Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ DỰA TRÊN CÁC TIÊU CHÍ DU LỊCH BỀN VỮNG CỦA UNEP, MAB VÀ GEF

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.67 MB, 105 trang )

ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG DU
LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG
NGẬP MẶN CẦN GIỜ DỰA TRÊN CÁC TIÊU CHÍ DU LỊCH
BỀN VỮNG CỦA UNEP, MAB VÀ GEF

NGUYỄN HUY HIỆP

- 2011

7/2011






************
*****

Khoa:
QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG
Chuyên ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG & DU LỊCH SINH THÁI
Nguyễn Huy Hiệp

07157053

2007 – 2011
1.

DH07DL


“ Đánh giá tính bền vững của các hoạt động du lịch sinh thái tại
Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ dựa trên các tiêu chí du
lịch bền vững của UNEP, MAB và GEF.”

2.
-

Hiện trạng phát triển du lịch của Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần

Giờ.
-

Xác định các tiêu chí và đánh giá tính bền vững của các hoạt động du lịch sinh

thái tại Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.
-

Đề xuất các giải pháp phát triển du lịch đi đôi với bảo vệ Khu dự trữ sinh quyển

rừng ngập mặn Cần Giờ.
3.
4.

7/2011
: TS. Chế Đình Lý- Viện phó Viện Tài nguyên- Môi trƣờng
thành phố Hồ Chí Minh

năm 2011

.


Ng

18

07 năm 2011


ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH
THÁI TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ
DỰA TRÊN CÁC TIÊU CHÍ DU LỊCH BỀN VỮNG CỦA UNEP, MAB VÀ
GEF

Tác giả

NGUYỄN HUY HIỆP

Khoá luận đƣợc đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sƣ ngành
Quản lý môi trƣờng và Du lịch sinh thái

Giáo viên hƣớng dẫn
TS. CHẾ ĐÌNH LÝ

Tháng 07 năm 2011
i


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc tiên tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong Khoa Môi trƣờng và Tài

Nguyên trƣờng Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh trong suốt bốn năm học
đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và tạo mọi điều kiện để tôi có thể hoàn thành
khoá luận này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS. Chế Đình Lý, ngƣời thầy luôn tận
tình hƣớng dẫn, giúp đỡ trong quá trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới anh Nguyễn Hiền Thân, lớp DH06DL, chuyên
ngành Quản lý môi trƣờng và Du lịch sinh thái, khoá 2006- 2010, ngƣời đã luôn nhắc
nhở và có những đóng góp quý báu cho tôi trong quá trình thực khoá luận tốt nghiệp
này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cô, chú, anh-chị trong Ban Quản lý rừng
phòng hộ Cần Giờ và Ban Quản lý Khu du lịch 30/4 đã cung cấp cho tôi những số liệu
và tài liệu cần thiết để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Xin cảm ơn những ngƣời bạn đã đồng hành và giúp đỡ tôi trong suốt bốn năm
học
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn ba mẹ và những ngƣời thân trong gia đình, ngƣời đã
luôn động viên, khuyến khích và là chỗ dựa vững chắc nhất cho tôi trong suốt những
năm tháng ngồi trên giảng đƣờng đại học.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 07 năm 2011

Nguyễn Huy Hiệp

ii


TÓM TẮT KHOÁ LUẬN
Đề tài “ Đánh giá tính bền vững của các hoạt động du lịch sinh thái tại Khu dự
trữ sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ dựa trên các tiêu chí du lịch bền vững của
UNEP, MAB và GEF” đƣợc thực hiện từ tháng 03/2011 đến tháng 07/2011 bao gồm
các nội dung sau:
- Hiện trạng phát triển du lịch tại Khu dự trữ sinh quyển Rừng ngập mặn Cần

Giờ
- Xác định các tiêu chí và đánh giá tính bền vững của các hoạt động du lịch sinh
thái tại Khu dự trữ sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ.
- Đề xuất các giải pháp phát triển du lịch đi đôi với bảo vệ Khu dự trữ sinh
quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ.
Các kết quả đã nghiên cứu đƣợc:
- Đã khảo sát đƣợc hiện trạng phát triển du lịch trên địa bàn Khu dự trữ sinh
quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ, kết quả cho thấy nguồn tài nguyên phục vụ du lịch rất
phong phú và đa dạng nhƣng du lịch sinh thái vẫn chƣa phát triển tƣơng xứng với tiềm
năng vốn có.
- Đánh giá đƣợc tính bền vững của các hoạt động du lịch sinh thái trên địa bàn
Khu dự trữ sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ: Tuy nhiên, mức độ bền vững trong
hoạt động du lịch sinh thái tại đây chỉ đạt mức trung bình.
- Đã xác định đƣợc các bên liên quan tới hoạt động phát triển bền vững du lịch
sinh thái tại Khu dự trữ sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ, phân tích đƣợc vai trò
của các bên và cách phối hợp thực hiện để cùng hƣớng tới phát triển bền vững du lịch
sinh thái.
- Đã phân tích đƣợc điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của các hoạt động
du lịch sinh thái tại Khu dự trữ sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ và đề ra đƣợc các
giải pháp phát triển du lịch đi đôi với bảo vệ môi trƣờng Khu dự trữ sinh quyển.

iii


MỤC LỤC
...................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
TÓM TẮT KHOÁ LUẬN ............................................................................................. iii
MỤC LỤC ......................................................................................................................iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... vii

DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................ viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH .......................................................................................... viii
Chƣơng 1: MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1
1.2. Tổng quan tài liệu.................................................................................................3
1.3. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 7
1.3.1. Mục tiêu tổng quát ........................................................................................7
1.3.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 7
1.4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................7
Chƣơng 2: TỔNG QUAN: ............................................................................................. 8
2.1. Các khái niệm về du lịch bền vững ......................................................................8
2.1.1. Khái niệm về phát triển du lịch bền vững.....................................................8
2.1.2. Các yêu cầu của phát triển du lịch bền vững ...............................................9
2.1.3. Mục tiêu của phát triển du lịch bền vững ...................................................10
2.2. Khái quát về tiêu chí du lịch bền vững của UNEP, MAB và GEF ....................11
2.3. Tổng quan về Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ ......................... 12
2.3.1. Điều kiện tự nhiên.......................................................................................12
2.3.1.1. Lịch sử hình thành .............................................................................12
2.3.1.2. Vị trí địa lý ........................................................................................13
2.3.1.3. Khí hậu .............................................................................................. 13
2.3.1.4. Địa hình ............................................................................................. 13
2.3.1.5. Thổ nhƣỡng .......................................................................................14
2.3.1.6. Thuỷ văn ............................................................................................ 14
2.3.1.7. Chế độ thuỷ triều ...............................................................................15
iv


