Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

TÌM HIỂU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN CÁC MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP TẠI ẤP 3 XÃ MÃ ĐÀ HUYỆN VĨNH CỬU TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*****************

ĐINH VĂN ĐỨC

TÌM HIỂU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LỰA
CHỌN CÁC MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP TẠI ẤP 3
XÃ MÃ ĐÀ HUYỆN VĨNH CỬU TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NÔNG LÂM KẾT HỢP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*****************

ĐINH VĂN ĐỨC

TÌM HIỂU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LỰA
CHỌN CÁC MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP TẠI ẤP 3
XÃ MÃ ĐÀ HUYỆN VĨNH CỬU TỈNH ĐỒNG NAI

Ngành: Nông Lâm Kết Hợp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: Th.S. ĐẶNG HẢI PHƯƠNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011
 
 

i


CẢM TẠ
Lời đầu tiên, con xin cảm ơn cha mẹ đã sinh thành, nuôi nấng và dạy giỗ
con nên người, cảm ơn mọi người trong gia đình luôn yêu thương và chia sẽ cùng
con tạo cho con niềm tin và sức mạnh để cho con có được ngày hôm nay.
Xin cảm ơn ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí
Minh, ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập
và nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô đã tận tâm giảng dạy, hướng dẫn và dìu dắt tôi
trong suốt 4 năm học. Xin tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến thầy Đặng Hải Phương đã
tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp.
Xin gửi lời cảm ơn tới các cô, các chú, anh chị trong UBND xã Mã Đà đã
nhiêt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Tôi đặc biệt cảm ơn
chú Lê Quang Trung trưởng ấp 3 đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá
trình phỏng vấn các hộ gia đình .
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn đến bạn bè tôi và tập thể lớp DH07NK
đã luôn bên cạnh và giúp đỡ tôi trong suốt chặng đường qua.

TP Hồ Chí Minh, tháng 7 / 2011
SVTH: Đinh Văn Đức


 
 

ii


TÓM TẮT

Đề tài: “Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn các mô hình nông
lâm kết hợp tại ấp 3, xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai” được thực hiện từ
ngày 21 / 02 / 2011 đến ngày 21 / 07/ 2011.
Luận văn nhằm đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của người dân
trong việc áp dụng các hệ thống nông lâm kết hợp tại ấp 3, xã Mã Đà, huyện Vĩnh
Cửu, tỉnh Đồng Nai. Qua đó, đề ra các giải pháp phát triển, cải thiện hiệu quả các
mô hình này góp phần nâng cao đời sống người dân địa phương.
Kết quả nghiên cứu cho thấy sản xuất nông nghiệp là sinh kế chủ yếu của
người dân ấp 3. Tại địa phương có 6 hệ thống nông lâm kết hợp như sau:
a) Xoài – Mì – Nuôi gà
b) Xoài – Điều – Mì – Nuôi gà
c) Xoài – Điều – Tiêu – Nuôi gà
d) Xoài - Ớt
e) Xoài – Điều - Ớt
f) Xoài – Mít – Rau màu
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng các hệ thống này bao gồm hai nhóm
yếu tố: nhóm yếu tố bên trong nông hộ và nhóm yếu tố bên ngoài nông hộ.
Dựa vào thực trạng nơi nghiên cứu và nhu cầu của người dân, luận văn đã đề
xuất một số giải pháp nhằm cải thiện và phát triển các mô hình kể trên.

 

 

iii


ABSTRACT
Project: "Understanding the factors affecting the selection of agroforestry
model of Hamlet 3, Ma Da ward, Vinh Cuu district, Dong Nai province" made from
21 / 02 / 2011 to date 21 / 07 / 2011.
Dissertation to identify the factors that influence people's decisions in the
application of agroforestry systems in Hamlet 3, Ma Da ward, Vinh Cuu district,
Dong Nai province. Thereby, the solution proposed development, improve the
efficiency of these models contribute to improving the lives of local people.
Research results show that agriculture is the main livelihood of the people of
three villages. At the local six agroforestry systems as follows:
a) Mango - tapioca - Farming chickens
b) Mango - Cashew - Tapioca - Farming chickens
c) Mango - Cashew - Pepper - Farming chickens
d) Mango - Chili
e) Mango - Article - Chilli
f) Mango - jackfruit - Vegetables
Factors affecting the application of this system consists of two groups of
factors: group elements within the household and group factors outside the
household.
Based on the situation where research and the needs of the people, the thesis
has proposed some solutions to improve and develop the models listed above.
 
