Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

THIẾT KẾ,CHẾ TẠO MÁY RỬA TRỨNG GIA CẦM TỰ ĐỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.27 MB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ,CHẾ TẠO
MÁY RỬA TRỨNG GIA CẦM TỰ ĐỘNG

Họ và tên sinh viên: LÊ HOÀNG CHÂU
Ngành: ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG
Niên khóa: 2007 – 2011

Tháng 6-2011
i


THIẾT KẾ,CHẾ TẠO
MÁY RỬA TRỨNG GIA CẦM TỰ ĐỘNG

Sinh Viên Thực Hiện:

LÊ HOÀNG CHÂU

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành

Điều khiển tự động

Giáo Viên Hướng Dẫn:

Th.S LÊ VĂN BẠN



Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 6-2011
ii


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy cô trường Đại Học Nông Lâm TP
HCM, các Thầy cô khoa Cơ Khí-Công Nghệ, đặc biệt là các Thầy cô trong Bộ Môn
Điều Khiển Tự Động đã hết lòng dạy dỗ và truyền đạt cho em những kiến thức quý
báu trong suốt 4năm học, nó sẽ giúp em có cơ sở vững chắc để ứng dụng lý thuyết vào
thực tiễn một cách có hiệu quả trong thời gian sau này.
Em xin trân trọng gửi đến Thầy Th.S Lê Văn Bạn, người đã tận tình hướng dẫn em
thực hiện luận văn lời cảm ơn sâu sắc.
Em xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã ủng hộ em về vật chất và tinh thần trong suốt
quá trình học tập.
Một lần nữa em xin gửi tới quý Thầy cô, gia đình và bạn bè lòng biết ơn chân thành
và sâu sắc nhất.
Sinh viên thực hiện

Lê Hoàng Châu

iii


TÓM TẮT
1.Tên đề tài:
THIẾT KẾ,CHẾ TẠO MÁY RỬA TRỨNG GIA CẦM TỰ ĐỘNG
2.Thời gian và địa điểm tiến hành:
Thời gian: Từ 16-3-2011 đến 6-6-2011

Địa điểm: Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM
3.Mục đích đề tài:
Do sự phát triển của nền kinh tế, đời sống của con người ngày càng được nâng cao. Vì
thế con người ngày càng có yêu cầu cao hơn về chất lượng hàng hóa nhất là các loại
thực phẩm trong đó có trứng gia cầm. Nhưng hiện nay vấn đề an toàn vệ sinh thực
phẩm đang là vấn đề đáng báo động. Vì thế việc người tiêu dùng đòi hỏi sử dụng
những sản phẩm trứng đảm bảo vệ sinh và chất lượng đang là một yêu cầu cấp thiết.
Để đáp ứng được nhu cầu trên nên mục đích của khóa luận này là tìm hiểu, thiết kế và
chế tạo máy rửa trứng gia cầm tự động bằng chổi lông và nước nhằm làm sạch trứng
để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
4.Một số thông số của máy:
-Năng suất rửa trứng: 2000 trứng /giờ
-Máy sử dụng bốn trục nhựa chổi lông để quét bề mặt trứng nhằm cọ sạch vết bẩn.
-Trứng sẽ được rửa qua hai công đoạn. Công đoạn đầu là rửa sạch hai đầu và công
đoạn cuối là rửa sạch phần còn lại xung quanh trứng.
-Máy sử dụng bộ truyền đai thang để truyền động từ Motor đến chổi và dùng bộ truyền
đai răng để làm băng tải.
-.Kết cấu máy nhỏ gọn, chắc chắn, dễ dàng vận hành và sữa chữa.
5.Kết quả:
-Thiết kế được sơ đồ nguyên lý của máy rửa trứng tự động.
-Về cơ bản chế tạo được mô hình máy.
-Rút ra được kinh nghiệm và thao tác khi thực hiện tìm hiểu, thiết kế, chế tạo, kiểm tra
và vận hành máy.

