Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ LÂM SẢN NGOÀI GỖ DỰA VÀO NGƯỜI DÂN TẠI XÃ TÂN HÒA THUỘC RỪNG PHÒNG HỘ DẦU TIẾNG TỈNH TÂY NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (496.05 KB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
************

CAO HOÀNG TÍNH

QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ LÂM SẢN NGOÀI GỖ
DỰA VÀO NGƯỜI DÂN TẠI XÃ TÂN HÒA
THUỘC RỪNG PHÒNG HỘ DẦU TIẾNG
TỈNH TÂY NINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
************

CAO HOÀNG TÍNH

QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ LÂM SẢN NGOÀI GỖ
DỰA VÀO NGƯỜI DÂN TẠI XÃ TÂN HÒA
THUỘC RỪNG PHÒNG HỘ DẦU TIẾNG
TỈNH TÂY NINH
Ngành: Lâm Nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Người hướng dẫn: Th.s NGUYỄN QUỐC BÌNH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


CẢM TẠ

Xin chân thành gửi lời cảm ơn đến với:
 Quý thầy cô khoa Lâm Nghiệp
 Thầy Nguyễn Quốc Bình, giáo viên hướng dẫn thực hiện đề tài
 Tập thể lớp DH07NK
 Cán bộ khu Ban Quản Lý rừng phòng hộ Dầu Tiếng
 Cán Bộ Xã Tân Hòa
 Trưởng ấp của ấp Cây Khế và ấp Sóc Con Trăng
 Người dân địa phương: ấp Cây Khế và ấp Sóc Con Trăng
Đã ủng hộ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và làm đề tài. Chính nhờ
vào những kiến thức được trang bị ở trường, sự dẫn dắt của thầy cô, cùng với sự giúp
đỡ của tập thể lớp, sự nhiệt tình của cán bộ và dân địa phương. Đề tài đã hoàn tất đúng
thời gian quy định.
Do còn thiếu nhiều kinh nghiệm trong thực tế, nên quá trình thực hiện luận văn
chắc chắn không tránh khỏi sơ suất, mong nhận được sự cảm thông và ý kiến đóng góp
của quý thầy cô cùng quý đọc giả.

Sinh viên
Cao Hoàng Tính

ii



TÓM TẮT
Tên đề tài “quản lý và bảo vệ lâm sản ngoài gỗ dựa vào người dân tại xã Tân Hòa thuộc
rừng phòng hộ Dầu Tiếng tỉnh Tây Ninh”. Đề tài nghiên cứu này được bắt đầu từ tháng 1
đến tháng 7 năm 2011.
Nghiên cứu này nhằm mục đích quản lý và phát triển lâm sản ngoài gỗ trong mục
tiêu bảo tồn nhưng vẫn đảm bảo đời sống người dân ở địa phương. Để đạt được mục đích
này, phải tiến hành 3 mục tiêu nghiên cứu chủ yếu sau :
 Tìm hiểu thực trạng quản lý, khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ tại Ban Quản
Lý rừng phòng hộ Dầu Tiếng.
 Ưu điểm và khuyết điểm trong việc quản lý để bảo tồn tài nguyên thiên nhiên,
trong đó có lâm sản ngoài gỗ dựa trên sự phụ thuộc của người dân địa phương.
 Các biện pháp quản lý và phát triển bền vững lâm sản ngoài gỗ có sự tham gia
cộng đồng địa phương trên cơ sở các bên liên quan cùng có lợi.
Phương pháp được sử dụng chủ yếu để thu thập thông tin là phỏng vấn từ hai
nguồn: Hộ gia đình và nguồn thông tin chủ chốt thu thập từ nhóm các cơ quan quản lý
rừng. Phương pháp xử lý và phân tích bằng cách tổng hợp, ghép bảng và tính tay.
Kết quả thu được :
 Thực trạng quản lý của Ban Quản Lý và người dân xã Tân Hòa còn nhiều hạn chế,
với sự khai thác và sử dụng lâm sản ngoại gỗ tràn lan và không hợp lý của người dân.
Trong Ban Quản Lý các Cán Bộ đều đã học các lớp về các lớp Lâm Nghiệp và Nghiệp Vụ
Kiểm Lâm. Phần lớn cán bộ đều có hiểu biết về khoa học kĩ thuật và quản lý cần thiết cho
bảo tồn đa dạng sinh học nhưng còn hạn chế về nhân lực, Ban Quản Lý có 8 trạm và 7
chốt bảo vệ. Tình trạng săn bắt động vật, khai thác lâm sản ngòai gỗ lén lút vẫn còn xảy ra
thường xuyên. Cuộc sống của người dân phụ thuộc rất nhiều vào rừng, có thể nói khai
iii


thác lâm sản ngoài gỗ là một ”nghề” của người dân. Hầu hết người dân ở đây đều có khai
thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ, người dân cũng không có sự tham gia vào công tác

quản lý.
 Ban Quản Lý chưa đưa ra các chính sách cụ thể cho từng loại lâm sản ngoại, người
dân địa phương phần lớn vẫn chưa chấp nhận các chính sách hiện nay. Tình hình giao
khoán vẫn chưa được đồn bộ trong Ban Quản Lý.
 Các giải pháp mang tính bảo tồn đa dạng sing học : Nâng cao nhận thức cho các
của người dân; Tăng cường phổ biến thể chế pháp luật cho cộng đồng; Xây dựng quy chế
phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm với lực lượng dân phòng và công an tại địa phương,
lực lượng quản lý bảo vệ rừng là Ban Quản Lý và hạt kiểm lâm; Những giải pháp khoa
học công nghệ; Kiểm soát nhu cầu thị trường.

