Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

ỨNG DỤNG GIS TRONG ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG HẤP THỤ CO CỦA CÁC QUẦN THỤ RỪNG TRỒNG THÔNG BA LÁ (Pinus kesiya) TẠI CÔNG TY LÂM NGHIỆP 2 ĐƠN DƯƠNG, HUYỆN ĐƠN DƯƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM


LÊ NGUYỄN THU HỒNG

ỨNG DỤNG GIS TRONG ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG HẤP THỤ
CO2 CỦA CÁC QUẦN THỤ RỪNG TRỒNG THÔNG
BA LÁ (Pinus kesiya) TẠI CÔNG TY LÂM NGHIỆP
ĐƠN DƯƠNG, HUYỆN ĐƠN DƯƠNG,
TỈNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


LÊ NGUYỄN THU HỒNG

ỨNG DỤNG GIS TRONG ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG HẤP THỤ
CO2 CỦA CÁC QUẦN THỤ RỪNG TRỒNG THÔNG
BA LÁ (Pinus kesiya) TẠI CÔNG TY LÂM NGHIỆP
ĐƠN DƯƠNG, HUYỆN ĐƠN DƯƠNG,
TỈNH LÂM ĐỒNG
Ngành : Quản lý tài nguyên rừng



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn : ThS. NGUYỄN THỊ MỘNG TRINH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, tôi đã trải qua 4 năm họa tập và rèn
luyện dưới sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô cùng với sự quan tâm, lo lắng
từ gia đình, một động lực tiếp bước trên con đường học tập của tôi. Ngoài ra còn
có sự giúp đỡ chân tình của những người bạn đã cùng tôi trải qua những khó
khăn trên con đường học tập. Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
đến:
Chân thành cảm ơn Cha - Mẹ đã hết mực lo lắng, giúp đỡ và động viên tôi
trong suốt thời gian học tập.
Chân thành biết ơn các thầy cô khoa Lâm Nghiệp đã tận tình dạy dỗ và
truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian học ở trường, đó
là những gì mà tôi cần để có thể vững bước sau này trong công việc và trong
cuộc sống của tôi.
Chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Mộng Trinh và thầy Phạm Trịnh Hùng
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ cho tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc công ty Lâm Nghiệp Đơn Dương
cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty đã tận tình hướng dẫn, cung
cấp số liệu và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Cuối cùng cho tôi gửi lời cảm ơn đến các bạn sinh viên đồng nghiệp đã
đóng góp và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường, cũng như trong
thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.

Do thời gian thực hiện và trình độ chuyên môn còn hạn chế, nên khó tránh
khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự nhận xét, đóng góp ý kiến của quý Thầy
Cô giáo và các bạn bè để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Ứng dụng GIS trong việc đánh giá khả năng hấp thụ CO2
của các quần thụ rừng trồng thông ba lá (Pinus kesiya) tại công ty Lâm Ngiệp Đơn
Dương, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng”, thời gian từ 20/02/2011 - 20/07/2011
Đề tài ứng dụng GIS để phân tích số liệu, xây dựng bản đồ chuyên đề khu
vực nghiên cứu, lập ô điều tra, xác định trước tọa độ các ô điều tra và sử dụng GPS
để tiến hành điều tra trên thực địa.
Kế thừa phương trình tương quan giữa sinh khối khô các bộ phận và đường
kính ngang ngực (D1,3),sau khi kiểm chứng hàm, đề tài tìm ra các phương trình
tương quan chặt chẽ giữa sinh khối với nhân tố D1,3, từ đó ước lượng sinh khối và
dự báo khả năng hấp thụ CO2 theo đường kính của rừng trồng thông ba lá tại khu
vực nghiên cứu.
Dựa vào các chức năng trong phần mềm MapInfo và phương pháp nội suy tự
nhiên từ số liệu xung quanh (Natural neighbour), đề tài tạo được bản đồ đất có rừng
trồng nhiều độ tuổi nhất và bản đồ độ dốc địa hình trên toàn bộ khu vực điều tra, kết
hợp với kết quả tính toán CO2 cây hấp thụ, đề tài xác định và đánh giá được khả
năng hấp thụ CO2 của thông ba lá trên từng loại đất và độ dốc khác nhau trong khu
vực nghiên cứu.
Kết quả đạt được:
Sinh khối và khả năng hấp thụ CO2 theo tuổi của rừng trồng thuần loại thông
ba lá trên các loại đất khác.
Ảnh hưởng điều kiện môi trường sinh thái (đất, địa hình) đến khả năng hấp

thụ CO2.

iii


MỤC LỤC

Trang
Trang tựa .................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................ii
TÓM TẮT.............................................................................................................. iii
MỤC LỤC ..............................................................................................................iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ................................................................................ viii
Chương 1 ................................................................................................................. 1
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu ............................................................................................................. 3
1.3 Ý nghĩa nghiên cứu ............................................................................................ 4
1.3.1 Ý nghĩa khoa học.........................................................................................4
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn .........................................................................................4
1.4 Giới hạn đề tài.................................................................................................... 4
Chương 2 ................................................................................................................. 5
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................................. 5
2.1 Tổng quan về hệ thống thông tin địa lý ............................................................. 5
2.1.1 Ứng dụng của GIS trong các ngành ............................................................5
2.1.2 Ứng dụng GIS trong quản lý tài nguyên thiên nhiên ..................................8
2.1.3 Các nghiên cứu về ứng dụng GIS trên thế giới ...........................................9
2.1.4 Hoạt động và nghiên cứu về ứng dụng GIS tại Việt Nam ........................12
2.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2.................................. 15

