Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

NGHIÊN CỨU BIẾN TÍNH NHIỆT TRE GAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

NGUYỄN THANH DANH

NGHIÊN CỨU BIẾN TÍNH NHIỆT TRE GAI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CHẾ BIẾN LÂM SẢN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

NGUYỄN THANH DANH

NGHIÊN CỨU BIẾN TÍNH NHIỆT TRE GAI

Ngành: Chế Biến Lâm Sản

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TS. PHẠM NGỌC NAM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2011 



 

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn:
− Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp cùng quý thầy cô trong khoa đã tận tình
dạy dỗ cho tôi trong suốt những năm theo học tại trường.
− Thầy TS. Phạm Ngọc Nam giáo viên hướng dẫn người đã tận tình hướng
dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
− Ban Giám đốc trung tâm nghiên cứu Chế biến Lâm sản, Giấy và bột giấy
cùng toàn thể các anh chị trong trung tâm đã giúp đỡ tôi trong việc thực
hiện đề tài này.
− Toàn thể các bạn lớp chế biến lâm 33 đã giúp đỡ tôi trong thời gian vừa
qua.
Tp.HCM, ngày 21 tháng 6 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thanh Danh

 

ii


 

TÓM TẮT
Đề tài: “Nghiên cứu biến tính nhiệt tre gai”. Thời gian thực hiện: Từ ngày

21/2/2011 đến ngày 21/6/2011. Địa điểm thực hiện: Trung tâm nghiên cứu Chế biến
Lâm sản, Giấy và bột giấy. Phương pháp nghiên cứu: biến tính nhiệt tre gai ở nhiệt
độ cao (1000C – 1200C).
Kết quả của đề tài là tìm ra một quy trình biến tính nhiệt tre gai phù hợp
nhất, nhằm hạn chế tỷ lệ khuyết tật của tre gai và rút ngắn thời gian xử lý tre gai,
nâng cao hiệu quả kinh tế trong việc sử dụng tre gai làm nguyên liệu sản xuất hàng
mộc nội thất.
Trong quá trình thí nghiệm biến tính tre gai ở nhiệt độ 1000C – 1200C, chúng
tôi chia ra thành 9 chế độ biến tính: biến tính nhiệt tre gai với thời gian xử lý 6h,
12h, 18h. Qua 9 chế độ biến tính này, chúng tôi dựa vào tỷ lệ khuyết tật của tre gai
và chi phí biến tính sau mỗi mẻ biến tính để tìm ra một quy trình biến tính phù hợp
nhất. Sau khi tìm ra được quy trình biến tính nhiệt tre gai phù hợp, tiến hành kiểm
tra tính chất cơ học của tre gai sau khi biến tính.
Qua việc nghiên cứu mối quan hệ giữa nhiệt độ biến tính và thời gian xử lý
ban đầu đến chất lượng của tre gai sau khi biến tính, kết hợp kiểm tra tính chất cơ
học của tre gai sau biến tính, đề xuất ra một quy trình công nghệ biến tính nhiệt tre
gai tối ưu nhất. Kết quả nghiên cứu: biến tính nhiệt tre gai ở nhiệt độ 100,10C với
thời gian xử lý ban đầu τ = 8,9h, thời gian biến tính là 58,34h và tỷ lệ khuyết tật
4,39% là quy trình biến tính nhiệt phù hợp nhất.

 

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... vii

DANH SÁCH CÁC BẢNG ................................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH...................................................................................... ix
Chương 1: MỞ ĐẦU ..................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .........................................................................................................1
1.2. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu .......................................................................2
Chương 2: TỔNG QUAN ..........................................................................................3
2.1. Tổng quan về biến tính .....................................................................................3
2.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ..............................................................3
2.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ...............................................................4
2.1.3. Một số phương pháp công nghệ biến tính gỗ .............................................5
2.1.3.1. Biến tính hóa cơ ...................................................................................5
2.1.3.2. Biến tính nhiệt hóa học ........................................................................5
2.1.3.3. Biến tính phóng xạ hóa học .................................................................6
2.1.3.4. Biến tính nhiệt cơ .................................................................................6
2.2. Tổng quan về tre ...............................................................................................6
2.2.1. Nguồn gốc phân bố tre nứa thế giới ...........................................................6
2.2.2. Nguồn tre nứa ở Việt Nam .........................................................................7
2.2.3. Công dụng của tre.......................................................................................9
2.3. Cơ sở lý thuyết của biến tính nhiệt tre gai ..................................................... 11
2.3.1. Quá trình di chuyển ẩm trong quá trình biến tính nhiệt .......................... 11
2.3.2. Quá trình bay hơi nước trên bề mặt của tre ............................................. 11

 

iv


2.3.3. Quá trình trao đổi ẩm............................................................................... 12
Chương 3: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 13
3.1. Mục đích nghiên cứu đề tài............................................................................ 13

3.2. Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 13
3.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 13
3.3.1. Các phương pháp xác định độ ẩm ........................................................... 13
3.3.2. Phương pháp theo dõi quá trình giảm ẩm của tre gai trong biến tính ..... 15
3.3.3. Phương pháp theo dõi quy trình biến tính nhiệt ...................................... 16
3.3.4. Phương pháp xác định tỷ lệ khuyết tật của tre gai .................................. 16
3.3.5.Cơ sở thành lập chế độ biến tính nhiệt ..................................................... 17
3.3.6. Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................... 18
3.4. Thiết bị biến tính nhiệt ................................................................................... 18
3.5. Phương pháp xác định tính chất cơ học của tre gai sau khi biến tính ........... 20
3.5.1. Số lượng và quy cách mẫu thử .................................................................20
3.5.2. Phương pháp xác định tính chất cơ học .................................................. 20
3.5.2.1. Ứng suất uốn tĩnh ...............................................................................21
3.5.2.2. Ứng suất nén dọc thớ ........................................................................ 23
3.5.2.3. Ứng suất nén ngang thớ .....................................................................24
Chương 4: KẾT QUẢ - THẢO LUẬN .................................................................. 25
4.1. Đặc điểm, cấu tạo, tính chất của nguyên liệu sấy .......................................... 25
4.1.1. Đặc điểm, cấu tạo của tre gai ...................................................................25
4.1.2. Một số chỉ tiêu tính chất cơ học của tre gai..............................................28
4.2. Thí nghiệm biến tính nhiệt tre gai...................................................................29
4.2.1. Biến tính thực nghiệm tre gai với thời gian xử lý ban đầu τ = 6 giờ .......29
4.2.2. Biến tính thực nghiệm tre gai với thời gian xử lý ban đầu τ =12 giờ ......31
4.2.3. Biến tính thực nghiệm tre gai với thời gian xử lý ban đầu τ =18 giờ ......32
4.3. Kết quả thực nghiệm ...................................................................................... 34
4.3.1. Lập ma trận thí nghiệm ........................................................................... 35
4.3.2. Kết quả xử lý số liệu xác định các phương trình hồi quy ....................... 35

