Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẬP TRUNGKHU CÔNG NGHIỆP NHƠN HỘI TỈNH BÌNH ĐỊNH CÔNG SUẤT 4000 M 3 NGÀY ĐÊM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 142 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI :

THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẬP TRUNG
KHU CÔNG NGHIỆP NHƠN HỘI TỈNH BÌNH ĐỊNH
CÔNG SUẤT 4000 M3/NGÀY ĐÊM

Người thực hiện:Lê Thị Hằng
Mã số sinh viên : 07127043
Ngành

: Kỹ thuật môi trường

TP. HCM 07/201


THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẬP TRUNG
KHU CÔNG NGHIỆP NHƠN HỘI – TỈNH BÌNH ĐỊNH
CÔNG SUẤT 4000M3/NGÀY.ĐÊM.

Tác giả

LÊ THỊ HẰNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu


cấp bằng Kỹ sư ngành Kỹ Thuật Môi Trường

Giáo viên hướng dẫn
Th.S PHẠM TRUNG KIÊN

TP. HCM 07/2011


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Nhơn Hội - Bình Định, công suất 4000m3/ngđ

LỜI CẢM ƠN
Sau bốn năm học tập và rèn luyện tại khoa Môi Trường và Tài Nguyên
Truờng đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, em đã được trang bị nhiều kiến
thức và kinh nghiệm sống quí báu làm hành trang tuơng lai của mình. Đặc biệt, luận
văn tốt nghiệp là một cột mốc quan trọng trong quá trình học tập và rèn luyện của
sinh viên, là điểm kết thúc của một quá trình học tập và phấn đấu nhưng cũng là
điểm khởi đầu cho bước đường tương lai sau này của sinh viên chúng em.
Để hoàn thành tốt khóa luận này, đầu tiên, em gửi lời cảm ơn đến toàn bộ
Thầy Cô khoa Môi Trường và Tài Nguyên, những người thầy đã dạy dỗ và truyền
đạt kiến thức cũng như kinh nghiệm sống cho chúng em. Đặc biệt, em xin gửi lời
cảm ơn chân thành nhất đến Thầy Phạm Trung Kiên Người Thầy đã tận tình hướng
dẫn và truyền đạt nhiều kiền thức cho em, đã giúp em hoàn thành khóa luận này.
Cảm ơn các Anh Chị làm ở KCX Linh Trung II đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo
mọi điều kiện cho em trong thời gian thực tập tốt nghiệp.
Cảm ơn gia đình những người luôn là chỗ dựa vững chắc là nguồn động viên
lớn nhất cho tôi trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp.
Sau cùng, Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các bạn, tất cả thành viên lớp
DH07MT, các bạn là những người bạn tuyệt vời, luôn bên cạnh, động viên và giúp
đỡ tôi mọi lúc tôi cần. Cảm ơn các bạn rất nhiều.
Dù đã rất cố gắng nhưng không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót, rất mong nhận

được sự góp ý và sửa chữa của thầy cô và các bạn về khóa luận tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn!!!

Tp. HCM, ngày 10 tháng 07 năm 2011

SVTH: Lê Thị Hằng

- i-


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Nhơn Hội - Bình Định, công suất 4000m3/ngđ

TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Cùng với sự phát triển kinh tế và quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới
trong bối cảnh hiện nay, hàng loạt các KCN - KCX được đầu tư và mở rộng. Đồng
hành với sự phát triển vượt bậc đó là việc phải giải quyết các vấn đề môi trường
phát sinh hàng ngày, đặc biệt là các nguồn thải từ các nhu cầu sinh hoạt, hoạt động
sản xuất của KCN - KCX. Trong đó, nước thải là một vấn đề khá nổi cộm cần được
quan tâm hàng đầu. KCN Nhơn Hội là một KCN lớn góp phần rất lớn cho sự phát
trển kinh tế xã hội của tỉnh Bình Định nói riêng và của cả nước nói chung. Mục tiêu
hàng đầu của KCN Nhơn Hội đặt ra là làm sao vừa phát triển kinh kế vừa bảo vệ
môi trường bền vững. Chính vì thế KCN Nhơn Hội luôn luôn chú trọng đến vấn đề
bảo vệ môi trường đặc biệt là về vấn đề nước thải của KCN.
Đề tài “Thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Nhơn Hội công suất
4000m3/ngày.đêm” nhằm đáp ứng nhu cầu trên.
Tính chất của nước thải KCN rất phức tạp, có sự dao động lớn, hàm lượng
BOD5, SS cao. Bên cạnh đó, nước thải còn chứa các thành phần độc hại như kim
loai nặng, hóa chất… khó mà xử lý triệt để bằng quá trình sinh học hay ảnh hưởng
tiêu cực tới hiệu quả xử lý của quá trình trên.
Trong khóa luận tốt nghiệp này, đề xuất 2 phương án với những công nghệ

tham khảo từ các hệ thống XLNT đang vận hành với hiệu quả xử lý đạt tiêu chuẩn.
Công nghệ được sử dụng để xử lý nước thải KCN thường áp dụng là kết hợp giữa
hai quá trình hóa lý và sinh học bao gồm các công trình như: bể keo tụ - tạo bông,
bể Aeroten bùn hoạt tính (Aeroten truyền thống), bể Aeroten dính bám, bể USBF,
bể Unitank, Mương Oxy hóa, bể lọc... Từ đó, đề xuất 2 phương án xử lý nước thải
KCN Nhơn Hội công suất 4000m3/ngày.đêm, với:
 Phương án 1: Nước thải  Chắn rác thô Hầm bơm  Chắn rác tinhBể
tách dầu Bể keo tụ tạo bông  Bể lắng 1  Bể USBF  Bể Khử Trùng  Hồ
sinh học  Đầm Thị Nại.
 Phương án 2: Nước thải  Chắn rác thô Hầm bơm  Chắn rác tinh Bể
tách dầu Bể keo tụ tạo bông  Bể lắng 1  Bể Anoxic Bể Aerotank  Bể
lắng 2  Bể Khử Trùng  Hồ sinh học  Đầm Thị Nại.

