Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH SINH THÁI BIỂN CỦA KHU VỰC THỊ XÃ SÔNG CẦU – TỈNH PHÚ YÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH SINH
THÁI BIỂN CỦA KHU VỰC THỊ XÃ SÔNG CẦU – TỈNH PHÚ
YÊN

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN HỮU LUÂN
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI
Khóa: 2007-2011

Tháng 07/2011


ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH SINH THÁI BIỂN CỦA
KHU VỰC THỊ XÃ SÔNG CẦU – TỈNH PHÚ YÊN

Tác giả

NGUYỄN HỮU LUÂN

Khóa luận đƣợc đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sƣ ngành
Quản lý môi trƣờng và du lịch sinh thái

Giáo viên hƣớng dẫn:
KS.Võ Thị Bích Thùy

Tháng 07/2011



i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trì nh học tập và hoàn thành luận văn này , tôi đã nhận đƣợc sƣ̣
hƣớng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô , các anh chị , và các bạn . Với lòng kí nh
trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin đƣợc bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:
Quí thầy cô trƣờng Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh và nhất là thầy
(cô) phân khoa Môi Trƣờng và Tài Nguyên, đã trang bị cho tôi những kiến thức cần
thiết và bổ ích trong suốt thời gian tôi học tập tại trƣờng để từ đó giúp tôi nâng cao
nhận thức và vận dụng vào thực tiễn sống, tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi
trong quá trì nh học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Kỹ sƣ Võ Thị Bích Thùy đã dành rất nhiều
thời gian và tâm huyết hƣớng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
Ban lãnh đạo phòng Tài Nguyên & Môi Trƣờng và phòng Văn Hóa Thông Tin
thị xã Sông Cầu – tỉnh Phú Yên cùng các anh chị cán bộ của phòng đã nhiệt tình giúp
đỡ, tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp số liệu để tôi hoàn thành bài khóa luậnnày.
Xin gƣ̉i lời cảm ơn tới bạn bè trong lớp đã động viên và giúp đỡ tôi trong nhƣ̃ng
lúc tôi gặp khó khăn.
Cuối cùng xin chân thành cảm ơn gia đình đã luôn ở bên cạnh động viên và
giúp đỡ tôi học tập làm việc và hoàn thành luận văn.

ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “ Định hƣớng phát triển bền vững du lịch sinh thái biển của
khu vực thị xã Sông Cầu – tỉnh Phú Yên” đƣợc thực hiện tại thị xã Sông Cầu – tỉnh

Phú Yên, thời gian từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2011 với các nội dung:
+ Khảo sát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị xã Sông Cầu – tỉnh Phú
Yên.
+ Khảo sát hiện trạng du lịch và hiện trạng quản lý môi trƣờng tại thị xã Sông
Cầu.
+ Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển du lịch sinh thái của vùng.
+ Đề xuất giải pháp để định hƣớng phát triển bền vững du lịch sinh thái biển.
Các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng: phƣơng pháp thu thập dữ liệu,
phƣơng pháp khảo sát thực địa, phƣơng pháp tổng quan tài liệu, phƣơng pháp điều tra
xã hội học, phƣơng pháp SWOT, phƣơng pháp phỏng vấn chuyên gia.
Kết quả đạt đƣợc:
- Hiện trạng tài nguyênthiên nhiên để phát triển du lịch sinh thái biển tại thị
xãSông Cầu.
- Hiện trạng phát triển du lịch sinh thái biển tại Sông Cầu.
- Hiện trạng quản lý môi trƣờng tại khu vực khảo sát.
- Đề xuất giải pháp phát triển du lịch theo định hƣớng phát triển bền vững du
lịch sinh thái biển nhƣ giải pháp liên kết vùng, tiếp thị, phát triển nguồn nhân lực,phát
triển du lịch sinh thái biển dựa vào cộng đồng.

iii


MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA ................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ...................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..........................................................................vii
DANH SÁCH BIỂU ĐỒ ............................................................................................. viii

DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................ viii
Chƣơng 1: MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu .................................................................................................................... 2
1.3. Cơ sở khoa học của đề tài nghiên cứu ...................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu ................................................................... 3
1.4.1. Về kinh tế .................................................................................................. 3
1.4.2. Về văn hóa – xã hội ................................................................................... 3
1.4.3. Về môi trƣờng............................................................................................ 3
1.5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 3
Chƣơng 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................ 4
2.1. Các định nghĩa và khái niệm có liên quan ................................................................ 4
2.1.1. Du lịch sinh thái (Ecotourism) .................................................................. 4
2.1.1.1. Khái niệm .............................................................................................. 4
2.1.1.2. Những nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái .................................... 5
2.1.2. Cơ sở lý luận về phát triển bền vững ......................................................... 5
2.2. Giới thiệu về thị xã Sông Cầu .................................................................................. 7
2.2.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................... 7
2.2.1.1.Vị trí địa lý ............................................................................................. 7
2.2.1.2. Đặc điểm địa hình ................................................................................. 7
2.2.1.3. Đặc điểm khí hậu, thủy văn .................................................................. 8
2.2.1.4. Một số tài nguyên trong khu vực .......................................................... 9
2.2.2. Khái quát đặc điểm kinh tế - xã hội......................................................... 12
iv


2.2.2.1. Đặc điểm kinh tế ................................................................................. 12
2.2.2.1. Đặc điểm xã hội .................................................................................. 15
2.2.3. Hiện trạng quản lý môi trƣờng ................................................................ 16
2.2.3.1. Hiện trạng môi trƣờng không khí ....................................................... 17

2.2.3.2. Hiện trạng môi trƣờng nƣớc biển ven bờ ............................................ 17
2.2.4. Hiện trạng du lịch .................................................................................... 18
Chƣơng 3: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 20
3.1. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 20
3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu: ....................................................................................... 20
3.2.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu.................................................................. 20
3.2.2. Phƣơng pháp khảo sát thực địa................................................................ 20
3.2.3. Phƣơng pháp Tổng quan tài liệu.............................................................. 21
3.2.4. Phƣơng pháp điều tra xã hội học (lập bảng câu hỏi) ............................... 21
3.2.5. Phƣơng pháp SWOT ............................................................................... 22
3.2.6. Phƣơng pháp phỏng vấn chuyên gia........................................................ 23
Chƣơng 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................... 24
4.1. Nhu cầu du lịch của du khách................................................................................. 24
4.2. Kết quả phân tích SWOT và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch biển của thị
xã Sông Cầu ................................................................................................................... 26
4.2.1. Hiện trạng và tiềm năng du lịch sinh thái biển của vùng ........................ 26
4.2.1.1 Điểm mạnh (S) ..................................................................................... 26
4.2.1.2. Điểm yếu (W) ..................................................................................... 27
4.2.1.3. Cơ hội (O) ........................................................................................... 28
4.2.1.4. Thách thức (T) .................................................................................... 29
4.2.2. Các giải pháp cơ sở phân tích SWOT ..................................................... 31
4.2.2.1. Giải pháp phát huy điểm mạnh tận dụng thời cơ (S/O) ...................... 31
4.2.2.2. Giải pháp không để điểm yếu làm mất cơ hội (W/O) ......................... 31
4.2.2.3. Giải pháp phát huy điểm mạnh để vƣợt qua thử thách (S/T).............. 32
4.2.2.4. Giải pháp không để thử thách làm bộc lộ điểm yếu (W/T) ................ 32
4.2.3. Tích hợp các giải pháp............................................................................. 34
4.3. Đề xuất giải pháp định hƣớng phát triển bền vững ................................................ 35
4.3.1. Giải pháp liên kết vùng............................................................................ 35
v