2.3.2. Điều kiện kinh tế- xã hội ............................................................................16
2.4. Các nguồn tài nguyên phục vụ du lịch trên địa bàn khu dữ trữ sinh quyển rừng
ngập mặn Cần Giờ .........................................................................................................16

2.4.1. Tài nguyên thiên nhiên ...............................................................................16
2.4.1.1. Tài nguyên rừng ngập mặn ............................................................... 16
2.4.1.2. Tài nguyên biển .................................................................................17
2.4.2. Tài nguyên nhân văn ...................................................................................18
2.4.2.1. Di tích văn hoá khảo cổ .....................................................................18
2.4.2.2. Di tích văn hoá tôn giáo- tín ngƣỡng ................................................18
2.4.2.3. Di tích lịch sử ....................................................................................19
2.4.2.4. Các làng nghề truyền thống............................................................... 19
Chƣơng 3: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................20
3.1. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 20
3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................20
3.2.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu ....................................................................20
3.2.2. Phƣơng pháp khảo sát thực địa ...................................................................21
3.2.3. Phƣơng pháp phỏng vấn- Bảng câu hỏi ......................................................21
3.2.4. Phƣơng pháp đánh giá tính bền vững ......................................................... 22
3.2.5. Phƣơng pháp phân tích các bên liên quan (SA)..........................................23
3.2.6. Phƣơng pháp phân tích SWOT ...................................................................23
3.2.7. Phƣơng pháp phỏng vấn chuyên gia ........................................................... 23
Chƣơng 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.....................................................................24
4.1. Hiện trạng phát triển du lịch tại Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ
24
4.1.1. Hiện trạng cơ sở vật chất- cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch ........................... 24
4.1.1.1. Hệ thống giao thông ..........................................................................24
4.1.1.2. Hệ thống nƣớc ...................................................................................25
4.1.1.3. Điện lực- Bƣu chính viễn thông ........................................................25
4.1.1.4. Hệ thống xử lý nƣớc thải, chất thải rắn .............................................25
4.1.1.5. Hệ thống cơ sở lƣu trú và ăn uống ....................................................25
4.1.1.6. Hệ thống các khu vui chơi, giải trí và nghỉ dƣỡng ............................ 26
v



4.1.1.7. Cơ sở hàng hoá, tặng phẩm, vật lƣu niệm .........................................27
4.1.2. Hiện trạng hoạt động du lịch ......................................................................27
4.1.2.1. Một số vấn đề môi trƣờng liên quan đến phát triển du lịch sinh thái ở
Cần
Giờ
…………………………………………………………………………….................27
4.1.2.2. Hệ thống các tuyến/điểm và các hoạt động du lịch sinh thái đặc trƣng
tại Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ ......................................................28
4.1.2.3. Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch sinh thái ...................................35
4.1.2.4. Sản phẩm du lịch ...............................................................................37
4.1.2.5. Tình hình khách du lịch đến Cần Giờ và doanh thu du lịch .............39
4.2. Các tiêu chí và đánh giá tính bền vững của các hoạt động du lịch sinh thái tại
Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ ........................................................... 43
4.2.1. Đánh giá lựa chọn chỉ thị du lịch bền vững ................................................43
4.2.2. Đánh giá tính bền vững ...............................................................................52
4.2.2.1. Đánh giá chỉ số bền vững tổng hợp...................................................54
4.2.2.2. Đánh giá chỉ số bền vững theo bốn vấn đề cơ bản............................ 54
4.2.2.3. Đánh giá chỉ số bền vững theo 16 nhóm cơ bản ............................... 56
4.3. Các giải pháp phát triển du lịch đi đôi với bảo vệ Khu dữ trữ sinh quyển rừng
ngập mặn Cần Giờ .........................................................................................................60
4.3.1. Phân tích vai trò của các bên liên quan tham gia vào các hoạt động DLST
tại Khu dự trữ sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ .....................................................60
4.3.2. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của các hoạt động du
lịch sinh thái tại Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ ................................ 62
4.3.2.2. Những giải pháp ƣu tiên ....................................................................64
4.3.2.3. Những giải pháp tiếp theo .................................................................67
4.3.2.4. Giải pháp cần xem xét .......................................................................67
Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................68
5.1. Kết luận ..............................................................................................................68

5.2. Kiến nghị ............................................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 70
PHỤ LỤC ...................................................................... Error! Bookmark not defined.
vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
UNEP ( United Nations Environment Programme) : Chƣơng trình Môi trƣờng Liên
Hợp Quốc
MAB ( Man and Biosphere Programme): Chƣơng trình Con ngƣời và Sinh quyển
UNESCO( United Nations Educational Scientific and Cultural Organization ): Tổ chức
Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hiệp Quốc
GEF ( Global environment Facility ): Quỹ môi trƣờng toàn cầu
WTO ( World Trade Organization): Tổ chức Thƣơng mại thế giới
KDL: Khu du lịch
DLST:Du lịch sinh thái
RMN: Rừng ngập mặn
KDTSQ RMN: Khu dự trữ sinh quyển Rừng ngập mặn
DL: du lịch
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
TN-MT: Tài nguyên Môi trƣờng
TS: Tiến sĩ
PGS.TS: Phó Giáo sƣ tiến sĩ
CHLB: Cộng Hòa Liên Bang
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Các dạng địa hình trong rừng ngập mặn Cần Giờ ....................................14
Bảng 2.2: Các sông chính ở Cần Giờ ........................................................................15
Bảng 4.1: Lựa chọn các chỉ thị đánh giá tính bền vững ............................................44
Bảng 4.2: Các chỉ thị đánh giá du lịch bền vững KDL sinh thái RMN Cần Giờ ......49
Bảng 4.3: Kết quả tính toán chỉ thị du lịch bền vững tại Khu du lịch sinh thái Rừng
ngập mặn Cần Giờ......................................................................................................52
Bảng 4.4: Phân tích SWOT cho các hoạt động DLST tại KDTSQ RMN Cần Giờ ..62
Bảng 4.5: Tích hợp các giải pháp SWOT..................................................................63

