánh phụ
X3 ....................................................................................................................... 46
Bảng 4.4: Thống kê lưu lượng, đường kính, vận tốc của các đoạn ống trong.............. 46
ống chính X3 ............................................................................................................ 46
Bảng 4.5: Giá trị  (hệ số cản cục bộ) của các đoạn ống trong tuyến ống bất lợi X3... 47
Bảng 4.6: Giá trị  (hệ số cản cục bộ) của các đoạn ống trong tuyến ống phụ X3....... 48
Bảng 4.7: Mối liên hệ giữa lưu lượng và áp suất ........................................................ 50
Bảng 4.8: Thông số kỹ thuật của quạt kiểu ”Xa” 4-70 N0 5 và động cơ điện .............. 51
Bảng 4.9: Các thông số cần thiết khi chọn quạt .......................................................... 52
Bảng 4.10: ống và phụ tùng ống nối hệ thống hút X1................................................. 52

Bảng 4.11: Thiết bị lọc bụi và quạt hệ thống hút X1 .................................................. 53
Bảng 4.12: ống và phụ tùng ống nối hệ thống hút X2................................................. 53
Bảng 4.13: Thiết bị lọc bụi và quạt hệ thống hút X2 .................................................. 54
Bảng 4.14: ống và phụ tùng ống nối hệ thống thổi X3................................................ 54

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Khu hành chính Nhà máy Satimex ............................................................... 4
Hình 2.2: Sơ đồ quy trình sản xuất ............................................................................... 5
Hình 3.1: Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý bụi ........................................................... 13
Hình 4.1: Sơ đồ cấp khí ............................................................................................. 43

ix


Thiết kế hệ thống xử lý bụi gỗ và hệ thống thông gió cho nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu Satimex

CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Những năm gần đây ở nước ta ngày càng có nhiều nhà máy, xí nghiệp, các khu
công nghiệp mọc lên góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Tuy
nhiên, phần lớn các nhà máy, xí nghiệp chưa có hệ thống xử lý ô nhiễm hoặc có nhưng
hoạt động không hiệu quả và mang tính chất đối phó. Bên cạnh đó, với đặc điểm của
một nền công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mang tính chất sản xuất nhỏ, công nghiệp
lạc hậu, thiếu vốn nguyên vật liệu… nên ngày càng thải vào môi trường một khối
lượng bụi, hơi khí độc và mùi hôi khổng lồ, gây ảnh hưởng không những cho công
nhân trực tiếp sản xuất mà ngay cả cho dân cư khu vực lân cận.
Việc phát triển đất nước trên cơ sở công nghiệp hóa, hiện đại hoá phải đi đôi với

phát triển bền vững. Trên tinh thần đó, ngày 25/6/1998 bộ chính trị đảng cộng sản Việt
Nam đã ra chỉ thị số 36/CT-TW về công tác bảo vệ và gìn giữ môi trường sống của
chúng ta. Do đó đòi hỏi các xí nghiệp, công nghiệp cần phải có hệ thống xử lý nhằm
bảo vệ sức khỏe và môi trường sống của người dân. Vấn đề ô nhiễm môi trường do
ngành chế biến gỗ cũng là vấn đề nhức nhối hiện nay mà các chuyên gia môi trường
cần phải có biện pháp giải quyết triệt để hơn. Và đây cũng là mục đích chính để tôi
thực hiện đề tài “Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Bụi Gỗ Và Hệ Thống Thông Gió Cho
Nhà Máy Tinh Chế Đồ Gỗ Xuất Khẩu Satimex”.
1.2.Mục tiêu đề tài
Thiết kế hệ thống xử lý bụi gỗ cho phân xưởng 1 và 2 ( phân xưởng sản xuất sản
phẩm gỗ hoàn chỉnh).
Thiết kế hệ thống thông gió cho phân xưởng 3( phân xưởng nhập kho thành
phẩm).
1.3.Nội dung thực hiện
Tồng quan về nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu Satimex: ngành nghề sản xuất,
quy trình công nghệ sản xuất, các thông tin về hoạt động sản xuất, nhu cầu nguyên
nhiên liệu, nhu cầu sử dụng nước, cán bộ công nhân viên….
SVTH: Đoàn Văn Lâm

trang 1


Thiết kế hệ thống xử lý bụi gỗ và hệ thống thông gió cho nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu Satimex

Khảo sát đánh giá hiện trạng các nguồn phát sinh bụi gỗ tại các phân xương sản
xuất: tính chất, lưu lượng, nồng độ,....Từ đó phân tích lựa chọn phương án xử lý phù
hợp, phục vụ cho mục tiêu thiết kế hệ thống xử lý bụi gỗ.
Khảo sát đánh giá các nguồn phát sinh nhiệt thừa tại phân xưởng phục vụ cho mục
tiêu thiết kế hệ thống thông gió.
Thực hiện các bản vẽ kỹ thuật, dự toán kinh tế cho các phương án thiết kế.