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa...........................................................................................................................i

Lời cảm ơn ...................................................................................................................... ii
Tóm tắt ........................................................................................................................... iii
Mục lục ...........................................................................................................................iv
Danh sách các bảng ...................................................................................................... vii
Danh sách các hình ...................................................................................................... viii
Chương 1 MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề.............................................................................................................. 1
1.2 Mục đích đề tài ...................................................................................................... 1
1.2.1 Mục đích chung ............................................................................................. 1
1.2.2 Mục đích cụ thể.............................................................................................. 1
1.3 Giới hạn đề tài ....................................................................................................... 1
Chương 2 TRA CỨU TÀI LIỆU .................................................................................. 2
2.1 Tìm hiểu về trứng .................................................................................................. 2
2.1.1 Cấu tạo ........................................................................................................... 2
2.1.2 Thành phần dinh dưỡng ................................................................................. 2
2.1.3 Quy trình sản xuất trứng sạch ........................................................................ 2
2.2 Một số mẫu máy rửa trứng tham khảo .................................................................. 3
2.2.1 Máy rửa trứng của công ty TNHH MTV SX-TM Hiệp Duy Thành ............. 3
2.2.2 Máy rửa trứng của công ty TNHH Ba Huân ................................................. 5
2.2.3 Máy rửa trứng của tập đoàn MOBA-Hà Lan ................................................. 6
2.2.3.1 Máy MOBA 2500 ................................................................................... 6
2.2.3.2 Máy MOP 55-70 ..................................................................................... 9
2.2.3.3 Máy PRIMA 2000 ................................................................................11
2.3 Ý tưởng thiết kế máy rửa trứng ...........................................................................12
2.4 Lý thuyết tổng quan ............................................................................................12
2.4.1 Động cơ không đồng bộ 1pha ......................................................................12
2.4.1.1 Khái niệm .............................................................................................12
2.4.1.2 Cấu tạo của động cơ không đồng bộ 1pha............................................12
2.4.1.3 Nguyên lý làm việc ...............................................................................14
2.4.1.4 Khởi động động cơ không đồng bộ 1pha .............................................15

v


2.4.1.5 Điều khiển tốc độ động cơ không đồng bộ 1pha ..................................18
2.4.1.6 Đảo chiều quay động cơ không đồng bộ một pha ................................20
2.4.2 Bộ truyền đai ................................................................................................21
2.4.2.1 Giới thiệu bộ truyền đai ........................................................................21
2.4.2.2 Phân loại bộ truyền đai .........................................................................22
2.4.2.3 Các thông số làm việc chủ yếu của bộ truyền đai ................................24
2.4.2.4 Các thông số hình học chủ yếu của bộ truyền đai ................................24
2.4.2.5 Lực tác dụng trong bộ truyền đai .........................................................25
2.4.2.6 Ứng suất trong bộ truyền đai ................................................................25
2.4.2.7 Tính bộ truyền đai ................................................................................26
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................29
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu .......................................................................29
3.1.1 Thời gian nghiên cứu ...................................................................................29
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu ....................................................................................29
3.1.3 Phân bố thời gian tiến hành khóa luận .........................................................29
3.2 Đối tượng và thiết bị nghiên cứu.........................................................................29
3.2.1 Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................29
3.2.2 Thiết bị nghiên cứu ......................................................................................29
3.3 Phương pháp thực hiện đề tài ..............................................................................30
3.3.1 Chọn phương án thiết kế hệ thống máy rửa trứng .......................................30
3.3.2 Phương pháp thực hiện phần cơ khí ............................................................30
Chương 4 THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ...............................................................................31
4.1 Thực hiện thiết kế máy ........................................................................................31
4.1.1 Chọn sơ đồ khối ...........................................................................................31
4.1.2 Chọn mô hình chung ....................................................................................31
4.1.2.1 Khung máy 1 ........................................................................................32
4.1.2.2 Khung máy 2 ........................................................................................34

4.1.3 Chọn vật liệu chế tạo máy............................................................................36
4.1.4 Thực hiện phần cơ khí .................................................................................36
4.1.4.1 Chế tạo bộ khung ..................................................................................36
4.1.4.2 Chế tạo chổi lông ..................................................................................40
4.1.4.3 Chọn puly .............................................................................................41
4.1.4.4 Chế tạo hệ thống tưới nước. .................................................................43
4.1.4.5 Chế tạo máng dẫn trứng........................................................................44
4.1.4.6 Chế tạo máng hứng nước ......................................................................45
vi


