Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

THIẾT KẾ, CHẾ TẠO VÀ KHẢO NGHIỆM MÁY GIEO HẠT KHÍ ĐỘNG KIỂU TRỐNG HÀNG HẸP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ, CHẾ TẠO VÀ KHẢO NGHIỆM
MÁY GIEO HẠT KHÍ ĐỘNG KIỂU TRỐNG HÀNG HẸP

HỌ TÊN SINH VIÊN: PHẠM VĂN DƯƠNG
LÊ MINH NHẬT
NGÀNH : CƠ KHÍ NÔNG LÂM
NIÊN KHOÁ :2007 - 2011

Tháng 6/2011


THIẾT KẾ, CHẾ TẠO VÀ KHẢO NGHIỆM
MÁY GIEO HẠT KHÍ ĐỘNG KIỂU TRỐNG HÀNG HẸP

Tác giả
PHẠM VĂN DƯƠNG
LÊ MINH NHẬT

Khóa luận tốt nghiệp kỹ sư ngành:
Cơ khí nông lâm

Giáo viên hướng dẫn:
Thạc sĩ: Nguyễn Hải Triều
Thạc sĩ: Đặng Hữu Dũng

Tháng 6/2011



i


LỜI CẢM TẠ
Để có được thành quả học tập như ngày hôm nay, ngoài sự vận động của bản thân, chúng
em luôn nhận được những tình cảm chân thành từ gia đình, thầy cô và bạn bè quanh
chúng em.
Em xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Ban chủ nhiệm khoa Cơ Khí Công Nghệ
Chúng em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô trường Đại Học Nông Lâm
TP.HCM, đặc biệt là quý thầy cô trong Khoa Cơ Khí – Công Nghệ đã truyền đạt kiến
thức để chúng em hoàn thành luận văn này.
Chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy Nguyễn Hải Triều và thầy Đặng
Hữu Dũng đã trực tiếp dạy dỗ, hướng dẫn và giúp đỡ chúng em thực hiện đề tài này.
Cuối cùng chúng em xin chân thành cảm ơn các bạn bè gần xa trong và ngoài lớp
đã giúp đỡ, đóng góp ý kiến và sửa chữa trong suốt quá trình chúng tôi thực hiện đề tài.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên: Phạm Văn Dương
Lê Minh Nhật

ii


TÓM TẮT
ĐỀ TÀI:
THIẾT KẾ, CHẾ TẠO VÀ KHẢO NGHIỆM MÁY
GIEO HẠT KHÍ ĐỘNG KIỂU TRỐNG HÀNG HẸP



Cây đậu phộng, đậu xanh, đậu nành và mè (vừng) v.v… là những cây công nghiệp,
cây lương thực có phạm vi canh tác và tiềm năng kinh tế lớn. Song do canh tác thủ
công nên bị giới hạn về quy mô cũng như hiệu quả kinh tế. Nếu ta cơ giới hoá các
khâu thì sẽ rút ngắn được thời gian canh tác tận dụng được thời gian nhàn rỗi, hạn chế
tối đa công lao động, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế . Nghiên cứu một mẫu
máy gieo đáp ứng được các yêu cầu nông học khâu gieo, giải quyết một khâu trong
việc cơ giới hóa cây trồng, giảm bớt sức lao động trực tiếp, tăng năng suất lao động là
mục đích đề tài của chúng em.

 Nội dung thực hiện:
 Lựa chọn nguyên tắc làm việc và mô hình máy theo yêu cầu kỹ thuật nông học.
 Thiết kế, chế tạo và khảo nghiệm máy theo mô hình đã chọn.
 Thông số kỹ thuật của máy:
 Khoảng cách hàng:
o Đối với đậu phộng : 200 mm.
o Đối với đậu xanh : 300 mm.
o Đối với đậu nành : 300 mm.
o Đối với mè:

300 mm.