1.4.Đối tượng và phạm vi đề tài
Đối tượng: đề tài tập trung thiết kế hệ thống xử lý bụi phát sinh từ quá trình chế
biến gỗ và thiết kế hệ thống thông gió để khử nhiệt thừa tại phân xưởng nhập kho
thành phẩm.
Phạm vi: thiết kế hệ thống xử lý bụi gỗ cho phân xưởng 1 và 2; và hệ thống thông
gió cho phân xưởng 3.
1.5.Phương pháp thực hiện
Thu thập các tài liệu tổng quan về quy trình công nghệ chế biến gỗ và các vấn đề ô
nhiễm môi trường phát sinh tại nhà máy.
Tìm hiểu thu thập tài liệu về công nghệ và các thiết bị xử lý bụi phát sinh trong
quá trình chế biến gỗ đang được áp dụng tại các công ty cùng ngành nghề.
1.6.Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài có ý nghĩa rất thiết thực trong công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe
cộng đồng, kiểm soát ô nhiễm môi trường trong nhà máy và tạo môi trường làm việc
tốt nhất cho người lao động.
Khi thực hiện phương án thiết kế của đề tài, nhà máy có thể củng cố thương hiệu
của mình trên thị trường, đồng thời trở thành một tấm gương thúc đẩy các công ty, nhà
máy lân cận quan tâm đến việc đầu tư giải quyết các vấn đề môi trường mà họ gặp
phải trong quá trình sản xuất.

SVTH: Đoàn Văn Lâm

trang 2


Thiết kế hệ thống xử lý bụi gỗ và hệ thống thông gió cho nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu Satimex

CHƯƠNG II. TỔNG QUAN NHÀ MÁY TINH CHẾ ĐỒ GỖ
XUẤT KHẨU SATIMEX
2.1.Giới thiệu sơ lược nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu Satimex

2.1.1.Vị trí địa lý
Trước đây Nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu Satimex là Nhà máy Saviwoodtech
Kỹ nghệ gỗ (Saviwoodtech) được thành lập vào năm 1993, chính thức sáp nhập vào
Nhà máy tinh chế Đồ gỗ xuất khẩu Satimex từ ngày 03 tháng 09 năm 2009.
Saviwoodtech là một thành viên của Công Ty Cổ Phần hợp tác quốc tế và xuất
nhập khẩu savimex, được xem như một trong những doanh nghiệp chế biến đồ gỗ lớn
nhất tại Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Có đối tác kinh doanh là công ty
Maranaka-International, Công Ty Shirai, Công Ty Fukuyama, Công Ty Mikado, sản
phẩm của Nhà Máy đã đáp ứng nhu cầu cao của thị trường Nhật Bản. Ngoài
Saviwoodtech, Công Ty Satimex còn có các thành viên trực thuộc khác như Nhà máy
chế biến gỗ xuất khẩu Satimex, Xí nghiệp trang trí nội thất Savidecor, Trung tâm xây
dựng và kinh doanh nhà Savihomes.
Nằm ngay trên xa lộ đại hàn, cách ga xe lửa sóng thần 1km, cách trung tâm thành
phố 15km. Satimex có một vị trí rất thuận lợi cho việc giao dịch, lưu thông hàng hóa
và nguyên liệu bằng các phương tiện đường bộ và đường sắt.
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
 Lịch sử hình thành:
Xuất phát từ tình hình sản xuất kinh doanh của Công Ty Savimex ngày càng rộng
và phát triển, theo đề nghị của trưởng phòng hành chính, giám đốc công ty savimex
quyết định thành lập nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu Saviwoodtech.
Nhà máy chính thức đi vào hoạt động ngày 30/09/1993 với một phân xưởng sản
xuất hàng mộc (xưởng 1), thành phẩm chủ yếu được tiêu thụ trong nước.
Tháng 10/1993, Nhà máy hợp tác với Công ty Marunaka và Shigihama ( Nhật
Bản). Xây dựng phân xưởng sản xuất, tinh chế từ tạo dáng sản phẩm đến đóng gói sản

SVTH: Đoàn Văn Lâm

trang 3



Thiết kế hệ thống xử lý bụi gỗ và hệ thống thông gió cho nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu Satimex

phẩm ghế Sofa (xưởng 2), phía đối tác cho mượn máy móc thiết bị dùng cho sản xuất
và bao tiêu toàn bộ sản phẩm để xuất khẩu sang Nhật.
Với sự phát triển ngày một lớn mạnh của nhà Máy và được sự tính nhiệm cao của
khách hàng Nhật Bản, phân xưởng 3 được xây dựng nhằm sản xuất các mặt hàng gia
dụng: tủ, kệ, bàn để máy fax… Khánh thành và đi vào hoạt động tháng 07/1996.
Marunaka cũng cho mượn máy móc thiết bị và bao tiêu toàn bộ sản phẩm.

