Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG TY TNHH DỆT LƯỚI ĐÁNH CÁ NAM YANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 139 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG TY TNHH
DỆT LƯỚI ĐÁNH CÁ NAM YANG

Sinh viên thực hiện :

HÁN THÀNH TÂM

Ngành

:

KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Niên khóa

:

2007 - 2011

TP. HỒ CHÍ MINH – 07/2011


THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG TY TNHH
DỆT LƯỚI ĐÁNH CÁ NAM YANG



Tác giả

HÁN THÀNH TÂM

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành Kỹ Thuật Môi Trường

Giáo viên hướng dẫn
Th.S LÊ TẤN THANH LÂM

Tp. Hồ Chí Minh, Ngày 11 Tháng 07 Năm 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
===oOo===

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN
KHOA

: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

NGÀNH

: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG


HỌ VÀ TÊN SV

: HÁN THÀNH TÂM

KHÓA HỌC

MSSV: 07127135

: 2007 – 2011

1. Tên đề tài: “Thiết kế hệ thống xử lý nước thải Công Ty TNHH Dệt Lưới
Đánh Cá NamYang ”
2. Nội dung KLTN:
-

Tổng quan về Công Ty TNHH Dệt Lưới Đánh Cá Nam Yang.

-

Tổng quan về ngành Dệt Lưới

-

Xác định lưu lượng, thành phần, đặc tính nước thải của Công Ty Dệt

Lưới Đánh Cá Nam Yang.
Lựu chọn công nghệ xử lý nước thải phù hợp để xử lý thành phần ô

-


nhiễm trong nước thải
-

Tính toán các công trình đơn vị đã chọn

-

Thể hiện về mặt bằng, mặt cắt, bản vẽ chi tiết các công trình hạng mục

trên giấy A2.
Tính toán chi phí xây dựng, thi công, vận hành hệ thống xử lý nước thải.

-

3. Thời gian thực hiện : Bắt đầu 01/03/2011

Kết thúc: 11/07/2011.

4. Họ tên Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Tấn Thanh Lâm.
Nội dung và yêu cầu KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn
Ngày

Tháng

Năm 2011

Ban chủ nhiễm khoa

Ngày


Tháng

Năm 2011

Giáo Viên Hướng Dẫn

ThS. Lê Tấn Thanh Lâm


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt 4 năm học tập, em luôn nhận được sự quan tâm, động viên và giúp
đỡ nhiệt tình của các thầy cô, người thân và bạn bè.
Vì sự giảng dạy nhiệt tình và chỉ bảo tận tâm của quý thầy cô, em xin chân
thành cảm ơn đến tất cả các thầy cô khoa Môi trường và tài nguyên trường ĐH Nông
Lâm TP.HCM.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn người thầy đã hướng dẫn em hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp, ThS. Lê Tấn Thanh Lâm. Cảm ơn thầy đã dành nhiều thời gian
hướng dẫn, tận tình, giúp đỡ và truyền đạt nhiều kinh nghiệm thực tế cho em trong quá
trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cám ơn anh Vương và các anh chị trong Công Ty TNHH
Dệt Lưới Đánh Cá NamYang đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho em trong
thời gian thực tập tốt nghiệp tại Công Ty.
Xin chân thành cảm ơn tập thể lớp DH07MT đã luôn ủng hộ và động viên em
trong 4 năm học qua.
Cuối cùng, con xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến ba mẹ, tất cả mọi người trong gia
đình luôn là nguồn động viên, là điểm tựa vững chắc, đã hỗ trợ và luôn giúp con có đủ
nghị lực để vượt qua khó khăn và hoàn thành tốt nhiễm vụ của mình.
Tuy em đã rất cố gắng nhưng không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót, rất mong
nhận được sự góp và sửa chữa của thầy cô về khóa luận tốt nghiệp này.


Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên: Hán Thành Tâm


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Vấn đề môi trường của Công Ty ngoài chất thải rắn và khí thải thì nước thải là
vấn đề đáng quan tâm hàng đầu. Nước thải từ quá trình Nhuộm màu có hàm lượng SS,
COD, Độ màu cao hơn tiêu chuẩn nhiều lần.
Đề tài “Thiết kế hệ thống xử lý nước thải Công Ty TNHH Dệt lưới Đánh Cá
NamYang” nhằm đáp ứng nhu cầu trên.
Dựa vào tính chất nước thải, điều kiện cho phép mặt bằng của Công Ty TNHH
Dệt lưới Đánh Cá NamYang và tham khảo công nghệ xử lý của một số Công Ty có
nước thải tương đương, khóa luận đề xuất 2 phương án xử lý nước thải cho Công Ty
TNHH Dệt lưới Đánh Cá NamYang
- Phương án 1 : Nước thải → Rổ chắn Rác + hầm bơm → Tháp Giải nhiệt→
Bể điều hòa→ Bể trộn → Bể phản ứng → Bể lắng 1 → Aerotank → Bể Lắng
2 → Bể trung gian → Bể lọc áp lực → Bể khử trùng.
-

Phương án 2 : Tương tự phương án 1, nhưng sử dụng bể SBR thay thế cho

bể Aerotank và bể lắng 2.
Qua tính toán, phân tích về mặt kỹ thuật, kinh tế và vận hành đã lựa chọn
phương án 1 với lý do :
-

Đảm bảo hiệu quả xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn QCVN 24-2009, loại A.