SVTH: Lê Thị Hằng

- ii-


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Nhơn Hội - Bình Định, công suất 4000m3/ngđ

Qua tính toán, phân tích về mặt kỹ thuật, kinh tế và vận hành đã lựa chọn
phương án 1 với lý do :
 Tính khả thi cao.
 Vận hành đơn giản.
 Tiết kiệm diện tích mặt bằng.
 Giá thành xử lý 1m3 nước là 5.469 VNĐ, với phương án 2 là 5.739VNĐ/m 3.

SVTH: Lê Thị Hằng

- iii-



Thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Nhơn Hội - Bình Định, công suất 4000m3/ngđ

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... i
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ..................................................................................... ii
MỤC LỤC............................................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... vi
DANH SÁCH BẢNG ........................................................................................... vii
DANH SÁCH HÌNH........................................................................................... viii
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................. 1
1.2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .............................................................. 1
1.3. MỤC TIÊU KHÓA LUẬN ......................................................................... 2
1.4. NỘI DUNG KHÓA LUẬN ......................................................................... 2
1.5. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ................................................................. 2
1.6. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ĐỀ TÀI ........................................................ 2
1.7. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI ...................................................................................... 3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN KHU CÔNG NGHIỆP ........................................... 4
2.1. TỔNG QUAN VỀ KCN TRÊN CẢ NƯỚC ............................................... 4
2.2. TỔNG QUAN KCN NHƠN HỘI ............................................................... 5
2.2.1. Hiện trạng hoạt động và cơ sở hạ tầng ................................................. 5
2.2.1.1. Vị trí địa lý và khí hậu ..................................................................... 5
2.2.1.2. Các ngành nghề dự kiến trong khu công nghiệp. ............................. 7
2.2.1.3. Mục tiêu của KCN ........................................................................... 8
2.2.1.4. Hiện trạng về kinh tế xã hội............................................................. 9
2.2.1.5. Đặc điểm kinh tế xã hội Khu công nghệp ....................................... 10
2.2.1.6. Cơ sở hạ tầng ................................................................................ 10
2.2.2. Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN ..................... 11

2.2.3. Nguồn gốc phát sinh nước thải ........................................................... 12
CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC
THẢI KCN........................................................................................................... 14
3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA NƯỚC THẢI KCN ..................................................... 14
3.2. CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI MỘT SỐ KCN. ............................ 14
3.2.1. Khu công nghiệp Nhơn Trạch II ........................................................ 14
3.2.2. Khu công nghiệp Biên Hòa II............................................................. 16
3.2.3. Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore. ............................................ 20
3.2.4. Khu chế xuất Linh Trung II ............................................................... 22
3.2.5. Khu công nghiệp Tân Tạo .................................................................. 25
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT VÀ TÍNH TOÁN CÁC PHƯƠNG ÁN XÂY DỰNG
HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO KHU CÔNG NGHỆP...................... 29
4.1. CƠ SỞ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ ........................................................ 29
4.1.1. Tiêu chuẩn xử lý ................................................................................. 29
4.1.2. Thành phần, tính chất của nước thải ................................................. 29
4.1.3. Lưu lượng nước thải ........................................................................... 30
4.2. ĐỀ XUẤT DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ .............................................. 30
4.2.1. PHƯƠNG ÁN 1.................................................................................. 32
SVTH: Lê Thị Hằng

- iv-


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Nhơn Hội - Bình Định, công suất 4000m3/ngđ

4.2.2. PHƯƠNG ÁN 2.................................................................................. 35
4.3. TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ......................................................................... 37
4.3.1. Tính toán lưu lượng ............................................................................ 37
4.3.2. Mức độ cần thiết để xử lý .................................................................... 37
4.3.3. Phương án 1........................................................................................ 37

4.3.3.1. Rổ chắn rác ................................................................................... 37
4.3.3.2. Hầm bơm ...................................................................................... 38
4.3.3.3. Song chắn rác tinh ........................................................................ 39
4.3.3.4. Bể tách dầu mỡ ............................................................................. 39
4.3.3.5. Bể điều hòa ................................................................................... 40
4.3.3.6. Bể trộn .......................................................................................... 41
4.3.3.7. Bể phản ứng .................................................................................. 42
4.3.3.8. Bể lắng I........................................................................................ 43
4.3.3.9. Bể USBF ....................................................................................... 44
4.3.3.10. Bể khử trùng ................................................................................ 46
4.3.3.11. Bể chứa bùn sinh học .................................................................. 46
4.3.3.12. Bể chứa bùn hóa lý ...................................................................... 47
4.3.3.13. Hồ sinh học. ................................................................................ 48
4.3.4. Phương án 2........................................................................................ 48
4.3.4.1. Bể Anoxic ...................................................................................... 48
4.3.4.2. Bể aerotank ................................................................................... 49
4.3.4.3. Bể lắng 2 ....................................................................................... 50
4.4. TÍNH TOÁN KINH TẾ ............................................................................ 51
4.4.1 Dự toán kinh tế cho phương án 1 ........................................................ 51
4.4.1.1. Chi phí đầu tư cơ bản .................................................................... 51
4.4.1.2. Chi phí quản lý vận hành............................................................... 52
4.4.1.3. Khấu hao tài sản và lãi suất .......................................................... 52
4.4.1.4. Giá thành xử lý cho 1m3 nước thải đã xử lý ................................... 52
4.4.2. Dự toán kinh tế cho phương án 2 ....................................................... 52
4.4.2.1. Chi phí đầu tư cơ bản .................................................................... 52
4.4.2.2. Chi phí quản lý vận hành............................................................... 53
4.4.2.3. Khấu hao tài sản và lãi suất .......................................................... 53
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 55
5.1. KẾT LUẬN ............................................................................................... 55
5.2. KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 55

TÀI LIỆU KHAM KHẢO .................................................................................. 57
PHỤ LỤC............................................................................................................. 58
PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH CÁC DỰ ÁN.......................................................... 59
PHỤ LỤC 2- HIỆU SUẤT XỬ LÝ HAI PHƯƠNG ÁN .................................... 62
PHỤ LỤC 3: TÍNH TOÁN CHI TIẾT CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ............. 67
PHỤ LỤC 4: DỰ TOÁN KINH TẾ .................................................................. 111
PHỤ LỤC 5- BẢN VẺ ....................................................................................... 132

SVTH: Lê Thị Hằng

- v-


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Nhơn Hội - Bình Định, công suất 4000m3/ngđ

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOD5

: Nhu cầu oxy sinh hóa 5 (Biochemical Oxygen Demand).