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa................................................................................................................................i
CẢM TẠ ...............................................................................................................................ii
TÓM TẮT........................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ............................................................................................................................ v
DANH SÁCH CÁC HÌNH ..................................................................................................ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG ................................................................................................. x
Chương 1. ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................... 1
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................... 3
2.1 Tổng quan về lâm sản ngoài gỗ ...................................................................................... 3
2.1.1 Khái niệm về lâm sản ngoài gỗ ................................................................................... 3
2.1.2 Phân loại lâm sản ngoài gỗ .......................................................................................... 4
2.1.3 Thực trạng lâm sản ngoài gỗ tại Việt Nam.................................................................. 6
2.1.4 Tình hình khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam ................................... 7
2.1.5 Tình hình quản lý lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam ........................................................ 8
2.1.6 Thị trường lâm sản ngoài gỗ tại Việt Nam ................................................................ 10

2.2 Địa điểm nghiên cứu..................................................................................................... 10
2.2.1 Điều kiện tự nhiên ..................................................................................................... 10
Chương 3. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 15
3.1 Mục tiêu ........................................................................................................................ 15
3.2 Nội dung nhiên cứu ...................................................................................................... 15
3.3 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 17
3.3.1 Thu thập thông tin thứ cấp......................................................................................... 17
3.3.2 Thu thập thông tin sơ cấp .......................................................................................... 17
3.3.3 Tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin ..................................................................... 18
v


Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................................... 19
4.1 Thực trạng quản lý, khai thác và sử dụng Lâm sản ngoài gỗ tại Ban Quản Lý rừng
phòng hộ Dầu Tiếng ........................................................................................................... 19
4.1.1 Các chính sách có liên quan đến lâm sản ngoài gỗ được thực hiện tại rừng phòng hộ
Dầu Tiếng ........................................................................................................................... 19
4.1.2 Lực lượng quản lý của Ban Quản Lý rừng phòng hộ Dầu Tiếng.............................. 20
4.1.3 Các hoạt động quản lý tài nguyên của Ban Quản Lý rừng phòng hộ Dầu Tiếng ..... 21
4.2 Thực trạng khai thác lâm sản ngoài gỗ của người dân tại khu vực rừng phòng hộ Dầu
Tiếng ................................................................................................................................... 22
4.2.1 Các loại lâm sản ngoài gỗ được người dân sử dụng.................................................. 22
4.2.2 Khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ của người dân ............................................. 25
4.2.3 Mục đích sử dụng các loại lâm sản ngoài gỗ của người dân ..................................... 28
4.2.4 Những thuận lợi và khó khăn trong việc thu hái lâm sản ngoại gỗ của người dân ... 30
4.2.5 Giá cả và thị trường tiêu thụ một số lâm sản ngoài gỗ .............................................. 31
4.3 Ưu điểm và khuyết điểm trong việc quản lý để bảo tồn tài nguyên thiên nhiên .......... 32
4.3.1 Sự phù hợp của các chính sách với thực trạng lâm sản ngoài gỗ của rừng phòng hộ
Dầu Tiếng ........................................................................................................................... 32
4.3.2 Lợi ích của người dân từ việc thực thi các chính sách quản lý lâm sản ngoài gỗ của

Ban Quan Lý rừng phòng hộ Dầu Tiếng ............................................................................ 35
4.3.3 Nhu cầu của người dân trước những chính sách quản lý của ban quản lý rừng phòng
hộ ........................................................................................................................................ 37
4.3.4 Những mặt tích cực và tồn tại của các chính sách bảo tồn và quản lý lâm sản ngoài
gỗ có sự tham gia của người dân ........................................................................................ 39
4.4 Các biện pháp quản lý và phát triển bền vững lâm sản ngoài gỗ có sự tham gia của
cộng đồng địa phương trên cơ sở các bên liên quan cùng có lợi ....................................... 41
4.4.1 Những tồn tại và thách thức trong quản lý tài nguyên thiên nhiên hiện tại .............. 41
4.4.2 Các giải pháp từ phía người dân đóng góp vào việc quản lý và phát triển lâm sản
ngoài gỗ có lợi cho chính người dân .................................................................................. 44
4.3.2 Các giải pháp mang tính bảo tồn đa dạng sinh học ................................................... 45
vi


Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 47
5.1 Kết luận......................................................................................................................... 47
5.2 Kiến nghị ...................................................................................................................... 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 50
PHỤ LỤC ........................................................................................................................... 52

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
FAO

Food and Agriculture Organization

SWOT


Strength – Weakness – Opportunity - Threat

CITES

Convention on International Trade in Endangered Species

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 4.1: Dòng thị trường của măng............................................................................................................ 31