-


Ít gặp khó khăn khi triển khai thi công mà chi phí đầu tư thấp hơn so với

phương án 2. Giá thành xử lý 1m3 nước là 7465 VNĐ, rẻ hơn so với phương án 2 là
783 VNĐ/m3 (Giá thành xử lý 1m3 nước của phương án 2 là 8248 VNĐ).

i


MỤC LỤC
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ......................................................................................... i
MỤC LỤC ................................................................................................................ ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................. vii
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. ĐẶT VẤN ........................................................................................................... 1
1.2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................... 2
1.3. MỤC TIÊU .......................................................................................................... 2
1.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU................................................................................ 2
1.5. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ......................................................................... 2
1.6. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI ............................................................................................. 3
1.7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN......................................................... 3
CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ............................................................. 5
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH DỆT LƯỚI ĐÁNH CÁ NAMYANG.... 5
2.1.1.Thông tin liên lạc ............................................................................................... 5
2.1.2. Địa điểm hoạt động .......................................................................................... 5
2.1.3. Tính chất và qui mô hoạt động ........................................................................ 6
2.2. TỔNG QUAN VỀ NGHÀNH LƯỚI .................................................................. 7
2.2.1. Quy trình công nghệ sản xuất của Công Ty .................................................... 7
2.2.2. Các loại thuốc nhuộm phổ biến trong ngành dệt nhuộm ..................................... 8
2.2.3. Nguyên, nhiên liệu sử dụng .............................................................................. 8

2.3. CÁC NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY ............. 10
2.3.1. Các nguồn phát sinh bụi và khí thải.............................................................. 10
2.3.2. Nguồn phát sinh tiếng ồn ............................................................................... 11
2.3.3. Nguồn phát sinh chất thải rắn và chất thải nguy hại ................................... 12
2.3.4. Nguồn phát sinh nước thải............................................................................. 13
2.3.5. Khả năng gây cháy nổ .................................................................................... 14
2.4. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU ĐANG ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY .................... 14
ii


2.4.1. Đối với khí thải ............................................................................................... 14
2.4.2. Đối với tiếng ồn .............................................................................................. 15
2.4.3 . Đối với chất thải rắn và chất thải nguy ........................................................ 15
2.4.4. Đối với nước thải ............................................................................................ 16
CHƯƠNG 3. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚCTHẢI . 17
3.1. THÀNH PHẦN VÀ TÍNH CHẤT NƯƠC THẢI ............................................ 17
3.2. TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI.................. 17
3.3. CÁC CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA MỘT SỐ CÔNG TY CÓ
TÍNH CHẤT TƯƠNG TỰ ..................................................................................... 24
3.3.1. Công nghệ trong nghành nhuộm ................................................................... 24
3.3.2. Công nghệ xử lý nước thải của Công Ty cổ phần nguyên phụ liệu Dệt May
Bình An .................................................................................................................... 26
3.3.3. Công nghệ xử lý nước thải của Công Ty TNHH VietBo .............................. 28
CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ - TÍNH TOÁN THIẾT KẾ ................... 31
4.1. CƠ SỞ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ ................................................... 31
4.2. ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ ................................................................................. 32
4.2.1. Phương án 1 .................................................................................................... 32
4.2.2. Phươngán 2 ................................................................................................... 36
4.3. TÍNH TOÁN PHƯƠNG ÁN 1 .......................................................................... 38
4.3.1. Tính toán lưu lượng ....................................................................................... 39

4.3.2. Rổ chắn rác ..................................................................................................... 39
4.3.3. Hố thu nước thải sản xuất .............................................................................. 39
4.3.4. Bể trung gian sau lắng ................................................................................... 40
4.3.5. Bể trộn ............................................................................................................ 40
4.3.6. Bồn lọc áp lực ................................................................................................. 41
4.3.7. Bể khử trùng .................................................................................................. 41
4.3.8. Bể điều hòa ..................................................................................................... 42
4.3.9. Bể Aerotan ...................................................................................................... 43
4.3.10. Bể lắng 1 ....................................................................................................... 44
4.3.11. Bể lắng 2 ....................................................................................................... 45