COD

: Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand).

DO

: Oxy hòa tan (Dissolved Oxygen).

F/M


: Tỷ số thức ăn/ vi sinh vật (Food and microorganism ratio).

MLSS

: Chất rắn lơ lửng trong hỗn dịch (Mixed Liquor Suspended Solids).

SS

: Cặn lơ lửng (Suspended Solids).

USBF

: Upflow Sludge Blanket Filter.

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam.

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

VSIP II

: Việt Nam-Singapore II.

TP.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh.


KCN

: Khu công nghiệp.

KCN-KCX : Khu công nghiệp - Khu chế xuất.

SVTH: Lê Thị Hằng

- vi-


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Nhơn Hội - Bình Định, công suất 4000m3/ngđ

DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1: Cơ cấu kinh tế của tỉnh........................................................................ 10
Bảng 3.1. Tiêu chuẩn nước thải đầu vào của các khu công nghiệp .................... 14
Bảng4.1.Thông số thiết kế Khu xử lý nước thải KCN Nhơn Hội......................... 29
Bảng 4.2: Các thông số thiết kế và kích thước rổ chắn rác.................................. 37
Bảng 4.3: Các thông số thiết kế và kích thước hầm bơm ..................................... 38
Bảng 4.4: Các thông số thiết kế và kích thước song chắn rác tinh ...................... 39
Bảng 4.5: Các thông số thiết kế và kích thước song chắn rác tinh ...................... 40
Bảng 4.6: Các thông số thiết kế và kích thước bể điều hòa .................................. 40
Bảng 4.7: Các thông số thiết kế và kích thước bể trộn ......................................... 42
Bảng 4.8: Các thông số thiết kế và kích thước bể phản ứng ................................ 43
Bảng 4.9: Các thông số thiết kế và kích thước bể phản ứng ................................ 43
Bảng 4.10: Các thông số thiết kế và kích thước USBF ........................................ 45
Bảng 4.11: Các thông số thiết kế và kích thước khử trùng .................................. 46
Bảng 4.12. Các thông số thiết kế và kích thước bể chứa bùn .............................. 47
Bảng 4.13: Các thông số thiết kế và kích thước bể chứa bùn .............................. 48
Bảng 4.14: Các thông số thiết kế và kích thước Hồ sinh học............................... 48

Bảng 4.15: Các thông số thiết kế và kích thước bể lắng II .................................. 49
Bảng 4.16: Các thông số thiết kế và kích thước bể Aerotank ............................... 50
Bảng 4.17: Các thông số thiết kế và kích thước bể lắng 2.................................... 51
Bảng 4.18 : Bảng thống kê chi phí đầu tư cơ bản ................................................ 51
Bảng 4.19 : Bảng thống kê chi phí quản lý vận hành .......................................... 52
Bảng 4.20 : Bảng thống kê chi phí đầu tư cơ bản ................................................ 52
Bảng 4.21: Bảng thống kê chi phí quản lý vận hành ........................................... 53

SVTH: Lê Thị Hằng

- vii-


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Nhơn Hội - Bình Định, công suất 4000m3/ngđ

DANH SÁCH HÌNH
Hình 3.1: Sơ đồ công nghệ xử lý của khu công nghiệp Nhơn Trạch .................. 15
Hình 3.2: Sơ đồ công nghệ xử lý của KCN Biên Hòa II. ..................................... 17
Hình 3.3. Sơ đồ công nghệ xử lý của KCN Việt Nam – Singapore. ..................... 22
Hình 3.4. Sơ đồ khối XLNT KCN Linh Trung II. .............................................. 23
Hình 3.5. Sơ đồ hệ thống XLNT KCN Tân Tạo ................................................... 26
Hình 4.1: Sơ đồ qui trình công nghệ phương án 1 .............................................. 32
Hình 4.2: Sơ đồ qui trình công nghệ phương án 2 .............................................. 35

SVTH: Lê Thị Hằng

- viii-


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Nhơn Hội - Bình Định, công suất 4000m3/ngđ


CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
KCN là nơi tập trung nhiều loại hình sản xuất, phát sinh nhiều chất thải nên
công tác xử lý chất thải là không thể bỏ qua. Một trong những chất thải đó cần
được quan tâm là nước thải.
Cần phải nhận thấy rằng, nếu không chú ý và đầu tư thích đáng vào các công
trình xử lý chất, thiệt hại do ô nhiễm môi trường sẽ lớn hơn rất nhiều so với lợi ích
phát triển KCN mang lại. Một trong các nguồn ô nhiễm cần được quan thích đáng là
nước thải sản và sinh hoạt đổ ra từ nhà máy KCN. Vì vậy để phát triển công nghiệp
không làm suy thoái môi trường thì việc đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải
tập trung của KCN là một yêu cầu cần đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững.
Ý thức tốt trách nhiệm bảo vệ môi trường, góp phần phát triển bền vững,
KCN Nhơn Hội, tỉnh Bình Định đã dành ra quỹ đất và vồn đầu tư để xây dựng trạm
xử lý nước thải tập trung.

1.2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước luôn phải gắn liền với công tác bảo
vệ sức khoẻ và môi trường cộng đồng, đây là vấn đề rất quan trọng đã và đang được
sự quan tâm của các ban ngành có liên quan. Trong đó xử lý môi trường tại các
KCN là vấn đề cần quan tâm hàng đầu. KCN Nhơn Hội thuộc thôn Hội Tân, xã
Nhơn Hội, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định được xây dựng với mục tiêu thu hút các
nhà đầu tư, tạo điều kiện phát triển kinh tế và công ăn việc làm cho nhân dân địa
phương khu vực Khu Kinh Tế Nhơn Hội cũng như của tỉnh Bình Định. Trong KCN
bao gồm nhiều nhà máy hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất khác nhau. Do tính
chất đa năng của KCN nên khối lượng và tính chất của các chất thải (khí thải, nước
thải, chất thải rắn) từ đó cũng phức tạp và độc hại.
Xây dựng khu xử lý nước thải tập trung KCN Nhơn Hội nhằm đáp ứng yêu
cầu xử lý nước thải cho KCN, giảm thiểu ô nhiễm và các tác động của KCN đến
môi trường và cộng đồng dân cư xung quanh KCN.