 

v



4.3.3. Xác định các thông số tối ưu ....................................................................36
4.4. Các dạng khuyết tật của tre gai sau khi sấy ................................................... 37
4.5. Xác định tính chất cơ học .............................................................................. 38
4.5.1. Ứng suất uốn tĩnh xuyên tâm và tiếp tuyến..............................................38
4.5.2. Ứng suất nén dọc thớ và ngang thớ ..........................................................39
4.6. Đề xuất quy trình biến tính nhiệt tre gai ........................................................ 41
Chương 5: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ................................................................. 42
5.1. Kết luận .......................................................................................................... 42
5.2. Kiến nghị........................................................................................................ 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 44
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 46 
 

 

 

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
W

Độ ẩm tuyệt đối của tre

Wa

Độ ẩm tương đối của tre


We

Độ ẩm sau cùng của tre sau khi biến tính

G

Khối Lượng tre tươi

G0

Khối lượng tre khô kiệt

P%

Tỷ lệ khuyết tật

σxt

Ứng suất uốn tĩnh xuyên tâm

σtt

Ứng suất uốn tĩnh tiếp tuyến

σndọc

Ứng suất nén dọc thớ

σnngang


Ứng suất nén ngang thớ

XT

Xuyên tâm

TT

Tiếp tuyến

ND

Nén dọc

NN

Nén ngang

τ

Thời gian xử lý

KT

Khuyết tật

 

vii



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích phân bố rừng tre nứa các vùng....................................................8
Bảng 2.2: Diện tích rừng hỗn giao + tre nứa...............................................................9
Bảng 3.1: Kích thước và số lượng mẫu khảo sát của tre gai.................................... 20
Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu tính chất cơ học của tre gai. ............................................ 28
Bảng 4.2: Mức và khoảng biến thiên của các yếu tố nghiên cứu ............................ 29
Bảng 4.3: Biến tính tre gai với thời gian xử lý τ = 6 giờ, ở ba mức nhiệt độ .......... 30
Bảng 4.4: Biến tính tre gai với thời gian xử lý τ = 12 giờ, ở ba mức nhiệt độ ........ 31
Bảng 4.5: Biến tính tre gai với thời gian xử lý τ = 18 giờ, ở ba mức nhiệt độ ........ 33
Bảng 4.6: Tổng hợp kết quả số liệu thực nghiệm biến tính tre gai .......................... 34
Bảng 4.7: Kết quả tính toán tối ưu hàm một mục tiêu ............................................. 36
Bảng 4.8: Kết quả tính toán tối ưu hóa hàm đa mục tiêu ......................................... 37
Bảng 4.9: Tổng hợp ứng suất uốn tĩnh XT và TT của tre gai sau khi biến tính. .... 38
Bảng 4.10: Tổng hợp ứng suất ND và NN của tre gai sau khi biến tính. ................ 40

 

 

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 3.1: Độ ẩm thăng bằng .................................................................................... 15
Hình 3.2: Dàn nhiệt và cánh quạt của thiết bị biến tính. .......................................... 19
Hình 3.3: Cấu tạo bên trong của thiết bị biến tính nhiệt. ......................................... 19
Hình 3.4: Mẫu thí nghiệm xác định ứng suất uốn tĩnh ............................................ 20
Hình 3.5: Mẫu thí nghiệm xác định ứng suất nén dọc và ngang thớ. ...................... 20

Hình 3.6: Máy thử ứng suất uốn tĩnh. ...................................................................... 23
Hình 3.7: Máy thử ứng suất nén dọc thớ và ngang thớ. ........................................... 24
Hình 4.1: Phân bố của tre gai ở Việt Nam. .............................................................. 26
Hình 4.2: Một bụi tre gai. ......................................................................................... 28
Hình 4.3: Thân cây tre gai. ....................................................................................... 29
Hình 4.4: Đường giảm ẩm của tre gai biến tính nhiệt ở ba cấp nhiệt độ và có thời
gian xử lý ban đầu là 6 giờ ....................................................................................... 30
Hình 4.5: Đường giảm ẩm của tre gai biến tính nhiệt ở ba cấp nhiệt độ và có thời
gian xử lý ban đầu là 12 giờ ..................................................................................... 32
Hình 4.6: Đường giảm ẩm của tre gai biến tính ở ba cấp nhiệt độ có thời gian xử lý
ban đầu là 18 giờ ...................................................................................................... 33
Hình 4.7: Các khuyết tật của tre gai sau khi biến tính ............................................. 38
Hình 4.8: So sánh ứng suất uốn tĩnh XT của tre gai không biến tính và biến tính. . 39
Hình 4.9: So sánh ứng suất uốn tĩnh TT của tre gai không biến tính và biến tính. . 39
Hình 4.10: So sánh ứng suất ND thớ của tre gai không biến tính và biến tính........ 40
Hình 4.11: So sánh ứng suất NN thớ của tre gai không biến tính và biến tính........ 40

 