Hình 2.1: Khu hành chính Nhà máy Satimex
 Quá trình phát triển:
Vào những năm đầu mới thành lập nhà máy gặp không ít khó khăn, vì là một đơn
vị trực thuộc Savimex, vốn lưu động và phân bổ phần lớn dựa hẳn vào công ty, bộ máy
quản lý thiếu kinh nghiệm, không chặt chẽ, sản phẩm làm ra chủ yếu tiêu thụ trong thị
trường trong nước. Tuy nhiên đó chỉ là những năm đầu, nhưng dần dần nhà máy đã đi
vào ổn định và không ngừng phát triển, mở rộng. Nhà máy đã biết khắc phục được
những nhược điểm và phát huy thế mạnh của mình.
Nhà máy được trang bị dây chuyền máy móc chế biến gỗ hiện đại nhập khẩu từ
Nhật để đáp ứng cho đồ gỗ xuất khẩu chất lượng cao.
Năm 2002, nhà máy được nhận chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO 9002, và đến năm 2003 hoàn tất chứng chỉ ISO 9001:2000 của BVQI. Giờ

SVTH: Đoàn Văn Lâm

trang 4


Thiết kế hệ thống xử lý bụi gỗ và hệ thống thông gió cho nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu Satimex

đây những mặt hàng của nhà máy không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất

khẩu sang Nhật, Mỹ, EU…, đem lại một nguồn lợi rất lớn cho nhà máy.
Sản phẩm chủ yếu của nhà máy: tủ, bàn, ghế, kệ cabinet (điện thoại, fax…),
giường, salon,… và đặc biệt các loại tủ bếp có độ bóng cao, được xử lý bề mặt bằng
tia cực tím.
Nguyên liệu chủ yếu: gỗ cao su, gỗ thông nhập từ Thụy Điển, Newzealand. Gỗ
Alder nhập từ Mỹ và các loại ván nhân tạo MDF, Partical Board…và các nguồn khác.
2.2. Quy trình công nghệ sản xuất
2.2.1. Sơ đồ quy trình sản xuất
Gỗ

Xưởng 1

Xưởng 3

Tạo Phôi

Bụi thô

Sơn lần 1
Chất màu

Tạo Dáng

Bụi thô và
tinh

Sơn lần 2

và dung
môi sơn


Chà Thô

Bụi tinh

Sơn Topcoat

Xưởng 2

Lắp ráp

Sản xuất sản phẩm

Nhập kho

hoàn chỉnh xuất khẩu

thành phẩm

Hình 2.2: Sơ đồ quy trình sản xuất


Quy trình công nghệ
Nhà máy được trang bị dây chuyền máy móc chế biến gỗ được nhập từ Nhật đáp

ứng cho đồ gỗ xuất khẩu với chất lượng cao.
SVTH: Đoàn Văn Lâm

trang 5



Thiết kế hệ thống xử lý bụi gỗ và hệ thống thông gió cho nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu Satimex

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của công ty Satimex là xây dựng Nhà Máy Satimex
nhằm mở rộng hợp tác quốc tế, khẳng định vị thế của Công Ty trên đấu trường quốc
tế. Nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu Satimex, được trang bị máy móc thiết bị từ công
đoạn ghép gỗ, tạo dáng sản phẩm, sơn màu theo tiêu chuẩn Nhật Bản và lắp ráp hoàn
chỉnh, đặc biệt là tạo dáng sản phẩm bằng máy móc thiết bị công nghệ tự động CNC,
đạt mức độ chính xác và mỹ thuật cao.
Bắt đầu từ nguyên liệu (phôi tươi) mua theo quy cách của từng đơn hàng và đưa
vào cưa xẻ theo quy cách, hoặc từ nguyên liệu gỗ xẻ mua ngoài được chuyển sang tẩm
ép và sấy đến khi đạt độ ẩm theo yêu cầu (<10%). Gỗ sau khi sấy được xử lý hồi ẩm 7
đến 10 giờ, mục đích để tăng độ dai, bền cho gỗ chuyển sang bào 4 mặt, cắt chọn phân
loại chất lượng, sau đó ghép thành tấm và được chà tinh 2 mặt.
Một số được xuất theo đơn hàng, phần còn lại được chuyển sang tinh chế tạo dáng,
định hình như: ghế, tủ, kệ… được thực hiện do máy kỹ thuật số CNC nhập từ Nhật.
Tùy theo yêu cầu của khách hàng sản phẩm sẽ được dáng phụ Veneer hoặc dáng
Print. Bề mặt sản phẩm được bã bột, sơn lót, sơn phủ lớp cuối (topcoat) bằng tia cực
tím.
Thành phẩm được kiểm tra trước khi nhập kho.