 Khoảng cách hạt trên hàng:
o Đối với đậu phộng: 200 mm.
o Đối với đậu xanh: 150 mm.
o Đối với đậu nành : 150 mm.
o Đối với mè :

150 mm.

iii


 Năng suất máy > 2000 m2/h.
 Nguồn động lực: Máy kéo KUBOTA L2000.
 Kết quả khảo nghiệm:
 Khả năng nhận hạt : 60  93% tùy theo vận tốc liên hợp máy.
 Khả năng nhả hạt : ≥ 98%.
 Độ tổn thương hạt : ≤ 2%.
 Độ đồng đều giữa các hàng chênh lệch khá cao.

iv


MỤC LỤC
Trang tựa

i

Cảm tạ

ii

Tóm tắt

iii

Mục lục

v


Danh sách các hình

viii

Danh sách các bảng

ix

Chương 1. MỞ ĐẦU

1

Chương 2. TỔNG QUAN

3

2.1 Đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến các loại hạt giống

3

2.2 Yêu cầu kỹ thuật nông học của hạt làm giống

5

2.3 Thời vụ trồng

6

2.4 Yêu cầu kỹ thuật nông học khâu làm đất


7

2.5 Yêu cầu kỹ thuật nông học khâu gieo

8

2.6 Yêu cầu kỹ thuật máy gieo

9

2.7 Các phương pháp gieo trồng đậu phộng, đậu xanh, đậu nành và mè hiện nay

10

2.7.1 Phương pháp gieo thủ công

10

2.7.2 Phương pháp gieo bằng máy

10

2.8 Giới thiệu nguyên lý làm việc của một số loại máy gieo hạt hiện nay

10

2.8.1 Máy gieo kiểu trục cuốn

11


2.8.2 Gieo kiểu đĩa

12

2.8.3 máy gieo khí động

14

2.9 Tìm hiểu một số bộ phận làm việc của máy gieo khí động

17

2.9.1 Lưỡi rạch

17

2.9.2 Bộ phận lấp hạt

18

2.9.3 Thùng chứa hạt

19

2.10 Quạt ly tâm

19
v



2.10.1 Phân loại

20

2.10.2 Nhiệm vụ

20

2.10.3 Yêu cầu

20

2.10.4 Cấu tạo của quạt ly tâm

20

2.11 Lý thuyết tính toán máy gieo khí động

21

2.11.1 Đặc tính chung của quá trình gieo hạt

21

2.11.2 Tính toán sơ số lỗ gieo

21

2.11.3 Lựa chọn chế độ làm việc của máy gieo


22

2.11.4 Cơ sở lý thuyết tính toán độ chênh lệch áp cần thiết cho trống gieo

23

2.11.5 Cơ sở lý thuyết tính toán quạt

24

Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

27

3.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

27

3.2 Phương pháp thiết kế máy

27

3.3 Phương pháp chế tạo

28

3.4 Phương pháp khảo nghiệm đánh giá

29


Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

29

4.1 Yêu cầu đối với máy gieo cần thiết kế

29

4.1.1 Các thông số ban đầu

29

4.1.2 Yêu cầu kỹ thuật nông học của máy

30

4.2 Chọn mô hình thiết kế máy

30

4.2.1 Sơ đồ toàn máy gieo

31

4.2.2 Cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy gieo khí động kiểu trống thiết kế

34

4.2.3 Trống gieo


34

4.2.4 Thùng chứa hạt

36

4.2.5 Lưỡi rạch hàng

36

4.3 Tính toán thiết kế trống gieo

37

4.3.1 Trống gieo hạt đậu phộng

37

4.3.2 Trống gieo hạt đậu xanh

38

4.3.3 Trống gieo hạt đậu nành

39
vi


4.3.4 Trống gieo hạt mè


40

4.4 Lựa chọn chế độ làm việc của máy gieo

41

4.4.1 Ứng với v2 = 0,3; d = 250

41

4.5 Cơ sở lý thuyết tính toán độ chênh lệch áp cần thiết cho trống gieo

44

4.5.1 Đối với đậu phộng

45

4.5.2 Đối với đậu xanh

45

4.5.3 Đối với đậu nành

46

4.5.4 Đối với mè

46


4.6 Tính toán chọn quạt

47

4.6.1 Tính vận tốc không khí qua các lỗ

47

4.6.2 Tính lưu lượng qua quạt

48

4.6.3 Tính đường kính cửa hút của quạt

50

4.6.4 Tính vận tốc dòng không khí ở cửa quạt hút

51

4.6.5 Tính cột áp

52

4.6.6 Tính công suất của quạt ly tâm

52

4.7 Tính toán các bộ truyền


53

4.7.1 Tính toán bộ truyền đai

53

4.7.2 Tính toán bộ truyền xích

57

