Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

ỨNG DỤNG GIS TRONG ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG CỦA LOÀI BẠCH ĐÀN TRÊN CÁC LOẠI ĐẤT KHÁC NHAU TẠI CÔNG TY LÂM NGHIỆP IAPA HUYỆN KÔNG CHRO TỈNH GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (986.45 KB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗

NGUYỄN THỊ MỸ TRANG

ỨNG DỤNG GIS TRONG ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG CỦA
LOÀI BẠCH ĐÀN TRÊN CÁC LOẠI ĐẤT KHÁC NHAU TẠI
CÔNG TY LÂM NGHIỆP IAPA HUYỆN KÔNG CHRO TỈNH
GIA LAI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành Phố Hồ Chí Minh
07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗

NGUYỄN THỊ MỸ TRANG

ỨNG DỤNG GIS TRONG ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG CỦA
LOÀI BẠCH ĐÀN TRÊN CÁC LOẠI ĐẤT KHÁC NHAU TẠI
CÔNG TY LÂM NGHIỆP IAPA HUYỆN KÔNG CHRO TỈNH
GIA LAI

Ngành : Lâm nghiệp


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Giáo viên hướng dẫn
ThS. NGUYỄN THỊ MỘNG TRINH

Thành phố Hồ Chí Minh
07/2011

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này, Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn
sâu sắc đến:
È Công lao sinh thành và dưỡng dục của Ba má đã nuôi nấng tôi khôn lớn
và ăn học cho đến ngày hôm nay.
È Thầy Phạm Trịnh Hùng và cô Nguyễn Thị Mộng Trinh đã tận tình hướng
dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
È Thầy cô tại khoa Lâm nghiệp và thầy cô tại Phân hiệu Đại học Nông Lâm
TP HCM- Trường Đại học Nông Lâm TP HCM đã chỉ dạy tận tình và giáo dục
chúng tôi qua bốn năm đại học.
È Các cô chú, anh chị trong Công ty Lâm nghiệp IaPa, huyện Kông Chro,
tỉnh Gia Lai đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc ăn ở, đi lại và
thu thập số liệu.
È Tất cả bạn bè đặc biệt là các bạn cùng lớp DH07LNGL đã động viên và
giúp đỡ tôi trong những lúc khó khăn khi thực hiện luận văn.
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Mỹ Trang


ii


TÓM TẮT
Nội dung tóm tắt của báo cáo:
Đề tài nghiên cứu ứng dụng GIS trong việc đánh giá sinh trưởng của loài cây
Bạch đàn trên các loại đất khác nhau tại Công ty Lâm nghiệp IaPa huyện Kông
Chro, tỉnh Gia Lai.
Các phương pháp nghiên cứu:
Đề tài ứng dụng GIS xây dựng bản đồ chuyên đề khu vực nghiên cứu, nhằm
xác định được hiện trạng Bạch đàn nằm trên các loại đất nào, từ đó chọn ra hai loại
đất phục vụ cho nghiên cứu
Để đánh giá được sinh trưởng của Bạch đàn trên 2 loại đất khác nhau trên địa
bàn nghiên cứu, đề tài đã sử dụng phần mềm Excel vẽ biểu đồ so sánh trên 2 loại
đất lần lượt cho các nhân tố mật độ, đường kính ngang ngực (D1,3), chiều cao vút
ngọn (Hvn), trữ lượng cây. Sau kiểm tra trắc nghiệm F của phương sai 2 mẫu (FTest Two- Sample for Variances) để đánh giá sự khác biệt về phương sai 2 mẫu,
thực hiện mục đích này để làm cơ sở lý luận thực hiện t- Test có giả định 2 phương
sai giống nhau hay khác nhau phân. Từ đó, đánh giá được sinh trưởng của Bạch
đàn trên 2 loại đất khác nhau.
Kết quả đạt được:
Xây dựng bản đồ chuyên đề gồm bản đồ hiện trạng Bạch đàn và hiện trạng
đất tại khu vực nghiên cứu.
Bạch đàn sinh trưởng trên loại đất xói mòn trơ sỏi đá (E) tốt hơn trên loại đất
xám trên đá macma acid (Xa)

iii


MỤC LỤC
Trang

TRANG TỰA............................................................................................................... i
CẢM TẠ .....................................................................................................................ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
MỤC LỤC .................................................................................................................. iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG .................................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ........................................................................................ ix
Chương 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................ 1 
1.2. Giới hạn đề tài ...................................................................................................... 2 
1.3. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 2 
Chương 2 TỔNG QUAN .......................................................................................... 3 
2.1. Hệ thống thông tin địa lý (GIS) ........................................................................... 3 
2.1.1 Định nghĩa GIS .................................................................................................. 3 
2.1.2 Các yếu tố cấu thành GIS ................................................................................... 3 
2.1.3 Mục đích chung của các Hệ thông tin địa lý ...................................................... 4 
2.1.4 Ứng dụng của GIS trong quy hoạch sử dụng đất ............................................... 6 
2.2 Tình hình nghiên cứu sinh trưởng rừng trồng ở Việt Nam ................................... 8 
2.3 Tổng quan về đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 9 
2.3.1 Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 9 
2.3.2 Hình thái và đặc điểm sinh trưởng ..................................................................... 9 
2.3.3 Đặc tính sinh thái ............................................................................................... 9 
2.3.4 Công dụng và ý nghĩa kinh tế ..........................................................................10 
2.4.1. Đặc điểm tự nhiên ...........................................................................................12 
2.4.1.1 Vị trí địa lý ....................................................................................................12 

iv


2.4.1.2. Địa hình ........................................................................................................12 