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây tre luôn gắn bó mật thiết với cuộc sống con người, từ khi sinh ra và lớn lên
cho đến khi trở về cõi chết. Nó là nguyên liệu được sử dụng trong nhiều lĩnh vực
của đời sống. Nếu không có tre chắc chắn con người sẽ thiếu đi một phần thiết bị
hữu hiệu trong công việc và thiếu đi sự hấp dẫn về tinh thần.
Tre được sử dụng để sản xuất các sản phẩm từ trong nhà cho đến ngoài trời, từ

vật dụng nhỏ cho đến lớn, từ công cụ thô sơ đến tác phẩm mỹ thuật. Tre đã được
các thi ca sánh như cái nôi không thể thiếu của làng quê, giúp bảo vệ nước non,
đình làng, mùa màng và vũ khí đánh giặc.
Ngày xưa, tre nứa còn nhiều, nên chúng ta không cần phải nghiên cứu phát triển
nguồn tài nguyên thiên nhiên này. Ở thời điểm hiện nay, do sức ép về sự gia tăng
dân số và sự khai thác đến cạn kiệt nguồn tài nguyên quý giá này dẫn đến sự thiếu
hụt nghiêm trọng nguồn nguyên liệu tre nứa. Trong tương lai nhu cầu về tre nứa
ngày càng tăng và khoảng cách cung với cầu ngày càng lớn. Vì vậy, đẩy mạnh việc
nghiên cứu, sản xuất, sử dụng bền vững và phát huy nguồn tài nguyên tre nứa.
Mặt khác, diện tích rừng tự nhiên nước ta giảm nhanh chóng không đáp ứng đủ
cho nhu cầu sử dụng gỗ ngày càng cao của xã hội. Dù tre nứa là loại lâm sản ngoài
gỗ nhưng với thế mạnh về trữ lượng lớn và chu ky khai thác ngắn, tre nứa đã và
đang thay thế một phần nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp giấy và công nghiệp
chế biến lâm sản. Các sản phẩm công nghiệp có giá trị như : ván sàn tre, ván ghép
thanh tre, ván tre gỗ kết hợp, các loại sản phẩm trang trí nội thất bằng tre nứa, song
mây kết hợp và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đang từng bước được hoàn thiện để
giành chỗ đứng trên thị trường.

 

1


Những năm gần đây ngành công nghiệp chế biến gỗ ngày càng phát triển
mạnh, nguồn tài nguyên rừng ngày càng khan hiếm, đồng thời tình trạng chặt phá
rừng ngày càng tăng. Do đó nguồn nguyên liệu gỗ ngày càng ít đi,vì vậy việc sử
dụng các nguồn lâm sản ngoài gỗ như: tre, nứa… là một giải pháp rất có hiệu quả
cho ngành chế biến lâm sản.
Để đảm bảo nguồn nguyên liệu sản xuất, việc nâng cao hiệu quả, chất lượng
tre sau khi sấy vừa rất ngắn được thời gian sấy và giảm tỷ lệ khuyết tật là vấn đề rất

cần thiết. Do vậy việc nghiên cứu biến tính tre là nhu cầu cầp thiết trong sản xuất
hàng mộc. Dưới sự hướng dẫn của thầy TS. Phạm Ngọc Nam, chúng tôi tiến hành
thực hiện đề tài “Nghiên cứu biến tính nhiệt tre gai”.
1.2. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Do yêu cầu của đề tài là làm thế nào để tìm ra được quy trình biến tính nhiệt
phù hợp.Với điều kiện và thời gian cho phép nên đề tài chỉ thực hiện những mục
tiêu sau:
Thí nghiệm biến tính tre gai, để tìm ra một quy trình biến tính nhiệt hợp lý.
Xây dựng quy trình biến tính nhiệt tre gai.
Kiểm tra tính chất cơ học của tre gai sau khi biến tính.

 

 

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về biến tính
2.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Biến tính gỗ tự nhiên và ván gỗ nhân tạo bằng phương pháp cơ – nhiệt, hóa –
nhiệt hoặc cơ – hóa – nhiệt đã mở ra khả năng ứng dụng và cạnh tranh mới của gỗ
với các vật liệu tổng hợp. Ý tưởng biến tính gỗ để cải thiện độ bền tự nhiên của gỗ
đã có cách đây gần một thế kỷ, nhưng mãi đến những thập niên gần đây vấn đề này
mới được quan tâm nghiên cứu và phát triển cho sản xuất.
Vào năm 1930, Đức, Liên Xô cũ đã có những nghiên cứu về biến tính gỗ bằng
phương pháp nén, ép tăng khối lượng thể tích gỗ sau khi đã hóa dẻo, nhằm làm tăng
độ bền tự nhiên của gỗ, sản phẩm biến tính đạt được trong giai đoạn này là gỗ nén

làm thoi dệt, tay nắm công cụ, những chi tiết chịu mài mòn, ống sợi… Vào đầu năm
1932, Liên Xô nghiên cứu biến tính gỗ bằng hai phương pháp ép làm tăng tính chất
cơ lý của gỗ đó là: ép nén với sự làm nóng gỗ trong môi trường hơi nước bão hào
hoặc gỗ được tẩm trước và gỗ được xử lý trong môi trường độ ẩm cao.
Vào năm 1936 một số nhà khoa học của Liên Xô đã tìm ra phương pháp đưa
vào trong vật liệu gỗ các loại hóa chất Monome hoặc Polime, dung dịch Bakelit 5 –
10 %. Năm 1966 G.V.Klard viện nghiên cứu gỗ vùng Siberi đã sử dụng dung dịch
Furfurol tẩm vào gỗ tạo vật liệu gỗ có độ bền cơ học cao. Vào khoảng năm 1982 có
nhiều nghiên cứu biến tính gỗ, ví dụ phương pháp cho vào gỗ dung dịch U – F có
khối lượng phân tử thấp bằng phương pháp tẩm có áp lực, các loại nhựa tổng hợp và
hợp chất của chúng, phương pháp biến tính gỗ hóa cơ bằng cách hóa dẻo gỗ bằng
Urê… Bên cạnh những phương pháp trên thì biến tính gỗ bằng phương pháp bức xạ
- hóa học cũng được Mỹ, Liên Xô và Trung Quốc nghiên cứu vào những năm 1969,
sử dụng tia chiếu xạ gây phản ứng đa tụ ở các đơn thể tẩm vào trong gỗ tạo nên sản
phẩm Polime hóa gỗ chất lượng cao. Năm 1984 Học viện công nghệ Hoa Đông và

