Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA 3 MỨC ĐỘ ẨM HẠT VÀ 5 MỨC NHIỆT ĐỘ TỚI SỨC SỐNG CỦA HẠT THÔNG HAI LÁ (Pinus latteri Mason) SAU CÁC THỜI GIAN CẤT TRỮ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA 3 MỨC ĐỘ ẨM HẠT VÀ
5 MỨC NHIỆT ĐỘ TỚI SỨC SỐNG CỦA HẠT
THÔNG HAI LÁ (Pinus latteri Mason)
SAU CÁC THỜI GIAN CẤT TRỮ

Sinh viên thực hiện: PHẠM THỊ THANH HẢI
Ngành: Lâm nghiệp
Niên khóa: 2007 – 2011

Tp. Hồ Chí Minh, 06/2011


NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA 3 MỨC ĐỘ ẨM HẠT VÀ 5 MỨC NHIỆT
ĐỘ TỚI SỨC SỐNG CỦA HẠT THÔNG HAI LÁ ( Pinus latteri Mason)
SAU CÁC THỜI GIAN CẤT TRỮ

Tác giả

PHẠM THỊ THANH HẢI

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
LÂM NGHIỆP

Giảng viên hướng dẫn:
ThS. Trương Mai Hồng



Tp. Hồ Chí Minh, 06/2011


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, em đã nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ của Ban
Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chủ nhiệm Khoa
Lâm nghiệp, cùng toàn thể quý thầy cô trong khoa đã trực tiếp giảng dạy em trong suốt
thời gian học tập tại trường.
Nhân dịp này, em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô của trường và
Khoa Lâm nghiệp đã tận tình giảng dạy và tạo điều kiện tốt cho em hoàn thành đề tài
tốt nghiệp này.
Đặc biệt, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc cô Trương Mai Hồng, giảng viên Khoa
Lâm nghiệp, đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành tốt đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn đến anh Lê Cảnh Nam, phòng Kỹ thuật Vườn Quốc
Gia Bidoup Núi Bà – Lâm Đồng, anh Nguyễn Văn Thiết và chị Nguyễn Thị Hoài đã
nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt thời gian hoàn thành đề tài.
Xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập
và hoàn thành đề tài.
Cuối cùng, con xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến cha mẹ, người đã có công
sinh thành, nuôi dưỡng và dạy dỗ con đến ngày hôm nay.
Dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thành luận văn nhưng chắc chắn không tránh
khỏi những sai sót. Vì vậy, em rất mong được sự thông cảm và những ý kiến đóng góp
của quý thầy cô và bạn bè để đề tài được hoàn thiện tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 06/2011
Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Thanh Hải


i


TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của 3 mức độ ẩm hạt và 5 mức nhiệt độ tới
sức sống của hạt thông hai lá (Pinus latteri Mason) sau các thời gian cất trữ” được
thực hiện tại phòng thí nghiệm Khoa Lâm nghiệp, Trường Đại Học Nông Lâm Thành
phố Hồ Chí Minh từ tháng 03/2011 đến tháng 06/2011. Các thí nghiệm được bố trí
hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 lần lặp.
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng:
- Các chỉ tiêu ban đầu của hạt:
Hạt thông hai lá có độ thuần 95%, trọng lượng 1.000 hạt là 37,2 gram, ẩm độ
hạt ban đầu là 9,6%, tỷ lệ nảy mầm ban đầu là 95%. Hạt thuộc loại ưa khô, có thể cất
trữ ở nhiệt độ thấp và trong thời gian dài.
- Khả năng hấp thu nước hạt thông hai lá:
Đối với hạt thông hai lá cho thấy, việc chà xát hạt không có hiệu quả. Hạt chỉ
nên ngâm trong nước có nhiệt độ 540C trong 8 giờ, sau đó đặt vào giấy thấm ẩm sẽ
giúp hạt nảy mầm tốt.
- Xử lý nảy mầm hạt thông hai lá:
Biện pháp xử lý nảy mầm ngâm hạt trong nước ấm 540C 8 giờ, sau đó rửa chua
hàng ngày với nước ấm 450C, rồi đặt hạt ở nhiệt độ 300C sẽ thích hợp cho nảy mầm
của hạt.
- Ảnh hưởng của ẩm độ hạt rút khô tới tỷ lệ nảy mầm của hạt:
Hạt thông hai lá từ ẩm độ hạt ban đầu 9,6% đã được rút khô xuống các ẩm độ
7,7% và 5,6% với tỷ lệ nảy mầm tương ứng là 94% và 95%.
- Ảnh hưởng của ẩm độ hạt và nhiệt độ cất trữ đến tỷ lệ nảy mầm của hạt theo các thời
gian cất trữ:
Đối với hạt thông hai lá, sau thời gian cất trữ 9 tháng hạt vẫn giữ được tỷ lệ nảy
mầm cao. Đặc biệt khi rút khô hạt xuống độ ẩm thấp thì khả năng cất trữ tăng lên rõ

rệt (độ ẩm hạt 5,6% và 7,7%), có thể cất trữ tới 9 tháng, tỷ lệ nảy mầm vẫn đạt trên
ii


80%. Tuy nhiên, lô hạt ở độ ẩm ban đầu 9,6% khi cất trữ hạt ở nhiệt độ phòng (300C)
mất sức sống nhanh (tỷ lệ nảy mầm chỉ đạt 50% sau 6 tháng). Thời gian kéo dài sức
sống của hạt là > 9 tháng.
- Khảo sát phôi và kiểm tra bằng thuốc thử TTZ 1%:
Kết quả khảo sát phôi hạt thông hai lá cho thấy tại ẩm độ 5,6%; 7,7% ở tất cả
các nhiệt độ và ở độ ẩm 9,6% khi cất trữ ở nhiệt độ -200C, 50C, 150C và 200C hầu hết
tất cả các phôi đều sống (đều nhuộm màu thuốc thử > 10%). Khả năng nảy mầm của
hạt (hay tỷ lệ hạt sống) khi tiến hành nhuộm màu thuốc thử là 100% ở các ẩm độ và
nhiệt độ nói trên. Tuy nhiên, khi cất trữ hạt ở 300C tại ẩm độ 9,6% số phôi sống đã
giảm đáng kể (chỉ còn 14 phôi sống trên 20 phôi khảo sát), khả năng nảy mầm của hạt
chỉ đạt 70%. Như vậy, qua kết quả trên có thể khẳng định hạt thông hai lá có bản chất
tồn trữ là hạt ưa khô.