iii


4.3.12. Bể phản ứng .................................................................................................. 46
4.3.13. Sân phơi bùn................................................................................................. 46
4.4. TÍNH TOÁN KINH TẾ PHƯƠNG ÁN 1......................................................... 47
4.5. TÍNH TOÁN PHƯƠNG ÁN 2 .......................................................................... 48
4.5.1. Bể SBR ............................................................................................................ 48
4.5.2. Bể trung gian sau SBR ................................................................................... 49
4.5.3. Tính toán kinh tế phương án 2 ...................................................................... 49
4.6. LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN .............................................................................. 50
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 52
5.1. KẾT LUẬN ........................................................................................................ 52
5.2. KIẾN NGHỊ....................................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 54
PHỤ LỤC 1. TÍNH TOÁN CHI TIẾT CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ ................ 57
PHỤ LỤC 2. TÍNH TOÁN KINH TẾ .................................................................. 106
PHỤ LỤC 3. HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH ........................................................... 121
PHỤ LỤC 4: BẢN VẼ THIẾT KẾ........................................................................ 128


iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BOD

: Nhu cầu oxy sinh hóa (Biochemical Oxygen Demand)

COD

: Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)

F/M

: Tỷ số thức ăn/ vi sinh vật (Food and microorganism ratio)

SS

: Cặn lơ lửng (Suspended Solids)

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
HTXLNT : Hệ thống xử lý nước thải
XLNT


: Xử lý nước thải

VSV

: Vi sinh vật

TCXD

: Tiêu chuẩn xây dựng

TNHH

: Trách nhiễm hữu hạn

BTCT

: Bê tông cốt thép

SBR

: Bể sinh học hoạt động gián đoạn theo mẻ (Sequencing Batch Reactor)

USBF

: Công nghệ sinh học kết hợp lọc ngược dòng (The Upflow Sludge Blanket)

UASB

: Bể sinh học kỵ khí có dòng chảy ngược qua lớp bùn (Upflow Anaerobic


Sludge Blanket)
TTCN

: Trung tâm công nghệ

QLMT

: Quản lý môi trường

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thống kê nhiên liệu phục vụ cho hoạt động của cơ sở............................. 8
Bảng 2.2. Thống kê nguyên liệu, hóa chất phục vụ cho hoạt động của cơ sở .......... 9
Bảng 2.3. Danh mục máy móc thiết bị ...................................................................... 9
Bảng 3.1.Đặc trưng nước thải của Công Ty ........................................................... 17
Bảng 3.2. Các phương pháp xử lý nước thải .......................................................... 18
Bảng 4.1. Đặc trưng nước thải của Công Ty .......................................................... 31
Bảng 4.2. Bảng hiệu suất dự kiến theo phương án 1 ............................................. 33
Bảng 4.3. Thời gian làm việc của từng bể SBR....................................................... 48
Bảng 5.1. Bảng so sánh hiệu quả kinh tế 2 phương án xử lý.................................. 50
Bảng 5.2. Sự vượt chuẩn về chất lượng nước thải đã xử lý qua hai phương án .............. 51

vi


CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1.


ĐẶT VẤN
Tài nguyên nước của Việt Nam khá lớn với 32,5 tỷ m3/năm, Do đó tài nguyên

thủy sản ở việt nam cũng rất phong phú. Để khai thác được loại thủy sản này, từ
xưa ông cha ta đã có rất nhiều phương pháp khai thác khác nhau, nào là chài, giăng
lưới,…
Do đó việc khai thác thủy sản là một ngành triển vọng trong nền kinh tế ở Việt
Nam
Xuất phát từ nhu cầu đó Công Ty TNHH Dệt Lưới Đánh Cá NamYang đã Sản
xuất ra nhiều loại lưới phục vụ cho việc khai thác thủy sản. Việc sản xuất lưới giúp
cho người ngư dân dễ ràng hơn cho việc đánh bắt thủy sản.
Bên cạnh những đóng góp tích cực của Công Ty, việc sản xuất Lưới đã thải ra
một lượng lớn nước thải gây ra không ít lo ngại cho người dân sống xung quanh
khu vực nhà máy và làm các nhà lãnh đạo phải đau đầu về các vấn đề môi trường.
Nước thải gồm rất nhiều thành phần sống, các hợp chất hữu cơ, vô cơ và có độ
PH thấp…Các thành phần ô nhiễm này liên tục tương tác với nhau tạo ra các thành
phần mới, chất mới với những nguy cơ mới. Nước thải ô nhiễm cũng làm không
khí xung quanh ô nhiễm, lây lan nhanh khó kiểm soát. Đây là tình trạng đáng lo
ngại cho vấn đề vệ sinh môi trường hiện nay.
Vấn đề là làm thế nào để ngành công nghiệp này có thể vừa mang lại hiệu quả
kinh tế vừa không gây ảnh hưởng đến môi trường vì đa phần việc cải tiến công
nghệ sản xuất ở các ngành công nghiệp giúp tăng công suất sản xuất, sản phẩm
làm ra nhiều hơn đồng thời lượng chất thải phát sinh cũng gia tăng tương ứng nếu
không được xử lý tốt sẽ làm ảnh hưởng xấu tới môi trường và sức khỏe con người.
Vì những lý do trên tác giả chọn đề tài: “Thiết kế hệ thống xử lý nước thải
Công Ty TNHH Dệt Lưới Đánh Cá NamYang” cho luận văn tốt nghiệp kỹ sư
chuyên ngành kỹ thuật môi trường của mình.