 

iv



MỤC LỤC
TRANG TỰA

i

CẢM TẠ

ii

TÓM TẮT

iii

ABSTRACT

iv

MỤC LỤC

v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH

x

Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

1

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1 Tổng quan về NLKH và một số nghiên cứu về NLKH

3

2.2 Tổng quan về địa điểm nghiên cứu

5

2.2.1 Điều kiện tự nhiên

5

2.2.1.1 Vị trí địa lý

5

2.2.1.2 Đặc điểm khí hậu


6

2.2.1.3 Điều kiện thủy văn

7

2.2.1.4 Thảm thực vật

7

2.2.2 Đặc điểm dân số và lao động

7

2.2.3 Đặc điểm kinh tế

8

2.2.3.1 Nông – lâm – ngư nghiệp

8

2.2.4 Ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ

9

2.2.4.1 Tiểu thủ công nghiệp

10


2.2.4.2 Dịch vụ

10

2.2.4.3 Tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa.

10

2.2.5 Cơ sở hạ tầng

11

Chương 3 MỤC TIÊU – NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

12

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

12

 
 

v


3.1 Nội dung nghiên cứu

12


3.2 Phương Pháp Nghiên Cứu

13

3.2.1 Quan sát kết hợp với phỏng vấn

13

3.2.1.1 Đối với thông tin thứ cấp:

13

3.2.1.2 Đối với thông tin sơ cấp:

14

3.2.3 Xử lý, phân tích và tổng hợp thông tin

16

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

18

4.1 Các mô hình nông lâm kết hợp tại địa phương

18

4.1.1 Các mô hình NLKH tại địa phương


18

4.1.1.1 Mô hình Xoài – Mì – Nuôi gà

19

4.1.1.2 Mô hình Xoài – Điều – Mì – Nuôi gà

20

4.1.1.3 Mô hình Xoài – Điều – Tiêu – Nuôi gà

21

4.1.1.4 Mô hình Xoài - Ớt

22

4.1.1.5 Mô hình Xoài – Điều - Ớt

23

4.1.1.6 Mô hình Xoài – Mít – Rau màu

24

4.1.2 Phân tích SWOT cho các mô hình NLKH tại điạ phương

25


4.1.2.1 Mô hình Xoài – Mì – Nuôi gà

26

4.1.2.2 Mô hình Xoài – Điều – Mì – Nuôi gà

27

4.1.2.3 Mô hình Xoài – Điều – Tiêu – Nuôi gà

28

4.1.2.4 Mô hình Xoài - Ớt

29

4.1.2.5 Mô hình Xoài – Điều - Ớt

29

4.1.2.6 Mô hình Xoài – Mít – Rau màu

30

4.1.3 Kĩ thuật trồng các loại cây trồng chính ở địa phương

30

4.1.3.1 Cây Mì


30

4.1.3.2 Cây điều

31

4.1.3.3 Cây xoài

31

4.1.3.4 Cây tiêu

32

4.1.3.5 Cây mít

32

4.1.3.6 Các loại cây hoa màu, ớt

33

 
 

vi


4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng các kĩ thuật NLKH


33

4.2.1 Yếu tố bên trong nông hộ

33

4.2.1.1 Diện tích đất canh tác

33

4.2.1.2 Chế độ nước tưới

34

4.2.1.3 Nguồn lao động

36

4.2.1.4 Kiến thức chuyên môn

37

4.2.2 Yếu tố bên ngoài nông hộ

38

4.2.2.1 Giá sản phẩm, mức độ thu mua sản phẩm trong mô hình NLKH hiện có tại
địa phương


38

4.2.2.2 Thu nhập của các mô hình sản xuất NLKH với cây xoài là cây trồng chính.
39
4.2.2.3 Các chính sách của nhà nước liên quan đến NLKH

41

4.2.2.4 Thời tiết và dịch bệnh

42

4.3 Một số giải pháp nhằm cải thiện các kĩ thuật NLKH tại địa phương

43

4.3.1 Giải pháp về vốn

43

4.3.2 Giải pháp về chính sách

44

4.3.3 Giải pháp về kỹ thuật

44

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


46

5.1 Kết luận

46

5.1.1 Các mô hình NLKH tại địa phương

46

5.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng các mô hình NLKH tại cấp hộ
gia đình

46

5.2 Kiến nghị

46

TÀI LIỆU THAM KHẢO

48

PHỤ LỤC

 
 

vii



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

NLKH

:

Nông Lâm Kết Hợp

UBND

:

Ủy Ban Nhân Dân

KT – XH

:

Kinh Tế Xã Hội

MHSDĐ

:

Mô Hình Sử Dụng Đất

DTĐCT

:


Diện Tích Đất Canh Tác

NT

:

Nước Tưới

TN

:

Thu Nhập



:

Lao Động

TT

:

Thị Trấn

THCS

:


Trung Học Cơ Sở

NNPTNT

:

Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn

HTX

:

Hợp Tác Xã

KCN

:

Khu công nghiệp

 
 

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG

BẢNG


TRANG

Bảng 2.1: Hiện Trạng Sản Xuất Nông Nghiệp Xã Mã Đà Năm 2010

9

Bảng 3.1: Khung logic

15

Bảng 4.1: Các mô hình nông lâm kết hợp tại địa phương

18

Bảng 4.2 Tần số giữa MHSDĐ và DTĐCT

34

Bảng 4.3: Tần số giữa NT với nguồn TN

35

Bảng 4.4: Tần số giữa số LĐ với MHSDĐ

36

Bảng 4.5: Tần số giữa kiến thức chuyên môn với MHSDĐ

37


Bảng 4.6 Tần số giữa TN với MHSDĐ

40

Bảng 4.7: Mức độ hiểu biết về các chính sách tại địa phương của người dân

41

 
 

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Vị trí địa lý xã Mã Đà

6

Hình 4.1: Chuồng gà

20

Hình 4.2: Mô hình xoài – mì – nuôi gà

20

Hình 4.3: Mô hình xoài – điều – mì – nuôi gà


21

Hình 4.4: Mô hình xoài – điều – tiêu – nuôi gà

22

Hình 4.5: Mô hình xoài - ớt

23

Hình 4.6: Mô hình xoài – điều - ớt

24

Hình 4.7: Mô hình xoài – mít – rau màu

25

 
 

x


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, các tập quán canh tác NLKH tại
Việt Nam đã có từ lâu đời, với sự đa dạng của các hệ thống NLKH phù hợp theo
đặc điểm của từng vùng địa lý và các điều kiện kinh tế − xã hội.

Gần đây, một số mô hình NLKH được áp dụng thành công tại một số nơi
(như: mô hình NLKH trồng bạch đàn và bời lời xen khoai tím trên đất bạc màu tại
xã Ayun, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai; mô hình NLKH trồng kết hợp cây lâm
nghiệp và cây ăn quả với sắn, khoai sọ… ở xã Đạo Trù, huyện miền núi Tam Đảo,
tỉnh Vĩnh Phúc trên đất đồi rừng…), đã cải thiện đáng kể đời sống của nhiều đồng
bào miền núi, nông thôn và dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, ngược lại với những thành
công của các mô hình nói trên, có không ít các dự án đã gặp thất bại. Để tìm hiểu
nguyên nhân của vấn đề trên chúng ta cần phải xem xét các yếu tố có liên quan.
Theo Nguyễn Thông (1996), mỗi dân tộc, mỗi vùng phát triển ổn định, trước hết
phải quan tâm yếu tố nội sinh của họ. Đó là nhân tố quyết định sự bền vững của
chương trình định canh định cư, chương trình phát triển nông – lâm nghiệp. Theo
Lê Duy Thước (2001), đối tượng quan trọng của NLKH là điều kiện tài nguyên môi
trường sinh thái, để phát triển NLKH cần đảm bảo về mặt chính sách, quyền sở hữu
cho nhân dân và giao lưu thị trường.
Ấp 3 xã Mã Đà có 224 hộ gia đình với 1022 khẩu trong đó có 19 hộ tạm trú
với 70 khẩu và 205 hộ thường trú với 952 khẩu (UBND xã Mã Đà) nằm trong vùng
lõi của khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai. Đời sống của người dân phụ
thuộc chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp chiếm khoảng 80% (Trung tâm nghiên

 
 

1


c ứu và ứng dụng khoa học công nghệ trường đại họ c Nông Lâm TPHCM, 2010).
Nhưng những năm gần đây cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang phải
đối mặt với những biến đổi khi hậu thất thường đặt biệt là trong 2 năm qua những
cơn mưa trái mùa tại địa điểm nghiên cứu đã làm rụng bông điều rất nhiều trong các
mô hình NLKH tại ấp 3, chính điều này đã làm ảnh hưởng đến năng suất của cây

