Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

KHẢO SÁT CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CƠ LÝ HÓA CỦA GỖ BẠCH ĐÀN TRẮNG BRAZIL (Eucalyptus Grandis)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
************

NGUYỄN THỊ YẾN

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SINH TRƯỞNG CỦA CÂY MÂY
NƯỚC (Calamus armarus) TRỒNG DƯỚI TÁN RỪNG TỰ
NHIÊN LÀM CƠ SỞ CHO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
VÙNG TRỒNG MÂY NƯỚC TẠI XÃ BA LÒNG,
HUYỆN ĐAKRÔNG, QUẢNG TRỊ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**************

NGUYỄN THỊ YẾN

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SINH TRƯỞNG CỦA CÂY MÂY NƯỚC
(Calamus armarus) TRỒNG DƯỚI TÁN RỪNG TỰ NHIÊN
LÀM CƠ SỞ CHO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
VÙNG TRỒNG MÂY NƯỚC TẠI XÃ BA LÒNG,
HUYỆN ĐAKRÔNG, QUẢNG TRỊ
Ngành: Lâm nghiệp



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TH.S TRƯƠNG VĂN VINH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011
 
 

i

 
 


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến
+ Quý thầy cô khoa lâm nghiệp đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu
trong quá trình học tập và tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi hoàn thành khóa luận này.
+ Đặc biệt chân thành cám ơn Thầy Trương Văn Vinh đã tận tình hướng dẫn,
động viên, truyền đạt kiến thức chuyên môn và giúp đỡ tôi hoàn thành cuốn luận văn
này.
+ Xin chân thành cám ơn Hạt Kiểm Lâm ĐakRông huyện ĐakRông, tỉnh Quảng
Trị đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thu thập số liệu ngoại nghiệp
và các tài liệu liên quan đến đề tài.
+ Tập thể lớp DH07LN đã giúp đỡ động viên tôi trong suốt quá trình học tập và
hoàn thành luận văn
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình đã hổ trợ và động viên
cho quá trình học tập và hoàn thành luận văn của tôi.

Do thời gian thực hiện đề tài có hạn và trình độ chuyên môn còn hạn chế, nên đề
tài khó tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được sự nhận xét, đống góp ý kiến của
quý Thầy, Cô giáo và các bạn bè để đề tài được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cám ơn!

Tp.HCM, Tháng 6 năm 2011
Sinh Viên: Nguyễn Thị Yến

 
 

ii

 
 


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Đánh giá tình hình sinh trưởng của cây mây nước
(Calamus armarus) trồng duới tán rừng tự nhiên làm cơ sở cho việc quy hoạch phát
triển vùng trồng mây nước tại xã Ba Lòng, huyện ĐakRông, Quảng Trị” được tiến
hành tại mô hình trồng mây dưới tán rừng tự nhiên thuộc lô 2 tiểu khu 828 vùng đệm
khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông huyện Đakrông Tỉnh Quảng Trị, thời gian từ tháng 2
đến tháng 6 năm 2011.
Giáo viên hướng dẫn: Thạc sĩ Trương Văn Vinh
Phương pháp nghiên cứu được tiến hành trong đề tài là Đề tài nghiên cứu “Đánh
giá tình hình sinh trưởng của cây mây nước (Calamus armarus) trồng duới tán
rừng tự nhiên làm cơ sở cho việc quy hoạch phát triển vùng trồng mây nước tại xã
Ba Lòng, huyện ĐakRông, Quảng Trị” được tiến hành tại mô hình trồng mây dưới
tán rừng tự nhiên thuộc lô 2 tiểu khu 828 vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông

huyện Đakrông Tỉnh Quảng Trị, thời gian từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2011.
Giáo viên hướng dẫn: Thạc sĩ Trương Văn Vinh
Phương pháp nghiên cứu được tiến hành trong đề tài
Điều tra thu thập số liệu ngoài thực địa. Sử dụng phần mềm Excel 2007 và
Statgraphic 3.0 để xử lý số liệu. Ngoài ra đề tài còn kề thừa một số tài liệu số liệu liên
quan.
Kết quả nghiên cứu bao gồm những nội dung chính sau:
1. Hiện trạng tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu
Rừng tự nhiên tại khu vực huyện ĐakRông nói chung xã Ba Lòng nói riêng, với
hiện trạng chủ yếu là rừng gỗ kín thuờng xanh nhiệt đới, độ che phủ rừng là 58,9 % ,
trạng thái rừng IIa chiếm diện tích lớn nhất trong tổng số diện tích rừng tự nhiên hiện
nay là 2649,6 ha. Đây là trạng thái rừng phục hồi sau khai thác, đa số các cây gỗ có giá
trị kinh tế không cao.
- Kết cấu tổ thành loài

- Phân bố số cây theo cấp đường kính (N/D1.3)
- Phân bố số cây theo chiều cao
 
 

iii

 
 


- Đặc điểm thổ nhưỡng tại khu vực
2. Đánh giá tình hình sinh trưởng phát triển cây mây tại mô hình trồng mây duới tán
rừng tự nhiên tại địa bàn xã
- Tỷ lệ sống của cây mây nước tại mô hình sau 42 tháng

Cây mây nước trồng dưới tán rừng tự nhiên với mật độ ban đầu 2000 cây/ha,
khoảng từ 660-670 khóm/ha. Theo quy trình trồng Mây nước của trung tâm nghiên cứu
lâm đặc sản.
Hình thức trồng theo khóm trên băng (băng rộng 1,5 m, Băng cách băng 5,0 m,
khóm 3 cây trồng theo hình tam giác đều có cạnh là 0,6m, khóm cách khóm 1,5 đến
2,0m). Hố trồng (20cm x 20cm x 20cm). Phân bón NPK: 100g/cây.
- Các chỉ tiêu sinh trưởng bình quân của cây mây tại thời điểm hiện tại
- Phân bố số cây theo cấp đường kính
- Phân cấp số cây theo cấp chiều dài thân:
- Đánh giá trữ lượng của cây mây nước tại mô hình
3. Tình hình sản xuất chế biến song mây tại địa bàn huyện ĐakRông và dòng thị trường
song mây hiện nay
- Tình hình tiêu thụ mây nước trên thị trường
- Dòng thị trường mây tại xã Ba Lòng
- Tìm hiểu một số mặt ảnh hưởng giữa cây mây trồng và người dân xã Ba Lòng
+ Ảnh hưởng đến sinh kế
+ Tác động đến môi trường sinh thái
Việc trồng mây dưới tán rừng tự nhiên góp phần làm giàu rừng và tăng độ che
phủ, bảo vệ môi trường sinh thái nói chung và hạn chế hoạt động khai thác mây từ rừng
tự nhiên.
- Phân tích những thuận lợi và khó khăn của việc trồng mây trên địa bàn
4. Đề xuất một số giải pháp để quy hoạch phat triển nhân rộng mô hình trồng mây dưới
tán rừng tự nhiên tại xã Ba Lòng, huyện ĐakRông, Quảng Trị trong tương lai.
- Những giải pháp xã hội
- Những giải pháp về khoa học công nghệ
5. Các biện pháp gây trồng, khai thác, chế biến mây trên địa bàn