2.2.1 Trên thế giới ..............................................................................................15
2.2.2 Tại Việt Nam .............................................................................................17
2.2.2.1 Các phương pháp ................................................................................17
2.2.2.2 Một số nghiên cứu liên quan ...............................................................20
2.3 Thảo luận về vấn đề nghiên cứu ...................................................................... 21
Chương 3 ............................................................................................................... 23
ĐẶC ĐIỂM CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU ................................................... 23

iv


3.1 Một số thông tin cơ bản về tỉnh Lâm Đồng ..................................................... 23
3.2 Một số thông tin cơ bản về huyện Đơn Dương và điều kiện tự nhiên khu vực
nghiên cứu.............................................................................................................. 24
3.2.1 Tổng quan huyện Đơn Dương ...................................................................24
3.2.2 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ....................................................25
Chương 4 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 30
4.1 Ước lượng sinh khối và khả năng hấp thụ CO2 của rừng trồng thuần loại thông
ba lá theo các độ tuổi trên các loại đất khác nhau ................................................. 30
4.2 Phân tích ảnh hưởng điều kiện môi trường sinh thái đến khả năng hấp thụ CO233
Chương 5 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 35
5.1 Sinh khối và khả năng hấp thụ CO2 của rừng trồng thuần loại thông ba lá theo
các độ tuổi trên các loại đất khác nhau .................................................................. 35
5.1.2 Kiểm chứng hàm .......................................................................................37
5.1.3 Tỷ lệ sinh khối khô trên các bộ phận của cây cá thể .................................39
5.1.3 Khả năng hấp thụ CO2 theo các độ tuổi trên từng loại đất khác nhau. .....41
5.1.3.1 Trên bộ phận cây cá thể ......................................................................41
5.1.3.2 Trên quần thể ......................................................................................43
5.2 Ảnh hưởng điều kiện môi trường sinh thái (đất, địa hình) đến khả năng hấp
thụ CO2 .................................................................................................................. 43

5.2.1 Ảnh hưởng của đất đến khả năng hấp thụ CO2 .........................................43
5.2.2 Ảnh hưởng của độ dốc ..............................................................................49
Chương 6 ............................................................................................................... 54
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 54
6.1 Kết luận ............................................................................................................ 54
6.1.1 Quan hệ giữa sinh khối trong cây rừng với nhân tố điều tra D1,3 trên cây
cá thể...................................................................................................................54
6.1.1.1 Tỷ lệ sinh khối khô trên các bộ phận của cây cá thể ..........................54
6.1.1.2 Quan hệ giữa sinh khối khô theo đường kính ngang ngực của cây cá
thể trên từng loại đất .......................................................................................54
6.1.2 Khả năng hấp thụ CO2 của bộ phận cây cá thể trên từng loại đất khác nhau
............................................................................................................................55
6.1.2 Ảnh hưởng của đất và địa hình đến khả năng hấp thụ CO2 ......................55
6.2 Kiến nghị.......................................................................................................... 56
PHỤ LỤC................................................................................................................. 1

v


vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
A:

Tuổi

C:

Cacbon


CDM:

Cơ chế phát triển sạch

CO2:

Cacbon Dioxide

CO2l:

Carbonnic Dioxide trên lá

CO2r:

Carbonnic Dioxide trên rễ

CO2th:

Carbonnic Dioxide trên thân

CO2c:

Carbonnic Dioxide trên cành

CO2tong :

Carbonnic Dioxide cây cá thể

CO2tongqt : Carbonnic Dioxide trong quần thể

D1,3 :

Đường kính ngang ngực

GIS:

Geographic Information System (Hệ thống thông tin địa lý)

GPS:

Global Positioning System (Hệ thống định vị toàn cầu)

HTTTĐL:

Hệ thống thông tin địa lý

a, a0, a1, a2, b: Hằng số
R:

Hệ số tương quan

R2:

Hệ số xác định

Wt:

Sinh khối toàn cây cá lẻ; Wt tb: sinh khối trung bình cây cá lẻ

Wtongqt:


Tổng sinh khối quần thể

Wth:

Sinh khối thân

Wc:

Tinh khối cành

Wl:

Sinh khối lá

Wr:

Sinh khối rễ

Fac/1:

Đất vàng đỏ trên đá Granite

Hac/1:

Đất mùn vàng đỏ trên đá Granit

Pyd/1:

Đất phù sa suối


Fke/1:

Nâu đỏ trên Bazan

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Hiện trạng tài nguyên rừng, đất rừng công ty ....................................... 28
Bảng 5.1: Phương trình tương quan giữa sinh khối khô với nhân tố D1.3 ............. 37
Bảng 5.2: Cấu trúc sinh khối khô của bộ phận cây cá thể trên từng loại đất ........ 39
Bảng 5.3: Cấu trúc hàm lượng CO2 hấp thụ được trong các bộ phận cây theo
từng loại đất khác nhau .......................................................................................... 41
Bảng 5.4: Khả năng hấp thụ CO2 của cây cá thể tại các độ tuổi trên các loại đất
khác nhau ............................................................................................................... 44
Bảng 5.5: Phương trình tương quan giữa khả năng hấp thụ CO2 và tuổi của cây
cá thể trên các loại đất khác nhau .......................................................................... 47
Bảng 5.6: Khả năng hấp thụ CO2 tb/cây trên từng độ dốc .................................... 50

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Ví dụ về áp dụng RaCSA để ước tính và đánh giá khả năng hấp thụ CO2.
tại huyện Nunukan, Phía Đông Kalimantan, Indonesia. ........................................... 16
Hình 3.1: Bản đồ vị trí địa lý khu vực nghiên cứu ................................................... 25
Hình 4.1 : Sơ đồ tóm tắt tiến trình thực hiện............................................................ 34