1



1.2.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngăn ngừa hoặc giảm thiểu những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do nước

thải sản xuất ngành lưới. Đồng thời áp dụng thiết kế vào việc xử lý nước thải của
Công Ty TNHH Dệt Lưới Nam Yang.
1.3.

MỤC TIÊU

 Tìm hiểu đặc trưng của nước thải của Công Ty TNHH Dệt Lưới Đánh Cá Nam
Yang.
 Đề xuất phương án thiết kế xây dựng hệ thống xử lý nước thải(XLNT) công
suất 96 m3/ngđ.
 Thiết kế hệ thống XLNT cho công suất 96m3/ngđ đạt loại A QCVN
24:2009/BTNMT
1.4.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

 Tổng quan về Công Ty TNHH Dệt Lưới Đánh Cá Nam Yang.
 Tổng quan về ngành Dệt Lưới
 Xác định lưu lượng, thành phần, đặc tính nước thải của Công Ty Dệt Lưới
Đánh Cá Nam Yang.
 Lựu chọn công nghệ xử lý nước thải phù hợp để xử lý thành phần ô nhiễm
trong nước thải
 Tính toán các công trình đơn vị đã chọn
 Thể hiện về mặt bằng, mặt cắt, bản vẽ chi tiết các công trình hạng mục trên giấy

A2 .
 Tính toán chi phí xây dựng, thi công, vận hành hệ thống xử lý nước thải.
1.5.

PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

 Phương pháp thu thập số liệu: Khảo sát thực địa, thu nhập, tổng hợp và xử lý
số liệu, từ đó xác định lưu lượng, các đặc điểm nước thải tại Công Ty TNHH
dệt lưới đánh ca Nam Yang.
2


 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Lấy mẫu và phân tích nhằm xác định
thông số tính chất, thành phần nước thải. Thực tập thực tế tại Công Ty và kết
hợp thu thập tài liệu từ thầy cô, Sách và Internet… nhằm phục vụ cho việc thiết
kế hệ thống xử lý nước thải.
 Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu: Thống kê, tổng hợp số liệu thu
thập và phân tích để đưa ra công nghệ xử lý phù hợp;
 Phương pháp so sánh: So sánh ưu, nhược điểm của công nghệ xử lý hiện có
và đề xuất công nghệ xử lý nước thải phù hợp;
 Phương pháp toán: Sử dụng công thức toán học để tính toán các công trình
đơn vị trong hệ thống xử lý nước thải, tính toán chi phí xây dựng, vận hành
trạm xử lý;
 Phương pháp đồ họa: Dùng phần mềm AutoCad để mô tả kiến trúc công nghệ
xử lý nước thải.
 Word: phục vụ cho việc trình bày luận văn
 Excel: để thực hiện việc tính toán và trình bày các bảng số liệu.
1.6.

GIỚI HẠN ĐỀ TÀI


 Giới hạn về mặt không gian: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nước thải
ngành Dệt Lưới của Công Ty TNHH Nam Yang.
 Giới hạn về mặt thời gian: Đề tài được thực hiện trong thời gian từ
03/2011-07/2011.
 Giới hạn về mặt nội dung: chỉ quan tâm đến các chỉ tiêu sau: COD, BOD, SS,
Độ màu, nhiệt độ, Ph.
1.7.

Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

 Ý nghĩa khoa học
Đề xuất phương án xử lý nước thải cho Công Ty TNHH Dệt Lưới Đánh Cá
Nam Yang và cũng như những nguồn nước thải khác có tính chất tương tự.

3


Góp phần giảm thiểu ô nhiễm so nước thải ngành Dệt lưới và bảo vệ môi
trường.
 Ý nghĩa thực tiện
Đề xuất phương án xử lý nước thải cho Công Ty TNHH Dệt Lưới Đánh Cá
Nam Yang, đảm bảo xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn QCVN 24- 2009, cột A và là cơ
sở để Công Ty hoàn thành hồ sơ xin giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.
Việc xây dựng và vận hành tốt hệ thống xử lý nước thải sẽ giảm bớt chi phí cho
việc đóng phạt, đóng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

4



CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
2.1.