4.3.2. Giải pháp tiếp thị ..................................................................................... 35
4.3.3. Giải pháp phát triển nguồn lực ................................................................ 37
4.3.4. Giải pháp về cơ sở hạ tầng ...................................................................... 38
4.3.5. Giải pháp về quản lý và xây dựng mô hình quản lý có sự tham gia của
cộng đồng .......................................................................................................... 38
4.3.6. Giải pháp về sản phẩm du lịch ................................................................ 39
Chƣơng 5: KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 41
5.1. Kết luận................................................................................................................... 41
5.2. Khuyến nghị ........................................................................................................... 42
5.3. Hƣớng nghiên cứu tiếp theo ................................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 43
Phụ lục 1: MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA THỊ XÃ SÔNG CẦU .................................... 44
Phụ lục 2: BẢNG CÂU HỎI DÀNH CHO DU KHÁCH ............................................ 46
Phụ lục 3: HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG NƢỚC BIỂN VEN BỜ THỊ XÃ SÔNG
CẦU ............................................................................................................................... 48
Phụ lục 4: BẢN ĐỒ ĐỀ XUẤT TỔ CHỨC KHÔNG GIANVÀ TUYẾN ĐIỂM DU
LỊCH SÔNG CẦU ĐẾN 2020 ...................................................................................... 49
Phụ lục 5: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỰ
NHIÊN CỦA THỊ XÃ SÔNG CẦU ............................................................................. 50

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CN – TTCN

Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp.

CP


Chính phủ.

CV

Mã lực (Cheval).

DLST

Du lịch sinh thái.

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội (Gros Nationnal Product).

HĐND

Hội đồng nhân dân.

LS – VH

Lịch sử - Văn hóa.

TX

Thị xã.

UBND

Uỷ ban nhân dân.


QĐ-BVHTTDL

Quyết định – Bộ văn hóa thể thao du lịch.

QHPT

Quy hoạch phát triển.

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam.

TP. Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh.

WTO

Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (World TradeOrganization).

S

Điểm mạnh (Strength).

W

Điểm yếu (Weakness).

O


Cơ hội (Opportunity).

T

Thách thức (Threat).

vii


DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Thời gian đi du lịch của du khách ............................................................. 24
Biểu đồ 4.2: Mục đích đi du lịch của du khách ............................................................. 25
Biểu đồ 4.3: Đánh giá môi trƣờng của khách du lịch .................................................... 25
Biểu đồ 4.4:Mức độ hài lòng của du khách về các dịch vụ du lịch ............................... 26
Biểu đồ 4.5: Du lịch Sông Cầu đƣợc biết tới quá các kênh thông tin ........................... 37

DANH SÁCH CÁC BẢNG

DÁNH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Sơ đồ minh họa phát triển du lịch sinh thái bền vững ...................................... 6
Hình 4.1 Tích hợp các giải pháp tiếp thị ....................................................................... 36

viii


Chƣơng 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Năm 2011, Phú Yên kỷ niệm 400 năm hình thành và phát triển. Với sự kiện trọng

đại đó, tháng 10/2008, Chính phủ cho phép Phú Yên chủ trì đăng cai tổ chức Năm Du
lịch quốc gia Duyên hải Nam Trung Bộ - Phú Yên 2011 nhằm tạo điều kiện cho Phú
Yên quảng bá du lịch với quy mô ngang tầm quốc gia; giới thiệu những nét đặc trƣng,
bản sắc văn hóa truyền thống; khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch, xúc tiến đầu tƣ,
thu hút khách du lịch qua đó phát triển ngành du lịch của tỉnh nói riêng và của Việt
Nam nói chung. Tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2011 gắn với sự kiện kỷ niệm 400
năm hình thành và phát triển tỉnh Phú Yên là dịp để cán bộ và nhân dân thể hiện lòng
yêu nƣớc, yêu quê hƣơng, lòng tự hào về truyền thống lịch sử đấu tranh kiên cƣờng,
bất khuất của dân tộc. Với ý nghĩa đó, yêu cầu các nội dung hoạt động phải bám sát
vào chủ đề: “Du lịch biển, đảo”; lồng ghép vào các sự kiện, các lễ hội lớn của đất nƣớc
trong năm 2011, kết hợp nhuần nhuyễn giữa các yếu tố: truyền thống và hiện đại, bản
sắc dân tộc và giao lƣu quốc tế, nội dung và hình thức. Có thể nói đây là thời cơ lớn để
chúng ta quảng bá về đất nƣớc, con ngƣời, văn hóa Phú Yên tạo điều kiện mạnh mẽ
thúc đẩy ngành “công nghiệp không khói” Phú Yên phát triển.
Với tình hình trên, TX Sông Cầu cũng không thể tránh khỏi xu thế phát triển chung
của tỉnh. TX Sông Cầu có tiềm năng rất lớn về du lịch, nhất là du lịch biển đảo phục
vụ cho nghỉ dƣỡng sinh thái. Tuy nhiên, những năm qua sự phát triển loại hình dịch vụ
1