SVTH: Lê Thị Hằng

- 1-


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Nhơn Hội - Bình Định, công suất 4000m3/ngđ

1.3. MỤC TIÊU KHÓA LUẬN
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải KCN Nhơn Hội, tỉnh Bình Định đạt tiêu
chuẩn môi trường (QCVN 24 : 2009/BTNMT, CỘT B) và phù hợp điều kiện thực tế
của KCN.

1.4. NỘI DUNG KHÓA LUẬN
– Tìm hiểu tính chất nước thải đầu vào của hệ thống xử lý nước thải tập trung.
– Xem xét hiện trạng mặt bằng của KCN.
– Tìm hiểu tính chất nước thải và hệ thống xử lý của các KCN khác.
– Đề xuất công nghệ thiết kế xây dựng hệ thống xử lý nước thải trong điều
kiện thực tế.
– Tính toán thiết kế.
– Khai toán giá thành trạm xử lý, triển khai bản vẽ công nghệ.

1.5. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
– Thu thập số liệu, tài liệu.
– Tổng hợp số liệu.
– Phân tích khả thi.
– Lựa chọn công nghệ phù hợp với thành phần, tính chất nước thải, điều kiện
mặt bằng, tiêu chuẩn xả thải, khả năng đầu tư.
– Xử lý số liệu.
– Tính toán và thể hiện.

– Thể hiện các bản vẽ hệ thống xử lý nước thải.
1.6. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ĐỀ TÀI
 Đối tượng: Nước thải tập trung.
 Giới hạn đề tài: Đề tài “Thiết kế hệ thống xử lý nước thải KCN Nhơn Hội,
tỉnh Bình Định” chỉ tiến hành nghiên cứu trong phạm vi sau:
– Không gian: KCN
– Xử lý nước thải tập trung cho KCN.
– Công suất thiết kế: 4000 m3/ngày.

SVTH: Lê Thị Hằng

- 2-


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Nhơn Hội - Bình Định, công suất 4000m3/ngđ

1.7. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI
 Ý nghĩa kinh tế:
Hệ thống xử lý nước thải đúng công suất và tiêu chuẩn qui định giúp tránh
những rắc rối về môi trường nhằm chuyên tâm sản xuất và phát triển kinh tế.
 Ý nghĩa xã hội:
Với thực trạng hiện nay, nguồn tài nguyên nước đang nằm trong tình trạng
khan hiếm, ô nhiễm nguồn nước mặt, hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh… thì vấn đề xử lý ô
nhiễm và bảo vệ nguồn nước là rất cần thiết.
Xử lý một lượng lớn nước thải góp phần bảo vệ môi trường đáng kể. Khi đề
tài này được áp dụng sẽ góp phần bảo vệ nguồn nước và quần xã thủy sinh, nâng
cao chất lượng môi trường sống của con người, góp phần bảo vệ môi trường nói
chung và quản lý nước thải bền vững nói riêng.

SVTH: Lê Thị Hằng


- 3-


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Nhơn Hội - Bình Định, công suất 4000m3/ngđ

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN KHU CÔNG NGHIỆP
2.1. TỔNG QUAN VỀ KCN TRÊN CẢ NƯỚC
Trong những năm gần đây, hệ thống KCN, KCX ở Việt Nam phát triển trong
bối cảnh mới: Việt Nam đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO); Việt Nam đang trở thành địa điểm thu hút các nhà
đầu tư lớn và có uy tín trên thế giới, vấn đề môi trường, lao động trong quá trình
phát triển kinh tế của Việt Nam cũng như của các quốc gia trên thế giới đang diễn
biến phức tạp và ngày càng bức xúc; giá cả, lạm phát, an ninh lương thực trên thế
giới chứa đựng nhiều nhân tố bất ổn... Bối cảnh trong nước và quốc tế đang đặt ra
những cơ hội mới cùng với những thách thức mới cho các KCN, KCX, đòi hỏi các
nhà đầu tư, nhà hoạch định chính sách cần nhận thức đúng đắn và chủ động nắm bắt
cơ hội, khắc phục khó khăn để phát triển ổn định, bền vững các KCN, KCX.
Theo Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Báo cáo số 48/BKHĐT-QLKKT,
ngày 06/01/2011 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình 3 năm thực hiện Nghị
định số 29/2008/NĐ-CP của Chính phủ về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu
kinh tế.), tính đến cuối năm 2010, cả nước đã có 253 khu công nghiệp được thành
lập với tổng diện tích đất tự nhiên gần 70.000 ha; 15 khu kinh tế ven biển được
thành lập với tổng diện tích trên 662.000 ha; 28 khu kinh tế cửa khẩu được thành
lập ở các địa phương có đường biên giới. Tính riêng các khu công nghiệp cả nước
đã thu hút được gần 4.000 dự án đầu tư nước ngoài và 4.700 dự án đầu tư trong
nước với tổng vốn đầu tư đăng ký là 52 tỷ USD và 300.000 tỷ đồng. Tỷ trọng vốn
đầu tư nước ngoài trong khu công nghiệp chiếm trên khoảng 35% tổng vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) trên cả nước; các khu công nghiệp cũng đóng góp từ 20 25% kim ngạch xuất khẩu và từ 30 - 32% giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm của
Việt Nam, giải quyết việc làm cho trên 1,5 triệu lao động trực tiếp.

Hoạt động của các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế ngày càng đa
dạng, phức tạp, bao quát trên nhiều lĩnh vực quy hoạch, đầu tư, xây dựng, môi
trường, thương mại. Các khu công nghiệp ra đời nhằm cung cấp cơ sở hạ tầng, dịch
vụ cho các nhà máy sản xuất. Khu công nghiệp có chức năng tập trung các nhà máy

SVTH: Lê Thị Hằng

- 4-


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Nhơn Hội - Bình Định, công suất 4000m3/ngđ

sản xuất ở một số loại hình nhất định nhằm cách li hoạt động sản xuất với khu dân
cư tạo thuận lợi cho việc kiểm soát môi trường cũng như công tác quản lý.
Tuy nhiên, hoạt động công nghiệp đã thải ra nhiều chất thải vượt quá khả
năng tự làm sạch của môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng, dẫn đến mất cân bằng
sinh thái. Thực tế xây dựng, phát triển, vận hành các KCN và quản lý môi trường
KCN trong những năm qua đã thể hiện nhiều yếu điểm, bất cập cần khắc phục.