iii


MỤC LỤC
Lời cảm ơn ........................................................................................................................i
Tóm tắt ............................................................................................................................ ii
Mục lục .......................................................................................................................... iv
Danh sách các chữ viết tắt ............................................................................................ vii
Danh sách các hình ...................................................................................................... viii
Danh sách các bảng ....................................................................................................... ix
Danh sách các biểu đồ .....................................................................................................x
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ...................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................................1

1.2. Mục đích - ý nghĩa của đề tài ...............................................................................4
1.3. Mục tiêu của đề tài ...............................................................................................4
1.4. Giới hạn của đề tài ................................................................................................4
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................6
2.1. Đặc điểm tự nhiên - điều kiện khí hậu khu vực sinh trưởng và phát triển cây mẹ
tại tỉnh Lâm Đồng ........................................................................................................6
2.2. Giới thiệu cây thông hai lá ...................................................................................8
2.2.1. Đặc điểm hình thái.........................................................................................9
2.2.2. Phân bố ........................................................................................................10
2.2.3. Đặc điểm sinh thái .......................................................................................10
2.2.4. Giá trị kinh tế ...............................................................................................10
2.2.5. Giá trị văn hoá .............................................................................................11
2.2.6. Một số nghiên cứu hạt loài thông hai lá trên thế giới và Việt Nam ............12
2.3. Sơ lược về phân loại hạt giống cây rừng ............................................................13
2.3.1. Giới thiệu về bản chất tồn trữ hạt giống ......................................................13
2.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sức sống và phẩm chất hạt giống....................16
2.3.3. Mối quan hệ giữa nhiệt độ bảo quản và ẩm độ hạt......................................20
2.4. Sử dụng các biện pháp xử lý hạt.........................................................................22
2.5. Một số nghiên cứu về bản chất tồn trữ hạt trên thế giới và Việt Nam ...............23
iv


2.5.1. Trên thế giới ................................................................................................23
2.5.2. Việt Nam .....................................................................................................24
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................27
3.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................................27
3.2. Đối tượng và điều kiện nghiên cứu ....................................................................27
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................27
3.2.2. Điều kiện nghiên cứu...................................................................................27
3.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................28

3.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................29
3.4.1. Thu hái và vận chuyển .................................................................................29
3.4.2. Sơ chế hạt ....................................................................................................29
3.4.3. Xác định các chỉ tiêu ban đầu ......................................................................29
3.4.4. Xác định ẩm độ của hạt ...............................................................................30
3.4.5. Phương pháp rút khô hạt bằng silicagel ......................................................30
3.4.6. Kiểm tra nhanh hạt sống và khả năng nảy mầm (Va%) theo các mức độ ẩm
...............................................................................................................................30
3.4.7. Thí nghiệm bảo quản hạt và phương pháp kiểm tra nảy mầm hạt ..............31
3.4.8. Thí nghiệm về khả năng hấp thu nước của hạt thông hai lá ........................32
3.4.9. Thí nghiệm các biện pháp xử lý hạt ............................................................33
3.4.10. Thí nghiệm ảnh hưởng của độ ẩm hạt và nhiệt độ cất trữ hạt ...................34
3.5. Phương pháp và phương tiện xử lý số liệu .........................................................34
3.5.1. Các công thức xử lý và phân tích số liệu.....................................................34
3.5.2. Phương tiện xử lý số liệu .............................................................................36
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................37
4.1. Kết quả xác định các chỉ tiêu ban đầu của hạt thông hai lá ................................37
4.2. Kết quả thí nghiệm về quá trình hút ẩm của hạt thông hai lá .............................38
4.2.1. Hạt thông hai lá có độ ẩm 7,7% đã cất trữ ở 200C trong 10 tháng ..............39
4.2.2. Hạt thông hai lá có độ ẩm 9,6% đã cất trữ ở 200C trong 8 tháng ................40
4.4. Kết quả tỷ lệ nảy mầm hạt thông hai lá theo độ ẩm hạt rút khô .........................44
4.5. Kết quả tỷ lệ nảy mầm của hạt cất trữ với các mức độ ẩm hạt và nhiệt độ cất trữ
khác nhau ...................................................................................................................45
v


4.5.1. Kết quả nảy mầm hạt thông hai lá sau 1 tháng cất trữ ................................46
4.5.2. Kết quả nảy mầm hạt thông hai lá sau 3 tháng cất trữ ................................48
4.5.3. Kết quả nảy mầm hạt thông hai lá sau 6 tháng cất trữ ................................50
4.5.4. Kết quả nảy mầm hạt thông hai lá sau 9 tháng cất trữ ................................52

4.5.5. Kết quả khảo sát phôi và nhuộm màu bằng thuốc thử Tetrarolium chloride
TTZ 1% hạt thông hai lá sau 12 tháng cất trữ .......................................................54
4.7. Thảo luận hạt thông hai lá ..................................................................................55
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................57
5.1. Kết luận...............................................................................................................57
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................59

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BP

Between paper

DRMT

Trắc nghiệm đa biên độ Ducan (viết tắt của Ducan’s multiple range test)

Dt

Đường kính tán

FAO

Food and Agriculture Organization

G%


Tỷ lệ nảy mầm hạt

Hvn

Chiều cao vút ngọn

Mc%

Độ ẩm hạt

ISTA

Hiệp hội thử nghiệm hạt giống quốc tế (viết tắt của International Seed
Testing Association).