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH DỆT LƯỚI ĐÁNH CÁ NAMYANG

2.1.1.Thông tin liên lạc
Tên cơ sở: Công Ty TNHH Dệt Luới Đánh Cá Nam Yang
Địa Chỉ: 1290 Kha Vạn Cân, Phương Linh Trung, Quận Thủ Đức, Tp.HCM
Điện thoại: 38960553

Fax: 38963209

Email:
Tổng giám đốc / Giám đốc : Ông. Young Soo Park
Giấy chứng nhận đầu tư số 411043000216
Đăng ký tại: Uỷ ban nhân dân Thành Phố Hồ Chí Minh
Ngày cấp:25/6/2007
Hình thức đầu tư: Công Ty TNHH
Tổng số lao động: 140 người
Công Ty làm việc mỗi ngày 3 ca: ca 1 từ 6h đến 14h, ca 2 từ 14h đến 22h, ca 3
từ 22h đến 6h.
2.1.2. Địa điểm hoạt động
a. Vị trí cơ sở
Cơ sở nằm trên địa bàn Quận Thủ Đức - là cửa ngõ phía bắc của Thành Phố,
nơi tập trung nhiều công trình giao thông nối liền Thành Phố với các tỉnh phía Bắc
và Đông Bắc. Cơ sở tọa lạc tại địa chỉ 1290 Kha Vạn Cân, Phường Linh Trung,
Quận Thủ Đức Thành Phố Hồ Chí Minh.
b. Diện tích khuôn viên của cơ sở
Cơ sở có tổng diện tích là 7211m2. Trong đó diện tích xây dựng nhà xưởng là
4000m2.


5


2.1.3. Tính chất và qui mô hoạt động
Cơ sở hoạt động ngành nghề sản xuất và gia công lưới đánh bắt các loại thủy
sản, sợi chỉ nylon, dây đai, dây thừng các loại
Công suất sản xuất của cơ sở: 600 tấn sản phẩm/ năm.
Sản phẩm:
-Lưới nylon gút đơn
- Lưới nylon gút đôi
- Lưới P.E
- Lưới nylon Mono sợi mảnh
- Lưới rê (dây câu giăng) câu cá
- Lưới tổng hợp nylon và P.E
- Lưới bảo vệ và lưới dùng trong thể thao
- Lưới nông nghiệp
- Lưới ngư nghiệp
- Lưới cuộn

6


2.2.

TỔNG QUAN VỀ NGHÀNH LƯỚI

2.2.1. Quy trình công nghệ sản xuất của Công Ty

Nguyên liệu


Đầu vào

nhựa poly amid

Đầu ra

Máy Phun

Máy Cán

Sợi Tơ

Se Chỉ

Sợi chỉ nylon

Lưới

Dệt Lưới
lưới đã nhuộm màu

Nước sạch
Thuốc nhuộm hóa học

Nhuộm màu

SoDa
Máy Căng


Đóng Gói

7

nước thải có chứa
thuốc nhuộm


2.2.2. Các loại thuốc nhuộm phổ biến trong ngành dệt nhuộm
Thuốc nhuộm dùng trong công nghệ dệt nhuộm có nhiều loại, chúng có thể là
dạng tan hoặc phân tán trong dung dịch. Tỷ lệ màu của thuốc nhuộm gắn vào sợi từ
50 – 98%. Phần còn lại đi vào nước thải. Dưới đây là một số loại thuốc nhuộm phổ
biến:


Thuốc nhuộm hoạt tính.



Thuốc nhuộm trực tiếp



Thuốc nhuộm hoàn nguyên



Thuốc nhuộm phân tán




Thuốc nhuộm lưu huỳnh



Thuốc nhuộm axit



Thuốc in, nhuộm pigment

Khâu nhuộm: hóa chất sử dụng trong khâu này bao gồm: thuốc nhuộm hoạt tính
và thuốc nhuộm hoàn nguyên, NaSO 4 , Na 2 CO 3 , softening, axit acetic.
2.2.3. Nguyên, nhiên liệu sử dụng
 Hệ thống cấp điện: Nguồn điện phục vụ cho cơ sở lấy từ mạng lưới điện Quốc
gia, qua mạng lưới cung cấp của chi nhánh điện Thủ Đức .
 Dầu DO sử dụng cho lo hơi
Bảng 2.1. Thống kê nhiên liệu phục vụ cho hoạt động của cơ sở
STT

Loại nhiên liệu

Đơn vị tính

Khối lượng/tháng

1

Dầu DO


lít

6.000-7.000

2

Điện

KW

100.000

Nguồn: theo Công Ty TNHH Dệt Lưới Đánh Cá NamYang
 Nhu cầu các nguyên liệu, hóa chất sử dụng cho quá trình sản xuất của Cơ sở
như sau:

8


Bảng 2.2. Thống kê nguyên liệu, hóa chất phục vụ cho hoạt động của cơ sở
STT

Loại nhiên liệu/ hóa
chất

Đơn vị
tính

Sợi đơn Filament tổng hợp


1

chất

Khối lượng/hoá

Tấn

50

2

Na 2 CO 3

kg

300

3

CH 3 COOH

kg

200

4

Chất huỳnh quang


Kg

50

5

Chất hồ lưới

Kg

100

6

Thuốc nhuộn

kg

200

Nguồn: theo Công Ty TNHH Dệt Lưới Đánh Cá NamYang
 Nhu cầu về nước
Cơ sở sử dụng nguồn nước ngầm phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của

o

công nhân viên.
Theo nhu cầu sử dụng thực tế phục vụ cho các hoạt động hằng ngày của cơ

o


sở: nước sinh hoạt của 140 công nhân viên, nước cho hoạt động sản xuất, lượng
nước sử dụng hằng ngày của cơ sở dao động trong khoảng 30- 40 m3/ngày.
Bảng 2.3. Danh mục máy móc thiết bị
TT