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Các loại lâm sản ngoài gỗ và mục đích sử dụng tại rừng phòng hộ .................. 25
Bảng 4.2: Số lần, số lượng và thời gian thu hái các loại lâm sản ngoại gỗ ........................ 26
Bảng 4.3: Lịch mùa vụ một số loại lâm sản ngoài gỗ người dân thường khai thác ........... 27
Bảng 4.4: Các loại lâm sản ngoài gỗ và mục đích sử dụng tại rừng phòng hộ .................. 28
Bảng 4.5: Giá của một số loại lâm sản ngoài gỗ ............................................................... 31
Bảng 4.6: Ý kiến của người dân của người dân về sự phù hợp của chính sách quản lý .... 32
Bảng 4.7: Ý kiến của người dân về thực trạng lâm sản ngoài gỗ tại địa phương .............. 33
Bảng 4.8: Giống và khác nhau giữa nhận khoán và không nhận khoán ............................ 36
Bảng 4.9: Nhu cầu của người dân trước chính sách của ban quản lý ................................ 37
Bảng 4.10: Những tích cực và tồn tại của các chính sách trong quản lý lâm sản ngoài gỗ39
Bảng 4.11: Nghề nghiệp của người dân ............................................................................. 42
Bảng 4.12: Trình độ học vấn của chủ hộ ............................................................................ 43

x



Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Lâm sản ngoài gỗ không những góp phần quan trọng về kinh tế xã hội mà còn
có giá trị lớn đối với sự giàu có của hệ sinh thái và sự đa dạng sinh học của rừng. Đã từ
lâu, lâm sản ngoài gỗ được sử dụng đa mục đích trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã
hội như làm dược liệu, đồ trang sức, đồ gia dụng, hàng thủ công mỹ nghệ, thực
phẩm…, do vậy chúng đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống của nhân dân.
Đặc biệt là đối với người dân sống gần rừng cuộc sống của họ phụ thuộc vào rừng.
Hiện nay, lâm sản ngoài gỗ hiện nay được quản lý và phát triển dưới nhiều hình
thức khác nhau: quản lý nhà nước, quản lý cộng đồng, quản lý ở cấp hộ gia đình, cá
nhân với nhiều mục đích khác nhau (kinh doanh, sử dụng cho mục đích tự cung cấp,
nghiên cứu…).Trong đó việc quản lý và phát triển bền vững lâm sản ngoài gỗ dựa vào
cộng đồng là một trong những vấn đề được quan tâm và nó đang ngày càng thể hiện rõ
vai trò tích cực trong phát triển nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ.
Rừng phòng hộ Dầu Tiếng là khu vực đa dạng về nguồn lâm sản ngoài gỗ, cuộc
sống của người dân nơi đây còn gặp nhiều khó khăn cuộc sống của họ chủ yếu dựa vào
rừng. Ban Quản Lý rừng phòng hộ đã có chính sách giao khóan bảo vệ rừng cho người
dân nhằm nâng cao ý thức bảo vệ rừng và hạn chế khai thác lâm sản ngoài gỗ của
người dân. Tuy nhiên các chính sách đưa ra vẫn chưa mang lại hiệu quả, tài nguyên
lâm sản ngoài gỗ vẫn bị người dân sử dụng và khai thác trái phép.
Trước tình trạng khai thác sử dụng trái phép nguồn lâm sản ngoài gỗ trong khi
các biện pháp quản lý, bảo vệ và phát triển chưa mang lại kết quả trên cả nước nói
chung và rừng phòng hộ Dầu Tiếng nói riêng tôi chọn rừng phòng hộ Dầu Tiếng để

1


nghiên cứu đề tài: “quản lý và bảo vệ lâm sản ngoài gỗ dựa vào người dân tại xã Tân

Hòa thuộc rừng phòng hộ Dầu Tiếng tỉnh Tây Ninh”.
Đề tài này được thực hiên với mục đích quản lý và phát triển lâm sản ngoài gỗ
trong mục tiêu bảo tồn nhưng vẫn đảm bảo đời sống người dân ở địa phương.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan về lâm sản ngoài gỗ
2.1.1 Khái niệm về lâm sản ngoài gỗ
Có rất nhiều định nghĩa về lâm sản ngoài gỗ, những định nghĩa này có thể thay
đổi tùy theo điều kiện kinh tế, xã hội, quan điểm sử dụng, phát triển tài nguyên và nhu
cầu khác. Sau đây là các định nghĩa tham khảo của các tài liệu trên thế giới :
– Lâm sản ngoài gỗ là tất cả những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật không kể gỗ,
cũng như những dịch vụ có được từ rừng và đất rừng. Dịch vụ trong định nghĩa này là
những hoạt động từ du lịch sinh thái, làm dây leo, thu gom nhựa và các hoạt động liên
quan đến thu hái và chế biến các sản vật này (FAO, 1995).
– Lâm sản ngoài gỗ là các sản phẩm nguồn gốc sinh vật, loại trừ gỗ lớn, có ở rừng, ở
đất rừng và ở các cây bên ngoài rừng (FAO, 1999).
– Nhiều loài cây rừng cho các sản phẩm tự nhiên ngoài gỗ đó là cây cho đặc sản. Các
sản phẩm tự nhiên đó có thể được sử dụng trực tiếp như một số loài cây cho thuốc, cây
cho quả hoặc làm thức ăn gia súc nhưng phần lớn phải qua gia công chế biến như cây
cho nguyên liệu, giấy sợi, cây cho cao su, cho dầu” (Lê Mộng Chân, 1993).
– Lâm sản ngoài gỗ bao gồm các nguyên liệu có nguồn gốc sinh vật, không phải gỗ,
được khai thác từ rừng để phục vụ con người. Chúng bao gồm thực phẩm, thuốc, gia
vị, tinh dầu, nhựa, nhựa mủ, tanin, thuốc nhuộm, cây cảnh, động vật hoang dã ( còn
sống hay sản phẩm của chúng), củi, các nguyên liệu thô như: tre, nứa, mây song, gỗ
nhỏ và sợi.