 

3


nhà máy gỗ Thượng Hải nghiên cứu sản xuất gỗ biến tính từ gỗ lá rộng, Viện khoa
học Lâm Nghiệp Trung Quốc nghiên cứu sản xuất gỗ biến tính từ cây gỗ keo trắng.
Chất lượng gỗ biến tính của một số loại gỗ có khối lương thể tích thấp đạt được
khối lượng thể tích 0,80 – 1,40 (g/cm3),gỗ có độ cứng lớn hơn nhiều so với gỗ tự
nhiên, có độ bền cơ học cao, chịu mài mòn lớn.
Từ thập niên 90 cho đến nay, các nghiên cứu và công nghệ về biến tính gỗ được
phát triển mạnh khi nhu cầu nguyên liệu gỗ ngày càng cao và đặc biệt trước sự quan
tâm ứng dụng các loại gỗ có độ bền tự nhiên thấp như các loại gỗ trồng mọc nhanh.
Ở Nhật Bản năm 1994 đã nghiên cứu gỗ biến tính theo phương pháp xông khói

EDS (Ecology Dry System) và gỗ biến tính theo phương pháp xông 1995. Hiện nay
ở Châu Âu: gỗ “Retited” theo phương pháp Now (New option wood) của Pháp
nghiên cứu năm 1999, gỗ “PLATO” (gỗ biến tính nhiệt bằng phương pháp PLATO
(Providing Lasting Advanced Timber Option – Process)) của Hà Lan nghiên cứu
năm 2001.
Nhìn chung công nghệ biến tính gỗ trên thế giới đã rất phát triển và đã có nhiều
thành công to lớn trong nghiên cứu, sản xuất ra nhiều sản phẩm gỗ biến tính sử
dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy vậy ngành chế biến gỗ Việt Nam chưa
thể áp dụng những kết quả nghiên cứu này vào sản xuất được do nước ta có nguồn
nguyên liệu gỗ rừng trồng vùng nhiệt đới, thiết bị công nghệ chưa phù hợp.
2.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Vào cuối những năm 1969, bộ môn gỗ - ván nhân tạo thuộc Viện nghiên cứu
Lâm nghiệp và sau đó ở Viện công nghiệp rừng đã tiến hành thí nghiệm biến tính
các loại gỗ Vạng trứng (Endoepermum sinensis Benth), gỗ mỡ (Manglietica album
raeush),gỗ trám trắng (Canarium album raeush) bằng phương pháp nhiệt – cơ và
hóa – cơ kết hợp. Năm 1980, bằng phương pháp cơ – hóa – nhiệt tác giả Nguyễn
Trọng Nhân (Viện nghiên cứu Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam) đã nghiên cứu tạo
ra được sản phẩm gỗ ép làm thoi dệt từ gỗ Vạng trứng thay cho thoi dệt nhập từ
Trung Quốc, Liên Xô. Vào những năm 1980, khi ngành dệt chúng ta còn sử dụng
các loại máy dệt có thoi, chúng ta đã phải nhập nhiều thoi dệt từ Trung Quốc, Liên

 

4


Xô. Do thoi dệt nhập khẩu rất đắt, dần dần chúng ta đã nghiên cứu và tạo ra các loại
thoi dệt từ gỗ ép và nhựa Phenol.
Vì vậy hướng nghiên cứu biến tính gỗ ở trong nước là hết sức cần thiết và có ý
nghĩa. Nó đã mở ra hướng nghiên cứu quá trình biến tính gỗ của nước ta đặc biệt là

gỗ rừng trồng, mềm, có tốc độ tăng trưởng nhanh, thay thế các loại gỗ cứng, sinh
trưởng chậm từ gỗ rừng tự nhiên. Đây là điều rất phù hợp với chủ trương chính
sách trồng rừng và sử dụng gỗ rừng trồng của Nhà nước ta. Điều này chẳng những
nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo công ăn việc làm mà còn giúp cho chúng ta đa
dạng hóa loại hình sử dụng.
2.1.3. Một số phương pháp công nghệ biến tính gỗ
2.1.3.1. Biến tính hóa cơ
Biến tính gỗ bằng phương pháp hóa cơ tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, bằng
cách nhồi hoặc tẩm vào tế bào gỗ các monome hay polime, dưới tác dụng của nhiệt
hay các tác nhân hóa học hóa khác làm cho nó đóng rắn trong các vách tế bào gỗ.
Đó là các chất kết dính có nguồn gốc khác nhau, các loại nhũ dịch… Ngoài ra người
ta còn tiến hành làm mềm gỗ bằng các dung dịch amoniac, urê hoặc các chất khác…
Xử lý gỗ bằng amoniac có sự tham gia của nước sẽ làm tăng độ dẻo nhờ sự thủy
phân các liên kết este phức tạp trong cấu trúc tế bào gỗ. Sau khi nén gỗ, nước và
amoniac tác dụng như những chất làm dẻo và chúng được đẩy ra ngoài trong quá
trình sấy. Kết quả nén gỗ sẽ cho ta các sản phẩm với cấu trúc mới, ổn định và có
tính cơ vật lý cao.
2.1.3.2. Biến tính nhiệt hóa học
Cơ sở hóa học của phương pháp này là biến tính gỗ bằng các loại keo tổng hợp
rồi tiến hành xử lý nhiệt. Dưới tác dụng của nhiệt trong thời gian nhất định, các loại
keo sẽ chuyển hóa từ trạng thái lỏng, quánh vào trạng thái đặc rồi đóng rắn hoàn
toàn.
Bằng phương pháp nhiệt hóa, người ta xác định được loại hình liên kết có hiệu
quả nhất để ứng dụng nó trong quá trình biến tính gỗ. Phương pháp này tạo ra hàng
loạt sản phẩm mới đa dang với nhiều tính năng: cách âm, cách nhiệt, chịu mài mòn,

