Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN CHO QUY TRÌNH FILLET CÁ TRA BASA TẠI XÍ NGHIỆP ĐÔNG LẠNH 7 TRỰC THUỘC CÔNG TY AGIFISH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
SẢN XUẤT SẠCH HƠN CHO QUY TRÌNH FILLET
CÁ TRA - BASA TẠI XÍ NGHIỆP ĐÔNG LẠNH 7
TRỰC THUỘC CÔNG TY AGIFISH

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ HOÀNG LYNH
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI
Niên khóa: 2007- 2011

Tháng 07 /2011


NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
SẢN XUẤT SẠCH HƠN CHO QUY TRÌNH FILLET
CÁ TRA-BASA TẠI XÍ NGHIỆP ĐÔNG LẠNH 7
TRỰC THUỘC CÔNG TY AGIFISH

Tác giả

NGUYỄN THỊ HOÀNG LYNH

Khóa luận được đệ trình đề để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Quản lý môi trường và Du lịch sinh thái

Giáo viên hướng dẫn:


Th.S TRẦN NGỌC CHÂU

ii


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám Hiệu trường Đại học
Nông Lâm, quý thầy cô khoa Môi trường và tài nguyên đã tận tình giảng dạy, truyền đạt
kiến thức cho tôi trong suốt thời gian tôi học tại trường.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Trần Ngọc Châu, người đã tận tình chỉ
bảo, hướng dẫn, động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể Ban lãnh đạo và các cô, chú và anh chị tại
Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Thủy sản An Giang (AGIFISH) đã nhiệt tình giúp đỡ
và cung cấp đầy đủ những thông tin có liên quan trong quá trình thực hiện khóa luận tốt
nghiệp này.
Cuối cùng, tôi xin tỏ lòng biết ơn chân thành tới người thân, gia đình, bạn bè, những
người đã luôn bên tôi, ủng hộ, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Một lần nữa, cho tôi xin cảm ơn và gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến tất cả mọi người đã
giúp đỡ tôi trong thời gian qua.
Sinh viên: Nguyễn Thị Hoàng Lynh

iii


TÓM TẮT
An Giang là một trong các tỉnh của Đồng Bằng Sông Cửu Long có điều kiện tự nhiên
thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp chế biến thủy sàn. Cùng với việc đem lại lợi ích
kinh tế cho các doanh nghiệp, tạo thêm việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động
ngành chế biến thủy sản cũng tạo ra nhiều chất thải ảnh hưởng đến môi trường và đời

sống sinh hoạt của người dân.
Việc thực hiện chương trình sản xuất sạch hơn là rất cần thiết đối với cá doanh nghiệp
chế biến thủy sản, nhằm giảm thiểu ô nhiễm ngay tại nguồn phát sinh, tiết kiệm được
nguyên nhiên liệu và năng lượng trong quá trình sản xuất. Đề tài “Nghiên cứu và đề xuất
các giải pháp sản xuất sạch hơn cho quy trình fillet cá tra – basa tại xí nghiệp đông lạnh 7
trực thuộc công ty AGIFISH” được tiến hành nghiên cứu, đánh giá tiềm năng áp dụng sản
xuất sạch hơn của nhà máy, từ đó đề ra các giải pháp sản xuất sạch hơn phù hợp với tình
hình thực tế.
Trên cơ sở điều tra khảo sát, thu thập số liệu thực tế cho thấy công ty có nhiều tiềm
năng trong việc giảm thiểu ô nhiễm, nâng cao năng suất thông qua áp dụng sản xuất sạch
hơn. Kết quả nghiên cứu tại công ty đã đề xuất được 20 giải pháp, các giải pháp chủ yếu
nhằm giảm tiêu thụ nước, tiết kiệm điện, giảm nồng độ và tải lượng của các nước thải.
Trong đó có 14 giải pháp có tính khả thi cao, dễ thực hiện, quan tâm đào tạo và nâng cao
ý thức của công nhân, đem lại các lợi ích kinh tế và môi trường.

iv


MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... iii
TÓM TẮT .......................................................................................................................... iv
MỤC LỤC ........................................................................................................................... v
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ................................................................................................ ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG ................................................................................................ x
Chƣơng 1.MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................................... 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................... 2
1.3 Nội dung nghiên cứu................................................................................................... 2
1.4 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu ................................................................................. 2
1.5 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 3
Chƣơng 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................ 4
2.1 Tổng quan sản xuất sạch hơn (SXSH) ........................................................................ 4
2.1.1 Khái niệm về SXSH ............................................................................................. 4
2.1.2 Phương pháp thực hiện SXSH ............................................................................. 5
2.1.2.1 Đánh giá SXSH ............................................................................................. 5
2.1.2.2 Phân loại các giải pháp SXSH ....................................................................... 6
2.1.3.Các lợi ích và rào cản đối với doanh nghiệp khi áp dụng SXSH......................... 8
2.1.3.1 Lợi ích............................................................................................................ 8
2.1.3.2 Rào cản .......................................................................................................... 9
2.2 Tổng quan ngành chế biến thủy sản (CBTS) ............................................................ 10
2.2.1 Khái quát về ngành CBTS. ................................................................................ 10
2.2.2 Hiện trạng môi trường ngành CBTS. ................................................................. 12
2.2.3 Tiềm năng áp dụng SXSH trong ngành CBTS. ................................................. 14

v


2.3 Tổng quan về các nghiên cứu đã thực hiện .............................................................. 15
Chƣơng 3: KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ VẤN ĐỀ MÔI TRƢỜNG
TẠI CÔNG TY AGIFISH................................................................................................ 17
3.1 Khái quát về công ty cổ phần xuất nhập khấu thủy sản An Giang. .......................... 17
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty AGIFISH. ................................ 17
3.1.2 Vị trí địa lý. ........................................................................................................ 18
3.1.3 Cơ cấu tổ chức và nhân sự. ................................................................................ 19
3.1.4 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. ........................................................... 19
3.2 Khái quát về xí nghiệp F7. ........................................................................................ 20