3


2.1.2 Phân loại lâm sản ngoài gỗ
Lâm sản ngoài gỗ rất đa dạng, phong phú, và được sử dụng vào nhiều mục đích
khác nhau. Do vậy, việc phân loại chúng cũng có nhiều quan điểm khác nhau. Hiện
nay, lâm sản ngoài gỗ được phân theo hai phương pháp chủ yếu sau:
2.1.2.1 Phân loại theo hệ thống sinh
Theo phương pháp phân loại này thì các loại lâm sản ngoài gỗ được phân theo
hệ thống tiến hóa của sinh giới bao gồm hai nhóm chính: động vật và thực vật. Giới
động vật và giới thực vật tuy rất phong phú và đa dạng nhưng đều có thể sắp xếp một
cách khách quan vào hệ thống các bậc phân loại từ lớn đến nhỏ:
Giới/Ngành/Lớp/Bộ/Họ/Loài.
2.1.2.2 Phân loại theo công dụng
Phân loại lâm sản ngoài gỗ theo công dụng là các loại lâm sản ngoài gỗ khác
nhau không kể về nguồn gốc trong hệ thống sinh, nơi phân bố... Có cùng giá trị sử
dụng thì được xếp trong cùng một nhóm. Hệ thống phân loại các lâm sản ngoài gỗ đã
thông qua trong Hội nghị tháng 11 năm 1991 tại Băng Cốc, Thái lan. Trong hệ thống
này lâm sản ngoài gỗ được chia làm 6 nhóm :
– Nhóm 1 - Sản phẩm cây có sợi: tre nứa, song mây, các loại lá, thân vỏ, có sợi và cỏ.
+ Phân loại theo hình thài, nguồn gốc như : sợi libe, sợi bó mạch, sợi gỗ,
lông,....
+ Phân loại theo công dụng như sợi dùng để : dệt vải, làm dây, làm bàn chải,
thảm, làm bột giấy,...
– Nhóm 2 - Sản phẩm dùng làm lương thực, thực phẩm:
+ Có nguồn gốc động vật đóng một vai trò hết sức quan trọng , trong đó việc
cung cấp thực phẩm từ động vật rừng đã đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của loài
người như các loại sau : mật ong, thịt chim thú rừng, cá trai ốc;
+ Có nguồn gốc thực vật : các loại rau, quả,...


4


+ Dùng làm lương thực : các loài cây cho các sản phẩm là tinh bột dưới dạng
củ, quả, hạt thân dùng để ăn hoặc chăn nuôi như : củ mài, củ từ, khoai sọ, đoát, búng
búng...
+ Nhóm dùng làm thực phẩm : cho măng, cây cho gia vị, cây cho rau ăn lá,
một số nấm rừng ăn được như : luồng, mai, quế, me, lá lốt, lá giang, mộc nhĩ, nấm
hương....
– Nhóm 3 - Các sản phẩm thuốc và mỹ phẩm:
+ Thuốc có nguồn gốc thực vật- theo kết quả điều tra, nghiên cứu đã công bố
của viện dược liệu nước ta có trên 1800 loài cây thuốc, chủ yếu là mọc từ tự nhiên.
Nhiều loài cây đã được sử dụng cách đây hàng ngàn năm để chữa bệnh, làm thuốc bổ.
Hiện nay các loài cây đã và đang được nghiên cứu thành phần các chất để chế tạo ra
các loài thuốc có nguồn gốc từ thực vật, sử dụng an toàn và hiệu quả như : tam thất,
nhâm sâm, trầm hương, thiên thảo,...
+ Cây con có độc tính;
+ Cây con làm mỹ phẩm
– Nhóm 4 - Các sản phẩm chiết xuất:
+ Tinh dầu là những chất có mùi thơm khác nhau, là hỗn hợp của nhiều chất
bay hơi có nguồn gốc chủ yếu từ thực vật, được dùng để chế tạo dược liệu, chế nước
hoa, làm gia vị như : quế, gừng, hoa hồng, hồi,...
+ Dầu béo được lấy từ hạt của một số loài cây như hạt quả sở, lai... sử dụng
trực tiếp hoặc qua chiết xuất sử dụng dầu béo như : dừa, ko nia,...
+ Nhựa sáp, sơn là sản phẩm của quá trình quang hợp của cây nhựa luyện.
Nhựa sáp là loại nhựa chảy từ trong thân cây, cành, gốc được dùng để chế vecni trong
công nghiệp giấy, sơn, xà phòng, đốt, gắn thuyền bè. Sơn cũng là một loại nhựa luyện
do cây tiết ra, được dùng để quết lên bề mặt các sản phẩm để bảo vệ chúng
+ Gôm là những chất ở thể keo do cây tiết ra sau đó cô đặc lại do tác dụng của
không khí như : trôm, củ nứa...