Tên thiết bị

Số lượng

Nước sản xuất

1

Máy se chỉ

25

Hàn Quốc

2

Máy dệt lưới

40

Hàn Quốc

3


Máy căng

03

Hàn Quốc

4

Máy nhuộm

04

Hàn Quốc

5

Nồi hơi

01

Hàn Quốc

Nguồn: theo Công Ty TNHH Dệt Lưới Đánh Cá NamYang

9


2.3.

CÁC NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY


2.3.1. Các nguồn phát sinh bụi và khí thải
Hiện tại, môi trường không khí tại Công Ty bị ảnh hưởng các nguồn sau:
 Nguồn phát sinh khí thải từ hoạt động các phương tiện giao thông
Nguồn phát sinh khí thải chủ yếu từ khói thải do hoạt động của các phương
tiện giao thông vận chuyển nguyên vật liệu ra vào khuôn viên làm phát sinh một
lượng khí thải do hoạt động của động cơ. Các loại khí thải phát sinh do quá trình
đốt nhiên liệu ( Xăng, Dầu..) vận hành các động cơ này chủ yếu là COx, NOx,
SOx, Bụi.
Các loại khí thải phát sinh này khi phát tán vào môi trường sẽ làm ô nhiễm
không khí, làm gia tăng nồng độ các khí này trong bầu khí quyển. Bên cạnh đó, các
khí này cũng kết hợp với nhau và kết hợp với các yếu tố khác trong môi trường như
nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng.. tạo nên các chất ô nhiễm thứ cấp cho môi trường.
 Mùi hôi tại điểm tập kết rác
Tại khu vực lưu trữ chất thải rắn trước khi được vận chuyển khỏi cơ sở, các
chất hữu cơ có trong chất thải sẽ phân hủy, làm phát sinh các khí H 2 S, CH 4 ,
Mercaptan,.. gây ra mùi hôi cho khu vực này, đồng thời thu hút các sinh vật gây
bệnh như ruồi, muỗi, kiến, gián,..
 Khí thải sinh ra trong quá trình đốt nồi hơi
Tuy thuộc vào quá trình đốt (cháy hoàn toàn hoặc không hoàn toàn) mà thành
phần khí thải ra môi trường sẽ khác nhau.
o

Nếu đốt cháy hoàn toàn thì sản phẩm thải ra chủ yếu là CO 2 , hơi H 2 O và các
khí NOx, SOx.

o

đốt cháy không hoàn toàn thì có thể sinh ra các loại bụi li ti dạng hạt, các muội
khói và các khí chủ yếu là COx, NOx, SOx, CxHx…


Đánh giá tác động của bụi và khí thải đến môi trường và sức khỏe của con người:
• Tác động đến khí hậu

10


Trong những năm gần đây, thế giới quan tâm rất nhiều đến vấn đề ô nhiễm do
khí thải. Các tài liệu nghiên cứu cho thấy nhiệt độ trái đất nóng dần lên do hiệu ứng
nhà kính mà nguyên nhân không là gì khác ngoài các khí thải từ các ngành công
nghiệp thương mại, dịch vụ: các gốc acid COx, NOx, SOx có trong thành phần khí
tạo thành các đám mây acid, dẫn đến mưa acid cục bộ. Khí NOx góp phần làm
thùng tầng Ozone, CO 2 gây hiệu ứng nhà kính, làm tăng nhiệt độ dẫn băng tan làm
dâng mực nước biển…
• Tác động đến sức khỏe con người:
Các khí SOx: là những chất ô nhiễm kích thích, thuộc loại nguy hiểm nhất trong
các chất ô nhiễm không khí, ở nồng độ thấp SO 2 có thể gây co giật ở cơ trơn của
khí quản.
Khí NO 2 : là một kích thích mạnh đường hô hấp. Khi ngộ độc cấp tính bị ho dữ
dội, nhức đầu gây rối loạn tiêu hóa. Một số trường hợp gây rát hay đổi máu, tổn
thương hệ thần kinh, gây biến đổi cơ tim. Tiếp xúc lâu dài có thể gây viêm phế
quản thường xuyên, phá hủy răng, gây kích thích niên mạc. Ở nồng độ cao 100
ppm có thể gây tử vong.
Oxit Cacbon CO: người và động vật có thể chất đột ngột khí tiếp xúc hít thở
phải khí CO, do nó tác dụng mạnh với hemoglobin (Hb) thành
Cacboxylhemoglobin dẫn đền giảm khả năng vận chuyển oxy của máu đến các tổ
chức, tế bào. Ngoài ra, CO còn có tác dụng với sắt trong xytochrom-oxydaz-men
hô hấp có chức năng hoạt hóa oxy – làm bất hoạt men, làm sự thiếu oxy càng trầm
trọng. Khí CO 2 khi tác dụng với hơi ẩm tạo thành H 2 CO 3 có thể gây ăn mòn da.
Các nhiên liệu như gas, dầu DO làm tăng nguy cơ cháy nổ, là hợp chất nên khi

