Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

LUAN VAN BUI DUC LIEM k31 KTPT DN 3 7 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 101 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-----------

BÙI ĐỨC LIÊM

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH TRẠNG
NGHÈO CỦA CÁC HỘ NGƯỜI ĐỒNG BÀO CÁC XÃ BIÊN
GIỚI CỦA HUYỆN NAM GIANG TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Đà Nẵng, Năm 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-----------

BÙI ĐỨC LIÊM

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH TRẠNG
NGHÈO CỦA CÁC HỘ NGƯỜI ĐỒNG BÀO CÁC XÃ BIÊN
GIỚI CỦA HUYỆN NAM GIANG TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Mã số: 60.31.01.05

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hiệp

Đà Nẵng, Năm 2017




LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn ký và ghi rõ họ tên

BÙI ĐỨC LIÊM


MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................................................................................. 4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU...................................................................................................................... 6
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ................................................................................................................... 7
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................................................................... 9
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................................. 1

1. Lý do chọn đề tài...............................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................3
5. Bố cục đề tài.......................................................................................4
6. Tổng quan tài liệu..............................................................................4
CHƯƠNG 1............................................................................................................................................. 13
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHÈO VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH TRẠNG NGHÈO CỦA HỘ DÂN.........13

1.1. KHÁI NIỆM VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HỘ NGHÈO...........13
1.1.1. Khái niệm về nghèo......................................................................13
1.1.2. Các tiêu chí đánh giá hộ nghèo...................................................16

1.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH TRẠNG NGHÈO
CỦA CÁC HỘ DÂN..................................................................................23
1.2.1. Các cách tiếp cận..........................................................................23
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng chính.....................................................26
CHƯƠNG 2............................................................................................................................................. 30
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH
TRẠNG NGHÈO CỦA CÁC HỘ DÂN............................................................................................................ 30

2.1 SƠ LƯỢC VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU...................................30
2.2. MÔ HÌNH ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN TÌNH TRẠNG NGHÈO CỦA CÁC HỘ NGƯỜI ĐỒNG
BÀO CÁC XÃ BIÊN GIỚI HUYỆN NAM GIANG...............................32
2.2.1. Mô hình nghiên cứu định lượng và các giả thuyết....................32
2.3. TIẾN TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................38


2.3.1. Tiến trình nghiên cứu..................................................................38
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................39
CHƯƠNG 3............................................................................................................................................. 44
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH TRẠNG NGHÈO CỦA CÁC HỘ NGƯỜI ĐỒNG
BÀO VÙNG BIÊN GIỚI HUYỆN NAM GIANG TỈNH QUẢNG NAM................................................................44

3.1 MÔ TẢ THỐNG KÊ MẪU..........................................................44
3.2. KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU..................................46
3.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG...............................48
3.4. ĐÁNH GIÁ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG 52
3.5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH....................................55
CHƯƠNG 4............................................................................................................................................. 60
MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO CHO CÁC HỘ VÙNG BIÊN GIỚI HUYỆN NAM GIANG THEO
HƯỚNG BỀN VỮNG................................................................................................................................ 60


4.1. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN NAM
GIANG ĐẾN 2020.....................................................................................60
4.1.1. Các tiêu chí phát triển kinh tế xã hội của huyện.......................60
4.1.2. Định hướng giảm nghèo của huyện đến năm 2020...................61
4.2. MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH.................................................62
4.2.1. Đào tạo nghề, tạo công ăn việc làm............................................62
4.2.2. Hỗ trợ vay vốn, nâng cao năng lực và phát triển sinh kế bền
vững.........................................................................................................62
4.2.3. Phát triển liên kết thị trường......................................................63
4.2.4. Nâng cao trình độ giáo dục.........................................................64
4.2.5. Truyền thông sâu rộng về công tác giảm nghèo........................65
KẾT LUẬN............................................................................................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................................ 1
PHỤ LỤC................................................................................................................................................... 1


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiệu

Tên bảng

bảng

Xác định nghèo đa chiều ở Việt Nam

Trang
Error:
Referen
ce


1.1

source
not

Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Nghèo

found
Error:
Referen
ce

1.2

source
not

Những nhân tố ảnh hưởng đến nghèo

found
Error:
Referen
ce

1.3

source
not


Đặt Giả Thiết Cho Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tình
Trạng Nghèo.

found
Error:
Referen
ce

2.1

source
not

2.2

Tiến trình nghiên cứu

found
Error:
Referen
ce


source
not
found
Error:

Các biến của mô hình


Referen
ce

2.3

source
not
found

DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ
Số hiệu
2.1

Tên
Sơ đồ vùng nghiên cứu

Trang
Error:
Referen


ce
source
not
found
Error:
Referen

2.1


khung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng
nghèo

ce
source
not
found


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
UN

Tổ chức liên hợp quốc

LĐ-TB&XH

Lao động thương binh và xã hội

UBND

Ủy ban nhân dân

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa hiện đại hóa

UNICEF

Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc


KT-XH

Kinh tế - xã hội

WB

Ngân hàng thế giới


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhiều năm trở lại đây công tác giảm nghèo là một trong những công
tác được Đảng và Nhà nước đặt biệt quan tâm. Nhìn chung, thành tựu giảm
nghèo của Việt Nam rất ấn tượng với tỉ lệ hộ nghèo giảm nhanh, đời sống
của các hộ gia đình được nâng lên đáng kể. Tuy nhiên, hiện nay tại huyện
miền núi Nam Giang có rất nhiều đồng bào dân tộc Cơ tu và Giẻ-triêng
chiếm phần lớn thì công tác giảm nghèo chưa đạt được kết quả như mong
đợi. Theo cách tiếp cận đa chiều thì đời sống của các hộ miền núi đặc biệt
là các hộ dân tộc thiểu số của các xã biên giới còn nhiều khó khăn, mức
sống còn rất thấp, khả năng tiếp cận các dịch vụ cơ bản như y tế, giáo duc,
hầu như không có làm cho tình trạng nghèo diễn biến theo chiều hướng
xấu hơn.
Để giải quyết tình trạng này, Chính phủ có nhiều chương trình, dự án
giảm nghèo nhưng các chương trình, dự án hỗ trợ cho các hộ giảm nghèo
này vẫn chưa phát huy được hiệu quả, tỉ lệ giảm nghèo vẫn chưa đạt được
kết quả mong đợi. Việc một bộ phận lớn người Cơ tu và Giẻ triêng của sáu
xã biên giới huyện Nam Giang phải sống trong tình trạng nghèo với tỉ lệ
hộ nghèo cao đến 70% (xem thêm phụ lục 01) là một vấn đề cấp thiết cần

được giải quyết. Bởi lẽ tình trạng nghèo làm cho đời sống người dân
xuống thấp, gây ra việc thiếu thốn về giáo dục, y tế, cũng như cơ hội tiếp
cận với việc làm, ngoài ra khoảng cách giàu nghèo giữa người Cơ tu, Giẻtriêng với người Kinh càng xa thêm. Việc này tạo ra tác động tiêu cực đối
với khối đại đoàn kết toàn dân, đây cũng là biểu hiện của sự thất bại trong
chính sách về chủ trương hỗ trợ đồng bào dân tộc do nhà Nhà nước ta đề
ra. Ngoài ra sự cần thiết phải giảm nghèo cho các hộ vùng biên giới của
huyện Nam Giang xuất phát từ nhu cầu ổn định về an ninh, chính trị. Có


2

nhiều nguyên nhân dẫn đến bất ổn về an ninh mà một trong những nguyên
nhân chính là do nghèo đói. Giải quyết được tình trạng nghèo của các hộ
người sáu xã biên giới của huyện Nam Giang là một bước tiến dài trong ổn
định an ninh, chính trị trong khu vực.
Để giải quyết được tình trạng này cần phải tìm rõ được các nguyên
nhân nghèo. Điều đặc biệt quan trọng là nguyên nhân nghèo của sáu xã
biên giới của huyện Nam Giang có thể có khác biệt so với các địa phương
khác, vì thế để công tác giảm nghèo đem lại hiệu quả tích cực nhằm đạt
được mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo thì cần phân tích cụ thể các nhân tố tác
động đến tình trạng nghèo của địa phương này, qua đó có những giải pháp
mang tính thiết thực và đem lại hiệu quả thực sự thay vì các hỗ trợ mang
tính chung chung làm tốn kém nguồn lực của xã hội nhưng tỉ lệ hộ nghèo
không giảm.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu là xác định và đánh giá các nhân tố chính ảnh
hưởng đến tình trạng nghèo của các hộ dân đồng bào các xã biên giới
huyện Nam Giang tỉnh Quảng Nam.
Mục tiêu cụ thể:
+ Đánh giá tình trạng nghèo của các hộ dân đồng bào các xã biên giới

huyện Nam Giang tỉnh Quảng Nam;
+ Xem xét các nhân tố chính ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của các
hộ dân đồng bào các xã biên giới huyện Nam Giang tỉnh Quảng Nam, xác
định các kênh tác động và đánh giá mức độ tác động của chúng.
+ Đề xuất các hàm ý chính sách giảm nghèo cho các hộ nghèo vùng
biên giới huyện Nam Giang theo hướng bền vững.