4.1.4.7 Lựa chọn động cơ cho trục quay và băng tải ........................................46
4.2 Kiểm tra và hiệu chỉnh máy ................................................................................47
4.2.1 Kiểm tra máy................................................................................................47
4.2.2 Hiệu chỉnh máy ............................................................................................47
4.3 Kết quả khảo nghiệm ..........................................................................................48
4.3.1 Sơ đồ hệ thống điện trước khi khảo nghiệm ................................................48
4.3.2 Kết quả khảo nghiệm vận tốc của chổi ........................................................49
4.3.3 Kết quả khảo nghiệm vận tốc của băng tải ..................................................50
4.3.4 Kết quả khảo nghiệm vận tốc của trứng ......................................................52
4.3.5 Kết quả khảo nghiệm độ sạch của trứng ......................................................52
4.3.6 Năng suất của máy rửa trứng tự động .........................................................53
4.4 Phần thảo luận – nhận xét ...................................................................................53
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................54
5.1 Kết luận ...............................................................................................................54
5.2 Đề nghị ................................................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vii



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Kết quả khảo nghiệm vận tốc chổi của khung máy 1
Chương 1 ........................................................................................................................ 1 
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 
Chương 2 ......................................................................................................................... 2 
TRA CỨU TÀI LIỆU ...................................................................................................... 2 
Chương 3 .......................................................................................................................29 
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................29 
Chương 4 .......................................................................................................................31 
THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ...................................................................................................31 
Chương 5 .......................................................................................................................54 
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...........................................................................................54 
Bảng 4.6 Kết quả khảo nghiệm vận tốc trứng ở khung máy 2 ......................................52

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Quy trình sản xuất trứng sạch ........................................................................... 2
Hình 2.2 Sơ đồ mô tả quy trình chế biến(quy trình công nghệ) ...................................... 3
Hình 2.3 Mô hình máy nhìn từ bên ngoài ....................................................................... 4
Hình 2.4 Cấu tạo máy rửa trứng Hiệp Duy Thành .......................................................... 4
Hình 2.5 Văn phòng nhà máy xử lý trứng gia cầm sạch Ba Huân .................................. 5
Hình 2.6 Một trong những công đoạn xử lý và làm sạch trứng ...................................... 6
Hình 2.7 Cấu tạo máy Moba 2500................................................................................... 7
Hình 2.8 Máy Moba 2500 ............................................................................................... 7
Hình 2.9 Mặt bằng bố trí máy Moba 2500 ...................................................................... 8
Hình 2.10 Máy Mopack 70 .............................................................................................. 9

Hình 2.11 Xử lý trứng riêng lẽ đảm bảo hiệu quả cao .................................................... 9
Hình 2.12 Cảm biến điều khiển việc cấp trứng chính xác .............................................. 9
Hình 2.13 Mopack sử dụng hệ thống in phun liên tục ..................................................10
Hình 2.14 Nút nhấn kiểm soát dễ dàng .........................................................................10
Hình 2.15 Mặt bằng bố trí máy MOP 55-70 .................................................................10
Hình 2.16 Khâu cấp trứng của máy PRIMA 2000 ........................................................11
Hình 2.17 Khâu xử lý và đóng gói của máy PRIMA 2000 ...........................................11
Hình 2.18 Cấu tạo của động cơ điện không đồng bộ ....................................................13
Hình 2.19 Cấu tạo Stator động cơ không đồng bộ ........................................................13
Hình 2.20 Cấu tạo Rotor động cơ không đồng bộ .........................................................14
Hình 2.21 Nguyên lý làm việc của động cơ không đồng bộ một pha ...........................14
Hình 2.22 Động cơ một pha dùng dây quấn phụ ...........................................................15
Hình 2.23 Động cơ một pha dùng tụ điện .....................................................................16
Hình 2.24 Sơ đồ động cơ xoay chiều một pha hai tụ điện ............................................17
Hình 2.25 Động cơ 1pha có vòng ngắn mạch ở cực từ .................................................17
Hình 2.26 Mạch điều khiển tốc độ động cơ một pha bằng Triac ..................................18
Hình 2.27 Sơ đồ điều khiển tốc độ động cơ một pha bằng Triac ..................................19
Hình 2.28 Mạch điều khiển tốc độ động cơ một pha bằng Triac và Điac .....................19
Hình 2.29 Sơ đồ điều khiển tốc độ động cơ một pha bằng Triac và Điac ....................19
ix