điều. Làm giảm hiệu quả kinh tế của mô hình và ảnh hưởng lớn đến đời sống của
người dân trong vùng. Vậy để ổn định được đời sống của người dân tại ấp 3 cần
phải làm gì?. Chúng ta cần phải tìm được một số mô hình NLKH phù hợp để
khuyến khích người dân sản suất.
Nhận thấy được tầm quan trọng của NLKH, một số đề tài cũng tìm hiểu và
đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển và nhân rộng các hệ thống NLKH ở từng
địa phương. Tuy nhiên, để đề xuất được các giải pháp NLKH phù hợp với các điều
kiện cụ thể cần phải xác định được các mô hình sản xuất NLKH và các yếu tố ảnh
hưởng đến việc lựa chọn mô hình NLKH. Xuất phát từ những vấn đề trên được sự
đồng ý của bộ môn Nông Lâm Kết Hợp và Lâm Nghiệp Xã Hội, dưới sự hướng dẫn
của thầy Đặng Hải Phương, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Tìm hiểu các yếu tố
ảnh hưởng đến việc lựa chọn các mô hình NLKH tại Ấp 3 xã Mã Đà huyện
Vỉnh Cữu tỉnh Đồng Nai”

 
 

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan về NLKH và một số nghiên cứu về NLKH
NLKH là một hình thức canh tác đã có từ lâu đời, nhưng mãi đến những năm
70 của thế kỷ XX nó mới được chính thức nghiên cứu trên thế giới (Nguyễn Văn
Sở, 2002). Có thể hiểu NLKH theo nhiều cách khác nhau:
NLKH là tên chung của những hệ thống sử dụng đất trong đó các cây lâu
năm (cây gỗ, cây bụi, cọ, tre hay cây ăn quả, cây công nghiệp…) được trồng có suy
tính trên cùng một đơn vị diện tích qui hoạch đất với hoa màu và (hoặc) với vật
nuôi dưới dạng xen theo không gian hay theo thời gian. Trong các hệ thống NLKH

có mối tác động hỗ tương qua lại về cả hai mặt sinh thái và kinh tế giữa các thành
phần của chúng (Lundgen và Raintree, 1983 – dẫn theo Nguyễn Văn Sở, 2002).
NLKH là một hệ thống quản lý đất đai trong đó các sản phẩm của rừng và
trồng trọt được sản xuất cùng lúc hoặc kế tiếp nhau trên các diện tích đất thích hợp
để tạo ra các lợi ích kinh tế, xã hội và sinh thái cho cộng đồng dân cư tại địa phương
(theo PCARD, 1979 – dẫn theo Nguyễn Văn Sở, 2002).
NLKH là một hệ thống sử dụng đất trong đó phối hợp cây lâu năm với hoa
màu và/hay vật nuôi một cách thích hợp với điều kiện sinh thái và xã hội, theo hình
thức phối hợp không gian và thời gian, để gia tăng sức sản xuất tổng thể của thực
vật trồng và vật nuôi một cách bền vững trên một đơn vị diện tích đất, đặc biệt trong
những tình huống có kỹ thuật thấp và trên các vùng đất khó khăn (Theo Nair, 1987).

 
 

3


Từ những khái niệm trên cho thấy khái niệm NLKH theo thời gian thì ngày
càng thay đổi và mỗi tác giả đều có những nhận xét khác nhau và đều có những ý
kiến của riêng mình nhằm bổ sung thêm cho các khái niệm đã có trước đó. Qua các
khái niệm về NLKH thì một hệ thống NLKH thường có đặc điểm sau:
• Hệ thống NLKH thường có hai hay nhiều hơn các loại cây (con) có trong mô
hình và đặc biệt trong mô hình phải có thành phần không thể thiếu là cây lâu
năm.
• Trong hệ thống luôn có ít nhất là hai sản phẩm
• Hệ thống NLKH quan tâm nhiều hơn đến các giá trị về dân sinh, xã hội.
Lê Quang Minh (2006) với đề tài “Tìm hiểu và phân loại các kỹ thuật NLKH
tại xã Tân Văn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng” có kết luận: yếu tố ảnh hưởng đến
việc quyết định sử dụng các mô hình NLKH của người dân là địa hình. Ngoài ra,

một số mô hình còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế, kỹ thuật trồng cây rừng,
chi phí đầu tư và thời gian thu hồi vốn…
Mai Văn Thành và cộng sự (2004) có đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến
người dân trong việc ra quyết định áp dụng hệ thống NLKH tại xã Cao Sơn, huyện
Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình” đưa ra năm yếu tố (an toàn lương thực, dịch vụ khuyến
nông, hỗ trợ đầu vào, tổ chức địa phương, quyền sử dụng đất) có ảnh hưởng nhất
đối với người dân trong việc quyết định áp dụng các hệ thống NLKH.
Nguyễn Lê Nhung (2007) với đề tài “Tìm hiểu hiện trạng và đề xuất một số
giải pháp nhằm duy trì và phát triển bền vững các hệ thống NLKH tại xã Bình
Nhâm, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương” đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến các hệ
thống NLKH nơi đây như: môi trường và chính sách kinh tế.
Ngô Diệu Quyên (2008) với đề tài “Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định áp dụng các hệ thống NLKH của người dân tại thôn Tân Tiến, xã Đạ