2.4.1.3. Khí hậu thủy văn ..........................................................................................13 
2.4.1.4. Nhiệt độ ........................................................................................................13 
2.4.1.5. Lượng mưa ...................................................................................................13 
2.4.1.6. Gió ................................................................................................................13 
2.4.1.7. Độ ẩm ...........................................................................................................13 
2.4.1.8. Lượng bốc hơi ..............................................................................................13 
2.4.1.9. Nguồn nước và thủy văn ..............................................................................14 
2.4.2. Điều kiện dân sinh...........................................................................................14 
2.4.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................15 
2.4.4. Tài nguyên rừng và công tác phòng cháy chữa cháy rừng .............................19 
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................22 
3.1 Xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ bao gồm bản đồ loại đất và bản đồ hiện trạng
Bạch đàn ....................................................................................................................22 
3.1.1 Công tác ngoại nghiệp......................................................................................22 
3.1.2 Công tác nội nghiệp .........................................................................................22 
3.2 Phân tích sự ảnh hưởng của loại đất đến sự sinh trưởng và phát triển của Bạch
đàn .............................................................................................................................23 
3.2.1 Công tác ngoại nghiệp......................................................................................23 
3.2.2 Công tác nội nghiệp. ........................................................................................24 
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................25 
4.1 Xây dựng cơ sở dữ liệu .......................................................................................25 
4.1.1 CSDL không gian .............................................................................................25 
4.1.2 CSDL thuộc tính ..............................................................................................28 
4.2 Phân tích ảnh hưởng của loại đất lên sinh trưởng của Bạch đàn ........................28 
4.2.1 Nhân tố mật độ .................................................................................................29 
4.2.2 Nhân tố đường kính..........................................................................................32 
4.2.3 Nhân tố chiều cao .............................................................................................36 
4.2.4 Nhân tố trữ lượng .............................................................................................40 

v



4.2.5 Đánh giá kết quả đạt được................................................................................44 
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................45 
5.1 Kết luận ...............................................................................................................45 
5.2 Kiến nghị .............................................................................................................45 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................46 
PHỤ LỤC  

vi


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
GIS

Hệ thống thông tin địa lý.

Hvn

Chiều cao vút ngọn

D1.3

Đường kính bình quân

A

Tuổ

QĐ- UBND


Quyết định của ủy ban nhân dân

Ba

Đất bạc màu trên đá macma axit.

D

Đất dốc tụ thung lũng.

E

Đất xói mòn trơ sỏi đá.

Fa

Đất vàng đỏ trên đá granit, riolit.

Fk

Đất nâu đỏ trên đá bazan.

Fs

Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất

Ha

Đất mùn đỏ vàng trên đá macma axit.


P

Đất phù sa không đuợc bồi.

Ru

Đất nâu thẫm trên sản phẩm phong hóa.

X

Đất xám trên phù sa cổ.

Xa

Đất xám trên đá macma axit.

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Các chỉ tiêu khí hậu, thời tiết .......................................................................14
Bảng 2.2 Đặc điểm dân số ..........................................................................................15
Bảng 2.3 Số liệu thống kê diện tích lúa trong lâm phần .............................................16
Bảng 2.4 Thống kê tình hình sản xuất nương rẫy trên địa bàn ...................................17
Bảng 2.5 Biểu thống kê diện tích rừng và đất Lâm nghiệp ........................................19
Bảng 2.6 Diện tích rừng chia theo khả năng xảy ra cháy ...........................................20
Bảng 2.7 Diện tích rừng trồng ở các địa phương ........................................................21
Bảng 4.1 Kết quả trắc nghiệm F kiểm tra phương sai của 2 mẫu thông qua chỉ tiêu

mật độ ..........................................................................................................................31
Bảng 4.2 Kết quả so sánh giữa hai mẫu trên giả định chúng có phương sai bằng nhau
thông qua chỉ tiêu mật độ ............................................................................................32
Bảng 4.3 Kết quả trắc nghiệm F kiểm tra phương sai của 2 mẫu thông qua chỉ tiêu
đường kính ..................................................................................................................35
Bảng 4.4 Kết quả so sánh giữa hai mẫu trên giả định chúng có phương sai bằng nhau
thông qua chỉ tiêu đường kính ....................................................................................36
Bảng 4.5 Kết quả trắc nghiệm F kiểm tra phương sai của 2 mẫu thông qua chỉ tiêu
chiều cao .....................................................................................................................39
Bảng 4.6 Kết quả so sánh giữa 2 mẫu trên giả định chúng có phương sai bằng nhau
thông qua chỉ tiêu chiều cao........................................................................................40
Bảng 4.7 Kết quả trắc nghiệm F kiểm tra phương sai của 2 mẫu thông qua chỉ tiêu trữ
lượng ...........................................................................................................................43
Bảng 4.8 Kết quả so sánh giữa 2 mẫu trên giả định chúng có phương sai bằng nhau
thông qua chỉ tiêu trữ lượng ........................................................................................43
Bảng 4.9 Tổng kết quá trình thống kê phân tích qua các chỉ tiêu ...............................44

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 3.1 Sơ đồ tóm tắt quá trình số hóa ...................................................................23
Hình 3.2 Sơ đồ tóm tắt quá trình thực hiện ...............................................................24
Hình 4.1 Hiện trạng đất tại huyện Kông chro ..........................................................25
Hình 4.2 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ % của các loại đất tại huyện Kông chro ..................26
Hình 4.3 Hiện trạng các lô Bạch đàn khai thác tại công ty Lâm nghiệp IaPa ..........27
Hình 4.4 Biểu đồ thể hiện mật độ các lô Bạch đàn khai thác ...................................29
Hình 4.5 Biểu đồ thể hiện mật độ các lô Bạch đàn trên đất xói mòn trơ sỏi đá .......30
Hình 4.6 Biểu đồ thể hiện mật độ các lô Bạch đàn trên đất xám trên đá
macma acid................................................................................................................30