4.8 Thiết lập quy trình chế tạo

54

4.8.1 Quy trình công nghệ chế tạo trống gieo

54

4.8.2 Quy trình công nghệ chế tạo trục trống gieo

55

4.9 Khảo nghiệm

64

4.9.1 Địa điểm và thời gian khảo nghiệm

64


4.9.2 Mục đích

64

4.9.3 Phương pháp và dụng cụ khảo nghiệm

65

4.9.4 Khảo nghiệm bộ phận gieo ở các cấp độ khác nhau

65

4.9.5 Độ tồn thương hạt

69

4.9.6 Thảo luận kết quả khảo nghiệm

70

vii


Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

72

5.1 Kết luận


72

5.2 Đề nghị

72

TÀI LIỆU THAM KHẢO

73

PHỤ LỤC

74

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ cụm gieo kiểu trục cuốn

10

Hình 2.3: Cơ cấu lấy và nhả hạt kiểu đĩa có trục thẳng đứng

12

Hình 2.4: Nguyên lý lấy và nhả hạt máy gieo khí động kiểu đĩa

13

Hình 2.5: Sơ đồ cụm gieo khí động của máy gieo SPC – 6

16


Hình 2.6: Cấu tạo của buồng gieo và đĩa gieo

16

Hình 2.7: Các loại đĩa gieo

16

Hình 2.8 :các loại lưỡi rạch hàng được sử dụng hiện nay

18

Hình 2.9: các loại quạt ly tâm

19

Hình 2.10: Cấu tạo quạt ly tâm

20

Hình 4.1:

30

Sơ đồ toàn máy

Hình 4.2: Cấu tạo của trống gieo

30


Hình 4.3: Trục hình vành khăn

31

Hình 4.4: Trục nhỏ

32

Hình 4.5: Mặt bích bên phải

33

Hình 4.6: Mặt bích bên trái

33

Hình 4.7 Cụm chổi tì

34

Hình 4.8 Thùng chứa hạt

35

Hình 4.9: Lưỡi rạch hàng dạng dao cong

37

Hình 4.10 Bánh xe lấp hạt


38

Hình 4.11 Bánh xe đẫn động

40
viii


Hình 4.12: Trống gieo

54

Hình 4.13: Cấu tạo trục vành khăn

55

Hình 4.14: Cấu tạo trục nhỏ

56

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Lượng hạt gieo trên một hecta

41

Bảng 4.2: Số liệu tính toán ứng với v2 = 0,3; d = 250


44

Bảng 4.3: Độ chênh áp cần thiết cho trống gieo

47

Bảng 4.4: Cột áp cho từng loại hạt

53

Bảng 4.5: Công suất của quạt ly tâm

54

Bảng 4.8: Kết quả khảo nghiệm với cột áp :450mmH2O

66

Bảng 4.9: Kết quả khảo nghiệm với cột áp : 584 mmH2O

67

Bảng 4.10: Kết quả khảo nghiệm với cột áp 530mmH2O

68

Bảng 4.11: Kết quả khảo nghiệm lần 2 (cột áp 530mmH2O)

68


Bảng 4.12: Kết quả khảo nghiệm lần 3 (cột áp 530mmH2O)

89

Bảng 4.13: Kết quả khảo nghiệm độ tổn thương hạt

70

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
Khâu gieo hạt của các loại cây trồng là công đoạn thứ hai của việc trồng cây trên
đồng. Nó bắt đầu cho một mùa vụ mới cho mỗi loại cây trồng.
Nông nghiệp nước ta có nhiều loại cây trồng: cây đậu phộng, bắp, đậu nành, bông
vải, mía, cà phê, khoai mì, thuốc lá v.v…
Nghiên cứu các loại máy gieo hạt, chúng ta cần nắm chắc đặc điểm của từng loại
hạt khác nhau. Trước hết là đặc điểm hình dáng, kích thước và yêu cầu kỹ thuật nông học
khâu gieo. Đồng thời chúng ta cũng cần quan tâm tới đặc tính đất trồng và tập quán canh
tác của từng vùng.
Trên tổng thể mà nói, khâu gieo hạt bắt đầu cho một mùa vụ mới. Khâu gieo hạt
mang một ý nghĩa rất quan trọng nếu gieo hạt nhanh, đúng thời vụ và tổn thất ít thì hiệu
quả trồng trọt sẽ cao hơn.
Nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên
nền nông nghiệp nước ta vẫn còn rất nhiều hạn chế, người nông dân vẫn phải lao động rất
vất vả. Những máy móc gieo trồng, thu hoạch sẽ giúp cho bà con nông dân thỏa mãn
niềm mong ước trên.
Hiện nay có rất nhiều mẫu máy gieo được ứng dụng trong khâu gieo hạt nhiều loại