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 3.1: Mức điểm đánh giá tính bền vững ............................................................ 22
Hình 4.1: Biểu đồ kênh thông tin du khách biết đến Cần Giờ ..................................36
Hình 4.2: Biểu đồ lƣợng du khách đến Cần Giờ giai đoạn 2003-2010.....................39
Hình 4.3: Biểu đồ thống kê lƣợng khách giai đoạn (2006-2010) ............................. 41
Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện phƣơng tiện đƣợc sử dụng khi đi tham quan du lịch .....42
Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện thời điểm khách đi du lịch .............................................42
Hình 4.6: Sơ đồ chỉ số du lịch bền vững ...................................................................52
Hình 4.7: Biểu đồ thể hiện điểm số bền vững 4 vấn đề cơ bản ................................ 55
Hình 4.8: Biểu đồ điểm bền vững nhóm cơ bản về an sinh cộng đồng ....................56
Hình 4.9: Biểu đồ điểm bền vững các nhóm về môi trƣờng tự nhiên- xã hội ..........58
Hình 4.10: Biểu đồ điểm bền vững các nhóm về sản phẩm du lịch và sự hài lòng của
du khách .....................................................................................................................59
Hình 4.11: Điểm bền vững về quản lý và giám sát ...................................................60

viii


Chƣơng 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tƣợng kinh tế- xã hội phổ biến. Tại
nhiều quốc gia trên thế giới, du lịch là một trong những ngành kinh tế hàng đầu. Du
lịch nhanh chóng trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế
giới. Theo UNWTO, hiện nay du lịch đang là ngành kinh tế lớn và năng động nhất trên
thế giới. Trong những năm gần đây các loại hình du lịch đang phát triển nhanh chóng
ở nhiều quốc gia trên thế giới và ngày càng thu hút đƣợc sự quan tâm của mọi tầng lớp
trong xã hội.
DLST là loại hình du lịch có xu thế phát triển nhanh chóng và đang là mối quan
tâm của nhiều quốc gia, châu lục và trên phạm vi toàn thế giới. Phát triển DLST một
mặt nhằm thỏa mãn đƣợc những nhu cầu muốn tận hƣởng khám phá cái mới trong
lành và hoang dã của các vùng thiên nhiên và đa dạng sinh thái. Mặt khác phát triển
DLST giúp cho các quốc gia khai thác hiệu quả các tài nguyên du lịch nhằm phát triển
ngành du lịch để từ đó góp phần vào công việc phát triển đất nƣớc. Ở Việt Nam, DLST
đƣợc xác định là một trong những tiềm năng và thế mạnh đặc thù, phát triển DLST là
một hƣớng ƣu tiên trong chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam.
Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập măn Cần Giờ là tên một khu bảo tồn tại huyện Cần
Giờ của Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2001, UNESCO đã công nhận đây là Khu dự
trữ sinh quyển thế giới với hệ động, thực vật đa dạng, độc đáo, điển hình của vùng
ngập mặn. Nơi đây là địa điểm lý tƣởng cho các đề tài nghiên cứu về hệ sinh thái tự
nhiên và du lịch sinh thái, tạo điều kiện dễ dàng cho việc trao đổi kinh nghiệm và chia
sẻ kiến thức về phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên. Mục đích chính của Khu
dự trữ sinh quyển Cần Giờ là nghiên cứu và tìm ra các giải pháp khai thác và sử dụng
1


hợp lý các dạng tài nguyên thiên nhiên giúp cho việc nâng cao mức sống của ngƣời
dân mà không gây hại đến môi trƣờng.
Từ một vùng đất nghèo, Cần Giờ đã thay đổi khi đƣợc thành phố Hồ Chí Minh
quy hoạch và phát triển DLST. Năm 2000, khu DLST Vàm Sát nằm trong vùng lõi của
Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ đƣợc thành lập. Đến tháng 2/2003, WTO đã công

nhận Vàm Sát là một trong hai khu DLST bền vững ở nƣớc ta. Đẩy mạnh phát triển
DLST mang đến nhiều thay đổi cho ngƣời dân nơi đây: cuộc sống phong phú hơn, đời
sống tinh thần đƣợc nâng cao khi trực tiếp tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch.
Việc tiếp xúc thƣờng xuyên với du khách đem lại những kiến thức nhất định cho ngƣời
dân, trình độ dân trí đƣợc nâng lên. Du lịch còn góp phần khôi phục và phát triển
ngành nghề thủ công, thúc đẩy các ngành nghề, dịch vụ khác cùng phát triển theo, đem
lại việc làm cho ngƣời dân địa phƣơng. Tuy nhiên việc khai thác các tài nguyên phục
vụ phát triển du lịch ở đây bên cạnh những tác động tích cực cũng dần bộc lộ những
ảnh hƣởng tiêu cực: vô tình đã góp phần làm suy thoái chất lƣợng tài nguyên, ô nhiễm
môi trƣờng sinh thái, đe doạ sự tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên đặc hữu, thay đổi
tập quán sinh hoạt của loài…
Hiện nay du lịch bền vững không còn là một hiện tƣợng nhất thời, mà là một xu
thế thời đại, là mục tiêu đặt ra cho phát triển và có ý nghĩa quan trọng không chỉ về
mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển bền vững của xã hội, của
cộng đồng dƣới quan điểm khai thác tài nguyên và môi trƣờng (bao gồm cả tự nhiên
và nhân văn) trên phạm vi toàn cầu. Phát triển du lịch bền vững chính là giải pháp duy
nhất khắc phục đƣợc tình trạng ô nhiễm môi trƣờng, hạn chế khả năng làm suy thoái
tài nguyên, duy trì tính đa dạng sinh học. Việc đánh giá tính bền vững của các hoạt
động DLST là việc làm cần thiết để giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động du
lịch tới môi trƣờng, kiến tạo một hệ thống bền vững về mặt sinh thái, làm thỏa mãn
những nhu cầu hiện tại của con ngƣời mà không làm ảnh hƣởng đến thế hệ mai sau,
tạo ra một sự phát triển và tăng trƣởng ổn định kinh tế, gia tăng tính bền vững của một
khu vực nói riêng và tăng khả năng phát triển bền vững của ngành nói chung.
2


