Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ, CHẾ TẠO VÀ KHẢO NGHIỆM MÁY TRỒNG MÍA HAI HÀNG ĐƠN TỪ CÂY HOM MTM2Đ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ, CHẾ TẠO VÀ KHẢO NGHIỆM
MÁY TRỒNG MÍA HAI HÀNG ĐƠN TỪ CÂY HOM MTM-2Đ

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN ĐỨC THẮNG
NGỤY THÀNH LUÂN
Nghành: CƠ KHÍ NÔNG LÂM
Khóa: 2007-2011
Tháng 06/2011


NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ, CHẾ TẠO VÀ KHẢO NGHIỆM MÁY
TRỒNG MÍA HAI HÀNG ĐƠN TỪ CÂY HOM MTM-2Đ

Tác giả

NGUYỄN ĐỨC THẮNG
NGỤY THÀNH LUÂN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kĩ sư nghành
Cơ khí nông lâm

Giáo viên hướng dẫn
Thạc sĩ : NGUYỄN HẢI TRIỀU
Tiến sĩ: NGUYỄN NHƯ NAM


Tháng 06 năm 2011
i
 


CẢM TẠ
 

Sau hơn 3 tháng thực hiện khóa luận tốt nghiệp, dưới sự giúp đỡ tận tình của quý
thầy, cô và các bạn. Chúng em xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy: thạc sĩ Nguyễn
Hải Triều, tiến sĩ Nguyễn Như Nam đã hướng dẫn và tạo điều kiện cho chúng em
hoàn thành khóa luận.
Trong quá trình thực hiện chúng em còn nhận được sự giúp đỡ của các ban nghành,
công ty ở tỉnh Phú Yên, nay chúng em cũng cảm ơn thạc sĩ Lê Văn Cựu, phó giám
đốc sở khoa học và công nghệ tỉnh Phú Yên; chú Lê Cao Đàm, công ty cổ phần mía
đường Tuy Hòa, cùng bà con nông dân ở Buôn Thung, xã Đồng An, huyện Sông
Hinh, tỉnh Phú Yên.

ii
 


TÓM TẮT
 

Đề tài “ nghiên cứu thiết kế, chế tạo và khảo nghiệm máy trồng mía hai hàng
đơn từ cây hom MTM-2Đ” được tiến hành tại khoa cơ khí trường đại học Nông Lâm
thành phố Hồ Chí Minh và huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên, thời gian từ tháng
03/2011 đến tháng 06/2011. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn.
Kết quả thu được là mẫu máy trống mía hai hàng đơn từ cây hom MTM-2Đ

đáp ứng được các yêu trong việc cơ giới hóa khâu trồng mía, với các thống số kĩ
thuật sau:
 Bề rộng làm việc: 1m và 1,2m.
 Bề rộng toàn máy : 2,75m.
 Độ sâu trồng : 15-35 cm.
 Kích thước hom: 25-35cm.
 Mật độ hom: 45000 hom/ha


Lượng bón phân: 1000kg/ha, có thể bón được nhiêu loại phân khác
nhau cho mía.

 Bảo đảm độ phẳng mặt luống.
 Sử dụng nguồn động lực: máy kéo MTZ-892.
 

iii
 


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa........................................................................................................................ i
CẢM TẠ ....................................................................................................................... ii
TÓM TẮT....................................................................................................................iii
MỤC LỤC ................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC HÌNH ......................................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ...................................................................................... viii
Chương 1. MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1.1.


Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1

1.2.

Mục đích của đề tài ............................................................................................ 3

Chương 2. TỔNG QUAN .......................................................................................... 5
2.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 5

2.1.1.

Đất trồng mía .................................................................................................. 5

2.1.1.1.

Tính chất cơ lý của đất trồng mía ................................................................ 5

2.1.1.2.

Kỹ thuật làm đất trồng mía .......................................................................... 5

2.1.1.3.

Yêu cầu kỹ thuật làm đất trồng mía............................................................. 6

2.1.2.


Cây mía và kĩ thuật trồng mía ......................................................................... 7

2.1.2.1.

Tổng quan về cây mía.................................................................................. 7

2.1.2.2.

Một số đặc tính sinh học của cây mía cần tác động của cơ giới ............... 11

2.1.2.3.

Kĩ thuật trồng mía. ..................................................................................... 11

2.1.2.4.

Thời vụ trồng mía ...................................................................................... 13

2.1.3.
2.2.

Cơ giới hóa trồng mía ................................................................................... 15
Các kết quả nghiên cứu về máy trồng mía ở trong và ngoài nước. .................. 16

2.2.1.

Các kết quả nghiên cứu về máy trồng mía ở ngoài nước.............................. 16

2.2.2.


Các kết quả nghiên cứu về máy trồng mía ở trong nước. ............................. 20

2.3.

Ý kiến thảo luận ............................................................................................... 24

Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 26
3.1.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 26
iv

 


3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 26

3.2.1.

Phương pháp tính toán thiết kế ..................................................................... 26

3.2.2.

Phương pháp chế tạo ..................................................................................... 27

3.2.3.

Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm ......................................................... 27


3.2.3.1.

Các thông số nghiên cứu ........................................................................... 27

3.2.3.2.

Dụng cụ và phương pháp đo đạc ............................................................... 28

3.2.3.3.

Thiết kế thí nghiệm .................................................................................... 29

3.2.3.4.

Phương pháp xử lý số liệu thực nghiệm .................................................... 29

Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................... 30
4.1.

Tính tóan thiết kế máy trồng mía MTM – 2Đ .................................................. 30

4.1.1.

Các dữ liệu thiết kế ....................................................................................... 30

4.1.2.

Lựa chọn mô hình thiết kế máy trồng mía MTM – 2Đ ................................ 30


4.1.3.

Tính toán thiết kế bộ phận rạch hàng ............................................................ 33

4.1.3.1.

Phân tích đặc điểm..................................................................................... 33

4.1.3.2.

Nhiệm vụ ................................................................................................... 34

4.1.3.3.

Vật liệu ...................................................................................................... 34

4.1.3.4.

Yêu cầu kỹ thuật ........................................................................................ 34

4.1.3.5.