 
 


iv

 
 


MỤC LỤC
............................................................................................................................. Trang
TRANG TỰA ............................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................iii
MỤC LỤC ................................................................................................................... v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .....................................................................viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ....................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH .......................................................................................... x
Chương 1. MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề............................................................................................................ 1
1.2 .. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................ 3
1.3 Giới hạn nghiên cứu .............................................................................................. 3
Chương 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .............................................................. 4
2.1. Tình hình nghiên cứu lâm sản ngoài gỗ nói chung, song mây nói riêng.............. 4
2.1.1. Trên thế giới ...................................................................................................... 4
2.1.2. Trong nước ............................................................................................................... 5
2.1.3. Trong tỉnh ............................................................................................................... 10
2.2. Khái niệm lâm sản ngoài gỗ ............................................................................... 11
2.3. Phân loại lâm sản ngoài gỗ ................................................................................. 12
2.3.1. Hệ thực vật rừng .............................................................................................. 12
2.3.2. Hệ động vật rừng ............................................................................................. 13
2.4. Vai trò của lâm sản ngoài gỗ .............................................................................. 13
2.4.1. Về kinh tế......................................................................................................... 13

2.4.2. Vai trò xã hội ................................................................................................... 14
2.4.3. Vai trò phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái................................................. 14
2.5. Giá trị và lợi ích của cây mây ............................................................................. 14
 
 

v

 
 


Chương 3. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............. 15
3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu............ 15
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 15
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội xã Ba Lòng ............................................................... 19
3.2. Mô hình trồng mây dưới tán rừng tự nhiên ........................................................ 22
3.2.1. Nguồn gốc của mô hình ................................................................................... 22
3.2.2. Mục tiêu của việc xây dựng mô hình trồng mây nước dưới tán rừng tự nhiên trên
địa bàn xã ................................................................................................................... 23
3.2.3. Địa điểm và thời gian thực hiện ...................................................................... 24
3.3. Điều tra về các hộ tham gia trồng mây ..............................................................................24
3.4. Đặc điểm thực vật học của cây mây nước .......................................................... 24
3.5. Các biện pháp gây trồng, khai thác, chế biến mây trên địa bàn ......................... 25
3.5.1. Biện pháp gây trồng mây nước........................................................................ 25
3.5.2. Khai thác mây .................................................................................................. 29
3.5.3. Chế biến mây ................................................................................................... 30
Chương 4. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 31
4.1. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 31
4.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 32

4.2.1. Ngoại nghiệp ................................................................................................... 32
4.2.2. Nội nghiệp ....................................................................................................... 34
Chương 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 36
5.1. Hiện trạng tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu ........................................... 36
5.1.1. Kết cấu tổ thành loài ........................................................................................ 37
5.1.2. Phân bố số cây theo cấp đường kính (N/D1.3) ................................................. 38
5.1.3. Phân bố số cây theo chiều cao ......................................................................... 40
 
 

vi

 
 


5.1.4. Đặc điểm thổ nhưỡng tại khu vực .................................................................. 41
5.2. Đánh giá tình hình sinh trưởng phát triển cây mây tại mô hình trồng mây duới tán
rừng tự nhiên tại địa bàn xã ......................................................................................... 41
5.2.1. Tỷ lệ sống của cây mây nước tại mô hình sau 42 tháng...................................................41
5.2.2. Các chỉ tiêu sinh trưởng bình quân của cây mây tại thời điểm hiện tại .......... 44
5.2.3. Phân bố số cây theo cấp đường kính .............................................................. 45
5.2.4. Phân cấp số cây theo cấp chiều dài thân ......................................................... 47
5.2.5.Đánh giá trữ lượng của cây mây nước tại mô hình .......................................... 48
5.3. Tình hình sản xuất chế biến song mây tại địa bàn huyện ĐakRông và dòng thị
trường song mây hiện nay. ........................................................................................ 49
5.3.1. Tình hình tiêu thụ mây nước trên thị trường ................................................... 49
5.3.2. Dòng thị trường mây tại xã Ba Lòng ............................................................... 51
5.3.3. Tìm hiểu một số mặt ảnh hưởng giữa cây mây và người dân xã Ba Lòng ..... 52
5.3.4. Phân tích những thuận lợi và khó khăn của việc trồng mây trên địa bàn ....... 54

5.4. Đề xuất một số giải pháp để nhân rộng mô hình ................................................ 57
5.4.1. Những giải pháp về kinh tế ............................................................................. 58
5.4.2. Những giải pháp xã hội .................................................................................. 58
5.4.3. Những giải pháp về khoa học công nghệ ........................................................ 59
Chương 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 61
6.1. Kết luận .............................................................................................................. 61
6.2. Kiến nghị. ........................................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................64
PHỤ LỤC

 
 

vii

 
 


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCI.................................................................................. Dự án bảo tồn đa dạng sinh học
BIRDLIFE ........................................................................ Tổ chức bảo tồn chim Quốc tế
FAO ..................................................................... Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc
JBIC ..................... Dự án trồng rừng phòng hộ đầu nguồn sông Thạch Hãn (Quảng Trị)
Ha............................................................................................................................ Héc ta
m ................................................................................................................................. Mét
cm ....................................................................................................................... Centimét
ĐNA............................................................................................................. Đông Nam Á
LSNG .................................................................................................... Lâm sản ngoài gỗ
RTN ........................................................................................................... Rừng tự nhiên

UBND .................................................................................................. Ủy Ban Nhân Dân

 
 

viii

 
 


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Diện tích rừng tại xã Ba Lòng.......................................................................16
Bảng 3.2: Đặc điểm khí hậu xã Ba Lòng ......................................................................18
Bảng 3.3: Cơ cấu sử dụng đất tại xã Ba Lòng ...............................................................21
Bảng 3.4: Tình hình thu nhập của thôn Hà Vụng ..........................................................22
Bảng 3.5: Thông tin về các hộ tham gia trồng mây ......................................................24
Bảng 3.6: Quy trình gây trồng mây nước từ hạt ............................................................28
Bảng 5.1: Thống kê diện tích rừng tự nhiên tại xã Ba Lòng ........................................36
Bảng 5.2: Cấu trúc tổ thành loài của đối tượng nghiên cứu ..........................................37
Bảng 5.3: Phân bố số cây theo đường kính ...................................................................37
Bảng 5.4: Phân bố số cây theo chiều cao ......................................................................40
Bảng 5.5: Đặc điểm thổ nhưỡng tại khu vực nghiên cứu ..............................................41
Bảng 5.6: Mật độ mây nước tại 5 ô điều tra ..................................................................42
Bảng 5.7: Chỉ tiêu sinh trưởng bình quân cây mây sau 42 tháng tại 5 ô điều tra .........44
Bảng 5.8: Phân bố số cây theo cấp đường kính.............................................................45
Bảng 5. 9: Số cây theo cấp chiều dài thân .....................................................................47
Bảng 5.10:Trọng lượng của thân mây trên 1 ha tại thời điểm hiện tại ..........................49
Bảng 5.11: Dự tính tổng chi phí và lợi nhuận thu được trong lần khai thác đầu tiên.....51
Bảng 5.12: Hoạt động khai thác mây trước năm 2004 và sau năm 2004 đến nay.................... 52


