Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

BÀI 5 đường lối CS của đảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.09 KB, 8 trang )

BÀI 5: QUAN ĐIỂM CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VÊ
GIÁO DỤC ĐÀO TẠO KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
1. Mục tiêu tổng quát
- Tiếp tục xây dựng hoàn thiện nền giáo dục xhcn mang tính nhân dân, dân tộc,
khoa học và hiện đại.
- Mục tiêu cụ thể từ nay đến năm 2020:
+ XD hoàn chỉnh và phát triển bậc học mầm non cho hầu hết trẻ em trong độ tuổi.
Phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ trong gia đình.
+ Nâng cao chất lượng giáo toàn diện bậc tiểu học và trung học cơ sở. Hoàn thành
phổ cập trung học phổ thông vào năm 2020. Phát triển giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu
số và các vùng khó khăn, phấn đấu giảm chênh lệch về phát triển giáo dục giữa các vùng
lãnh thổ.
+ Phát triển đào tạo đại học, trung học chuyên nghiệp, đẩy mạnh đào tạo công
nhân lành nghề, đảm bảo có được nhiều nhân tài cho đất nước trong thế kỷ XXI.
+ Nâng cao chất lượng và đảm bảo đủ số lượng giáo viên cho toàn bộ hệ thống
giáo dục. Phấn đấu sớm có một số cơ sở đại học và trung học chuyên nghiệp, dạy nghề
đạt chuẩn quốc tế.
2. Tư tưởng chỉ đạo phát triển giáo dục đào tạo:
-Một là: những nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục và đào tạo là nhằm xây
dựng những con người và một thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và
CNXH.
- Hai là: Giữ vững mục tiêu XHCN của GDĐT về nội dung phương pháp, và
chính sách đối với giáo dục.
- Ba là: Thực sự coi giáo dục và đào tạo thực sự là quốc sách hàng đầu.
- Bốn là: Giáo dục đào tạo là sự nghiệp của Đảng, của nhà nước và của toàn dân.
- Năm là: Phát triển giáo dục đào tạo gắn liền với nhu cầu phát triển kinh tế – xã
họi gắn với những tiến bộ khoa học công nghiệ và củng cố quốc phòng an ninh.
- Sáu là: Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục – đào tạo, tạo cơ hội và điều
kiện để ai cũng được học.
- Bảy là: giữ vai trò lòng cốt của trường công lập đi đôi với đang dạng hóa các
loại hình giáo dục – đào tạo, trên cơ sở nhà nước thống nhất quản lý giáo dục.


3. Giải pháp phát triển giáo dục đào tạo:
-Tăng cường các nguồn lực cho giáo dục
- XD đội ngũ giáo viên,tạo động lực cho người dạy,người học
- Tiếp tục đổi mới, ND phương pháp GD – Đt và tăng cường cơ sở vật chất cho các
trường học.
- Đổi mới công tác quản lý GD
4. Những định hướng đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo
- Một là GDĐT là quốc sách hàng đầu là sự nghiệp của đảng, nhà nước và của toàn dân
- Thứ hai: Đổi mới căn bản toàn diện GDĐT là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi và cần
thiết
1


- Ba là: Phát triển GDĐT là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bỗi dưỡng nhân tài.
- Bốn là: Phát triển GD ĐT phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ
Tổ quốc, với tiến bộ khoa học và công nghệ phù hợp với quy luật khách quan.
- Năm là: đổi mới hệ thống GD theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học,
trình độ và các phương thức GD ĐT. Chuẩn hóa hiện đại hóa GD và ĐT.
- Sáu là: cần chủ động và phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thi
trường, bảo đảm đinh hướng XHCN trong phát triển GD và ĐT
- Bảy là: chủ động tích cực hội nhập quốc tế để phát triển GD và đào tạo, đồng thời GD
và DDT phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nước.
IV. LIÊN HỆ THỰC TIỄN
1. Giới thiệu khái quát về địa phương
Liên hệ địa phương