kết hợp với nhau hoặc với các loại chất khí khác có trong khí quyển như NO2,
CO 2 , ánh sang, nhiệt độ, … tạo ra các ô nhiễm thứ cấp, gây ra những tác động
nghiêm trọng đối với thành phần và chất lượng của môi trường.
2.3.2. Nguồn phát sinh tiếng ồn
Do đặt thù là môi trường sản xuất nên Công Ty là một trong những nơi phát
sinh những tiếng ồn. Một trong số những hoạt động phát sinh ra tiếng ồn là:

11


- Hoạt động của các phương tiện lưu thông ra vào Cơ sở (xe tải vận chuyển
nguyên nhiên liệu, xe chở hang hóa…)
- Sự va chạm hàng hóa trong vận chuyển, sắp xếp.
- Tiếng ồn do chạy máy phát điện trong trường hợp mất điện.
- Hoạt động của công nhân trực tiếp sản xuất.
- Tiếng ồn do hoạt động giao thông trên các tuyến đường đi ngang qua Công Ty.
-

Tiếng ồn phát sinh trong phân sưởng dệt.

2.3.3 . Nguồn phát sinh chất thải rắn và chất thải nguy hại
a. chất thải rắn sinh hoạt
Thành phần chủ yếu trong chất thải rắn sinh hoạt tại Cơ sở bao gồm:
 Các hợp chất có nguồn gốc hữu cơ như thực phẩm, rau quả, thức ăn dư thừa…
 Các hợp chất có nguồn gốc giấy, ni long từ các loại keo gói đựng đồ ăn, thức
uống, báo…
 Các hợp chất vô cơ như nhựa, plastic, PVC, thủy tinh,…
 Kim loại như các loại vỏ hộp, dây điện…
Tại Cơ sở luôn bố trí các nhân viên vệ sinh được phân phân công thu gom rác
thải rơi vãi đổ bỏ đúng nơi qui định. Từng khu vực trong cơ sở có đặt các thùng

đựng rác, sau giữa ngày hoặc cuối ngày nhân viên vệ sinh sẽ tiến hành thu gom, tập
trung lại và sau đó Cơ sở thực hiện hợp đồng với Công Ty Dịch vụ Công ích địa
phương. Định kì xe chở rác của Công Ty Dịch vụ Công Ích sẽ đến chở đồ đúng nơi
quy định.
Lượng rác thải sinh hoạt của Cơ sở trung bình khoảng 50 kg/ngày.
b. chất thải nguy hại
Trong quá trình hoạt động, Cơ sở có phát sinh ra một lượng nhỏ chất thải được
xem là chất thải nguy hại. Chất thải nguy hại tại cơ sở bao gồm:
 Cặn thừa mực in từ các máy in văn phòng

12


 Dầu nhớt thải bỏ từ các thiết bị máy móc.
 Các bóng đèn huỳnh quang, bóng đèn compact, đèn trang trí.
 Pin, ắc quy thải chứa chì.
Lượng chất thải nguy hại của Cơ sở trung bình khoảng 100 kg giẻ lau/tháng, bóng
đèn huỳnh quang thải khoảng 15 cái/tháng
2.3.4. Nguồn phát sinh nước thải
Nước thải phát sinh từ các nguồn:
a. nước mưa chảy tràn
Nước mưa chảy tràn được qui ướt là nước sạch
b. Nước thải sản xuất
Nước thải sản xuất của Công Ty được phát sinh chủ yếu sau các công đoạn,
nhuộm lưới. Thành phần cơ bản của nước thải này có chứa nhiều loại phẩm nhuộm
và các trợ chất dư thừa được sự dụng trong quá trình sản xuất, các chất hữu cơ hòa
tan và cặn lơ lửng. Đặt trưng của nước thải này có nhiệt độ cao, độ màu cao, pH
thấp và nồng độ COD tương đối cao.
Lưu lượng nước thải sản xuất hằng ngày của Cơ sở khoảng 32m3/ngày.
c. Nước thải sinh hoạt