 
 

ix

 
 


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Phân loại sản phẩm rừng và cây rừng ......................................................12
Hình 3.1: Bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng xã Ba Lòng ............................................16
Hình 3.2: Biểu đồ tỷ lệ Nam, Nữ xã Ba Lòng ...............................................................20
Hinh 3.3: Sơ đồ trồng mây nước theo khóm .................................................................27
Hình 4.1: Cách lập ô tiêu chuẩn ....................................................................................32
Hình 5.1: Biểu đồ cấu trúc tổ thành loài của đối tượng nghiên cứu..............................38
Hình 5.2: Biểu đồ phân bố số cây theo đường kính ......................................................39
Hình 5.3: Biểu đồ phân bố số cây theo chiều cao .........................................................40
Hình 5.4: Mô hình trồng mây theo băng .......................................................................44
Hình 5.5: Mô hình trồng mây dưới tán rừng tự nhiên ...................................................45
Hình 5.6: Biểu đồ phân bố số cây theo cấp đường kính................................................46
Hình 5.7: Biểu đồ phân bố số cây theo chiều dài thân ..................................................48
Hình 5.8: Sơ đồ dòng thị trường mây ở xã Ba Lòng .....................................................52

 
 

x


 
 


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ngày nay đặc sản rừng chiếm một vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế
miền núi, không những chỉ là sản phẩm quốc nội mà còn có những sản phẩm giá trị xuất
khẩu cao như: Dược phẩm, tinh dầu, dầu nhựa, thực phẩm, sợi...
Rừng nhiệt đới nói chung và rừng Việt Nam nói riêng, thành phần các loài cây
đặc sản đa dạng và phong phú bao gồm nhiều chủng loại, nhiều dạng sống và phân bố
trong nhiều tầng rừng. Khai thác đặc sản thường ít ảnh hưởng đến cấu trúc của rừng và
cân bằng sinh thái môi trường rừng. Nếu đặc sản được phát triển sẽ làm giàu rừng
bằng các cây đa mục đích, tạo kết cấu rừng bền vững, nâng cao giá trị phòng hộ, góp
phần phát triển môi trường sinh thái rừng một cách bền vững. Đặc sản nhìn chung cho
sản phẩm ngắn ngày và có giá trị cao hơn so với cây gỗ, cước phí vận chuyển lại thấp,
thu hồi vốn nhanh, nên dễ được người dân miền núi cả vùng sâu, vùng xa chấp nhận
trong các chương trình xã hội nghề rừng, tạo rừng bền vững.
Trong thực tế thì người dân cũng đã tự biết giá trị của các loại đặc sản rừng đối
với đời sống và kinh tế. Các loài cây đặc sản có giá trị kinh tế cao được người dân
vùng núi lựa chọn và từ lâu đã được trồng thành rừng hoặc trong vườn hộ gia đình đã
đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong những chương trình phát triển kinh tế miền núi của
Chính phủ cũng đã quan tâm tới việc phát triển các loài lâm đặc sản, trong đó phải nói
đến chương trình định canh định cư, chương trình 327, chương trình 5 triệu ha rừng....
Đặc biệt nói về cây mây đây là loài cây có phân bố ở khắp các khu rừng tự
nhiên trừ rừng ngập mặn, tập trung chủ yếu ở rừng lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt
đới núi thấp và núi trung bình. Từ xưa mây rừng vốn là nguyên liệu quý giá từng được
người dân sử dụng rất nhiều để phục vụ cho cuộc sống của họ như làm nhà ở, làm ghế
mây, làm nôi,... và một điều đáng quan tâm trên hết là giá trị kinh tế mà cây mây mang

lại cho người dân sống gần rừng, phụ thuộc vào rừng được đánh giá là khá cao. Chính
1


vì vậy người ta mải mê khai thác mà không hề nghĩ tời việc khoanh nuôi, bảo vệ
nguồn tài nguyên mây đang ngày một cạn kiệt dần.
Đồng thời cây mây rất phù hợp làm nguyên liệu cho sản xuất hàng thủ công
mỹ nghệ. Tuy nhiên nguồn nguyên liệu không đủ để phục vụ sản xuất đang là thách
thức lớn đối với những cơ sở sản xuất các loại mặt hàng song mây.
Đakrông là một huyện miền núi nằm phía tây tỉnh Quảng Trị, là huyện khó
khăn nhất trong tỉnh, toàn huyện có 13 xã và 1 thị trấn, phần lớn là nguời đồng bào dân
tộc thiểu số Vân Kiều và Pa Cô chiếm trên 70%. Trình độ dân trí còn thấp, phong tuc
tập quán còn lạc hậu, việc tác động vào rừng như săn bắn, khai thác gỗ, lâm sản phụ để
sinh sống vẫn còn xãy ra. Đời sống của người dân vùng núi Đakrông nói chung và xã
Ba Lòng nói riêng từ xưa đến nay chủ yếu phụ thuộc vào rừng núi.Tổng diện tích đất
tự nhiên toàn huyện là 122.322,2 ha, tổng diện tích đất có rừng là 73.106 ha, độ che
phủ rừng là 58,9 % rừng tự nhiên 68.403 ha, rừng trồng 4.703 ha.
Nhận thấy được lợi ích của cây mây từ rừng tự nhiên mang lại cho người dân
vùng núi, tổ chức hiệp hội chim quốc tế (Birdlife international) đã đầu tư dự án trồng
mây dưới tán rừng tự nhiên nhằm góp phần cải thiện sinh kế và bảo vệ rừng bền vững.
Đây là mô hình tạo sinh kế bền vững cho người dân miền núi tỉnh Quảng Trị, nó
hướng tới người nghèo tại tỉnh Quảng Trị.
Lâm sản ngoài gỗ nói chung và cây mây nói riêng là bộ phận của rừng nhiệt
đới, quan hệ tới sự duy trì và phát triển của hệ sinh thái rừng. Cây mây nằm dưới tán
rừng luôn giữ độ ẩm, nâng cao độ che phủ và tính phòng hộ cho rừng, Cũng chính vì
những giá trị và lợi ích mà song mây mang lại là rất lớn tiềm năng phát triển là rất
mạnh mẽ. Tuy nhiên những nghiên cứu về sinh truởng cũng như gieo trồng các loài
song mây còn rất hạn chế.
Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá tình hình sinh trưởng
của cây mây nước (Calamus armarus) trồng duới tán rừng tự nhiên làm cơ sở cho

việc quy hoạch phát triển vùng trồng mây nước tại xã Ba Lòng, huyện Đakrông,
Quảng Trị”. Nhằm nhân rộng mô hình trồng mây duới tán rừng tự nhiên, góp phần
quản lý và bảo vệ rừng tạo sinh kế bền vững cho người dân vùng núi Đakrông nói
chung và xã Ba Lòng nói riêng.
1.2. Mục tiêu của đề tài
2