cây trồng ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Tùy đặc thù từng loại cây trồng mà máy
gieo phải đáp ứng được các yêu cầu chính sau đây:
 Máy thích hợp cho việc gieo lô thửa vừa và nhỏ.
 Gieo ở mật độ cao, khoảng cách giữa các hàng nhỏ.
 Độ tổn thương hạt thấp.
 Đáp ứng được tính thời vụ trong khâu xuống giống.
Năm 2010 hai sinh viên Lương Quốc Ấn và Nguyễn Duy Dũng đã chế tạo trống
gieo khí động hàng hẹp. Đề tài còn mắc một số hạng chế, năm nay chúng tôi cải tiến trống
gieo và cố gắn hoàn thiện các chi tiết khác.
1


Để đáp ứng các yêu cầu trên và được sự giúp đỡ tận tình của thầy Nguyễn Hải
Triều và thầy Đặng Hữu Dũng, chúng tôi đã thực hiện đề tài:
THIẾT KẾ, CHẾ TẠO VÀ KHẢO NGHIỆM MÁY GIEO HẠT
KIỂU KHÍ ĐỘNG HÀNG HẸP.
Vì thời gian có hạn và trình độ còn hạn chế cũng như lần đầu làm quen với việc
nghiên cứu đề tài nên không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thực hiện luận
văn. Chúng tôi rất mong được sự chỉ dạy của quí Thầy cô và sự đóng góp ý kiến của các
bạn sinh viên để bản luận văn được hoàn chỉnh hơn.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến các loại hạt giống
2.1.1 Hạt đậu phộng
Đậu phộng là cây nguồn gốc nhiệt đới, nhiệt độ trung bình thích hợp trong suốt
chu kỳ sinh trưởng là khoảng 25 – 300C.

Đậu phộng không yêu cầu khắt khe về độ phì đất, tuy nhiên, đậu phộng không
thích hợp trên các chân đất quá dốc, đất chua mặn và đất sét. Còn các loại đất khác đều có
thể trồng được đậu phộng. Ở nước ta đậu phộng được trồng ở nhiều vùng khác nhau trong
của nước.
Hạt có kích thước và hình dạng rất đa dạng, thông thường hạt có dạng hình trụ.
Chiều dài hạt từ 7 – 20 mm, đường kính từ 5 – 13 mm.
Trọng lượng hạt là một chỉ tiêu kinh tế và phân loại quan trọng. Trọng lượng hạt
cũng thay đổi tùy theo giống đậu. Trọng lượng hạt biến động từ 0,17 – 1,24 gram.
Nhiệt độ của đất là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đối với sự nảy mầm của
hạt, vươn lên mặt đất của cây con và sinh trưởng ban đầu của cây. Nếu nhiệt độ thấp hơn
180C, cây con mọc chậm. Phôi hạt bị chết khi nhiệt độ vượt quá 540C. Tốc độ sinh trưởng
của cây tăng lên khi nhiệt độ tăng từ 200 – 300 C.
2.1.2 Hạt đậu xanh
Cây đậu xanh là cây có giá trị quan trọng của nền nông nghiệp châu Á. Cây đậu
xanh có tên khoa học là Phaseolas ayreus Roxb. Cây đậu xanh chủ yếu trồng lấy hạt, để
chế biến thức ăn. Hạt đậu xanh còn được coi như một thứ dược liệu có tác dụng giải độc
thanh nhiệt, điều hòa ngũ tạng chữa bệnh …Hạt đậu xanh là mặt hàng nông sản xuất khẩu
có giá trị. Ngoài ra sản phẩm phụ của hạt đậu xanh còn làm thức an cho gia súc. Hạt đậu
xanh có chứa khoảng 25,98% protein, 1,3% lipit, 4,79% chất xơ, 62,12% hydrocacbon.
Các loại vitamin A, B1, B2, C và các nguyên tố khoáng như: K, Na, Mg, P, Fe, Ca…
3