P 50

Số ngày cần thiết để hạt nảy mầm đạt 50%

TTZ

Thuốc thử Tetrazolium chloride 1%

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1. Quả và cành lá cây thông hai lá (ảnh Phan Minh Xuân, 2009) .....................11
Hình 3.1. Tủ lạnh bảo quản hạt .....................................................................................28
Hình 3.2. Tủ sấy hạt ......................................................................................................28

Hình 3.3. Tủ kiểm nghiệm nảy mầm và cất trữ hạt .......................................................28
Hình 4.1. Hạt thông hai lá .............................................................................................38
Hình 4.2. Hình dạng nảy mầm hạt thông hai lá .............................................................44
Hình 4.3. Phôi hạt thông hai lá ......................................................................................55

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 4.1. Thông tin về cây mẹ thu hái hạt ....................................................................37
Bảng 4.2. Kết quả xác định các chỉ tiêu ban đầu của hạt ..............................................38
Bảng 4.3. Kết quả xử lý nảy mầm hạt thông hai lá ở độ ẩm 9,6%, chưa cất trữ ...........42
Bảng 4.4. Phân tích biến lượng tỷ lệ nảy mầm của hạt thông hai lá với hai nhân tố tác
động là biện pháp xử lý và nhiệt độ nảy mầm ...............................................................43
Bảng 4.5. Kết quả nảy mầm hạt thông hai lá theo 3 độ ẩm rút khô ..............................44
Bảng 4.6. Phân tích biến lượng tỷ lệ nảy mầm hạt thông hai lá ở các mức độ ẩm hạt
khác nhau .......................................................................................................................45
Bảng 4.7. Phân tích biến lượng tỷ lệ nảy mầm của hạt sau 1 tháng cất trữ với hai nhân
tố tác động là độ ẩm hạt và nhiệt độ ..............................................................................47
Bảng 4.8. Phân tích biến lượng tỷ lệ nảy mầm của hạt sau 3 tháng cất trữ với hai nhân
tố tác động là độ ẩm hạt và nhiệt độ ..............................................................................49
Bảng 4.9. Phân tích biến lượng tỷ lệ nảy mầm của hạt sau 6 tháng cất trữ với hai nhân
tố tác động là độ ẩm hạt và nhiệt độ ..............................................................................51
Bảng 4.10. Phân tích biến lượng tỷ lệ nảy mầm của hạt sau 9 tháng cất trữ với hai nhân
tố tác động là độ ẩm hạt và nhiệt độ ..............................................................................53
Bảng 4.11. Kết quả khảo sát phôi và nhuộm màu của hạt thông hai lá ........................54

ix



DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Quá trình hút ẩm của hạt thông hai lá độ ẩm 7,7%, cất trữ ở nhiệt độ 200C
trong 10 tháng. ...............................................................................................................40
Biểu đồ 4.2. Quá trình hút ẩm của hạt thông hai lá độ ẩm 9,6%, cất trữ ở nhiệt độ 200C
trong 8 tháng. .................................................................................................................41
Biểu đồ 4.3. Kết quả nảy mầm hạt thông hai lá khi cất trữ 1 tháng ở nhiệt độ khác nhau
(bảng 4, phụ lục 3) .........................................................................................................46
Biểu đồ 4.4. Kết quả nảy mầm hạt thông hai lá khi cất trữ 3 tháng ở nhiệt độ khác nhau
(bảng 5, phụ lục 3). ........................................................................................................48
Biểu đồ 4.5. Kết quả nảy mầm hạt thông hai lá khi cất trữ 6 tháng ở nhiệt độ khác nhau
(bảng 6, phụ lục 3) .........................................................................................................50
Biểu đồ 4.6. Kết quả nảy mầm hạt thông hai lá khi cất trữ 9 tháng ở nhiệt độ khác nhau
(bảng 7, phụ lục 3). ........................................................................................................52

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rừng là bộ phận cấu thành quan trọng nhất của sinh quyển trên hành tinh chúng
ta. Tài nguyên rừng không chỉ mang lại giá trị kinh tế to lớn mà còn có ý nghĩa bởi khả
năng cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường sống, chức năng phòng hộ và văn hóa cảnh
quan.
Ngày nay, trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, do sức ép dân số
ngày càng tăng thì diện tích rừng tự nhiên ngày càng giảm, trong khi đó diện tích rừng
trồng hàng năm không đủ để bù lại diện tích rừng bị mất đi do nhiều nguyên nhân khác
nhau. Theo dữ liệu mới nhất về hiện trạng rừng trên thế giới do Tổ chức Lương Nông
Liên hợp quốc (FAO) công bố “Thế giới đã mất hơn 13 triệu hécta rừng, chủ yếu do

chuyển đổi diện tích rừng sang mục đích sử dụng khác, rừng hiện chỉ còn chiếm 31%
diện tích các châu lục trên toàn cầu với tổng diện tích chưa đầy 4 tỷ hecta”
( Cũng theo các số liệu được FAO công bố gần đây “Bình quân mỗi ngày trên
thế giới đã mất đi 32.000 ha rừng và cũng từng ấy diện tích rừng bị suy thoái. Từ năm
2000 - 2005, tỷ lệ rừng tự nhiên nhiệt đới bị mất đi đã tăng hơn giai đoạn thập kỷ 90
của thế kỷ XX là 8,5%, trong đó ở Nigeria và Việt Nam là gấp đôi tỷ lệ này” (dẫn từ
Lê Cảnh Nam, 2010).
Việt Nam được xếp hạng quốc gia thứ 16 về phong phú đa dạng sinh học với
khoảng 12.000 chủng loại thực vật thượng đẳng trong đó có 50% loài cây bản địa. Tuy
nhiên diện tích rừng Việt Nam ngày càng bị thu hẹp và chất lượng rừng cũng giảm sút
đáng kể. Một số loài cây quý hiếm có giá trị kinh tế đang có số lượng giảm dần (Trần
Đăng Hồng, 2002).