3.2.1 Lịch sử hình thành .............................................................................................. 20
3.2.2 Cơ cấu tổ chức và nhân sự tại xí nghiệp F7 ....................................................... 20
3.2.3 Quy trình sản xuất fillet cá tra-basa đông lạnh .................................................. 21
3.2.4 Các nguyên nhiên vật liệu tiêu thụ. .................................................................... 25
3.2.5 Định mức tiêu thụ............................................................................................... 29
3.2.6 Công nghệ, thiết bị sử dụng. .............................................................................. 29
3.3 Hiện trạng môi trường .............................................................................................. 30
3.3.1 Hiện trạng chất thải rắn ...................................................................................... 30
3.3.2 Hiện trạng môi trường không khí....................................................................... 31
3.3.3 Hiện trạng môi trường nước ............................................................................... 32
3.4 Công tác bảo vệ môi trường ..................................................................................... 34
3.4.1 Biện pháp kỹ thuật: ............................................................................................ 34
3.4.2 Biện pháp quản lý............................................................................................... 35
3.5 Khảo sát, đánh giá các công đoạn có khả năng áp dụng SXSH ............................... 35
Chƣơng 4: ĐÁNH GIÁ, ĐỀ XUẤT CÁC CƠ HỘI SXSH............................................ 37
4.1 Sơ đồ dòng chi tiết. ................................................................................................... 37
4.2 Cân bằng vật liệu. ..................................................................................................... 38
4.3 Định giá dòng thải..................................................................................................... 39
4.4 Nguyên nhân và đề xuất các cơ hội SXSH. .............................................................. 41

vi


Chƣơng 5: PHÂN TÍCH TÍNH KHẢ THI VÀ LỰA CHỌN
CÁC GIẢI PHÁP SXSH .................................................................................................. 45
5.1 Phân tích tính khả thi của các giải pháp đề xuất. ...................................................... 45
5.1.1 Mô tả các giải pháp ............................................................................................ 45
5.1.2 Tính khả thi về kỹ thuật. .................................................................................... 49
5.1.3 Tính khả thi về kinh tế. ...................................................................................... 51
5.2.4 Tính khả thi về môi trường. ............................................................................... 52

5.3 Lựa chọn và sắp xếp thứ tự thực hiện các giải pháp SXSH. .................................... 54
5.4 Kế hoạch thực hiện. .................................................................................................. 57
5.4.1 Thành lập đội SXSH .......................................................................................... 57
5.4.2 Lập kế hoạch chuẩn bị thực hiện........................................................................ 57
5.5 Duy trì SXSH. ........................................................................................................... 59
Chƣơng 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.

60

6.1 Kết luận ..................................................................................................................... 60
6.2 Kiến nghị................................................................................................................... 61
PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 64

vii


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
BOD5

Nhu cầu oxy sinh hóa (Biochemical Oxygen Demand)

CBTS

Chế biến thủy sản

CN

Thay đổi công nghệ

COD


Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)

DESIRE Trình diễn giảm chất thải tại các ngành công nghiệp nhỏ (Desmontration in
Small Industries of Reducing Waste)
NV

Quản lý nội vi

PE

Poli Etylen

QLCL

Quản lý chất lượng

QT

Kiểm soát quá trình

SS

Chất rắn lơ lửng (Suspended Solid)

SSP

Tạo ra sản phẩm phụ

SXSH


Sản xuất sạch hơn

TB

Cải tiến thiết bị

TNNL

Tiếp nhận nguyên liệu

TSD

Tái sử dụng

UNEP

Chương trình môi trường của Liên Hiệp Quốc (United Nations Environment
Programme)

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Các bước thực hiện đánh giá SXSH ..................................................................... 5
Hình 2.2: Các giải pháp SXSH ............................................................................................. 6
Hình 2.3: Biểu đồ giá trị sản lượng xuất khẩu.................................................................... 11
Hình 3.1: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang ......................................... 18
Hình 3.2: Cơ cấu tổ chức nhân sự xí nghiệp F7 ................................................................. 21

Hình 3.3: Quy trình sản xuất fillet cá tra – basa đông lạnh ................................................ 22
Hình 3.4: Tỷ lệ cơ cấu tiêu thụ điện trong xí nghiệp F7 .................................................... 28
Hình 4.1: Sơ đồ dòng chi tiết .............................................................................................. 37
Hình 5.1: Sơ đồ quy trình thu hồi máu bằng phương pháp chân không ............................ 46

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Chất lượng môi trường không khí ở một số nhà máy CBTS ............................. 13
Bảng 2.2: Nồng độ ô nhiễm trung bình trong nước thải một số loại hình CBTS .............. 13
Bảng 2.3: Lợi ích kinh tế khi áp dụng SXSH ở các xí nghiệp CBTS ................................ 16
Bảng 3.1: Sản lượng sản xuất thực tế ................................................................................. 25
Bảng 3.2: Tỷ lệ thành phần khối lượng cá tra-basa ............................................................ 26
Bảng 3.3: Lượng hóa chất sử dụng trong sản xuất ............................................................. 26
Bảng 3.4: Lượng nước tiêu thụ hàng tháng năm 2010 ....................................................... 27
Bảng 3.5: Lượng điện tiêu thụ ............................................................................................ 28
Bảng 3.6: Định mức tiêu thụ thực tế trên một tấn sản phẩm .............................................. 29
Bảng 3.7: Số lượng thiết bị, máy móc phục vụ cho sản xuất ............................................. 30
Bảng 3.8: Lượng chất thải rắn thu gom được và thất thoát theo dòng chảy ...................... 31
Bảng 3.9: Kết quả đo đạc chất lượng không khí ................................................................ 32
Bảng 3.10: Nước ngầm trước khi xử lý .............................................................................. 32
Bảng 3.11: Nước ngầm sau khi xử lý ................................................................................. 33
Bảng 3.12: Nồng độ các chất ô nhiễm trước và sau khi xử lý............................................ 34
Bảng 3.13: Nhận dạng các tiềm năng SXSH...................................................................... 35
Bảng 4.1: Cân bằng vật liệu ............................................................................................... 38
Bảng 4.2: Định giá dòng thải .............................................................................................. 39
Bảng 4.3: Nguyên nhân và đề xuất các cơ hội SXSH ........................................................ 41
Bảng 4.4: Kết quả sàng lọc các cơ hội SXSH .................................................................... 44