Cây đậu xanh là cây trồng nhiệt đới, có khả năng thích ứng rộng chịu hạn khá và có
thể thích nghi vói điều kiện khắc nghiệt. Cây đậu xanh là cây thảo mọc đứng, lá mọc kép
3 lá chét, có lông 2 mặt.
Hạt đậu xanh có kích thước và hình dạng rất đa dạng. Chiều dài hạt từ 4-7 mm.
Trọng lượng hạt thay đổi tùy theo giống thường dao động từ 0,05-0,07 g.
Thời gian sinh trưởng từ 70-75 ngày nên đậu xanh thích hợp với mô hình luân canh
xen canh ở miền Nam

2.1.3 Hạt đậu nành
Đậu nành hay đậu tương là loại cây họ đậu giàu hàm lượng chất đạm protein, được
trồng để làm thức ăn cho người và gia súc. Ngoài ra, trong cây đậu nành còn có tác dụng
cải đất, tăng năng suất cây trồng khác. Điều này có được là do hoạt động cố định N2 của
loài vi khuẩn Rhizobium cộng sinh trên rễ cây họ đậu.
Đậu nành là cây ngắn ngày, nên có thể bố trí vào các mô hình luân canh, xen vụ để
tăng vòng quay của đất, nâng giá trị kinh tế cho người sử dụng đồng thời hạn chế nguồn
sâu bệnh lưu tồn qua mùa vụ canh tác.
Hạt có kích thước và hình dạng rất đa dạng. Chiều dài hạt từ 5 – 13 mm, đường
kính từ 4 – 8 mm.
Trọng lượng hạt cũng thay đổi tùy theo giống đậu. Trọng lượng hạt biến động từ
0,12 – 0,2 gram.
2.1.4 Hạt vừng (mè)
Vừng (mè) là cây công nghiệp ngắn ngày thời gian sinh trưởng từ 75- 78 ngày, hạt
có dầu có lịch sử canh tác lâu đời.Các sản phẩm từ hạt mè ngoài việc cung cấp những chất
dinh dưỡng cần thiết, mà dầu mè còn là loại dầu thực vật có chất lượng cao. Hạt mè có
hàm lượng lipit rất cao 45-54%, protein 16-18% và protein của mè có đủ 8 axitamin
không thay thế. Dầu mè là loại dầu dễ tiêu, cho năng lượng cao và có thời gian bảo quản
cao hơn các loại dầu khác. Các vitamin trong dầu mè hỗ trợ cho việc hấp thụ và tiêu hoá
thức ăn nên mè làm thực phẩm rất tốt.

4


Ở nước ta, mè là cây hạt có dầu có giá trị cao, có thể trồng trên nhiều loại đất đặc
biệt do khả năng chịu hạn tốt, dễ trồng, nên đã từ lâu mè đã trở thành cây trồng truyền
thống của người nông dân ở nhiều vùng trong cả nước.
Trong các yếu tố khí hậu thì nhiệt độ, ánh sáng và lượng mưa ảnh hưởng đến sinh
trưởng phát triển và năng suất dẫn đến sự phân bố cây mè.
Cây mè yêu cầu điều kiện nhiệt độ tương đối cao: nhiệt độ trung bình : 25 - 38oC,