Tính toán thiết kế ....................................................................................... 34

4.1.4.

Tính toán thiết kế bộ phận bón phân............................................................. 36

4.1.4.1.


Tính toán vít tải.......................................................................................... 37

4.1.4.2.

Tính toán kích thước thùng chứa phân ...................................................... 38

4.1.5.

Tính toán thiết kế bộ phận cắt hom............................................................... 41

4.1.5.1.

Nhiệm vụ ................................................................................................... 41

4.1.5.2.

Các dữ liệu thiết kế .................................................................................... 41

4.1.5.3.

Tính toán các thông số hình học của trống dao và dao cắt ........................ 41

4.1.5.4.

Tính toán động học bộ phận cắt hom ........................................................ 42

4.1.5.5.

Tính toán động học lực học bộ phận cắt hom ........................................... 42


4.1.6.

Tính toán thiết kế bộ phận trang phẳng: ....................................................... 43

4.1.7.

Tính toán thiết kế bánh xe tựa giới hạn độ sâu. ............................................ 43

4.1.8.

Tính toán thiết kế khung máy ....................................................................... 44
v

 


4.1.9.
4.2.

Tính toán vận tốc làm việc của liên hợp máy ............................................... 45
Chế tạo .............................................................................................................. 46

4.2.1.

Máy móc và công cụ phục vụ chế tạo ........................................................... 46

4.2.2.

Công nghệ chế tạo ......................................................................................... 47


4.2.3.

Thời gian – địa điểm chế tạo......................................................................... 47

4.3.

Kết quả khảo nghiệm máy trồng mía MTM – 2Đ ............................................ 47

4.3.1.

Khảo nghiệm sơ bộ ....................................................................................... 47

4.3.1.1.

Mục đích .................................................................................................... 47

4.3.1.2.

Thành phần tham dự .................................................................................. 47

4.3.1.3.

Thời gian và địa điểm ................................................................................ 47

4.3.1.4.

Điều kiện khảo nghiệm .............................................................................. 47

4.3.1.5.


Kết quả khảo nghiệm ................................................................................. 49

4.3.1.6.

Kết quả xử lý số liệu và thảo luận ............................................................. 50

4.3.2.

Khảo nghiệm trong sản xuất ......................................................................... 52

4.3.2.1.

Mục đích .................................................................................................... 52

4.3.2.2.

Thành phần tham dự .................................................................................. 53

4.3.2.3.

Thời gian và địa điểm ................................................................................ 53

4.3.2.4.

Điều kiện khảo nghiệm .............................................................................. 53

4.3.2.5.

Kết quả khảo nghiệm ................................................................................. 54


4.3.2.6.

Kết quả xử lý số liệu và thảo luận ............................................................. 55

4.4.

Đánh giá hiệu quả kinh tế của máy trồng mía MTM – 2Đ .............................. 58

4.5.

Ý kiến thảo luận ............................................................................................... 60

Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................... 61
5.1.

Kết luận ............................................................................................................ 61

5.2.

Đề nghị ............................................................................................................. 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 62

vi
 


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2. 1 Cây mía. ...................................................................................................... 10

Hình 2. 2 Cấu tạo máy liên hợp trồng mía từ nguyên liệu cây mía........................... 15
Hình 2. 3 Máy trồng mía chậu của Ấn Độ. ................................................................ 18
Hình 2. 4 Máy trồng mía Thái Lan. ............................................................................ 19
Hình 2. 5 Máy trồng mía SP2R. ................................................................................. 19
Hình 2. 6 Máy MTB-1,4 ............................................................................................. 21
Hình 2. 7 Máy trồng mía TM – 2. .............................................................................. 22
Hình 2. 8 Hệ thống máy trồng mía ............................................................................. 23
Hình 2. 9 Máy trồng mía MTM – 1 ............................................................................ 23
Hình 2. 10 Máy trồng mía MTM – 1 do nhà máy đường Phổ Phong sản xuất .......... 24
Hình 4. 1 Mô hình máy trồng mía MTM – 2Đ........................................................... 31
Hình 4. 2 Bộ phận rạch hàng. .................................................................................... 35
Hình 4. 3 Trụ rạch hàng. ............................................................................................. 36
Hình 4. 4 Cấu tạo diệp rạch hàng trái và diệp rạch hàng phải.................................... 36
Hình 4. 5 Bộ phận bón phân của máy rạch hàng trồng mía RH – 2 .......................... 36
Hình 4. 6 Cấu tạo thùng chứa ..................................................................................... 38
Hình 4. 7 Cấu tạo các chi tiết của thùng chứa ............................................................ 40
Hình 4. 8 Cấu tạo tấm trang đất. ................................................................................. 43
Hình 4. 9 Cấu tạo bánh xe giới hạn độ sâu ................................................................. 44
Hình 4. 10 Cấu tạo khung máy trồng mía MTM – 2Đ ............................................... 44
Hình 4. 11 Chuẩn bị khảo nghiệm .............................................................................. 48
Hình 4. 12 Đồng ruộng chuẩn bị khảo nghiệm .......................................................... 54
Hình 4. 13 Tiến hành khảo nghiệm ............................................................................ 54

vii
 


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2. 1 trình bày 10 quốc gia đứng đầu về sản xuất mía đường. ............................. 9

Bảng 4. 1 Các trang thiết bị phục vụ chế tạo .............................................................. 46
Bảng 4. 2 Kết quả khảo nghiệm sơ bộ đánh giá chất lượng cắt hom khi trồng mía
bằng máy trồng mía MTM – 2 Đ................................................................................ 49
Bảng 4. 3 Kết quả khảo nghiệm sơ bộ đánh giá chất lượng bón lót phân khi trồng mía
bằng máy trồng mía MTM – 2Đ................................................................................. 50
Bảng 4. 4 Đánh giá chiều dài hom cắt ở các vận tốc làm việc của liên hợp máy. ..... 51
Bảng 4. 5 Đánh giá lượng phân bón ở các vận tốc làm việc của liên hợp máy. ........ 51
Bảng 4. 6 Kết quả khảo nghiệm xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của máy trồng
mía MTM – 2 Đ. ......................................................................................................... 55

viii
 


Chương 1.
MỞ ĐẦU
1.1.