Bảng 5.1: Đánh giá tính khả thi về kỹ thuật của các giải pháp .......................................... 49
Bảng 5.2: Phân tích tính khả thi về kinh tế......................................................................... 51
Bảng 5.3: Tính khả thi về môi trường ................................................................................ 52
Bảng 5.4: Lựa chọn và sắp xếp thứ tự ưu tiên .................................................................... 55
Bảng 5.5: Đội SXSH .......................................................................................................... 57
Bảng 5.6: Kế hoạch thực hiện các giải pháp ...................................................................... 57

x


Chƣơng 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Phát triển kinh tế luôn đi đôi với vấn nạn ô nhiễm, đặt ra nhiều thách thức cho việc bảo
vệ môi trường. Công nghiệp phát triển, việc thải bỏ trực tiếp chất thải vào tự nhiên dần
được thay thế bằng việc xử lý cuối đường ống. Nhưng việc vận hành các biện pháp xử lý
đòi hỏi chi phí lớn gây áp lực cho các nhà công nghiệp, một câu hỏi lớn đặt ra cho các nhà
quản lý môi trường là phải làm sao giảm được lượng và nồng độ chất thải phát sinh, đem
lại lợi ích kinh tế cho các nhà công nghiệp. Và giải pháp thay thế được đưa ra là áp dụng
các biện pháp sản xuất sạch hơn, cải thiện môi trường từ việc giải quyết nguồn gốc phát
sinh, tiết kiệm nguồn nguyên nhiên liệu đầu vào, tránh thất thoát trong quá trình sản xuất
đồng thời làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp thông qua việc giảm chi phí sản xuất và
xử lý chất thải.
An Giang là một trong các tỉnh của Đồng Bằng Sông Cửu Long có điều kiện tự nhiên
thuận lợi cho việc phát triển ngành công nghiệp thủy sản. Được mệnh danh là ngành công
nghiệp mũi nhọn của tỉnh, chiếm thế mạnh thứ hai sau cây lúa nên sự phát triển của các xí
nghiệp chế biến thủy sản không ngừng gia tăng. Bên cạnh việc phát triển về kinh tế và tạo
thêm việc làm cho nhân dân lao động thì ngành chế biến thủy sản cũng mang lại nhiều
thách thức đối với môi trường: tiêu thụ nhiều tài nguyên, phát sinh rác thải, nước thải,
mùi,…Các nhà máy chế biến thủy sản đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải, thu gom và tái

chế các phụ phẩm nhưng các phương pháp này thường rất tốn kém và phát sinh nhiều sản
phẩm phụ. Nhận thức được lợi ích của sản suất sạch hơn trong công nghiệp, đặc biệt là
công nghiệp thủy sản, An Giang đã từng bước áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn
ứng vào các nhà máy sản xuất, chế biến thủy sản.Vì vậy đề tài “Nghiên cứu và đề xuất

1


các biện pháp sản xuất sạch hơn cho quy trình fillet cá tra-basa tại xí nghiệp đông lạnh 7
trực thuộc công ty AGIFISH” được tiến hành nghiên cứu.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng môi trường tại xí nghiệp đông lạnh 7.
- Đề xuất một số giải pháp sản xuất sạch hơn tại nhà máy nhằm: giảm lượng chất thải
phát sinh, chi phí sản xuất, các tác động của các hoạt động sản xuất đến môi trường
và tiết kiệm được năng lượng, nguyên nhiên vật liệu, đem lại lợi ích kinh tế cho
công ty.

1.3 Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan về sản xuất sạch hơn, ngành chế biến thủy sản và những ảnh hưởng đến
môi trường, tiềm năng áp dụng sản xuất sạch hơn trong ngành chế biến thủy sản.
- Mô tả tình hình sản xuất tại công ty: Liệt kê các công đoạn sản xuất, nhu cầu nguyên
nhiên liệu, hóa chất, trang thiết bị sử dụng,…
- Xác định và lựa chọn các công đoạn gây lãng phí nhất và lựa chọn trọng tâm thực
hiện sản xuất sạch hơn. Cân bằng vật liệu và năng lượng.
- Xác định nguyên nhân phát sinh dòng thải tại mỗi công đoạn sản xuất, chi phí cho
dòng thải.
- Phân tích nguyên nhân và từ đó đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn.

1.4 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu

-

Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Xí nghiệp đông lạnh 7 trực thuộc công ty AGIFISH.
Thời gian: đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ 10/03/2011 đến

10/06/2011.
-

Giới hạn nghiên cứu
Do thời gian và điều kiện nghiên cứu còn hạn chế nên chỉ thực hiện nghiên cứu tại

phân xưởng sản xuất. Thời gian khảo sát và đánh giá SXSH tại nhà máy ngắn nên đề tài

2


chỉ tập trung đánh giá các công đoạn: tiếp nhận nguyên liệu, fillet, sửa cá, quay thuốc,
chưa thể đánh giá đầy đủ các công đoạn.