Nước thải phát sinh trong quá trình sinh hoạt của cán bộ công nhân viên làm
việc trong Công Ty. Thành phần và tính chất nước thải sinh hoạt của Công Ty cũng
giống như các nhà máy xí nghiệp và các cụm dân cư khác. Nước thải này chứa chủ
yếu các chất cặn bã, các chất dinh dưỡng (N,P) các chất rắn lơ lửng (SS), các chất
hữu cơ (BOD 5, COD và các vi khuẩn), nếu không được xử lý trước khi thải ra
ngoài sẽ gây ô nhiễm nặng tới môi trường.
• Tác động của nước thải:
 Nước thải sinh hoạt có các thành phần thải vượt quá tiêu chuẩn qui định, có thể
gây ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận do hàm lượng hữu cơ cao, lượng cặn lơ lửng
lớn và chứa các vi khuẩn ký sinh thường có trong ruột của người như EColi,

13


Samonella … đi vào nước thải theo phân và nước tiểu, đó là những vi sinh vật
có khả năng gây gây bệnh.
 Hàm lượng hữu cơ cao trong nước thải sinh hoạt sau một thời gian tích lũy sẽ
lên men, phân hủy tạo ra các khí mùi và đặt trưng, ảnh hưởng đến mỹ quan môi
trường.
 Mặt khác, nước thải chứa nhiều chất hữu cơ sẽ là môi trường thuận lợi cho vi
trùng phát triển. Khi thoát ra môi trường sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, làm cho
nguồn nước không thể sử dụng vào những mục đích khác được.
2.3.5. Khả năng gây cháy nổ
Các nguyên nhân dẫn đến cháy nổ có thể do:
 Vứt bừa tàn thuốc hay những nguồn lửa khác vào khu vực chứa nguyên vật liệu
dễ cháy nói chung.
 Tàng trữ nhiên liệu không đúng qui định
 Các nguyên liệu cho hoạt động văn phòng là các loại mực in nên khả năng bắt
cháy rất cao khi có hỏa hoạn xảy ra
 Sự cố về các thiết bị điện: dây trần, dây điện, động cơ, quạt… bị quá tải trong

quá trình vận hành, phát sinh nhiệt và dẫn đến cháy
Do vậy doanh nghiệp rất chú trọng đến các công tác phòng cháy chữa cháy để
đảm bảo an toàn trong lao động khi nhập kho và hạn chế những mất mát, tổn thất có
thể xảy ra.
2.4.

BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU ĐANG ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY

Biện pháp giảm thiểu và xử lý các tác động môi trường tiêu cực đang áp dụng
2.4.1. Đối với khí thải
 Chất thải rắn sinh hoạt được thu gom và vận chuyển đến nơi xử lý hằng ngày
nên hạn chế được mùi phát sinh từ phòng chứa rác.
 Các đường lưu thông nội bộ được đổ bêtông nên giảm được tải trọng ô nhiễm
bụi trong quá trình vận chuyển nguyên liệu trong khuôn viên của cơ sở
14


 Lắp đặt máy thông gió trong khu văn phòng để tăng cường độ thông thoáng
trong nội bộ của cơ sở.
 Thường xuyên vệ sinh nền của cơ sở và thu gom chất thải rắn để hạn chế tối đa
bụi phát tán vào không khí.
 Trang bị khẩu trang cho các nhân viên trực tiếp làm việc trong khu vực nhiều
bụi thải và khí thải.
 Trồng cây xanh trong khuôn viên cơ sở để điều hòa không khí, tạo vẻ mỹ quan,
hạn chế mức ô nhiễm phát sinh.
2.4.2. Đối với tiếng ồn
các máy móc thiết bị được sử dụng trong cơ sở tạo ra tiếng ồn khá lớn.Do đó cơ
sở đang áp dụng các biện pháp sau.
 Bố trí các máy móc một cách hợp lý, tránh để các máy gây tiếng ồn hoạt động
cùng một lúc gây nên sự cộng hưởng tiếng ồn.

 Bảo dưỡng máy móc theo định kỳ để hạn chế tiếng ồn như kiểm tra độ mài mòn
các chi tiết máy, luôn tra dầu mở bôi trơn các máy và thay thế các chi tiết bị mài
mòn.
 Sử dụng máy móc hiện đại với độ cách âm tốt và ít phát sinh tiếng ồn
2.4.3 . Đối với chất thải rắn và chất thải nguy
Tại Công Ty thực hiện công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn
nguy hại. Chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu là thức ăn dư thừa, rau củ, quả thừa, thức ăn
hư hỏng… và các bao bì, giấy vụn….Chất thải rắn sinh hoạt được thu gom vào những
giỏ rác nhỏ có nắp đậy đặt rải rác trong các khu vực của cơ sở trước khi được thu gom
vào thùng chứa rác sinh hoạt.
Chất thải rắn sinh hoạt được Công Ty hợp đồng với Công Ty Dịch vụ Công Ích
địa phương thu gom và vận chuyển đến nơi xử lý theo quy định.
Đối với chất thải nguy hại Công Ty thu gom tập trung lại và bán cho tư nhân.

15


×