Hình 2.30 Đảo chiều quay động cơ một pha .................................................................20
Hình 2.31 Đảo chiều động cơ xoay chiều một pha bốn dây..........................................21
Hình 2.32 Đảo chiều động cơ xoay chiều một pha ba dây ............................................21
Hình 2.33 Bộ truyền đai thông thường ..........................................................................22
Hình 2.34 Bộ truyền đai chéo và nửa chéo ...................................................................22
Hình 2.35 Bộ truyền đai dẹt, đai thang, đai tròn ...........................................................23
Hình 2.36 Bộ truyền đai hình lược, đai răng .................................................................24
Hình 2.37 Lực trong bộ truyền đai ................................................................................25

Hình 2.38 Sự phân bố ứng suất trong đai ......................................................................26
Hình 3.1 Sơ đồ thiết kế máy rửa trứng .........................................................................30
Hình 4.1 Sơ đồ bố trí hai khung máy ............................................................................31
Hình 4.2 Hình chiếu bằng khung máy 1 .......................................................................32
Hình 4.3 Hình chiếu đứng khung máy 1 .......................................................................32
Hình 4.4 Hình chiếu cạnh khung máy 1 ........................................................................33
Hình 4.5 Hình chiếu bằng khung máy 2 ........................................................................34
Hình 4.6 Hình chiếu đứng khung máy 2 .......................................................................34
Hình 4.7 Hình chiếu cạnh khung máy 2 ........................................................................35
Hình 4.8 Hình chiếu đứng của bộ khung 1 ....................................................................37
Hình 4.9 Hình chiếu bằng bộ khung 1...........................................................................37
Hình 4.10 Hình chiếu bằng bộ khung 1.........................................................................38
Hình 4.11 Hình chiếu đứng bộ khung 2 ........................................................................38
Hình 4.12 Hình chiếu bằng bộ khung 2.........................................................................39
Hình 4.13 Hình chiếu cạnh bộ khung 2 .........................................................................39
Hình 4.14 Bản vẽ hình dạng chổi lông ..........................................................................41
Hình 4.15 Dạng khai triển đục lỗ trục nhựa ..................................................................41
Hình 4.16 Bộ truyền đai chổi 1 .....................................................................................42
Hình 4.17 Bộ truyền đai chổi 2 .....................................................................................42
Hình 4.18 Bộ truyền đai chổi 3 .....................................................................................43
Hình 4.19 Bộ truyền đai chổi 4 .....................................................................................43
Hình 4.20 Cấu tạo hệ thống tưới nước ..........................................................................43
Hình 4.21 Hình chiếu cạnh máng dẫn trứng..................................................................44
Hình 4.22 Hình chiếu đứng máng dẫn trứng .................................................................45
Hình 4.23 Máng hứng nước khung máy 1.....................................................................45
Hình 4.24 Máng hứng nước khung máy 2.....................................................................46
Hình 4.25 Sơ đồ hệ thống điện máy rửa trứng ..............................................................48
x



Hình 5.1 Tổng thể toàn bộ máy rửa trứng .....................................................................55
Hình 5.2 Khung máy số 1 ..............................................................................................55
Hình 5.3 Khung máy số 2 ..............................................................................................56
Hình 5.4 Trứng dơ trước khi rửa ...................................................................................56
Hình 5.5 Ngâm trứng trước khi rửa ...............................................................................57
Hình 5.6 Máng cấp trứng vào khung máy 1 ..................................................................57
Hình 5.7 Bộ truyền đai khung máy 1 ............................................................................58
Hình 5.8 Hình dạng chổi lông .......................................................................................58
Hình 5.9 Băng tải của khung máy 1 ..............................................................................59
Hình 5.10 Máng chuyển hướng .....................................................................................59
Hình 5.11 Máng chuyển hướng vào khung máy 2 ........................................................60
Hình 5.12 Băng tải của khung máy 2 ............................................................................60
Hình 5.13 Motor giảm tốc kéo băng tải.........................................................................61
Hình 5.14 Bộ truyền đai khung máy 2 ..........................................................................61
Hình 5.16 Trứng sau khi rửa .........................................................................................62
Hình 5.16 Máng thoát nước ...........................................................................................62