Hình 5.1: Bản đồ loại đất trong khu vực nghiên cứu ............................................... 35
Hình 5.2 : Bản đồ rừng trồng thuộc công ty Lâm Nghiệp Đơn Dương ................... 36
Hình 5.3: Bản đồ rừng trồng có nhiều độ tuổi ......................................................... 36
Hình 5.5: Đồ thị biểu diễn quan hệ sinh khối khô theo cấp kính trên từng loại đất 38
Hình 5.4: Biểu đồ tỷ lệ sinh khối khô các bộ phận trong cây trên từng loại đất ...... 40
Hình 5.6: Tỷ lệ % CO2 các bộ phận thân cây so với tổng CO2 hấp thụ được của cây
thông ba lá xét trên các loại đất khác nhau ............................................................... 42
Hình 5.7: Bản đồ loại đất nghiên cứu....................................................................... 44
Hình 5.8: Biểu đồ thể hiện lượng CO2 cây cá thể hấp thụ được ở từng độ tuổi trên
các loại đất khác nhau ............................................................................................... 45
Hình 5.9: Đồ thị đánh giá lượng CO2 hấp thụ của cây cá thể được ở từng độ tuổi
trên các loại đất khác nhau ........................................................................................ 46
Hình 5.10: Biểu đồ tỷ thể hiện sự ảnh hưởng của các loại đất đến khả năng .......... 47
hấp thu CO2 ............................................................................................................... 47
Hình 5.11: Đồ thị thể hiện mối quan hệ giữa khả năng hấp thụ CO2 với tuổi xét
trên từng loại đất ....................................................................................................... 48
Hình 5.12: Bản đồ độ dốc trên khu vực nghiên cứu ............................................... 49
Hình 5.13: Đồ thị và biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của độ dốc đến khả năng hấp thụ
CO2 của thông ba lá trên đất Hac/1 ........................................................................... 51
Hình 5.14: Đồ thị và biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của độ dốc đến khả năng hấp thụ
CO2 của thông ba lá trên đất Fke/1 ........................................................................... 51

ix


Hình 5.15: Đồ thị và biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của độ dốc đến khả năng hấp thụ
CO2 của thông ba lá trên đất Fac/1............................................................................ 52
Hình 5.16: Đồ thị và biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của độ dốc đến khả năng hấp thụ
CO2 của thông ba lá trên đất Pyd/1 ........................................................................... 52


x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Ngày nay, sự gia tăng nồng độ CO2 trong khí quyển là mối quan tâm toàn
cầu. Các nhà nghiên cứu lo ngại rằng sự gia tăng các khí gây hiệu ứng nhà kính đặc
biệt là khí CO2, chính là nhân tố gây nên những biến đổi bất ngờ và không lường
trước của khí hậu. Tiến sĩ Pieter Tans - một nhà phân tích thuộc cơ quan nghiên cứu
khí quyển và đại dương Mỹ (NOAA) cho biết: Xu hướng gia tăng nồng độ CO2
trong bầu khí quyển trong những năm gần đây thật đáng lo ngại. Tính trung bình,
tốc độ gia tăng lượng CO2 đã tăng gấp 2 lần so với 30 năm về trước. Trong khi đó,
rừng là bể chứa cacbon, nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong cân bằng O2 và CO2
trong khí quyển, chính vì vậy nó có ảnh hưởng lớn đến khí hậu từng vùng cũng như
toàn cầu. Thông qua điều hoà các khí gây hiệu ứng nhà kính mà quan trọng nhất là
CO2, rừng có ảnh hưởng lớn đến nhiệt độ trái đất. Hàng năm có khoảng 100 tỉ tấn
CO2 được cố định bởi quá trình quang hợp do cây xanh thực hiện và một lượng
tương tự được trả lại khí quyển do quá trình hô hấp của sinh vật. Chính những nguy
cơ về môi trường trên trái đất đã được các nhà khoa học dự báo và những mặt tích
cực mang lại từ rừng, hiện nay, một trong ba cơ chế linh hoạt của Nghị định thư
Kyoto là CDM cho phép các nước phát triển đạt được các chỉ tiêu về giảm phát thải
khí nhà kính bắt buộc thông qua đầu tư thương mại các dự án trồng rừng tại các
nước đang phát triển, nhằm hấp thụ khí CO2 từ khí quyển và làm giảm lượng phát
thải khí nhà kính. Việc nghiên cứu, tính toán khả năng hấp thụ CO2 đang trở nên rất
cần thiết. Với 2 mục tiêu chính trong CDM, đó là:
- Giúp đỡ các nước đang phát triển, nơi sẽ thực hiện các dự án CDM đạt
được mục tiêu phát triển bền vững.

1



- Cung cấp cho các nước phát triển “cơ hội linh hoạt” để làm giảm chỉ tiêu
phát thải khí nhà kính, và cho phép họ thu được các chứng chỉ giảm phát thải từ các
dự án CDM đầu tư tại các nước đang phát triển. (Phan Minh Sang, Lưu Cảnh
Trung, 2006)
Việt Nam, một trong những nước đang phát triển đã dần nắm bắt và tiếp
nhận đầu tư từ các nước phát triển để thực hiện các dự án lớn về trồng rừng, phục
hồi và quản lý rừng tự nhiên một cách tối ưu, mặt khác còn thúc đẩy sản xuất nông
nghiệp theo hướng nông lâm kết hợp…, góp phần phát triển đất nước ta theo hướng
bền vững. Cũng từ những thách thức và cơ hội đó, phương pháp đánh giá khả năng
hấp thụ CO2 của các kiểu rừng phải cần được nghiên cứu và phát triển.
Trên thực tế lượng CO2 hấp thụ phụ thuộc vào kiểu rừng, trạng thái rừng,
loài cây ưu thế, tuổi lâm phần (Nguyễn Văn Thêm, 2009). Điều quan tâm hiện nay
là làm thế nào để ước lượng, dự báo khả năng hấp thụ CO2 của các trạng thái rừng
và các phương thức quản lý rừng. Do đó cần phải có những nghiên cứu, đánh giá về
khả năng hấp thụ của từng kiểu rừng cụ thể để làm cơ sở lượng hóa những giá trị
kinh tế mà rừng mang lại nhằm đưa ra chính sách chi trả cho các chủ rừng và các
cộng đồng vùng cao.
Nhiều đề án, chuyên đề nghiên cứu đã đưa ra các phương pháp ước lượng
khả năng hấp thụ CO2 rất xác thực và tối ưu trên các loài cây khác nhau: Bời Lời
Đỏ (Litsea glutinosa) trong mô hình nông lâm kết hợp bời lời đỏ- sắn (Bảo Huy,
2009); thông nhựa, keo lai, keo tai tượng, keo lá tràm và bạch đàn Uro tại Việt nam
trong rừng trồng (Ngô Đình Quế và các cộng sự, 2006); và trong các kiểu rừng:
rừng tự nhiên lá rộng thường xanh (Phạm Tuấn Anh, 2006), trạng thái rừng phòng
hộ (Trương Thị Phin,)…và phương pháp nghiên cứu ước tính trữ lượng cacbon
trong các bể chứa ở các hệ sinh thái rừng tự nhiên Việt Nam (Bảo Huy, 2009).
Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu mới chỉ tập trung vào xác định lượng
cacbon tích lũy trong thực vật tại thời điểm nghiên cứu chứ chưa đưa ra những dự
báo, biến chuyển về lượng CO2 hấp thụ trong tương lai. Mặt khác, các số liệu này

nhìn chung thường ở dạng bản đồ, ảnh các văn bản lưu trữ, các số liệu thống kê hay