2.2. TỔNG QUAN KCN NHƠN HỘI
2.2.1. Hiện trạng hoạt động và cơ sở hạ tầng
2.2.1.1. Vị trí địa lý và khí hậu
 Vị trí Khu Kinh Tế Nhơn Hội
Khu Kinh tế Nhơn Hội nằm trên bán đảo Phương Mai, tỉnh Bình Định có
diện tích đất tự nhiên khoảng 12.000ha, bao gồm các xã Nhơn Hội, Nhơn Lý, Nhơn
Hải và khu vực 9 của phường Hải Cảng thuộc thành phố Quy Nhơn; một phần các
xã Phước Hòa, Phước Sơn, Phước Thắng thuộc huyện Tuy Phước; một phần xã Cát
Tiến, Cát Chánh, Cát Hải thuộc huyện Phù Cát; ranh giới địa lý được xác định trong
khoảng tọa độ địa lý từ 13045’ đến 14001’ vĩ độ Bắc và từ 109011’ đến 1090 17’
kinh độ Đông, được giới hạn như sau:

– Phía Bắc giáp núi Bà, xã Cát Hải, huyện Phù Cát
– Phía Nam giáp biển Đông
– Phía Đông giáp biển Đông
– Phía Tây giáp đầm Thị Nại
Giới cận: KCN Nhơn Hội nằm trên giao lộ giữa quốc lộ 1 và quốc lộ 19,
cách trung tâm TP. Quy Nhơn 8km, sân bay Phù Cát 35km, ga Diêu Trì 20km, cảng
Quy Nhơn 10km.
 Vị trí xây dựng hệ thống xử lý nước thải
– Phía Đông: Giáp ĐT 639
– Phía Bắc:

Giáp với hồ nuôi tôm

– Phía Nam: Giáp với núi Một
– Phía Tây:

Giáp với đầm Thị Nại

– Diện tích:

Tổng diện tích khu xử lý nước thải là 8875,25m 2.

SVTH: Lê Thị Hằng

- 5-


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Nhơn Hội - Bình Định, công suất 4000m3/ngđ

(Nguồn: www. Sokhdt.binhdinh.gov.vn)

 Khí hậu
Khu vực tỉnh Bình Định mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á,
chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới, có chế độ mưa ẩm phong phú và có
hai mùa: mùa mưa và mùa khô, sự khác biệt giữa các mùa khá rõ rệt, mùa mưa từ
tháng 9 đến tháng 12, mùa ít mưa (mùa khô) từ tháng 1 đến tháng 8.
 Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27,4oC. Vào mùa
đông, các tháng lạnh nhất là tháng 12, 01, 02 nhiệt độ trung bình tháng là 23-24oC.
Vào mùa hạ, các tháng nóng nhất là tháng 6, 7, 8 nhiệt độ trung bình trong tháng là
28-30 oC. Biên độ dao động nhiệt độ trung bình ngày từ 6 – 8oC.
 Lượng mưa: Số ngày mưa trung bình 100 –125 ngày/năm. Với lượng mưa
trung bình năm 1.500 – 1.800mm. Các tháng có lượng mưa lớn nhất trong năm:
tháng 10, 11; lượng mưa trung bình 350-500mm/tháng. Vào các tháng ít mưa nhất
trong năm (tháng 3, 4), lượng mưa trung bình 15 – 35mm/tháng.
 Độ ẩm : Độ ẩm tương đối trong khu vực khá cao và biến đổi theo mùa, trung
bình hàng năm 75 – 80%. Ba tháng mùa hạ (6,7,8) có độ ẩm thấp nhất trong năm,
độ ẩm trung bình cao 80 – 85% vào các tháng (11, 12).
 Các loại thời tiết đặc biệt : Nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của
bão, áp thấp nhiệt đới và gió Lào.


Bão: thường đem đến những thiệt hại nghiêm trọng cho mùa màng cũng như

tài sản của nhân dân. Thời gian có bão hoạt động từ tháng 5 đến tháng 11, nhiều
nhất từ tháng 9 đến tháng 11, trung bình hàng năm có 1 đến 4 cơn bão. Bão thường
kèm theo những trận mưa lớn gây lụt lội, xói mòn.
 Giông: là hiện tượng phóng điện trong khí quyển, thường kèm theo gió mạnh
và mưa lớn. Mùa có giông từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm.
 Gió: Nằm trong khu vực gió mùa hoạt động hàng năm, phân biệt được hai
loại gió (theo hướng gió) : gió Đông Bắc - Bắc và gió Tây Nam - Nam.
 Gió Lào: loại gió này khô và nóng, xuất hiện trong mùa hạ, xuất phát từ

hướng Tây và Tây Nam. Hàng năm gió Lào thổi vào các tháng 5 đến trung tuần
tháng 9.

SVTH: Lê Thị Hằng

- 6-


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Nhơn Hội - Bình Định, công suất 4000m3/ngđ

2.2.1.2. Các ngành nghề dự kiến trong khu công nghiệp.
 Các ngành công nghiệp chế biến nông sản, hải sản, lương thực, thực
phẩm:
– Công nghiệp sản xuất (CNSX) mía đường kết hợp sản xuất các sản phẩm
phụ của ngành mía đường.
– CNSX bánh kẹo.
– CNSX nước giải khát.
– CNSX bia.
– CNCB các sản phẩm lương thực ăn liền.
– CNCB dừa.
– CNCB điều.
– CNCB dầu thực vật.
– CNCB các loại đồ hộp rau quả.
– CNCB thủy sản: tôm, mực, ngọc trai, cá các loại...
– CNCB thịt.
– CNCB thức ăn gia súc.
 Các ngành công nghiệp điện, cơ khí:
– CNSX, lắp ráp linh kiện điện, điện tử.
– Công nghiệp dịch vụ tin học – phần mềm.
– CNSX thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị văn phòng.