Căn cứ vào các vấn đề đã đề cập và tính cấp thiết của vấn đề chính vì vậy tôi
thực hiện đề tài “ Đánh giá tính bền vững của các hoạt động du lịch sinh thái tại Khu
dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ”.
1.2. Tổng quan tài liệu

* Trên thế giới:
Thuật ngữ “ du lịch bền vững” xuất hiện từ những năm 80 của thế kỷ trƣớc và
đƣợc triển khai tại nhiều nơi trên thế giới. Các hoạt động về du lịch bền vững thông
qua các trào lƣu khác nhau nhƣ du lịch trách nhiệm, du lịch khám phá, DLST …, các
hình thức du lịch này đều nằm trong phạm trù du lịch bền vững. Trên thế giới đã có rất
nhiều nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững nhằm giảm thiểu các ảnh hƣởng của
hoạt động du lịch tới nguồn tài nguyên thiên và sự đa dạng sinh học, hòa nhập và đóng
góp tích cực vào sự phát triển kinh tế địa phƣơng.
Tại Hội Nghị thế giới về du lịch bền vững tổ chức tại Lanzarote, Canary
islands, Tây Ban Nha ngày 27-28/4/1995, “Điều lệ về du lịch bền vững” đƣa ra nhận
thức đƣợc du lịch là một hiện tƣợng mang tính hai mặt, đó là đóng góp tích cực vào
những thành tựu kinh tế xã hội cũng nhƣ chính trị, nhƣng đồng thời cũng dẫn tới sự
xuống cấp về môi trƣờng. Và căn cứ vào các quy tắc đƣợc quy định trong Tuyên bố
Rio về Môi trƣờng và Phát triển, các khuyến nghị trong chƣơng trình Nghị sự số 21,
liên hệ với các tuyên bố Manila, tuyên bố Hague về du lịch thế giới đƣa ra mục tiêu
phát triển du lịch phải dựa trên cơ sở bền vững, có hiệu quả về kinh tế, đảm bảo công
bằng xã hội, giúp cho việc bảo tồn tài sản tự nhiên và tài sản văn hóa. Là một công cụ
đắc lực cho phát triển, du lịch nên tham gia một cách tích cực vào phát triển bền vững,
các nguồn lực làm nền tảng cho du lịch bền vững phải đƣợc đảm bảo.
Tại Hội Nghị thƣợng đỉnh Johannesburg về phát triển bền vững tháng 8-9/2010,
Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO) đã hợp tác với Hội Nghị Liên
Hợp Quốc về thƣơng mại và phát triển (UNCTAD) làm dự án “ST-EP:du lịch bền
vững xóa đói giảm nghèo” có mục đích là giúp các nƣớc nghèo nhận đƣợc nguồn tài
lực cần thiết để thực hiện các dự án giúp thúc đẩy ngành du lịch. Một trong những dự
án du lịch sinh thái thành công nhất đó là dự án đƣợc thực hiện tại tỉnh Masai Mara
của Kenya. Hiện nay, ở các nƣớc châu Phi, các dự án du lịch sinh thái bền vững đã

3



góp phần bảo vệ môi trƣờng thông qua việc đảm bảo cung cấp tài chính cho các cộng
đồng địa phƣơng.
Tháng 10/2008, nhà sáng lập đồng thời là chủ tịch Quỹ tài trợ Liên Hợp
Quốc(UNF), ông Ted Turner, đã tập hợp Liên minh rừng nhiệt đới, Chƣơng trình Môi
trƣờng Liên Hợp Quốc(UNEP) và Tổ chức Du lịch thế giới Liên Hợp Quốc(UNWTO)
nhằm công bố tiêu chí du lịch bền vững toàn cầu lần đầu tiên tại “Hội nghị Bảo tồn thế
giới của IUCN”. Bộ tiêu chí mới này đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở hàng nghìn các
tiêu chí đã đƣợc áp dụng thực tiễn hiệu quả trên khắp thế giới bao gồm:
- Quản lý hiệu quả và bền vững để bao quát các vấn đề về môi trƣờng, văn hóa
xã hội, chất lƣợng, sức khỏe và an toàn.
- Gia tăng lợi ích kinh tế xã hội và giảm thiểu tác động tiêu cực đến cộng đồng
địa phƣơng.
- Gia tăng lợi ích đối với các di sản văn hóa và giảm nhẹ các tác động tiêu cực.
- Gia tăng lợi ích môi trƣờng và giảm nhẹ tác động tiêu cực.
Các tiêu chuẩn này đƣợc phát triển để cung cấp một khung hƣớng dẫn hoạt
động du lịch bền vững và là điểm tham chiếu cho toàn bộ ngành du lịch, là bƣớc quan
trọng trong việc tạo ra tính bền vững, một tiêu chí không thể tách rời trong phát triển
du lịch.
* Tại Việt Nam
Du lịch là ngành tạo ra nhiều việc làm thứ hai, sau nông nghiệp ở các nƣớc
đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Với sự giúp đỡ của các tổ chức nƣớc ngoài,
Việt Nam đã và đang thực hiện đƣợc nhiều nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững.
Năm 2001, Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV) đã phối hợp với Sở du lịch một số tỉnh
thực hiện “Chƣơng trình du lịch bền vững vì ngƣời nghèo”. Và qua 5 năm thực hiện,
dự án đã đạt đƣợc những kết quả đáng ghi nhận, góp phần xóa đói giảm nghèo cho dân
cƣ và tạo cơ hội cho cộng đồng nghèo tại các khu du lịch. Trong năm nay, “Dự án Phát
triển du lịch bền vững Tiểu vùng sông Mê Kông” đƣợc triển khai trên 5 tỉnh Bắc Kạn,
Cao Bằng, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế từ năm 2009-2013 đã và sẽ tiếp
tục đƣợc thực hiện với nguồn vốn tài trợ chủ yếu từ Ngân hàng phát triển châu Á
(ADB), mục tiêu của dự án là phát triển du lịch bền vững, du lịch cộng đồng nhằm góp

phần phát triển kinh tế xã hội tại các địa phƣơng tham gia vào dự án, đặc biệt tập trung
4