1


Trước tình hình đó, Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn) đã có nhiều cố gắng trong việc bảo vệ và phát triển rừng, đã phát huy được khá
đầy đủ chức năng cảnh quan, bảo tồn và phòng hộ của rừng, đã nâng độ che phủ của
rừng từ 27% trước đây lên 33,1% hiện nay. Trồng lại rừng với giống bản địa là nhu
cầu cấp thiết. Các phương án bảo tồn đã được các nhà khoa học đề xuất và xây dựng
riêng cho từng loài như: Quy hoạch các vùng bảo tồn insitu, triển khai các biện pháp
bảo vệ nghiêm ngặt tại các khu rừng cấm và các khu bảo tồn. Bên cạnh đó, việc xúc
tiến bảo tồn exsitu cũng được chú trọng, nhiều biện pháp tái sinh tự nhiên hay nhân tạo
nhằm tăng mật độ của loài vừa để duy trì loài, vừa để cung cấp giống cho trồng rừng
sau này. Vì vậy, công tác giống cây trồng được coi là một mũi nhọn trong cuộc cách
mạng về sinh học.
Hiện nay, nghiên cứu về hạt cây rừng là một hướng nghiên cứu tương đối phổ
biến trên thế giới. Ở những nước có ngành sản xuất giống được chuyên môn hóa cao
với những quy trình, quy phạm ngày càng hoàn chỉnh thì việc cung cấp hạt giống cho

sản xuất tại chỗ hay nơi khác không phải là vấn đề lớn. Các ngân hàng hạt giống vừa
có nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen, vừa là nơi phục vụ cho công tác trồng rừng. Ngân
hàng giống là nơi bảo quản hạt tốt hơn do có điều kiện bảo quản hạt tốt, rẻ tiền, chiếm
không gian nhỏ, dễ dàng vận chuyển và có thể tồn trữ ở nhiều nơi khác nhau. Tuy
nhiên, trong điều kiện nước ta hiện nay thì vấn đề này còn rất mới mẻ và việc nghiên
cứu về hạt cây rừng Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn. Mới chỉ có một số nghiên cứu
về hạt cây rừng xuất hiện ở Việt Nam trong những năm gần đây như nghiên cứu về
quy luật ra hoa kết quả cây rừng, xác định bản chất tồn trữ và nghiên cứu các điều kiện
bảo quản hạt cây rừng … Trong đó vấn đề bảo quản xử lý nảy mầm cho hạt giống của
nhiều loài cây rừng còn nhiều hạn chế.
Xuất phát từ những vấn đề mang tính thực tiễn đó, được sự đồng ý của Khoa
Lâm nghiệp – Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, dưới sự hướng
dẫn của cô Trương Mai Hồng, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của
3 mức độ ẩm hạt và 5 mức nhiệt độ tới sức sống của hạt thông hai lá (Pinus latteri
Mason) sau các thời gian cất trữ”.
2


Thông hai lá (thông nhựa) là loài cây đặc hữu của vùng khí hậu nhiệt đới Đông
Nam Á. Ở Việt Nam thông hai lá là loài cây bản địa, được sử dụng rộng rãi trong trồng
rừng. Với khả năng sinh trưởng tốt trên các vùng đất trống đồi trọc, ít mưa, thông hai
lá là loài cây phủ xanh cho nhiều vùng đồi khô, cằn. Thông hai lá cũng là nguồn cung
cấp nhựa thông chính dùng trong công nghiệp có giá trị cao. Gỗ thông hai lá tốt, dễ gia
công, có vân đẹp, được sử dụng làm đồ mộc có giá trị (Nguyễn Đức Tố Lưu và cộng
sự, 2004).
Ở nước ta thông hai lá gặp từ Bắc tới Nam nhưng thường phân biệt hai dạng.
Thông hai lá vùng cao gặp trong tự nhiên ở trong khoảng độ cao từ 400 – 1000 m, tập
trung ở các vùng Nam Tây Nguyên (Lâm Đồng), Bắc Tây Nguyên (Gia Lai, Kon
Tum), Nam Trung Bộ (Khánh Hòa, Ninh Thuận), Tây Bắc Trung Bộ (Kỳ Sơn – Nghệ
An, Rào Cỏ - Hà Tĩnh) và Tây Bắc (Sơn La). Trong khi đó thông hai lá vùng thấp chỉ

gặp trong các rừng trồng núi thấp Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ (Quảng Ninh, Ninh
Bình, Hải Phòng, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hà Nội), Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ
An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế) và Nam Trung Bộ (Đà Nẵng,
Quảng Nam, Bình Định) (Nguyễn Đức Tố Lưu, P. Thomas, 2004).
Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam được xếp vào một trong 10 điểm nóng nhất trên
thế giới về bảo tồn Thông, theo như Kế hoạch hành động bảo tồn Thông của IUCN.
Trên 40% (14/33) số loài Thông bản địa của Việt Nam được xếp vào danh sách các
loài bị đe doạ tuyệt chủng trên thế giới. Gần 90% (29/33) loài Thông Việt Nam được
đánh giá là bị đe doạ tuyệt chủng ở mức độ quốc gia (Nguyễn Đức Tố Lưu, P.
Thomas, 2004). Theo sách đỏ thế giới (IUCN, 2010) đây cũng là loài cây có nguy cơ
sắp bị tuyệt chủng (cấp VU) cần được bảo vệ do mức độ phá rừng làm rẫy cao, việc
khai thác gỗ và nhựa đang là những đe dọa đáng kể đối với các quần thể tự nhiên
(Nguyễn Đức Tố Lưu và cộng sự, 2004).
Tây Nguyên nói chung và Cao nguyên Lâm Viên nói riêng được đánh giá là
vùng đa dạng về các loài Thông thứ hai của Việt Nam (Nguyễn Tiến Hiệp và cộng sự,
2005). Trong vùng phân bố tự nhiên này, các loài Thông đã hình thành nên một nhóm
thực vật quan trọng gồm nhiều loài có tính đặc hữu hẹp, có giá trị không những về mặt
sinh thái với những kiểu rừng rất đặc trưng mà còn có giá trị về kinh tế, văn hóa và
3


khoa học. Trong một vài nghiên cứu về các loài Thông gần đây, đã có các nhận định
đáng quan ngại về hiện trạng các loài Thông hiện nay ở Việt Nam nói chung và ở Cao
nguyên Lâm Viên nói riêng, khi đánh giá hầu như tất cả các loài Thông đều đang bị đe
dọa (Nguyễn Đức Tố Lưu và cộng sự, 2004).
Việc trồng rừng bằng các loài cây bản địa đã được chính phủ Việt Nam đưa vào
chủ trương bảo vệ môi trường sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học (Nguyễn Hoàng
Nghĩa, 2005). Vì vậy, trong chương trình trồng rừng 327 trước đây và chương trình
trồng mới năm triệu hecta rừng, thông hai lá được chọn là một trong những loài cây
trồng chính quan trọng cần được ưu tiên phát triển vì loài này chịu hạn, có thể sống và