 
 

4


Rsal, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng”. Kết luận các mô hình NLKH ở đây với
cây trồng chính là cây cà phê, các loại cây trồng xen còn lại là cây trồng phụ thu
nhưng hiệu quả mang lại của các mô hình là chưa cao.
Tóm lại, NLKH là trồng cây trên nông trại. NLKH là giải pháp hiệu quả nhất
hiện nay trong vấn đề giải quyết nạn du canh du cư, sinh kế cho đồng bào thiểu số,
cải thiện môi trường ở mỗi nước nói riêng và thế giới nói chung. Đã có nhiều đề tài
nghiên cứu về NLKH và đưa ra các kết luận khác nhau về các yếu tố ảnh hưởng đến
việc chọn lựa mô hình NLKH. Tuy nhiên, nghĩ rằng mỗi địa phương đều có những
đặc điểm khác nhau, nhận thấy ở địa phương cũng có nhiều mô hình sản xuất
NLKH và chưa có đề tài nào thực sự đi sâu nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến

việc chọn lựa mô hình NLKH. Trong giới hạn của đề tài này tìm hiểu tại địa
phương cây lâu năm được xác định là cây điều, cây xoài, cây mít thái, cây ngắn
ngày là các cây hoa màu được trồng luân kì hoặc trồng xen trong mô hình như mì,
bầu, bí, mướp…
2.2 Tổng quan về địa điểm nghiên cứu
2.2.1 Điều kiện tự nhiên
2.2.1.1 Vị trí địa lý
Xã Mã Đà nằm về phía Bắc huyện Vĩnh Cửu. Vị trí địa lý được xác định như
sau:
Phía Bắc giáp: Tỉnh Bình Phước
Phía Đông giáp: Huyện Thống Nhất và huyện Trảng Bom
Phía Nam giáp: Thị trấn Vĩnh An
Phía Tây giáp: Xã Hiếu Liêm

 
 

5


Hình 2.1: Vị trí địa lý xã Mã Đà
( Nguồn: UBND xã Mã Đà )
2.2.1.2 Đặc điểm khí hậu
Khí hậu khu vực huyện Vĩnh Cửu nói chung và địa bàn Xã Mã Đà nói riêng
là khí hâu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có hai mùa, với nền nhiệt cao đều quanh
năm. Khí hậu tại địa phương là điều kiện đảm bảo nhiệt lượng cao cho cây trồng
phát triển quanh năm.
Lượng mưa khá lớn (2.100 – 2.200 mm/năm), phân bố theo mùa đã chi phối
mạnh mẽ nền sản xuất nông lâm nghiệp.
Độ ẩm bình quân 83%, tối cao 91% vào các tháng 8 và 9, tối thấp 73% vào

các tháng 3 và 4.
 
 

6


2.2.1.3 Điều kiện thủy văn
Hệ thống sông suối của xã tập trung chủ yếu khu vực phía bắc, như Suối Đá,
suối Mã Đà, suối Sai, suối Cây Sung, suối Bà Cai và một số suối nhỏ khác.
Tiếp giáp hồ Trị An, nguồn cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt chung
cho huyện Vĩnh Cửu và Tỉnh Đồng Nai. Ngoài ra còn có hồ Bà Hào với diện tích
150 ha, có cảnh quan đẹp, trong lành là khu vực thu hút nhiều khách du lịch khi đến
tham khu du lịch Chiến Khu D.
Chế độ thủy văn phân hóa theo mùa.
Dòng chảy và vấn đề bồi đắp phù sa: sự xâm thực của dòng chảy các sông đổ
vào sông Đồng Nai rất yếu nên vấn đề lắng đọng phù sa ít.
2.2.1.4 Thảm thực vật
Nhìn chung, thảm thực vật trên địa bàn phát triển mạnh và với một số chủng
loại chính, thường được phân bố theo địa hình, đất đai và khí hậu thủy văn.
Đối với địa hình cao, thoát nước, tầng đất mặt dày, chủ yếu là các cây dài
ngày như tiêu, điều, cây ăn trái và các loại cây trồng hàng năm như khoai mì, bắp,
các loại đậu đỗ, đối với khu vực địa hình thấp, có nguồn nước tưới là hoa màu.
Đặc biệt trong khu vực có rừng tự nhiên, rừng trồng và thực vật chủ yếu là
cây bụi.
2.2.2 Đặc điểm dân số và lao động
Dân số: tổng dân số toàn xã 8.513 người với 1.816 hộ. Trong đó ấp 3 có
1022 nhân khẩu (chiếm 12% toàn xã) với 224 hộ (chiếm 12,3% toàn xã)
Do địa bàn rộng và phức tạp nên các điểm dân cư phân bố rải rác, không tập
trung, đến nay đã hình thành 18 cụm dân cư với 44 điểm dân cư nhỏ (có điểm dân