này tại TX Sông Cầu vẫn chƣa tƣơng xứng. Theo UBND TX Sông Cầu, nguyên nhân
là nguồn vốn đầu tƣ phát triển du lịch chủ yếu là của tƣ nhân, song phần lớn là các dự
án nhỏ lẻ, phân tán, không đủ sức hút khách du lịch trong nƣớc và quốc tế. Hình thức
kinhdoanh du lịch chỉ dừng ở mức tận dụng cảnh quan thiên nhiên để mở nhà hàng ăn
uống, đáp ứng yêu cầu “bình dân” của khách trong tỉnh và một ít khách vãng lai. Công
tác quy hoạch chi tiết, nhất là quy hoạch sử dụng đất, xây dựng kiến trúc, tôn tạo cảnh
quan chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhất là hệ thống giao
thông đến các điểm du lịch chƣa đƣợc đầu tƣ hoàn chỉnh, đi lại khó khăn làm nản lòng
du khách. Những tồn tại, hạn chế này đã đƣợc địa phƣơng nhận thấy nhƣng không thể
một sớm một chiều khắc phục khi điều kiện kinh tế của TX Sông Cầu chƣa thật sự

phát triển vƣợt bậc.
Nắm bắt những điều đó nên việc vạch ra một đƣờng lối cụ thể cho việc phát triển
bền vững du lịch sinh thái biển là cần thiết, vì vậy đề tài “Định hƣớng phát triển bền
vững du lịch sinh thái biển của khu vực thị xã Sông Cầu – tỉnh Phú Yên” đƣợc chọn
làm luận văn tốt nghiệp tại khoa Môi trƣờng và tài nguyên – trƣờng đại học Nông Lâm
TP. Hồ Chí Minh.
1.2. Mục tiêu
Mục tiêu của luận văn là xác định tình hình du lịch của thị xã Sông Cầu từ năm
2006 đến năm 2010 để có hƣớng đề xuất các định hƣớng phát triển bền vững du lịch
sinh thái biển phù hợp với 3 mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trƣờng. Cụ thể là đánh giá
tình hình hoạt động tại khu vực, xác định những điểm mạnh điểm yếu, cơ hội và thách
thức trong quá trình hoạt động đồng thời nêu ra những giải pháp phát triển du lịch bền
vững trong thời gian tới.
1.3. Cơ sở khoa học của đề tài nghiên cứu
Luận chứng kinh tế và luận chứng khoa học là nền tảng của định hƣớng nghiên
cứu.
Luận chứng kinh tế bao gồm tình hình phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, môi
trƣờng… của khu vực thị xã Sông Cầu.
Luận chứng khoa học bao gồm những báo cáo, kế hoạch, phƣơng hƣớng, định
hƣớng, nghị quyết của hoạt động phát triển du lịch nói riêng và kinh tế, xã hội nói
chung của địa phƣơng.
2


1.4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu
1.4.1. Về kinh tế
-Nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong ngành du lịch góp phần đóng góp vào thu
nhập của địa phƣơng.
-Tăng mức sống của ngƣời dân địa phƣơng.
-Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn đúng với tiềm năng của địa

phƣơng.
1.4.2. Về văn hóa – xã hội
-Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho du lịch.
-Khai thác các giá trị văn hóa, lịch sử hợp lý để phục vụ phát triển du lịch một cách
hiệu quả.
-Định hƣớng phát triển phải gắn với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa địa
phƣơng và dựa vào cộng đồng địa phƣơng.
1.4.3. Về môi trƣờng
-Định hƣớng phát triển du lịch phải gắn với việc bảo vệ môi trƣờng, hệ sinh thái và
các cảnh quan tự nhiên.
-Công tác bảo tồn, khai thác, quản lý, tôn tạo các nguồn tài nguyên thiên nhiên
phải đƣợc thực hiện chặt chẽ, hợp lý để tránh làm ảnh hƣởng đến môi trƣờng.
-Nâng cao ý thức ngƣời dân trong việc bảo vệ môi trƣờng.
1.5.Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn nghiên cứu: tập trung đánh giá tổng quát tài nguyên thiên nhiên để phát
triển du lịch sinh thái biển
- Phạm vi nghiên cứu: tại khu vực Thị Xã Sông Cầu- Tỉnh Phú Yên.

3


Chƣơng 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Các định nghĩa và khái niệm có liên quan
2.1.1.Du lịch sinh thái(Ecotourism)
2.1.1.1.Khái niệm
Là một khái niệm rộng đƣợc hiểu khác nhau từ những góc độ khác nhau. Đối với
một số ngƣời, du lịch sinh thái là sự kết hợp ý nghĩa của hai từ ghép là “du lịch” và
“sinh thái”.
-Theo hiệp hội Du lịch sinh thái quốc tế (WTO): “ Du lịch sinh thái là việc đi lại có

trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn đƣợc môi trƣờng và cải thiện phúc
lợi cho ngƣời dân địa phƣơng”.
- Định nghĩa chính xác và hoàn chỉnh nhất là định nghĩa của Honey (1990):
“Du lịch sinh thái là du lịch tới những khu vực nhạy cảm và nguyên sinh thƣờng đƣợc
bảo vệ với mục đích nhằm gây ra tác hại và với quy mô nhỏ nhất. Nó giúp giáo dục du
khách tạo quỹ để bảo vệ môi trƣờng, nó trực tiếp đem lại nguồn lợi kinh tế và sự tự
quản lý cho ngƣời dân địa phƣơng và nó khuyến khích tôn trọng các giá trị văn hóa và
quyền con ngƣời”.
-Tổng cục Du lịch Việt Nam đã đƣa ra định nghĩa về DLST ở Việt Nam: “Du lịch
sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục
môi trƣờng, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia
tích cực của cộng đồng địa phƣơng”.

4


2.1.1.2. Những nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái
- Có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trƣờng, qua
đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn.
+ Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản, tạo ra sự khác biệt rõ ràng giữa
DLST với các loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên khác.
+ Du khách có đƣợc sự hiểu biết cao hơn về các giá trị của môi trƣờng tự nhiên, về
những đặc điểm sinh thái khu vực và văn hóa bản địa => thái độ cƣ xử của du khách
tích cực hơn cho bảo tồn, giá trị văn hóa địa phƣơng.
-Bảo vệ môi trƣờng và duy trì hệ sinh thái.
+ Hoạt động DLST tiềm ẩn những tác động tiêu cực đối với môi trƣờng và tự
nhiên.
+ Vấn đề bảo vệ môi trƣờng, duy trì hệ sinh thái là những ƣu tiên hàng đầu để phát
triển DLST bền vững.
+ Một phần thu nhập từ hoạt động DLST sẽ đƣợc đầu tƣ để thực hiện các giải pháp