Xưởng 1: tạo phôi, tạo dáng, chà nhám thô cung cấp cho xưởng 2, 3.



Xưởng 2: nhận phôi từ xưởng 1 và tiến hành sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh để

xuất khẩu.



Xưởng 3: làm nhiệm vụ như xưởng 1 là tạo phôi, tạo dáng, chà nhám. Sản

phẩm chưa hoàn chỉnh chà nhám tinh, sơn hoàn chỉnh tiến đến lắp ráp thành sản phẩm
hoàn chỉnh.


Thị trường xuất khẩu của nhà máy
Việc xuất khẩu chủ yếu theo đơn đặt hàng, khách hàng truyền thống của nhà máy

từ trước đến nay là khách hàng Nhật, Nhà máy mở rộng thị trường sang Mỹ và Úc.
Tuy nhiên Nhật vẫn là khách hàng chủ yếu của nhà máy. Hiện nay nhà máy đang
nghiên cứu mở rộng thị trưởng ra các nước, vì thế nhà máy cố gắn nâng cao chất lượng
sản phẩm tăng năng suất lao động để tăng sức cạnh tranh với các doanh nghiệp trong
nước cũng như các nước khác trong khu vực Đông Nam Á.
SVTH: Đoàn Văn Lâm

trang 6


Thiết kế hệ thống xử lý bụi gỗ và hệ thống thông gió cho nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu Satimex



Các sản phẩm tại nhà máy
Sản phẩm của nhà máy khá đa dạng và phong phú, là những mặt hàng trang trí nội

thất hàng tiêu dùng được làm bằng gỗ do khách hàng đặt hàng như: bàn, ghế, tủ,
kệ,…các loại. Ngoài ra còn có một số sản phẩm như bộ bàn + kệ + cabinet, bộ bếp dài
có mâm xoay, hộc di động, băng đầu giường, khung trang trí hộp đèn… và các mặt

hàng tủ, kệ tháo rời.
Các sản phẩm này được sản xuất từ những nguyên liệu nhập từ nước ngoài như: gỗ
Alder, gỗ thông, ván nhân tạo MDF và nguyên liệu nội địa, chúng được chế biến bằng
cách ghép các thanh gỗ lại với nhau và sử dụng một số dụng cụ như: ốc, vít, bản lề,,,
để tạo thành sản phẩm hoàn hảo.
2.2.2. Nhu cầu nguyên nhiên vật liệu, điện
Nhu cầu sử dụng hóa chất: chủ yếu là sơn, mực in. Sơn được lấy từ 3 nguồn chính:
Inchem (Mỹ), Alkana (indonesia), Sanyu (Nhật). Lượng sơn tiêu thụ trung bình hàng
tháng của nhà máy là trên 10 tấn. Ngoài ra còn một vài hóa chất khác được dùng trong
sản xuất như: keo, aceton, xúc tác 72-7357M. Một số vật tư cần thiết cho quá trình sản
xuất như: giấy nhám, đinh bấm, đinh máy, viết sáp màu, dây đai vàng, yếm vải, găng
tay kiểm hàng, găng tay thun, găng tay cao su, khẩu trang.
Nhu cầu sử dụng nhiên liệu: xăng A92, dầu DO, nhớt 10(bel), nhớt RCR 4000-32.
Xăng dầu được sử dụng cho vận chuyển đi lại là chủ yếu, trung bình tháng từ
600(lít) – 800(lít).
Nhu cầu sử dụng nguyên liệu gỗ: trung bình hàng tháng từ 40-50 khối. Chủ yếu 2
loại gỗ chính là gỗ cao su và gỗ thông. Nguồn gốc:
 Gỗ cao su: trong nước.
 Gỗ thông: nhập khẩu từ Newziland, Chile, Thụy Điển.
 Ngoài ra còn có ván nhân tạo: MDF nhập khẩu từ Thái Lan, Malaysia, Trung
Quốc… P/B (ván dâm) nguồn trong nước và nhập khẩu.
Nhu cầu sử dụng điện: điện được sử dụng để chiếu sáng, quạt, máy lạnh, thiết bị
máy móc sản xuất,… Lượng điện tiêu thụ trung bình hàng tháng của nhà máy rất lớn
khoảng 24triệu (1.900 VND/kW) một tháng.
SVTH: Đoàn Văn Lâm

trang 7


Thiết kế hệ thống xử lý bụi gỗ và hệ thống thông gió cho nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu Satimex