- Đánh giá tình hình sinh trưởng của cây mây nước trồng dưới tán rừng tự nhiên
trên địa bàn xã Ba lòng.
- Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp quy hoạch phát triển nhân rộng mô hình trồng
mây nuớc dưới tán rừng tự nhiên nhằm cải thiện đời sống cho người dân nơi đây.
Đồng thời góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
1.3. Giới hạn nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện do trình độ, thời gian có hạn nên đề tài chỉ nghiên
cứu một số đặc điểm sinh trưởng cơ bản của mô hình trồng mây dưới tán rừng tự nhiên
thuộc vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên huyện Đakrông tỉnh Quảng trị. Do đó rất
mong nhận được những đóng góp của quý thầy cô và các bạn để đề tài hoàn chỉnh hơn.

3


Chương 2
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tình hình nghiên cứu lâm sản ngoài gỗ nói chung, song mây nói riêng
2.1.1. Trên thế giới
Các loại Lâm sản ngoài gỗ là nguồn lực kinh tế, dinh dưỡng quan trọng cho
cộng đồng và dân cư nông thôn. Theo tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO,
1997) ước tính khoảng 80% dân số các nước phát triển dùng các sản phẩm từ rừng
ngoài gỗ cho nhu cầu dinh dưỡng và sức khỏe, thu nhập của hàng triệu gia đình trên

thế giới dựa vào các LSNG, tổng giá trị thương mại của các sản phẩm này ước tính
khoảng 1.100.000 USD.
Ở Lào, theo nghiên cứu của Joost Foppes và các cộng sự (1997), tại cao
nguyên Nakai xác định 306 loài cho sản phẩm ngoài gỗ, trong đó có 223 loài cho thực
phẩm, trong số này có 50 loài cho lá ăn được và 50 loài cho trái ăn được. Nguồn thu
nhập của nông hộ tại cao nguyên Nakai từ LSNG là 76%.
Trong khu vực Đông Nam Á ước tính có khoảng từ 80 – 100 triệu người sống
trên đất rừng cộng đồng, con số này có thể sẽ tăng lên gấp đôi trong vòng từ 20 - 30
năm tới. Hơn thế, có tới 200 triệu cư dân nông thôn ít nhiều sống phụ thuộc vào rừng.
Theo tổ chức mây tre thế giới (INBAR- International Bamboo and
Rattan). Tổ chức này đã thống kê nhiều nghiên cứu về tre nứa và song mây trên
thế giới. Riêng về song mây thì theo tổ chức này hiện nay trên thế giới có
129.000 nghiên cứu đã được công bố về phân loại, sinh thái, sinh trưởng, phát
triển, nhân giống, bảo tồn.
Song mây đã đem lại công ăn việc làm cho khoảng 70.000 người dân Trung
Quốc. Do khai thác quá mức một số loài cần phải đưa vào bảo tồn và phát triển. Từ
giữa năm 1970 người ta đã quan tâm đến bảo tồn song mây và các khu bảo tồn rừng
nhiệt đới tự nhiên đã được thành lập ở Hải Nam và Junnan. Viện nghiên cứu rừng
nhiệt đới và Viện Thực vật học nhiệt đới ở Junnan đã bắt đầu nghiên cứu về sinh thái,
4


các đặc tính sinh học của song mây. Những nghiên cứu về nuôi cấy mô đã đạt được
những thành công nhất định, góp phần đưa một số loài song mây vào bảo tồn invitro.
Xu, H.C., Rao, A.N., Zeng, B.S. & Yin, G.T., eds. 2000, đã nghiên cứu về cây
mây tại Trung Quốc về các nội dung như; Bảo tồn, gây trồng, phân bố, sinh thái, sinh
trưởng, vật hậu, lâm học, giải phẩu và nuôi cấy mô. Các tác giả đã đề cập đến tình hình
phân bố, sử dụng các loài song mây ở Trung Quốc. Những số liệu về thí nghiệm gây
trồng, nghiên cứu quá trình phát triển cũng như thời kì vật hậu của các loài (Calamus
tetradactylus, Daemonorop margaritae) cũng được trình bày khá chi tiết. Đặc biệt

những nghiên cứu về dinh dưỡng khoáng của cây con, nghiên cứu nuôi cấy mô phục
vụ cho nhân giống các lòa song mây bị đe dọa (C. simlicifolius, C. egregius, C.
gracilis, D. margaritae vµ D. jenkinsiana) đã được nhóm tác giả quan tâm và đạt kết
quả khả quan.
L. T. Hong, V. Ramantha Rao and W. Amaral, 2002: Rattan genetic resource
conservation and use IPGRI’S perspective and strategy, Rattan: current research issues
and prospects for conservation and sustainable development, 14 (Bảo tồn nguồn tài
nguyên gen của mây song và xu hướng, chiến lược sử dụng). Nhóm tác giả đã xác định
các loài song mây để bảo tồn đồng thời đánh giá nguồn gen đa dạng của song mây.
Trong báo cáo này, vấn đề bảo tồn tại chổ đã được đặt ra như là ưu tiên trong chiến lược
bảo tồn song mây. Tác giả cũng cho rằng, việc đánh giá hiện trạng tài nguyên song mây
đặc biệt các loài có tầm quan trọng về kinh tế sẽ góp phần quan trọng đối với thành công
trong bảo tồn tại chỗ.
Isara Vongkaluang, 2002: Thai rattan in the early 2000, Rattan: current research
issues and prospects for conservation and sustainable development, 14 (Mây song Thái
Lan đầu những năm 2000). Tác giả cho rằng, đối với Thái Lan tài nguyên song mây có ý
nghĩa kinh tế, xã hội quan trọng. Tuy nhiên do khai thác không có kế hoạch, nguồn ngoài
tự nhiên đã va đang giảm sút nhanh chóng. Để khôi phục lại nguồn ngoài tự nhiên cần đẩy
mạnh hơn nữa các nghiên cứu cơ bản về loài, sinh thái, lâm sinh, kỹ thuật gây trồng đặc
biệt là trồng xen canh.
2.1.2. Trong nước
Việt Nam, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên rất đa dạng về các kiểu rừng
và có hệ thực vật, động vật phong phú với trên 11.000 loại thực vật có mạch, 1000 loại
5