Hình 4.7 Biểu đồ thể hiện đường kính các lô Bạch đàn khai thác ............................33
Hình 4.8 Biểu đồ thể hiện đường kính Bạch đàn trên đất xói mòn trơ sỏi đá ..........34
Hình 4.9 Biểu đồ thể hiện đường kính Bạch đàn trên đất xám trên đá macma acid.34
Hình 4.10 Biểu đồ thể hiện chiều cao các lô Bạch đàn khai thác .............................37
Hình 4.11 Biểu đồ thể hiện chiều cao Bạch đàn trên đất xói mòn trơ sỏi đá ............ 38
Hình 4.12 Biểu đồ thể hiện chiều cao Bạch đàn trên đất xám trên đá macma acid ..38
Hình 4.13 Biểu đồ thể hiện trữ lượng của các lô Bạch đàn khai thác .......................41
Hình 4.14 Biểu đồ thể hiện trữ lượng trên đất xói mòn trơ sỏi đá ............................42
Hình 4.15 Biểu đồ thể hiện trữ lượng trên đất xám trên đá macma acid .................42

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đối với trồng rừng sản xuất, tiêu chuẩn quan trọng nhất để chọn cây trồng
rừng là hiệu quả kinh tế. Bạch đàn tuy chất lượng gỗ có giá trị kinh tế kém hơn một
số cây gỗ quý như cẩm lai, gõ mật, sao, dầu, giáng hương… Song gỗ dễ tiêu thụ,
mang lại hiệu quả kinh tế nhanh. Ngoài ra, chúng có một số ưu điểm khác là dùng
trong việc trang trí, đóng các đồ gỗ dùng ở ngoài trời rất bền và tốt, dùng trong xây
dựng, lá một số loài Bạch đàn cho hàm lượng tinh dầu cao và tốt, dùng trong ngành
dược điều trị cảm cúm, xoa bóp. ()
Trong chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng của Chính phủ, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đưa cây Bạch đàn là một trong những cây trồng
rừng sản xuất, làm vùng cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy giấy. Bởi, ngoài ưu
điểm về sinh trưởng nhanh, Bạch đàn còn cho hàm lượng về cenlluloz khá cao. Có
nhiều loại Bạch đàn, song chỉ phổ cập 3 - 4 loài được trồng rộng rãi ở các nước
nhiệt đới nói chung và Việt Nam nói riêng. Do vậy, để trồng Bạch đàn có hiệu quả,
vấn đề cần quan tâm và chú ý là chọn loài phù hợp với từng loại đất và từng vùng

sinh thái.
Việc ứng dụng công nghệ GIS để xây dựng hệ thống thông tin địa lý GIS
được ứng dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực từ lĩnh vực liên quan đến đất đai, tài
nguyên, môi trường đến những lĩnh vực kinh tế, xã hội như dân số, quản lý hành
chính nhà nước, quy hoạch, giao thông… Hệ thống thông tin địa lý đã trở thành hệ
thống quản lý thông tin không gian có khả năng lưu trữ, thống nhất, phân tích, mô
hình hóa và mô tả được nhiều loại dữ liệu, đặc biệt là khả năng phân tích và liên kết
dữ liệu không gian. Để có được những thông tin nhanh chóng và hiệu quả thì việc

1


sử dụng công nghệ GIS trong việc quản lý các nguồn dữ liệu Lâm nghiệp là hết sức
cần thiết trong công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng hiện nay. Việc các công
cụ hỗ trợ của công nghệ GIS, việc quản lý cơ sở dữ liệu sẽ thuận lợi hơn và nhanh
chóng hơn để đạt được hiệu quả trong công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng.
Xuất phát từ thực tế đó, đề tài “Ứng dụng GIS trong việc đánh giá sinh trưởng
của loài cây Bạch đàn trên các loại đất khác nhau tại Công ty Lâm nghiệp IaPa
huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai”, được thực hiện nhằm đóng góp một phần nào đó
vào công tác nghiên cứu nâng cao chất lượng rừng trồng cho mục đích kinh doanh
cũng như phục vụ các mục đích khác.
1.2. Giới hạn đề tài
Do giới hạn về mặt thời gian nên đề tài không chú ý đến các yếu tố sinh
trưởng và phát triển khác của Bạch đàn như khí hậu, địa hình, độ dốc, tác động của
biện pháp lâm sinh. Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu vào sự ảnh hưởng của loại đất
lên sinh trưởng và phát triển của Bạch đàn tại huyện Kông chro, Gia Lai.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS về đất và hiện trạng rừng trồng Bạch đàn tại
huyện Kông chro, Gia Lai.
Đánh giá sự ảnh hưởng của hai loại đất khác nhau đến sự sinh trưởng của

Bạch đàn tại khu vực nghiên cứu.

2


Chương 2
TỔNG QUAN

2.1. Hệ thống thông tin địa lý (GIS)
2.1.1 Định nghĩa GIS
GIS (Geographic Information System) – Hệ thống thông tin địa lý được định
nghĩa như một hệ thống thông tin bao gồm các quá trình đầu vào (input), truy xuất
(retrieve), xử lý (process), phân tích (analyze) và đầu ra (output) các dữ liệu tham
chiếu hay các dữ liệu về không gian địa lý nhằm hỗ trợ việc ra quyết định về các dự
án cũng như việc quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và vấn đề môi trường.
2.1.2 Các yếu tố cấu thành GIS
Máy tính
(Phần cứng, phần
mềm,…)

Dữ liệu không gian

Người sử dụng

địa lí (bản đồ, không

(thiết kế, cập nhập,

ảnh, ảnh vệ tinh)


phân tích...)

Nguồn: Trần Duy Đắc, 2009
Hình 2.1 Các yếu tố cấu thành GIS


Phần cứng:

3




Đơn vị xử lý trung tâm (CPU) như những máy tính thông thường

(PC).