phát triển trên đất xấu đồi trọc. Cũng theo hội thảo quốc gia về loài cây ưu tiên trong
trồng rừng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2001) thì hiện nay loài cây
này đang được đề nghị trồng rừng với mục đích bảo tồn.
1.2. Mục đích - ý nghĩa của đề tài
Hiện nay vấn đề phân loại bản chất tồn trữ các loại hạt cây rừng còn nhiều hạn
chế. Việc thu hái, cất trữ các loại hạt giống cây rừng ở Việt Nam phần lớn dựa trên
kinh nghiệm hoặc qua một số nghiên cứu chưa liên tục và đầy đủ. Vì vậy, đề tài nhằm
nghiên cứu ảnh hưởng của 3 mức độ ẩm hạt và 5 mức nhiệt độ tới sức sống của hạt, từ
đó đưa ra những kết quả ban đầu về bản chất tồn trữ loại hạt nghiên cứu. Trên cơ sở
đó, đề xuất các biện pháp kỹ thuật bảo quản hạt thích hợp trong điều kiện ở Việt Nam.
1.3. Mục tiêu của đề tài
Đề tài cần đạt 3 mục tiêu sau:
- Lựa chọn được các biện pháp xử lý nảy mầm hạt phù hợp .
- Đánh giá khả năng sống của hạt bằng thuốc thử Tetrazolium chloride 1% (TTZ)
và kiểm tra nảy mầm trên giá thể BP (Between paper).
-

Xác định ảnh hưởng của 3 mức độ ẩm hạt và 5 mức nhiệt độ cất trữ tới sức

sống của hạt sau các thời gian cất trữ.
1.4. Giới hạn của đề tài
Về nội dung: Đề tài chỉ nghiên cứu ảnh hưởng của 3 mức độ ẩm hạt và 5 mức
nhiệt độ sau các thời gian cất trữ từ 1 đến 9 tháng tới khả năng sống và nảy mầm của
hạt thông hai lá (Pinus latteri Mason).
4


Về phạm vi nghiên cứu: tại phòng thí nghiệm Khoa Lâm nghiệp – Trường Đại
Học Nông Lâm Tp. HCM.
Thời gian: Thời gian thực hiện khóa luận từ tháng 2/2011 đến tháng 6/2011.


5


Chương 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm tự nhiên - điều kiện khí hậu khu vực sinh trưởng và phát triển
cây mẹ tại tỉnh Lâm Đồng
Cây sinh trưởng và phát triển ở ngoài tự nhiên chịu nhiều ảnh hưởng của các
yếu tố địa hình, khí hậu, thời tiết, sinh vật ... nên sự thay đổi của một trong số các yếu
tố này sẽ tác động nhiều đến đời sống của cây, quy luật ra hoa kết quả, quá trình chín
và phẩm chất, năng suất của hạt giống. Vì vậy tìm hiểu điều kiện sinh trưởng và phát
triển của cây mẹ thu hái hạt là rất quan trọng. Song bản thân loài cây do tập tính ra hoa
kết quả của nó cũng có ảnh hưởng nhất định. Đó là tỷ lệ hoa đực hoa cái không cân
đối, hoặc chín không cùng một thời gian làm cho nhiều hạt lép, làm giảm sản lượng
hạt. Hiện tượng này có liên quan đến tính thích ứng của loài cây với điều kiện khí hậu.
Việt Nam nằm từ vĩ độ 8 đến 240 Bắc, là nước có điều kiện khí hậu tự nhiên
cùng với thành phần loài thực vật phong phú nên các đặc điểm vật hậu và hạt giống
cây rừng ở nước ta rất đa dạng.
Thông hai lá phụ thuộc vào nhiệt độ thấp để có thể phát hoa. Vì vậy, khi trồng
ở vùng cao loài này có khả năng ra hoa sớm hơn ở vùng thấp. Bên cạnh đó, cùng một
xuất xứ, thông hai lá trồng ở vùng cao có thời gian phát triển quả ngắn hơn khi trồng ở
vùng thấp. Cụ thể thông hai lá ở vùng cao ra hoa tháng 12 và quả chín vào tháng 4 - 5
năm sau và vùng thấp ra hoa tháng 5 – 6 và quả chín vào tháng 9 -10 năm sau, thậm
chí còn thấy hiện tượng ra hoa nhiều lần liên tiếp nhau khi trồng thông nhựa vùng
thấp. Như vậy, các xuất xứ vùng thấp phát triển quả trong khoảng 18 – 19 tháng, trong
khi đó trồng các xuất xứ này lên vùng cao thời gian phát triển quả chỉ còn 17 tháng
(Nguyễn Đức Tố Lưu và cộng sự, 2004).
Bên cạnh sự biến động về thời vụ ra hoa, kết quả thì chất lượng hạt giống cũng thay
đổi. Chất lượng hạt giống của các xuất xứ khi trồng trái độ cao (xuất xứ Lâm Đồng trồng ở