5


+ Tannin là chất chát không định hình, là hợp chất hữu cơ do 3 nguyên tố C,
H, O tạo thành, có khả năng kết hợp với protein làm thành các chất không bị thối rửa.
Dại diện là : cây dà đỏ, các loài chiêu liêu,...
+ Thuốc nhuộm các sản phẩm màu nhuộm được sử dụng rộng rãi trong đời
sống hàng ngày của nhân dân như nhuộm quần áo, vải may mặc, chỉ thiêu, các sản
phẩm này được dùng rộng rãi vì an toàn, không ô nhiễm và an toàn mang tính tự nhiên,
các sản phẩm này được chiếc xuất từ các loại cây như : cây vang, cây điều nhuộm, cây
trắc,...
– Nhóm 5 - Động vật sống và các sản phẩm động vật không làm thực phẩm và làm
thuốc.
– Động vật sống, chim và côn trùng sống: da, sừng, xương, lông vũ…
– Nhóm 6 - Các sản phẩm khác:
+ Cây cảnh;
+ Lá để gói thức ăn,
+ Hàng hóa...
2.1.3 Thực trạng lâm sản ngoài gỗ tại Việt Nam
Hiện nay, lâm sản ngoài gỗ của Việt Nam được xuất khẩu sang gần 90 nước và
vùng lãnh thổ, với tổng kim ngạch đạt gần 200 triệu USD/năm. Tuy nhiên, việc xuất
khẩu lâm sản ngoài gỗ như vậy vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của các kiểu rừng
Việt Nam. Với địa hình chia cắt phức tạp lại trải dài trên nhiều vĩ độ địa lý, đã tạo cho
Việt Nam có nhiều kiểu rừng có những đặc trưng về đa dạng sinh học. Hiện nay, có
khoảng 30/64 tỉnh có hoạt động gây trồng và thu hái lâm sản ngoài gỗ, trong đó diện
tích thu hái từ rừng tự nhiên gần 1,2 triệu ha và gây trồng gần 500.000 ha. Các loài cây
chủ yếu được gây trồng hoặc thu hái là tre trúc, song mây, thông lấy nhựa, quế, hồi,
thảo quả, bời lời đỏ... nhưng các hoạt động thu hái này vẫn còn mang tính tự phát, phân
tán, chưa có quy hoạch, kỹ thuật giống và lâm sinh còn lạc hậu. (theo báo thanh niên,

13/6/2007. Việt Nam có tiềm năng lớn về xuất khẩu lâm sản ngoài gỗ).

6


Lâm sản ngoài gỗ là thành phần quan trọng của rừng nhiệt đới có giá trị kinh tế
và dược lý cao (khoảng 1800 loài thảo mộc có giá trị dược lý, 40 loài song mây, 76 loài
cho nhựa thơm, 600 loài có ta nanh, 160 loài cho tinh dầu và 260 loài cho dầu béo …).
Lâm sản ngoài gỗ là nguyên liệu của nhiều ngành công nghiệp: Công nghiệp dược
phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm và công nghiệp hoá chất.
Trong các thập kỷ gần đây do sự suy giảm của diện tích rừng và sự khai thác
quá mức làm cho nguồn lâm sản ngoài gỗ giảm không chỉ về trữ lượng mà còn cả chất
lượng. Nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ với đặc điểm đa dạng và phong phú về loài,
nhưng trữ lượng ít, chất lượng không đồng đều, phân tán và phân bố chủ yếu ở các
vùng rừng núi nơi mà cơ sở hạ tầng còn có nhiều khó khăn (lâm sản ngoài gỗ Việt
Nam: vấn đề nghiên cứu và chuyển giao).
Như vậy, nguồn lâm sản ngoài gỗ của Việt Nam đa dạng và phong phú về thành
phần và chủng loại nhưng đang đứng trước nguy cơ bị giảm sút một cách nhanh chóng
cả về chất lượng và số lượng. Trước tình hình đó chúng ta cần phải có các biện pháp
quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn lâm sản ngoài gỗ để phát huy hết tiềm năng nguồn
tài nguyên thiên nhiên này cũng như tránh sự suy thoái của chúng.
2.1.4 Tình hình khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam
Lâm sản ngoài gỗ được sử dụng rất rộng rãi trong cuộc sống hằng ngày của
người dân (Kết quả nghiên cứu của dự án lâm sản ngoài gỗ cho thấy, thu nhập cho hộ
gia đình từ lâm sản ngoài gỗ lên đến 59%). Đặc biệt lâm sản ngoài gỗ đóng vai trò
quan trọng đối với các cộng đồng dân cư sống gần rừng. Người dân miền núi phía Bắc
trong bữa ăn luôn có măng tre, nứa. Các loại rau rừng là nguồn rau xanh chính của họ.
Lá lồm, tai cua, quả bứa dùng nấu canh chua. Củ mài, rau chuối, củ vớn có thể là
nguồn lương thực những khi giáp hạt mà người dân đồng bằng không thể có nguồn dữ
trữ tương tự. Cá suối, thịt một số loại thú rừng, ốc, cua, ếch là nguồn đạm động vật

chính của dân cư miền núi. Ngoài ra còn có các loại lâm sản khác làm vật liệu xây