– CNSX thiết bị điện, điện tử dân dụng.
– CNSX điện tử công nghiệp và điện tử chuyên dụng.
– Công nghiệp cơ khí chính xác.
– Công nghiệp lắp ráp xe máy, lắp ráp máy nông nghiệp.
– Công nghiệp sửa chữa cơ khí.
 Các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng:
– Công nghiệp may mặt kết hợp với may các tấm thảm, khăn lau sàn.
– CNSX thú nhồi bông.
– Công nghiệp dệt.
– CNSX nhựa: Đồ nhựa gia dụng các loại, đồ chơi trẻ em, bao bì, ống nước.
– CNSX dụng cụ học tập, dụng cụ thể dục thể thao.

SVTH: Lê Thị Hằng

- 7-


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Nhơn Hội - Bình Định, công suất 4000m3/ngđ

– CNSX giấy , bao bì, in ấn.
– CNSX gốm sứ, thủy tinh, pha lê.
 Các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, trang trí nội thất:
– CNSX gạch không nung.
– CNSX xi măng.
– CNSX thép xây dựng, thép ống.
– CNSX đồ gỗ cao cấp.
– CNSX xơ dừa, nội thất từ xơ dừa.
 Các ngành công nghiệp tái chế:
– Công nghiệp tái chế kim loại.
– Công nghiệp tái chế nhựa.

– Công nghiệp tái chế dầu thải.

2.2.1.3. Mục tiêu của KCN
 KCN với định hướng phát triển như sau:
– Khu kinh tế Nhơn Hội gồm hai khu chức năng chính là Khu phi thuế quan và
Khu thuế quan.
– Khu phi thuế quan (diện tích xây dựng khoảng 545 ha) là khu vực có hàng
rào cứng, ra vào có kiểm tra liên ngành, được bố trí tại xã Nhơn Hội, thành phố Quy
Nhơn, bao gồm Khu cảng và hậu cảng (55 ha), Khu trung tâm (90 ha), Khu chế xuất
(300 ha) và Khu kho tàng (100 ha).
– Khu thuế quan (diện tích xây dựng khoảng 4.720 ha), trong đó:
– Các khu công nghiệp (tổng diện tích khoảng 1.683 ha) gồm: Khu công
nghiệp Nhơn Hội (khoảng 1.328 ha); Khu phong điện (khoảng 280 ha), KCN gắn
cảng nước sâu 75 ha; cụm Cảng tổng hợp, kho tàng 170 ha.
– Các khu du lịch (diện tích khoảng 1.585 ha) gồm: du lịch sinh thái đầm, biển,
rừng ngập mặn và du lịch núi được bố trí tại đầm Thị Nại, núi Phương Mai - Nhơn
Lý, Núi Bà - Cát Hải.
– Các khu dân cư đô thị (tổng diện tích khoảng 1.105 ha) gồm: Khu đô thị mới
Nhơn Hội (quy mô dân số khoảng 84.000 người, diện tích khoảng 750 ha); Khu dân
cư dịch vụ du lịch Cát Tiến (quy mô dân số khoảng 32.000 người, diện tích khoảng

SVTH: Lê Thị Hằng

- 8-


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Nhơn Hội - Bình Định, công suất 4000m3/ngđ

230 ha); Khu dân cư dịch vụ du lịch Nhơn Lý (quy mô dân số khoảng 8.000 người,
diện tích khoảng 65 ha); Khu dân cư dịch vụ du lịch Cát Hải (quy mô dân số

khoảng 6.000 người, diện tích khoảng 60 ha).
– Dân cư nông thôn: giai đoạn đầu giữ nguyên các khu dân cư nông thôn hiện
có và xây dựng các khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng xây dựng Khu
kinh tế Nhơn Hội. Đến năm 2020 diện tích các khu dân cư nông thôn còn khoảng 60
ha.
– Hệ thống trung tâm: trung tâm đào tạo đặt tại trung tâm Khu công nghiệp
(khoảng 15 ha); trung tâm quản lý, điều hành Khu kinh tế Nhơn Hội (khoảng 10 ha)
và các khu trung tâm đô thị đặt tại Khu đô thị mới Nhơn Hội và Cát Tiến.
– Hệ thống công viên cây xanh gồm: cây xanh trong các đơn vị ở (khoảng 130
ha); cây xanh công viên thể dục thể thao phía Bắc Khu đô thị mới Nhơn Hội
(khoảng 140 ha); cây xanh sinh thái tại khu vực quanh đầm Thị Nại có chức năng
cách ly giữa Khu công nghiệp với Khu sinh thái đầm Thị Nại và Khu dân cư đô thị
(khoảng 175 ha).

2.2.1.4. Hiện trạng về kinh tế xã hội
 Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Bình Định.
Bình Định là tỉnh thuộc vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ Việt Nam. Cách thủ
đô Hà Nội 1.065, cách Tp. Hồ Chí Minh 686km, cách Tp. Đà Nẵng 300km. Là 1
trong 5 tỉnh của Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung.
Dân số hiện nay gần 1.500.000 người (2010).Dân số thành thị chiếm 25%, nông
thôn là 75%.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng: giảm dần tỷ trọng nông – lâm - thủy
sản, tăng tỷ trọng công nghiệp và xây dựng.
Hoạt động xuất khẩu : ngày càng có sự tham gia của khu vực kinh tế ngoài
quốc doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Lĩnh vực phát triển dịch vụ: Các ngành dịch vụ như du lịch, bưu chính viễn
thông, Internet, vận tải, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, khoa học, công nghệ... tiếp
tục phát triển.