Đặt vấn đề

Mía là cây công nghiệp được trồng ở khắp mọi miền nước ta, nhưng tập trung
ở một số vùng chuyên canh lớn gồm Vĩnh Phú, Hà Nội (Hà Tây cũ), Hoà Bình,
Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận, Gia Lai, Kon
Tum, Đắc Lắc, Tây Ninh, Đồng Nai, và một số tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Cửu
Long. Mía là một trong những cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao và là cây
nguyên liệu quý cho nhiều ngành kinh tế như đường, chế biến thực phẩm, năng
lượng, sản xuất giấy và sợi nhân tạo.
Một trong những tồn tại lớn nhất lớn của ngành mía đường nước ta là giá
thành sản xuất đường hiện nay cao hơn khoảng 20% so với các nước trong khu vực,
và cao hơn nữa nếu so với các nước Ôxtralia, Mỹ, Brazil…Nguyên nhân chủ yếu là

do giá thành mía cây nguyên liệu trong nước rất cao, chiếm tới 65  70% cơ cấu giá
thành sản xuất đường. Mặt khác, dù giá mía nguyên liệu cao nhưng thu nhập của
người dân từ trồng mía vẫn còn thấp và bấp bênh. Mâu thuẫn giữa giá bán cao và lợi
nhuận thu thấp, chỉ có thể xuất phát từ sự tụt hậu của ngành sản xuất mía nguyên liệu
ở nước ta hiện nay. Cụ thể, năng suất còn quá thấp, trung bình cả nước đạt 49 tấn/ha
so với mức phấn đấu 65 tấn/ha; và chất lượng mía cũng thấp, chữ đường chỉ đạt  10
so với 13,6 của nhiều nước.
Niên vụ mía 2008-2009 kết thúc trong tình trạng thiếu hụt nguyên liệu trầm
trọng, hàng loạt nhà máy đường phải "đóng cửa" sớm và hậu quả là toàn ngành thiếu
khoảng 200 ngàn tấn đường so với kế hoạch. Đại diện Hiệp hội Mía đường cho biết,
từ giữa tháng 3 trở lại đây, đã có hơn 20/40 nhà máy đường trong cả nước phải kết
1
 


thúc sản xuất trước thời hạn niên vụ do hết nguyên liệu. Cục chế biến thương mại
nông, lâm, thủy sản và nghề muối (Bộ NN&PTNT) cho biết: Vụ mía đường năm
2008-2009 đã giảm cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Diện tích trồng mía chỉ
đạt khoảng 270.600ha, giảm 36.000ha so với vụ trước; năng suất mía bình quân chỉ
còn 50 tấn/ha, giảm 7,6%; tổng sản lượng mía được 13,5 triệu tấn, giảm 18,6%. Để
giải bài toán trên, bộ khoa học và công nghệ, sở khoa học và công nghệ nhiều tỉnh,
thành trong cả nước đã có nhiều chương trình hỗ trợ nghiên cứu nhằm gia tăng năng
suất, cải thiện chất lượng và giảm giá thành sản xuất mía nguyên liệu. Trong đó, biện
pháp đẩy mạnh cơ giới hóa canh tác mía được xem là biện pháp đột phá trong nhiều
giải pháp cần tiến hành. Bởi lẽ, mía là cây trồng có tính thời vụ cao, cạnh tranh về
lao động với các cây trồng khác như bắp, cà phê, lúa …, cường độ lao động lại nặng
nhọc và diện tích canh tác thường không nhỏ. Nhưng từ lâu, các vùng trồng mía tập
trung ở nước ta luôn đối diện với vấn đề mang tính lẩn quẩn: giá thành sản xuất mía
nguyên liệu cao do chi tốn nhiều lao động, nhưng giá mía dù cao so với mức trung
bình chung của thế giới cũng chưa đủ lợi nhuận để đầu tư cho cơ giới hóa nhằm hạ

giá thành sản xuất, và cứ thế tiếp diễn. Việc cơ giới hóa khâu trồng mía góp phần
giải quyết sự thiếu hụt lao động trong mùa vụ khẩn trương, là bước khởi đầu có tính
chất quyết định cho toàn bộ quá trình cơ giới hóa canh tác mía. Chính vì tính cấp
thiết này, trong thời gian qua nhiều mẫu máy trồng mía đã được nghiên cứu và ứng
dụng.
Năm 2004, chương trình mía đường TPHCM đã có đề tài nghiên cứu và triển
khai ứng dụng thành công mẫu máy trồng mía và máy cắt hom mía tại địa bàn tỉnh
Tây Ninh (cụm máy trồng mía MTM 2 và máy cắt hom mía MCHM 8).
Năm 2007, tỉnh Tây Ninh đã nhập mẫu máy trồng mía của công ty KMT
(Thái Lan) là mẫu máy trồng mía 1 hàng kép. Dựa vào mẫu máy này, công ty cơ khí
Tây Ninh đã chế tạo hàng lọat phục vụ cho nhiều vùng canh tác mía của cả nước.
Tháng 4 năm 2008, nhóm kỹ sư thuộc nhà máy đường Phổ Phong (Quảng
Ngãi), trên cơ sở mẫu máy mua từ công ty cơ khí Tây Ninh đã tự chế tạo thành công
máy trồng mía một hàng kép MT02.
2
 


Tháng 4 năm 2009, TS. Nguyễn Như Nam của khoa cơ khí công nghệ, đại
học Nông Lâm TP HCM nghiên cứu và cho ra đời chiếc máy trồng mía đa năng
cũng đã được triển khai ở Quảng Ngãi, Phú Yên,...
Tuy nhiên các loại máy trồng mía hiện nay ở nước ta còn bị hạn chế như năng
suất thấp, hoặc phải chuẩn bị hom (chặt hom), hoặc độ tin cậy làm việc của máy
chưa cao, hoặc chất lượng làm việc của từng khâu, từng bộ phận của máy chưa đảm
bảo tốt yêu cầu nông học.
Vì vậy nhu cầu của ngành sản xuất mía đường hiện nay cần có mẫu máy trồng
mía năng suất cao, không phải chặt hom trước, làm việc với độ tin cậy cao có tính
thời sự và hết sức cấp thiết. Dưới sự hướng dẫn của thầy tiến sĩ. Nguyễn Như Nam
và thạc sĩ. Nguyễn Hải Triều, sự chấp nhận của ban chủ nhiệm khoa cơ khí – công
nghệ, chúng em thực hiện đề tài:

“ Nghiên cứu thiết kế, chế tạo và khảo nghiệm máy trồng mía hai hàng đơn từ
cây hom MTM-2Đ”.
1.2.