bảo vệ môi trƣờng và duy trì sự phát triển các hệ sinh thái.
-Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng.
+ Đây đƣợc xem là một trong những nguyên tắc quan trọng đối với hoạt động
DLST, bởi các giá trị văn hóa bản địa là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời các giá
trị môi trƣờng của hệ sinh thái ở một khu vực cụ thể.
+ Sự xuống cấp hoặc thay đổi tập tục, sinh hoạt văn hóa truyền thống của cộng
đồng địa phƣơng dƣới tác động nào đó sẽ làm mất đi sự cân bằng sinh thái tự nhiên
vốn có và sẽ có tác động trực tiếp đến DLST.
+ Việc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng địa phƣơng có ý nghĩa quan
trọng và là nguyên tắc hoạt động của DLST.
-Tạo cơ hội có việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phƣơng.
+ Đây vừa là nguyên tắc vừa là mục tiêu chung hƣớng tới DLST.
+ DLST sẽ dành một phần đáng kể lợi nhuận từ hoạt động của mình để đóng góp
nhằm cải thiện môi trƣờng sống cho cộng đồng địa phƣơng.
2.1.2. Cơ sở lý luận về phát triển bền vững
Phát triển bền vững là một nhu cầu chung của tất cả các quốc gia trên thế giới.
Khái niệm "phát triển bền vững" xuất hiện trong phong trào bảo vệ môi trƣờng từ
5


những năm đầu của thập niên 70 của thế kỷ 20. Năm 1987, trong báo cáo "Tƣơng lai
chung của chúng ta" của Hội đồng Thế giới về Môi trƣờng và Phát triển (WCED) của
Liên Hợp Quốc, phát triển bền vững đƣợc định nghĩa là sự phát triển đáp ứng đƣợc
những yêu cầu của hiện tại, nhƣng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của
các thế hệ mai sau.
Luật Du lịch ở Việt Nam (2005) thể hiện hƣớng bền vững trong tất cả 6 khoản của
Điều 5: (1) Phát triển du lịch bền vững, theo qui hoạch, kế hoạch, bảo đảm hài hòa
giữa kinh tế, xã hội và môi trƣờng; phát triển có trọng tâm, trọng điểm theo hƣớng du
lịch văn hóa – lịch sử, du lịch sinh thái; bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của tài
nguyên du lịch; (2) Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn

xã hội; (3) Bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, lợi ích chính đáng và an ninh,
an toàn cho khách du lịch; (4) Bảo đảm sự tham gia của mọi thành phần kinh tế, mọi
tầng lớp dân cƣ trong phát triển du lịch; (5) Góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại và
giao lƣu quốc tế để quảng bá hình ảnh đất nƣớc, con ngƣời Việt Nam; và (6) Phát triển
đồng thời du lịch trong nƣớc và du lịch quốc tế, tăng cƣờng thu hút ngày càng nhiều
khách du lịch nƣớc ngoài vào Việt Nam.

Hình 2.1 Sơ đồ minh họa phát triển du lịch sinh thái bền vững

6


2.2.Giới thiệu về thị xã Sông Cầu
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
2.2.1.1.Vị trí địa lý
Sông Cầu là thị xã ven biển miền trung nằm phía bắc của tỉnh Phú Yên. Với tổng
diện tích tự nhiên : 63655Ha (kể cả đầm, vịnh) trong đó diện tích tự nhiên: 48730 Ha
nằm trong tọa độ địa lý:Từ 13o 21 đến 13o 42 vĩ độ bắc.Từ 109o 06 đến 109o20 độ kinh
đông.
Có vị trí địa lý :
+ Phía Bắc giáp tỉnh Bình Định.
+ Phía Nam giáp huyện Tuy An.
+Phía Đông là Biển Đông.
+ Phía Tây giáp huyện Đồng Xuân.
Toàn thị xã có 14 xã phƣờng bao gồm: phƣờng Xuân Thành, phƣờng Xuân Yên,
phƣờng Xuân Phú, phƣờng Xuân Đài và các xã Xuân Thọ 1, Xuân Thọ 2, Xuân Lâm,
Xuân Phƣơng, Xuân Thịnh, Xuân Cảnh, Xuân Hoà, Xuân Hải, Xuân Bình, Xuân Lộc.
Sông Cầu có Quốc lộ 1A đi qua, hầu hết các khu dân cƣ, các trọng điểm kinh tế xã hội, dịch vụ du lịch đều nằm trải dài theo hai bên tuyến Quốc lộ1A đây là thuận lợi
rất lớn trong việc giao lƣu kinh tế, trao đổi văn hóa và phát tiển xã hội.
Bên cạnh đó còn có thêm Quốc lộ 1D (đƣờng Qui Nhơn – Sông Cầu) đi qua 2 xã

Xuân Hòa và Xuân Hải mở ra khả năng cho sự phát triển kinh tế xã hội ở vùng Đông
Bắc Sông Cầu nói riêng và cả thị xã Sông Cầu nói chung.
Ngoài ra còn các tuyến đƣờng nối với huyện Đồng Xuân gồm: Tuyến ĐT642 Triều
Sơn (Xuân Thọ 2) đi La Hai, tuyến Sông Cầu đi Đa Lộc, Xuân Lãnh.
Trung tâm chính trị, văn hóa của thị xã Sông Cầu cách thành phố Qui Nhơn 60 km
và cách thành phố Tuy Hòa 50 km.
2.2.1.2. Đặc điểm địa hình
Sông Cầu có diện tích không lớn, nhƣng có địa hình đa dạng, phức tạp, bao gồm
nhiều dải đồi, núi ở phíaTây và Tây Bắc (hơn 80% diện tích là đồi núi) và nhiều nhánh
núi đâm ngang ra biển tạo nên:
+Các bán đảo (Tuy Phong, Từ Nham).
+ Các đầm vịnh (Đầm Cù Mông, vịnh Xuân Đài).
7


+ Các vùng đồi bát úp.
+ Các cánh đồng nhỏ hẹp, phân bố mạnh mún.
Bờ biển Sông Cầu có nhiều nét đặc trƣng cá biệt, có tổng chiều dài bờ biển trên
80km. Với nhiều vũng, vịnh gắn liền với các đồi núi có nhiều vách đá đẹp, các dải cát
tích tụ đẹp -sạch nhƣ Nhất Tự Sơn, Gành Đỏ, Vũng La,Vũng Chào… hứa hẹn 1 tiềm
năng du lịch lớn.
2.2.1.3. Đặc điểm khí hậu, thủy văn
a.Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình năm: 26,7oC.
Nền nhiệt độ mang tính chất nhiệt đới rõ rệt hầu nhƣ nóng và nắng quanh năm,
nhiệt lƣợng ánh sáng dồi dào.
So các vùng phụ cận nhƣ Qui Nhơn, Tuy Hòa thì nhiệt độ ở đây mát mẻ, điều hòa
hơn, thích hợp cho sự phát triển nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản tạo điều kiện tốt
cho du lịch nghỉ dƣỡng.
Tuy nhiên trong một số thời gian nhất định (vào những ngày có gió Tây Nam và