 

5



tính chống lửa cao, chịu tác động của các hóa chất,chống được sự phá hoại của
nhiều sinh vật, chịu được tác động của khí hậu nóng ẩm.
2.1.3.3. Biến tính phóng xạ hóa học
Bản chất của phương pháp này là dùng gỗ tự nhiên có độ ẩm ban đầu nhỏ
(10%) cho vào các thiết bị kín tạo chân không thấp (0,005

0,013 μp), (20

30)

phút rồi tẩm các monome. Nhờ độ chân không bé rồi gỗ sẽ hấp thụ các monome.
Thời gian để thực hiện phương pháp này phụ thuộc vào kích thước cấu tạo từng loại
gỗ, độ quánh của monome.
Gỗ tẩm xong người ta lấy các monome dư ra ngoài thiết bị và đưa thùng gỗ vào
buồng chiếu sáng. Dưới tác dụng của tia, các monome được polime hóa trong các
mao quản, trên vách tế bào gỗ, tạo cho gỗ có tác dụng cơ vật lý ưu việt hơn nhiều so
với tính chất tính ban đầu của nó.
2.1.3.4. Biến tính nhiệt cơ
Dưới tác dụng của nhiệt độ trong môi trường ẩm sẽ làm cho các nguyên liệu gỗ
mềm ra, tính dẻo của nó cũng biến đổi theo. Căn cứ vào đặc điểm này, người ta
nghiên cứu xử lý nhiệt dưới nhiều hình thức khác nhau: đốt nóng hoặc hấp nóng
bằng hơi nóng trong các thiết bị kín, sau khi được làm mềm và làm dẻo, gỗ được
nén trong các khuôn nóng để ổn định về hình dạng và kích thước. Quá trình nén làm
giảm thể tích gỗ, làm tăng khối lượng riêng. Điều cực kỳ quan trọng khi nén gỗ là
phải giữ nguyên được cấu trúc, không phá vỡ các vách tế bào làm dập các mao
mạch, mà chỉ thu hẹp kích thước nguyên liệu ban đầu tới giới hạn tùy ý. Phương
pháp này cho phép sản xuất ra các sản phẩm có những tính chất có thể dự đoán
được: khối lượng riêng, độ nén, độ trương nở và độ hút nước của sản phẩm.
2.2. Tổng quan về tre

2.2.1. Nguồn gốc phân bố tre nứa thế giới
Tre nứa thuộc lớp thực vật một lá mầm, ngành thực vật hạt kín, họ Hòa Thảo có
nguồn gốc từ các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, từ Châu Á, sau đó lan sang các
nước Châu Phi và Châu Mỹ. Đến cuối thập niên 60 của thế kỷ 19, người Châu Âu
mới biết đến cây tre và vô cùng ngạc nhiên vì những ứng dụng của nó.

 

6


Phân bố tự nhiên của tre nứa trên thế giới do sự phân chia địa lí không đồng
đều nên tre nứa có thể xuất hiện nhiều hay ít ở nhiều nơi của vùng nhiệt đới, á nhiệt
đới và ôn đới trên thế giới, từ vùng ven biển đến vùng quanh năm tuyết phủ. Trừ
Châu Âu, các châu lục khác đều có tre nứa phân bố khoảng 1000 loài thuộc 91 chi.
Ở Đông bán cầu, tre nứa chủ yếu tập trung ờ vùng Nam Á và Đông Nam Á. Ở Tây
bán cầu sự phân bố tự nhiên của tre nứa kéo dài từ 39o25’ Bắc ở miền Đông nước
Mỹ đến 45o23’ Nam của Chile và thậm chí đến 47o Nam của Achenchina. Nhưng do
sự can thiệp của con người mà ranh giới của sự phân bố đã thay đổi rất lớn ở Châu
Mỹ, Châu Âu, nhiều giống tre được nhập vào chiếm một vị trí quan trọng trong việc
trang trí và được coi là nguồn nguyên liệu cho một số ngành
Diện tích tre nứa cả thế giới có khoảng 20 triệu ha, chiếm 2/3 diện tích toàn thế
giới. Trong đó Trung Quốc, Ấn Độ, Myanma là những nước có nguồn tài nguyên
phong phú nhất. Đặc biệt Trung Quốc là quốc gia đứng đầu về sản lượng tre
2.2.2. Nguồn tre nứa ở Việt Nam
Việt Nam là một trong những quốc gia thuộc trung tâm khu vực Đông Nam Á
với vùng nhiệt đới ẩm, là nơi thích hợp cho các loài thực vật phát triển. Chính vì
vậy, thực vật ở Việt Nam rất đa dạng và phong phú. Theo ông Phạm Hoàng Độ
(1990) đã thống kê được 102 loài tre nứa thuộc 19 chi ở Việt Nam. Nhưng giữa năm
2003, các nhà khoc học của Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam và Viện Điều

Tra Quy Hoạch đã phát triển thêm 6 chi, 21 loài lần đầu tiên được ghi nhận của Việt
Nam và 23 loài tre mới cho khoa học, đưa tổng số loài tre nứa của Việt Nam lên gần
150 loài thuộc 25 chi. Theo dự đoán nếu được đều tra đầy đủ, số tre nứa của Việt
Nam có thể lên đến 250 – 350 loài.
Theo Biswas (1995) thì Việt Nam có tới 92 loài tre thuộc 16 chi. Cũng năm
1995, Nguyễn Tử Ưởng và Nguyễn Đình Hưng đã thông báo có khoảng 150 loài tre
thuộc 20 chi ở Việt Nam. Theo Phạm Hoàng Độ tổng số tre nứa được thống kê năm
2000 là 23 chi và 121 loài. Gần đây kết nghiên cứu của các nhà thực vật Việt Nam
như Vũ Văn Dũng và các cộng sự (2003 – 2004) đã bổ sung nhiều loài tre mới ở
rừng Việt Nam và dự đoán nếu được điều tre đầy đủ hơn, tổng số tre nứa của Việt

 