Mục đích của đề tài

Mục đích của đề tài là nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và khảo nghiệm máy trồng
mía từ nguyên cây giống để ứng dụng vào thực tế sản xuất.
Tính khoa học của đề tài là nghiên cứu mang tính hệ thống nhằm cơ giới hoá
các công đoạn quá trình trồng mía là rạch hàng, bón lót, chặt và rải hom xuống rãnh,
san phẳng luống trồng và nén đất.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài là kết quả nghiên cứu sẽ được triển khai và ứng
dụng trực tiếp vào sản xuất, là cơ sở tạo ra một mẫu máy trồng mía mới ở trong
nước, góp phần vào việc cơ giới hóa đồng bộ ngành mía đường, làm tăng năng suất,
tăng thu nhập cho người nông dân, để lượng đường làm ra không những đủ sức cung
cấp cho nội địa mà còn có thể xuất khẩu.
Đây là đề tài nghiên cứu dưới dạng khóa luận tốt nghiệp đại học nên bị khống
chế về thời gian và hạn hẹp về kinh phí. Mặt khác đề tài thực hiện nghiên cứu triển
khai sản xuất cũng là những trở ngại lớn, không tránh khỏi những thiếu sót cả về
định hướng nội dung nghiên cứu và phương pháp sử dụng.
3
 


Vì vậy chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn đến sự quan tâm giúp đỡ của quý
thầy, cô trong và ngòai trường, các cơ quan hữu quan giúp đỡ chúng em hoàn thành
tốt khóa luận tốt nghiệp này. Chúng em xin chân thành cám ơn sự quan tâm và chỉ
dẫn của quí thầy, cô trong và ngoài trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí
Minh, của ban chủ nhiệm khoa cơ khí – công nghệ.


4
 


Chương 2.
TỔNG QUAN
2.1.

Đối tượng nghiên cứu

2.1.1. Đất trồng mía
2.1.1.1. Tính chất cơ lý của đất trồng mía
Các tính chất vật lý và cơ học của đất gồm có: tỷ trọng, khối lượng riêng, độ
xốp, tính dính, tính dẻo, tính trương và co của đất, lực ma sát, độ chặt, sức cản của
đất… Các tính chất này ảnh hưởng đến chế độ làm việc của máy trồng mía. Ngoài cơ
lý tính cơ bản có liên quan đến cây trồng còn có các thông số vật lý khác trong đất
như: độ ẩm, chế độ nước, chế độ không khí… trong đất. Cho nên khi trồng trọt người
ta không thể không lưu ý đến chúng.
Các tính chất cơ lý của đất phụ thuộc vào thành phần, điều kiện khí hậu, tác
động của con người trước đó. Nếu kỹ thuật canh tác tốt sẽ giúp cho đất không bị bạc
màu, rửa trôi, mà còn làm tăng màu mỡ cho đất.
2.1.1.2. Kỹ thuật làm đất trồng mía
Mía là cây trồng hàng năm nhưng nhờ đặc tính tái sinh nên mía cũng là cây
trồng nhiều năm, bộ rễ mía phát triển mạnh có khả năng phát triển sâu xuống đất. Vì
vậy việc chuẩn bị đất trồng mía là khâu công việc đầu tiên hết sức quan trọng trong
kỹ thuật trồng mía. Chuẩn bị đất trồng kỹ, chu đáo, đúng yêu cầu kỹ thuật sẽ giúp
cho mầm mọc nhanh đạt tỷ lệ cao, cây mía sinh trưởng phát triển tốt. Hơn nữa còn
giúp cho những công việc của các bước tiếp theo tiến hành thuận lợi. Mục đích cơ
bản là:


5
 




Cho phép nước thấm nhanh, giữ ẩm tốt, nhằm duy trì một lượng nước cần

thiết trong đất cho quá trình mọc mầm, đẻ nhánh và vươn lóng của cây mía.


Đảm bảo một lượng không khí thích hợp và sự trao đổi nhanh không khí

trong đất với khí quyển làm cho quá trình hô hấp của cây trồng được bình thường.


Tạo điều kiện cho bộ rễ mọc sâu lan rộng vào trong đất thuận lợi.



Tạo thuận cho các khâu tiếp theo như chăm sóc, diệt trừ cỏ dại, sâu bệnh,

tưới tiêu, thu hoạch…
Các phương pháp chuẩn bị đất là:


Phương pháp truyền thống: phương pháp này dựa trên quy định về thời

gian từ lần cày đầu tiên đến khi trồng và số lần cày bừa được thực hiện với các loại
công cụ, máy móc nào đó.



Phương pháp đặc biệt: sự khác biệt giữa phương pháp này với các phương

pháp khác là ở chỗ độ cày sâu cần thiết phải đạt ngay từ lần cày đầu tiên và thời gian
từ bắt đầu chuẩn bị đất đến khi trồng chỉ bằng nửa thời gian của phương pháp trên.


Phương pháp làm đất tối thiểu: phương pháp này dựa trên nguyên tắc sử

dụng ở mức thấp nhất các máy móc công cụ canh tác cơ giới trên đồng ruộng nhằm
mục đích giảm độ nén đất và bớt làm xáo trộn những đặc điểm vật lý, hóa học, thủy
văn và vi sinh vốn có của đất.
Ngoài các phương pháp trên còn có một số phương pháp chuẩn bị đất khác
dựa vào đặc điểm cụ thể của từng khu vực:


Lên liếp để nâng cao bề mặt đất trồng (Tây Nam Bộ).