cư chỉ có 11 hộ). Mật độ bình quân 21 người/km2, bình quân đất ở 376,61m2/hộ.
Dân tộc thiểu số: hiện ở xã có 9 nhóm dân tộc thiểu số gồm 50 hộ. Trong đó
dân tộc Châu Ro có 13 hộ, dân tộc Thổ có 6 hộ, Khmer 9 hộ, dân tộc Hoa 5 hộ,

 
 

7


Mường 4 hộ, Tày 5 hộ, Nùng 3 hộ, Stieng 1 hộ. Ở ấp 3 chỉ có 2 hộ dân tộc người
Hoa, còn lại là các hộ người kinh.
Hộ nghèo: tỷ lệ nghèo (theo tiêu chuẩn mới) trong địa bàn xã là 465 hộ (năm
2010), chiếm 25,6%, trong đó tỷ lệ hộ nghèo ở ấp 4 cao nhất xã là 7,45%. Tại ấp 3
có 67 hộ nghèo trong tổng số 224 hộ (chiếm 29,9%), chiếm 14.4% hộ nghèo toàn
xã.
Lao động: số người trong độ tuổi lao động là 4.361 người (59,67%). Có
khoảng 85% lao động nông nghiệp. Lực lượng lao động trên địa bàn xã nói chung
và ở ấp 3 nói riêng khá cao nhưng có một số không có việc làm ổn định chủ yếu
sống bằng nghề nông và làm thuê theo thời vụ, cuộc sống rất bấp bênh, lệ thuộc vào
rừng.
2.2.3 Đặc điểm kinh tế
2.2.3.1 Nông – lâm – ngư nghiệp
Sản xuất nông nghiệp và thủy sản đã và đang quyết định sự phát triển về
kinh tế của xã, tổng giá trị sản xuất 50.285,56 triệu đồng, chiếm 76,67 % trong cơ
cấu kinh tế của Xã. Hiện nay, nghành nông lâm thủy sản của xã đang dần ổn định
và phát triển theo hướng tăng năng suất và sản lượng các loại cây trồng có giá trị
kinh tế cao, từng bước định hình vùng chuyên canh tập trung. Diện tích gieo trồng
các loại cây hàng năm, cây lâu năm tăng đáng kể. Tính đến năm 2010 đã được 662
ha điều năng suất bình quân 1,15 tấn/ha. Xoài 1027 ha năng suất bình quân 9,2

tấn/ha và hơn 40 ha các loại cây ăn quả khác. Đất trồng cây hàng năm chủ yếu là
trồng mì 195 ha, dưa hấu 30 ha. Tại ấp 3 người dân đã trồng được 329 ha xoài, 175
ha điều. Ngoài ra, trong ấp còn trồng 48 ha xoài xen điều theo chương trình 327.
Bên cạnh việc phát triển trồng trọt, nghành chăn nuôi hiện đang có nhiều
bước chuyển biến rõ rệt về quy mô, đàn gia súc tăng đáng kể với 338 con Bò, 296

 
 