3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các biểu hiện của trình trạng
nghèo, các yếu tố ảnh hưởng và kênh tác động của các yếu tố này đến tình
trạng nghèo của các hộ dân vùng biên giới huyện Nam Giang tỉnh Quảng
Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn
giới hạn trong các biểu hiện của trình trạng nghèo các hộ dân vùng biên
giới huyện Nam Giang tỉnh Quảng Nam, các yếu tố ảnh hưởng chính ở 4
khía cạnh là điều kiện đảm bảo sinh kế, đặc trưng hộ, đặc trưng môi trường
sinh kế và yếu tố dân tộc cùng các kênh tác động của các yếu tố này đến
tình trạng nghèo của các hộ dân này.
+ Phạm vi khách thể nghiên cứu: Các hộ sống trong sáu xã biên giới
gồm: Đắc Pring, Đắc Pree, Đắc Tôi, La Dêê, La Êê, Chơ chun. Các chuyên
gia am hiểu về giảm nghèo đang công tác tại địa phương.
+ Phạm vi thời gian nghiên cứu: Các số liệu thông kê thứ cấp từ năm
2012-2016. Các số liệu sơ cấp sẽ được thực hiện điều tra trong thời gian
thực hiện nghiên cứu từ tháng 2-5/2017
4. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp thu thập dữ liệu:

- Dữ liệu thứ cấp: Số liệu thống kê được thu thập từ dữ liệu lưu trữ tại
Văn phòng thống kê huyện, Ban giảm nghèo của Phòng Lao động thương
binh và xã hội, Phòng dân số và các dữ liệu công bố khác của các tổ chức
thống kê các cấp.
- Dữ liệu sơ cấp: Điều tra hộ gia đình bằng bảng hỏi điều tra và điều
tra chuyên gia thông qua phỏng vấn trực tiếp.
+ Phương pháp phân tích:


4

- Phương pháp phân tích định lượng: Phân tích thông kế mô tả và
phân tích hồi quy tương quan. Trong phân tích hồi quy tương quan, các
phương pháp phân tích kinh tế lượng sử dụng trong phân tích mô hình hồi
quy biến nhị phân sẽ được sử dụng phổ biến.
- Phương pháp phân tích định tính: Các phương pháp phân tích định
tính cơ bản sẽ được sử dụng để lựa chọn mô hình phân tích và các biến
phân tích của mô hình, đồng thời để xử lý thông tin phỏng vấn chuyên gia
để phục vụ các phân tích đánh giá và tổng hợp.
5. Bố cục đề tài
Đề tài gồm có phần mở đầu, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo,
kết luận, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về nghèo và các nhân tố ảnh hưởng đến tình
trạng nghèo của các hộ dân.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu đánh giá các nhân tố ảnh hưởng
đến tình trạng nghèo của các hộ dân.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng
nghèo của các hộ dân đồng bào vùng biên giới huyện Đông Giang tỉnh
Quảng Nam.
Chương 4: Một số hàm ý chính sách giảm nghèo cho các hộ vùng

biên giới huyện Nam Giang.
6. Tổng quan tài liệu
Các công trình nghiên cứu về vấn đề nghèo và các nhân tố tác động
đến tình trạng nghèo ở nhiều khía cạnh khác nhau đã chỉ ra được các
nguyên nhân và tác động chung nhất đến tình trạng nghèo của các vùng
miền tại Việt Nam như là: gia đình đông con, khả năng tiếp cận với các
dịch vụ cơ bản rất khó khăn, trình độ văn hóa thấp, thu nhập chủ yếu phụ
thuộc vào nông nghiệp.


5

Trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, hội
thảo, luận văn nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo
trong đó đáng chú ý có một số công trình sau:
1. Báo cáo “Tổng quan các nghiên cứu về giảm nghèo ở Việt Nam”
của Nguyễn Thu Hà, Nguyễn Việt Nga, Nguyễn Thanh Phương, Nguyễn
Văn Thục (2015) đánh giá tổng quan các kết quả chính của các nghiên cứu
trong giai đoạn 2005-2013 về giảm nghèo ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, đưa
ra những vấn đề mang tính gợi ý sâu cho các hoạt động giám sát của Đoàn
Giám sát theo nội dung của Nghị quyết. Báo cáo tập trung nhiều vào các
nghiên cứu được thực hiện một cách hệ thống, qua nhiều giai đoạn khác
nhau, chú trọng vào các nghiên cứu đánh giá tổng thể về kết quả và các
chương trình giảm nghèo lớn. Ngoài ra, để đảm bảo tính so sánh, báo cáo
này cũng sử dụng các kết quả đánh giá từ các cơ quan của Chính phủ và
Quốc hội. Báo cáo ũng có hệ thống các khuyến nghị trong các nghiên cứu
rất phong phú và đa dạng.
2. Báo cáo “Nghèo đa chiều trẻ em Việt Nam vùng dân tộc thiểu
số, thực trạng, biến động và những thách thưc” của Ban quản lý tiểu dự án
chính sách dân tộc - Ủy ban Dân tộc (2015) nghiên cứu về vấn đề nghèo