Bộ nhớ.



Các thiết bị ngoại vi (nhập/xuất)

• Phần mềm:


Hệ điều hành: Windows




Các trình biên dịch và những phần mềm liên quan đến GIS.



Phần mềm chính: ESRI: Arc GIS (Arc/Info), ArcView; Geomedia;

MapInfo;IDRSI; GRASS; SIS (Spatial Information System) – hệ thống thông
tin không gian; ER Mapper
2.1.3 Mục đích chung của các Hệ thông tin địa lý
- Nhập dữ liệu
Trước khi dữ liệu địa lý có thể được dùng cho GIS, dữ liệu này phải được
chuyển sang dạng số thích hợp. Quá trình chuyển dữ liệu từ bản đồ giấy sang các
file dữ liệu dạng số được gọi là quá trình số hoá.
Công nghệ GIS hiện đại có thể thực hiện tự động hoàn toàn quá trình này với
công nghệ quét ảnh cho các đối tượng lớn; những đối tượng nhỏ hơn đòi hỏi một số
quá trình số hoá thủ công (dùng bàn số hoá). Ngày nay, nhiều dạng dữ liệu địa lý
thực sự có các định dạng tương thích GIS. Những dữ liệu này có thể thu được từ các
nhà cung cấp dữ liệu và được nhập trực tiếp vào GIS.
- Thao tác dữ liệu
Có những trường hợp các dạng dữ liệu đòi hỏi được chuyển dạng và thao tác
theo một số cách để có thể tương thích với một hệ thống nhất định.
Ví dụ, các thông tin địa lý có giá trị biểu diễn khác nhau tại các tỷ lệ khác
nhau (hệ thống đường phố được chi tiết hoá trong file về giao thông, kém chi tiết
hơn trong file điều tra dân số và có mã bưu điện trong mức vùng). Trước khi các
thông tin này được kết hợp với nhau, chúng phải được chuyển về cùng một tỷ lệ
(mức chính xác hoặc mức chi tiết). Ðây có thể chỉ là sự chuyển dạng tạm thời cho

4



mục đích hiển thị hoặc cố định cho yêu cầu phân tích. Công nghệ GIS cung cấp
nhiều công cụ cho các thao tác trên dữ liệu không gian và cho loại bỏ dữ liệu không
cần thiết.
- Quản lý dữ liệu
Ðối với những dự án GIS nhỏ, có thể lưu các thông tin địa lý dưới dạng các
file đơn giản. Tuy nhiên, khi kích cỡ dữ liệu trở nên lớn hơn và số lượng người
dùng cũng nhiều lên, thì cách tốt nhất là sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS)
để giúp cho việc lưu giữ, tổ chức và quản lý thông tin. Một DBMS chỉ đơn giản là
một phần mền quản lý cơ sở dữ liệu. Có nhiều cấu trúc DBMS khác nhau, nhưng
trong GIS cấu trúc quan hệ tỏ ra hữu hiệu nhất. Trong cấu trúc quan hệ, dữ liệu
được lưu trữ ở dạng các bảng. Các trường thuộc tính chung trong các bảng khác
nhau được dùng để liên kết các bảng này với nhau. Do linh hoạt nên cấu trúc đơn
giản này được sử dụng và triển khai khá rộng rãi trong các ứng dụng cả trong và
ngoài GIS.
- Hỏi đáp và phân tích
Một khi đã có một hệ GIS lưu giữ các thông tin địa lý, có thể bắt đầu hỏi các
câu hỏi đơn giản như:
+ Ai là chủ mảnh đất ở góc phố?
+ Hai vị trí cách nhau bao xa?
+ Vùng đất dành cho hoạt động công nghiệp ở đâu?
Và các câu hỏi phân tích như:
+ Tất cả các vị trí thích hợp cho xây dựng các toà nhà mới nằm ở đâu?
+ Kiểu đất ưu thế cho rừng sồi là gì?
+ Nếu xây dựng một đường quốc lộ mới ở đây, giao thông sẽ chịu ảnh hưởng
như thế nào?
GIS cung cấp cả khả năng hỏi đáp đơn giản "chỉ và nhấn" và các công cụ phân tích
tinh vi để cung cấp kịp thời thông tin cho những người quản lý và phân tích. Các hệ
GIS hiện đại có nhiều công cụ phân tích hiệu quả, trong đó có hai công cụ quan
trọng đặc biệt:


5


- Phân tích liền kề
+ Tổng số khách hàng trong bán kính 10 km khu hàng?
+ Những lô đất trong khoảng 60 m từ mặt đường?
Ðể trả lời những câu hỏi này, GIS sử dụng phương pháp vùng đệm để xác
định mối quan hệ liền kề giữa các đối tượng.
- Phân tích chồng xếp
Chồng xếp là quá trình tích hợp các lớp thông tin khác nhau. Các thao tác
phân tích đòi hỏi một hoặc nhiều lớp dữ liệu phải được liên kết vật lý. Sự chồng xếp
này, hay liên kết không gian, có thể là sự kết hợp dữ liệu về đất, độ dốc, thảm thực
vật hoặc sở hữu đất với định giá thuế.
Hiển thị
Với nhiều thao tác trên dữ liệu địa lý, kết quả cuối cùng được hiển thị tốt
nhất dưới dạng bản đồ hoặc biểu đồ. Bản đồ khá hiệu quả trong lưu giữ và trao đổi
thông tin địa lý. GIS cung cấp nhiều công cụ mới và thú vị để mở rộng tính nghệ
thuật và khoa học của ngành bản đồ. Bản đồ hiển thị có thể được kết hợp với các
bản báo cáo, hình ảnh ba chiều, ảnh chụp và những dữ liệu khác (đa phương tiện)
( />2.1.4 Ứng dụng của GIS trong quy hoạch sử dụng đất
Một trong những ứng dụng quan trọng của GIS trong sản xuất nông lâm
nghiệp là quy hoạch sử dụng đất. Trong suốt 20 năm qua, các nước công nghiệp
phát triển và các tổ chức quốc tế đã sử dụng kỹ thuật GIS chủ yếu trong lĩnh vực
quản lý và bảo vệ môi trường. Tại Hội nghị những người sử dụng ARC/INFO (một
phần mềm chuyên dụng về GIS, hiện được tích hợp trong ArcGIS của hãng ESRI)
năm 1992, các nhà khoa học đã nhất trí rằng để bảo vệ môi trường một cách bền
vững và hạn chế những suy thoái đang diễn ra, cần thiết phải ưu tiên đưa GIS vào
ứng dụng trong lĩnh vực nghiên cứu và quy hoạch sản xuất nông lâm nghiệp, bằng
cách này có thể tìm kiếm những mô hình sử dụng đất bền vững nhằm xoá đi hoặc