Quảng Bình hay các xuất xứ vùng thấp trồng ở Lâm Đồng) thấp hơn nhiều so với xuất xứ
6


trồng đúng độ cao. Nguyên nhân có thể là vì các xuất xứ trồng trái vùng có thời gian ra nón
cái không trùng với thời gian tung phấn của xuất xứ chính của vùng đó. Do đó, lượng phấn
trong thời gian nón cái của xuất xứ trái vùng sẽ bị hạn chế, chủ yếu là từ những cây của
chính xuất xứ trái vùng đó. Thiếu phấn cho thụ phấn dẫn đến tỷ lệ hạt chắc, có khả năng nảy
mầm thấp (Nguyễn Đức Tố Lưu và cộng sự, 2004).
Hạt thông hai lá được thu hái tại Vườn cây giống vô tính Lang Hanh, Đức
Trọng, Lâm Đồng nên đề tài thu thập tài liệu đặc điểm tự nhiên và điều kiện khí hậu
tại tỉnh Lâm Đồng.
(Theo wesbsite )
Lâm Đồng là một vùng đất cực Nam Tây Nguyên, nơi tập trung một hệ thực vật
phong phú, đa dạng mang những đặc trưng của vùng nhiệt đới núi cao, mưa mùa và
những nét của rừng Á nhiệt đới với nhiều kiểu rừng thưa (rừng lá kim), rừng kín
thường xanh, rừng rụng lá, rừng hỗn giao và rừng tre nứa…
- Phía Đông giáp các tỉnh Khánh Hoà và Ninh Thuận
- Phía Tây Nam giáp tỉnh Đồng Nai
- Phía Nam – Đông Nam giáp tỉnh Bình Thuận
- Phía Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk
Thành phố Đà Lạt có diện tích tự nhiên là 39.106 ha, trong đó diện tích đất Lâm
Nghiệp chiếm 25.646 ha với tỷ lệ 73,9%. Đặc điểm chung của quần thể thực vật Đà
Lạt là rừng thông 3 lá thuần loại xen kẽ với rừng lá rộng.
Đặc điểm của hệ sinh thái rừng vùng Đà Lạt là sự thay đổi rõ nét trong sự phân
bố các khu hệ động thực vật theo cao độ. Có những loài có biên độ sinh thái rộng và
cũng có những loài chỉ thích hợp với những biên độ hẹp. Các tài liệu phân loại học
xác định khu hệ cao nguyên Lang Biang có hơn 400 loài thực vật, trong đó có những
loài có giá trị kinh tế cao như Thông hôi, Pơmu, Tùng, Thông nàng … có những loài
là hoá thạch sống như Thông 2 lá dẹt, Thông đỏ, Tuế lá chẻ … và có những loài đặc

hữu như Thông 5 lá (Pinus dalatensis).
Khí hậu Lâm Đồng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới
gió mùa biến thiên theo độ cao, càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Nhiệt độ trung bình
7


18 - 250C, thời tiết ôn hoà mát mẻ quanh năm. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt là mùa
mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa trung bình năm là
1868 mm, năm cao nhất là 2431 mm (năm 1932) và thấp nhất là 1019 mm (năm
1911). Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Tháng khô nhất là tháng 2, tháng 3,
độ ẩm không khí lớn. Độ ẩm trung bình năm là 85%, mùa mưa 86 - 91%, mùa khô 75
– 78%. Số ngày có sương mù 80 ngày/năm, bức xạ nhiệt thấp (theo số liệu tại trạm đo
Đà Lạt: Kinh độ 108026’, vĩ độ 110 57’; độ cao 1513 m). Lâm Đồng ở xa biển nên ít
chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, nhưng trong năm tốc độ gió trung bình tương đối
lớn so với toàn quốc. Tốc độ gió mùa đông thường lớn hơn mùa hè. Gió thịnh hành
theo 3 hướng chính và thay đổi rõ rệt theo mùa:
Hướng gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10 mang theo mưa.
Hướng gió Bắc từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau gây lạnh và khô.
Hướng gió Đông Bắc từ tháng 2 đến tháng 4 gây khô và nóng.
2.2. Giới thiệu cây thông hai lá
Các đặc điểm lâm học của cây thông hai lá được dẫn theo tài liệu Tài nguyên
cây gỗ Việt Nam của Trần Hợp (2002) và giáo trình Thực vật và đặc sản rừng của
Nguyễn Thượng Hiền (2005) như sau:
Tên khoa học: Pinus merkusii Jungh.et Vries
Pinus merkusiana ENG.Coolins et H.Gaus
Tên Việt Nam: Thông hai lá, tên khác: Thông nhựa
Thuộc:
Ngành Thông:

Pinophyta (Gymnospermae)


Phân ngành Thông:
Lớp Thông:

Pinicae
Pinopsida

Phân lớp Thông:
Bộ Thông:
Họ Thông:
Chi Thông:

Pinidae
Pinales (Coniferales)
Pinaceae
Pinus

Loài Thông: Pinus merkusii Jungh.et Vries
8


Loài này có tên gọi cũ là: Pinus merkusii Jung et de Vries, nhưng theo Nguyễn
Tiến Hiệp (2005) thì hiện nay tên loài được công nhận là: Pinus latteri Mason, vì vậy
đề tài sẽ sử dụng tên mới này.
2.2.1. Đặc điểm hình thái
Gỗ lớn cao tới 30 m. Thân thẳng tròn có nhiều nhựa. Vỏ màu nâu đỏ đến nâu
đen, nứt dọc sâu, thịt vỏ dày màu nâu nhạt. Cành một năm màu nâu nhạt. Gỗ màu
hồng chứa nhựa, có giác – lõi phân biệt: giác màu vàng nhạt, lõi có màu sẫm hơn. Tỷ
trọng 0,889 – 0,963.
Hai lá kim màu xanh xẫm, cứng nhọn, dài 15 - 20 cm nằm trên chồi ngắn (bẹ).

Hoa đơn tính cùng gốc, ra hoa tháng 5 – 6 và quả chín tháng 10 năm sau (đối với
thông nhựa vùng thấp), ra hoa tháng 12 và quả chín vào tháng 4 - 5 năm sau (đối với
thông nhựa vùng cao).
Quả nón năm thứ nhất không có gai ở vảy quả có hình trụ hoặc hình trứng, có
cuống dài 1cm, vảy hình thoi có các cạnh sắc như gai. Mép dày hơi lồi có 2 gờ ngang
dọc chạy qua giữa rốn hơi lõm. Hạt có cánh mỏng dài 1,5 – 2 cm.
Theo E.NG.Cooling thì thông nhựa có hai nhóm xuất xứ là đảo và đất liền với
những đặc trưng cơ bản khác nhau là có giai đoạn cỏ và không có giai đoạn cỏ. Ở Việt
Nam sơ bộ cho thấy theo nguồn gốc địa lý cũng có giống tự nhiên có giai đoạn cỏ là
thông nhựa vùng cao: Lâm Đồng, Quảng Ninh, Sơn La và không có giai đoạn cỏ: Hoàng
Mai, Huế, Hà Trung. Thông nhựa ưa sáng hoàn toàn nhưng lúc nhỏ (dưới 3 – 5 tuổi)
chịu bóng râm nhẹ. Với xuất xứ có giai đoạn cỏ sinh trưởng rất chậm, cây 5 – 6 tuổi
chiều cao thường không quá 2 m, đường kính nhỏ hơn 5 cm. Từ 10 – 15 tuổi phát triển
nhanh nhất sau đó lại giảm dần, nói chung mỗi năm sinh trưởng được một vòng cành.
Hệ rễ phát triển mạnh, rễ cọc ăn sâu trên 2 m, rễ ngang lan rộng đến 10 m, có khả năng
liền rễ trong cùng một cây và khác cây, rễ có nấm cộng sinh, chủ yếu là Boletus
Granulatus và Rhizopogop rosculus giúp cho hệ rễ hấp thụ các chất khoáng trong đất
được tốt hơn (Ngô Quang Đê – Nguyễn Hữu Vĩnh, 1997).