7


Nam khoảng 200 loài và 30 chi. Trong “19 loài tre ưu tiên cao để quốc tế hành
động” thì Việt Nam có khoảng 6 – 7 loài.
Ở Việt Nam, tre nứa chủ yếu tập trung ở 3 khu vực:
− Núi cao: Đông Bắc, Tây Bắc, dãy Trường Sơn với độ cao từ 150 – 3000 m,
độ cao trung bình là 500 – 1500 m.
− Khu vực đồi cao: không quá 150 m nằm từ chân các dãy núi, ôm lấy vùng
đồng bằng.
− Khu vực đồng bằng.
Đặc điểm môi trường sinh thái của tre như sau:
− Lượng mưa miền Bắc từ 1000 – 3000 mm, trung bình 1500 – 2500 mm,
miền Nam trung bình là 2044 mm.
− Nhiệt độ trung bình về mùa hè: 22 – 28oC, về mùa đông: 12 -21oC, miền
Nam trung bình là 26,2oC.
− Độ ẩm trung bình từ 84 – 88% ít biến động trong cả năm.

− Về đất đai gồm: đất đỏ, vàng, đất đồi, phù sa màu mỡ.
Bảng 2.1: Diện tích phân bố rừng tre nứa các vùng.
Đơn vị tính: ha
Rừng tự nhiên
Vùng phân bố
Tây Bắc

2,933

Phòng
hộ
38,063

Đông Bắc

9,583

Bắc Trung Bộ

Rừng trồng

44,411

Đặc
dụng
0

97,706

72,697


19

5,520

13,014

24,720

63,558

73,874

213

4,039

60,601

ĐB Sông Hồng

113

82

0

0

0


0

Tây Nguyên

31,103

94,343

154,980

0

0

0

Đông Nam Bộ

14,732

29,753

5,387

3

25

338


Nam Trung Bộ

316

18,385

6,929

0

2

1

Đặc dụng

Sản xuất

Phòng hộ

Sản xuất

1,548

1,589

(Nguồn Viện điều tre quy hoạch rừng năm 2005)

 


8


Bảng 2.2: Diện tích rừng hỗn giao + tre nứa.
Đơn vị tính: ha
Vùng phân bố

Rừng tự nhiên
Đặc dụng

Phòng hộ

Sản xuất

Tây Bắc

6,481

57,715

2,297

Đông Bắc

17,316

79,428

52,217


Bắc Trung Bộ

13,197

42,247

19,168

ĐB Sông Hồng

2,616

1,040

0

Tây Nguyên

40,469

83,043

157,529

Đông Nam Bộ

38,668

50,016


18,888

Nam Trung Bộ

305

1,217

1,035

ĐB Sông Cửu Long

65

0

0

(Nguồn Viện điều tre quy hoạch rừng năm 2005)
2.2.3. Công dụng của tre
Thực phẩm và thức ăn gia súc: măng làm thực phẩm, lá gói bánh. Thành
phần dinh dưỡng của măng là 90% trọng lượng măng tre là nước, 2,4% protein (17
loại axit amin khác nhau), 2,5% đường , 0,05% béo, 0,06% - 1,2% sợi ăn được và
trên 10 loại khoáng chất khác. Lá tre, bẹ măng non, hạt tre là nguồn thức ăn cho trâu
bò.
Dược liệu và hóa chất: lá tre, tre non tri cảm cúm, cảm sốt, ho gà, trừ phiền
muộn. Tinh tre có tác dụng cầm máu rất tốt. Măng tre giải rượu, ích khí. Mỹ phẩm,
hương liệu từ các bộ phận của tre.
Vật liệu xây dựng: làm khung nhà với cột, kèo, mè có độ dài thích hợp, sàn

nhà, vách nhà, tấm ngăn.
Nguyên liệu giấy: tre có tỷ trong nhỏ hơn 1 (g/cm3) rất thích hợp cho nấu
nguyên liệu giấy vì dịch nấu dễ thẩm thấu, bột mau chín, chất lượng đồng đều.
Thành phần hóa học của tre có tỷ lệ Cellulose cao (50 - 60%). Xơ sợi có ưu điểm về
sợi dài (1-3 mm) và độ mềm dẻo hơn nhiều so với gỗ lá rộng (<1mm), rất thích hợp
để làm nguyên liệu sản xuất bột giấy nhất là giấy có chất lượng cao.

 

9


Nguyên liệu thủ công mỹ nghệ, đan lát: mũ nón, rổ lá, cặp sách, đến những
sản phẩm như bàn, ghế, giường tủ. Tre còn là nguồn năng lượng. Tre thô dùng làm
củi, than hoạt tính làm từ tre có nhiều tính năng vượt trội. Một số loại tre còn dùng
để ly trích tinh dầu như Bambusa gabba.
Bảo vệ môi trường: phủ xanh đất trồng đồi trọc, chống lũ lụt, điều hòa không
khí.
Một số công dụng khác: xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về giải trí ngày
càng tăng do đó với đặc điểm mọc thẳng, thân mảnh khảnh tre đóng vai trò quan
trọng trong việc trang trí, tạo ra vẻ đẹp mỹ quan, nâng cao giá trị đời sống tinh thần
của con người. Vì vậy, tre còn được xem là nguồn cung cấp bonsai, cây cảnh có giá
trị.
Tóm lại, giá trị kinh tế củ tre rất lớn, người ta ước tính hàng năm số lượng tre
sử dụng trong xây dựng chiếm 50% sản lượng khai thác từ việc sử dụng cọc móng,
giàn giáo, các kết cấu cần chịu lực đến sàn, trần, mái nhà, vách ngăn, khung nhà để
xuất khầu... Nhiều đồ dùng gia đình như: giường, chiếu, bàn, ghế, thúng, rỗ, đũa,...
làm bằng tre đều được dễ dàng tìm thấy trong các gia đình người Việt. Cùng với xu
thế hội nhập, nhiều loại tre ở Việt Nam được bạn bè thế giới biết đến và ưa chuộng
qua các mặt hàng truyền thống thủ công mỹ nghệ, nhạc cụ dân tộc, tranh thư pháp...