thời điểm buổi trƣa tháng 5, 6) nhiệt độ lên cao làm hạn chế phần nào đến sự phát triển
kinh tế của vùng.
b.Lƣợng mƣa
Lƣợng mƣa trung bình năm từ 1600 -1700 mm.Không có sự thay đổi lớn giữa các
vùng.
Mùa mƣa (có lƣợng mƣa tháng ổn định trên 100mm) kéo dài trên 4 tháng, bắt đầu
từ tháng 9 và kết thúc vào trung tuần tháng 12. Mƣa lớn tập trung, chiếm 76% tổng
lƣợng mƣa cả năm, do địa hình dốc, đồi núi thấp, đồng bằng nhỏ hẹp nên thƣờng gây
ra lũ lụt ảnh hƣởng đến đến sản xuất và giao thông đi lại.
Mùa khô: ít mƣa bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 8, mặc dù mùa khô kéo dài nhƣng
do ảnh hƣởng của giải hội tụ nhiệt đới tháng 5, 6 thƣờng có mƣa sau đó là tiểu hạn vào
tháng 7, 8 tạo nên 5 tháng khô, 3 tháng hạn và 1 tháng kiệt.
c. Độ ẩm
Độ ẩm tƣơng đối trung bình năm 80%.
Mặc dù có độ ẩm trung bình thấp, nhƣng do ảnh hƣởng của đại dƣơng cho nên độ
ẩm vào mùa khô ở Sông Cầu vẫn cao hơn các vùng lân cận, khí hậu vẫn mát mẻ trong
8


mùa khô. Đây là đặc trƣng của khí hậu thung lũng ven biển và đầm vịnh là điều kiện
tốt để phát triển sản xuất, đồng thời cũng là điều kiện tốt cho phát triển dịch vụ du lịch
và nghỉ dƣỡng.
d. Chế độ gió, bão
Tốc độ trung bình 3-4 m/s.
Tầng suất xuất hiện các cơn bão rất thấp 1% (chung cho cả tỉnh).
Hƣớng gió: từ tháng 11 đến tháng 5 chủ yếu gió Bắc và Đông Bắc.Từ tháng 3 đến
tháng 5 chủ yếu gió Đông và Đông Bắc.Từ tháng 6 đến tháng 10 chủ yếu là gió Đông
Nam xen lẫn gió Tây Nam.Hƣớng gió thịnh hành chủ yếu vẫn là Đông và Đông Nam,
tạo điều kiện mát mẻ cho khu vực.
e. Thủy văn

Do có địa hình phức tạp, độ dốc cao nên Sông Cầu có nhiều suối, ít sông, nhiều
ghềnh và vực sâu, mạng lƣới sông suối tƣơng đối dày (mật độ 0,35 - 0,50 km/km2)
Dòng chảy biển: phụ thuộc vào chế độ gió mùa, gió mùa Đông Bắc hải lƣu chảy
theo hƣớng Bắc – Nam, tốc độ 50 – 60cm/s. Gió mùa Tây Nam hải lƣu chảy theo
hƣớng Nam – Bắc, tốc độ trung bình từ 30 – 50cm/s. Ở đây có chế độ nhật triều không
đều, các tháng trong năm có từ 5 – 12 ngày bán nhật triều không đều.
2.2.1.4. Một số tài nguyên trong khu vực
a. Tài nguyên đất
Căn cứ số liệu điều tra năm 1978 và điều tra bổ sung năm 1995 của Viện Qui
hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (Bộ Nông Nghiệp).
Toàn thị xã Sông Cầu có 7 nhóm đất chính và 14 loại đất phát sinh nhƣ sau:cồn cát
hiện đại; cát trắng cổ; đất cát biển; đất mặn nhiều; đất mặn ít; đất phù sa sông; đất phù
sa suối; đất xám phát triển trên đá granite; đất nâu thẫm trên sản phẩm bồi tụ của đá
Bazan; đất nâu vàng phát triển trên đất Bazan; đất đỏ vàng phát triển trên phiến thạch
sét; đất dốc tụ; đất vàng đỏ phát triển trên đá granite; đất đỏ vàng trên đá biến chất.
b. Tài nguyên nƣớc
Nƣớc mặt: với một lựơng mƣa khá lớn từ 1500-2000 mm/năm, nhìn chung hệ
thống sông suối dày đặc, có thể nói nguồn nƣớc mặt của thị xã Sông Cầu khá dồi dào.
Tuy nhiên nguồn nƣớc phân bố không đều qua các tháng trong năm. Mùa mƣa chiếm
70 -80% lƣợng mƣa cả năm, các sông suối ngắn, dốc nên đã xảy ra mất cân bằng về
9


nƣớc, gây ra tình trạng ngập nƣớc ở các khu vực thấp. Mùa khô dòng chảy nhỏ, mực
nƣớc và cao trình đồng ruộng chênh lệch lớn, nên ít có khả năng khai thác nếu không
có công trình thủy lợi.
Chất lƣợng nƣớc mặt khá tốt, nƣớc suối thƣờng có độ khoáng hóa nhỏ, pH trung
tính.
c. Tài nguyên rừng
Qua kết quả điều tra rừng theo chỉ thị 286/CP và kết quả tổng kiểm kê đất đai theo