vào xóa đói giảm nghèo, phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. Bên cạnh đó còn có
những đề tài nghiên cứu khoa học đóng góp vào việc thực hiện phát triển bền vững
nhƣ:
- Nghiên cứu xây dựng mô hình bảo vệ môi trƣờng du lịch với sự tham gia của
cộng đồng góp phần phát triển du lịch bền vững trên đảo Cát Bà- Hải Phòng (PGS.TS
Phạm Trung Lƣơng).
- Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam (PGS.TS
Phạm Trung Lƣơng)
- Nghiên cứu đề xuất tiêu chí khu du lịch sinh thái ở Việt Nam (TS Đỗ Thị
Thanh Hoa).
- Hiện trạng và một số giải pháp bảo vệ môi trƣờng du lịch Việt Nam (PGS.TS
Vũ Tuấn Cảnh).
Các nghiên cứu này đã tạo nền móng cho sự phát triển của du lịch tại Việt Nam.
Các giải pháp mà các nghiên cứu đề xuất là tiền đề cho quy hoạch và phát triển du lịch
Việt Nam.
Hiện nay cũng có nhiều nghiên cứu của các trƣờng Đại học nhƣ: Đại học Văn
Lang, Đại học Văn Hiến, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn… về phát triển du
lịch bền vững. Đại học Nông lâm Tp.HCM cũng là trƣờng có nhiều nghiên cứu về du
lịch theo nhiều hƣớng khác nhau và có liên quan đến phát triển du lịch sinh thái bền
vững nhƣ:
- Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái và đề xuất các giải pháp phát triển bền
vững du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên.
- Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển bền vững tại khu du lịch
sinh thái Hầm Hô- Bình Định
- Đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý tác động của du khách trong hoạt
động du lịch sinh thái tại Vƣờn Quốc Gia Cát Tiên.

- Tác động của phát triển du lịch sinh thái đến quản lý và đời sống của ngƣời
dân trong vùng đệm ở khu bảo tồn Bình Châu- Phƣớc Bửu, Bà Rịa- Vũng Tàu.
- Ứng dụng phƣơng pháp luận giới hạn của sự thay đổi có thể chấp nhận đƣợc
và đánh giá hiệu quả du lịch sinh thái khu du lịch Vàm Sát nhằm đảm bảo phát triển
bền vững.
5


Các nghiên cứu trên đã làm nổi bật mối liên hệ không thể tách rời giữa du lịch,
môi trƣờng và phát triển bền vững. Xác định đƣợc những vấn đề có liên quan đến phát
triển du lịch bền vững bao gồm thực trạng du lịch nhiều khu vực trên lãnh thổ Việt
Nam và chỉ ra đƣợc những vấn đề tồn đọng của phát triển du lịch bền vững, có khả
năng ứng dụng thực tế rất cao. Tuy nhiên, chỉ có những đề tài nghiên cứu khoa học của
các Giáo sƣ, Tiến sĩ, các Chuyên gia về du lịch là thiết thực và đóng góp cao, còn đa
số đề tài của sinh viên các trƣờng Đại học còn thiếu và yếu rất nhiều và gần nhƣ không
có khả năng ứng dụng thực tế. Vì các đề tài này chỉ đánh giá đƣợc hiện trạng hoạt
động du lịch, chứ chƣa đánh giá tính bền vững của hoạt động du lịch, trong khi đây là
việc quan trọng cần làm để du lịch phát triển bền vững. Các nghiên cứu này đã đƣa ra
hàng loạt giải pháp phát triển bền vững nhƣng khả năng áp dụng đƣợc là rất thấp, có
sự chồng chéo, trùng lắp và mâu thuẫn , không tìm đƣợc điểm chung và kết nối các
giải pháp.
Để bổ sung vào những vấn đề còn thiếu sót trên, đề tài này đƣợc thực hiện sẽ trả
lời cho câu hỏi chính: “Làm thế nào để đánh giá đƣợc tính bền vững của hoạt động du
lịch sinh thái tại khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ”. Và để trả lời cho câu
hỏi nghiên cứu đó, đề tài sẽ giải quyết các vấn đề sau đây:
- Hiện trạng hoạt động phát triển du lịch bền vững tại khu dự trữ sinh quyển
rừng ngập mặn Cần Giờ nhƣ thế nào?
- Dựa trên các chỉ tiêu chí nào để đánh giá tính bền vững của các hoạt động du
lịch sinh thái tại Cần Giờ? Và theo các tiêu chí đó, du lịch sinh thái ở Cần Giờ bền
vững ở mức độ nào?

- Những thành phần nào có liên quan đến phát triển du lịch sinh thái bền vững ở
Cần Giờ?
- Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức nào đối với Khu dự trữ
sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ?
- Những giải pháp nào cần áp dụng để phát triển bền vững du lịch sinh thái tại
Rừng ngập mặn Cần Giờ?

6


1.3. Mục tiêu nghiên cứu
1.3.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá tính bền vững của các hoạt động du lịch sinh thái tại khu dự trữ sinh
quyển rừng ngập mặn Cần giờ dựa trên các chỉ thị du lịch bền vững của UNEP, MAB
và GEF.
1.3.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu hiện trạng phát triển DLST tại Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn
Cần Giờ.
- Lựa chọn các chỉ thị phù hợp để đánh giá mức độ phát triển bền vững của hoạt
động DLST tại Khu dự trữ sinh quyển RMN Cần Giờ.
- Xác định các bên liên quan tham gia vào hoạt động du lịch tại Khu dự trữ sinh
quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.
- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của hoạt động DLST tại
Khu dự trữ sinh quyển RMN Cần Giờ.
- Đề xuất các giải pháp phù hợp đảm bảo phát triển du lịch đi đôi với bảo vệ
môi trƣờng.
1.4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Đề tài tập trung vào nghiên cứu hoạt động du lịch sinh thái Khu dự trữ sinh
quyển rừng ngập mặn Cần Giờ
- Đối tƣợng: Ban quản lý, nhân viên, du khách và ngƣời dân tham gia vào các

hoạt động sinh thái tại Cần Giờ.
- Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 2 tới tháng 7/2011.