Đặc điểm, đia lí, Phường Minh Phương.
Đia lý: Tọa độ:210 19’47’’B; 1050 21’49’’Đ; Diện tích 3,27km2, Dân số 7.198
người,mật độ 1806ng/km2.
Minh phương là 1 phường thuộc thành phố Việt trì,phía đông giáp P.Nông trang,Phía

tây giáp Phường Thụy Vân, Phía nam giáp P. Minh Nông, phía bắc giáp Phường Vân
Phú và P. Vân Cơ.
Điều kiện tự nhiên Phường Minh Phương có tổng diện tích đất tự nhiên là 420,48 ha
trong đó ; - Đất nông nghiệp : 322,5 ha - Đất hai lúa : 283,3 ha -Đất trồng cây lâu năm :
12,1 ha - Đất nuôi trồng thuỷ sản : 26,24ha 2- Đặc điểm kinh tế - xã hội Tổng dân số
trong Phường là 4.201 nhân khẩu trong đó nam là :2.060 nữ là :2.141,tín đồ tôn giáo là :
410. Tổng số người trong độ tuổi lao động là :1.729.
a. Thành tựu:
Trong nhiều năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền các
cấp, sự ủng hộ, tham gia tích cực của nhân dân, Giáo dục - Đào tạo Phường Minh Phương đã
có những bước phát triển mạnh, giành được nhiều kết quả to lớn, góp phần thực hiện mục
tiêu "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài" cho quê hương, đất nước, đóng
góp quan trọng vào sự phát triển KT- XH của Thành phố VT.
- Các cấp chính quyền đia phương đã quan tâm đến giáo dục và đào tạo, đã coi
giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu.
- Cơ sở vật chất đã bước đầu được đầu tư cho các trường PTCS, tiểu học và mầm
non.
- Đia phương đã quan tâm đến phát triển chính sách học đường. tuyên truyền phổ
biến về chính sách giáo dục cho nhân nhân đia phương.
- Nhân dân đia phương đã quan tâm hưởng ứng, đã chú trọng đến việc học tập của
con cái,.
Hệ thống và quy mô đào tạo các cấp bậc học trên đia bàn Phường Minh Phương
không ngừng được mở rộng, đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội; Phường Minh Phương
2


cũng đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở (THCS) đúng độ tuổi và
đang tiếp tục duy trì, phổ cập giáo dục THCS.
Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên được củng cố, kiện toàn đủ về số lượng,
100% đạt chuẩn và trên chuẩn; đa số cán bộ quản lý, giáo viên có phẩm chất chính tri

vững vàng, tâm huyết với nghề, sáng tạo trong công việc.
b. Hạn chế:
- Đia bàn Phường Minh Phương rộng, một số gia đình di chuyển để làm ăn nên
ảnh hưởng đến việc huy động các cháu đi học.
- Cơ sở hạ tầng phục vụ cho giáo dục đào tạo thiếu đồng độ, bi xuống cấp, phòng
học cũ không đủ tiêu chuẩn.
- Chính sách hỗ trợ còn hạn chế
- Đời sống của nhân dân còn thấp do đó đầu tư cho công tác giáo dục của con em
chưa cao.
- Chương trình sách giáo khoa nội dung giáo dục còn nhiều bất cập.
- Một số trường nhà bếp xây dựng chưa khoa học, chưa đảm bảo bếp một chiều do
nguồn kinh phí khó khăn.
- Một số ít cán bộ quản lý và giáo viên mặc dù đã qua đào tạo trên chuẩn song
năng lực quản lý và giảng dạy vẫn còn một số hạn chế nhất đinh; thiếu sự tích cực trong
rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ và nhiệt tình trong công tác. Dẫn đến chất lượng giáo
dục đại trà cũng như chất lượng mũi nhọn của một số trường còn thấp ảnh hưởng đến
chất lượng chung của giáo dục toàn Phường Minh Phương so với các Phường khác trong
toàn thành phố.
Kết quả cuối năm học 2015-2016 của các trường THCS tương đối hạn chế, vẫn
còn có học sinh bi ở lại lớp…
Nguyên nhân khách quan:
1. Cấp ủy đia phương có nơi chưa quan tâm đúng mức đến chất lượng dạy và học
của con em trong đia bàn phường.
2. Cơ sở vật chất chưa đáp ứng hết để phục vụ nhu cầu học tập, nhiều trường các
phòng chức năng và thiết bi dạy học còn thiếu. Tỉ lệ lớp 2 buổi/ngày còn thấp (52,6%;
còn thấp so với mặt bằng toàn tỉnh đã lên đến trên 70%) vì vậy hạn chế việc rèn luyện
kỹ năng cho học sinh.
3. Điều kiện kinh tế - xã hội, môi trường giáo dục ở một số gia đình phụ huynh
còn khó khăn vì vậy xã hội hóa giáo dục chưa cao, có một số cha mẹ chưa quan tâm
đúng mức con em mình và thường giao phó cho giáo viên đứng lớp.