Tre dùng trong lĩnh vực này cũng chiếm khoảng 25 - 30% sản lương khai thác hàng
năm và ngày càng có xu hướng gia tăng.
Qua những đặc điểm trên của cây tre, chúng tôi quyết định chọn cây tre gai làm
nguyên liệu trong quá trình nghiên cứu biến tính nhiệt này. Vì tre gai có những đặc
điểm sau:
− Có khắp nơi trên đất nước ta.
− Dễ sinh trưởng và phát triển.
− Trữ lượng tre gai rất lớn.

 

10


2.3. Cơ sở lý thuyết của biến tính nhiệt tre gai
2.3.1. Quá trình di chuyển ẩm trong quá trình biến tính nhiệt
Trong quá trình biến tính nhiệt tre gai, lớp nuớc ở bên trong có xu hướng dịch
chuyển ra phía bề mặt của tre, chủ yếu là mặt cắt ngang của tre, hơi nuớc sẽ tiếp tục
bay hơi nhưng tốc độ dịch chuyển nước từ trong ra ngoài thường chậm hơn tốc độ
bay hơi nước trên bề mặt của tre (mặt cắt ngang). Vì vậy lớp mặt ngoài thường khô
nhanh hơn các thớ tre bên trong. Nếu nhiệt độ không khí xung quanh càng cao, độ
ẩm không khí càng thấp, thì tốc độ bay hơi nước ở lớp mặt ngoài càng nhanh, lớp
mặt ngoài của tre càng chóng khô. Mặt khác do cấu tạo của tre cũng hạn chế sự di
chuyển nước từ bên trong ra ngoài bề mặt, do đó trong giai đoạn đầu của quá trình
biến tính, hình thành nên sự chênh lệch về độ ẩm giữa các lớp tre phía ngoài và phía
trong. Mức độ chênh lệch càng lớn thì sự di chuyển nước từ bên trong ra bên ngoài
càng mạnh và tre sẽ càng mau khô. Như vậy mức trên lệch độ ẩm trong tre là động
lực của tốc độ di chuyển nước bên trong ra mặt ngoài, mức độ chênh lệch càng lớn
thì tốc độ di chuyểng của nước càng nhanh. Khi tre khô xuống tới một mức nào
đó(Wa) thì tre sẽ bắt đầu có sự co rút lớn và sẽ không đồng đều giữa các thớ tre, dễ

sinh ra các khuyết tật.
Ngoài ra, sự chênh lệch của nhiệt độ giữa các lớp trong và bên ngoài của tre là
động lực thúc đẩy sự di chuyển của nước trong tre. Dưới sự chênh lệch nhiệt độ,
nước trong tre sẽ di chuyển từ nơi có nhiệt độ cao xuống nơi có nhiệt độ thấp, tức là
di chuyển cùng hướng với hướng di chuyển của nhiệt độ.
2.3.2. Quá trình bay hơi nước trên bề mặt của tre
Hiện tượng bay hơi nước của tre (chủ yếu trên mặt cắt ngang), chỉ xảy ra khi
không khí xung quanh chưa đạt đến trạng thái bão hòa (φ < 100%). Độ ẩm của
không khí xung quanh càng bé thì quá trình bay hơi nước càng dễ dàng, nước bay
hơi càng nhanh. Tuy nhiên ở điều kiện không khí bão hòa(φ = 100%) nước cũng có
khả năng bay hơi nhưng với điều kiện là nhiệt độ của hơi nước phải lớn hơn nhiệt
độ của không khí ứng với độ ẩm của không khí hiện tại. Bên trên bề mặt nước tự do
luôn luôn phủ một lớp không khí mỏng bão hòa hơi nước, lớp này dày hay mỏng là

 

11


do tốc độ luân chuyển của không khí quyết định. Nếu tốc độ dịch chuyển của lớp
không khí ngoài nhanh thì lớp này mỏng và ngược lại, làm cho lớp khí này đi vào
không khí xung quanh dễ dàng hơn. Tốc độ luân chuyển của không khí trên bề mặt
tre càng nhanh thì nước bay hơi càng mạnh.
2.3.3. Quá trình trao đổi ẩm
Lúc độ ẩm trên bề mặt ngoài của tre giảm xuống dưới điểm bão hòa thớ tre thì
bắt đầu xuất hiện một số điều kiện khác. Do áp suất nước trên bề mặt tre lúc đó thấp
xuống gần bằng áp suất hơi nước trong không khí trong cùng một mức nhiệt độ như
nhau. Vì lượng nước thoát ra mặt ngoài chậm, lượng nước thoát ra đủ thời gian
khuyết tán vào không khí nên tốc độ bay hơi của nước dần dần giảm đi và lúc này ta
không xác định lượng nước bay hơi trên bề mặt tre nữa, ta xem xét quá trình thoát

ẩm ra sao: lúc nào tre khô đi hay với điều kiện nào thì độ ẩm của tre hút ẩm trở lại.
Muốn tre ở trạng thái không thoát ẩm cũng như không hút ẩm trở lại(còn gọi là
trạng thái bão hòa) thì ta cần phải làm cho áp suất trên bề mặt tre bằng với áp suất
của không khí ẩm xung quanh nó (Ptre=Pkka).
+Ptre > Pkka thì tre sẽ thoát ẩm, nước trên các thớ tre sẽ di chuyển ra bề mặt tre và
thoát ra ngoài không khí, độ ẩm của tre sẽ giảm xuống.
+ Ptre < Pkka thì tre sẽ hút ẩm, không khí ẩm xung quanh bề mặt của tre trong thớ của
tre, độ ẩm của tre tăng lên.
Như vậy muốn tìm chiều của quá trình trao đổi ẩm giữa tre và lớp không khí ẩm
xung quanh bề mặt của tre thì cần phải xác định được giá trị áp suất tre và áp suất
không khí ẩm (Ptre và Pkka).