9


2.2.2. Phân bố
Là loài cây đặc hữu của vùng khí hậu nhiệt đới Đông Nam Á. Phân bố ở Lào,
các tỉnh miền Bắc thường mọc thành quần thụ hay đám như ở Quảng Ninh, Lạng Sơn,
Bắc Thái và Hoàng Mai (Nghệ An), các tỉnh Tây Nguyên như Đắk Lắk, Lâm Đồng,
Gia Lai, Kon Tum.
2.2.3. Đặc điểm sinh thái
Cây ưa sáng, chịu được điều kiện khô nóng, hạn hán và chịu mọc tốt trên đất
Feralit đỏ vàng, đất sỏi đá, đất chua hoặc hơi chua, độ pH từ 4,5 – 5,5, thành phần cơ

giới nhẹ, thoát nước tốt. Có thể gây trồng ở những nơi có lượng mưa từ 1500 mm/năm
trở lên, nhiệt độ trung bình tháng lạnh từ 150C, tháng nóng nhất 26 - 290C. Trồng được
cả những nơi đất nghèo dinh dưỡng, đất xấu và khô kiệt, nơi mà những loài khác
không mọc được thì loài này vẫn phát triển bình thường, nhưng không sống được ở
những nơi đất kiềm hay mặn.
Là loài cây lục hóa đồi trọc trên diện tích ngày càng mở rộng. Cây non trong 5
năm đầu mọc chậm, về sau mọc tương đối nhanh. Từ tuổi 15 trở đi có thể lấy nhựa cho
tới 20 – 30 năm sau, bình quân một cây có thể cho năng suất 4 – 5 kg/năm.
Mùa hoa tháng 5 – 6, mùa quả tháng 10 – 11 năm sau tái sinh tự nhiên rất tốt.
2.2.4. Giá trị kinh tế
Rừng thông có vai trò to lớn trong việc bảo vệ môi trường sống và ổn định sinh
thái. Ngoài tác dụng phủ xanh đất trống đồi núi trọc thì rừng thông còn là chiếc máy
lọc khổng lồ và tinh vi. Một hecta rừng thông trong một năm sản xuất được 5 - 7 tấn
O2 làm trong sạch 18 triệu m3 không khí, giữ lại 30 – 70 tấn bụi và hấp thu 3 - 7 tấn
CO2. Rừng thông còn có tác dụng phòng hộ, cảnh quan. Thông còn tiết ra chất
Phytonxit có tác dụng diệt khuẩn, làm không khí trong lành và có lợi cho sức khỏe.
Gỗ lõi màu sẫm, tỷ trọng tương đối nặng d = 0,67 - 0,89. Gỗ tốt có thể chịu
được ẩm ướt sâu mọt, dùng làm trụ mỏ, làm diêm, đóng tàu xe … Sản lượng nhựa cao,
mỗi cây cho 3 – 4 kg nhựa/1 năm. Nhựa dùng để chế tinh dầu Thông và Tùng hương.
Tinh dầu Thông dùng làm dung môi trong công nghiệp sơn, cao su và là nguyên liệu
để tổng hợp ra các chế phẩm như long não, thuốc trừ sâu, thuốc ho ... Tùng hương là
10


một loại nguyên liệu được dùng rộng rãi trong các ngành sản xuất công nghiệp về mực
in, nước hoa, cao su, dầu mỏ, dệt, chất béo ...
2.2.5. Giá trị văn hoá
Thông không chỉ có ý nghĩa kinh tế quan trọng đối với người dân Việt Nam mà
nó còn là một phần của văn hoá Việt Nam. Ở nhiều đền đài, các loài Thông như Hoàng
đàn giả (Dacrydium elatum) và Bách xanh (Calocedrus macrolepis) được trồng như

biểu tượng của sự trường tồn và thần diệu, trong khi rừng Thông là biểu tượng lãng
mạn của tinh thần quân tử. Thông có lẽ là những thực vật cao nhất, lớn nhất và nhiều
tuổi nhất ở Việt Nam. Bách Đài Loan (Taiwania cryptomerioides) có thể có tuổi trên
1.500 năm (Farjon, 2002) và cây Sa mộc dầu (Cunninghamia konishii) có thể tới có
đường kính gần 3 m và cao đến 60 m (Nguyễn Ngọc Chính và Chu Văn Dũng, 1997)
(dẫn theo Nguyễn Đức Tố Lưu và P. Thomas, 2004).