giảm bớt những hiểm hoạ đối với môi trường tự nhiên và với loài người (như tình
trạng phá rừng để canh tác, tình trạng xói mòn và suy thoái đất đai, tình trạng ô

6


nhiễm môi trường…). Tất nhiên, mọi biện pháp và chỉ dẫn về bảo vệ môi trường sẽ
không thành công trừ phi những đòi hỏi về lương thực và đất nông nghiệp được xác
định và đáp ứng một cách tối ưu nhất trên từng vùng, từng quốc gia cũng như trên
toàn thế giới. Do vậy tiềm năng ứng dụng GIS trong định hướng sản xuất nông lâm
nghiệp đã được mở rộng và ngày càng tỏ ra hiệu quả, trở thành một công cụ hỗ trợ
ra quyết định đối với các chuyên gia quy hoạch và nhà quản lý.
Ứng dụng GIS trong quy hoạch và sử dụng đất đai tuỳ thuộc vào quy mô và
mức độ khác nhau. Có 4 mức độ phân tích: rất khái quát (Mega), khái quát (Macro),
trung bình (Meso) và chi tiết (Micro); mỗi mức độ phân tích trong hệ thống GIS căn
cứ vào quy mô diện tích của vùng nghiên cứu. Khi phân tích thông tin từ mức Mega
đến mức Micro, số lượng thông tin đưa vào xử lý sẽ lớn hơn. Khả năng tổng hợp và
phân tích sâu thông tin ở một vùng lãnh thổ nhỏ hoặc ngược lại, khái quát ở mức
cao hơn cho vùng rộng lớn là ưu điểm của GIS. Rõ ràng là bằng ứng dụng GIS,
những quy hoạch sử dụng đất đai trên vùng lãnh thổ lớn hay việc xây dựng những
dự án phát triển sản xuất nông lâm nghiệp ở các khu vực nhỏ đều có thể được cung
cấp một khối lượng thông tin toàn diện - tổng hợp kịp thời và theo yêu cầu; từ cơ sở
dữ liệu được cung cấp việc hoạch định những bước đi cụ thể cần thiết (như điều tra
bổ sung, thu thập mẫu…) nhanh chóng được xác định.
Một điều quan trọng về GIS so với bản đồ là GIS có thể thể hiện từng lớp bản
đồ của vùng nghiên cứu. Không chỉ ở bề mặt mà còn cho thấy tầng đá gốc, loại đất,
thảm thực vật và nhiều vấn đề khác. Nó rất hữu ích khi nghiên cứu vùng đất mới cho
sản xuất nông lâm nghiệp, đỡ tốn kém tiền của của nông dân, bởi vì thay vì phải làm
thí nghiệm đất tất cả số liệu về cấu trúc đất bên trong đã được lưu trữ trong máy tính.
Viện phát triển tài nguyên đất Băngladesh đã ứng dụng GIS trong quản lý,

phân tích thông tin tài nguyên đất từ năm 1994. SRDI tổ chức khảo sát thông tin về
tài nguyên đất, cấu trúc đất, loại đất, tính chất của đất, các ràng buộc trong sử dụng
đất, khả năng phát triển; quản lý đất và bón phân cho đất, khuyến nghị về bón phân,
cây trồng thích hợp, cơ cấu cây trồng… cho mỗi vị trí của từng vùng. Hiện nay
Viện phát triển tài nguyên đất đã ứng dụng công nghệ GIS sản xuất được 44 loại

7


bản đồ khác nhau liên quan đến tình trạng dinh dưỡng đất, sử dụng phân bón, nhiễm
mặn, sử dụng đất (www.pdfebooksdownloads.com/doc/Tin-Nong).
2.2 Tình hình nghiên cứu sinh trưởng rừng trồng ở Việt Nam
Theo nghiên cứu của Trần Hoài Bảo (2009) về đặc điểm sinh trưởng của
rừng trồng Keo Lai tại khu vực thị xã KonTum, tỉnh Kon Tum cho kết quả: Phân bố
số cây theo đường kính và chiều cao của rừng Keo lai 5-7 tuổi ở KonTum đều có
dạng phân bố 1 đỉnh lồi và đỉnh đường cong phân bố N- H ở tuổi 5,6 và 7 đều lệch
phải. Hệ số biến động đường kính là khá mạnh (19.3%- 22.94%), còn biến động về
chiều cao không lớn lắm (7,54%- 9,02%). Mối tương quan giữa chiều cao và tuổi
rất chặt dưới dạng hàm số mũ với r= 0,99. Phương trình Hvn= 2,2104*A1,0853. Mối
tương quan giữa (D1.3) và (A) rất chặt dưới dạng hàm số mũ với r=0,99, phương
trình D1.3= 2,0328* A1,0576. Mối tương quan giữa chiều cao (Hvn) và D1.3 rất chặt
dưới dạng hàm số mũ với r=0,99, phương trình: Hvn= 1,0838* D1,0186. Rừng Keo lai
5- 7 tuổi ở khu vực thị xã KonTum có sự phân hóa rất mạnh. Tỷ lệ cây cấp IV và
V (sinh trưởng kém) ở tuổi 5- 7 tương ứng là 24,82%, 35,54 và 29,08%. Tỷ lệ cây
tốt và trung bình( cấp I- III) ở tuổi 5- 7 tương ứng là 75,12%, 64,56% và 70,92%.
Lượng tăng trưởng thường xuyên hằng năm về đường kính của rừng trồng keo lai
tăng nhanh trong 3 năm đầu, sau đó bắt đầu giảm dần ở các năm thứ 4, thứ 5, thứ 6
và thứ 7. Lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm về chiều cao của rừng trồng
keo lai tăng nhanh trong 4 năm đầu, sau đó bắt đầu giảm dần ở các năm thứ 5, thứ 6,
thứ 7 (Trần Hoài Bảo, 2009).