đa chiều của trẻ em vùng dân tộc thiểu số: với thực trạng cơ hội tiếp cận về
giáo dục, y tế, lao động trước tuổi và phân tích các yếu tố cũng như tác
động của tình trạng nghèo đến sự phát triển của trẻ em. Đưa ra các khuyến
nghị liên quan đến các chương trình dự án giảm nghèo
Một số nghiên cứu về thực trạng đói nghèo và một số giải pháp
XĐGN đối với dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên đã nêu lên các
nguyên nhân nghèo đói của đồng bào DTTS gồm các nguyên nhân:

Thiên tai, lũ lụt, hạn hán, đất đai xấu, kiến thức, thiếu vốn sản xuất,


6

đông con,thiếu lao động và không đồng bộ về các chính sách đầu tư,
khuyến nông, về tín dụng, giáo dục đào tạo, y tế, đất đai.
3. Báo cáo “đánh giá nghèo của Việt Nam trong năm 2012”, cho
rằng dù tiến bộ đáng kể nhưng nhiệm vụ giảm nghèo vẫn chưa phải hoàn
thành với những lý do sau:
+ Những hộ nghèo trước kia vẫn dễ bị tái nghèo do: Các cú sốc về
thời tiết, sức khỏe và rủi ro trước các cú sốc về thu nhập khác vẫn phổ
biến và ở một vài nơi thậm chí còn gia tăng.
+ Tốc độ phát triển nhanh chóng của Việt Nam đã làm nảy sinh
những thách thức mới như: Những lao động ở độ tuổi 40, 50 chưa
được học hành và nâng cao kỹ năng làm việc trong một nền kinh tế khác
hoàn toàn, dựa vào một hệ thống khuyến khích hoàn toàn khác. Nhiều
người lại không có kỹ năng hay trình độ để kiếm việc trong nền kinh tế
đang được hiện đại hóa nhanh chóng. Thậm chí những lao động trẻ sau
khi học xong thường không được đào tạo đầy đủ để làm việc trong môi
trƣờng đòi hỏi nhiều kỹ năng làm việc.
+ Hiện nay bất bình đẳng đã xuất hiện trở lại, nhiều người dân Việt

Nam tỏ ra lo ngại về tình trạng bất bình đẳng có xu hướng gia tăng.
+ Phát triển con người không đồng đều cũng gây ra sự bất bình
đẳng trong thu nhập. Mặc dù Việt Nam đã làm tốt việc đảm bảo sự bao
phủ của các dịch vụ cơ bản song chất lượng không đồng nhất và có sự
khác biệt lớn có thể nhận thấy rõ giữa các hộ và các vùng nghèo và khá
giả. Với động thái hướng tới “xã hội hóa” các dịch vụ y tế và giáo dục,
việc tiếp cận dịch vụ trở nên gắn kết chặt chẽ hơn với thu nhập và gánh
nặng chi trả của người dân cho chi phí y tế và giáo dục đang gia tăng
4. Nghiên cứu về giảm nghèo đối với DTTS “Mô hình giảm nghèo

tại một số cộng đồng dân tộc thiểu số điển hình ở Việt Nam” của công ty


7

tư vấn Trường Xuân (2012) . Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu những yếu tố
dẫn đến những hộ gia đình và cộng đồng DTTS điển hình giảm nghèo có
kết quả, cải thiện đời sống tốt hơn các hộ gia đình và cộng đồng khác
trong cùng bối cảnh. Mỗi “mô hình giảm nghèo” được khảo sát trong
nghiên cứu này đều dựa trên các yếu tố: tiên phong, lan tỏa, gắn kết

cộng đồng, tận dụng lợi thế, thích ứng với điều kiện mới, đa dạng hóa
sinh kế, phòng chống rủi ro và quản trị địa phương. phân tích hiện trạng
nghèo đói ở đồng bằng sông Cửu Long, cho thấy người dân khu vực này
dễ rơi vào tình trạng nghèo đói nếu không có đất hoặc có ít đất canh tác,
sống trong vùng nông thôn, lệ thuộc vào công việc không ổn định, hoặc
thuộc nhóm dân tộc Khmer hoặc nữ. Qua đó, các chƣơng trình xóa đói
giảm nghèo cần được thiết kế riêng cho phù hợp với tình hình đặc trƣng
của vùng.
5. Đề tài luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự

thoát nghèo và tái nghèo của các hộ dân tại huyện Krong Nô tỉnh Đắk
Nông” của tác giả Trương Văn Thảo (2015). Qua phần phân tích định tính
và định lượng tác giả đã xác định được các yếu tố có khả năng tình trạng
nghèo của các hộ như sau: đất sản xuất, vốn vay, trình độ học vấn, phương
tiện sản xuất và giới tính của chủ hộ. Từ kết quả nghiên cứu tác giả đã đưa
ra một số gợi ý thiết thực như sau: Nâng cao trình độ của chủ hộ, thông
qua đào tạo nhằm nâng cao tay nghề cũng như chuyên môn trong sản xuất,
bên cạnh đó cần có chính sách về đất sản xuất cho hộ nghèo để tạo việc
làm và tăng thu nhập, đồng thời mở rộng hoạt động tín dụng và tăng quy
mô vốn vay cho người nghèo vì quy mô vốn vay nhỏ không mang lại hiệu
quả trong việc đầu tư sản xuất. Hộ nghèo thường không có tiền để đầu tư
mua phương tiện sản xuất vì vậy nếu có chính sách hỗ trợ phương tiện sản
xuất cho người nghèo sẽ mang lại hiệu quả cho năng suất lao động tăng, từ


8

đó tác động tích cực đến giảm nghèo, ngoài ra cần quan tâm giải quyết
việc làm cho người lao động ưu tiên hộ nghèo.
6. Đề tài luận văn thạc sĩ “Những nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng
nghèo của người Khmer tại đồng bằng sông Cửu Long” của tác giả Lâm
Quang Lộc (2014), là đề tài đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng
nghèo, tác giả đã đưa ra các nguyên nhân chính dẫ đến tình trạng nghèo
chung của người Khmer lẫn dân tộc khác thuộc đồng bằng sông Cửu Long
bao gồm: trình độ giáo dục, khoản tín dụng nhận được, diện tích đất canh
tác bình quân, việc hộ có tham gia hoạt động kinh doanh dịch vụ, hộ ở khu
vực thành thị hay nông thôn, địa bàn có chợ hay không, hộ có thuộc xã 135
hay không, giới tính chủ hộ, quy mô hộ, tỉ lệ phụ thuộc. Ngoài những
nguyên nhân chung đó thì nguyên nhân đặc thù dẫn đến tình trạng nghèo
của riêng người Khmer chính là yếu tố văn hóa của họ. Chính tư duy chỉ

cần làm đủ ăn và suy nghĩ thích đầu tư cho kiếp sau hơn là kiếp sống hiện
tại làm cho đời sống của người Khmer rất bấp bênh và khó thoát khỏi cảnh
nghèo. Bên cạnh đó, việc ít chăm lo cho thế hệ tương lai dẫn đến vòng lẩn
quẩn về đói nghèo trong cộng đồng người Khmer.
7. Đề tài nghiên cứu “Đánh giá thực trạng khả năng và cơ hội
tiếp cận dịch vụ xã hội của nhóm người nghèo, đối tượng dễ bị tổn
thương, đặc biệt là tại các vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số”,
của Viện Khoa Học Lao Động và Xã Hội đã xác định công bằng xã hội
trong tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản đã được cải thiện, đặc biệt là cho
người nghèo DTTS ở vùng sâu, vùng xa. Hệ thống cung cấp dịch vụ xã
hội cơ bản và chính sách hỗ trợ đã góp phần thực hiện công bằng xã hội và
phát triển miền núi, vùng sâu, vùng xa. Mặc dù vậy, còn nhiều rào cản dẫn
đến tồn tại những khoảng cách trong tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản của
người nghèo DTTS so với người không nghèo, người dân tộc Kinh, làm


9

ảnh hưởng đến phát triển con người và giảm nghèo bền vững ở miền núi,
vùng sâu, vùng xa.
Công bằng trong tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản là quyền của con
người và phải được ưu tiên. Tập trung hoàn thiện chính sách, tăng cường
đầu tư để người nghèo DTTS miện núi, vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi
nhằm nâng cao khả năng tiếp cận, đảm bảo công bằng xã hội, giảm
khoảng cách và bất bình đẳng giữa các nhóm dân tộc, vùng miền là chủ
trương lớn của Đảng và Nhà nước và cũng là nguyện vọng của mọi người
dân. Để thực hiện chủ trương và nguyện vọng này, Nhà nước cần ban
hành danh mục các dịch vụ xã hội cơ bản cung cấp cho người dân (không
phải trả tiền) để đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con người và bảo đảm
ASXH phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội đất nước và hội nhập với các