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề:
Ngày nay với sự phát triển của nền kinh tế, đời sống con người ngày càng được nâng
cao, nhưng mặt khác con người lại tất bật với công việc vì thế những loại thực phẩm
nhanh chóng và tiện lợi ngày càng trở nên được ưa chuộng. Trong số đó, trứng gia
cầm là loại thực phẩm được nhiều người lựa chọn. Trứng có rất nhiều vitamin và
khoáng chất tốt cho cơ thể. Nhưng hiện nay vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đang là
vấn đề nóng của xã hội. Vì thế rửa sạch trứng đang là nhu cầu cần thiết để cung cấp
trứng sạch cho thị trường. Tuy nhiên hiện nay máy rửa trứng được sản xuất trong nước

không nhiều mà hầu hết là các máy nhập khẩu từ nước ngoài có giá thành rất đắt,
không phù hợp với các cơ sở sản xuất trứng gia cầm vừa và nhỏ.
Được sự hướng dẫn tận tình của thầy Th.S Lê Văn Bạn em đã mạnh dạn thực hiện đề
tài Thiết Kế, Chế Tạo Máy Rửa Trứng Gia Cầm Tự Động.
1.2 Mục đích đề tài:
1.2.1Mục đích chung:
-Khảo sát nguyên lý hoạt động của máy rửa trứng trong nước và nước ngoài sản
xuất thông qua sách báo, internet…
-Trên cơ sở đó tiến hành tính toán thiết kế và chế tạo máy rửa trứng tự động bằng
chổi lông và nước.
1.2.2.Mục đích cụ thể:
-Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy rửa trứng có trên thị trường.
-Thiết kế và chế tạo mẫu máy.
1.3 Giới hạn đề tài:
-Do mục đích là chỉ thiết kế máy rửa trứng tương đối đơn giản và hiệu quả nên việc
chế tạo băng tải cấp trứng cho máy có thể bỏ qua, ta sẽ cấp trứng cho máy bằng tay.
-Trứng sau khi rửa vẫn còn ướt nhưng máy còn thiếu bộ phận sấy khô.
-Do khóa luận được thực hiện trong thời gian ngắn nên chỉ chủ yếu đi sâu vào việc
hoàn thành mô hình cơ khí để khảo nghiệm tính khả thi của máy, nhằm mục đích có
thể thiết kế hoàn chỉnh máy rửa trứng tự động để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Việc thiết kế phần điện tử điều khiển máy sẽ được thực thi sau. Chủ yếu là mạch điện
tử điều khiển tốc độ động cơ.
1


Chương 2
TRA CỨU TÀI LIỆU
2.1 Tìm hiểu về trứng:
Trứng thường được sử dụng làm nguồn thức ăn cung cấp protein cho người. Bề
ngoài của trứng thường có hình bầu dục, hai đầu không cân bằng, một to một nhỏ. Các

loại trứng phổ biến nhất là trứng gà, trứng vịt và trứng cút.
Trong khóa luận này em sẽ nghiên cứu chủ đạo về trứng vịt do trứng vịt thường dơ
hơn các loại trứng khác. Trứng vịt thường có các kích thước như sau: chiều dài trứng
từ 56 ÷ 60 mm, chiều rộng từ 41 ÷ 45 mm. Kích thước của trứng sẽ là cơ sở cho việc
tính toán thiết kế máy.
2.1.1 Cấu tạo:
Cấu tạo của trứng, về cơ bản được chia làm 4 bộ phận: lòng đỏ, lòng trắng, màng vỏ
và vỏ trứng. Đối với gà, lòng đỏ chiếm khoảng 31,9% khối lượng, lòng trắng là 55,8%,
vỏ cứng là 11,9% và màng vỏ là 0,4%.
2.1.2 Thành phần dinh dưỡng:
Trứng là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng đặc biệt cao. Trong trứng có đủ chất đạm,
chất béo, vitamin, chất khoáng,c ác men và hormone. Hơn nữa, tỷ lệ các chất dinh
dưỡng trong trứng tương quan với nhau rất thích hợp và cân đối. Lòng đỏ tập trung
chủ yếu các chất dinh dưỡng: Lòng đỏ trứng gà có 13,6% đạm, 29,8% béo và 1,6%
chất khoáng. Chất đạm trong lòng đỏ trứng có thành phần các acid amin tốt nhất và
toàn diện nhất. Thành phần của lòng trắng trứng đa số là nước, có 10,3% chất đạm,
chất béo và rất ít chất khoáng.
2.1.3 Quy trình sản xuất trứng sạch:
Trứng kiểm dịch