 

12


Chương 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Mục tiêu của đề tài nghiên cứu biến tính tre gai bằng phương pháp nhiệt nhằm
tìm kiếm một quy trình biến tính hợp lý. Quy trình này vừa có thể hạn chế khuyết
tật và tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu về đặc tính của tre gai.
- Nghiên cứu mối quan hệ giữa nhiệt độ biến tính và thời gian xử lý ban đầu
đến chất lượng tre sau biến tính.
- Kiểm tra tính chất cơ học của tre gai sau khi biến tính nhiệt.
- Đề xuất quy trình công nghệ biến tính nhiệt cho tre gai.

3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Các phương pháp xác định độ ẩm
Độ ẩm tương đối
Độ ẩm tương đối của tre là hàm lượng nước chứa trong tre qui về một đơn vị
khối lượng gỗ tươi và tính bằng công thức:
Wa = (G – G0)/G × 100%

(3.1)

Trong đó:
G: Khối lượng tre tươi (kg).
G0: Khối lượng tre khô kiệt (kg).
Độ ẩm tương đối của tre biến thiên trong khoảng 0% - 100%. Giữa trọng lượng
tre khô kiệt G0 và độ ẩm tương đối của tre có thể biểu diễn dưới dạng khác:
G0 = G × (1 – Wa)

 

13

(3.2)


Ngoài ra, việc xác định độ ẩm tre còn sử dụng máy đo độ ẩm dạng kim gâm để
xác định độ ẩm của tre gai. Nhưng với khoảng cách cho phép của máy đo ẩm này có
giói hạn (W= 0% - 36%) nên việc xác định độ ẩm ngoài khoảng cho phép này phải
xử dụng phương pháp xác định độ ẩm qua công thức (3.1).
Độ ẩm tuyệt đối của tre
Độ ẩm tuyệt đối của tre gai là hàm lượng nước chứa trong tre quy về đơn vị
trọng lượng tre khô kiệt và tính bằng công thức:

W = (G – G0)/G0 × 100%

(3.3)

Trong đó:
G: Khối lượng tre tươi (kg).
G0: Khối lượng tre khô kiệt (kg).
Trong thật tế người ta hay sử dụng độ ẩm này khi tính toán độ ẩm của tre hay
nói đến độ ẩm tuyệt đối của tre. Độ ẩm tương đối của tre biến thiên từ 0 - ∞.
Giữa khối lương khô kiệt và độ ẩm tuyệt đối của tre có mối quan hệ qua công thức:
G = G/(1 + W)

(3.4)

Độ ẩm thăng bằng của tre
Môi trường không khí các nhiệt độ và độ ẩm không khí không đổi
(0%<φ<100%). Nếu tre có độ ẩm lớn hơn độ ẩm của môi trường (W>Wx) thì tre sẽ
khô dần (quá trình giảm ẩm), nếu tre có độ ẩm bé hơn môi trường (Wẩm của tre sẽ tăng dần (quá trình hút ẩm), và hai quá trình này sẽ tiến tới Wx, tại đây
cả hai quá trình giảm ẩm và hút ẩm, sẽ gặp nhau và ngưng thoát ẩm cũng như hút
ẩm. Như vậy trong một điều kiện môi trường nhất định, quá trình hút ẩm và thoát
ẩm của tre chỉ đạt đến trạng thái Wx, khi đó áp suất hơi nước của không khí và áp
suất hơi nước trên bề mặt của tre là bằng nhau, độ ẩm của tre ở trạng thái này được
gọi là độ ẩm thăng bằng (W=Wx).
Độ ẩm thăng bằng của tre phụ thuộc rất nhiều vào môi trường biến tính, điển
hình là hai thông số cơ bản của môi trường biến tính: nhiệt độ của môi trường biến
tính và ẩm độ của môi trường biến tính. Do vậy, độ ẩm thăng bằng thường được
dùng làm thông số đặc trưng cho trạng thái môi trường biến tính cũng như sấy trong

 


14


việc thiết lập các qui trình biến tính nhiệt. Khi thay đổi nhiệt độ của môi trường biến
tính cũng dẫn đến sự thay đổi độ ẩm của không khí và làm biến đổi trạng thái của
môi trường biến tính. Nhiệt độ tăng lên khả năng hút ẩm của không khí cũng sẽ tăng
lên, khi lượng ẩm trong không khí là không đổi và tiếp tục tăng nhiệt độ sẽ làm cho
độ ẩm tương đối của không khí giảm, làm cho không khí trở nên khô hơn. Muốn tre
khô tới chừng mực nào thì ta cần điều tiết nhiệt độ và lượng ẩm có trong không khí
để đạt tới một trạng thái thích hợp.
Tuy nhiên, nếu để trong môi trường không khí có nhiệt độ và độ ẩm không đổi
(0%< φ <100%) gồm 2 mẫu tre: một mẫu có độ ẩm lớn hơn 30% và mẫu khác có độ
ẩm khoảng 0%. Trong quá trình quan sát theo dõi ta sẽ thấy mẫu có độ ẩm cao sẽ
dần dần khô đi (giảm dần) và mẫu có độ ẩm thấp sẽ bị ẩm dần lên (tăng ẩm), quá
trình đó là quá trình cân bằng độ ẩm. Nhưng độ ẩm thăng bằng của mẫu tre sau khi
giảm ẩm sẽ cao hơn so với tre khô hồi ẩm trở lại. Và giữa hai quá trình này sẽ có
một khoảng trên lệch ∆W = 1% đến 3%. Sau đây là biểu đồ diễn tiến độ ẩm của tre
ở vị trí thăng bằng của quá trình giảm ẩm và hồi ẩm:

Hình 3.1: Độ ẩm thăng bằng
3.3.2. Phương pháp theo dõi quá trình giảm ẩm của tre gai trong biến tính
Để theo dõi tiến trình giảm ẩm của tre gai trong quá trình biến tính, tôi tiến hành
sử dụng mẫu kiểm tra và đánh dấu các mẫu này. Để xác định độ ẩm tức thời của tre
gai, chúng tôi tiến hành lấy mỗi qui cách 3 mẫu, sau đó để 15 – 30 phút ngoài môi

 

15



×