Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Các tội xâm phạm tình dục trẻ em theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố đà nẵng ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (557.1 KB, 89 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM THỊ KIM YẾN

CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM THEO
PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, năm 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM THỊ KIM YẾN

CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM THEO
PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 838.01.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. TRẦN HỮU TRÁNG



HÀ NỘI, năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Tác giả luận văn

Phạm Thị Kim Yến


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT HINH SỰ VIỆT
NAM VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM .....................................9
1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lí của các tội xâm phạm tình dục trẻ em ..........9
1.2. Những điểm mới của Bộ luật hình sự năm 2015 về các tội xâm phạm tình
dục trẻ em .................................................................................................................25
CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ CÁC TỘI
XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM TỪ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ..................29
2.1. Định tội danh đối với các tội xâm phạm tình dục trẻ em ...................................29
2.2. Quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục trẻ em .......................50
2.3. Nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc trong định tội danh và quyết
định hình phạt ............................................................................................................62
CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG CÁC QUY
ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH
DỤC TRẺ EM TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ....................................................69
3.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm tình dục

trẻ em ........................................................................................................................69
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định pháp luật hình sự Việt
Nam đối với các tội xâm phạm tình dục trẻ em ........................................................72
KẾT LUẬN ..............................................................................................................79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADPL

: Áp dụng pháp luật

BLHS

: Bộ luật hình sự

CQĐT

: Cơ quan điều tra

CQTHTT

: Cơ quan tiến hành tố tụng

CTTP

: Cấu thành tội phạm

HĐTP


: Hội đồng Thẩm phán

HP

: Hình phạt

HSST

: Hình sự sơ thẩm

QĐHP

: Quyết định hình phạt

QHXH

: Quan hệ xã hội

QRTD

: Quấy rối tình dục

TAND

: Tòa án nhân dân

TANDTC

: Tòa án nhân dân tối cao


TNHS

: Trách nhiệm hình sự

TTHS

: Tố tụng hình sự

VAHS

: Vụ án hình sự

VKSND

: Viện kiểm sát nhân dân

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

XPTD

: Xâm phạm tình dục

XPTDTE

: Xâm phạm tình dục trẻ em

XXPT


: Xét xử phúc thẩm

XXST

: Xét xử sơ thẩm


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Số hiệu
biểu đồ
2.1

Tên biểu đồ

Trang

Số lượng các vụ án liên quan đến XHTDTE từ năm 2013 -

33

2017 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
2.2

Thống kê tình hình giải quyết án XHTDTE từ năm 2013 - 2017

36

2.3


Thống kê hình phạt của nhóm tội XHTDTE từ năm 2013 -

54

2017 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới, việc quan tâm bảo vệ các quyền
của trẻ em luôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển
bền vững của đất nước. Vì vậy, Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em (2011-1989) đã được Chính phủ của 191 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới phê
chuẩn (tính đến hết tháng 12 năm 2004). Mặc dù có những quan niệm khác nhau về
cách thức xác định một con người cụ thể là trẻ em và giới hạn về độ tuổi (từ 16 tuổi
đến 18 tuổi), nhưng trong phạm vi quốc tế, trẻ em nói chung đều được xác định là
đối tượng được chăm sóc đặc biệt, cần nhận được sự quan tâm đặc biệt của Nhà
nước, xã hội và cộng đồng.
Trong những năm trở lại đây, khi đất nước ta thực hiện chính sách mở cửa,
hội nhập, trên phạm vi toàn quốc, các tội phạm xâm hại trẻ em ở nước ta diễn biến
rất phức tạp và luôn có chiều hướng gia tăng mà nổi cộm là các tội xâm phạm tình
dục đối với trẻ em. Trên các phương tiện thông tin đại chúng đã phản ánh rất nhiều
vụ việc xâm hại tình dục trẻ em ở nhiều địa phương, nhiều vụ việc chưa được xử lý
hoặc xử lý không nghiêm minh gây nên bức xúc trong dư luận xã hội. Tình hình tội
phạm xâm hại tình dục trẻ em đang có xu hướng ngày càng gia tăng, gây tác động
xấu cho xã hội. Đây là tội phạm nguy hiểm gây ảnh hưởng tâm sinh lý rất lớn cho
trẻ em là nạn nhân bị xâm hại tình dục. Căn cứ vào số liệu thống kê tại Hội thảo
tuyên truyền, phòng ngừa tội phạm xâm hại tình dục trẻ em thì trong 5 năm (20122016), cả nước đã xảy ra gần 6,7 ngàn vụ xâm hại trẻ em, trong đó, hơn 8.100 trẻ đã
trở thành nạn nhân của các vụ xâm hại. Đặc biệt, hàng trăm trẻ dưới 6 tuổi đã trở
thành nạn nhân của loại các tội xâm phạm tình dục trẻ em. Tuy nhiên đây chỉ là