1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát, điều tra và thu thập số liệu:
• Khảo sát thực tế dây chuyền sản xuất, lượng chất thải phát sinh.
• Điều tra phỏng vấn các đối tượng có liên quan như công nhân, cán bộ trong
nhà máy.
• Thu thập từ các phòng ban trong công ty: giới thiệu sơ lược về công ty, các
báo cáo về tình hình sản xuất và tiêu thụ nguyên liệu, hóa chất sử dụng, lượng
chất thải rắn thu gom, chất lượng nước thải trước và sau khi xử lý, chất lượng
môi trường không khí xung quanh nhà máy, danh mục máy móc thiết bị, chi
phí điện năng.

• Nguồn dữ liệu bên ngoài: tham khảo sách, tài liệu giảng dạy về sản xuất sạch
hơn, các báo cáo đánh giá sản xuất sạch hơn, các luận văn tốt nghiệp khóa
trước, các tài liệu có liên quan từ internet.
- Phương pháp xử lý số liệu: các dữ liệu sau khi thu thập được xử lý bằng excel.
- Phương pháp tổng hợp, so sánh và đánh giá số liệu: tổng hợp các số liệu sau khi
được xử lý bằng phần mềm excel, tiến hành so sánh với Quy chuẩn kỹ thuật về nước
thải công nghiệp chế biến thủy sản và đánh giá số liệu đã so sánh.
- Phương pháp thực hiện sản xuất sạch hơn: là một quy trình liên tục lặp đi lặp lại
gồm 6 bước:
• Khởi động.
• Phân tích các công đoạn sản xuất.
• Phát triển các cơ hội sản xuất sạch hơn.
• Lựa chọn các giải pháp sản xuất sạch hơn.
• Thực hiện các giải pháp sản xuất sạch hơn.
• Duy trì sản xuất sạch hơn.

3


Chƣơng 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan sản xuất sạch hơn (SXSH)
2.1.1 Khái niệm về SXSH
Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP, 1994): “Sản xuất sạch hơn là sự áp
dụng liên tục một chiến lược phòng ngừa môi trường tổng hợp đối với các quá trình sản
xuất, các sản phẩm và dịch vụ nhằm làm giảm tác động xấu đến con người và môi
trường”.
- Đối với các quá trình sản xuất, SXSH bao gồm việc bảo toàn nguyên liệu, nước và
năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại và làm giảm khối lượng, độc tính của
các chất thải vào nước và khí quyển.

- Đối với các sản phẩm, chiến lược SXSH nhằm vào mục đích làm giảm tất cả các tác
động đến môi trường trong toàn bộ vòng đời sản phẩm, từ khâu khai thác nguyên
liệu đến khâu thải bỏ cuối cùng.
- Đối với các dịch vụ, SXSH là sự lồng ghép các mối quan tâm về môi trường vào
trong việc thiết kế và cung cấp các dịch vụ.
- SXSH đòi hỏi áp dụng các bí quyết, cải tiến công nghệ và thay đổi thái độ.
Như vậy, SXSH không ngăn cản sự phát triển, SXSH chỉ yêu cầu rằng sự phát triển
phải bền vững về mặt môi trường sinh thái. Không nên cho rằng SXSH chỉ là 1 chiến lược
về môi trường bởi nó cũng liên quan đến lợi ích kinh tế. Trong khi xử lý cuối đường ống
luôn tăng chi phí sản xuất thì SXSH có thể mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp
thông qua việc giảm thiểu sự tiêu thụ năng lượng và nguyên liệu hoặc phòng ngừa và

4


giảm thiểu rác thải. Do vậy có thể khẳng định rằng SXSH là 1 chiến lược “một mũi tên
trúng hai đích” (win-win outcome).

2.1.2 Phƣơng pháp thực hiện SXSH
2.1.2.1 Đánh giá SXSH
Đánh giá SXSH là một quy trình liên tục lặp đi lặp lại gồm 6 bước:

1. Khởi động
6. Duy trì SXSH

2. Phân tích các
công đoạn sản xuất

5. Thực hiện các
giải pháp SXSH


3. Phát triển các cơ
hội SXSH
4. Lựa chọn các
giải pháp SXSH

Hình 2.1: Các bước thực hiện đánh giá SXSH
Bước 1: Khởi động gồm 3 nhiệm vụ
- Thành lập đội SXSH.
- Mô tả quá trình sản xuất tổng quát.
- Xác định các quá trình gây lãng phí.
Bước 2: Phân tích các công đoạn sản xuất gồm 4 nhiệm vụ
- Lập sơ đồ quy trình công nghệ chi tiết.
- Tính toán cân bằng vật chất và năng lượng.
- Tính toán chi phí theo dòng thải.
- Xác định nguyên nhân gây thải lãng phí.
Bước 3: Phát triển các cơ hội SXSH gồm 2 nhiệm vụ
- Hình thành các cơ hội SXSH.
- Sàng lọc các cơ hội SXSH.

5


Bước 4: Lựa chọn các giải pháp SXSH.
- Đánh giá tính khả thi về kỹ thuật.
- Đánh giá tính khả thi về kinh tế.
- Đánh giá tính khả thi về môi trường.
- Lựa chọn cơ hội SXSH.
Bước 5: Thực hiện các giải pháp SXSH gồm 3 nhiệm vụ.
- Chuẩn bị thực hiện.

- Thực hiện các giải pháp SXSH.
- Theo dõi và đánh giá kết quả.
Bước 6: Duy trì SXSH gồm 2 nhiệm vụ
- Duy trì các giải pháp SXSH.
- Lựa chọn trọng tâm đánh giá tiếp theo.
2.1.2.2 Phân loại các giải pháp SXSH
Các giải pháp SXSH có thể được chia thành 3 nhóm chính:
Giảm chất thải tại nguồn

Tuần hoàn

Quản lý nội vi

Tận thu, tái sử dụng tại chỗ.