rêu, 2500 loại tảo, 826 loại nấm lớn, 276 loại thú, 828 loại chim, 180 loại bò sát, 80
loại lưỡng cư, 2510 loại cá nước ngọt và cá biển (Hoàng Văn Thắng, 1998). Đây là
nguồn LSNG rất phong phú của Việt Nam, chỉ thống kê một ô tiêu chuẩn của kiểu
rừng kín nhiệt đới thường xanh, một kiểu rừng có giá trị cao tại vùng Bắc Trung Bộ đã

có trên 100 loại gỗ lớn, hơn 100 loài cây bụi, cây thảo, dây leo và cây phụ sinh, trong
đó có rất nhiều loại thuộc lâm sản ngoài gỗ. Hiện nay chúng ta đã biết được giá trị sử
dụng của khoảng 5.000 loài thực vật tại Việt Nam (Vũ Văn Dũng, 2004).
Từ năm 1984 nhà nước đã giao cho ngành Lâm Nghiệp thống nhất quản lý các
loại đặc sản rừng (Quyết định 160 Hội Đồng Bộ Trưởng ngày 10 tháng 12 năm 1984),
nhưng nhiều cấp chỉ nghĩ đến việc tận dụng các loại lâm sản này mà không có một
chiến lược phát triển nó một cách bền vững. Tuy nhiên cũng có một số nghiên cứu về
nuôi trồng , chế biến, đề xuất các chính sách liên quan đến LSNG.
Theo số liệu của FAO, ước tính có khoảng 80% dân số trong các nước đang
phát triến sử dụng LSNG nhằm đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển cộng đồng. Vài
triệu hộ gia đình trên toàn thế giới sống nhờ vào các sản phẩm này để đáp ứng các nhu
cầu tiêu dùng thiết yếu hàng ngày hay là tạo thu nhập. Ước tính tổng giá trị thương mại
quốc tế của LSNG hàng năm khoảng trên dưới 10 tỷ USD. Và Việt Nam là một nước
có tiềm năng về LSNG rất lớn trong khu vực ĐNA, hơn 3/4 tổng diện tích lãnh thổ là
đồi núi, mà đặc biệt là Việt Nam có nền khí hậu nhiệt đới ẩm cho nên rất phù hợp cho
việc phát triển các loại song mây.
Hiện nay thị trường LSNG tại Việt Nam và một số nước trên thế thế giới đang
phát triển, trong đó phải kể đến thị trường song mây. Cây mây đã mang lại cho người
dân vùng nông thôn Việt Nam không ít những cơ hội để tạo thu nhập, tạo việc làm, vì
vậy mà trong những năm gần đây việc gây trồng các loài mây tại Việt Nam đã được
chú trọng đầu tư bên cạnh việc bảo vệ khoanh nuôi các loài mây bản địa từ rừng tự
nhiên.
Đã có nhiều tỉnh trong nước tiến hành nghiên cứu và phát triển cây mây nhằm
tạo sinh kế bền vững cho người dân mà đặc biệt là người dân sống gần rừng và phụ
thuộc vào rừng.
Huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh có điều kiện khí hậu phù hợp cho việc trồng
cây mây nếp. Trước đây cây mây nếp vốn là cây mọc hoang dã ở nhiều khu vực rừng
6



núi của huyện. Mây nếp có đặc tính vỏ trắng ngà, bóng đẹp, bền, độ cảm quang mạnh
khi nhuộm màu, chịu nhiệt và kháng ẩm cao. Từ bẹ lá, vỏ ruột cây đều dễ uốn, dễ định
hình, chế tác cùng các vật liệu khác như gỗ, tre, da. Trồng thử nghiệm mây nếp trên
diện tích 2 ha ở xã Quảng Sơn và Quảng Đức. Sau hơn một năm trồng, hiện nay, cây
mây nếp phát triển khá tốt, mang lại nhiều triển vọng. Qua thực tế trồng cho thấy đưa
mây nếp vào trồng ở Hải Hà không những góp phần phủ xanh đồi trọc, mà còn mang
lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Mây nếp chỉ cần trồng một lần nhưng thu
hoạch được nhiều lần và trong nhiều năm. Trong tương lai, mây nếp sẽ đồng hành
cùng cây chè góp phần thúc đẩy kinh tế Hải Hà phát triển.
Khảo nghiệm trồng cây mây nếp dưới tán rừng trồng và tán rừng tự nhiên tại xã
Văn Lem và Đăk Trâm, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum. Bằng nguồn vốn hoạt động
khoa học công nghệ năm 2008, trong thời gian qua, phòng Nông nghiệp huyện Đăk Tô
cùng các cộng sự đã bắt đầu thực hiện đề tài khoa học khảo nghiệm trồng cây mây nếp
dưới tán rừng trồng và tán rừng tự nhiên tại hai xã Văn Lem và Đăk Trâm, huyện Đăk
Tô, tỉnh Kon Tum. Đơn vị chủ trì đề tài là phòng Nông nghiệp huyện Đăk Tô đã tiến
hành điều tra khảo sát chọn địa điểm, chọn hộ, thiết kế xây dựng mô hình,... đã chọn
đựơc 10 hộ có đủ điều kiện tham gia mô hình, trong đó xã Đăk Trâm có 4 hộ với diện
tích 2,3 ha, xã Văn lem có 6 hộ với diện tích 2,7 ha. Đa số các hộ được chọn làm mô
hình có khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, có thâm niên và kinh nghiệm
trong trồng rừng và bảo vệ rừng.
Trong thời gian triển khai thực hiện, phòng Nông nghiệp đã phối hợp với
UBND các xã và cán bộ khuyến nông xã trực tiếp chỉ đạo và hướng dẫn các hộ tiến
hành thiết kế, phát dọn theo luống, đào hố, bón phân và tiến hành trồng với quy mô 5
ha với tổng số lượng cây giống là 12.500 cây. Tỷ lệ cây sống đạt trên 90%.
Lâm Đồng cũng đã trồng được cây mây rừng. Giống mây được trồng là mây
nếp rừng, được đưa về nhân nuôi trong bầu cho đến khi cây non ra được 4 lá thì đưa
vào lại rừng trồng dưới những tán rừng cây sao đen và rừng nghèo kiệt có đất chủng
feralit.
Cao Bằng thâm canh cây mây nếp dưới tán rừng. Trung tâm Khuyến nôngKhuyến lâm tỉnh Cao bằng vừa triển khai xây dựng mô hình trồng cây mây nếp dưới
tán rừng trên diện tích hơn 50 ha với sự tham gia của 60 hộ dân tại hai xã vùng cao