Đinh Lê Hồng Nguyên (2007) đã bước đầu nghiên cứu một số đặc điểm sinh
trưởng và tăng trưởng của rừng trồng Bạch đàn U6 (Eucalyptus urophylla dòng 6)
tại trung tâm lâm nghiệp nhiệt đới tỉnh Gia lai đã đưa ra kết luận: quy luật phân bố
chiếu cao (Hvn), đường kính (D1.3) và đường kính tán (Dt) ở rừng trồng năm 1999 và
2005 đều có dạng một đỉnh lệch phải, còn rừng trồng năm 2006 có dạng một đỉnh
lệch trái; quy luật sinh trưởng giữa Hvn, D1.3, V với tuổi (A) giữa Hvn với D1.3 được
mô tả và thể hiện bằng các phương trình tương quan:
lnHvn= 4,434- 3,606/A0,4; lnD1,3= 2,809- 2,17/A; logHvn= 0,02+1,035. logD1,3

8


Hoàng Chương (1990) đã khảo nghiệm các xuất xứ của E.camaldulensis,
E.tereticornis và E.exserta tại Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hà Tuyên, Đồng Nai và
nhiều vùng sinh thái khác đã đưa ra kết luận: tại các vùng thấp ở Việt Nam thì
E.camaldulensis và E.tereticornis sinh trưởng tốt hơn các loài Bạch đàn khác; ở
miền Bắc thì E.camaldulensis thường có ưu thế hơn E.tereticornis và ở miền Nam
thì ngược lại (dẫn theo Đinh Lê Hồng Nguyên, 2007).
2.3 Tổng quan về đối tượng nghiên cứu
2.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là rừng bạch đàn cấy mô U6 (Eucalyptus urophylla)
trồng năm 2002 tại BQL công ty Lâm nghiệp IaPa- huyện Kông chro- tỉnh Gia lai.
2.3.2 Hình thái và đặc điểm sinh trưởng
Loại cây gỗ nhỏ lá thường xanh.
Lá đơn mọc cách, mép lá nguyên.
Hoa đều, ống dài và dính liền với bầu.
Hạt nhỏ và nhiều, thuận lợi cho tái sinh và mở rộng diện tích trồng.
Thân thẳng cao từ 15-20m. lúc nhỏ, vỏ cây nhẵn; khi già, vỏ bong thành từng
mảng, dễ bóc.
2.3.3 Đặc tính sinh thái

Bạch đàn là một chi thực vật có nguyên sản ở Australia.
Chi bạch đàn có khoảng 700 loài khác nhau, trong đó có khoảng 100 loài có
giá trị kinh tế.
Phạm vi sống của loài rất rộng, thích nghi với nhiều dạng lập địa khác nhau.
Cây bạch đàn thích hợp trong vùng khí hậu nhiệt đới. Là loài cây ưa sáng, có
biên độ sinh thái rộng, thích nghi tốt với nhiều điều kiện lập địa, chịu được đất đai
cằn cõi, ít phân cành, ít sâu bệnh, tính thích nghi và kháng bệnh cao, phát triển
nhanh. Khi cây mới trồng gặp nắng hay mưa đột ngột cây dễ bị bệnh u bướu do ấu
trùng. Nhiệt độ thích hợp nhất từ 180- 320C, lượng mưa bình quân 1400- 1800 mm/
năm, độ cao so với mặt biển từ 100- 300 m, độ dày tầng đất từ 50- 100 cm, thích
hợp nhất là nhóm đất nâu, vàng phù sa bồi tụ, thích hợp vừa là nhóm đất chua phèn,

9


ít thích hợp là cát, vùng bán khô hạn, kém thích hợp là nhóm đất mặn, cát di động,
đất phèn, mùn trên núi, xói mòn trơ đá, độ dốc dưới 150. Là loài có khả năng chịu
úng, ngập lụt, lầy và phục hồi nhanh sau các nạn lửa rừng.
2.3.4 Công dụng và ý nghĩa kinh tế
Cây sinh trưởng, phát triển nhanh, rút ngắn chu kỳ khai thác, mang lại hiệu
quả cho người trồng rừng.
Sản phẩm chính của cây bạch đàn nói chung là gỗ, tinh dầu, chất đốt. Gỗ
Bạch đàn nhìn chung cứng, thớ mịn, dẻo, khó nứt nẻ, dễ gia công... được dùng cho
trang trí và đóng các đồ gỗ, dùng trong xây dựng nhà cửa, là nguyên liệu sản xuất
giấy, gỗ trụ mỏ, ván ép.
Lá bạch đàn cho hàm lượng tinh dầu cao và tốt, có thể dùng để cất tinh dầu.
Tinh dầu bạch đàn dùng để chữa các bệnh bạch hầu, cảm cúm, phong thấp và các
bệnh đường hô hấp khác. Dầu bạch đàn còn được dùng làm chất thơm trong công
nghiệp chế biến xà phòng và nước hoa. Bạch đàn hiện nay được nhiều nước làm
chất đốt có giá trị do bạch đàn dễ trồng, tái sinh chồi tốt, dễ bắt lửa và cho nhiệt

lượng cao.
Cây bạch đàn được trồng thành rừng, cho ta những lợi ích về kinh tế. Bên
cạnh, những cánh rừng bạch dàn trồng thành hàng ven đường cho ta những cảnh
quan đẹp bởi dáng cây suông thẳng, màu sáng, không phân cành dưới thân.