7


Chƣơng 2
TỔNG QUAN
2.1. Các khái niệm về du lịch bền vững
2.1.1. Khái niệm về phát triển du lịch bền vững
Sự bền vững đƣợc Uỷ ban Môi trƣờng và Phát triển Thế giới ( WCED) định
nghĩa nhƣ là “Sự phát triển đáp ứng nhu cầu hôm nay mà không làm giảm bớt khả
năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tƣơng lai”(LHQ, 1984).
Hơn thế nữa, phát triển bền vững liên quan đến việc sử dụng dài hạn và khả
năng có thể bảo tồn đƣợc của nguồn tài nguyên(APEC,1996).
Khái niệm về du lịch bền vững của Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) đƣa ra tại
Hội nghị về Môi trƣờng và Phát triển của Liên hợp quốc tại Riode Janeiro năm 1992:
Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu
hiện tại của khách du lịch và quan tâm đến ngƣời dân bản địa trong khi vẫn quan tâm
đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho phát triển du lịch trong tƣơng lai.
Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thoả mãn các nhu
cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con ngƣời trong khi vẫn duy trì đƣợc sự toàn vẹn
về văn hoá, đa dạng sinh học, sự phát triển của hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho
cuộc sống con ngƣời.
Du lịch bền vững là việc di chuyển, tham quan đến những vùng tự nhiên một
cách có trách nhiệm với môi trƣờng để tận hƣởng và đánh giá cao tự nhiên (và tất cả
những đặc điểm văn hóa kèm theo, có thể là trong quá khứ và cả hiện tại) theo cách
khuyến cáo về bảo tồn, có tác động thấp từ du khách và mang lại những lợi ích cho sự
tham gia chủ động về kinh tế, xã hội của cộng đồng địa phƣơng (World conservation
Union 1996).

8


Du lịch bền vững là quá trình điều hành quản lý các hoạt động du lịch với mục
đích xác định và tăng cƣờng các nguồn hấp dẫn khách tới các vùng quốc gia du lịch.
Quá trình quản lý này luôn hƣớng tới việc hạn chế lợi ịch trƣớc mắt để đạt đƣợc lợi ích
lâu dài do các hoạt động du lịch đƣa lại.
Phát triển du lịch bền vững phải đảm bảo và thoả mãn 3 yếu tố sau:
- Mối quan hệ giữa bảo tồn tài nguyên tự nhiên, môi trƣờng và lợi ích kinh tế,
xã hội, văn hoá.
- Quá trình phát triển diễn ra trong thời gian lâu dài
- Đáp ứng đƣợc nhu cầu hiện tại, song không làm ảnh hƣởng đến nhu cầu các
thế hệ tiếp theo

Hình 2.1: Mối quan hệ giữa các yếu tố phát triển bền vững
2.1.2. Các yêu cầu của phát triển du lịch bền vững
Phát triển du lịch bền vững phải tiếp cận và thực hiện một cách toàn diện, hài
hoà các yêu cầu sau:
- Hệ sinh thái
Hệ sinh thái đề cập đến việc duy trì các hệ thống trợ giúp cuộc sống ( đất, nƣớc,
không khí và cây xanh), bảo vệ sự đa dạng và ổn định các loài và các hệ sinh thái
Yêu cầu này đòi hỏi các hoạt động du lịch và cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kỹ
thuật phải đc thiết kế tổ chức phù hợp với điều kiện cho phép( giới hạn ) của môi
trƣờng. vì điều kiện của môi trƣờng thay đổi thoe thời gian và không gian, do vậy mà
các hoạt động du lịch phát triển phải phù hợp với điều kiện môi trƣờng ở mỗi vùng
khác nhau.
9


- Hiệu quả

Hiệu quả liên quan đến việc đánh giá các phƣơng thức, biện pháp đo lƣờng chi
phí, thời gian, lợi ích của cá nhân xã hội thu đƣợc thông qua hoạt động du lịch.
Có nghĩa là phải sử dụng có hiệu quả nguồn vốn và lao động bỏ ra trong hoạt
động kinh doanh du lịch
- Công bằng
Công bằng đề cập đến sự bình đẳng và thừa nhận các nhu cầu giữa cá nhân, hộ
gia đình, các nhóm xã hội, giữa thế hệ hiên tại và thế hệ tƣơng lai, giữa con ngƣời và
thiên nhiên
- Bản sắc văn hoá
Bản sắc văn hoá đề cập đến việc bảo vệ và duy trì chất lƣợng cuộc sống, các
truyền thống văn hoá đặc sắc nhƣ tôn giáo, nghệ thuật và thể chế. Du lịch phải tặng
cƣờng bảo vệ văn hoá thông qua chính sách du lịch văn hoá
- Cộng đồng
Cộng đồng đề cập đến vấn đề tham gia của cƣ dân địa phƣơng vào quá trình
phát triển du lịch, tham gia 1 cách trực tiếp hoặc thông qua đầu tƣ trong kinh doanh du
lịch, cũng nhƣ trong việc thúc đẩy các hoạt động của các ngành có liên quan nhƣ nông
nghiệp, tiểu thủ công mỹ nghệ, nông nghiệp
- Cân bằng
Cân bằng đề cập đến việc hoà nhập, cân bằng hài hoà giữa các yếu tố nhƣ kinh
tế và môi trƣờng, giữa nông nghiệp và du lịch, giữa các loại hình du lịch. Phát triển du
lịch phải tạo đƣợc sự liên kết và cân đối liên ngành để tạo hiệu quả tổng hợp
- Phát triển
Phát triển là khai thác các tiềm năng, thông qua đó làm tăng khả năng cải thiện
chất lƣợng cuộc sống. Tăng trƣởng là kết quả của sự phát triển, nhƣng không đồng
nghĩa với sự khai thác triệt để và huỷ hoại môi trƣờng.
2.1.3. Mục tiêu của phát triển du lịch bền vững
- Phát triển, gia tăng sự đóng góp của du lịch vào kinh tế và môi trƣờng.
- Cải thiện tính công bằng xã hội trong phát triển.
- Cải thiện chất lƣợng cuộc sống của cộng đồng bản địa.
- Đáp ứng cao độ nhu cầu du khách.