7


Bạch Đằng (huyện Hoà An) và Cao Chương (huyện Trà Lĩnh). Các hộ dân tham gia
dự án đều được hỗ trợ giống, phân bón và tập huấn kỹ thuật trồng cây mây nếp như:
xử lý hạt, gieo hạt, cấy cây,cách che nắng,...Cây mây nếp được trồng dưới tán rừng sẽ
đem lại hiệu quả kinh tế khá cao khi mức đầu tư ít, chỉ trồng một lần và chỉ sau 4 năm
có thể thu hoạch với thời gian thu hoạch lứa đầu từ 8 - 10 năm. Sợi mây được dùng để
làm đồ thủ công mỹ nghệ phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.
Hiệu quả từ dự án lâm sản ngoài gỗ tại Hà Tĩnh. "Cây mây là một trong những
loại LSNG rất có tiềm năng về kinh tế đã được người dân Hà tinh tự chọn để phát triển
tại vườn nhà, vườn rừng. Mây là nguồn nguyên liệu để phát triển sản xuất hàng thủ
công mỹ nghệ rất có giá trị. Do áp lực của nhu cầu nguyên liệu nên những năm gần
đây, việc khai thác song mây hoang dại quá mức đã dẫn đến suy thoái nghiêm trọng
nguồn tài nguyên thiên nhiên này. Năm 1998, dự án LSNG đã hỗ trợ hai xã Cẩm Sơn
và Cẩm Mỹ huyện Cẩm Xuyên bằng cách cung cấp 70 ngàn cây giống mây tắt đồng
thời hướng dẫn kỹ thuật trồng theo phương thức phân tán xung quanh vườn nhà. Sau
khi trồng được 4 năm, cây mây đã cho thu hoạch lứa đầu với chi phí lao động cho
trồng mây ít, chỉ tốn công trồng và chăm sóc ban đầu, sợi mây tắt rất được các làng
nghề truyền thống ưa chuộng nên bán rất được giá từ 6.000 – 7.500đ/kg. Từ lợi
ích của cây mây mang lại nên từ tháng 4 năm 2004, dự án LSNG pha 2 đã tiếp tục
triển khai mở rộng ra 5 xã là Cẩm Mỹ, Cẩm Sơn, Cẩm Quan, Cẩm Thịnh, Cẩm Minh
huyện Cẩm Xuyên. Dự án triển khai theo phương thức trồng mây tắt thâm canh kết
hợp với việc phát triển LSNG nhiều tầng. Đây là mô hình nông, lâm kết hợp và mây
tắt là cây chủ đạo. Trong thời gian chờ cây mây khép tán, nông dân có thể trồng xen
các loại cây LSNG ngắn ngày như: Khoai mài, Hương bài, Nhân trần, chè vằng và các
loại cây nông nghiệp như sắn, ngô, khoai lang, lạc, các cây che bóng cho mây như cây
mớc, dó trầm... Từ mô hình lâm sản nhiều tầng này, người nông dân có thể tận
dụng cả về diện tích đất, thời gian chiếu sáng, cả thu nhập thường xuyên và cuối
cùng là tăng hiệu quả đầu tư trên 1 đơn vị diện tích.

Thái Bình trồng mây trên đất lúa chuyển đổi. Năm 2003, được UBND xã Bình
Minh tạo điều kiện, ông Vũ Xuân Đức (thôn Phú Mỹ, Bình Minh, Kiến Xương) xin
chuyển đổi 1000m2 ruộng ven làng cấy lúa năng suất thấp để trồng cây mây cung cấp
nguyên liệu làm hàng thủ công xuất khẩu. Ông trồng 4000 cây mây nhỏ, hàng cách
8


hàng 1,7 m - 2 m, cây cách cây 20 - 30 cm. Ông trồng đu đủ, ngô xen với mây còn
nhỏ và trồng bạch đàn để mây trụ bám, tổng chi phí 5,5 triệu đồng. Ông Đức thu
3 vụ ngô, riêng đu đủ xanh bán làm rau đã bằng hai vụ lúa. 18 tháng sau ngày đặt cây
mây xuống ruộng ông thu lứa đầu được 4 tạ, 9 tháng sau thu lứa thứ hai 6,5 tạ, và vừa
thu lứa thứ 3 được 1 tấn. Tổng thu từ mây từ tháng 2/2003 đến nay được 16,4 triệu
đồng, gấp 7 lần cấy lúa. Những năm sau, cây lên ấm bụi thu nhập tăng gấp 2 - 3 lần,
trong vòng 20 năm sau mới phải trồng lại. Trồng mây có nhiều ưu điểm cây sinh
trưởng không phụ thuộc thời tiết, thiên nhiên, sau 1 năm trồng không phải tưới, mưa
ngập nửa tháng cây không chết. Cây mây không sâu bệnh trừ khi để lá rợp quá mới bị
rệp ăn măng cây non, trồng mây không phải trông coi. Để có năng suất cao, sau khi
chặt bán cây, cần bón bổ xung đạm cho cây con.
Hà Nam xây dựng mô hình trồng mây vùng đồi núi diện tích 7 ha ở hai xã Liên
Sơn và Ba Sao trên cơ sở đầu tư ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới để phát triển cây
mây tạo vùng nguyên liệu cho mây giang đan. Kết quả đạt được là đã xây dựng mô
hình trồng mây bao đồi: Mô hình triển khai trên diện tích 7 ha với 35.000 cây mây
theo các mô hình cụ thể cho ba vùng sinh thái:
- Trồng mây ven chân núi đá vôi và trên đất có đá lộ đầu với quy mô 2,5 ha và
trồng được 12.500 cây. Trong đó xã Liên Sơn với 1,3 ha trồng được 6.500 cây, xã Ba
Sao với 1,2 ha với 6.000 cây. Tỷ lệ cây sống, trung bình đạt 90%, cây sinh trưởng và
phát triển tốt.
- Trồng mây ven chân núi đá và dưới tán cây vải chua với quy mô 0, 8 ha ở cửa
Dù xã Liên Sơn và đã trồng được 4.000 cây. Tỷ lệ sống đạt 84%, cây sinh trưởng và
phát triển tốt.