những vụ việc được báo cáo, còn rất nhiều vụ nạn nhân bị người phạm tội đe dọa
hoặc vì lý do nào đó đã không được phát hiện và không có trong số liệu thống kê.
Các vụ xâm hại tình dục trẻ em đã xảy ra cho thấy tính chất vụ việc thường rất
nghiêm trọng; sự vô cảm, mất nhân tính của tội phạm đang báo động về sự xuống

1


cấp đạo đức của một bộ phận dân cư. Nguy cơ bị xâm hại tình dục có thể xảy ra đối
với trẻ em ở bất kỳ độ tuổi nào, không phân biệt giới tính, từ thành thị đến nông
thôn, và trẻ có thể bị xâm hại ngay dưới mái trường, hay trong chính ngôi nhà của
mình.Thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm XPTDTE ở Đà Nẵng trong những
năm gần đây cho thấy vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế,thiếu sót, cả trong quá trình áp
dụng pháp luật hình sự đối với các tội XPTDTE, cả trong quá trình phối hợp giữa
các lực lượng chức năngtrong đấu tranh phòng, chống loại tội phạm rất nguy hiểm
này.
Trong bối cảnh trên, việc phân tích làm rõ những khó khăn, hạn chế, bất cập
trong áp dụng pháp luật để xử lí các hành vi phạm tội XPTDTE từ đó kiến nghị
những giải pháp tăng cường hiệu quả đấu tranh phòng, chống các tội XPTDTE ở
thành phố Đà Nẵng đang đặt ra hết sức cấp bách. Đó cũng là lí do mà học viên lựa
chọn đề tài “Các tội xâm phạm tình dục trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam từ
thực tiễn thành phố Đà Nẵng” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến đề tài nghiên cứu, thời gian qua đã có một số công trình
nghiên cứu tiêu biểu sau đây:
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: Phòng ngừa tội phạm xâm hại trẻ em ở
Việt Nam theo chức năng của lực lượng Cảnh sát nhân dân, Trần Phương Đạt làm
chủ nhiệm, năm 2004.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: Tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em ở
các tỉnh thành phố phía Nam, thực trạng và giải pháp phòng ngừa, Vũ Đức Trung

làm chủ nhiệm, năm 2005.
- Luận văn thạc sĩ: Đấu tranh phòng, chống tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn
tỉnh Hà Tĩnh, của Dương Thị Quỳnh Mận, năm 2006.
- Luận văn thạc sĩ: “Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trong luật hình sự Việt
Nam trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội”, của Nguyễn Tuấn
Thiện.