2.2.3. Nhu cầu sử dụng nước
Nước được sử dụng cho sinh họat là chính như: tắm, giặt, vệ sinh nhà xưởng, ăn
uống,… Hiện tại thì nhà máy sử dụng nước giếng nên không phải chi trả tiền nước.
2.2.4. Danh sách máy móc thiết bị
Bảng 2.1: Danh sách máy móc thiết bị đang sử dụng để sản xuất
STT

Tên Máy

Xuất
xứ

Mã hiệu

CH*ĐK/

lượng

máy(mm)

2

Không có

1

Không có

1


WIDE BELL SANDER "KIKUKAWA"

Nhật

2

Máy ghép tấm (Hồng ký )

Nhật

3

Máy bào 4 mặt

Nhật

M-181

1

5x150

4

Máy rong 1 lưỡi 11KW (SAMSUNG)

Cty

11KW


1

Không có

5

Máy Toupie BAN- BR-2

Cty

BAN-BR-2

1

1x100

6

Máy toupie 2 trục 5HP (Đài Loan)

Cty

5HP

1

1x100

7


Máy Router Shoda RO-116 (Nhật)

Cty

RO-116

1

1x100

8

Máy toupie 1 trục T23(Nhật)

Cty

T23

1

1x100

9

Máy toupie 1000 Griggo T-1000

Cty

T-1000


1

1x100

10

Máy bào Cuốn (HEIAN) AP-4CO

Cty

AP-4CO

1

1x100

11

Máy khoan body boring B-200 (HEIAN)

Cty

B-200

1

Không có

12


Máy khoan 04 đầu B311-3 TOYO

Cty

B311-3 TOYO

1

Không có

13

COLD PRESS TAKAGI

Nhật

SW-013

1

Không có

14

COLD PRESS

Cty

SX


1

Không có

1

1x100

5

1x100

3

1x100

15

MULTIPLE BORING MACHINE
ICHIKAWA

TOP-755-2

Số

Nhật

16


ROUTER MACHINE "SHODA" RO-116

Nhật

17

PROFILE SANDER SHIMURA

Nhật

18

THREE POINTS SHAPT SANDER

Nhật

B-6

6

1x100

Nhật

HLS-1800

2

2x150


1

2x100

19

LEVEL SANDER " HASEGAWA " HLS1800

RO-116

20

CROSS CUT SAW HISADA

Nhật

21

BODY BORING "ICHIKAWA" BD - 20K

Nhật

BD-20K

2

1x100

22


PANEL SAW TANAKA

Nhật

2500

1

1x100

Nhật

G-800

1

1x100

1

Không có

23
24

CIRCULAR SAW BENCH MINAMI G800
GLUING MACHINE HASEGAWA

SVTH: Đoàn Văn Lâm


Nhật

trang 8


Thiết kế hệ thống xử lý bụi gỗ và hệ thống thông gió cho nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu Satimex

STT

Tên Máy

Xuất

Mã hiệu

xứ

Số

CH*ĐK/

lượng

máy(mm)

25

GLUING MACHINE

Cty


HGM-35

1

Không có

26

CNC ROUTER BRAND ANDERSON

Nhật

ER-431P

1

4x100

27

SPONGE SANDER

Nhật

E600

3

1x100


Nhật

SP-1000

1

Không có

Nhật

KCB-50

1

1x100

Nhật

VD-503

1

1x100

Nhật

ISC-1300

1


1x100

Nhật

DS-1800

1

1x200

1

1x200

28

29
30
31

32
33
34
35

WIDE BELT SANDER 'TANAKAWA"
MODEL NSP-100AIII
EDGE BANDER KCB- 50
(MARUNAKA)

EDGE BANDER VD-503 (MARUNAKA)
SPINDLE TILTING CIRCULAR SAW
BENCH "ISHIZU"
DOUBLE SAW "YAMADA-SEIKI"DS1800
DOUBLE SAW "YAMADA-SEIKI"
WIDE BELL SANDER "TAKEKAWA"
SP-1000
TENONER " SHODA"