Kiểm soát quá trình tốt hơn

Tạo ra sản phẩm phụ

Thay đổi nguyên liệu

Cải tiến sản phẩm

Cải tiến thiết bị

Thay đổi sản phẩm

Công nghệ sản xuất mới

Thay đổi bao bì


Hình 2.2 : Các giải pháp SXSH

6


Giảm chất thải tại nguồn
- Quản lý nội vi: là một loại giải pháp đơn giản nhất của SXSH. Quản lý nội vi không
đòi hỏi chi phí đầu tư và có thể dược thực hiện ngay sau khi xác định được các giải
pháp. Ví dụ: khắc phục các điểm rò rỉ, đóng van nước hay tắt thiết bị khi không sử
dụng dể tránh tổn thất. Mặc dù quản lý nội vi là đơn giản nhưng vẫn cần có sự quan
tâm của ban lãnh đạo cũng như việc đào tạo nhân viên.
- Kiểm soát quá trình tốt hơn: để đảm bảo các điều kiện sản xuất được tối ưu hoá về
mặt tiêu thụ nguyên liệu, sản xuất và phát sinh chất thải. Các thông số của quá trình
sản xuất như nhiệt độ, thời gian, áp suất, pH, tốc độ... cần được giám sát và duy trì
càng gần với điều kiện tối ưu càng tốt. Cũng như với quản lý nội vi, việc kiểm soát
quá trình tốt hơn đòi hỏi các quan tâm của ban lãnh đạo cũng như việc giám sát ngày
một hoàn chỉnh hơn.
- Thay đổi nguyên liệu: là việc thay thế các nguyên liệu đang sử dụng bằng các
nguyên liệu khác thân thiện với môi trường hơn. Thay đổi nguyên liệu còn có thể là
việc mua nguyên liệu có chất lượng tốt hơn để đạt được hiệu suất sử dụng cao hơn.
Thông thường lượng nguyên liệu sử dụng, chất lượng của nguyên liệu và sản phẩm
có mối quan hệ trực tiếp với nhau.
- Cải tiến thiết bị: là việc thay đổi thiết bị đã có để nguyên liệu tổn thất ít hơn. Việc
cải tiến thiết bị có thể là điều chỉnh tốc độ máy, là tối ưu kích thước kho chứa, là
việc bảo ôn bề mặt nóng/lạnh, hoặc thiết kế cải thiện các bộ phận cần thiết trong
thiết bị. Ví dụ: lắp đặt cẩu vớt để thu hồi phần rơi vãi từ các chi tiết được mạ.
- Công nghệ sản xuất mới: là việc lắp đặt các thiết bị hiện đại và có hiệu quả hơn, ví
dụ như lắp đặt nồi hơi hiệu suất cao hơn hay lắp đặt máy nhuộm Jet sử dụng dung tỷ
thấp hơn. Giải pháp này yêu cầu chi phí đầu tư cao hơn các giải pháp sản xuất sạch

khác, do đó cần phải được nghiên cứu cẩn thận. Mặc dù vậy, tiềm năng tiết kiệm và
cải thiện chất lượng có thể cao hơn so với các giải pháp khác.

7


Tuần hoàn: có thể tuần hoàn các loại dòng thải không thể tránh được trong khu vực sản
xuất hoặc bán ra như môt loại sản phẩm phụ.
- Thu hồi và tái sử dụng tại chỗ: là việc tận dụng chất thải để tiếp tục sử dụng cho quá
trình sản xuất.
- Tạo ra sản phẩm phụ: là việc tận dụng chất thải cho một mục đích sử dụng khác.
Cải tiến sản phẩm: hay thiết kế sản phẩm mới cũng là một ý tưởng cơ bản của SXSH.
- Thay đổi sản phẩm: là việc xem xét lại sản phẩm và các yêu cầu đối với sản phẩm
đó để làm giảm ô nhiễm. Cải thiện thiết kế sản phẩm có thể tiết kiệm được lượng
nguyên liệu và hóa chất độc hại sử dụng.
- Thay đổi bao bì: là việc làm giảm thiểu lượng bao bì sử dụng, đồng thời bảo vệ được
sản phẩm.

2.1.3.Các lợi ích và rào cản đối với doanh nghiệp khi áp dụng SXSH
2.1.3.1 Lợi ích
SXSH có ý nghĩa đối với tất cả các cơ sở công nghiệp, dù cơ sở lớn hay nhỏ, tiêu thụ
nguyên vật liệu và năng lượng nhiều hay ít. Hầu hết các doanh nghiệp đều có tiềm năng
giảm lượng nguyên nhiên liệu tiêu thụ từ 10-15 %. Nói một cách tổng quát, SXSH vừa là
công cụ quản lý, công cụ kinh tế, công cụ bảo vệ môi trường và là công cụ nâng cao chất
lượng sản phẩm. SXSH giúp:
- Tiết kiệm tài chính và cải thiện hiệu quả sản xuất do sử dụng nguyên liệu, nước,
năng lượng có hiệu quả hơn, giảm chi phí xử lý và thải bỏ các chất thải rắn, nước
thải, khí thải.
- Tái sử dụng các bán thành phẩm có giá trị.
- Cải thiện sức khỏe nghề nghiệp và an toàn lao động.

- Tạo hình ảnh tốt hơn về doanh nghiệp, nâng cao tính linh hoạt và khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp.
- Tuân thủ luật môi trường tốt hơn.
- Tiếp cận tài chính dễ dàng hơn.