10


- Duy trì chất lƣợng môi trƣờng.
2.2. Khái quát về tiêu chí du lịch bền vững của UNEP, MAB và GEF
Các tiêu chí về du lịch bền vững của UNEP, MAB và GEF nằm trong cuốn tài
liệu “ Tiêu chí về du lịch bền vững cho 3 Khu dự trữ sinh quyển Aggtelek, Babia Gora
và Sumava”. Tài liệu này đƣợc biên soạn bởi các tác giả Katrin Gebhard, Michael
Mayer, Stephanie Roth- Hội đồng du lịch sinh thái châu Âu (ETE). Sách xuất bản vào
năm 2009.
Tài liệu này sử dụng xuyên suốt dự án “ Bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng
sinh học thông qua phát triển du lịch trong các Khu dự trữ sinh quyển ở Trung và
Đông Âu”. Thời gian triển khai dự án là 36 tháng, bắt đầu từ tháng 4/2005 và hoàn
thành vào tháng 3/2008.
Tài liệu cũng áp dụng trong khuổn khổ 1 dự án khác là “ Du lịch và bảo tồn
thiên nhiên- Các chiến lƣợc quảng bá và truyền thông du lịch cho Vƣờn quốc gia Low
Tatra, Slovakia”.
Dự án này đƣợc hỗ trợ bởi tổ chức DBU ( Deutsche Bundesstiftung Umwelt ),
một trong những tổ chức lớn nhất ở châu Âu, chuyên triển khai và thực hiện các dự án
môi trƣờng và du lịch. Kể từ khi đi vào hoạt động từ năm 1991 đến nay, với 14 thành
viên thuộc Chính phủ CHLB Đức, tổ chức này đã thực hiện khoảng 7800 dự án lớn
nhỏ tập trung vào các vấn đề nghiên cứu công nghệ môi trƣờng, bảo tồn thiên nhiên,
truyền thông môi trƣờng và du lịch sinh thái… Trụ sở chính của tổ chức nằm ở thành
phố Osnabruck, bang Low Saxony, nƣớc CHLB Đức.
Từ thực trạng đa dạng sinh học đang bị đe doạ nghiêm trọng từ sự khai thác
không bền vững, ô nhiễm, thay đổi quá trình sử dụng đất ở Trung và Đông Âu. Trong
khi du lịch sinh thái vẫn đang phát triển ở một mức độ khiêm tốn trong khu vực, tạo ra
những cơ hội cũng nhƣ thách thức đối với việc sử dụng bền vững đa dạng sinh học. Do
đó đầu tƣ bền vững về mặt môi trƣờng trong lĩnh vực du lịch sinh thái có thể tạo ra
những lợi ích quan trọng tới cộng đồng, giảm thiểu các tác động tiêu cực tới đa dạng

sinh học.
Dự án “ Bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học thông qua phát triển du
lịch tại các Khu dự trữ sinh quyển ở Trung và Đông Âu” đƣợc tài trợ bở Quỹ môi
trƣờng toàn cầu (GEF) của chƣơng trình Môi trƣờng Liên hiệp quốc và Tổ chức giáo
11


dục, khoa học, văn hoá Liên hiệp quốc (UNESCO) sẽ thực hiện những hƣớng dẫn về
bảo tồn đa dang sinh học và phát triển du lịch theo chƣơng trình Con ngƣời và Sinh
quyển của UNESCO đề ra. Dự án này sẽ thúc đẩy phát triển du lịch bền vững trong ba
Khu dự trữ sinh quyển:
- Aggtelek Biosphere Reserve in Hungary
- Babia Gora Biosphere Reserve in Poland
- Sumava Biosphere Reserve in Czech Republic
Các tiêu chí du lịch bền vững thiết lập trong khuôn khổ của dự án đã đƣợc lựa
chọn và điều chỉnh phù hợp với các điều kiện đặc biệt của khu vực cần đánh giá tính
bền vững về du lịch. Các đối tác và các bên liên quan sẽ sử dụng các tiêu chí này để
giám sát và đánh giá các hoạt động của dự án bằng cách tích hợp sự phát triển của địa
phƣơng và bảo tồn đa dạng sinh học dựa trên các nguyên tắc của tính bền vững trong
lĩnh vực du lịch . Các tiêu chí sẽ đƣợc thử nghiệm trong khuôn khổ của dự án và ứng
dụng của nó sẽ đƣợc đánh giá vào cuối dự án.
2.3. Tổng quan về Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ
2.3.1. Điều kiện tự nhiên
2.3.1.1. Lịch sử hình thành
Trƣớc chiến tranh, Cần Giờ thuộc tỉnh Đồng Nai, và nơi đây đã là khu rừng
ngập mặn với quần thể động thực vật phong phú. Nhƣng trong chiến tranh bom đạn và
chất hoá học đã làm nơi đây trở thành “ vùng đất chết”. Năm 1978, Cần Giờ đƣợc sáp
nhập về thành phố Hồ Chí Minh, và năm 1979 UBND thành phố Hồ Chí Minh phát
động chiến dịch trồng lại rừng Cần Giờ, thành lập Lâm trƣờng Duyên Hải ( đóng tại
Cần Giờ, thuộc Ty Lâm nghiệp) với nhiệm vụ khôi phục lại hệ sinh thái rừng ngập

mặn. Diện tích rừng đã phủ xanh hơn 31000ha, trong đó có gần 20000ha rừng trồng,
hơn 11000ha đƣợc khoanh nuội tái sinh tự nhiên và các loại rừng khác.
Ngày 21/01/2000, khu rừng này đã đƣợc Chƣơng trình Con ngƣời và Sinh
quyển – MAB của UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Viêt
Nam nằm trong mạng lƣới các Khu dự trữ sinh quyển của thế giới.
Sự khôi phục và phát triển cũng nhƣ bảo vệ của khu rừng này ghi nhận sự đóng
góp rất lớn của lực lƣợng thanh niên xung phong thành phố Hồ Chí Minh và nhân dân
Cần Giờ. Hiện khu rừng đƣợc giao cho chính ngƣời dân nơi đây chăm sóc và quản lý.
12


2.3.1.2. Vị trí địa lý
Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ đƣợc hình thành ở hạ lƣu hệ
thống sông Đồng Nai- Sài Gòn nằm ở cửa ngõ Đông Nam thành phố Hồ Chí Minh.
Cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70km. Toạ độ: 10°22’ – 10°40’ độ vĩ
Bắc và 106°46’ – 107°01’ kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh và huyện Nhơn Trạch,
tỉnh Đồng Nai.
- Phía Nam giáp Biển Đông
- Phía Đông giáp huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai
- Phía Tây giáp huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An.
Tổng diện tích của Khu dự trữ sinh quyển là 75.740ha, trong đó: Vùng lõi
4.721ha, vùng đệm 41.139ha, và vùng chuyển tiếp 29.880ha.
2.3.1.3. Khí hậu
Có 2 mùa rõ rệt:
- Mùa mƣa: từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa mƣa hƣớng gió chính là Tây- Tây
Nam.
- Mùa khô: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa khô hƣớng gió chính là BắcĐông Bắc.
Nhiệt độ tƣơng đối cao và ổn định, trung bình khoảng 250C đến 290C, cao tuyệt
đối là 38,20C, thấp tuyệt đối là 14,40C.