8


con Dê, Heo 4.383 con, Gà có 43.550 con, Thỏ 1.400 con (Báo cáo tình hình thực
hiện nhiệm vụ KT – XH năm 2010).
Chăn nuôi đã góp phần tạo thêm nguồn thu nhập và ổn định cuộc sống cho
nông dân. Trong thời gian qua xã đã có nhiều mô hình chăn nuôi kết hợp với trồng
trọt cho hiệu quả cao, phương thức chăn nuôi đã chuyển dần theo hướng công
nghiệp, bán công nghiệp và chú trọng công tác cải tạo giống đàn cũng như áp dụng
khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi đã góp phần hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại
cho người chăn nuôi. Tại ấp 3 điển hình có hộ gia đình Nguyễn Văn Quang kết hợp
chăn nuôi 200 con thỏ cùng với sản xuất NLKH hàng năm cho thu nhập khoảng 300
triệu đồng.
Bảng 2.1: Hiện Trạng Sản Xuất Nông Nghiệp Xã Mã Đà Năm 2010
LOẠI
Điều
Xoài

Dưa hấu
Rau + Bí


Heo

Gia cầm
Cá sấu
Ao cá
Ba ba

ĐVT
Ha
Ha
Ha
Ha
Ha
Con
Con
Con
Con
Con
Ha
Con

DIỆN TÍCH ( HA)
662
1027
195
20
27
338
4383
296

71.770
1.100
36
14.500

NĂNG SUẤT
1,15 tấn/ha
9,2 tấn/ha
10,5 tấn/ha
40 tấn/ha
15,5 tấn/ha

22,5 tấn/ha

(Nguồn: UBND xã Mã Đà)
2.2.4 Ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ
Đa số hộ dân ở xã Mã Đà sinh sống bằng sản xuất nông nghiệp: khoảng
85%, 10% dịch vụ như buôn bán, sửa chữa xe máy…và 5% tiểu thủ công nghiêp.
Riêng tại ấp 3 theo kết quả điều tra cho thấy người dân trong ấp chỉ sản xuất nông
nghiệp theo hướng NLKH và không có hộ nào hoàn toàn phụ thuộc vào các hoạt
 
 

9


động dịch vụ hay sản xuất theo hướng tiểu thủ công nghiệp, ngoại trừ một số hộ
gia đình bán tạp hóa để tăng thêm thu nhập cho gia đình.
2.2.4.1 Tiểu thủ công nghiệp
Toàn xã Mã Đà có 05 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, đã giải quyết việc

làm ổn định cho gần 250 lao động.
Một cơ sở chế biến tinh bột mỳ hoạt động 3 – 4 tháng /năm giải quyết
khoảng 50 lao động, trong đó có khoảng 20 lao động tại địa phương. Thu nhập bình
quân 2,5 – 3 triệu đồng/người/tháng.
Một cơ sở sản xuất giấy vàng mã (hoạt động yếu), giải quyết khoảng 40-45
lao động tại địa phương. Thu nhập khoảng 2,2-3 triệu đồng/người/tháng.
Một cơ sở dệt len (gia công) hoạt động không đều, thu nhập thấp nên không
thu hút lao động làm việc.
Hai cơ sở sản xuất gạch giải quyết khoảng 30 lao động.
2.2.4.2 Dịch vụ
Kỹ nghệ sắt 02 cơ sở: là lao động trong gia đình (04 - 05 lao động).
Sửa xe gắn máy: 06 lao động gia đình.
Bốn cơ sở buôn bán vật tư nông nghiệp, thuốc thú y (nhỏ lẻ).
Khoảng 80 hàng quán ăn uống, tạp hóa có giấy phép kinh doanh, cơ sở chủ
yếu là hộ gia đình.
Ngoài ra có 01 HTX mua bán thủy sản.
2.2.4.3 Tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa.
Cây lâu năm
Cây xoài: thương lái từ địa phương khác đến thu mua theo thỏa thuận với
nguời dân, ngoài ra có một số hộ tiêu thụ tại chợ đầu mối ở Thủ Đức.

 
 

10


Cây điều: nông dân bán sản phẩm cho hộ thu mua tại ấp (khoảng 15 điểm)
và một số hộ đem bán ở các điểm thu mua ở TT. Vĩnh An.
Cây mỳ: bán củ tươi cho thương lái tại địa phương, cơ sở chế biến tinh bột