2


- Luận văn thạc sĩ: “Các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trong luật hình sự
Việt Nam" của Nguyễn Minh Hương.
- Luận văn thạc sỹ “Các tội hiếp dâm theo quy định của Bộ luật hình sự Việt
Nam” của tác giả Cao Hữu Sáng, bảo vệ tại Khoa Luật Đại học Quốc Gia Hà Nội
năm 2015.
- Luận văn thạc sỹ “Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trong Luật hình sự
Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội”, của tác giả
Nguyễn Tuấn Thiện, bảo vệ tài Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2015.
- Luận văn thạc sỹ “Các tội phạm tình dục trong Luật hình sự Việt Nam
(Trên cơ sở số liệu thực tiễn tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk” của Trịnh Văn Toàn, bảo vệ
tại Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2015.
- Luận văn thạc sỹ “Các tội xâm phạm tình dục theo quy định của Luật Hình
sự Việt Nam và một số nước trên thế giới” của Hoàng Thị Ngọc Bích, bảo vệ tại
Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2016.
- Luận văn thạc sỹ “Tội giao cấu với trẻ em theo quy định của Bộ luật hình
sự hiện hành” của tác giả Trần Thùy Chi, bảo vệ tại trường Đại học Luật Hà Nội,
năm 2011.
- Bài viết “Hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về các tội
XPTDTE’’ của tác giả Phạm Mạnh Hùng, đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân số
12/2002.

- Bài viết “Tội mua dâm người chưa thành niên lý luận và thực tiễn " của tác
giả Đỗ Đức Hồng Hà, đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân số 10/2010.
- Bài viết “Những hậu quả về tâm lý đối với nạn nhân của tội hiếp dâm, hiếp
dâm trẻ em và giải pháp khắc phục” của TS. Dương Tuyết Miên đăng trên Tạp chí
Luật học số Đặc san Bình đẳng giới, năm 2005.
- Bài viết “Những bất cập và hướng hoàn thiện quy định về một số tội xâm
phạm nhân phẩm của con người trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999”, của
Phạm Văn Báu, đăng trên Tạp chí Luật học số 1/2010.
- Bài viết “Một số ý kiến trao đổi về tội giao cấu với trẻ em” của Phạm Văn
Nhớ. Đăng trên Tạp chí Kiểm sát, số 11/2010.
3


- Bài viết “Truy cứu trách nhiệm hình sự tội hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em – khó
khăn, vướng mắc và kiến nghị” của Hoàng Quảng Lực, đăng trên Tạp chí Tòa án
nhân dân, số 13/2014.
- Bài viết “Một số vướng mắc trong xét xử trường hợp phạm tội hiếp dâm trẻ
em chưa đủ 13 tuổi có tính chất loạn luân” của Vũ Hải Anh, đăng trên Tạp chí
Nghề Luật số 01/2015.
- Bài viết “Về quy định đối với các tội hiếp dâm – hiếp dâm trẻ em” của Trần
Hà Bảo Khuyên, đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân, số 11/2015.
- Hội thảo: “Truyền thông giáo dục phòng chống lạm dụng tình dục trẻ
em”của Ban tuyên giáo, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, tổ chức Tháng 11/1998.
Đánh giá chung: Các công trình nghiên cứu kể trên đã đề cập đến thực trạng
tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em hoặc một tội cụ thể trong nhóm tội xâm
phạm tình dục trẻ em; phân tích những hạn chế, bất cập trong các quy định của
nhóm tội xâm phạm tình dục trẻ em cũng như khó khăn, bất cập trong áp dụng các
quy định này, từ đó đưa ra những kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật
cũng như nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của pháp luật đối với các tội xâm
phạm tình dục trẻ em.Tuy nhiên, chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu các

tội xâm phạm tình dục trẻ emtừ thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng,
để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống loại các tội
xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Như vậy, với tổng quan
tình hình nghiên cứu trên đây lại một lần nữa cho phép khẳng định việc lựa chọn đề
tài “Các tội xâm phạm tình dục trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn
thành phố Đà Nẵng” làm luận văn thạc sĩ luật học là hợp lý và cần thiết vừa có ý
nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là hướng đến việc nghiên cứu đề xuất các
giải pháp bảo đảm áp dụng đúng các quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm

4


phạm tình dục trẻ em, từ đó nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật hình sự nói
chung và các quy định về các tội xâm phạm tình dục trẻ em nói riêng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, trong quá trình nghiên cứu, đề tài cần thực
hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Nghiên cứu làm rõ các quy định của pháp luật Hình sự Việt Nam về các tội
xâm phạm tình dục trẻ em.
- Nghiên cứu, phân tích thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự
về các tội xâm phạm tình dục trẻ em, chủ yếu là hoạt động định tội danh và quyết
định hình phạt, từ đó làm rõ những vướng mắc, khó khăn trong việc áp dụng các
quy định này từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng và nguyên nhân của nó.
- Đề xuất một số giải pháp đảm bảo áp dụng đúng pháp luật về các tội xâm
phạm tình dục trẻ em.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những quy định của Bộ luật hình sự về
các tội XPTDTE và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn
2013-2017.
Mặc dù Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017 đã có hiệu lực thi
hành từ 01.01.2018, tuy nhiên, các hành vi phạm các tội XPTDTE trong giai đoạn
2013-2017 chủ yếu được giải quyết theo quy định của BLHS 1999, sửa đổi năm
2009. Vì vậy, khi nghiên cứu quy định về các tội xâm phạm tình dục trẻ em, luận
văn sẽ nghiên cứu các quy định này theo Bộ Luật hình sự Việt Nam 1999, có so
sánh với các quy định của Bộ luật hình sự 2015.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu về các tội XPTDTE trong phạm vi thành phố
Đà Nẵng.
- Về thời gian: Luận văn nghiên cứu số liệu các tội XPTDTE thành phố Đà
Nẵng từ năm 2013 đến năm 2017.

5


Như trên đã nói, mặc dù Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017 đang
có hiệu lực thi hành nhưng các hành vi phạm các tội XPTDTE trong giai đoạn
2013-2017 chủ yếu được giải quyết theo quy định của BLHS 1999, sửa đổi năm
2009. Nên luận văn sẽ nghiên cứu các quy định này theo Bộ Luật hình sự1999, có
so sánh với các quy định của Bộ luật hình sự 2015.
Những quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm tình dục trẻ em
được nghiên cứu trong đề tài là Tội hiếp dâm trẻ em Điều 112 BLHS 1999(nay là
Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, Điều 142 BLHS 2015), Tội cưỡng dâm trẻ em
Điều 114 BLHS 1999 (nay là Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi,
Điều 144 BLHS 2015), Tội giao cấu với trẻ em Điều 115 (nay là Tội giao cấu hoặc
thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, Điều
145 BLHS 2015), Tội dâm ô đối với trẻ em Điều 116 BLHS 1999 (nay là Tội dâm ô

với người dưới 16 tuổi, Điều 146 BLHS 2015). So với BLHS 1999, Bộ luật hình sự
2015 đã quy định thêm Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm tại
Điều 147 BLHS 2015.
Trong các quy định của BLHS còn quy định Tội mua dâm người chưa thành
niên (Điều 256 BLHS 1999) nay là Tội mua dâm người dưới 18 tuổi (Điều 329
BLHS 2015). Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả không
nghiên cứu tội danh này bởi vìkhách thể loại của các tội xâm phạm tình dục trẻ em
là an toàn công công, trật tự công cộng.
Áp dụng pháp luật được hiểu là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó Nhà
nước thông qua các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách có thẩm quyền tổ chức
cho các chủ thể pháp luật thực hiện các quy định của pháp luật để tạo ra các quyết
định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ
thể. Theo nghĩa này, áp dụng các quy định về các tội XPTDTE bao gồm nhiều hoạt
động, như định tội danh, quyết định hình phạt, miễn truy cứu TNHS, miễn hình
phạt, áp dụng các biện pháp tư pháp…Tuy nhiên, trong phạm vi luận văn, tác giả
giới hạn phạm vi nghiên cứu ở hai hoạt động cơ bản của áp dụng pháp luật hình sự

6


Luận văn đầy đủ ở file:Luận văn Full















×