Cty
Nhật

SP-1000

1

4x200

Nhật

ST-133

1

1x100

2.3. Các nguồn phát sinh bụi tại nhà máy
Chủ yếu là bụi gỗ sinh ra từ các công đoạn gia công như: cưa, khoan, chà nhám,
đánh bóng, xén cạnh… Bụi sinh ra từ các công đoạn này là dạng bụi thô có kích thước
lớn, trọng lượng nhẹ (5-75micromet) gây ô nhiễm cục bộ tại các thiết bị máy móc như

các máy Router, chà nhám 3 trục, brush,… Trong quá trình gia công, các hạt bụi có
kích thước lớn sẽ bị lắng động lại trong hộc chứa bụi của máy gây hư hỏng máy, đồng
thời các hạt có kích thước nhỏ sẽ phát tán trong môi trường xung quanh gây ô nhiễm
và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người lao động.
Nguồn gây ô nhiễm thứ hai là bụi sơn và dung môi hữu cơ từ khâu phun dầu bóng,
sơn các loại sản phẩm. Môi trường không khí trong phân xưởng khá nóng bức do tập
trung nhiều người lao động, máy móc.
Tuy nhiên trong khuôn khổ đề tài này tôi chỉ đề cập đến các nguồn gây ô nhiễm
không khí, các biện pháp kiểm soát không khí và xử lý nguồn gây ô nhiễm không khí.
Còn đối với nguồn ô nhiễm nước thải thì tôi xin được phép không đề cập đến trong đề
tài.
SVTH: Đoàn Văn Lâm

trang 9


Thiết kế hệ thống xử lý bụi gỗ và hệ thống thông gió cho nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu Satimex

CHƯƠNG III.THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ BỤI CHO PHÂN
XƯỞNG 1, 2
3.1.Phân tích lựa chọn phương án xử lý
3.1.1.Các phương pháp xử lý bụi hiện nay
Trong thực tế đối với các nguồn phát sinh bụi khác nhau thì người ta đã dùng các
thiết bị lọc bụi khác nhau dựa trên các phương pháp khác nhau. Việc lựa chọn phương
pháp lọc bụi phù hợp tùy thuộc vào các yếu tố như: kích thước hạt bụi, nhiệt độ khí
thải, nồng độ bụi ban đầu, điều kiện vận hành, vấn đề tái sử dụng bụi nguyên liệu
v.v… Dưới đây là một số phương pháp lọc bụi phổ biến hiện nay:
3.1.1.1.Lọc bụi theo phương pháp trọng lực
-


Nguyên lý: Các hạt bụi đều có khối lượng, dưới tác dụng của trọng lực các hạt có

xu hướng chuyển động từ trên xuống (đáy của thiết bị lọc bụi). Tuy nhiên đối với các
hạt nhỏ, ngoài tác dụng của trọng lực còn có lực chuyển động của dòng khí và lực ma
sát của môi trường.
-

Áp dụng: Chỉ áp dụng với bụi thô có kích thước lớn, cỡ hạt > 50m, được sử

dụng như cấp lọc thô trước các thiết bị lọc tinh.
-

Ví dụ: Buồng lắng bụi.

3.1.1.2.Lọc bụi theo phương pháp ly tâm - cyclon - tấm chớp - lọc bụi theo quán tính
-

Nguyên lý: Khi dòng khí chuyển động đổi hướng hoặc chuyển động theo đường

cong, ngoài trọng lực tác dụng lên hạt còn có lực quán tính, lực này lớn hơn nhiều so
với trọng lực. Dưới ảnh hưởng của lực quán tính, hạt có xu hướng chuyển động thẳng,
nghĩa là hạt có khả năng tách ra khỏi dòng khí.
-

Áp dụng: Dùng để tách các hạt bụi có kích thước > 10m.

-

Ví dụ: cyclon, tấm chớp.


3.1.1.3. Lọc bụi theo phương pháp ẩm
-

Nguyên lý: Khi các hạt bụi tiếp xúc với bề mặt dịch thể (giọt dịch thể), chúng sẽ

bám trên bề mặt đó, dựa trên nguyên tắc đó có thể tách các hạt bụi ra khỏi dòng khí.
Sự tiếp xúc giữa các hạt bụi với bề mặt dịch thể có thể xảy ra nếu lực tác dụng lên hạt
bụi theo hướng đến bề mặt dịch thể. Các lực đó gồm: lực va đập phân tử, trọng lực, lực
ly tâm (lực quán tính).
SVTH: Đoàn Văn Lâm

trang 10


Thiết kế hệ thống xử lý bụi gỗ và hệ thống thông gió cho nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu Satimex

Áp dụng: Các hạt bụi có kích thước > 35m, kết hợp lọc bụi và khử khí độc

-

trong phạm vi có thể, cần làm nguội khí thải.
Ví dụ: tháp rửa khí rỗng, tháp rửa có ô đệm.