tiêu chuẩn quốc tế; xây dựng các mô hình cung cấp dịch vụ hiệu quả,
trong đó có hình thức hợp tác công tư, tổng kết và nhân điển hình áp dụng
đối với các vùng miền khu vực thích hợp với sự tham gia của người dân.
8. Bài đăng trên Tạp chí tài chính kỳ I tháng 9/2016 “Một số phân
tích thực chứng về chính sách giảm nghèo tại Việt Nam” cuả NCS.
Nguyễn Việt Hoàng, Bài viết đã chỉ ra được các khu vực khác nhau thì
hiệu quả các chính sách XĐGN có thể sẽ khác nhau, bởi điều kiện tự
nhiên, điều kiện xã hội, mức sống, sự phát triển của thị trường khác nhau
sẽ dẫn đến điều kiện kinh tế khác nhau. Đại đa số các chính sách XĐGN
đều nhằm giải quyết trọng tâm một vấn đề về nguyên nhân nghèo đói,
hoặc giải quyết một phương diện nào đó của hoàn cảnh đói nghèo. Tuy
nhiên, có thể tại một địa phương nào đó thì chính sách đó có những kết
quả rõ rệt nhưng ở địa phương khác có thể sẽ không mang lại kết quả
mong muốn. Cùng một khu vực thì hiệu quả 1 chính sách cũng có thể có
sự khác biệt đối với các cá nhân hay tập thể người khác nhau. Bản thân


10

nhóm người nghèo khác nhau cũng tồn tại sự khác biệt về ý tưởng hay
những vấn đề đặc trưng, bởi sự tiếp nhận cái mới, cái tích cực từ một chính
sách khác nhau, thái độ phản kháng trước một vấn đề khó khăn khác nhau
sẽ dẫn đến sự khác nhau về hiệu quả của các chính sách trong một khu vực
nhất định. Các chính sách giảm nghèo chủ yếu hiện nay:
Một là, các chính sách liên quan y tế bảo hiểm, dưỡng lão như miễn
bảo hiểm y tế với người nghèo, chính sách giúp người già, neo đơn.
Hai là, chính sách liên quan giáo dục cho người nghèo: miễn giảm
học phí, học bổng, cho học sinh, sinh viên vay vốn.
Ba là, giải quyết các vấn đề cơ bản thiết yếu như cấp đất sản xuất, cấp
nhà ở, nước sinh hoạt.

Bốn là, các vấn đề liên quan trực tiếp tới nông nghiệp như cấp giống,
phân bón thuốc trừ sâu…
Năm là, các hạng mục khác như ưu đãi vay vốn, hỗ trợ đóng tàu cá,
nuôi trồng thủy sản…
Thông qua phân tích và thực chứng nghiên cứu cơ chế chính sách
giảm nghèo có thể thấy rõ các kết quả: (1) Kết quả giảm nghèo biểu hiện ở
2 khía cạnh: tỷ lệ hộ nghèo giảm, khoảng cách giàu nghèo ở thành thị
giảm. (2) Nhìn chung, các chính sách giảm nghèo đạt được những kết quả
nhất định, các chính sách khác nhau sẽ có những kết quả khác nhau.
Với chính sách XĐGN, nên lấy nông thôn làm đối tượng chính để
giải quyết, bởi với Việt Nam, tỷ lệ giảm nghèo giữa thành thị và nông thôn
không đều, thậm chí có vùng nông thôn tỷ lệ nghèo lại tăng cao. Việc phân
khu vực, phân thời hạn với từng chính sách khác nhau cho phù hợp với đối
tượng mới có thể đạt kết quả cao bởi theo nghiên cứu thì tác dụng của


11

chính sách với các đối tượng khác nhau, khu vực khác nhau, dân tộc khác
nhau thì hiệu quả cũng khác nhau.
9. Báo cáo tổng hợp “Theo dõi nghèo theo phương pháp cùng tham
gia tại một số cộng đồng dân cư nông thôn Việt Nam” của tổ chức
OXFAM và ACTIONAID (năm 2008). Báo cáo giám sát này đưa ra một
cái nhìn tổng thể về hiên trạng nghèo của các vùng nghèo, cộng đồng và
các hộ gia đình nghèo. Những kết quả giảm nghèo thông qua việc nhìn
nhận những thay đổi về sinh kế và rủi ro tại một số cộng đồng được lựa
chọn trong bối cảnh hậu WTO . Báo cáo này đánh giá các động lực để
giảm nghèo: đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, cải thiện cơ sở hạ tầng, cải thiện
tiếp cận thị trường, cải thiện tiếp cận giáo dục và y tế, và những vấn đề còn
tồn tại về tình trạng nghèo. Ngoài ra báo cáo còn phân tích về khoảng cách