Trồng mía với rãnh sâu thường được áp đối với những nơi có nhiều gió,

bão.
2.1.1.3. Yêu cầu kỹ thuật làm đất trồng mía
Đất trồng mía phải được chuẩn bị kỹ, bằng phẳng, tơi xốp, sạch cỏ và giữ ẩm
tốt. Làm đất trồng mía có hai bước: Cày bừa và làm rãnh trồng. Đối với đất trồng
mới chuyển từ cây trồng khác sang trồng mía hoặc đất luân canh sau một chu kỳ
trồng mía dài hay ngắn đều phải làm đất đạt các yêu cầu kỹ thuật sau: cày sâu, bừa
kỹ, tơi xốp, giữ ẩm, sạch cỏ, bằng phẳng.

6
 


Cày sâu làm cho đất canh tác dày thêm, cải thiện lý tính của đất, làm cho đất tơi
xốp, đẩy mạnh hoạt động của vi sinh vật trong đất, tăng chất dinh dưỡng dễ tiêu, tạo
điều kiện cho rễ ăn sâu và rộng. Đối với đất sau chu kỳ luân canh nên dùng cày
không lật đạt độ sâu từ 40 ÷ 50 cm. Chỉ cày lật ở lớp đất trên khoảng 20 ÷ 30 cm, lớp
đất dưới cày không lật để thỏa mãn yêu cầu phát triển của bộ rễ mía. Làm đất sâu
trước hết là tăng khả năng chống hạn của mía, đặc biệt ở đất đồi, đất cao, mặt khác
tăng khả năng cung cấp chất dinh dưỡng, nhất là các nguyên tố vi lượng cần thiết cho
mía.
Phải cày 2 ÷ 3 lần, hướng cày lần sau phải vuông góc với hướng cày lần trước
để tránh lỏi và đạt độ sâu cần thiết.
Sau mỗi lần cày là một lần bừa; đất càng mịn, càng tơi xốp càng tốt, tối thiểu
khoảng 80% kích thước cục đất phải đạt kích cỡ 2 ÷ 3cm, không còn cục đất lớn hơn
5cm.
Thời gian giữa các lần cày, bừa tùy vào tình hình thực tế của đồng ruộng và
vụ mùa cụ thể mà xác định. Các lần cày, bừa có thể cách nhau từ 15 ÷ 17 ngày.
Thông thường từ lúc chuẩn bị đất đến lúc đặt hom trồng khoảng 40 ÷ 60 ngày để cho
đất có thời gian ải.
Một số điểm cần lưu ý khi chuẩn bị đất:
Chuẩn bị đất trồng mía gồm các công việc: cày, bừa, san phẳng đất và rạch
hàng để đặt hom mía. Đất chuẩn bị trồng mía có thể là:


Đất mới khai hoang.




Đất chuyển canh.



Đất luân canh.



Đất mía phá gốc trồng lại.

2.1.2.

Cây mía và kĩ thuật trồng mía

2.1.2.1.

Tổng quan về cây mía

Cây mía được xác định có nguồn gốc từ khu vực Nam Á. Mía đã được trồng ở
Ấn Độ Khoảng 3000 năm trước công nguyên. Những người Bồ Đào Nha vượt biển

7
 


qua Ấn Độ mang cây mía về để trồng ở Châu Âu. Từ đó mía được trồng dần sang
nhiều nước trong khu vực và toàn thế giới.
Ở Việt Nam, từ 4.000 năm trước đây, người Việt đã biết trồng mía, nhiều
giống mía địa phương được thuần hoá từ những cây mía hoang dại như mía gíc Bắc
Bộ, mía lau ở Trung Bộ, mía lau sắc, mía lau bàn ở Bình Định, mía đế ở Bến Tre và

đến nay chúng vẫn còn tồn tại.
Thời Pháp thuộc, do yêu cầu sản xuất mía đường, nhiều giống mía được nhập
vào trong nước ta như giống mía: POJ của Indonesia, CO của Ấn Độ, F của Đài
Loan.
Đến những năm 1960 – 1970 nhiều giống mía mới được đưa vào Việt Nam
như giống mía MY của Cuba; F134, F156, F157 của Đài Loan; COMUS của
Astralia; CO146, CO310, CO147…của Ấn Độ.
Từ những thập kỉ 80 đến nay, bộ giống mía ngày càng được bổ sung đa dạng
nhiều loại như: nhóm mía ROC (ROC 1 ROC10, Roc16…) của Đài Loan, nhóm Quế
Đường, Tân Đại Cường của Trung Quốc, CP của Mỹ và một số giống do Việt Nam
lai tạo như Vn84, Vn6565, Vn8526,…
Hiện nay trên thế giới có khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trồng mía
đường và sản xuất khoảng 1.324,6 triệu tấn (khoảng 6 lần nhiều hơn sản lượng củ cải
đường). Vào năm 2005, nhà sản xuất mía đường lớn nhất thế giới là Brasil, tiếp theo
là Ấn Độ. Người ta dùng mía đường vào sản xuất đường, xirô Falernum, mật mía,
rum, đồ uống không cồn, cachaça (một loại rượu của Brasil) và cồn để làm nhiên
liệu. Bã mía còn lại sau khi ép đường có thể đốt để sản xuất nhiệt - dùng trong nhà
máy- lẫn điện năng - thông thường được bán cho các nhà cung cấp điện/hệ thống
lưới điện. Do chứa nhiều xenluloza nên nó cũng được dùng trong sản xuất giấy và
bìa các tông, được tiếp thị như là "thân thiện môi trường" do được làm từ phụ phẩm
của sản xuất đường.Mía được xem là cây trồng lấy đường quan trọng và phổ biến
nhất ở vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới.