7


dựng, công cụ nông nghiệp, săn bắn. Người dân miền núi từ lâu đã có cách khai thác
bền vững nguồn tài nguyên của họ.
Ở Việt Nam lâm sản ngoài gỗ là một trong những nguồn thu nhập quan trọng
trong kinh tế hộ gia đình; gây trồng lâm sản ngoài gỗ trên diện tích đất lâm nghiệp
được giao hoặc thu hái mang lại nguồn thu trung bình chiếm từ 10 – 20% trong thu
nhập kinh tế hộ gia đình, góp phần xoá đói giảm nghèo cho người dân. Tuy nhiên việc
phát triển lâm sản ngoài gỗ còn chưa được rộng khắp và mạnh mẽ như mong muốn.(
phát triển lâm sản ngoài gỗ: một hướng đi cho xóa đói giảm nghèo).
Tình hình khai thác các loại lâm sản ngoài gỗ hiện nay đang là vấn đề nóng cần
phải được điều chỉnh và khai thác hợp lý. Thí dụ như tỉnh Sơn La năm 1961 khai thác
114 tấn cánh kiến đỏ, năm 1965 khai thác156 tấn, đến năm 1983 chỉ còn sản lượng
13,8 tấn. Cây sa nhân trước năm 1987 khai thác được khoảng 20 tấn đến sau năm 1987
sản lượng khai thác chỉ còn vài ba tấn một năm. Đã vậy đầu tư cho chế biến để tăng giá
trị của sản phẩm cũng không được chú ý đúng mức.
Nhìn chung nhà nước đã có nhiều chính sách nhằm hạn chế khai thác, bảo vệ và
gây trồng nhưng vẫn còn thực hiện một cách lẽ tẻ chưa đạt được kết quả như mong
muốn.
2.1.5 Tình hình quản lý lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam
Nhận thấy rõ tầm quan trọng của lâm sản ngoài gỗ, Nhà nước ta đã ban hành
nhiều chương trình, chính sách cho việc phát triển và bảo tồn rừng trong đó có đề cập
đến nội dung quản lý lâm sản ngoài gỗ.
Trước năm 1991, hệ thống quản lý rừng nhấn mạnh trên khía cạnh quản lý nhà
nước theo tiếp cận từ trên xuống với hệ thống kiểm soát của chính phủ qua các doanh
nghiệp nhà nước trong vấn đề quản lý và thị trường của các loại lâm sản ( kể cả cây gỗ
lớn và các loại lâm sản ngoài gỗ)

Sau năm 1991, hệ thống quản lý và luật lâm nghiệp của Việt Nam thay đổi
nhanh do chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm phát triển và bảo tồn tài

8


nguyên rừng. Hệ thống quản lý rừng đang dịch chuyển từ hình thức quản lý nhà nước
sang phương thức quản lý bởi nhiều thành phần xã hội- Định hướng phát triển lâm
nghiệp xã hội
Một số chính sách quan trọng đã tạo nên sự chuyển biến về phát triển và quản lý
lâm sản ngoài gỗ như chính sách của chính phủ về Giao đất giao rừng cho hộ gia đình
và cộng đồng quản lý (Nghị định 02/CP ngày 15 tháng 1 năm 1994; thông tư 06LN/KN
về giao đất lâm nghiệp. Chính sách này cho phép các cộng đồng, hộ gia đình được
quyền nhận đất lâm nghiệp để gây trồng phát triển các loài cây lâp nghiệp, bên cạnh đó
hộ gia đình còn nhận được phí quản lý và có quyền thu hái các loại lâm sản ngoại gỗ
trong khu rừng mà họ được nhận hợp đồng bảo vệ
Nghị định 163/CP ngày 16/11/1999 về giao đất và cho thuê đất lâm nghiệp,
chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng cũng đã đề cập đến việc phát triển Lâm sản
ngoài gỗ( dự án 661 theo quyết định số 661/QĐ-TTg ra ngày 29/07/1998 của thủ tướng
chính phủ) cũng đề cập đến việc phát triển các loại cây làm nguyên liệu cho công
nghiệp giấy, ván nhân tạo, cây đặt sản, cây làm thuốc,...
Luật bảo vệ và phát triển rừng (19/8/1991), thông tư 13LN/KL của Bộ Lâm
nghiệp đã ban hành nhiều quy định nhằm bảo vệ và phát triển tài nguyên động thực
vật rừng quý hiếm, mà nhiều loài lâm sản ngoài gỗ có giá trị.
Quyết định số 927/QĐ của Bộ Lâm Nghiệp ngày 29/08/1994 kèm theo qui chế
quản lý khai thác gỗ củi và tre nứa qui định rằng : chỉ được khai thác củi và tre nứa tại
các khu rừng tự nhiên hỗn loại có trữ lượng giàu và trung bình. Tất cả các khu rừng
này muốn đưa vào khai thác tre nứa đều phải tiến hành thiết kế.
Quyết định số 664/TTg của thủ tướng chính phủ ra ngày 18/10/1995 qui định về
việc xuất khẩu một số lâm sản ngoài gỗ có giá trị. Nghiêm cấm xuất khẩu tre, mây,

song dạng nguyên liệu thô. được phép xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ tre, nứa,
giang, vầu, luồng, trúc, lồ ô, song mây, lá cây rừng.