8


- Nâng cao hiểu biết về quá trình sản xuất, các chi phí, các vấn đề môi trường trong
nội bộ doanh nghiệp và nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm của công nhân
thông qua sự tham gia trực tiếp của họ vào quá trình thực hiện SXSH.
2.1.3.2 Rào cản
Thực hiện SXSH là một biện pháp tiếp cận tích cực để tăng lợi nhuận cải thiện môi
trường làm việc và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên trong quá trình áp dụng lại
phát sinh một số rào cản sau:
- Về nhận thức doanh nghiệp:
• Nhận thức của các cấp lãnh đạo nhà máy về SXSH còn hạn chế, cho rằng SXSH
là việc khó thực hiện và khi thực hiện sẽ tốn kém nhiều.
• Ngại tiết lộ thông tin ra ngoài, không muốn thay đổi quá trình sản xuất.
• Hồ sơ ghi chép quá trình sản xuất còn nghèo nàn.
• Thường tập trung xử lý cuối đường ống.
• Chưa đánh giá cao về giá trị của tài nguyên thiên nhiên.
• Việc tiếp cận các nguồn tài chính đầu tư cho SXSH còn nhiều thủ tục phiền hà,
rắc rối.
• Xem SXSH như một dự án chứ không phải là một chiến lược thực hiện liên tục
của công ty.
- Về phía tổ chức, quản lý của cơ quan Nhà nước
• Thiếu hệ thống quy định có tính chất pháp lý khuyến khích, hỗ trợ việc bảo vệ
môi trường nói chung và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, áp dụng SXSH nói
riêng.

• Thiếu sự quan tâm về SXSH trong chiến lược và chính sách phát triển công
nghiệp thương mại.
• Chưa tổ chức thúc đẩy SXSH đi vào thực tiễn hoạt động công nghiệp.
• Luật môi trường chưa có tính nghiêm minh, việc cưỡng chế việc thực hiện luật
môi trường chưa chặt chẽ. Các quy định về môi trường còn quá tập trung vào xử
lý cuối đường ống.

9


- Về kỹ thuật
• Thiếu các phương tiện kỹ thuật để đánh giá SXSH hiệu quả.
• Năng lực kỹ thuật còn hạn chế.
• Hạn chế trong tiếp cận thông tin kỹ thuật, thiếu thông tin về công nghệ tốt nhất
hiện có và công nghệ hấp dẫn về mặt kinh tế.
- Các cơ quan tư vấn
• Thiếu các chuyên gia tư vấn về SXSH cho các ngành công nghiệp khác nhau.

2.2 Tổng quan ngành chế biến thủy sản (CBTS)
2.2.1 Khái quát về ngành CBTS
Việt Nam có hơn 3000km bờ biển, thềm lục địa kéo dài cùng với hàng ngàn đảo lớn
nhỏ. Biển Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới có nhiều sông lớn cùng nhiều con sông đổ
ra biển Đông dồi dào phù sa kết hợp hai dòng hải lưu nóng ấm hình thành biển Việt Nam
dồi dào phong phú nguồn lợi thủy hải sản, sản lượng đánh bắt cá mỗi năm có thể lên tới
hàng triệu tấn thủy hải sản.
Bên cạnh đó các đầm phá, rừng ngập mặn ven biển có diện tích gần một triệu hecta,
mỗi năm có thể cung cấp gần 3.000.000 tấn tôm nuôi và 40.000.000 tấn thủy sản có giá trị
thương mại.
Quá trình phát triển và xây dựng tiềm lực CBTS có thể khái quát qua hai thời kỳ sau:
- Từ năm 1976 đến năm 1989: Thời kỳ hoạt động sản xuất của ngành CBTS ở trong

tình trạng sa sút kéo dài. Dạng công nghệ CBTS chủ yếu là sản xuất nước mắm và
sản phẩm khô với trình độ công nghệ lạc hậu, thủ công.
- Từ năm 1990 đến nay: công nghiệp CBTS không chỉ phát triển về số lượng mà còn
nâng cao về chất lượng với việc tăng cường đổi mới thiết bị công nghệ, áp dụng các
chương trình quản lý sản xuất nhằm đáp ứng các yêu cầu cao về chất lượng vệ sinh
an toàn thực phẩm, đa dạng hóa sản phẩm. Từ đó làm cơ sở mở rộng thị trường và
nâng cấp giá trị sản phẩm thủy sản. Qua các giai đoạn ngành thủy sản liên tục hoàn
thành vượt mức toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao với tốc độ tăng

10


trưởng trung bình năm từ 5-8% về sản lượng khai thác và từ 10-25% về giá trị kim
ngạch xuất khẩu.
ngàn tấn
6.000
5.000
4.000
3.000

2.000
1.000
0

tỷ đồng
140.000
120.000
100.000
80.000
60.000

40.000
20.000
0
2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

sản lượng

giá trị xuất khẩu

Hình 2.3: Biểu đồ giá trị sản lượng xuất khẩu
Từ năm 1991, điểm nổi bật trong hoạt động CBTS là việc ứng dụng rộng rãi, toàn diện
công nghệ CBTS đông lạnh cả về số lượng và chất lượng trên phạm vi cả nước với tốc độ
tăng trưởng mạnh. Cơ cấu sản phẩm sẽ biến động theo chiều hướng phát triển sản phẩm
nguyên con (IQF) có chất lượng cao từ 20% lên 50% và đồng thời sản phẩm dạng khối
(Block) từ 80% giảm xuống dưới 50%. Đồng thời phát triển các dạng công nghệ có giá trị
gia tăng lớn như: chế biến đồ hộp, sản phẩm thủy sản ăn liền. Bên cạnh đó công nghệ sản
xuất Agar quy mô công nghiệp cũng đã thành công nên đang công nghệ này có đầy đủ
điều kiện để phát triển. Với các dạng CBTS truyền thống: nước mắm, sản phẩm khô, bột
cá, nhìn chung sản lượng sẽ tăng không đáng kể, duy trì ở mức ổn định và đảm bào nhu
cầu tiêu thụ nội địa.
Như vậy nhu cầu CBTS nói chung và CBTS đông lạnh nói riêng là lĩnh vực mang lại
giá trị xuất khẩu cao và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nó không
những đem lại nguồn lợi nhuận cao đóng góp ngân sách cho nhà nước mà còn giải quyết
công ăn chuyện làm cho hàng nghìn lao động, đặc biệt là lao động nữ. Tuy ra đời muộn
hơn so với các ngành công nghiệp khác, nhưng công nghiệp CBTS đã đóng góp to lớn

11


cho nền kinh tế của Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu, đã thúc đẩy nền kinh tế

thủy sản phát triển.