Xử lý Ôzon

Hệ thống rửa

Sấy khô và đóng
gói

Xử lý tia cực
tím


Sấy khô lần đầu

Hình 2.1 Quy trình sản xuất trứng sạch
Trước tiên, trứng thu mua từ các trang trại về được đưa qua khâu kiểm dịch, xử lý
Ozôn, sau đó đưa vào hệ thống rửa trứng bằng băng chuyền tự động. Sau khi trứng đã
2


được cọ sạch bề mặt với dung dịch thuốc sát trùng sẽ được chuyển tới khu vực sấy khô
lần đầu, tiếp đến xử lý tia cực tím để kiểm tra và loại bỏ những trứng không đạt yêu
cầu về chất lượng, qua đó cũng ngăn chặn không cho vi khuẩn xâm nhập, giúp trứng
được tươi. Công đoạn cuối của quy trình rửa trứng sạch là chuyển vào buồng sấy khô
và cuối cùng đưa ra đóng gói, gắn nhãn hiệu hàng hóa, ghi rõ ngày sản xuất để đưa ra
thị trường tiêu thụ.
2.2 Một số mẫu máy rửa trứng tham khảo:
2.2.1 Máy rửa trứng của công ty TNHH MTV SX-TM Hiệp Duy Thành:

Hình 2.2 Sơ đồ mô tả quy trình chế biến(quy trình công nghệ)
Máy có chiều dài 6-9m, công suất từ 10.000-50.000 trứng/giờ, tiết kiệm điện năng
1 giờ chỉ mất 2,5kW và không gây tiếng ồn. Giá thành của máy khoảng 240 triệu
đồng.
Cấu tạo: Buồng rửa có cấu tạo gồm một băng tải để đưa trứng từ ngoài vào, có thể
đưa vào cùng lúc rất nhiều trứng. Ở phía trên có đường ống phun nước và một dãy
gồm nhiều chổi lông quay cùng chiều được nối liền với nhau bằng bộ truyền đai. Vận
tốc của chổi không lớn lắm, chỉ khoảng 60 vòng/phút. Nối với buồng rửa là buồng
chiếu tia hồng ngoại. Sau đó trứng chuyển sang một băng tải khác có bố trí hệ thống
quạt để sấy khô. Cuối cùng là khung thoát trứng, trứng sẽ lăn vào giỏ và được đưa đến
khu vực đóng gói.

3



-Một số hình ảnh của máy:

Hình 2.3 Mô hình máy nhìn từ bên ngoài

Hình2.4 Cấu tạo máy rửa trứng Hiệp Duy Thành

4


2.2.2 Máy rửa trứng của công ty TNHH Ba Huân:

Hình 2.5 Văn phòng nhà máy xử lý trứng gia cầm sạch Ba Huân
Công ty TNHH Ba Huân là một trong những nhà cung cấp trứng sạch hàng đầu tại
Việt Nam. Với vốn đầu tư hơn 30 tỉ đồng cho hệ thống xử lý và làm sạch trứng gia
cầm bằng công nghệ hàng đầu Châu Âu, sản phẩm trứng sạch từ công ty TNHH Ba
Huân bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm dẫn đến an tâm về sức khỏe khách hàng.
Mỗi ngày, Công ty Ba Huân đã cung ứng cho thị trường hơn một triệu trứng sạch các
loại từ trứng gà, trứng vịt, trứng lộn, trứng muối…
Trứng sạch Ba Huân được phân phối rộng rãi trong các hệ thống Metro,Coopmart,
Vissan. Hệ thống các siêu thị từ TP Hồ Chí Minh đến các tỉnh Đông, Tây Nam Bộ.
Nhà máy xử lý và làm sạch trứng gia cầm cùng hệ thống nhà kho được xây dựng trên
diện tích hơn 12000m2.
Địa chỉ nhà máy: E9/199E Thế Lữ xã Tân Nhựt huyện Bình Chánh TP.Hồ Chí Minh.