Nguyên nhân chủ quan :
1. Công tác kiểm tra của Phòng GD-ĐT:
Đội ngũ chuyên viên phụ trách chuyên môn bậc học của Phòng GD ĐT còn ít
(mỗi cấp học 2 người) lại phải kiêm nhiệm nhiều công việc và công tác đoàn thể; số
trường học trên đia bàn Phường Minh Phương khá nhiều nên việc đi kiểm tra, triển khai
công tác chuyên môn, nắm tình hình ở cơ sở có phần hạn chế.
2. Công tác quản lý trường học của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng
chuyên môn:
3


- Một số cán bộ quản lý giáo dục khả năng quản lý hạn chế trong việc chỉ đạo điều
hành và tổ chức thực hiện công việc; chưa thể hiện hết vai trò của người đứng đầu đơn vi
trường học; chưa quan tâm đến chất lượng dạy học của trường mình, giao việc dạy học trên
lớp cho giáo viên; công tác quản lý chuyên môn còn lỏng lẻo, còn thờ ơ với công tác nâng
cao chất lượng giáo dục của đơn vi; chưa hình thành được quy chế hoạt động của nhà
trường để gắn trách nhiệm cho từng thành viên.
- Một số cán bộ quản lý giáo dục chậm đổi mới tư duy, thiếu năng động trong đổi
mới công tác quản lý; chưa sáng tạo trong việc lập kế hoạch và tổ chức triển khai thực
hiện nhiệm vụ năm học.
- Một số tổ trưởng, tổ phó chuyên môn của một số trường chưa giúp được cho
lãnh đạo trường trong công tác quản lý chuyên môn ở tổ; chưa phát huy tốt vai trò trách
nhiệm của tổ, khối trưởng trong việc quản lý, theo dõi hoạt động chuyên môn của giáo
viên.
3/ Công tác giảng dạy của giáo viên:
Một số giáo viên thiếu ý chí phấn đấu vươn lên, thiếu tâm huyết, chưa say mê với
nghề nghiệp, thiếu quan tâm đến đối tượng học sinh yếu dẫn đến chất lượng dạy học
chưa cao, thể hiện :
- Trong giảng dạy một số giáo viên còn hạn chế về năng lực chuyên môn, chậm
đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, chưa kích thích tính sáng tạo, tạo

hứng thú và niềm tin để các em tham gia đóng góp xây dựng bài.
- Chưa đầu tư nhiều cho tiết dạy, còn giảng dạy qua loa, đại khái, soạn giảng chưa
có chiều sâu, chưa phát huy tốt tích tích cực học tập của học sinh.
- Việc sử dụng đồ dùng dạy học, cho học sinh thực hành, thực nghiệm mặc dù có
nhiều cố gắng, song so với yêu cầu thì cũng còn nhiều hạn chế. Học sinh chủ yếu được
tiếp thu qua lý thuyết, thiếu tính thực tiễn nên hạn chế khả năng tư duy, tìm tòi học hỏi,
nghiên cứu, sáng tạo của học sinh.
- Một số giáo viên chưa thật sự thể hiện hết trách nhiệm của mình, chưa tích cực
trong việc cùng nhà trường và giáo viên chủ nhiệm giáo dục tác phong, đạo đức học
sinh, chưa động viên, giúp đỡ các em mà còn nặng về biện pháp hành chính làm cho học
sinh chán học.
4/ Về đối tượng học sinh:
Có một số học sinh do hoàn cảnh khó khăn, gia đình các cháu nghèo; bố mẹ bi
mất hoặc đi làm ăn xa, ly thân, ly hôn… cháu ở với ông bà, dì, chú… có gia đình thiếu
phần quan tâm các em, dẫn đến hạn chế việc học tập; một số học sinh có khó khăn về
học như thiểu năng trí tuệ, tiếp thu chậm… ngoài những buổi học ở trường cũng cần có
sự chăm sóc của gia đình.
Giải pháp:
1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, phát huy vai
trò của các đoàn thể chính trị - xã hội đối với đổi mới giáo dục và đào tạo.
2. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào
tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học
3. Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả
giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan, chính xác
4


4. Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở,
học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập
5. Tạo chuyển biến căn bản trong công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm

dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo
dục, đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng
6. Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo
dục và đào tạo
7. Tăng cường nguồn đầu tư, đẩy mạnh xã hội hóa và nâng cao hiệu quả đầu
tư để phát triển giáo dục và đào tạo
LIÊN HỆ THỰC TIỄN về KHCN
Trong lịch sử loài người, khoa học và công nghệ (KH&CN) đóng vai trò quan
trọng. Ngày nay các thành tựu khoa học và công nghệ, đặc biệt là những
thành tựu trong nửa đầu thế kỷ 20 đã làm thay đổi căn bản bức tranh của
thế giới, đặc biệt trong bình diện của từng quốc gia. Khoa học và công nghệ
ngày càng thực sự trở thành một động lực phát triển kinh tế-xã hội và phát
triển bền vững, toàn diện.
Đối với Việt Nam, Khoa học và công nghệ có vai trò rất quan trọng, đó
là vai trò nhận thức và cải tạo xã hội. Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng
lần thứ 2 (khóa VIII) đã chỉ rõ quan điểm phát triển KH&CN của Đảng ta
trong đó phải coi KH&CN là nội dung then chốt của các ngành, các cấp.
Đặc biệt hơn nữa là KH&CN có vai trò quan trọng trong sự nghiệp CNHHĐH nông nghiệp, nông thôn. Đảng và Nhà nước luôn ưu tiên phát triển
kinh tế nông nghiệp và đời sống nông thôn.
Đối với Phường Minh Phương, thời gian qua hoạt động KHCN đã có
nhiều đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển của nông nghiệp, nông
thôn. Sở Khoa học và Công nghệ Phú Thọ đã có hẳn một chương trình KHCN
để phục vụ nông thôn và hàng năm tổ chức hội thảo với lãnh đạo Phường
MP về nhiệm vụ khoa học và công nghệ .

1. Giới thiệu khái quát về địa phương
Liên hệ địa phương

Đặc điểm, đia lí, Phường Minh Phương.
Đia lý: Tọa độ:210 19’47’’B; 1050 21’49’’Đ; Diện tích 3,27km2, Dân số 7.198

người,mật độ 1806ng/km2.
Minh phương là 1 phường thuộc thành phố Việt trì,phía đông giáp P.Nông trang,Phía
tây giáp Phường Thụy Vân, Phía nam giáp P. Minh Nông, phía bắc giáp Phường Vân
Phú và P. Vân Cơ.
Điều kiện tự nhiên Phường Minh Phương có tổng diện tích đất tự nhiên là 420,48 ha
trong đó ; - Đất nông nghiệp : 322,5 ha - Đất hai lúa : 283,3 ha -Đất trồng cây lâu năm :
12,1 ha - Đất nuôi trồng thuỷ sản : 26,24ha 2- Đặc điểm kinh tế - xã hội Tổng dân số
trong Phường là 4.201 nhân khẩu trong đó nam là :2.060 nữ là :2.141,tín đồ tôn giáo là :
410. Tổng số người trong độ tuổi lao động là :1.729.
5