tại ấp 2 và làm mỳ khô bán cho thương lái tại chỗ (04 - 05 điểm).
Các cây ngắn ngày khác thu nhập không đáng kể chỉ phục vụ cho chăn nuôi
của gia đình.
Thủy sản: bán cho thương lái tại cơ sở (04-05 cơ sở) và HTX Phước Lộc tại
xã, số còn lại bán lẻ tại các chợ và làm thức ăn cho cá nuôi
Tại ấp 3 các hộ gia đình chủ yếu bán sản phẩm cho các thương lái từ nơi
khác đến thu mua và các thương lái tại địa phương ngoài ra có một số hộ gia đình
mang sản phẩm của mình bán tại chợ nông sản Thủ Đức (chủ yếu bán ớt và một số
mặt hàng dễ vận chuyển như bầu, bí, mướp…..)
2.2.5 Cơ sở hạ tầng
Trường học: 01 điểm chính và 02 phân hiệu, tiểu học và THCS chung một
điểm trường đã xuống cấp và tạm bợ.
Trạm y tế: diện tích sử dụng nhỏ, hẹp (dưới 200 m2)
Bưu điện văn hóa: trong xã có 02 điểm bưu điện
Thủy lợi: có 02 hồ trữ nước tuy nhiên không có công trình thủy lợi
Đường: có 03 đường tỉnh lộ lớn qua địa bàn, đường tỉnh lộ 767, tỉnh lộ 761,
tỉnh lộ 322.
Điện: trong địa bàn tuy đã có đường điện chạy qua nhưng do dân cư phân bố
rải rác, lẫn trong các tiểu khu của khu bảo tồn nên một số khu vực vẫn chưa có điện
sinh hoạt hàng ngày. Tại ấp 3 chỉ có một phân hiệu trường mầm non trên địa bàn.
Trong ấp chưa có điện người dân trong ấp chủ yếu sử dụng máy phát điện, bình
acquy……. Trên địa bàn có lòng hồ Trị An bao quanh nhưng chưa có hệ thống thủy
lợi mà chủ yếu nguồn nước phục vụ cho tưới tiêu đều do người dân tự túc.
Nhìn chung, tại ấp 3 người dân còn thiếu thốn nhiều cả về cơ sở hạ tầng cũng như
các phương tiện phục vụ cho việc sản xuất.
 
 

11



Chương 3
MỤC TIÊU – NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Khóa luận nhằm nghiên cứu tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn
các mô hình nông lâm kết hợp tại ấp 3 xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
Khóa luận bao gồm 3 mục tiêu sau:
1) Mô tả các kỹ thuật NLKH tại địa điểm nghiên cứu.
2) Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định áp dụng các kỹ
thuật NLKH tại cấp hộ gia đình.
3) Đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện các kỷ thuật NLKH tại địa
phương
3.1 Nội dung nghiên cứu
1)Mô tả các kỹ thuật NLKH phổ biến tại địa điểm nghiên cứu.
• Các mô hình NLKH có tại địa phương.
• Ưu nhược điểm của các mô hình NLKH.
• Các kỹ thuật trồng các loại cây trồng chính tại địa phương
2) Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định áp dụng các kỹ
thuật NLKH tại cấp hộ gia đình.
 
 

12


• Các yếu tố bên trong nông hộ như: diện tích đất canh tác , chế độ
nước tưới, nguồn lao động, kiến thức chuyên môn…
• Các yếu tố bên ngoài nông hộ bao gồm:
9 Giá sản phẩm, mức độ thu mua sản phẩm và thu nhập từ các mô hình

sản xuất NLKH tại địa phương
9 Chính sách của nhà nước trước và sau sự xuất hiện các hệ thống có
liên quan đến việc hỗ trợ người dân hoặc khuyến khích áp dụng kỹ
thuật NLKH
9 Thời tiết và dịch bệnh
3) Đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện các kỹ thuật NLKH tại địa
phương.
• Giải pháp về vốn
• Giải pháp về chính sách
• Giải pháp về kỹ thuật
3.2 Phương Pháp Nghiên Cứu
3.2.1 Quan sát kết hợp với phỏng vấn
3.2.1.1 Đối với thông tin thứ cấp:
• Thông tin về điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế xã: Báo cáo tình hình
kinh tế chính trị 6 tháng đầu năm 2011 của UBND xã Mã Đà
• Thông tin về khí tượng thủy văn: thu thập số liệu tại phòng (ban) nông
nghiệp địa chính xã
• Diện tích đất nông, lâm nghiệp: thu thập số liệu tại UBND xã Mã Đà

 
 

13


3.2.1.2 Đối với thông tin sơ cấp:
Phỏng vấn trong 2 giai đoạn
Giai đoạn đầu đặt câu hỏi mở (phỏng vấn cán bộ xã, các trưởng thôn, một số
hộ cung cấp thông tin chủ chốt…)
Giai đoạn 2 dùng câu hỏi đóng hoặc nửa mở (cho phỏng vấn bán cấu trúc)

Đối tượng phỏng vấn:
• Phỏng vấn cán bộ (thôn, xã)
• Phỏng vấn người dân

 
 

14


×