8
 


Bảng 2. 1 trình bày 10 quốc gia đứng đầu về sản xuất mía đường.
Nước


Sản lượng (Tấn)

Braxin

514,079,729

Ấn Độ

355,520,000

Trung Quốc

106,316,000

Thái Lan

64,365,682

Pakistan

54,752,000

Mehico

50,680,000

Colombia

40,000,000


Ôxtralia

36,000,000

Mỹ

27,750,600

Philippin

25,300,000

Thế giới

1,557,664,978

Tại Ấn Độ, các bang Uttar Pradesh (38,57 %), Maharashtra (17,76 %) và
Karnataka (12,20 %) là các nơi sản xuất nhiều mía đường nhất của nước này
Tại Mỹ , mía đường được trồng ở quy mô thương mại tại Florida, Hawaii,
Louisiana, Texas và Puerto Rico.
Trung Quốc là nước có diện tích trồng mía đứng hàng thứ 3 trên thế giới với
diện tích trồng là 1.150.000 ha, với sản lượng hàng năm khỏang 80.000.000 tấn tập
trung chủ yếu ở tỉnh Quảng Tây (giáp ranh Việt Nam).
Theo thống kê của cơ quan lương nông quốc tế (FAO), hiên nay, mỗi năm
trên thế giới sản xuất được khoảng trên dưới 100 triệu tấn đường. Trong đó đường
mía chiếm khoảng 60 %. Phần còn lại là đường củ cải sau đó mới đến các loại
đường khác. Các nước sản xuất nhiều đường mía nhất thế giới là Braxin, An Độ,
Cuba, Oxtralia, Mêhicô, Philippines, Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan,…

9

 


Hình 2. 1 Cây mía.
Mía là nguồn nguyên liệu quan trọng nhất trong công nghiệp đường của thế
giới. Về phương diện kinh tế, mía là cây trồng có giá trị rất cao. Cây mía có các ưu
điểm sau:


Tuy bị hạn chế bởi khí hậu lạnh, cây mía chỉ phát triển ở vùng nhiệt đới

và bán nhiệt đới, nhưng nhờ tính thích ứng mạnh, nên có thể trồng được ở nhiều loại
đất khác nhau. Từ loại đất cao, nhiều sỏi đá, khô hạn, cho các loại đất thấp, sét nặng
bị úng hoặc phèn. Nếu áp dụng kỹ thuật trồng hợp lý và đất càng tốt, năng suất mía
càng cao. Do đó dễ phát triển được diện tích.


Mía là cây trồng có khả năng sử dụng ánh sáng mặt trời rất cao, tối đa đến

7 % so với cây trồng khác chỉ có 1  2 %, hiệu suất quang hợp rất cao. Cùng một
điều kiện đất đai, khí hậu như nhau, chưa có cây trồng nào có thể cho năng suất chất
xanh cao như cây mía (khả năng có thể đạt 150  200 tấn/ha - năm). Ngoài ra, trồng
mía có thể để gốc được nhiều mùa, nên giá thành sản xuất hạ.


Khi chín, mía là cây chứa nhiều đường kết tinh (đường saccharose). Tính

bình quân trong thân mía chứa khoảng 12  16 % đường saccharose. Ngoài sản
phẩm chính là đường saccharose, mía còn cho các sản phẩm phụ như bã mía, mật
10

 


mía, bùn lọc,…là những nguyên liệu để chế biến ra nhiều loại sản phẩm có giá trị và
cung cấp một nguồn thức ăn phục vụ chăn nuôi.
Vì vậy, cây mía hiện đang được nhiều nước quan tâm và phát triển theo
hướng gia tăng năng suất, sản lượng hạ giá thành sản phẩm. Giá thành 1 tấn mía ở
Trung Quốc vào khoảng 140  150 Tệ/tấn (Khoảng 250.000  270.000 đồng/tấn),
gấp 1,5  2 lần so với các nước tiên tiến như Mỹ, Oxtralia.
2.1.2.2. Một số đặc tính sinh học của cây mía cần tác động của cơ giới
Đối với cây mía, việc cơ giới canh tác hoá cây mía cần quan tâm đến các đặc
điểm sau:


Mía có bộ rễ chùm phát triển và được phân bố trên lớp đất mặt khoảng 50

 60 % lượng rễ thu hút dinh dưỡng cho cây, số còn lại có khả năng phát triển sâu tới
trên 60 cm (đã có những công bố khả năng rễ mía ăn sâu trên 4 m) nếu điều kiện cho
phép để hút nước chống hạn và chống đổ cho cây.


Mía là cây ưa ẩm và cần nhiều nước trong quá trình phát triển. Để tạo ra 1

kg nguyên liệu mía cần tiêu hao 80  210 kg nước tuỳ thuộc vào giống, mức nước,
độ ẩm không khí, gió và kỹ thuật canh tác. Nhưng nếu úng nước cục bộ có thể làm
cho mía thối rễ và chết.


Mía có khả năng tái sinh cao: Thời gian từ khi đặt hom trồng đến khi thu


hoạch từ 11  13 tháng (ở một số nước có thể từ 16  18 tháng tuỳ theo giống và khí
hậu ) và tái sinh mía giống có thể tới ba vụ, cá biệt tới 6  7 vụ.
Từ những đặc tính sinh học này cho thấy việc làm đất sâu có độ xốp và mặt
phẳng đều là rất cần thiết.
2.1.2.3. Kĩ thuật trồng mía.
Trồng mía bao gồm các công đoạn: rạch hàng, rải phân bón lót xuống hàng
nếu có, cắt và rải hom, lấp đất, nén sơ bộ và trang phẳng.
Yêu cầu nông học về làm đất và rạch hàng trồng mía bao gồm:
Phải diệt hết cỏ dại trong ruộng mía. Tuỳ điều kiện thời tiết và thảm thực vật hiện có
trước khi làm đất mà qui định cách cày bừa sao cho khi làm đất xong, toàn bộ thảm
thực vật hiện có phải được diệt sạch.
11
 


Trong quá trình làm đất phải giữ được độ phẳng cần thiết của mặt ruộng. Tốt nhất ở
giữa cao, xung quanh hơi thấp, hoặc nghiêng hẳn về một bên để thoát nước được tốt
vì mía rất sợ úng. Tránh tình trạng làm cho mặt ruộng gồ ghề theo luống cày gây ra
hiện tượng úng cục bộ rất có hại cho sự sinh trưởng của cây mía.