a)

b)
5



c)

d)

Hình 2.6 Một trong những công đoạn xử lý và làm sạch trứng
a,b) Khâu cấp trứng

c)Khâu bỏ nhãn trước khi đóng gói

d)Khâu đóng gói

2.2.3 Máy rửa trứng của tập đoàn MOBA-Hà Lan
MOBA là tập đoàn chuyên sản xuất dây chuyền tự động hóa xử lý trứng sạch hàng
đầu thế giới, sản xuất trứng sạch lên đến 99,9%. Một số mẫu máy của MOBA:
2.2.3.1 Máy MOBA 2500:
Cấu tạo máy:

a)

b)

d)

c)

e)

f)


Hình 2.7 Cấu tạo máy Moba 2500
a) Đường rây kéo khay trứng

b) Xử lý trứng riêng lẻ

c)Cảm biến phát hiện trứng d) Hệ thống cơ khí chắc chắn, đơn giản và đáng tin cậy
e) Điều chỉnh bằng cơ học

f) Làm sạch và bảo trì dễ dàng

6


Hình 2.8 Máy Moba 2500
Thông số của máy:
-Công suất tối đa: 30.000 trứng/giờ
-Hoàn toàn làm bằng thép không rỉ
-Dễ dàng vận hành và bảo trì
-Chức năng điều khiển PLC đơn giản thông qua màn hình cảm ứng
-Có thể xử lý cùng lúc một lượng lớn các loại trứng khác nhau.
Bảng kích thước máy:

7


Hình 2.9 Mặt bằng bố trí máy Moba 2500

8



2.2.3.2 Máy MOP 55-70:

Hình 2.10 Máy Mopack 70

Hình 2.11 Xử lý trứng riêng lẻ đảm bảo hiệu quả cao

Hình 2.12 Cảm biến điều khiển việc cung cấp trứng chính xác

9


Hình 2.13 Mopack sử dụng hệ thống in phun liên tục

Hình 2.14 Nút nhấn kiểm soát dễ dàng

Hình 2.15 Mặt bằng bố trí máy MOP 55-70
10


2.2.3.3 Máy PRIMA 2000:

Hình 2.16 Khâu cấp trứng của máy PRIMA 2000

Hình 2.17 Khâu xử lý và đóng gói của máy PRIMA 2000

11


Tiêu chuẩn tính năng:

-Công suất tối đa 20.000 trứng/giờ
-Hoàn toàn bằng thép không rỉ
-PLC kiểm soát hệ thống đáng tin cậy
-Lập trình nhanh chóng thông qua màn hình cảm ứng.
-Máy có thể được thay đổi thành máy MOBA 2500
2.3 Ý tưởng thiết kế máy rửa trứng:
Trước khi rửa, trứng sẽ được tưới nước để vết bẩn được nước làm mềm. Trứng sẽ
được rửa qua 2 công đoạn, công đoạn đầu máy sẽ rửa sạch hai đầu vỏ trứng, công đoạn
thứ hai là máy sẽ rửa sạch hết phần còn lại của vỏ trứng.
Ở công đoạn thứ nhất trứng sẽ nằm trên một cái máng giữa hai chổi lông quay ngược
chiều nhau và với vận tốc khác nhau để đảm bảo tăng sự cọ sát giữ trứng và chổi. Chổi
quay sẽ quét sạch vết bẩn hai đầu trứng. Ở trên sẽ có một băng tải có mấu nhựa để giữ
và đẩy trứng đi hết chiều dài chổi lông.
Công đoạn thứ 2 là rửa sạch phần còn lại của vỏ trứng, trứng sẽ nằm dài theo hai chổi
lông đặt sát nhau, khe hở của hai chổi phải đảm bảo sao cho trứng không lọi xuống
được. Hai chổi sẽ quay cùng chiều nhưng với vận tốc khác nhau. Ở trên cũng sẽ có
một băng tải có mấu nhựa làm nhiệm vụ đẩy trứng đi giống như ở công đoạn đầu.
Trong quá trình rửa ta cũng cung cấp nước sạch thông qua hệ thống phun nước để vết
bẩn được cọ sạch và trôi đi cùng nước.
2.4 Lý thuyết tổng quan:
2.4.1 Động cơ không đồng bộ 1pha:
2.4.1.1 Khái niệm:
Động cơ không đồng bộ 1pha thường được dùng trong các thiết bị điện công
nghiệp và sinh hoạt, công suất thường bé từ vài trăm Watt đến hơn một ngàn Watt, sử
dụng điện xoay chiều 1pha 110V/220V. So với động cơ không đồng bộ 3pha cùng
kích thước thì công suất động cơ không đồng bộ 1pha chỉ bằng khoảng 70%. Nhưng
thực tế do khả năng quá tải thấp nên ngoại trừ động cơ kiểu điện dung, công suất động
cơ không đồng bộ 1pha chỉ bằng 50% công suất động cơ không đồng bộ 3pha.
Do sử dụng nguồn xoay chiều 1pha nên động cơ 1pha được dùng khá phổ biến
trong sinh hoạt và sản xuất nhỏ.