Hình 2.1. Quả và cành lá cây thông hai lá (ảnh Phan Minh Xuân, 2009)

11


2.2.6. Một số nghiên cứu hạt loài thông hai lá trên thế giới và Việt Nam
2.2.6.1. Trên thế giới
Hiện nay đã có một số nghiên cứu về các loài trong họ Thông (Pinaceae). Hầu
hết các loài hạt trong họ này đều có bản chất tồn trữ hạt chính thống (ưa khô) có thể
bảo quản hàng trăm năm hay hơn nữa. Trong các ngân hàng giống để bảo quản các
dạng hạt này người ta thường điều chỉnh nhiệt độ bảo quản ở -200C và ẩm độ hạt 5 –
7%, nếu như tăng nhiệt độ bảo quản thì sức sống của hạt giảm dần. Hạt thông hai lá
(Pinus latteri Mason) được phân loại là hạt ưa khô, có thể tồn trữ ở độ ẩm 6 – 8%
(trọng lượng tươi cơ sở) và nhiệt độ 3 – 40C ít nhất 5 năm mà không làm giảm đáng kể
tỷ lệ nảy mầm của hạt. Còn nếu hạt tồn trữ ở độ ẩm 6 – 8%, được giữ kín trong túi
nhựa và để ở nhiệt độ phòng (20 – 300C) ít nhất một năm mà không ảnh hưởng đến
khả năng sống của hạt. Hạt bắt đầu nẩy mầm 7 ngày sau khi gieo và thường đạt 80%
sau 12 - 15 ngày (Jajat Hidayat và Christian P. Hansen, 2002).
Hạt thông hai lá nảy mầm nhanh chóng nhất khi hạt giống nảy mầm ở nhiệt độ
300C, nhưng tỷ lệ nảy mầm hạt đạt cao nhất khi hạt được nảy mầm ở nhiệt độ 30/200C
(hạt để ở 300C trong 8 giờ và 200C trong 16 giờ) và chậm nhất khi hạt nảy mầm ở
200C (Leadem, C.L., Bhodthipuks, J. Clark, J.M., 1995).
Ở Thái Lan, hạt Pinus kesiya và Pinus merkusii giữ được tỷ lệ sống cao trong 4

năm nếu như được bảo quản ở hàm lượng nước dưới 8% , đồng thời đựng trong bao bì
kín và ở nhiệt độ 0 - 50C (Bryndum, 1975) còn hạt Pinus caribeae và hạt Pinus
docarpa cũng có thể giữ được tỷ lệ sống cao ít nhất là 5 năm nếu được bảo quản trong
điều kiện tương tự (Robbins, 1983) (dẫn theo Trương Mai Hồng, 2005). Một số loài
thông khác còn có tuổi thọ cao hơn nhiều, chẳng hạn như Pinus reginosa ở Hoa Kỳ
bảo quản được 30 năm ở 1,1 - 2,20C trong bao bì kín (Heit 1970b, Vang 1974) (dẫn
theo Trương Mai Hồng và cộng sự, 2005).
2.2.6.2. Việt Nam
Hiện nay có rất ít nghiên cứu về bản chất tồn trữ các loài trong họ Thông. Tại
Trường Đại Học Nông Lâm Tp. HCM, kết quả nghiên cứu về bản chất tồn trữ một số
loài trong họ này thì có bản chất tồn trữ chính thống (hạt ưa khô – orthodox): Thông
ba lá (Pinus kesiya Royle), Thông mã vĩ (Pinus masoniana Lambert), Thông nhựa
(Pinus merkusii Jungh) (Trương Mai Hồng, 2005).
12


2.3. Sơ lược về phân loại hạt giống cây rừng
2.3.1. Giới thiệu về bản chất tồn trữ hạt giống
Bảo quản hạt được định nghĩa là sự gìn giữ hạt trong thời gian từ thu hái đến
khi gieo ươm. Nếu hạt có thể được gieo ươm ngay sau khi thu hái cho mục đích trồng
rừng thì không cần phải bảo quản hạt. Tuy nhiên việc tồn trữ hạt thường cần thiết
trong sản xuất nhằm cất trữ hạt cho mùa sau, tích lũy lượng hạt đủ lớn cho gieo trồng,
cất trữ trong quá trình vận chuyển, hay phục vụ công tác bảo tồn đa dạng sinh học cho
nhiều loài cây đang bị nguy cơ tuyệt chủng nhưng lại chưa có kế hoạch trồng hay phát
triển chúng.
Mặt khác việc nhân giống cây trồng có nhiều cách khác nhau như là giâm hom,
nuôi cấy mô, chiết cành … trong đó nhân giống từ hạt vẫn luôn là phương pháp phổ
biến và hữu hiệu nhất, dễ dàng thực hiện trên quy mô lớn với số lượng nhiều đối với
hầu hết tất cả các cây rừng ở Việt Nam (Trương Mai Hồng, 2010).
Hạt là vật liệu sống của thực vật và qua quá trình tiến hóa các hạt được cấu tạo

riêng biệt để bảo tồn sức sống, sức nảy mầm của phôi dưới các điều kiện không thuận
lợi của hoàn cảnh xung quanh. Với những hạt “ưa khô” tự bản thân chúng có thể sống
và chờ hoàn cảnh thuận lợi để nảy mầm trong 10 - 15 năm (Hong và Ellis, 1990). Tạo
ra những điều kiện cất trữ đặc biệt như: giảm nhiệt độ, giảm lượng nước trong hạt, áp
suất oxi thấp… chúng ta hoàn toàn có thể tăng khả năng “ngủ” của những hạt này lên
rất nhiều lần (làm chậm lại các quá trình trao đổi chất và đưa hạt vào trạng thái ngủ
trong thời gian dài). Tuy nhiên đối với một số loại hạt “ưa ẩm”, bản thân chúng rất
nhạy cảm với sự làm khô và nhiệt độ thấp, bởi phôi hạt rất dễ mất sức sống khi bị mất
nước nhanh ở nhiệt độ thấp. Những loại hạt này chiếm số lượng không nhiều do dễ bị
loại thải trong quá trình tiến hóa bởi khả năng thích nghi thấp. Đồng thời qua nghiên
cứu, chúng ta hoàn toàn có thể cải thiện khả năng tồn trữ của chúng bằng cách giảm
tốc độ sấy khô và xác định nhiệt độ thấp nhất mà hạt “ưa ẩm” có thể chịu đựng được
(Sacande và cộng sự, 2004) (dẫn theo Trương Mai Hồng, 2010).
Để tồn trữ hiệu quả, cần hiểu biết về bản chất tồn trữ hạt (seed storage
behaviour), từ đó xác định phương pháp bảo quản thích hợp. Bảo quản hạt nhằm duy
trì sức sống của hạt trong thời gian dài phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh và bảo
13


×