2


là sự kết hợp giữa chúng. Việc phân tích các số liệu này nhằm mục đích trả lời cho
một số câu hỏi như: vị trí một khu rừng cần được bảo vệ nghiêm ngặt, khả năng hấp
thụ CO2 trong các kiểu rừng, trạng thái, giai đoạn sinh trưởng khác nhau như thế
nào trên địa bàn nghiên cứu… Nhiều câu hỏi được phát sinh trong quá trình làm
việc. Để trả lời câu hỏi này, nếu sử dụng các phương pháp tra cứu thông thường thì
sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức, đòi hỏi phải tra cứu nhiều loại tài liệu, bản
đồ khác nhau cũng như các tài liệu thống kê khác. Hiện nay với sự phát triển vượt
bậc của tiến bộ khoa học kỹ thuật đặc biệt là tiến bộ của công nghệ thông tin và
công nghệ thông tin địa lý - GIS đã và đang mở ra một hướng mới cho việc quản lý
tài nguyên thiên nhiên nói chung và quản lý lưu vực nói riêng.
Một trong những khu vực đang nắm giữ những tiềm năng về rừng là huyện
Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng, với diện tích rừng tương đối cao đã chứa đựng bên
trong một bể CO2 to lớn, giá trị về môi trường và kinh tế rất cao, điều này sẽ là một
điều kiện rất thuận lợi để người dân vừa cải thiện đời sống, vừa hướng bà con quản
lý rừng bền vững. Việc ứng dụng GIS vào nghiên cứu, đánh giá sự tích lũy cacbon
trong thực vật thân gỗ để xác định giá trị kinh tế đối với chức năng phòng hộ môi
trường sinh thái của rừng tự nhiên nói chung, rừng thường xanh nói riêng là một
hướng nghiên cứu mới cần quan tâm. Đây chính là những vấn đề còn thiếu nhiều
nghiên cứu ở Việt Nam. Nếu điều này được thực thi sẽ là nguồn động lực và sẽ trở
thành một công cụ rất hữu ích đối với các chủ rừng và các cộng đồng sống gần
rừng.
Chính vì thế tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng GIS trong việc đánh
giá khả năng hấp thụ CO2 của các quần thụ rừng trồng thông ba lá (Pinus kesiya) tại
công ty Lâm Ngiệp Đơn Dương, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng”.
1.2 Mục tiêu

- Lượng hóa được khả năng hấp thụ CO2 của rừng trồng thuần loài thông ba
lá theo từng độ tuổi trên từng loại đất khác nhau trong khu vực nghiên cứu.
- Phân tích ảnh hưởng điều kiện môi trường sinh thái (đất, địa hình) đến khả
năng hấp thụ CO2.

3


1.3 Ý nghĩa nghiên cứu
1.3.1 Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ làm rõ phương pháp ứng dụng hệ thống
thông tin địa lý (GIS) trong việc đánh giá khả năng hấp thụ CO2 của rừng trồng
nhằm cung cấp thông tin làm cơ sở cho việc chi trả dịch vụ môi trường rừng đồng
thời cho các nhà hoạch định môi trường xây dựng chiến lược quản lý một cách một
cách nhanh chóng và chính xác nhất.
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Xác định khả năng hấp thụ CO2 của rừng thông ba lá qua các hàm toán học.
- Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp thông tin cho các cơ quan quản lý lâm
nghiệp tại công ty Lâm nghiệp Đơn Dương và huyện Đơn Dương các giải pháp
quản lý rừng bền vững dựa trên hệ thống thông tin địa lý (GIS) nhằm đóng góp
trong việc biến đổi khí hậu và mục tiêu kinh tế cho huyện cũng như cho nước nhà.
1.4 Giới hạn đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: rừng trồng thông ba lá.
- Nghiên cứu ứng dụng GIS trong việc đánh giá khả năng hấp thụ CO2 tích
lũy trong cây gỗ theo tuổi của lâm phần.

4


Chương 2

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan về hệ thống thông tin địa lý
Hệ thống thông tin địa lí – GIS (Geographic Information System) là một
công cụ máy tính để lập bản đồ và phân tích các sự vật, hiện tượng thực trên trái
đất. Công nghệ GIS kết hợp các thao tác cơ sở dữ liệu thông thường (như cấu trúc
hỏi đáp) và các phép phân tích thống kê, phân tích địa lý, trong đó phép phân tích
địa lý và hình ảnh được cung cấp duy nhất từ các bản đồ. GIS lưu giữ thông tin về
thế giới thực dưới dạng tập hợp các lớp chuyên đề có thể liên kết với nhau nhờ các
đặc điểm địa lý. Ðiều này đơn giản nhưng vô cùng quan trọng và là một công cụ đa
năng đã được chứng minh là rất có giá trị trong việc giải quyết nhiều vấn đề thực tế,
từ thiết lập tuyến đường phân phối của các chuyến xe, đến lập báo cáo chi tiết cho
các ứng dụng quy hoạch, hay mô phỏng sự lưu thông khí quyển toàn cầu. Những
khả năng này phân biệt GIS với các hệ thống thông tin khác và khiến cho GIS có
phạm vi ứng dụng rộng trong nhiều lĩnh vực khác nhau (phân tích các sự kiện, dự
đoán tác động và hoạch định chiến lược).
2.1.1 Ứng dụng của GIS trong các ngành
Vì GIS được thiết kế như một hệ thống chung để quản lý dữ liệu không gian,
nó có rất nhiều ứng dụng trong việc phát triển đô thị và môi trường tự nhiên như là:
quy hoạch đô thị, quản lý nhân lực, nông nghiệp, điều hành hệ thống công ích, lộ
trình, nhân khẩu, bản đồ, giám sát vùng biển, cứu hoả và bệnh tật. Trong phần lớn
lĩnh vực này, GIS đóng vai trò như là một công cụ hỗ trợ quyết định cho việc lập kế
hoạch hoạt động.