giàu nghèo để chỉ ra các nguyên nhân của bất bình đẳng bao gồm: người
nghèo có ít nguồn thu nhập hơn có ít đất hơn và ít đất tốt, ít tài sản, ít tham
gia hơn, thiếu nguồn vốn xã hội, áp dụng khoa học kỹ thuật kém, gặp
nhiều hạn chế trong tiếp cận vốn, tiếp cận thị trường kém, và các rủi ro mà
nhóm cận nghèo phải đối mặt
Tính đến hiện nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào về các
nhân tố tác động đền tình trạng nghèo của các hộ đồng bào các xã biên
giới huyện Nam Giang. Vì vậy đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến tình
trạng nghèo của các hộ người đồng bào các xã biên giới của huyện Nam
Giang tỉnh Quảng Nam.” Mà tác giả lựa chọn để nghiên cứu không trùng
lắp với các đề tài đã được công bố. Trên cơ sở lý thuyết và kết quả nghiên
cứu của các công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng
nghèo, tác giả sẽ đi phân tích thực trạng cụ thể các nhân tố ảnh hưởng trực


12

tiếp đến tình trạng nghèo của các hộ đồng bào các xã biên giới để đưa ra
các hàm ý chính sách mang tính thiết thực và có hiệu quả.


13

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHÈO VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN TÌNH TRẠNG NGHÈO CỦA HỘ DÂN
1.1. KHÁI NIỆM VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HỘ NGHÈO
1.1.1. Khái niệm về nghèo
Hiện nay do sự phát triển của nền kinh tế thế giới, quan điểm về tình

trạng nghèo đã được hiểu rộng hơn, sâu hơn và cũng có thể được hiểu theo
các cách tiếp cận khác nhau:
Theo Tổ chức Liên hợp quốc (UN): "Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu
để tham gia hiệu quả vào các hoạt động xã hội. Nghèo có nghĩa là không
có đủ ăn, đủ mặc, không được đi học, không được khám chữa bệnh, không
có đất đai để trồng trọt hoặc không có nghề nghiệp để nuôi sống bản thân,
không được tiếp cận tín dụng. Nghèo cũng có nghĩa là không an toàn,
không có quyền, và bị loại trừ, dễ bị bạo hành, phải sống trong các điều
kiện rủi ro, không tiếp cận được nước sạch và công trình vệ sinh"
Định nghĩa về nghèo theo Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2004
như sau: “Nghèo là tình trạng thiếu thốn ở nhiều phương diện: Thu nhập
hạn chế hoặc thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu tài sản để bảo đảm tiêu dùng
trong những lúc khó khăn và dễ bị tổn thương trước những đột biến bất
lợi, ít có khả năng truyền đạt nhu cầu và những khó khăn tới người có
khả năng giải quyết, ít được tham gia vào quá trình ra quyết định, cảm
giác bị sỉ nhục, không được người khác tôn trọng”.
Trong báo cáo phát triển Việt nam năm 1990, WB cho rằng nghèo là
tình trạng thiếu thốn các sản phẩm dịch vụ thiết yếu như: giáo dục, y tế,
dinh dưỡng. Đến năm 2001, WB bổ sung vào khái niệm về nghèo với
những nét mới như tình trạng bị gạt ra bên lề xã hội hay tình trạng dễ bị


14

tổn thương trước những sự kiện bất thường mà họ không có khả năng kiểm
soát và thường bị các thể chế của nhà nước và xã hội đối xử tệ, họ bị gạt ra
bên lề xã hội (Nguyễn Đỗ Trường Sơn, 2012).
Hội nghị bàn về giảm nghèo đói ở khu vực châu á Thái Bình Dương
do ESCAP tổ chức tháng 9 năm 1993 tại Băng Cốc - Thái Lan đã đưa ra
khái niệm về định nghĩa đói nghèo: Nghèo đói bao gồm nghèo tuyệt đối và

nghèo tương đối.
+ Nghèo tuyệt đối: là tình trạng một bộ phận dân cư không được
hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu
cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế và
phong tục tập quán của địa phương.
+ Nghèo tương đối: là tình trạng một bộ phận dân cư sống dưới mức
trung bình của cộng đồng.
+ Theo khía cạnh kinh tế: Nghèo là do sự thiếu lựa chọn dẫn đến
cùng cực và thiếu năng lực tham gia vào đời sống kinh tế xã hội của quốc
gia, chủ yếu là trong lĩnh vực kinh tế.
+ Theo khía cạnh khác: Nghèo là sự phản ánh trình độ phát triển
kinh tế xã hội trong từng giai đoạn lịch sử, trong phạm vi một quốc gia,
một khu vực, một vùng.
- Năm 1998 UNĐP công bố một bản báo cáo nhan đề “khắc phục sự
nghèo khổ của con người” đã đưa ra những định nghĩa về nghèo.
+ Sự nghèo khổ của con người: thiếu những quyền cơ bản của con
người như biết đọc, biết viết, được tham gia vào các quyết định cộng dồng
và được nuôi dưỡng tạm đủ.