-

3.1.1.4.Lọc bụi tĩnh điện
Nguyên lý: Khí chứa bụi được dẫn qua điện trường có điện thế cao. Dưới tác

-


dụng của điện trường khí bị ion hóa. Các ion tạo thành bám trên hạt bụi và tích điện
cho chúng. Các hạt sau khi tích điện được qua một điện trường chúng sẽ bị hút về các
cực khác dấu.
Áp dụng: Cần lọc bụi tinh, lưu lượng khí thải cần lọc lớn, cần thu hồi bụi có giá

trị.

3.1.1.5.Lọc bụi túi vải - màng vải
Nguyên lý: Khí chứa bụi dẫn qua màng vải, bụi được giữ lại trên đó. Khi tốc độ

-

khí không lớn có thể đạt độ sạch cao.
Áp dụng: Nồng độ bụi ban đầu < 20 g/m 3, cần đạt hiệu quả lọc cao hoặc rất cao,

-

cần thu hồi bụi có giá trị ở trạng thái thô, lưu lượng khí thải cần lọc không quá lớn,
nhiệt độ khí thải tương đối thấp nhưng phải cao hơn nhiệt độ điểm sương
3.1.2.Đề xuất phương án thiết kế.
Nguồn ô nhiểm chính là bụi gỗ (5-75 mcromet), với nồng độ bụi là C = 14 g/m3
gây ô nhiểm cục bộ tại các thiết bị máy móc, do đó muốn xử lý cần phải có thiết bị thu
gom bụi tại những nơi phát sinh ra chúng và được đưa tới hệ thống xử lý.
Bảng 3.1: Phân cấp cỡ hạt bụi
Vật

Khối

Nồng độ Phân cấp cỡ hạt theo % khối lượng


liệu

lượng

bụi trong Kích thước hạt bụi m

đơn

b ,

vị mẫu khí, <5
g/m3

5  10

10  20

20  40

40  60

>60

1.2

11.5

20.8

15.5


50

kg/m3
Bụi gỗ

1200

14

1.0

Nguồn: “Trần Ngọc Trấn. Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải”. Nhà xuất bản khoa
học và kỹ thuật

SVTH: Đoàn Văn Lâm

trang 11


Thiết kế hệ thống xử lý bụi gỗ và hệ thống thông gió cho nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu Satimex

Hiệu quả lọc bụi theo cỡ hạt của các thiết bị lọc bụi khác nhau và sự lựa chọn thiết
bị lọc bụi sao cho vừa đảm bảo hiệu quả lọc cao, đồng thời chi phí vận hành, lắp ráp
thấp. Ở đây, tôi đề xuất hai phương pháp là: thiết bị lọc túi vải và cyclone, sau đó so
sánh để lựa chọn thiết bị phù hợp. Dựa vào các thông số kinh tế và kỹ thuật của hai
loại thiết bị ta có nhận xét như sau:
Thiết bị lọc túi vải:
 Ưu điểm:
 Cần đạt hiệu quả cao hoặc rất cao

 Cần thu hồi bụi có giá trị ở trạng thái khô
 Nhiệt độ khí thải tương đối thấp nhưng phải cao hơn nhiệt độ điểm sương
 Nhược điểm:
 Cần thay vật liệu lọc định kỳ từ 6 tháng đến 1 năm
 Chi phí vận hành cao do tốn nhiều điện năng (35  45 w/m 3/ph)
 Lưu lượng khí thải cần lọc không lớn (0.3  1.8 m3/ph)
 Giá thành tương đối của xử lý (3  7.5)
 Nguy cơ cháy nổ cao
Thiết bị lọc bụi ly tâm (cyclone)
 Thường áp dụng trong trường hợp lọc bụi thô
 Nồng độ bụi ban đầu cao
 Không đòi hỏi hiệu quả lọc cao
 Vận hành đơn giản, chi tốn ít điện năng hơn (15  35 w/m 3/ph)
 Chi phí thấp do chế tạo một lần sau đó sử dụng lâu dài (2  3)
Dạng bụi cần xử lý ở đây là dạng bụi thô, có kích thước thay đổi, không cần thu
hồi bụi sau khi đã xử lý. Do đó, sử dụng thiết bị lọc ly tâm (cyclon) là phù hợp nhất,
vừa vận hành đơn giản, chi phí vận hành thấp, đạt hiệu quả cao do kích thước hạt cần
xử lý lớn. Thiết bị dùng để hút bụi là quạt ly tâm được đặt trước thiết bị xử lý. Vì bụi
có kích thước thô, do đó để tránh va đập bụi thô vào quạt làm hư hỏng thiết bị nên cần
đặt hộp công tác trước quạt để thu hồi chúng (vận tốc trong hộp công tác từ 5 –
10m/s). Trong quá trình tính toán nếu nồng độ bụi vẫn còn vượt quá nồng độ cho phép