5


 Môi trường:
Trong lĩnh vực môi trường sử dụng HTTTĐL cho nhiều ứng dụng khác nhau
từ kiểm kê đơn giản, chất vấn tới phân tích chồng lớp bản đồ, đưa ra quyết định.
Các ứng dụng chính bao gồm:

- Mô hình hóa rừng
- Mô hình hóa khí/nước
- Quan trắc môi trường
- Thành lập bản đồ phân vùng nhạy cảm môi trường
- Phân tích về mối tương tác giữa sự thay đổi kinh tế, khí hậu, thủy văn
địa chất.
- Phân tích tác động môi trường
- Chọn vị trí chôn lấp chất thải
- Giám sát sự thay đổi môi trường theo thời gian.
Dữ liệu điển hình cho đầu vào những ứng dụng này bao gồm: độ cao địa
hình, lớp phủ rừng, chất lượng lớp phủ đất, lớp phủ địa chất - thủy văn. Một số
trường hợp ứng dụng HTTTĐL trong nghiên cứu môi trường là sự xem xét cân đối
giữa phát triển kinh tế và những những điều kiện về môi trường.
Theo www.Thiennhien.net, ngày 02/02, tại Hà Nội, Cục Đo đạc và Bản đồ Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các đơn vị nghiên cứu, sản xuất và
phân phối phần mềm về Hệ thống thông tin địa lý (GIS) có trụ sở tại Việt Nam như:
ESRI, GIS Development, AAMHatch và HP, đã tổ chức buổi Tọa đàm “Cập nhật
công nghệ không gian địa lý”.
Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam đang tiến hành Dự án Xây dựng bản đồ tỷ
lệ 1:2000 và 1:5000 các thành phố, đô thị, khu kinh tế và khu công nghiệp của cả
nước và Dự án Xây dựng Bản đồ cơ sở dữ liệu thông tin địa lý các tỉnh thành Việt
Nam tỷ lệ 1:10.000 (dự kiến sẽ kết thúc vào năm 2011). Trong dự án này, Cục Đo
đạc và Bản đồ Việt Nam sẽ phối hợp với ESRI và GIS Development xây dựng hệ
thống chuẩn thông tin địa lý và không gian địa lý cho Bộ Tài nguyên và Môi
trường.

6


 Cơ sở hạ tầng và những tiện ích
Những kỹ thuật HTTTĐL cũng được áp dụng rộng rãi trong việc thành lập

các dự án và quản lý các tiện ích công cộng. Các cơ quan quản lý cơ sở hạ tầng và
tiện ích công cộng tìm thấy ở HTTTĐL những công cụ mạnh mẽ để lập dự án, ra
quyết định, phục vụ khách hàng, những yêu cầu cần điều chỉnh, và hiển thị máy
tính. Những ứng dụng điển hình bao gồm những dịch vụ: điện lực, khí đốt, nước,
thoát nước, truyền thông, đường xá, hiệu quả truyền sóng TV/FM, những phân tích
mối nguy hiểm, rủi ro, tình huống nguy kịch và dịch vụ khẩn cấp.
Những Dữ liệu đầu vào cho những ứng dụng này bao gồm: mạng đường phố,
dữ liệu địa hình, dữ liệu về nhân khẩu, ranh giới hành chính các cấp.
Với một nước đang phát triển như Việt Nam, việc ứng dụng công nghệ tin
học vào các ngành khoa học khác, như là một công cụ nghiên cứu chính xác nói
chung, và biết sử dụng GIS trong giảng dạy và nghiên cứu lĩnh vực chuyên ngành
của chúng ta, là một trong những cách có thể đi trước, đón đầu trong việc phát triển
khoa học, văn hóa, kinh tế và xã hội.
 Khí tượng thuỷ văn
Trong lĩnh vực này GIS được dùng như là một hệ thống đáp ứng nhanh, phục
vụ chống thiên tai như lũ quét ở vùng hạ lưu, xác định tâm bão, dự đoán các luồng
chảy, xác định mức độ ngập lụt, từ đó đưa ra các biện pháp phòng chống kịp thời...
vì những ứng dụng này mang tính phân tích phức tạp nên mô hình dữ liệu không
gian dạng ảnh (raster) chiếm ưu thế.
 Nông nghiệp
Những ứng dụng đặc trưng: Giám sát thu hoạch, quản lý sử dụng đất, dự báo
về hàng hoá, nghiên cứu về đất trồng, kế hoạch tưới tiêu, kiểm tra nguồn nước.
 Dịch vụ tài chính
GIS được sử dụng trong lĩnh vực dịch vụ tài chính tương tự như là một ứng
dụng đơn lẻ. Nó đã từng được áp dụng cho việc xác định vị trí những chi nhánh mới
của Ngân hàng. Hiện nay việc sử dụng GIS đang tăng lên trong lĩnh vực này, nó là
một công cụ đánh giá rủi ro và mục đích bảo hiểm, xác định với độ chính xác cao