9


Nhà nước đã đưa ra nhiều hình thức quản lý lâm sản ngoài gỗ như quản lý nhà
nước, giao khoán rừng cho người dân để họ bảo vệ rừng trong đó có tài nguyên lâm sản
ngoài gỗ, quản lý theo cộng đồng.... Tuy nhiên vẫn chưa có các chủ trương chính sách
riêng cho lâm sản ngoài gỗ mà vẫn lồng ghép vào các chính sách liên quan đến tài
nguyên rừng.
2.1.6 Thị trường lâm sản ngoài gỗ tại Việt Nam
Lâm sản ngoài gỗ rất đa dạng và phong phú, nhiều sản phẩm được thu hái/gây
trồng/canh tác cho mục đích sử dụng gia đình, địa phương. Bên cạnh đó cũng có nhiều
loại lâm sản ngoài gỗ đã cung cấp một nguồn thu nhập tiền mặt đáng kể cho người dân
nông thôn.
Ở Việt Nam thì hệ thống thông tin dữ liệu về vấn đề thị trường của lâm sản
ngoài gỗ còn rất hạn chế. Đây cũng là một thách thức lớn trong thương mại lâm sản
ngoài gỗ của Việt Nam . Đặt biệt là những người sản xuất và trực tiếp thu hái thì lại
càng ít được tiếp súc với nguồn thông tin này. Trong đó có các sản phẩm từ song mây
một trong những mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao. Còn các loại lâm sản ngoài
gỗ thuộc nhóm dược và thực phẩm cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc mang
lại nguồn ngoại tệ lớn cho Quốc Gia. Các loại lâm sản ngoài gỗ này được xuất khẩu
dưới dạng tinh chế đã qua chế biến sơ chế như tinh dầu quế, trầm hương, hồi hoặc các
loại nấm hương, mộc nhĩ... bên cạnh đó còn nhiều loại động vật rừng dùng làm thuốc
như rùa, rắn, baba...
2.2 Địa điểm nghiên cứu
2.2.1 Điều kiện tự nhiên
– Vị trí địa lý:
Tân Hòa là một xã biên giới vùng sâu, vùng xa nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Tây

Ninh
Phía Đông giáp với huyện Lộc Ninh và huyện Hớn Quản tỉnh Bình Phước
Phía Tây giáp xã Suối Ngô của Huyện Tân Châu tỉnh Tây Ninh

10


Phía Nam giáp xã Minh Hòa tỉnh Bình Dương
Phía bắc giáp với xã Karavien-Campuchia
Xã có đường biện giới với Campuchia dài 13km
– Đất đai:
Đất chủ yếu là loại đất xám bạc màu, loại đất này là thành phần cơ giới nhẹ, dễ
thoát nước, mức độ giữ nước và chất dinh dưỡng kém, dễ xói mòn, rửa trôi. Tuy nhiên,
đây lại là loại đất phù hợp với cây cao su .
Tổng diện tích đất của xã là : là 27165,31 ha
Đất rừng phòng hộ Dầu Tiếng là 18923,19 ha,
Đất sản xuất nông nghiệp là 6272,92 ha
Đất phi nông nghiệp là 1969,2 ha
– Địa hình:
Xã Tân Hòa có địa hình từ bằng phẳng đến một ít lượn sóng, cao dần từ Nam
lên Bắc và từ Tây sang Đông. Độ cao bình quân 65m, độ dốc bình quân của toàn vùng
không quá 30.
– Khí hậu thủy văn:
+ Khí hậu:
Xã Tân Hòa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 2 mùa rỏ rệt:
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10.
Mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
 Nhiệt độ:
Nhiệt độ cao nhất: 360C
Nhiệt độ thấp nhất: 180C

Nhiệt độ bình quân: 270C
 Lượng mưa:
Lượng mưa bình quân năm: 1800 – 2000 mm/năm, tập trung vào tháng 8 – 10
(chiếm 89%)

11


Số ngày mưa:130 – 150 ngày/năm.
Lượng bốc hơi 1.500 mm/năm,trong đó mùa khô bốc hơi 980 mm (chiếm xấp xỉ
2/3 cả năm)
Ẩm độ bình quân năm: 80 – 90%
Hướng gió chính Đông Bắc - Tây Nam trong mùa khô và ngược lại trong mùa
mưa.
+ Thời tiết:
Thời tiết khô nóng nhất diễn ra trong các tháng 2, 3, 4 cũng là lúc mạch nước
ngầm xuống thấp nhất.
+ Thủy văn:
Trong xã có một con suối chảy qua, đó là Suối Bà Chiêm đổ vào hồ Dầu Tiếng.
– Tình hình dân số, kinh tế xã hội:
+ Dân số, dân tộc, lao động:
 Dân tộc :
Trên địa bàn xã Tân Hòa có 03 dân tộc khác nhau sinh sống là dân tộc Kinh,
Chăm và Khơ me. Người Kinh chiếm tỷ lệ đông nhất (84%). Địa bàn sinh sống một
phần tập trung ven trục lộ giao thông chính, một phần sống rải rác thành cụm dân cư
sống ven rừng.
Địa bàn cư trú của người Chăm và Khơ me thường tập trung theo sắc tộc và xen
kẽ với người Kinh (Sóc con trăn, Suối Bà Chiêm), hoạt động kinh tế của dân tộc Chăm
và Khơ me chủ yếu là làm rẫy, chăn thả gia súc và trồng cây lúa nước.
+ Dân số, lao động:

Trong xã hiện có 2142 hộ, dân số khoảng 8187 người. Trong đó có 194 hộ/927
dân là dân tộc thiểu số
Hầu hết dân cư sống bằng nghề nông, một phần nhỏ buôn bán nhỏ lẻ theo cụm
dân cư.