SVTH: Lê Thị Hằng


- 9-


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Nhơn Hội - Bình Định, công suất 4000m3/ngđ

Bảng 2.1: Cơ cấu kinh tế của tỉnh
Ngành
Nông - lâm - ngư
nghiệp
Công nghiệp xây dựng
Dịch vụ

2008

2009

2010

37,8%

36,0%

27,6%

28,0%

30,0%

37,4%


34,2%

34,0%

35,0%

(Nguồn: Báo cáo: tình hình kinh tế - xã hội năm 2010 của tỉnh Bình Định)

2.2.1.5. Đặc điểm kinh tế xã hội Khu công nghệp
Khu kinh tế Nhơn Hội được xác định là “cơ hội vàng” để Bình Định công
nghiệp hóa, nâng cao tỉ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế. So với năm trước,
giá trị công nghiệp tăng 17,53%, đáng chú ý khu vực nhà nước tăng 2,5%, khu vực
ngoài nhà nước tăng 27,7%, riêng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 112,7%.
Có khoảng 44,8% dân số trong khu vực đang sinh sống dựa vào nông nghiệp và có
khoảng 73,7% có trình độ học vấn cấp 1 và cấp 2.

2.2.1.6. Cơ sở hạ tầng
 Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Chưa phát triển.
 Nhà ở: Phần lớn là nhà cấp 4, tổng diện tích nhà ở khoảng 510.000 m2.
Trong đó nhà tạm có 499.800 m2 bằng 98%, nhà kiên cố và bán kiên cố có 10.200
m 2 bằng 2% tổng diện tích. Diện tích nhà ở bình quân mỗi hộ ước khoảng 70 - 80
m 2/hộ.
 Khu phi thuế quan: Gồm các phân khu chức năng sau:
– Khu cảng và hậu cảng: Bãi để container, kho cảng có mái, trung tâm dịch vụ,
điều hành quản lý cảng.
– Khu trung tâm: Trung tâm hội nghị, thương mại, giao dịch, trưng bày sản
phẩm, ngân hang, bưu điện, chứng khoán.
– Khu chế xuất: Nhà máy, xí nghiệp sản xuất hang xuất khẩu.
– Khu kho hàng: Thực hiện dịch vụ lưu trữ hàng xuất khẩu, trung chuyển hàng

hóa qua cảng , gia công đóng gói, bao bì, sản phẩm hàng hóa.

SVTH: Lê Thị Hằng

- 10-


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Nhơn Hội - Bình Định, công suất 4000m3/ngđ

 Khu thuế quan: KCN, khu phong điện, khu cảng thuế quan, khu đóng và
sửa chữa tàu biển, khu du lịch và khu đô thị.
 Cấp nước: Tổng nhu cầu sử dụng nước cho KKT Nhơn Hội đợt đầu Q =
24.000m 3/ ngđ. Và đến năm 2020 khoảng Q = 64.000 m 3/ ngđ. Nguồn nước chủ yếu
lấy từ hệ thống sông Côn, hồ Bình Định, một phần lưu vực sông Hà Thanh và hồ
Mỹ Thuận.
 Cấp điện: Công suất điện cần ở giai đoạn đầu đến năm 2010 là 95,4 MW và
đến năm 2020 là 222,75 MW cấp bằng điện áp 220 KV từ Phú Tài tới, xây dựng
trạm 220/110 KV – 2x125 MVA tại KKT Nhơn Hội.
 Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường.
Xây dựng khu liện hợp xử lý chất thải rắn , khu nghĩa địa dự kiến nằm phía
Tây Bắc ở chân núi bà thuộc xã Cát Nhơn, Cát Hưng huyện Phù Cát.
Tại KCN, khu phi thuế quan, khu dân cư đều phải xây dựng hệ thống thoát
nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp riêng và phải có khu XLNT riêng cho
từng khu.
(Nguồn: Ban quản lý KKT Nhơn Hội)
2.2.2. Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN
Đến nay KKT có 33 dự án được cấp Giấy CNĐT với tổng vốn đầu tư khoảng
32.506 tỷ đồng, trong đó vốn FDI khoảng 8.576 tỷ đồng chiếm 26,38 %, chủ yếu
thuộc các lĩnh vực đầu tư về hạ tầng kỹ thuật, công nghiệp năng lượng, công nghiệp
nhẹ và du lịch. Hiện có 2 dự án đã hoàn thành xây dựng, đi vào hoạt động và 30 dự

án khác đang triển khai đầu tư, đã giải ngân khoảng 1.530 tỷ đồng và 1 dự án đã bị
thu hồi.
Hai dự án hoàn thành xây dựng và hoạt động là Dự án nhà máy sản xuất thức
ăn chăn nuôi Austfeed Bình Định của Công ty TNHH Austfeed - Bình Định (vốn
đầu tư 150 tỷ đồng) và Dự án nhà xưởng sản xuất của Tập đoàn Hòa Phát (vốn đầu
tư 45 tỷ đồng),( phụ lục1).

SVTH: Lê Thị Hằng

- 11-


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Nhơn Hội - Bình Định, công suất 4000m3/ngđ

2.2.3. Nguồn gốc phát sinh nước thải
Đặc tính nước thải sinh hoạt thường là ổn định so với nước thải sản xuất phụ
thuộc nhiều vào loại hình và công nghệ sản xuất cụ thể. Nước thải sinh hoạt ô
nhiễm chủ yếu bởi các thông số BOD5, COD, SS, Tổng N, Tổng P, Dầu mỡ - chất
béo. Trong khi đó các thông số ô nhiễm nước thải công nghiệp chỉ xác định được ở
từng loại hình và công nghệ sản xuất cụ thể. Nước thải của các ngành công nghiệp
kể trên có thể chia thành 3 nhóm chính như sau:
– Nước thải sinh ra từ các nhà máy thuộc Ngành công nghiệp dệt may và hóa
chất, điện tử.
– Nước thải sinh ra từ ngành công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản, thực
phẩm.
– Nước thải sinh ra từ ngành dịch vụ.
 Đặc tính nước thải của các ngành công nghiệp:
– Ngành công nghiệp dệt may, hóa chất, điện tử: Nước thải của ngành công
nghiệp này có hàm lượng COD, kim loại nặng, dầu nhớt và nhiêu thành phần độc
hại khác.