7



hơn những khu vực có độ rủi ro lớn nhất hay thấp nhất. Lĩnh vực này đòi hỏi những
dữ liệu cơ sở khác nhau như là hình thức vi phạm luật pháp, địa chất học, thời tiết
và giá trị tài sản.
 Giao thông
GIS có khả năng ứng dụng đáng kể trong lĩnh vực vận tải. Việc lập kế hoạch
và duy trì cở sở hạ tầng giao thông rõ ràng là một ứng dụng thiết thực, nhưng giờ
đây có sự quan tâm đến một lĩnh vực mới là ứng dụng định vị trong vận tải hàng
hải, và hải đồ điện tử. Loại hình đặc trưng này đòi hỏi sự hỗ trợ của GIS.
 Bản đồ máy tính
Sự phát triển máy tính trợ giúp bản đồ đã phát triển mạnh độc lập với phát
triển vector - dựa trên HTTTĐL. Với trợ giúp HTTTĐL, quản lý những mảnh bản
đồ theo tờ rất thuận lợi, những kỹ thuật chồng lớp các chuyên đề thông tin bản đồ,
những phép chiếu bản đồ vv… giúp cập nhật CSDL địa lý dễ dàng để tạo những
bản đồ mới.
 Thông tin đất
HTTTĐL trợ giúp cho quản lý thông tin sử dụng đất vì nó cho phép tạo và
duy trì dữ liệu những thửa đất, những dự án đất, tình hình sử dụng. Nhiều nơi những
chính quyền địa phương bắt đầu sử dụng HTTTĐL giúp quản lý thông tin đất của
họ. HTTTĐL cho phép dễ dàng nhập, thêm, phục hồi dữ liệu như thuế đất, dự án sử
dụng đất, mã đất dễ dàng hơn rất nhiều so với thời đại bản đồ giấy. Những ứng
dụng tiêu biểu là quản lý thông tin đất là: Quản lý đăng ký đất sở hữu đất, chuẩn bị
cho những dự án sử dụng đất và bản đồ phân vùng, bản đồ địa chính. Nguồn vào dữ
liệu bao gồm: Bản đồ quản lý ranh giới hành chính, giao thông, lớp phủ đất
(Nguyễn Quốc Bình, 2007)
2.1.2 Ứng dụng GIS trong quản lý tài nguyên thiên nhiên
GIS là công cụ đắc lực trong quản lý tài nguyên thiên nhiên. GIS có thể được
dùng để tạo bản đồ phân bố tài nguyên, kiểm kê, đánh giá trữ lượng tài nguyên,...
Những ứng dụng của GIS trong lĩnh vực này là không giới hạn.


8


Xu hướng hiện nay trong quản lý môi trường là sử dụng tối đa khả năng cho
phép của GIS. Sự phát triển của phần cứng làm cho máy tính có nhiều khả năng
hơn, mạnh hơn và các ứng dụng GIS cũng trở nên thân thiện hơn với người sử dụng
bởi các khả năng hiển thị dữ liệu ba chiều, các công cụ phân tích không gian và giao
diện tùy biến.
Nhờ khả năng xử lý các tập hợp dữ liệu lớn từ các cơ sở dữ liệu phức tạp,
nên GIS thích hợp với các nhiệm vụ quản lý môi trường. Các mô hình phức tạp
cũng có thể dễ dàng cập nhật thông tin nhờ sử dụng GIS.
GIS được sử dụng để cung cấp thông tin nhanh hơn và hiệu quả hơn cho các
nhà hoạch định chính sách. Các cơ quan chính phủ dùng GIS trong quản lý các
nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong các hoạt động quy hoạch, mô hình hoá và quan
trắc.
GIS cũng được sử dụng để đánh giá các sự cố môi trường. Các cơ quan chính
phủ và địa phương phải đối phó nhanh chóng với thiên tai, các rủi ro trong công
nghiệp và các sự cố môi trường. Thông tin địa lý là những thông tin quan trọng để
đưa ra những quyết định một cách nhanh chóng. Các phân tích GIS phụ thuộc vào
chất lượng, giá trị và tính tương thích của các dữ liệu địa lý dạng số.
Việc chia sẻ dữ liệu sẽ kích thích sự phát triển các nhu cầu về sản phẩm và
dịch vụ GIS. Các nguồn dữ liệu tăng thêm nhờ sự kết hợp của GIS với GPS (hệ
thống định vị toàn cầu) và công nghệ viễn thám, đã cung cấp các công cụ thu thập
dữ liệu hiệu quả hơn. (Theo www.thuvien.maivoo.com)
2.1.3 Các nghiên cứu về ứng dụng GIS trên thế giới
Hệ thống thông tin địa lí là một nhánh của công nghệ thông tin được hình
thành từ những năm 1960 và được phát triển rộng rãi trong 10 năm trở lại đây. Có
thể nói hệ thống thông tin địa lí được hình thành dựa trên nền tảng hệ thống địa lí
(hệ thống các bản đồ có hiển thị thông tin và thuộc tính của các vị trí) trước đó
trong lịch sử.

Hệ thống địa lí được sử dụng sớm nhất vào năm 1854 bởi một người Anh tên
là John Snow. Ông đã mô tả sự lây lan của bệnh dịch tả ở Luân Đôn bằng cách đánh

9


dấu các điểm dịch lên bản đồ, và cách làm của ông đã mang lại hiệu quả trong việc
xác định hướng lây lan của dịch bệnh và kịp thời ngăn chặn.
Năm 1962, hệ thống thông tin địa lí đầu tiên hoạt động thực sự trên thế giới
được ra đời tại Canada, được phát triển bởi cục phát triển nông lâm nghiệp Canada.
Đó là công trình nghiên cứu của tiến sĩ Roger Tomlinson có tên là Canada
Geographic Information System (CGIS). Hệ thống này được sử dụng để lưu trữ,
phân tích và quản lý các dữ liệu được thu thập cho Canada Land Inventory (CLI),
một tổ chức xác định tiềm năng đất đai cho nền nông nghiệp Canada bằng cách ánh
xạ các thông tin về đất, rừng, các loại động vật, sông suối, đất nông nghiệp… vào
bản đồ với tỉ lệ 1:50.000.
CGIS là hệ thống thông tin địa lí đầu tiên trên thế giới và là một sự cải tiến
các ứng dụng Mapping, các cơ chế overlay, đo đạc và số hóa… Nó hỗ trợ các thông
tin về hệ thống tọa độ quốc tế, các thông tin về thuộc tính và địa điểm được lưu trữ
trong các file tách biệt. Chính vì thế, Tomlinson được xem như là cha đẻ của GIS,
đặc biệt khi ông sử dụng overlay trong việc đề xướng sự phân tích không gian của
sự hội tụ dữ liệu hình học. Đến năm 1990, CGIS đã xây dựng được một cơ sở dữ
liệu số về tài nguyên đất lớn nhất ở Canada. Nó được phát triển như một hệ thống
khung chính, quản lý việc sử dụng và hoạch định các tài nguyên đất ở các bang.
Năm 1964, Howard T Fisher thành lập phòng thí nghiệm đồ họa máy tính và
phân tích không gian tại trường Harvard Graduate School of Design, nơi mà một số
khái niệm lý thuyết quan trọng về vận dụng dữ liệu không gian được phát triển. Vào
năm 1970, họ đã đưa ra code của hệ thống còn sơ khai và các hệ thống như
'SYMAP', 'GRID', 'ODYSSEY' như là một sự phát triển thương mại đến các trường
đại học, các trung tâm nghiên cứu và các tổ chức trên thế giới.