2.2.2 Hiện trạng môi trƣờng ngành CBTS.
Chất thải rắn
- Chất thải sinh ra trong quá trình chế biến: đầu, xương, mỡ, nội tạng…đặc điểm của
loại chất thải này là dễ lên men thối rữa nên được phân loại và định kỳ đưa ra khỏi
khu vực sản xuất. Phần lớn được tận dụng lại để chế biến thức ăn gia súc, chế biến
bột cá. Tuy nhiên vẫn còn sót lại một lượng chất thải rắn trôi theo dòng thải do quá
trình vệ sinh không kỹ. Ngoài ra còn có các thành phần chất thải rắn khác như:
thùng carton, bao bì PE,…
- Chất thải rắn sinh hoạt: rác thải ra từ sinh hoạt của công nhân và cán bộ công nhân
viên trong công ty, thức ăn dư thừa từ nhà ăn, các loại giấy văn phòng.
- Chất thải rắn nguy hại: các loại bóng đèn huỳnh quang, bình acquy, dầu DO, giẻ lau
dầu nhớt từ khâu bảo trì sửa chữa.
Chất thải rắn trong các cơ sở CBTS hiện nay được được chú trọng thu gom và tận dụng
để sản xuất các phụ phẩm. Do đó, nó còn là nguồn thu đáng kể cho các cơ sở CBTS.
Khí thải:
- Mùi sinh ra từ quá trình phân hủy các chất hữu cơ của nguyên liệu, phế liệu thủy
sản, tập trung ở các bộ phận tiếp nhận và sơ chế sản phẩm, khu vực chứa phế liệu,
các phương tiện thu gom vận chuyển, hệ thống cống rãnh thoát nước và xử lý nước
thải, mùi tanh đặc trưng của nguyên liệu tồn tại trong suốt quá trình chế biến.
- Mùi của các hoá chất sử dụng trong sản xuất, trong quá trình vệ sinh, khử trùng.
- Mùi của môi chất lạnh có thể bị rò rỉ ra từ hệ thống lạnh.
- Khí thải từ máy phát điện dự phòng.
Hiện nay lượng khí thải trong các nhà máy CBTS thường không đáng kể và nằm trong
giới hạn cho phép. Thành phần của chúng bao gồm: SO2, CO2, NO2, NH3, H2S,… Kết quả
đo đạc môi trường không khí ở một số nhà máy CBTS cho kết quả như trong bảng 2.1.

12



Bảng 2.1: Chất lƣợng môi trƣờng không khí ở một số nhà máy CBTS
Chỉ tiêu
Đơn vị
Kết quả

Bụi
mg/m3
0,15 - 0,4

NO2
mg/m3
0,026 - 0,083

SO2
mg/m3
0,1- 0,3

Clo
mg/m3
0,92 - 1,4

H2 S
mg/m3
0,2 - 0,4

NH3
mg/m3
0,12


(Nguồn: Tổng hợp các kết quả đo của Trung tâm công nghệ Môi Trường CEFINEA,2002)
Nƣớc thải:
Đặc thù của ngành CBTS sử dụng và thải nhiều nước, nước thải CBTS có nồng độ ô
nhiễm hữu cơ cao vì chứa lượng lớn photphat, nitrat, protein, chất rắn lơ lửng, chất béo.
Ngoài ra còn có các tạp chất vô cơ như cát, sạn…và các loại hóa chất khử trùng.
- Lượng nước sử dụng cho chế biến chiếm khoảng 85% - 90% tổng lượng nước thải,
chủ yếu được tạo ra từ các quá trình sau: nước rửa trong công đoạn xử lý, chế biến,
hoàn tất sản phẩm; nước vệ sinh từ nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ; nước giải
nhiệt, nước ngưng.
- Nước thải sinh hoạt chiếm từ 10% - 15% tổng lượng nước thải, được phát sinh từ
quá trình phục vụ cho nhu cầu ăn, uống, vệ sinh… của người lao động.
Nồng độ và các chất ô nhiễm phụ thuộc nhiều vào loại thủy sản được chế biến (mực,
tôm, cá) và các loại sản phẩm (sumiri, đồ hộp, đông lạnh,…)
Bảng 2.2: Nồng độ ô nhiễm trung bình trong nƣớc thải một số loại hình CBTS
ST
T

Loại hình chế biến

Chỉ tiêu đánh giá ô nhiễm
pH

SS

BOD

COD

N


P

1

Đông lạnh

7,3

350

800

1100

90

20

2

Đồ hộp

7,1

100

478,8

775,6


24,84

11,82

3

Surimi (sản phẩm ăn liền)

7,8

586

3120

4890

125

11,32

4

Nước mắm

7,5

75

20


40

-

-

5

Mực khô, tôm khô các loại

7,5

250

100

150

20

6

6

Agar

6,7

136,6


217,8

413,8

9,7

27,5

(Nguồn: Tạp chí thủy sản, 2006)

13


Nước thải từ CBTS đông lạnh có nồng độ ô nhiễm hữu cơ cao hơn rõ rệt so với các loại
hình chế biến khác, nhận thấy đây là nguồn ô nhiễm chính trong công nghiệp CBTS.
Nước thải từ các xí nghiệp chế biến nước mắm, theo đánh giá chung có nồng độ ô nhiễm
thường ở mức thấp hơn giới hạn cho phép. Nước thải từ công nghệ CBTS ăn liền có nồng
độ các chất ô nhiễm rất cao, hơn hẳn các loại sản phẩm khác.