15

+ Sự nghèo khổ tiền tệ: thiếu thu nhập tối thiểu thích đáng và khả
năng chi tiêu tối thiểu.
+ Sự nghèo khổ cực độ: nghèo khổ, khốn cùng tức là không có khả
năng thoả mãn những nhu cầu tối thiểu.
+ Sự nghèo khổ chung: mức độ nghèo kém nghiêm trọng hơn được
xác định như sự không có khả năng thoả mãn những nhu cầu lương thực
và phí lương thực chủ yếu, những nhu cầu này đôi khi được xác định khác
nhau ở nước này hoặc nước khác.

Hiện nay ở Việt Nam có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh khái
niệm nghèo, song ý kiến chung nhất cho rằng nghèo là tình trạng một bộ
phận dân cư chỉ có điều kiện thoả mãn một phần những nhu cầu tối thiểu
cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của
cộng đồng xét trên mọi phương diện. Như vậy, ta có thể đưa ra định nghĩa
chung về nghèo là nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không có những
điều kiện về cuộc sống như ăn, mặc, ở, vệ sinh, y tế, giáo dục, đi lại, quyền
được tham gia vào các quyết định của cộng đồng. Qua các cách tiếp cận
trên đã giúp chúng ta nâng cao sự hiểu về các nguyên nhân gây ra nghèo
nhằm có những phương hướng cách thức hành động đúng đắn để tấn công
đẩy lùi tình nghèo, làm cho chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng
tốt đẹp hơn.
Để đo lường nghèo có nhiều cách tiếp cận, trong đó cách tiếp cận đa
chiều được nhiều người quan tâm. Theo cách tiếp cận nghèo đa chiều thì
nghèo có thể đo bằng tiêu chí thu nhập và các tiêu chí phi thu nhập. Sự
thiếu hụt cơ hội, đi kèm với tình trạng suy dinh dưỡng, thất học, bệnh tật,
bất hạnh và tuyệt vọng là những nội dung được quan tâm trong khái niệm
nghèo đa chiều. Thiếu đi sự tham gia và tiếng nói về kinh tế, xã hội hay


16

chính trị sẽ đẩy các cá nhân đến tình trạng bị loại trừ, không được thụ
hưởng các lợi ích phát triển kinh tế - xã hội và do vậy bị tước đi các quyền
con người cơ bản (UN, 2012: 5).
Tuy nhiên, chuẩn nghèo đa chiều có thể là một chỉ số không liên quan
đến mức thu nhập mà bao gồm các khía cạnh khác liên quan đến sự thiếu
hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (Oxfam và ActionAid, 2010: 11). Chỉ số
nghèo đa chiều (Multidimensional Poverty Index) của quốc tế, với ba
chiều cạnh chính là: y-tế, giáo dục và điều kiện sống, hiện là một thước đo

quan trọng nhằm bổ sung cho phương pháp đo lường nghèo truyền thống
dựa trên thu nhập.
Các khái niệm trên cho thấy sự thống nhất cao của các quốc gia, các
nhà chính trị và các học giả với quan điểm nghèo là một hiện tượng đa
chiều, cần được chú ý nhìn nhận là sự thiếu hụt hoặc không được thỏa
mãn các nhu cầu cơ bản của con người. Nghèo đa chiều là tình trạng con
người không được đáp ứng ở mức tối thiểu các nhu cầu cơ bản trong cuộc
sống.
Khái niệm nghèo đa chiều được đề cập ở Việt Nam từ năm 2013. Đo
lường nghèo đa chiều cần được áp dụng để dựng nên một bức tranh đầy đủ
và toàn diện hơn về thực trạng nghèo ở nước ta. Hiện nay Bộ LĐ-TB&XH
đang đề xuất xây dựng bộ tiêu chí nghèo đa chiều, đồng thời rà soát cơ
chế, chính sách nhằm thực hiện giảm nghèo theo hướng đa chiều ở Việt
Nam.
1.1.2. Các tiêu chí đánh giá hộ nghèo
Nghèo về thu nhập:
Đa số những người nghèo có cuộc sống rất khó khăn, cực khổ. Họ có mức
thu nhập thấp. Điều này do tính chất công việc của họ đem lại. Người
nghèo thường làm những công việc đơn giản, lao động chân tay nhiều,


×