Mía có bộ rễ ăn sâu. Bộ rễ hữu hiệu của cây mía là ở tầng 0  60 cm. Do

đó đất canh tác mía cày càng sâu càng tốt, nhưng không được đảo lộn tầng đất canh
tác. Tốt nhất là dùng cày không lật, cày sâu từ 40  60 cm. Việc cày sâu sẽ giúp cho
mía chống hạn và chống đổ tốt, tạo điều kiện để tăng năng suất và tăng hiệu quả kinh
tế của việc sản xuất mía.


Tạo được độ nhỏ cần thiết như đất trồng bắp, trồng đậu,…Đất càng nhỏ


mịn thì hom mía càng nhanh chóng ra rễ nẩy mầm, nhất là sau khi trồng gặp hạn mía
bị khô hom, bảo đảm sự nẩy mầm bình thường.


Rạch hàng sâu từ 25  30 cm, với khoảng cách từ 1  1,6 m tuỳ theo

giống mía, trình độ thâm canh, độ phì nhiêu của đất đai, khả năng ứng dụng cơ giới
trong các khâu canh tác tiếp theo,…Khi rạch hàng xong làm sao cho đáy rãnh còn
được 2  5 cm đất bột, không được rạch sát đất cũ, hom mía dễ bị khô gặp hạn sau
khi trồng.


Hàng mía phải chạy theo đường đồng mức, tức là vuông góc với hướng

dốc để chống xói mòn khi có mưa to.
Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm trên công ty mía đường Nước Trong
(Tây Ninh) của kĩ sư. Phan Gia Tân (2010), trường đại học Nông Lâm Thành phố Hồ
Chí Minh cho thấy với khoảng cách hàng giữa hai hàng kép là 1,5 m, khoảng cách
hai hàng đơn trong hàng kép là 0,3 m sẽ cho năng suất mía cao nhất. Với khoảng
cách hai hàng kép là 1,5 m có khả năng cơ giới hóa chăm sóc mía lần 1 và 2 cho mía
tơ khi mía mới bắt đầu ra lóng. Nếu trồng hàng đơn thì theo tiến sĩ. Nguyễn Như
Nam (2007), có thể cơ giới hóa chăm sóc mía lần 1 và 2 cho mía tơ khi mía mới bắt
đầu ra lóng với khoảng cách hàng trồng từ 0,9 m trở lên.
Tùy tập quán canh tác, tính chất đất trồng, điều kiện canh tác mà việc rải phân
bón lót có thể kết hợp khi làm đất hoặc rải xuống đáy luống sau khi rạch hàng. Phân
12
 



bón lót có thể phân hữu cơ hoặc phân NPK cùng các loại phân tổng hợp khác nhằm
đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho sự phát triển của cây mía với chất lượng cao nhất.
Việc rải phân xuống rãnh có thể tiến hành bằng thủ công hay trực tiếp bằng máy
trồng.
Tùy theo khoảng cách hàng trồng mà khoảng cách hom trồng được rải sao cho
đảm bảo mật độ trồng từ 30.000  60.000 hom/ha. Vì vậy, khi khoảng cách hàng
trồng lớn, người ta thường chọn rải pháp hàng kép để đảm bảo mật độ trồng. Hom có
thể rải bằng thủ công bằng cách rải sơ bộ trên hàng rạch, sau đó xếp lại bằng tay
theo yêu cầu. Máy trồng mía liên hợp đã rải tự động hom theo yêu cầu khoảng cách
trồng.
Sau khi rải mía xong thì tiến hành lấp đất. Tùy theo thời tiết và mùa vụ mà lớp
đất lất lên hom mía dày hay mỏng. Vào mùa khô thì lớp đất được rải lên hom mía từ
10  15 cm dày hơn so với mùa mưa chỉ vào khoảng 2  5 cm. Nếu vào mùa mưa lớp
đất được rải lên hom mía dày sẽ ngăn cản sự nẩy mầm của cây mía, tạo điều kiện cho
một số bệnh xâm nhập vào hom mía. Việc lấp đất đồng nghĩa trang phẳng luống mía
trồng và tiến hành nén đất sơ bộ để giữ ẩm, rất phù hợp khi trồng mía vào đầu vụ
khô.
Việc trồng mía bằng máy liên hợp còn có một ý nghĩa quan trọng để hom mía
mọc và phát triển tốt khi trồng mía vào đầu mùa khô.
2.1.2.4. Thời vụ trồng mía
Đối với cây mía, thời vụ trồng là biện pháp kỹ thuật cũng rất quan trọng. Bố
trí đúng thời vụ trồng đối với từng giống mía thích hợp sẽ góp phần:


Nâng cao năng suất mía cây và hàm lượng đường.



Kéo dài thời vụ chế biến đường.




Tránh được tình trạng lao động khẩn trương trong các mùa vụ tập trung.



Khắc phục được một số nhược điểm của giống (ra hoa…).

Muốn xác định thời vụ trồng mía thích hợp cho mỗi vùng, phải căn cứ vào các
nguyên tắc sau đây:

13
 




Tận dụng tốt điều kiện tự nhiên để có được năng suất cao, chất lượng sản

phẩm tốt.


Thỏa mãn các yêu cầu của các nhà máy đường, kéo dài được thời gian

chế biến và hàm lượng đường tương đối ổn định trong cả thời vụ.


Sử dụng hợp lý sức lao động và các thiết bị phục vụ nông nghiệp hiện có

trong vùng, giảm bớt tình trạng lúc quá thừa lúc quá thiếu.