10


2.4. Địa điểm nghiên cứu

Hình 2.2 Bản đồ hành chính Huyện Kông Chro, Tỉnh Gia Lai
Lâm trường IaPa được thành lập theo quyết định số: 1486/ QĐ - UB ngày
17/11/1994 của UBND tỉnh Gia lai, hiện nay đổi thành công ty Lâm nghiệp IAPA
theo quyết định số 28/2007/ QĐ- UBND ngày 01/03/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Gia lai. Với chức năng, nhiệm vụ là trồng, chăm sóc, quản lý, bảo vệ, xây dựng,
kinh doanh và phát triển vốn rừng, thực hiện các biện pháp dịch vụ kỹ thuật Nông Lâm kết hợp và các hoạt động lâm nghiệp xã hội trên lâm phần cùng một số nhiệm
vụ khác do ủy ban nhân dân tỉnh giao.
Với tổng diện tích lâm phần Công ty đang quản lý là 16.483,4 ha.
- Tổng diện tích rừng trồng trong lâm phần là: 662,1 ha.
+ Trong lâm phần có: 662,1 ha rừng trồng nguyên liệu MDF ở 2 xã Chưkrey
và Chơ glong.
- Toàn bộ diện tích rừng tự nhiên nằm trải dài thuộc địa giới hành chính các xã: Chơ
glong, Đăkpopho và Chư krey. Đặc trưng chủ yếu là rừng khộp, rụng lá và nửa rụng
lá vào mùa khô, nằm ở phía Đông Trường Sơn, chịu ảnh hưởng trực tiếp của tiểu

11


khí hậu vùng Ajunpa, mùa khô rất khắc nghiệt, độ ẩm rất thấp, chỉ số khô hạn tăng
cao. Hệ thống giao thông liên thôn, liên xã còn nhiều khó khăn, địa hình dốc, núi

cao, lắm khe, suối... cứ qua mùa mưa, thì đường đi lại càng khó khăn hơn.
- Toàn bộ diện tích rừng trồng nằm ở khu vực các xã: Chơ glong, Yang trung, Chư
krey, An trung và Yang nam. Loài cây trồng chủ yếu là Bạch đàn và Keo. Đây là
loài cây có tốc độ sinh trưởng, phát triển nhanh, lá rụng nhiều, có tinh dầu, rất dễ
bắt lửa, kể cả lúc còn tươi, xanh.
2.4.1. Đặc điểm tự nhiên
2.4.1.1 Vị trí địa lý
Có tọa độ:

13o40’00’’ - 13o56’05’’ độ vĩ Bắc.
108o15’10” - 108o22’01” độ kinh Đông.

Diện tích: Tổng diện tích: 18.378 ha.
Ranh giới:
-

Phía Bắc giáp: Huyện ĐakPơ.

-

Phía Nam giáp: Huyện IaPa.

-

Phía Đông giáp: các xã: An Trung, Chưkrey, Yang Trung, Chơglong.

-

Phía Tây giáp: Huyện Mang Yang và xã Chơglong huyện Kông Chro.


Toàn bộ diện tích lâm phần công ty Lâm Nghiệp IaPa nằm thuộc địa giới
hành chính các xã: Chơglong, Đăkpơpho và Chưkrey. Ngoài ra, còn có một số diện
tích rừng trồng ngoài lâm phần thuộc các xã: An Trung và Yang Nam.
2.4.1.2. Địa hình
Lâm phần công ty Lâm Nghiệp IaPa quản lý có xu hướng nghiêng dần từ
Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, nằm trên địa hình tương đối dốc, khá phức
tạp, nhất là khu vực giáp ranh với các xã: Kong Chiêng, Hà Ra thuộc huyện Mang
Yang, khu vực này có nhiều núi cao, vực sâu và nhiều vách đá thẳng đứng. Hệ
thống sông, suối phân bố không đồng đều, khu vực xã Chơglong có suối Đakpihao,
khu vực xã Đakpopho có suối Đakpopho, khu vực xã Chưkgrey có suối Đakxađro
và Đakchrey. Các suối này có nước thường xuyên, nhưng hầu hết ở vùng hạ lưu,
còn các nhánh suối đầu nguồn và các khe nhỏ đều cạn nước vào mùa khô. Vì vậy,
công tác phòng cháy, chữa cháy rừng vào mùa khô gặp rất nhiều khó khăn.

12


Ngoài ra, khu vực xã Chưkrey còn có mương nước (thủy lợi nhỏ) có nước
quanh năm, do người dân nơi đây dẫn từ núi cao về phục vụ nông nghiệp và sinh
hoạt, đi qua vùng rừng khộp thuộc 2 tiểu khu 734 và 735.
2.4.1.3. Khí hậu thủy văn
Lâm phần của công ty Lâm Nghiệp IaPa mang nét đặc trưng của vùng khí
hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới ẩm, một năm
có hai mùa rõ rệt:
-

Mùa khô: từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau.

-


Mùa mưa: từ tháng 7 đến tháng 11.