Độ ẩm trung bình từ 73% đến 85%. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm từ
1.000mm đến 1.402mm.
2.3.1.4. Địa hình
Rừng ngập mặn Cần Giờ nằm trên vùng đất có địa hình không bằng phẳng,
không theo quy luật từ cao xuống thấp, từ trong ra ngoài, có dạng vùng trũng cao độ
0,0-1,5m, hƣớng nghiêng từ ba mặt Đông- Nam- Bắc- Tây tạo thành long chảo ở trung
tâm và lệch về hƣớng Đông Bắc, trừ núi Giồng Chùa cao 10,1m. Có thể chia thành 5
dạng địa hình theo bảng sau:

13


Bảng 2.1: Các dạng địa hình trong rừng ngập mặn Cần Giờ
Dạng địa hình

Số thứ tự

Cao độ (m)

1

Ngập 2 lần trong ngày

0,0-0,2

2

Ngập 1 lần trong ngày

0,2-0,5


3

Ngập theo chu kỳ tháng

0,5-1

4

Ngập theo chu kỳ năm

1,0-1,5

5

Ngập theo chu kỳ nhiều năm

>1,5

( Nguồn: Du lịch Cần Giờ,- NXB Tổng hợp TP.HCM năm 2004)
Do lực tƣơng tác sông- biển vùng rừng ngập mặn có thể thấy rõ nét:
- Trên tuyến sông Soài Rạp hiện tƣợng bồi đắp các cửa sông và long lạch làm
cho cạn dần ở khu vực Lâm Viên Cần Giờ ( xã Long Hoà), rừng ngập mặn có xu
hƣớng thu hẹp theo hƣớng Tây- Đông.
- Trên tuyến sông Lòng Tàu- Gò Gia- Thị Vải hiện tƣợng xói lở ở khu vực Cù
Lao PHú Lợi, mũi Cần Giờ, mũi Đông Hoà vẫn tiếp tục và có xu thế mạnh hơn sông
nên rừng ngập mặn có xu hƣớng bền và mở rộng về hƣớng Tây- Bắc.
2.3.1.5. Thổ nhƣỡng
Rừng ngập mặn Cần Giờ phát triển trên một đầm mặn mới do phù sa sông Sài
Gòn và sông Đồng Nai mang đến và lắng đọng tạo thành nền đất. Đất ở Cần Giờ đƣợc

cấu tạo bởi các quá trình trầm tích sét, quá trình phèn hoá và quá trình nhiễm mặn. Có
5 loại đất cơ bản:
 Đất mặn
 Đất mặn phèn ít
 Đất mặn phèn nhiều
 Đất cát mịn có pha rất ít bùn ven biển
 Đất phèn tiềm tàng
Trong đó, loại đất mặn phèn tiềm tàng chiếm trên diện tích lớn nhất với các yếu
tố hạn chế: Lớp đất sâu chƣa ổn định, đất chứa nhiều muối( Nacl), ở lớp đất sâu chứa
một lƣợng đáng kể lƣu huỳnh ở dạng khử.
2.3.1.6. Thuỷ văn
Có mạng lƣới sông- rạch chằng chịt, nguồn nƣớc từ biển đƣa vào bởi 2 cửa
chính hình phễu là vịnh Đồng Trang và vịnh Gành Rái, nguồn nƣớc từ sông đổ ra biển
14


là hợp lƣu của sông Sài Gòn và sông Đồng Nai bằng hai tuyến chính là Lòng Tàu và
Soài Rạp. Ngoài ra còn có sông Thị Vải, Gò Gia và các phụ lƣu của nó.
Diện tích sông- rạch là 22161ha chiếm 31,27% diện tích của toàn huyện Cần
Giờ. Sông Lòng Tàu là thuỷ lộ chính đƣa các tàu có tải trọng đến 20000 tấn vào Cảng
Sài Gòn.
Bảng 2.2: Các sông chính ở Cần Giờ
Tên sông

Chiều dài (Km)

Chiều rộng (m)

Độ sâu (m)


Nhà Bè

29,50

1670

10-20

Soài Rạp

14,50

3100

<10

Đồng Tranh

67,50

1800

1-25

Lòng Tàu

32,00

550


10-25

Ngã Bãy

10,00

900

10-30

Gò Gia

12,00

600

10-20

( Nguồn: Du lịch Cần Giờ- NXB Tổng hợp TP.HCM năm 2004)
Sông- rạch phần lớn chảy theo hƣớng Đông Nam, dạng uốn lƣợn có ảnh hƣởng
đến địa hình và thay đổi thực vật cảnh.
Hai sông Lòng Tàu và Soài Rạp là hai sông chính chi phối toàn bộ chế độ thuỷ
văn của hầu hết các kênh rạch khác.
2.3.1.7. Chế độ thuỷ triều
Rừng ngập mặn Cần Giờ nằm trong vùng có chế độ bán nhật triều không đều,
hai lần nƣớc lớn và hai lần nƣớc ròng trong ngày, hai đỉnh triều thƣờng bằng nhau
nhƣng hai chân triều lệch nhau rất xa.
Biên độ triều trong rừng ngập mặn từ 4-4,2m vào loại cao nhất Việt Nam có xu
hƣớng giảm dần từ phía Nam lên phía Bắc vì phía Nam giáp Biển Đông. Thời gian có
biên độ triều lớn nhất từ tháng 8 đến tháng Giêng với biên độ 3,6-4,2m ở phía Nam và

từ 2,8-3,3m ở phía Bắc.
Các tháng có đỉnh triều cực đại là 10 và 11, thấp nhất là 4 và 5. Theo mỗi âm
lịch, vào các ngày 29,30,1,2,3 và các ngày 14,15,16,17,18 mỗi ngày có 2 con nƣớc lớn
ngập toàn bộ rừng ngập mặn Cần Giờ. Hai ngày triều thấp nhất là 8 và 25.

15


×