Tạo điều kiện thuận lợi cho việc luân canh, xen canh, gối vụ để tăng hệ

số quay vòng của đất đai.
Phải bố trí sao cho thời kỳ vươn lóng của mía gặp lúc mưa nhiều (trên
150mm/tháng), nhiệt độ cao, ánh sáng ngày dài. Thời kỳ chín nhiệt độ thấp, mưa ít
để đạt năng suất, tỷ lệ đường cao.
Căn cứ vào các nguyên tắc và mục tiêu trên, ta có thể xác định thời vụ trồng
mía như sau:
 Vùng mía phía Bắc:
Vụ Đông xuân: mía trồng trong tháng 11 ÷ 3 năm sau, thu hoạch từ 10 ÷ 12
tháng tuổi. Ở vụ này cần chú ý tháng rét nhất (tháng 1) không nên trồng.
Vụ Thu: Mía trồng trong tháng 9 và thu hoạch khi mía được 13 ÷ 15 tháng tuổi.
 Vùng mía Duyên hải Miền Trung: Mía trồng từ tháng12 ÷ 3 năm sau và
thu hoạch khi mía được 14 ÷ 16 tháng tuổi.
 Vùng mía Miền Nam:
Mía cuối mùa mưa (vụ Đông xuân): Mía trồng từ tháng 12 ÷ 2 năm sau, lợi
dụng lúc đất còn ẩm cuối mùa mưa, tuy nhiên mía bị khô hạn trong thời gian 3 ÷ 5
tháng đầu do đó chú ý đến khâu làm đất chống hạn, giữ ẩm. Vụ này thích hợp cho
các vùng đất ven sông ở miền Tây.
Mía đầu mùa mưa (vụ Xuân hè): mía trồng từ tháng 4 ÷ 6 và thu hoạch từ
tháng 1 ÷ 6 năm sau. Vụ này thích hợp cho các vùng đất cao ở miền Đông Nam bộ.
Mía giữa mùa mưa (mùa thu): Mía trồng từ tháng 8 ÷ 9 và thu hoạch từ tháng 10 ÷
11 năm sau.

14
 



Hiện nay vụ Đông xuân là vụ chính nhưng vụ mùa xuân được xem là vụ có
nhiều triển vọng để tăng năng suất.
2.1.3.

Cơ giới hóa trồng mía

Cơ giới hóa trồng mía có thể cơ giới hóa từng công đoạn hay bằng máy liên
hợp. Các thiết bị cơ giới hóa trồng mía gồm có:
-

Máy động lực: các loại máy kéo bánh bơm, các khung tự chạy;

-

Máy rạch hàng;

-

Máy cắt hom;

-

Máy liên hợp trồng mía từ hom mía nguyên liệu;

-

Máy liên hợp trồng mía từ cây mía nguyên liệu;

-


Máy lấp hom và trang phẳng luống mía.
Máy liên hợp trồng mía từ cây mía nguyên liệu có cấu tạo trình bày như hình

2.2.

Hình 2. 2 Cấu tạo máy liên hợp trồng mía từ nguyên liệu cây mía.
1. Bộ phận rạch hàng; 2. Bánh xe giới hạn độ sâu; 3. Khung máy; 4. Dao cắt hom và
bộ phận cắt; 5. Hộp số liên kết với máy kéo; 6. Thanh giằng; 7. Cơ cấu treo; 8.
Khung sàn để mía; 9. Tấm gạt đất; 10. Bánh nén đất; 11. Bộ phận lắp bánh nén đất;
12. Thanh lò xo; 13. Bộ phận truyền động cho thùng phân; 14. Bộ phận bón phân;
15. Ghế ngồi.
15
 


Máy thực hiện các chức năng: Rạch hàng, cắt và rải hom; bón lót, lấp và trang
đất, nén đất. Máy liên hợp với máy kéo 4 bánh bơm có công suất đủ lớn để nâng hạ
máy trồng. Bộ phận rạch hàng dạng lưỡi kiểu nêm không gian là nhiệm vụ rẽ đất, tạo
rãnh để đặt hom kiểu rơi tự do sau khi cắt. Bộ phận cắt hom làm nhiệm vụ cắt và kết
hợp phân phối hom theo mật độ trồng làm việc theo nguyên lý trục cuốn cắt. Dao cắt
dạng dao phẳng cắt kiểu pháp tuyến hai dao. Trên trục cuốn có gắn các ống cao su
làm nhiệm vụ trục cung cấp để không làm tổn hại đến mắt hom. Hom sau khi cắt và
rời khỏi trống cắt sẽ rơi tự do theo ống trượt, nhằm hạn chế trường hợp cắm hôm
thẳng đứng xuống mặt đồng. Bộ phận rải phân kiểu vít nằm ngang phối hợp giữa
kiểu vít đứt đoạn và vít liên tục. Với nguyên lý rải phân này chỉ thịch hợp cho các
loại phân bón có độ dính thấp. Bộ phận lấp đất kiểu cánh gạt phẳng hay bằng chảo
lấp. Bánh xe đi phía sau làm nhiệm vụ nén sơ bộ lớp đất mặt phủ lên mặt hom. Áp
lực nén được chỉnh bởi lực nén lò xo lên khung bánh xe lấp đất. Truyền động cho
trống dao có thể từ bánh xe giới hạn độ sâu hoặc từ trục thu công suất của máy kéo.
Trong trường hợp nhận truyền động từ bánh xe giới hạn độ sâu thì kích thước bánh

xe phải đủ lớn và có các mấu bám nhằm đảm bảo khả năng truyền công suất theo yêu
cầu của bộ phận cắt. Tùy theo khả năng nâng của máy kéo mà máy trồng mía từ
nguyên liệu cây mía có thể được thiết kế trồng 1, 2 hay thậm trí 3 đến 4 hàng.
Hoạt động của liên hợp máy trồng mía cây như sau: hom được chất bằng thủ
công lên thùng chứa của máy. Khi hoạt động, ngoài người lái máy thì người trồng
mía ngồi phía sau sẽ cung cấp bằng tay liên tục cho bộ phận cắt và rải hom. Số người
ngồi phía sau tùy theo số hàng trồng. Tốc độ dịch chuyển của liên hợp máy từ 2 3
km/h nhằm đảm bão người ngồi phía sau cung cấp mía kịp cho bộ phận cắt.
Máy trồng mía từ nguyên liệu cây mía có ưu điểm là thực hiện gần như hoàn
chỉnh các công đoạn trồng mía chỉ một lượt đi, cho năng suất cao, chi phí lao động
thấp, rải hom khá đều, đảm bảo tốt yêu cầu kỹ thuật trồng mía.
2.2.

Các kết quả nghiên cứu về máy trồng mía ở trong và ngoài nước.

2.2.1. Các kết quả nghiên cứu về máy trồng mía ở ngoài nước
Máy trồng mía liên hợp đã được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm nghiên
cứu. Theo phương pháp chuẩn bị hom người ta chia ra hai loại máy liên hợp trồng
16
 


×