2.2.3 Tiềm năng áp dụng SXSH trong ngành CBTS
Từ năm 1996, sản xuất sạch hơn (SXSH) đã được áp dụng thử nghiệm đầu tiên tại Việt
Nam. Sau hơn 10 năm thực hiện, có gần 300 doanh nghiệp triển khai áp dụng SXSH tại
các tỉnh thành trên cả nước. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cũng như kinh
nghiệm áp dụng SXSH ở Việt Nam trong thời gian qua đã cho thấy tất cả các cơ sở công
nghiệp, dù lớn hay nhỏ đều có thể tiết kiệm tiêu thụ nguyên liệu, đặc biệt là năng lượng
và nước.Được sự quan tâm của bộ KHCN & MT cùng với các tổ chức quốc tế, SXSH
được biết đến tại hầu hết các ngành sản xuất công nghiệp. Có 8 ngành sản xuất có trên
100 doanh nghiệp nhận thức về SXSH là dệt may, rau quả nông sản, mỏ và khai khoáng,
xi măng-gạch-gốm, thủy sản, thực phẩm khác, gỗ – tre - nứa và nhựa - cao su.
Tổ chức tài chính quốc tế (IFC) thuộc Ngân hàng Thế giới đã khảo sát 21 nhà máy chế

biến thủy sản trong tổng số 193 nhà máy tại ĐBSCL và ghi nhận chỉ có 40% số nhà máy
này quan tâm đến tiết kiệm năng lượng. Đây là thông tin được đưa ra tại hội thảo "Hiện
trạng sử dụng năng lượng và tiềm năng giảm chi phí năng lượng trong ngành chế biến
thủy sản" do Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và IFC tổ chức.
Hoạt động cạnh tranh trong ngành CBTS ngày càng gay gắt, chi phí sản xuất ngày càng
tăng đòi hỏi các xí nghiệp phải xem xét đến việc tiết kiệm năng lượng, cải thiện hoạt động
sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngành CBTS tiêu thụ nhiều nước và năng lượng,
phần lớn thiết bị sản xuất chế biến đã cũ, quy trình công nghệ chưa thực sự tối ưu đã làm
tăng chi phí về năng lượng và nguyên liệu đầu vào, khả năng tiết kiệm năng lượng của các
nhà máy CBTS có thể đạt mức 10 - 20% và tiết kiệm nước là 40%, và đồng thời giảm
được từ 20% - 30% lượng chất thải. Để đạt được những kết quả đó, không nhất thiết cần
có công nghệ cao với chi phí đầu tư lớn, thực tế có nhiều giải pháp chỉ là huấn luyện lại

14


thao tác công nhân và thay đổi phương pháp vận hành hiệu quả hơn thì có thể tiết kiệm
lên đến hàng trăm triệu đồng/năm, hay có những giải pháp đầu tư hàng trăm triệu đồng
nhưng thời gian thu hồi vốn chưa đầy 1 năm.

2.3 Tổng quan về các nghiên cứu đã thực hiện
Nhà máy Chế biến Thủy sản đông lạnh (Công ty xuất nhập khẩu nông sảnThực phẩm-AFIEX)
Đây là doanh nghiệp nhà nước chuyên chế biến và kinh doanh các mặt hàng thủy sản
đông lạnh như cá tra, cá basa, tôm…với tổng sản lượng hàng năm trên 3.000 tấn. Do máy
móc cũ và hoạt động lâu năm nên mức tiêu thụ năng lượng cao. Bình quân nhà máy sử
dụng từ 350-400 m3 nước/ngày cho các công đoạn làm sạch nguồn nguyên liệu trước khi
đưa vào chế biến, làm nguội một số thiết bị máy móc, vệ sinh nơi làm việc…, sử dụng
khoảng 3 triệu kWh điện/năm ( trong đó 85% dùng cho việc làm lạnh hệ thống chế biến).
Ngoài ra còn có nhiều công đoạn sản xuất sử dụng năng lượng không hợp lý gây ra tình
trạng lãng phí tiêu hao lớn.

Với việc thực hiện đồng bộ những giải pháp SXSH nhà máy đã tiết kiệm chi phí xử lý
nước sạch và nước thải rất lớn (khoảng 142 triệu đồng/năm). Theo đó nhà máy chỉ đầu tư
một khoản kinh phí rất ít để thiết lập hệ thống điện kiểm soát điện năng tiêu thụ và các
giải pháp nhỏ để tiết kiệm năng lượng (khoảng 330 triệu đồng/ năm) là đã có thể yên tâm
sản xuất, nâng cao hiệu quả công tác quản lý của doanh nghiệp, nâng cao ý thức của từng
công nhân và giảm thiểu ô nhiễm môi trường một cách rõ rệt.
Công ty Chế biến thủy sản và XNK Cà Mau (Camiex): đã thực hiện 242 giải pháp,
trong đó tập trung vào giải pháp quản lý nội vi, thay đổi vật liệu, cải tiến máy móc thiết
bị, thay đổi công nghệ, thu hồi và tái sử dụng... Cụ thể, thiết kế hồ rửa phù hợp, giảm số
lượng các công đoạn rửa không cần thiết, qui định hướng dẫn rửa cho công nhân, giáo
dục ý thức tiết kiệm, bảo trì hệ thống nước… Ngay sau khi thực hiện thiết kế hồ rửa thu
hồi nước, Công ty đã tiết kiệm được hơn 31 triệu/năm, tiết kiệm tài nguyên nước ngầm,
giảm phát thải vào môi trường 10.400 m3/năm. Giảm lượng nước chứa chất hữu cơ đi vào
dòng thải 215,8 m3/năm, giảm lượng chất thải hữu cơ đi vào dòng thải 8.840 kg/năm. Tiết

15


×