Vào năm 1980, M&S Computing (sau này là Intergraph), Environmental
Systems Research Institute (ESRI) và CARIS đã nổi lên với vai trò là những nhà
bán phần mềm GIS. Vào cuối những năm 1980 và đầu năm 1990, ngành công
nghiệp này rất phát triển do nhu cầu sử dụng gia tăng của GIS trên các Unix
workstations cũng như máy tính cá nhân. Vào cuối thế kỷ 20, sự phát triển nhanh

10


chóng trên các hệ thống khác nhau đã hợp nhất và chuẩn hóa trên một vài platforms
và người sử dụng bắt đầu có khái niệm về sử dụng GIS trên internet. Gần đây đã có
sự xuất hiện nhanh chóng của các gói phần mềm GIS miễn phí và mã nguồn mở
chạy trên những hệ điều hành khác nhau, người dùng có thể tùy biến để thực hiện
những tác vụ cụ thể.
Ngày nay, GIS là một ngành công nghiệp hàng tỷ đô la với sự tham gia của
hàng trăm nghìn người trên toàn thế giới. GIS được dạy trong các trường phổ thông,
trường đại học trên toàn thế giới. Các chuyên gia của mọi lĩnh vực đều nhận thức
được những ưu điểm của sự kết hợp công việc của họ và GIS (Tổng quan về hệ
thống thông tin địa lý, 2010).
Trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi trường, các ứng dụng GIS được liên
tục phát triển. Từ chương trình kiểm kê nguồn tài nguyên thiên nhiên của Canada
trong những năm 1960, đến các chương trình GIS cấp bang của Mỹ bắt đầu vào
cuối những năm 1970, đến mô hình hoá quản lý các sự cố môi trường hiện đang
được phát triển, công nghệ GIS đã cung cấp các phương tiện để quản lý và phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường ngày càng hữu hiệu hơn (Linh Chi,
2006).
Nghiên cứu đánh giá hiểm hoạ xói mòn và chất lượng đất cho các nước
thuộc phía nam của cộng đồng Châu Âu (1991). Nó được dựa trên 5 tập hợp dữ
liệu: đất, khí hậu, độ dốc, thực vật và thuỷ lợi.
Mô hình hoá đám cháy tự nhiên trong khu vực địa trung hải (1992): Mục

đích chung của nghiên cứu này là mô hình hành vi các đám cháy tự nhiên để tìm ra
mối nguy cơ xuất hiện và lan tràn hoả hoạn dựa trên HTTTĐL.
Nghiên cứu độ mặn của đất và giám sát ngập nước tại tỉnh IS Mailia – Ai cập
(1992): Những khả năng lập bản đồ và điều tra độ mặn của nước bằng viễn thám và
HTTTĐL đã được thử nghịêm trong giai đoạn đầu của dự án. Đầu ra của nghiên
cứu này là có hứa hẹn và đề tài được chuyển sang giai đoạn ứng dụng. Năm 1999
De Jaeger đã nghiên cứu lập bản đồ địa mạo bằng ảnh vệ tinh TK-300 của Nga và

11


HTTTĐL cho thung lũng Wadi Mujib (Jonrdan). Kết quả đã thành lập được bản đồ
địa mạo và thành lập được bản đồ rủi ro môi trường.
Tổ chức Bảo tồn quốc tế và chính phủ Malagasy đã sử dụng GIS để kiểm
soát sự phân bố của các loài thực vật ở Madagascar. Bản đồ này biểu diễn các loài
thực vật của miền nam Madagascar bằng các màu khác nhau và biểu diễn các khu
bảo tồn bằng nền chéo. Với những thông tin này, có thể dễ dàng xác định các vùng
cần được bảo vệ hoặc các vùng hiện được bảo vệ có khả năng bị xâm hại.
Và một số nghiên cứu về lưu vực như: Sử dụng thông tin khoa học và logic
để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hệ sinh thái thuỷ sinh, hệ sinh thái trên cạn.
Xây dựng các tiêu chuẩn và biện pháp rõ ràng để kiểm tra và đánh giá hiệu quả của
việc quản lý lưu vực…
Vào năm 2009, cơ quan quản lý đất đai Singapore (SLA) đã tổ chức hội thảo
Map Asia – hội thảo quốc tế lớn nhất về ngành thông tin địa lý. Hội chợ này là cuộc
hội tụ cộng đồng địa lý quốc tế lớn nhất tại Châu Á với sự góp mặt của các chuyên
gia và những người đang làm trong ngành thông tin địa lý trên toàn cầu. Chủ đề của
hội thảo là “ Kết nối cộng đồng địa lý không gian – Mở ra một chiều hướng mới”.
Chủ đề này được chọn nhằm làm nổi bật một chiều hướng mới mà công cụ địa lý
không gian kiểu như hệ thống thông tin địa lý (GIS) đã được tạo ra hoặc có thể tạo
ra cho các doanh nghiệp và Chính phủ trong quy hoạch chiến lược và các hoạt động

kinh doanh. (Hội thảo địa lý Châu Á, 2009).
2.1.4 Hoạt động và nghiên cứu về ứng dụng GIS tại Việt Nam
Từ những năm 90, GIS được một số tổ chức và cơ quan của Việt Nam áp
dụng vào công tác chuyên môn. Việc áp dụng GIS ở Việt Nam hiện được các ngành
đã và đang tích cực áp dụng ví dụ như lĩnh vực tài nguyên môi trường, nông nghiệp
và phát triển nông thôn, giao thông.
Trong những năm qua, việc nghiên cứu, đào tạo và ứng dụng GIS đã được
triển khai rộng khắp trên cả nước. Ở khu vực duyên hải miền Trung và Tây Nguyên,
GIS đã được ứng dụng tương đối rộng rãi ở các trường Đại học và các cơ quan
chuyên môn thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.