- Trồng mây dưới tán rừng keo và bạch đàn trên tầng đá Đôlomit với lớp đất
mỏng với quy mô 3,7 ha, trồng được 18.500 cây. Trong đó xã Liên Sơn với diện tích
1,4 ha trồng được 7.000 cây dưới tán rừng keo và bạch đàn, xã Ba Sao với diện tích
2,3 ha trồng được 11.500 cây dưới tán rừng keo. Trồng mây theo mô hình này sau 3
tháng cây đã bén rễ hồi xanh, nhưng do thời tiết và đất đai ở vùng này nên tỷ lệ sống
chỉ đạt 50%.
Kết quả sau 2 năm xây dựng mô hình, dự án đã giúp nhân dân các xã miền núi
trong huyện hướng khai thác có hiệu quả cây mây trên vùng đất dốc, góp phần chuyển
9


dịch cơ cấu cây trồng. Tuy nhiên số cây trồng thử nghiệm mới chỉ đạt 74,17%, cần phải
rút kinh nghiệm về thời điểm trồng cây giống cho phù hợp để nâng cao tỷ lệ cây sống
trong các điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
2.1.3. Trong tỉnh
Quảng Trị trồng cây mây tạo sinh kế và bảo vệ môi trường bền vững ở Đakrông.
Năm 2007, thông qua tổ chức bảo tồn chim quốc tế (Birdlife international), Đại sứ Vương
quốc Anh tại Việt Nam đã giúp cho người dân hai xã Húc Nghì, Ba Lòng (huyện
Đakrông) xây dựng hai mô hình trồng mây dưới tán rừng tự nhiên. Đây là mô hình
thuộc hợp phần cung cấp các sinh kế cho người dân sống tại vùng đệm khu bảo tồn
thiên nhiên Đakrông và các vùng chim quan trọng trên đất thấp.
Trước khi triển khai mô hình, dự án đã tổ chức cho người dân đi tham quan,
học tập mô hình trồng mây ở tỉnh Quảng Ngãi để “mắt thấy, tai nghe”, làm quen với
những thao tác kỹ thuật cơ bản trong ươm giống, làm đất, trồng, chăm sóc cây mây,
trước khi bắt tay vào thực hành tại địa phương. Nhiều người dân khi tiếp cận, làm quen
với việc trồng mây đã phấn khởi nói: “cây mây là cây rất quen thuộc nhìn thấy trong
rừng, trong rẫy hàng ngày mà. Bây giờ biết trồng mây không khó mà vẫn cho thu nhập
cao, bà con phấn khởi lắm”.
Dự án đã chọn thôn Hà Vũng, xã Ba Lòng triển khai trồng 5 ha tại 5 hộ gia
đình, thời gian thực hiện trong hai tháng 9 và 10 năm 2007. Tại thôn Cợp, xã Húc

Nghì, dự án triển khai trồng 16 ha cho tám hộ gia đình, thực hiện trong hai tháng
1 và 2 năm 2008. Dự án tài trợ cho nhân dân phân bón, cây giống, dụng cụ sản xuất,
tập huấn và tư huấn kỹ thuật trồng cây mây. Người dân tham gia hoạt động mô hình
đóng góp 100% công lao động. Tổng kinh phí cho hoạt động trồng mây tại hai thôn là
trên 143 triệu đồng. Cả hai mô hình trồng mây đều được trồng với mật độ 2000 cây/ha,
trên băng rộng 1,5 m, băng này cách băng kia 5 m, khóm cách khóm trên băng là 3 m.
Khóm được trồng theo hình tam giác cân, có cạnh là 60 cm. Đất trồng mây là đất dưới
tán rừng tự nhiên, độ dốc không qúa lớn, ít đá lẫn. Do đặc tính của cây mây là cần có
giá để leo, cán bộ kỹ thuật đã lựa chọn phương pháp trồng theo khóm trên băng. Mục
đích của quy trình kỹ thuật này là tận dụng khả năng dựa vào nhau của các cây mây
khi còn nhỏ, vì vậy mà 3 cây trên khóm sẽ dựa vào nhau để phát triển, vươn cao và
bám vào các cây lớn.
10


Sau thời gian triển khai, hai mô hình trồng mây trên đã được tổ chức Birdlife
international và Đại sứ quán Vương quốc Anh nghiệm thu, đánh giá với tỷ lệ cây
sống đạt từ 91,1 đến 95,3%.
Ông Lê Văn Quý, chi cục phó chi cục Kiểm lâm tỉnh cho biết, cây mây nước là
cây bản địa nên hoàn toàn phù hợp với điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu, thổ
nhưỡng ở địa phương, thích hợp dưới tán rừng tự nhiên nên tiềm năng đất đai để trồng
cây nây là rất dồi dào. Cây mây dễ trồng, chi phí đầu tư thấp, phù hợp với khả năng
canh tác và tự đầu tư của người dân, nhất là bà con dân tộc Vân Kiều, Pa Cô. Cây mây là
nguồn nguyên liệu đang có nhu cầu tiêu thụ lớn trên thị trường, cung không đủ cầu, đầu ra
cho sản phẩm rất ổn định.
Ngay tại huyện Đakrông đã có doanh nghiệp Mai Hoàng chuyên thu mua, chế
tác mây, sẵn sàng thu mua hết sản phẩm của bà con trồng với giá cả cạnh tranh. Loại
cây này còn hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao, ổn định và bền vững.
Sau 5-7 năm trồng là có thể đưa vào khai thác và khai thác trên nhiều lần, cho
mức thu nhập bình quân một ha từ 10 đến 15 triệu đồng/năm. Đặc biệt từ mô hình này

sẽ mở ra hướng mới cho người dân sống ở vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông
có việc làm và thu nhập, giảm áp lực sống dựa vào rừng, góp phần quan trọng trong
công tác bảo vệ rừng đầu nguồn, khôi phục lại sinh cảnh sống cho một số loài chim
thú, bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường sinh thái bền vững.
Đến nay hai mô hình trồng cây mây ở huyện miền núi Đakrông đã bước đầu có
hiệu quả về sinh kế và bảo vệ môi trường. Đây cũng là mô hình trồng cây mây để tạo
sinh kế và bảo vệ rừng đầu tiên ở tỉnh Quảng Trị. Chi cục Kiểm lâm Quảng Trị sẽ phối
hợp với chính quyền các cấp trong tỉnh để phát triển mô hình này ở các xã xung quanh
khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông và khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hoá (thuộc
huyện Hướng Hoá).