2.4.1.4. Nhiệt độ
-

Trung bình năm: 25,70C.

-

Cao nhất: 28,50C.

-

Thấp nhất: 22,10C.

2.4.1.5. Lượng mưa
-

Lượng mưa trung bình/năm: 1.103,9mm.

-

Lượng mưa cực đại tháng cao nhất: 363,4mm.

-

Lượng mưa cực tiểu tháng thấp nhất: 6mm.

2.4.1.6. Gió
-


Tốc độ gió cao nhất: 22m/s.

-

Tốc độ gió trung bình: 2,9 – 4,4m/s.

-

Hướng gió chính:
+ Hướng Đông – Bắc vào mùa khô, từ tháng 12 – 6 năm sau.
+ Hướng Tây – Nam vào mùa mưa, từ tháng 7 – 11.

2.4.1.7. Độ ẩm
-

Độ ẩm trung bình: 79%.

-

Độ ẩm trung bình tháng cao nhất: 88% (tháng 10).

-

Độ ẩm trung bình tháng thấp nhất: 68% (tháng 4).

2.4.1.8. Lượng bốc hơi
-

Lượng bốc hơi bình quân: 61,4 mm.


-

Lượng bốc hơi lớn nhất: 79,7 mm.

-

Lượng bốc hơi thấp nhất: 27,1 mm.

13


2.4.1.9. Nguồn nước và thủy văn
Bảng 2.1 Các chỉ tiêu khí hậu, thời tiết
Tháng

Yếu tố
Nhiệt độ

Độ ẩm

Lượng

không khí

không khí

mưa (mm )

1


23,3

80

6

2

23,1

76

15

3

26,0

71

10,4

4

28,5

68

3,6


5

28,5

73

94

6

28,4

78

175,9

7

26,8

82

79,3

8

27,4

80


69,4

9

25,9

80

223,4

10

25,4

88

363,4

11

23,8

85

70,3

12

22,1


80

8,1

Cả năm

25,7

79

1103,9

Nguồn: Theo số liệu Trạm khí tượng thủy văn AJunPa năm 1995
Toàn bộ khu vực lâm phần của Công ty Lâm nghiệp IaPa quản lý chịu ảnh
hưởng rất lớn của tiểu khí hậu vùng AjunPa. Đặc biệt khu vực xã Chơglong có suối
ĐakPihao là suối lớn, có nước quanh năm; khu vực xã Chưkrey có hệ thống thủy lợi
nhỏ, cung cấp nước tại chỗ cho đồng ruộng địa bàn, khu vực.
Qua các chỉ tiêu khí hậu, thời tiết cho ta thấy mùa khô bắt đầu từ tháng 12
đến tháng 6 năm sau và độ ẩm không khí thấp nhất vào các tháng: 2, 3, 4, 5, 6. Đây
là thời gian khô nhất trong năm và kèm theo tốc độ gió lớn hơn mùa mưa với hướng
gió: Đông Bắc – Tây Nam. Do đó, thời gian dễ cháy rừng nhất là từ tháng 1 đến
tháng 5.
2.4.2. Điều kiện dân sinh
* Dân số

14


Bảng 2.2 Đặc điểm dân số

STT

Tên xã

Số hộ

Số khẩu

1

Xã Chơgloog

89

698

2

Xã Yang Trung

61

362

3

Xã Chưkrey

237


1.558

387

2.587

Tổng

Ghi chú
Dân tộc:
- Kinh: 14 hộ - 31 khẩu.
- Barna: 373 hộ – 2.587 khẩu.

+ Tỷ lệ tăng dân số bình quân: 1,7%
+ Đặc điểm: có nhiều phong tục, tập quán lạc hậu, cúng Yàng, ma chay, bắt
phạt,… Đặc biệt là cuộc sống của họ còn lệ thuộc vào lửa, vào nguồn nước. Trình
độ dân trí thấp, phương thức sản xuất đơn giản, lạc hậu, chủ yếu là chọc, trỉa, phụ
thuộc vào độ phì tự nhiên của đất, vào thời tiết, khí hậu… nên năng suất sản xuất
thấp, mức sống tinh thần và vật chất chưa cao.
* Lao động
+ Tổng số lao động: 1.474 người. Lao động chính: 1.192 người. Lao động
phụ: 282 người. Độ tuổi lao động: Từ 18 – 45 tuổi.
+ Lao động phân theo ngành, nghề: tình hình lao động ở đây chủ yếu là
thuần nông, không có ngành nghề nào khác. Ở trong thôn, bản, làng có khoảng 1 – 2
hộ người kinh làm quán mua bán nhỏ, chủ yếu phục vụ trao đổi tại chỗ cho người
đồng bào dân tộc thiểu số và kết hợp làm nông.
2.4.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội
* Đặc điểm chung
Người dân sống trong khu vực lâm phần, chủ yếu làm nông (nương, rẫy), một
số khu vực các thôn, làng ở xã Chưkrey có làm lúa nước dựa vào hệ thống thủy lợi,

thủy nông nhưng chỉ làm 1 vụ, chưa áp dụng được các biện pháp khoa học kỹ thuật
vào sản xuất nên năng suất chưa cao, hầu hết các hộ đều bị đói khoảng 4 – 6 tháng
trong năm. Người dân nơi đây tập trung làm mùa vào khoảng tháng 6 đến tháng 11,
thời gian còn lại chủ yếu là săn bắt thú, thu hái lâm sản như: chai chò, bông đót; lấy
sắt vụn… Đặc biệt vào khoảng tháng 12 đến tháng 4 là thời gian cao điểm của mùa
khô, họ phát rừng, đốt rẫy để chuẩn bị làm mùa. Bên cạnh đó, họ còn phong tục tổ
chức cả tập thể thôn, làng đi săn bắt thú.

15


×