12


+ Tình hình sản xuất, đời sống, thu nhập.
Từ các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chăn nuôi gia súc
của các ban ngành trong tỉnh nên tình hình trồng trọt, chăn nuôi gia súc dần dần phù
hợp với tình hình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong sản xuất.
Do đặc thù kinh tế của khu vực, nên đời sống cũng như thu nhập của người dân,
lệ thuộc vào tình hình giá cả nông sản, gia súc trên thị trường theo từng thời điểm nhất
định. Hiện nay, một số mặt hàng nông sản có giá cao (củ mì, cao su, …) nên thu nhập
của người dân cũng được nâng lên. Từ đó người dân đã trang bị các phương tiện, các
công cụ lao động hiện đại để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đời sống.
Các hộ dân có hợp đồng trồng rừng thì nguồn thu nhập từ các khoản trồng xen
cây nông nghiệp và tiền bán sản phẩm tỉa thưa rừng trồng ... còn đại bộ phận người dân
sống chủ yếu dựa vào trồng cây lâu năm , cây lương thực, chăn nuôi gia súc và làm
thuê.
Hiện nay người dân sống trong vùng dự án có thu nhập tương đối khá.
+ Cơ sở hạ tầng:
Hiện nay trên địa bàn xã có một trường Trung Học Cơ Sở, một trạm xá, một bưu
điện.Đường giao thông nông thôn, được phân bố đều khắp, nhưng chất lượng đường
còn kém. Đường giao thông liên tỉnh (Tây Ninh, Bình Phước) đi qua Xã đã được láng
nhựa, nên rất thuận tiện trong việc chuyên chở hàng hoá nông nghiệp.Mạng lưới truyền
tải điện (trung thế, hạ thế) cũng như hệ thống thông tin liên lạc xuống đến các trục
đường tập trung dân cư sinh sống.
+ Tình hình dân sinh kinh tế:

Từ ngày thực thi Dự án 661, nhìn chung tình hình dân sinh, kinh tế xã hội đã
thay đổi theo hướng tích cực, các nhóm dân tộc sống chan hoà, đoàn kết; Lao động trẻ,
khoẻ; Sản phẩm chăn nuôi, nông nghiệp, công nghiệp cao giá, chi phí đầu tư thấp (do
được cơ giới hoá và tư vấn sản xuất từ các chương trình của Nhà nước) nên thu nhập

13


cao và ổn định; Người dân có điều kiện hưởng thụ thành quả lao động, từ đó trình độ
dân trí dần được nâng cao.
Nhưng hiện nay, do tình hình phát triển dân số tự nhiên, giá nguyên liệu cao su,
nông sản … nâng cao, phương tiện giao thông thuận lợi, hạ tầng cơ sở đầy đủ nên tình
hình giá cả đất nông nghiệp biến động rất lớn, từ đó sẽ dẫn đến tình trạng phá rừng làm
rẫy, bao, lấn chiếm đất rừng để sản xuất nông nghiệp, trồng cây công nghiệp; Đất quy
hoạch trồng rừng thì trồng các loài cây khác hoặc cố ý để đất trống, để sản xuất nông
nghiệp kéo dài từ năm này qua năm khác
Tổng diện tích gieo trồng trong năm 2010 là 2787 ha đạt 163,9% so với kế
hoạch, bằng 80% so với cùng kỳ, trong đó một số cây trồng chính như sau: mì 2269
ha/1500 ha đạt 151,2% so với chỉ tiêu nghị quyết, bằng 73,38% so với cùng kỳ. Trong
đó bao gồm cả xen canh trong cao su. Mía trồng mới và lưu gốc là 118ha/50 ha đạt
236% so với chỉ tiêu của nghị quyết, bằng 78,66% so với cùng kỳ. Cao su trồng mới là
400/150 ha đạt 266% so với chỉ tiêu Nghị Quyết, bằng 224% so với cùng kỳ. Cây trồng
khác là 87 ha. Thu hoạch: Mì là 3116ha x 27 tấn/ha, sản lượng đạt 84132 tấn, đạt 100%
so với chỉ tiêu của Nghị Quyết. Mía : 118ha x 75 tấn/ha, sản lượng đạt 8858 tấn. Trong
năm hơn 1176 ha bị bệnh vàng lá đã ảnh hưởng đến việc khai thác mũ của nông dân.
Các hoạt động hỗ trợ nông nghiệp như khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y được
duy trì và đẩy mạnh tổ chức được 3 cuộc hội thảo do trạm bảo vệ thực vật triển khai
cho hơn 217 lượt người tham gia. Tổ chức tiêm phòng được 5 đợt với 37885 liều
vaccin cho gia cầm, gia súc. Hiện trên địa bàn xã có 20231 con gia súc, gia cầm. Trong
đó gia cầm là 18110 con, heo 935 con, trâu, bò 318, chó 868 con. Trong năm trên đại

bàn xã có 46 hộ chăn nuôi bị dịch heo tai xanh, Ban chỉ đạo đã tiến hành tiêu hủy 310
con heo với trọng lượng là 14491 con.

14


×