2.4.1.2 Cấu tạo của động cơ không đồng bộ 1pha:
Do nguyên lý mở máy khác nhau và yêu cầu tính năng kỹ thuật khác nhau nên kết
cấu động cơ không đồng bộ 1pha cũng có nhiều điểm khác nhau, nhưng cấu tạo chính
cũng gồm hai phần: Stator và Rotor.
12


Hình 2.18 Cấu tạo của động cơ điện không đồng bộ
1. Lõi thép Stator; 2. Dây quấn Stator; 3. Nắp máy; 4. Ổ bi; 5. Trục máy;
6 .Hộp đầu cực; 7. Lõi thép Rotor; 8. Thân máy; 9. Quạt gió làm mát; 10. Hộp quạt
Phần tĩnh (Stator)
Phần tĩnh gồm:lõi thép, dây quấn và vỏ máy.
-Lõi thép: có dạng hình trụ, làm bằng các lá thép kỹ thuật điện được dập rãnh bên
trong rồi ghép lại với nhau thành các rãnh theo hướng trục. Lõi thép được ép vào trong
vỏ máy.

Hình 2.19 Cấu tạo Stator máy điện không đồng bộ
a) Lá thép Stator

b) Lõi thép Stator

-Dây quấn Stator: dây quấn Stator gồm dây quấn chính và dây quấn phụ có kết cấu
thường không giống nhau đặt lệch nhau góc 90 độ. Thường làm bằng dây đồng có vỏ
13


bọc cách điện và đặt trong rãnh các lõi thép. Dòng điện xoay chiều một pha chạy trong
dây quấn sẽ tạo nên từ trường quay.
-Vỏ máy: gồm thân và nắp, thường làm bằng nhôm hoặc gang. Dùng để giữ chặt lõi
thép, cố định máy trên bệ, bảo vệ máy và đỡ trục Rotor.

Phần quay(Rotor):
Rotor của động cơ không đồng bộ 1pha thường dùng là Rotor lồng sóc. Gồm: lõi
thép, dây quấn và trục máy.

Hình 2.20 Cấu tạo Rotor động cơ không đồng bộ
a) Dây quấn lồng sốc

b) Rotor lồng sốc gồm dây quấn và lõi thép

2.4.1.3 Nguyên lý làm việc:
Để hiểu được nguyên lý làm việc của động cơ không đồng bộ 1pha, trước tiên
chúng ta phân tích sự hình thành từ trường trong dây quấn một pha.

Hình 2.21 Nguyên lý làm việc động cơ không đồng bộ một pha
a) Từ trường đập mạch phân thành hai từ trường quay thuận và quay nghịch
b) Từ thông và lực từ tác dụng lên Rotor
Khi nối dây quấn một pha Stator vào lưới điện áp thì trong dây quấn có dòng điện
hình sin chạy qua. Dòng điện này sinh ra từ trường Stator có phương không đổi nhưng
có độ lớn thay đổi hình sin theo thời gian gọi là từ trường đập mạch.
14


×