12


Theo nguồn tin từ www.ThienNhien.Net,việc áp dụng công nghệ thông tin
trong lĩnh vực dữ liệu không gian những năm gần đây đã tiến những bước dài: từ hỗ
trợ lập bản đồ (CAD mapping) sang hệ thống thông tin địa lý (GIS). Để ứng dụng
hiệu quả hơn những công nghệ phần mềm này, ngày 02/02, tại Hà Nội, Cục Đo đạc
và Bản đồ - Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các đơn vị nghiên cứu,
sản xuất và phân phối phần mềm về Hệ thống thông tin địa lý (GIS) có trụ sở tại
Việt Nam như: ESRI, GIS Development, AAMHatch và HP, đã tổ chức buổi tọa
đàm “Cập nhật công nghệ không gian địa lý”. (Phan Kiên, 2010)
Ngày 15/11, Trường ĐH Khoa học Huế đã tổ chức Hội thảo Ứng dụng công
nghệ GIS trong nghiên cứu quản lý tài nguyên và môi trường năm 2009. Hội thảo là
dịp để các chuyên gia trong lĩnh vực này, các giảng viên đại học chuyên ngành địa
lý, địa chất, môi trường trên cả nước cùng chia sẻ những thành công trong việc
nghiên cứu, ứng dụng công nghệ GIS trong giảng dạy và phục vụ đời sống. Một số
công trình tiêu biểu được báo cáo tại hội thảo đó là: Một số ứng dụng GIS hỗ trợ
phòng chống và giảm nhẹ thiên tai tại TT Huế; ứng dụng mã nguồn mở thông tin
địa lý trong giảng dạy và nghiên cứu môi trường và tài nguyên thiên nhiên; ứng

dụng viễn thám và GIS trong địa lý, y học với ví dụ nghiên cứu bệnh sốt rét, công
nghệ GIS và ứng dụng trong bảo tồn đa dạng sinh học...
Nhận thấy những tiện ích của GIS, trong những năm qua Sở KH&CN Bến
Tre đã phối hợp với các ngành liên quan thực hiện đề tài “Nghiên cứu ứng dụng
Công nghệ Thông tin Địa lý để quản lý tư liệu điều tra cơ bản tỉnh Bến Tre”, kết
quả là đã xây dựng được cơ sở dữ liệu GIS tỉnh Bến Tre trên nền bản đồ tỉ lệ
1/25.000 với 16 lớp thông tin, 19 bản đồ Allats điện tử và xây dựng chương trình
khai thác dữ liệu GIS và Allats … Đây là cơ sở dữ liệu nền ban đầu để các ngành
ứng dụng công nghệ GIS vào lĩnh vực hoạt động của ngành. Và trong lĩnh vực tài
nguyên - môi trường: Đã xây dựng bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Bến Tre tỉ lệ 1/50.000,
cơ sở dữ liệu về số lượng và chất lượng đất của tỉnh, kết quả đã được chuyển giao
cho các ngành và huyện thị để ứng dụng trong nghiên cứu, quy hoạch ngành nông
lâm ngư, giúp cho việc truy tìm, thống kê phân loại đất trong vùng được nhanh

13


chóng hơn. Sở Tài nguyên - Môi trường cũng đã ứng dụng công nghệ GIS trong
quản lý và xác nhận quy hoạch sử dụng đất, đã xây dựng nhiều bản đồ số với nhiều
tỉ lệ khác nhau (1/50.000, 1/25.000, 1/5.000 ...) phục vụ cho công tác quản lý, quy
hoạch và thống kê.
Theo tác giả Bùi Quang Trung, 2006, với đề tài “Nghiên cứu tích hợp công
nghệ ảnh vệ tinh, công nghệ GIS và công nghệ GPS để thành lập bản đồ địa chính
cơ sở tỷ lệ 1/10 000 và 1/5 000”. Thời gian thực hiện từ tháng 4/2006 đến tháng
10/2007, kết quả đã đưa ra các giải pháp tích hợp công nghệ ảnh vệ tinh, công nghệ
GIS, LIS và công nghệ GPS để thành lập bản đồ địa chính cơ sở tỷ lệ 1/10000 và
1/5000. Các quy trình để thành lập bản đồ địa chính cơ sở tỷ lệ 1/10000, 1/5000.
Quy trình để thành lập 01 mảnh bản đồ địa chính cơ sở tỷ lệ 1/10000 bằng ảnh
SPOT-5 và 01 mảnh bản đồ địa chính cơ sở tỷ lệ 1/5 000 bằng ảnh QuickBird tại
khu vực ngoại thị Hà Nội.

Tác giả Nguyễn Quốc Khánh, 2007, đã “nghiên cứu ứng dụng công nghệ
viễn thám và GIS xây dựng bộ bản đồ hiện trạng tài nguyên thiên nhiên phục vụ
công tác quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh”, với đề tài nghiên cứu khoa học của
mình ông đã xây dựng được quy trình công nghệ thành lập bộ bản đồ hiện trạng tài
nguyên thiên nhiên trên cơ sở ứng dụng viễn thám và GIS. Hợp tác với Thái Lan
tham quan, học hỏi kinh nghiệm ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS xây dựng
bộ bản đồ hiện trạng tài nguyên thiên nhiên phục vụ quy hoạch bảo vệ môi trường
tại Thái Lan. Triển khai thử nghiệm thành lập bộ bản đồ hiện trạng tài nguyên thiên
nhiên trong phạm vị Thành phố Hải Phòng. ( theo )
Ứng dụng GIS và viễn thám trong việc thành lập bản đồ hiện trạng thảm thực
vật năm 2008 tỷ lệ 1:50.000 ở huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh, Nguyễn Quang Tuấn, Trần
Văn No, Đỗ Thị Việt Hương, Đại học Huế, xuất bản bởi tạp chí Khoa Học Số 58,
2010: Nhóm tác giả đã thành lập được bản đồ hiện trạng thảm thực vật huyện Kỳ
Anh, tỉnh Hà Tĩnh năm 2008 từ nguồn tư liệu viễn thám Landsat TM (Nguyễn
Quang Tuấn, Trần Văn No, Đỗ Thị Việt Hương , 2008).

14


×