– Ngành công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản, thực phẩm: Nước thải
của loại hình công nghiệp này có hàm lượng BOD, COD rất cao, mầu đậm đặc, mùi
hôi thối lớn. Lượng nước thải của ngành này rất lớn, chứa chủ yếu là các chất hữu
cơ ở cả dạng lơ lửng và tan trong nước có khả năng phân huỷ sinh học. Ngoài ra
trong nước thải còn chứa phenol, các dung môi khử trùng, chất tẩy và bảo quản,
nhiều trường hợp nước thải có môi trường kiềm.
– Khu điều hành, dịch vụ: Nước thải chủ yếu là nước thải sinh hoạt chỉ có
hàm lượng BOD và cặn bẩn lơ lửng.
Bảng 2.2: Các thông số ô nhiễm đặc trưng của các loại hình sản xuất trong KCN
NGÀNH CÔNG

LOẠI HÌNH SẢN XUẤT

CÁC THÔNG SỐ Ô

NGHIỆP

CHÍNH

NHIỄM

Chế tạo các sản phẩm điện tử,

Kim loại nặng, SS, COD,

các hóa chất công nghiệp, và

dầu, độ màu, các hợp chất

các loại hàng tiêu dùng khác


hữu cơ độc hại.

Điện tử, dệt may, hóa
chất

SVTH: Lê Thị Hằng

- 12-


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Nhơn Hội - Bình Định, công suất 4000m3/ngđ

Sản xuất các sản phẩm ngành
Chế biến nông sản,

thực phẩm và các sản phẩm

BOD, COD, SS, Tổng P,

thủy sản, thực phẩm

tương tự

Tổng N, coliform

Chủ yếu nước thải sinh
Dịch vụ

hoạt, hàm lượng chất rắn

lơ lửng cao, các chất cặn
bã lớn.

SVTH: Lê Thị Hằng

- 13-


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Nhơn Hội - Bình Định, công suất 4000m3/ngđ

CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP
XỬ LÝ NƯỚC THẢI KCN
3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA NƯỚC THẢI KCN
Tính chất của nước thải KCN rất phức tạp, có sự dao động lớn, hàm lượng
BOD5, SS cao. Bên cạnh đó, nước thải còn chứa các thành phần độc hại như kim
loại nặng, hóa chất…khó mà xử lý triệt để bằng quá trình sinh học gây ảnh hưởng
tiêu cực tới hiệu quả xử lý của nhiều quá trình.

3.2. CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI MỘT SỐ KCN.
Bảng 3.1. Tiêu chuẩn nước thải đầu vào của các khu công nghiệp
TIÊU CHUẨN NƯỚC THẢI ĐẦU VÀO CỦA CÁC KHU CÔNG
STT

THÔNG SỐ

NGHIỆP

ĐƠN
VỊ


KCN NHƠN

KCN BIÊN

TRẠCH II

HÒA II

5-10

5-9

KCX LINH

KCN TÂN

TRUNG II

TẠO

6-9

5.5 - 9

6-9

KCN VSIP

1


pH

2

BOD

mg/l

300

500

400

500

400

3

COD

mg/l

500

800

600


800

600

4

SS

mg/l

300

300

400

300

200

5

Tổng Nitơ

mg/l

80

30


8

60

6

Tổng Photpho

mg/l

20

4

5

6

7

Dầu mỡ khoáng

mg/l

20

3

8


Dầu mỡ ĐTV

mg/l

30

15

10

30

9

NH3 (tính theo N)

mg/l

20

20

0.1

10

10

11


Độ màu(Co - Pt ở
pH=7)
Coliform

5

mg/l
MPN
/100ml

50

20000

10000

3.2.1. Khu công nghiệp Nhơn Trạch II
Hệ thống xử lý nước thải Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 có công suất
5.000m3/ngày đêm tương đương 210 (m3/h). Các tính toán phải đảm bảo để nước
thải sau khi qua Nhà máy xử lý đạt Cột B theo TCVN 5945 – 1995.

SVTH: Lê Thị Hằng

- 14-


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Nhơn Hội - Bình Định, công suất 4000m3/ngđ

– Sơ đồ qui trình công nghệ:
Nước

Bể phản

thải tập

ứng hóa lý
Bể gom

Bể điều

và lắng sơ

Bể

Bể lắng

Bể khử

hòa

cấp

Aroten

thứ cấp

trùng

Bể

Nước đạt

tiêu chuẩn

Máy ép

Bể nén

phân

bùn

bùn

hủy bùn

Hình 3.1: Sơ đồ công nghệ xử lý của khu công nghiệp Nhơn Trạch
– Thuyết minh công nghệ
Nước thải từ các nhà máy trong Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 tự chảy về
bể gom. Nước thải từ bể gom bơm lên máy tách rác tự động loại thùng quay có kích
thước song 2.5 mm, máy có tác dụng tách các loại rác, sơ sợi …. có kích thước lớn
hơn 2.5 mm ra khỏi nước thải trước khi vào bể điều hòa.
Bể điều hòa có tác dụng thu gom, điều hòa lưu lượng và nồng độ của nước
thải. Do tại các thời điểm khác nhau, nước thải có tính chất khác nhau, do đó bể
điều hòa có tác dụng ổn định nước thải. Trong bể điều hoà có lắp hệ thống phân
phối khí đáy bể. Hệ thống này thứ nhất có tác dụng đảo trộn nước thải, đồng nhất
nồng độ nước thải ở mọi điểm. Thứ hai, hệ thống phân phối khí cung cấp một lượng
Oxy vừa đủ để tại bể này không xảy ra phân hủy yếm khí gây mùi khó chịu.
Nước thải từ bể điều hòa được đưa lên bộ phận trung hòa/keo tụ (gồm 02
ngăn). Tại ngăn thứ nhất của bộ phận trung hoà/keo tụ, nước thải được bổ sung Axit
hoặc kiềm để điểu chỉnh pH và phèn nhôm/sắt để đông keo tụ. Lượng Axit, kiềm bổ
sung được dựa vào các thông số do thiết bị đo pH tự động phản hồi về hệ thống điều

khiển trung tâm. Hoá chất được bơm từ các thùng chứa hoá chất lên bằng các bơm
định lượng. Ngăn này có lắp thiết bị khấy trộn, tốc độ khuấy 100 vòng/phút nhằm
trộn đều hoá chất với nước thải. Sau đó, nước thải tự chảy sang ngăn thứ hai, tại
ngăn này được lắp đặt thiết bị đo pH. Tại ngăn thứ hai, nước thải được bổ sung chất

SVTH: Lê Thị Hằng

- 15-


×