Ưu điểm:
Thời gian qua, hoạt động KH&CN được UBND Phường MP rất quan tâm
cụ thể : bố trí 01 cán bộ theo dõi, quản lý nhà nước về hoạt động KH&CN ở
địa phương
Các cấp chính quyền địa phương đã quan tâm phát triển KHCN
- Địa phương đã có tuyên truyền phổ biến KHCN cho nhân dân
- Cử cán bộ đi tập huấn về KHCN: Cán bộ thú y, cán bộ nông nghiệp
- Cơ sở VC bước đầu được đầu tư
- KHCN đã được ứng dụng vào địa phương














Hạn chế
- Gặp nhiều khó khăn về công tác quản lý khoa học và công nghệ cụ
thể như:
Theo dõi, quản lý không xuyên suốt.
Người phụ trách công tác quản lý KH&CN hiện chỉ là kiêm nhiệm, và vì
là người mới nên chưa hiểu gì nhiều về quản lý KH&CN nên việc thực hiện
còn sơ sài và không có hiệu quả.
Phường chủ yếu là ngành Nông nghiệp ngành ứng dụng các thành tựu
khoa học và công nghệ cũng là Nông nghiệp. Trong khi đó, chức năng KHCN
lại được đặt tại phòng Công thương, cho nên ứng dụng trong lĩnh vực nông
nghiệp chưa được tập trung quan tâm.
- Trình độ, năng lực, nhất là về quản lý KH&CN của người điều hành
còn hạn chế.
- Lực lượng thực hiện nghiên cứu khoa học, chuyển giao TBKT vẫn
còn bất cập.
- Tập quán, trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế.
Còn mang tính hình thức xin cho trong hoạt động nghiên cứu khoa
học;
Chưa chủ động trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động khoa học
hàng năm.
Chưa đa dạng hóa được các hoạt động và nguồn vốn;
Chưa bố trí được nhân sự cho hoạt động khoa học công nghệ.
Lúng túng trong khâu quyết toán kinh phí. Đề tài, dự án trong lĩnh vực
như Nông nghiệp chưa được đầu tư nhiều.
Phường chưa có sự quan tâm phối hợp với các hợp tác xã
Phường quan tâm chưa thực đúng mức đối với các điểm thông tin công

nghệ ở địa phương.
Một số giải pháp sau:
1. Nguồn nhân lực:
+ Tăng cường nguồn nhân lực hoạt động KH&CN, có chế độ chính sách
cụ thể khuyến khích năng lực tư duy nghiên cứu sáng tạo...
+ Quy định, người phụ trách KH&CN ở cấp địa phương phải là công chức
nhà nước, được đãi ngộ thích đáng và gắn trách nhiệm, có thưởng phạt cụ
thể, rõ ràng.

6










2. Về cơ chế chính sách:
+ Về chính sách khuyến khích ứng dụng khoa học công nghệ: điều
chỉnh chính sách hỗ trợ theo cơ chế 70/30 cho tất cả lĩnh vực kinh tế xã hội
+ Về chính sách đầu tư: hoàn thiện các qui định liên quan đến đầu tư
cho các hoạt động KH&CN trên địa bàn huyện.
+ Về chính sách sử dụng cán bộ khoa học công nghệ: Tạo ra môi trường
làm việc thuận lợi nhất cho đội ngũ cán bộ khoa học,...
+ Về cơ chế tài chính: Cho phép nhà nghiên cứu được linh hoạt chuyển
đổi thuận lợi nội dung nghiên cứu,..
+ Cần xem xét việc phân cấp, phân quyền mạnh hơn giữa Sở KH&CN