chỉ thị 24/TTg của Chính Phủ thì Sông Cầu có diện tích rừng 10.789,30 ha chiếm
22,14% diện tích tự nhiên.
Trong đó:đất rừng tự nhiên 3.877,00 ha chiếm 35,62% diện tích rừng, chủ yếu là
rừng phòng hộ.Đất rừng trồng với diện tích 6912,30 ha chiếm 64,38% diện tích rừng,
trong đó rừng phòng hộ diện tích lớn 3165,00 ha với cây trồng chính là cây dƣơng
liễu, bạch đàn, keo lá tràm…Tài nguyên rừng ở đây đã kiệt quệ do khai thác lâu đời và
một mặt do chiến tranh tàn phá, diện tích rừng tự nhiên còn lại không đáng kể, rừng
trồng ít. Vì vậy việc phủ xanh đất trống đồi núi trọc đang là yêu cầu cấp bách để bảo
vệ đất, chống xói mòn, hạn chế lũ lụt, cải tạo môi sinh, tạo cảnh quan cho du lịch …
Vùng Nhất Tự Sơn nằm trong lƣu vực Vịnh Xuân Đài là một vùng núi rộng hàng
trăm hecsta, thảm thực vật rừng ở đây phong phú gồm nhiều cây cổ thụ lâu đời nhƣ
trắc dây, kiền kiền, hƣơng sao...Trong quần thể rừng ở Sông Cầu có cây dầu rái phát
triển tự nhiên khá nhiều.
Đi đôi với nguồn tài nguyên về thực vật, nguồn tài nguyên động vật ở Sông Cầu
cũng đa dạng và phong phú về chủng loại.
Dƣới sức ép của sự gia tăng dân số, nạn phá rừng để khai thác lâm sản, làm nƣơng
rẫy đã làm cho diện tích rừng ngày càng thu hẹp. Bên cạnh đó cùng với hoạt động khai
thác săn bắt động vật rừng đã làm cho các nguồn tài nguyên trên ngày càng trở nên cạn
kiệt.
d. Tài nguyên khoáng sản
Theo tài liệu của phân viện địa chất khoáng sản thành phố Hồ Chí Minh(1987),
Sông Cầu có 3 mỏ sa khoáng thuộc các xã Xuân Hải, Xuân Hòa, Xuân Thịnh. Ngoài ra
còn có các mỏ: Bôxít ở Xuân Thọ 2, mỏ sắt ở Phú Mỹ (xã Xuân Phƣơng), trữlƣợng
nhỏ, giá trị thấp. Đá chẻcó rất nhiều ở Xuân Thọ 2, thị trấn Sông Cầu, Xuân Phƣơng,
10


Xuân Bình, chủ yếu là đá granite màu trứng và màu hồng nhạt. Đá san hô: có nhiều
ven bờ vịnh Xuân Đài đặc biệt phía thôn Phú Mỹ(Xuân Phƣơng). Trữ lƣợng khoảng 2
triệu tấn đây là môi trƣờng tốt cho các loại thủy sản phát triển nên cần phải đƣợc bảo

vệ. Mỏ cát ở Diêm Trƣờng (xã Xuân Lộc, Xuân Bình) trữ lƣợng tƣơng đối lớn có khả
năng đáp ứng cho nhu cầu xây dựng.
e. Tài nguyên biển
Tổng chiều dài bờ biển trên 80 km, với các đầm vịnh nhƣ: Đầm Cù Mông với diện
tích là 2.600 ha; Vịnh Xuân Đài với diện tích là 13.000 ha, là nơi trú ngụ của tàu
thuyền, song càng vào đất liền biển càng nông, cần chú ý đến việc xây dƣng các bến
neo đậu tàu thuyền, có trên 1500ha đất ngập mặn, một số đã khai thác đƣa vào nuôi
trồng thủy sản.Những đặc điểm của biển và nƣớc biển ở vùng biển Sông Cầu có quan
hệ đến sản xuất nuôi trồng thủy sản.
Vịnh Xuân Đài đƣợc Bộ VHTT và DL xếp hạng di tích danh lam thắng cảnh cấp
quốc gia tại Quyết định số 177/QĐ-BVHTTDL ngày 20/1/2011 và là di tích, danh
lam thắng cảnh cấp quốc gia thứ 18 trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Vịnh Xuân Đài đƣợc cố
giáo sƣ Trần Văn Giàu đánh giá đẹp hơn vịnh Supic của Phillipine – vịnh nằm trong
danh sách những vịnh đẹp nhất thế giới.
Chế độ thủy triều chủ yếu là nhật triều không đều. Độ mặn trong nƣớc sông ven
biển biến đổi rất lớn: từ độ mặn tự nhiên là 31% đến 32%, càng vào xa cửa sông, cửa
đầm,vịnh nồng độ muối càng giảm.
Độ mặn trong các đầm, vịnh biến đổi theo mùa, các tháng mùa khô thƣờng biến đổi
trong khoảng 2,6- 3,9%, vào các tháng mùa mƣa biến đổi từ 0,11 -0,3%.
Độ pH dao động trong khoảng 6,5 – 8,2.Đáy chủ yếu là cát hoặc cát pha bùn.
Có hệ sinh vật phong phú (263 loài tảo phù du, 90 loài động vật phù du, 13 loài
thực vật ngập mặn, 14 loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ, 224 loài cá). Cỏ biển khá
đa dạng với 9 loài (bằng 56% tổng số loài cỏ biển Việt Nam) và tổng diện tích phân bố
321,7 ha.Tổng diện tích rạn san hô là 81,2 ha (Đầm Cù Mông 15,1 ha, Vịnh Xuân Đài
66,1 ha) bằng 26,8% diện tích san hô toàn tỉnh có thể thu lợi ích trực tiếp và gián tiếp
từ 25.900 – 91.700 USD/năm.
Nhìn chung điều kiện tự nhiên và hệ sinh thái của vùng triều ven biển và các vùng
đầm vịnh ven biển rất phù hợp với đặc điểm sinh học của nhiều loài thủy sản có giá trị.
11



Do thuận lợi về địa lý nhƣ kín gió, giàu dinh dƣỡng… nên hầu hết các đầm vịnh đều
thích hợp cho quá trình tăng trƣởng và phát triên các loài thủy sản, đặc sản.
Với địa thế đầm, vịnh ngoài ý nghĩa về phát triển nuôi trồng thủy sản còn tạo nên
những cảnh quan sơn thủy hữu tình, là tiềm năng lớn để phát triển du lịch biển, du lịch
nghỉ dƣỡng và du lịch sinh thái.
f. Tài nguyên nhân văn
Lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất và con ngƣời Phú Yên nói chung và
Sông Cầu nói riêng gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt
Nam. Thị xã Sông Cầu là địa bàn cƣ trú chủ yếu của ngƣời kinh, trong quá trình sinh
sống đã hình thành những cụm dân cƣ rải rác khắp địa bàn thị xã.
Văn hóa sông nƣớc phong phú về số lƣợng và nhiều màu sắc về hình thức, độc đáo
về nội dung. Đƣợc thể hiện sinh động qua các sinh hoạt văn hóa dân gian mang đậm
dấu ấn sông nƣớc nhƣ lễ hội sông nƣớc Tam Giang, và đặc biệt là lễ hội Cầu Ngƣ hay
lễ cúng ông Nam Hải đƣợc tổ chức thƣờng xuyên hàng năm tại các làng chài ven biển.
Tôn giáo ở Sông Cầu chủ yếu là đạo phật chiếm khoảng 17%, đạo Thiên chúa giáo
chiếm khoảng 6%, một số tôn giáo khác nhƣng chiếm tỷ lệ nhỏ, phần còn lại không
theo tôn giáo nào.
Tập tục lễ hội:Lễ Phật đản, Lễ hội sông nƣớc Tam Giang, Lễ mừng Chúa giáng
sinh, Lễ cầu ngƣ, Tết Nguyên đán, Tết Đoan ngọ, Tết Trung thu …
2.2.2.Khái quát đặc điểm kinh tế - xã hội
2.2.2.1. Đặc điểm kinh tế
a. Dân số - lao động
Dân số thị xã Sông Cầu là 101.521 ngƣời (2009),tỷ lệ tăng dân số 3,6%, trong đó tỷ
lệ tăng tự nhiên là 1,31%, tỷ lệ tăng cơ học là 2,29%. Mật độ dân số 199 ngƣời/km2
phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung ở trung tâm các đơn vị hành chính và các
khu vực đánh bắt hải sản.
Tổng dân số trong độ tuổi lao động 62.943 ngƣời, chiếm tỷ lệ 62%.Trong đó lao
động nông – lâm – ngƣ ngiệp 75.938 ngƣời bằng 74,8% tổng số lao động, công ngiệp
và xây dựng 5980 ngƣời bằng 9,5% tổng số lao động, dịch vụ 19603 ngƣời bằng