SVTH: Đoàn Văn Lâm

trang 12


Thiết kế hệ thống xử lý bụi gỗ và hệ thống thông gió cho nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu Satimex

cần nâng cao ống thải lên để phát tán hoặc đặt thêm thiết bị xử lý cyclone ướt để thu

hồi bụi.
Sơ đồ xử lý bụi

Thiết bị
gây ô
nhiễm

Chụp
hút

Đường
ống

Hộp
công
tác

Quạt
ly tâm

Thải ra
Cyclon
e

môi trường

Hình 3.1: Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý bụi
3.2.Tính toán thiết kế hệ thống xử lý bụi cho xưởng sản xuất
3.2.1.Vạch tuyến hệ thống hút và sơ đồ không gian hệ thống hút bụi
Dựa vào mặt bằng của nhà xưởng đã có sẵn và vị trí các máy móc thiết bị cần thu

gom bụi và hệ quy chiếu, ta vạch sơ đồ trên mặt bằng rồi dựng sơ đồ không gian sao
cho đường ống hút bụi là ngắn nhất, thuận tiện trong thi công, sửa chữa và không cản
trở tới quá trình làm việc của công nhân.
Hệ thống ống dẫn bụi được vận chuyển bằng khí ép và được bố trí ống dẫn trên
các thiết bị máy móc như trên mặt bằng, sau đó đánh số thứ tự trên các tuyến ống để
tính toán áp lực của hệ thống.
3.2.2.Khảo sát tính lưu lượng của chụp hút
Tại các vị trí phát sinh bụi ta bố trí hệ thống hút ngay vị trí thiết bị máy móc. Trên
mỗi thiết bị máy móc có các dạng miệng, chụp hút bụi chờ sẵn tương ứng, có đường
kính và số lượng tuỳ thuộc vào từng thiết bị máy móc khác nhau.
Lưu lượng hút được xác định dựa vào đường kính ống hút và vận tốc hút theo
công thức:
L  3600  v

d 2 3
m / h
4

(3.2.2.1)

Trong đó:
v: vận tốc hút, đối với bụi gỗ lấy từ 20-22m/s
d: đường kính đầu hút (m)
SVTH: Đoàn Văn Lâm

trang 13


Thiết kế hệ thống xử lý bụi gỗ và hệ thống thông gió cho nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu Satimex


Dựa vào công thức (3.2.2.1) ta có lưu lượng trên từng thiết bị máy móc như sau:
Bảng 3.2: Thống kê lưu lượng trên từng thiết bị máy móc
Đường
Stt

Tên thiết bị

Số lượng

Hộc hút
trên

Kính

máy

(mm)

Vận

Lưu

Tốc

Lượng

(m/s)

(m3/h)


01

Máy cắt ngang

6

100

1

21

593

02

Máy bào 4 mặt

4

150

5

21

1335

03


Máy cắt 2 đầu

2

200

1

21

2374

Tính toán xưởng 1 ( X1 ):
3.2.3.Tính toán lưu lượng của từng đoạn ống X1
Dựa vào sơ đồ không gian ta chọn tuyến ống từ “1-11” là tuyến ống bất lợi nhất.
Dựa vào sơ đồ không gian và lưu lượng các chụp hút đã được thống kê (bảng 3.2),
xem xét số lượng hộc chứa bụi để tính lưu lượng các đoạn ống dẫn.
Các nhánh phụ được góp vào các ống chính, do đó trình tự tính toán được tiến
hành từ các nhánh phụ trước.
Tính toán tương tự như trên
Ví dụ: đoạn 10a-11a có lưu lượng chuyển qua từ đoạn 11a-12a.
Đoạn 11a-12a có một hộc chứa bụi đường kính 100mm:
L1’= 593 (m3/h)
Lưu lượng đoạn 10a-11a :
L2’= L1’ + 593 = 1186 (m 3/h)
Do trên đoạn 10a-11a có 1 thiết bị hộc hút 100mm nên ta phải cộng thêm một lưu
lượng tương ứng với đường kính hộc hút này.
3.2.3.1.Lưu lượng của tuyến ống phụ X1
(tính tương tự như trên, kết quả tính toán được thể hiện trong bảng 3.3 )


SVTH: Đoàn Văn Lâm

trang 14


×