với UBND huyện về quản lý KH&CN ở địa phương.
3. Xây dựng câu lạc bộ năng suất cao để trao đổi kinh nghiệm :
Câu lạc bộ năng suất cao thực chất là nơi tập hợp những chủ trang trại,
những nông dân có chung ngành nghề sản xuất, cùng mục tiêu đạt năng
suất ngày càng cao. Thông qua câu lạc bộ này, bà con được tập huấn kỹ
thuật trồng trọt, chăn nuôi, tạo điều kiện cho vay vốn... Nhờ đó, "bức tranh"
nông nghiệp ở xã, huyện, thị ngày càng khởi sắc.
4. Tăng cường thông tin và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ:
Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, tạo điều kiện thuận lợi cho
nhân dân truy cập và khai thác kịp thời các thông tin về ứng dụng khoa học
kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào sản xuất tại điểm khoa học công nghệ
thông tin của Phường.
5. Thắt chặt quan hệ tương hỗ giữa 4 nhà:
Theo đề xuất của TS Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL đối với
vùng đồng bằng Sông Cửu Long [5] Vì thế nên, Thắt chặt quan hệ tương hỗ
giữa Nhà nước - nhà doanh nghiệp - nhà khoa học - nhà nông là một giải
pháp quan trọng giúp nông dân huyện Vĩnh Cửu thoát nghèo, vươn lên.
6. Hỗ trợ đẩy mạnh tiêu thụ nông sản hàng hóa:
Vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước là tập hợp và đưa ra những
giải pháp khoa học công nghệ chủ yếu, tạo môi trường để các nhà khoa
học, các doanh nghiệp hỗ trợ nông dân có hiệu quả:
Đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền, vận động nông dân, doanh
nghiệp, HTX
Tăng cường đầu tư, hỗ trợ xây dựng vùng sản xuất quy mô lớn (vùng
trồng bưởi), vùng nguyên liệu tập trung để thúc đẩy các hình thức liên kết,
hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ.
Trong quy hoạch, cần tạo điều kiện để nông dân, các HTX và tổ hợp
tác cùng tham gia xây dựng, đóng góp ý kiến và thực hiện.
Hỗ trợ các hình thức kinh tế hợp tác của nông dân, các hiệp hội,
ngành hàng để các tổ chức này có đủ khả năng cung cấp dịch vụ tiêu thụ

nông sản cho nông dân, hạn chế tình trạng độc quyền, ép giá...
Hỗ trợ pháp lý cho nông dân và các bên liên quan trong việc ký hợp
đồng.
Tăng cường sự chỉ đạo của chính quyền các cấp, các cơ quan liên
quan.

7
























Tăng cường hợp tác quốc tế. Cần tạo dựng thương hiệu bưởi và giới
thiệu với các nước bạn, để đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực…
Những kiến nghị
Đối với Tỉnh:
Tăng cường phối hợp với huyện thực hiện các hoạt động:
Thanh tra KH&CN, đặc biệt chú trọng thanh tra đo lường chất lượng
hàng hóa, sở hữu trí tuệ và an toàn; Giải quyết kịp thời và đúng các đơn
khiếu nại.
Tăng cường công tác đo lường theo pháp quyền.
Triển khai ISO hành chính công theo quyết định 114 của Thủ tướng
chính phủ cho các đơn vị.
Đẩy mạnh thương hiệu cho các doanh nghiệp huyện.
Xem thêm mở rộng ngành nghề mới, KHCN tạo điều kiện hổ trợ hoạt
động này.
Thường xuyên có những lớp đào tạo cho các cán bộ huyên, xã có kiến
thức tiến bộ của thông tin khoa học.
Cung cấp đường truyền băng thông rộng đến các xã chưa có dịch vụ
ADSL.
Có chính sách thu hút để tuyển dụng cán bộ KHCN giỏi làm việc trong
các cơ quản lý Nhà nứơc về KH&CN tại huyện.
Bố trí kinh phí xây dựng và nhân rộng mô hình ứng dụng KHCN ở
huyện,Thành, thị
Đối với Thành phố
Cần có chính sách để tuyển dụng cán bộ KHCN giỏi làm việc ở
huyện (để đủ số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ KHCN theo thông tư
05/2008/TTLT-BNV-BKHCN).
Phối hợp với các ban ngành, Sở KH&CN để được tư vấn và giúp đỡ
trong công tác quản lý KH&CN, thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về
KHCN địa phương.
Tăng cường đầu tư và đầu tư có hiệu quả trên cơ sở đa dạng

nguồn vốn cho KHCN địa phương.
Đề xuất lên Sở KHCN Phú Thọ, Hội đồng nhân dân và UBND Tỉnh
tăng hỗ trợ từ 50-50 lên 70-30 để dễ dàng thực hiện đối với việc hỗ trợ kinh
phí thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công
nghệ có tính khả thi cao.

8



×