15,7% tổng số lao động.

12


b. Kinh tế thủy sản
+ Nuôi trồng thủy sản
Chủ yếu là phát triển nuôi tôm hùm và nuôi tôm sú. Nuôi cá lồng cũng đƣợc ngƣ
dân triển khai tuy nhiên chƣa phát triển mạnh.
Bảng 2.1Diện tích nuôi trồng thủy sản Sông Cầu trong những năm gần đây
Năm

2000

2004

2005

2007

2009

Diện tích

1427

628

773


810

873

(Ha)
Nguồn Niên giám thống kê tỉnh Phú Yên năm 2007, 2009
+ Khai thác thủy sản
Ở Đầm Cù Mông và Vịnh Xuân Đài đều có các nghề khai thác nhƣ: rê, kéo lƣới,
lƣới vây, lƣới kéo tôm, lƣới vó, câu. Trong đó nghề kéo lƣới chiếm tỷ trọng lớn. Tổng
số tàu thuyền và công suất tàu ngày càng tăng. Thực hiện vận động ngƣ dân đầu tƣ, cải
hoán, đóng mới tàu thuyền có công suất lớn, hƣớng ra đánh bắt xa bờ; đến nay trên địa bàn thị xã
có 3.180 phƣơng tiện tàu cá trong đó cải hoán tàu công suất 45 – 89CV có 368 chiếc chiếm
11,7%, tàu công suất trên 90CV có 156 chiếc chiếm 4,92%. Các hộ đánh bắt thủy sản tại Sông
Cầu có thu nhập bình quân từ 50 -70 triệu đồng/hộ/năm, trong khi đó các hộ nuôi trồng có thu
nhập bình quân đến 80 – 100 triệu đồng/hộ/năm, cá biệt có những hộ thu nhập vài ba trăm
triệu/năm. Tuy nhiên do sự khai thác quá mức, không có kế hoạch đã dẫn tới suy giảm nguồn lợi
thủy sản và suy thoái môi trƣờng nƣớc vùng vịnh.
c. Kinh tế nông nghiệp
Đất trồng lúa 2 vụ chiếm tỷ lệ rất thấp, đất canh tác chủ yếu là cây trồng cạn, trong
đó hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày chiếm tỷ lệ cao. Trong khi đó khả năng xây
dựng các công trình thủy lợi trên địa bàn rất hạn chế, do vậy việc chuyển đổi cơ cấu
cây trồng gặp rất nhiều khó khăn.
Diện tích dành cho trồng lúa dao động trong khoảng 2.300 – 2.400 ha/năm. Thực tế
diện tích lúa 2 vụ thƣờng là 452 ha chiếm 32,5% diện tích canh tác lúa. Năng suất lúa
rất thấp, bình quân 19 – 30 tạ/ha.
Đất trồng cây lâu năm chủ yếu là Dừa, Điều và một phần diện tích cây ăn quả.

13



d. Hoạt động sản xuất muối
Thị xã Sông Cầu có diện tích sản xuất muối lớn với 190,08 ha. Tập trung gần quốc
lộ 1A nên rất thuận lợi cho việc lƣu thông tiêu thụ muối. Sản lƣợng muối sản xuất
không ổn định thƣờng từ 71 – 106 tấn/ha.
Làng muối Tuyết Diêm nằm bên đầm Cù Mông. Đây là nơi có địa hình thuận lợi và
có độ nƣớc biển phù hợp với nghề làm muối. Hiện có khoảng 75% số hộ trong thôn
sống bằng nghề làm muối. Theo A. Laborde (Công sứ Phú Yên): Muối Tuyết Diêm là
''một thứ muối trắng hoàn hảo''. Hiện nay muối Tuyết Diêm là sản phẩm dùng cho
công nghiệp hóa chất.
Muối Sông Cầu có chất lƣợng tốt và có đƣợc thị trƣờng tiêu thụ rộng gồm nhiều
địa bàn nhƣ Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Kom Tum, Gia Lai… Tuy nhiên cơ
sở hạ tầng vùng sản xuất muối còn kém và xuống cấp, phƣơng pháp cải tiến muối chƣa
cải tiến đƣợc cho nên chi phí sản xuất cao dẫn đến lợi nhuận của hoạt động sản xuất
này còn thấp.
e. Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp
Nhìn chung tình hình phát triển các ngành CN – TTCN ở Sông Cầu đều có sự tăng
trƣởng khá. Giai đoạn từ năm 2006 – 2010 tốc độ tăng trƣởng bình quân 18,2%/ năm.
Các ngành nghề đều có sự tăng trƣởng, suất hiện một số ngành nghề mới nhƣ: sản xuất
hạt điều, mây tre đan…
f. Thƣơng mại – dịch vụ
Hoạt động thƣơng mại và dịch vụ ở thị xã Sông Cầu từ sau khi có chính sách đổi
mới của Đảng và Nhà nƣớc đã phát triển mạnh. Hoạt động kinh doanh thƣơng nghiệp,
khách sạn, nhà hàng, dịch vụ tƣ nhân cũng phát triển mạnh mẽ và rộng khắp.
Theo số liệu thống kê năm 2009 toàn thị xã có 1999 cơ sở hoạt động kinh doanh
với các hình thức nhƣ: dịch vụ 172 cơ sở, thƣơng mại 1.324 cơ sở, khách sạn nhà hàng
và quán ăn 503 cơ sở, thu hút trên 3.000 lao động làm việc. Thƣơng mại tƣ nhân ngày
càng phát triển thay thế cho thƣơng mại quốc doanh đáp ứng phần lớn nhu cầu lƣu
thông hàng hóa trên địa bàn.
Hệ thống các điểm chợ cùng với các điểm kinh doanh dịch vụ tổng hợp, đã đáp
ứng tƣơng đối đủ cho nhu cầu về cung cấp nhu yếu phẩm, vật tƣ phục vụ sản xuất