2.2. Khái niệm lâm sản ngoài gỗ
Theo FAO, 1999. Lâm sản ngoài gỗ là các sản phẩm nguồn gốc sinh vật, loại
trừ gỗ lớn, có ở rừng, ở đất rừng và ở các cây bên ngoài rừng.
FAO cũng đã đưa ra sơ đồ về các sản phẩm rừng như sau

11


Sản phẩm gỗ

Gỗ công nghiệp,
củi
và than
Gỗ nhỏ

Sản phẩm
rừng và cây
rừng


Lâm sản
ngoài gỗ

Thực vật và sản
phẩm từ thực vật

Động vật và sản
phẩm từ động vật
Các dịch vụ
từ rừng

Hình 2.1: Phân loại sản phẩm rừng và cây rừng
Ở Việt Nam, lâm sản ngoài gỗ cũng được gọi với nhiều tên khác nhau như:
Lâm đặc sản, lâm sản phụ và lâm sản ngoài gỗ, trong đó tên gọi lâm đặc sản và lâm
sản phụ được sử dụng phổ biến hơn. Lâm đặc sản là tên chính thức được công bố trong
Quyết định số 160/HĐBT do Hội đồng Bộ trưởng ban hành tháng 12 năm 1994 về
danh mục các loài lâm đặc sản ở Việt Nam.
Theo các quan niệm trên thì LSNG là một phần tài nguyên rừng. Ở Việt Nam,
theo Lê Mộng Chân (1993) cho rằng “Tài nguyên thực vật rừng là một bộ phận cấu
thành quan trọng của tài nguyên rừng, nó bao gồm toàn bộ sản phẩm thực vật của
rừng” và “Vì vậy tài nguyên thực vật rừng ở đây rất phong phú và có giá trị nhiều
mặt” và “Nhiều loại cây rừng còn cho các sản phẩm tự nhiên, ngoài gỗ đó là cây đặc
sản”.
2.3. Phân loại lâm sản ngoài gỗ
Theo Quyết định số 160/HĐBT về việc thống nhất quản lý lâm đặc sản. Đây là
hệ thống phân loại chính thức đầu tiên tại Việt Nam. Theo Quyết định này, danh mục
các loại lâm sản được xếp thành 2 nhóm chính trong hệ thực vật rừng và hệ động vật
rừng, cụ thể như sau:
2.3.1. Hệ thực vật rừng
12



+ Nhóm cây cho nhựa, tinh dầu, dầu béo, tanin gồm: nhựa Thông, Quế, Hồi,
dầu Tràm, nhựa Trám, dầu Bạch đàn.
+ Nhóm cây thuốc như: Ba kích, Sa nhân, Hoàng đằng, Vàng đắng…
+ Nhóm thực vật sử dụng làm nguyên liệu cho hàng thủ công như: Tre nứa,
song mây, lá nón…
+ Nhóm thực vật sử dụng làm nguyên liệu công nghiệp như: Cánh kiến, nhựa
thông, nhựa gồm…
2.3.2. Hệ động vật rừng
+ Nhóm động vật hoang dã cho da, lông, xương, ngà, mỡ, xạ, mật và các sản
phẩm dược liệu. Ví dụ như: Voi, hổ, báo, hươu, trăn, rắn, khỉ, nhím, ong, chim cảnh và
các loài động vật khác.
+ Nhóm các sản phẩm được chế biến từ nguyên liệu thô của động vật.
2.4. Vai trò của lâm sản ngoài gỗ
Lâm sản ngoài gỗ có nhiều giá trị trên nhiều khía cạnh khác nhau và chúng tác
động lên nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm các giá trị về kinh tế, xã hội và môi trường
sinh thái.
2.4.1. Về kinh tế
Ngay từ buổi đầu bình minh của lịch sử, con người đã biết lấy từ rừng các thức
ăn chất đốt, vật liệu, dược liệu phục vụ cho cuộc sống, rừng được coi là cái nôi sinh ra
và là môi trường sống của con người, đặc biệt là đồng bào dân tộc sống gần rừng và
phụ thuộc vào rừng.
Lâm sản ngoài gỗ là một trong những nguồn thu nhập quan trọng trong kinh tế
hộ gia đình đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày góp phần tạo việc làm, xoá đói giảm
nghèo, là nguồn sinh kế cho một bộ phận cư dân sống dựa vào rừng vùng nông thôn
miền núi. Lâm sản ngoài gỗ góp phần cung cấp nguyên vật liệu cho các ngành công
nghiệp và tiểu thủ công nhiệp chế biến lâm sản và xuất khẩu. Như nhựa Thông, nhựa
Trám cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến dầu, nhựa, sơn tổng hợp; tinh
dầu cho công nghiệp hương liệu và mỹ phẩm; tre nứa cung cấp nguyên liệu cho các

nhà máy giấy, ...
Lâm sản ngoài gỗ là thành phần quan trọng đóng góp cho việc phát triển kinh tế
đất nước và địa phương, bảo tồn rừng và đa dạng sinh học. LSNG có giá trị kinh tế cao
13


giúp cải thiện đời sống cộng đồng. Vì vậy phát triển LSNG là một động lực và là yếu
tố chủ chốt trong việc quản lý bảo tồn rừng.
2.4.2. Vai trò xã hội
Việc gây trồng, khai thác, chế biến và buôn bán LSNG đã mang lại công ăn
việc làm cho hàng chục triệu người dân sống ở miền núi và nông thôn. Điều đó đã tạo
điều kiện ổn định cuộc sống và góp phần xoá đói giảm nghèo cho nhân dân sống ở
vùng cao, vùng xa. Một số LSNG được sử dụng trong các lễ hội truyền thống, tạo ra
các sản phẩm truyền thống góp phần bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc.
Là nguồn thu nhập chính của đồng bào các dân tộc miền núi, là cơ sở quan
trọng để phân bố dân cư, điều tiết lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo cho xã hội.
2.4.3. Vai trò phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái
- Phòng hộ đầu nguồn: Giữ đất, giữ nước, điều hoà dòng chảy, chống xói mòn
rửa trôi thoái hoá đất, chống bồi đắp sông ngòi, hồ đập, giảm thiểu lũ lụt, hạn chế hạn
hán, giữ gìn được nguồn thuỷ năng lớn cho các nhà máy thuỷ điện.
- Phòng hộ ven biển: Chắn sóng, chắn gió, chắn cát bay, chống sự xâm nhập
của nước mặn,...bảo vệ đồng ruộng và khu dân cư ven biển,...
- Phòng hộ đồng ruộng và khu dân cư: Giữ nước, cố định phù sa, hạn chế lũ lụt
hạn hán, tăng độ ẩm cho đất,...
- Bảo vệ khu di tích lịch sử: Nâng cao giá trị cảnh quan và du lịch...
- Bảo tồn rừng và đa dạng sinh học.
Bên cạnh đó LSNG còn là nguồn tài nguyên có khả năng tái sinh và có vai trò
rất quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của nhân loại.
2.5. Giá trị và lợi ích của cây mây
Cây mây có giá trị kinh tế lớn, sản phẩm chính của cây mây là thân cây có độ

bền, độ dẻo và chịu lực tốt. Cấu tạo đồng đều lại dễ uốn và dễ kết hợp với kim loại và
vật liệu khác như gỗ, da, nhựa để làm bàn ghế, đồ dùng mỹ nghệ cao cấp. Có giá trị
xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.
Trồng mây còn có tác dụng giữ rừng tốt, chống xói mòn đất, cải thiện môi
trường sống của một số loài chim thú, phục hồi nguồn tài nguyên LSNG, tăng thu nhập
cho người dân địa phương.
14


×