nông nghiệp cũng nhƣ trao đổi hàng hóa nông sản của nhân dân trong thị xã.
14


2.2.2.1. Đặc điểm xã hội
a. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
Thị xã Sông Cầu có quốc lộ 1A đi qua 12/14 xã, phƣờng và có quốc lộ 1D từ Quy
Nhơn đi qua 2 xã Xuân Hải, Xuân Hòa và nối vào quốc lộ 1A. Đây là điều kiện thuận
lợi cho Sông Cầu phát triển kinh tế, trao đổi văn hóa.
Thị xã có 2 tuyến tỉnh lộ: tỉnh lộ 644 từ trung tâm thị xã đi huyện Đồng Xuân và
tỉnh lộ 642 từ xã Xuân Thọ 2 đi huyện Đồng Xuân. Đây là 2 tuyến đƣờng chiến lƣợc
về phát triển kinh tế quốc phòng của thị xã Sông Cầu.
Hiện nay nhiều tuyến đƣờng có chất lƣợng mặt đƣờng xấu, một số đƣờng hẹp chƣa
phù hợp với vận tải cơ giới lớn.
Đƣờng nội thị gồm 37 tuyến đƣờng với tổng chiều dài 18,3 km; hiện đã đầu tƣ xây
dựng rải nhựa và đá dăm một số tuyến, các tuyến còn lại vẫn là đƣờng đất.
Trên địa bàn thị xã Sông Cầu có 11 chiếc cầu, trong đó 2 chiếc cầu đƣợc xây dựng
vĩnh cửu và bán vĩnh cữu, còn lại 9 chiếc cầu tạm bằng đá xây xi măng, gỗ. Cống, tràn
hầu hết là vĩnh cửu và bán vĩnh cửu và có đến 22 chiếc.
Hệ thống cấp điện: Thị xã Sông Cầu đƣợc cấp điện từ nguồn điện lƣới quốc gia qua
trạm biến áp trung gian 35/15 KV – (1.600 + 2.500)KVA thị xã Sông Cầu; Trạm biến
áp 110/35KV xã Xuân Bình cung cấp điện cho khu công nghiệp Đông bắc Sông Cầu
và nguồn điện máy phát điện làm nguồn dự phòng.
Hệ thống cấp nƣớc: đã hoàn thành hệ thống cấp nƣớc khu vực Đông Bắc Sông Cầu
với công suất 900m3/ngày. Tại thị xã đã có hệ thống nƣớc máy tuy nhiên nhiều nơi còn
bị thiếu nƣớc sinh hoạt trong mùa khô nhƣ khu vực Từ Nham – Xuân Thịnh…
Thông tin liên lạc: ngành bƣu chính viễn thông thị xã phát triển tốt. Toàn bộ 14 xã
phƣờng đã đƣợc phủ sóng truyền hình, truyền thanh. Cùng với việc cấp điện sinh hoạt
thì việc phủ sóng truyền hình với các kênh thông tin tổng hợp, kênh khoa học giáo
dục, thể thao giải trí và hệ thống truyền thanh rộng khắp đã tạo cho bộ mặt nông thôn

chuyển biến rõ rệt.
b. Giáo dục
Theo số liệu năm 2009, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học tiểu học: 99,25%; số học
sinh trung học cơ sở 7.865 em chiếm 82,5% số em trong độ tuổi đi học trung học cơ
sở; số học sinh trung học phổ thông 2.639 em.
15


Mặc dù số trƣờng lớp và giáo viên hiện tại phục vụ đủ cho nhu cầu học tập của học
sinh nhƣng điều kiện cơ sở hạ tầng giáo dục còn thấp, địa hình bị chia cắt nên việc tổ
chức học còn gặp nhiều khó khăn.
c. Y tế
Hiện tại trên địa bàn thị xã có 12 cơ sở khám chữa bệnh với 80 giƣờng bệnh. Trong
đó tại trung tâm thị xã có 1 bệnh viện với 50 phòng bệnh và đang đƣợc đầu tƣ xây
mới, 1 phòng khám đa khoa khu vực với 5 giƣờng bệnh, 10 trạm y tế xã với 25 giƣờng
bệnh và 13 phòng khám tƣ nhân.
Đội ngũ y bác sĩ thƣờng xuyên đƣợc gửi đào tạo chuyên sâu, nâng cấp trình độ.
2.2.3. Hiện trạng quản lý môi trƣờng
UBND thị xã đã tổ chức phát động nhiều phong trào toàn dân tham gia bảo vệ vệ sinh môi
trƣờng, đã xây dựng Đề án quản lý đô thị theo tiêu chí “Xanh - Sạch - Trật tự”. Tình trạng vứt rác,
đổ bỏ các chất thải sinh hoạt, chất thải sau nuôi trồng thủy sản dọc các bờ biển diễn ra nhiều, gây
ô nhiễm và ảnh hƣởng đến sự phát triển của ngành du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dƣỡng của thị xã
Sông Cầu. Tỷ lệ hộ gia đình hiện nay chƣa có hố xí hợp vệ sinh, chƣa đảm bảo nguồn nƣớc hợp
vệ sinh hoặc không có nƣớc phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong những tháng mùa khô còn cao.
Nhằm ngăn chặn tình trạng dùng giã cào, xung điện, chất nổ, chất độc để đánh bắt, khai
thác thủy sản và đƣa ra các giải pháp quản lý, xử lý, ngăn chặn; UBND thị xã đã thành lập và chỉ
đạo Đội kiểm tra liên ngành và Tổ công tác liên ngành bảo vệ nguồn lợi thủy sản, các cơ quan
chức năng tăng cƣờng kiểm tra, xử lý theo quy định các hoạt động khai thác thủy sản bằng các
nghề cấm trong đầm, vịnh và tuyến bờ. Chỉ đạo các cơ quan chức năng và xã Xuân Phƣơng,
phƣờng Xuân Yên tiến hành họp dân phổ biến, ký cam kết không khai thác đá san hô trái phép và

ra quân tịch thu tang vật, phƣơng tiện vận chuyển trái phép (đến nay đã thực hiện bắt và xử phạt
vi phạm hành chính gần 28 vụ/32 phƣơng tiện/41 đối tƣợng dùng giã cào xung điện, chất nổ đánh
bắt, khai thác thủy sản và đá san hô trái phép).

16


×