nhiệt độ dưới 20oC ở bất kỳ thời điểm nào của quá trình sinh trưởng phát triển đều bị
chậm lại.
Khối lượng 1000 hạt biến động từ 2 -4 gam.
Hạt mè nhỏ có hình bầu dục, hơi dẹp, chiều cao hạt từ 3- 4 mm, đường kính từ 0,5
– 1 mm.
2.2 Yêu cầu kỹ thuật nông học của hạt làm giống
2.2.1 Hạt đậu phộng
 Chọn hạt giống to, mẩy, vỏ hạt sáng, đồng đều.
 Hạt phải sạch không mối mọt, không nhiễm bệnh.
 Hạt khộng bị trầy vỏ lụa.
 Không được lẫn các hạt lạ.
 Màu sắc và mùi vị của hạt phải bình thường.
 Tỉ lệ nảy mầm cao trên 100%.
2.2.2 Hạt đậu xanh
 Hạt phải khô, trước khi gieo phải phơi lại.
 Hạt phải sạch không mối mọt.
 Lựa chọn hạt to, mẩy. Đồng đều về kính thước, loại bỏ hạt bé, tránh hạt lép
 Không được lẫn các hạt lạ.
 Tỉ lệ nảy mầm cao từ 98 -100%.
2.2.3 Hạt đậu nành
 Hạt phải khô, trước khi gieo không nên mang hạt ra phơi lại (vì hạt đậu nành có
hàm lượng dầu cao nên dễ bị oxihóa).
5


 Hạt phải sạch không mối mọt, không nhiễm bệnh, hạt còn nguyên vẹn.
 Lựa chọn hạt giống tốt, đồng đều về kính thước, đồng màu vỏ hạt, nhằm bảo đảm
độ thuần giống.
 Không được lẫn các hạt lạ.
 Hạt khộng bị trầy vỏ.

2.2.4 Hạt mè
 Lựa chọn hạt giống tốt.
 Sửa soạn và khử độc hạt giống trước khi gieo.
 Không được lẫn các hạt lạ.
 Tỉ lệ nảy mầm cao.
 Giống có thời gian sinh trưởng ngắn, có tiềm năng năng suất cao và khả năng thích
ứng rộng.
 Hạt có độ thuần cao.
2.3 Thời vụ trồng
2.3.1Cây đậu phộng
 Vụ đông xuân: Chân đất cao, xuống giống từ 20/11 – 20/12.
Vùng thâm canh, đất tốt chủ động nước tưới tiêu gieo 20/12 – 15/1 năm sau.
 Vụ hè: Xuống giống từ 05/3 – 25/3.
 Vụ mùa: gieo vào tháng 7-8.
 Vụ xuân hè: gieo vào tháng 1-2.
2.3.2 Cây đậu xanh
 Tuỳ điều kiện canh tác ở mỗi vùng mà giống đậu xanh được bố trí trồng,
thường chia làm 3 thời vụ:
 Vụ xuân : 20/2 – 20/3.
 Vụ hè thu : 5/6 – 5/7.
 Vụ thu đông : 15/8 – 15/9.
2.3.3 Cây đậu nành

6


Đậu nành có thể trồng được quanh năm nhưng với mỗi thời vụ canh tác khác nhau
sẽ có ảnh hưởng rõ rệt đến sự sinh trưởng cây trồng, tình hình sâu bệnh, năng suất, phẩm
chất hạt, chi phí sản xuất. Tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời vụ canh tác thích hợp
nhất là Đông Xuân và Xuân Hè. Ngoài ra còn có vụ Hè Thu và Thu Đông.

 Vụ đông xuân: lượng ánh sáng đầy đủ, thời gian sinh trưởng ngắn, ít sâu
bệnh, hạt thu hoạch trong vụ này có chất lượng cao
 Vụ xuân hè: sâu, bệnh hại phát triễn mạnh. Khi thu hoạch có thể gặp mưa,
tăng nguy cơ hạt bị ẩm mốc, khó bảo quản.
 Vụ hè thu: thời gian chiếu sang dài nên thời gian sinh trưởng kéo dài. Do
mưa nhiều nên cây dễ bị đổ chất lượng hạt thấp.
 Vụ thu đông: mưa xuất hiện thường xuyên nên cây dễ bị úng.
2.3.4 Cây mè
Vụ đông xuân: gieo từ tháng 12 - 1 ( dương lịch) thu hoạch tháng 2 – 3, vụ này cho
năng suất cao nhất trong năm.Mè trồng vụ này có điều kiện thuận lợi phơi dễ dàng, hạt có
màu sáng đẹp, không bị nấm mốc tấn công làm hư hạt, do đó có giá trị kinh tế cao.
Vụ hè thu: thường được trồng trên đất rẫy để tránh bị úng khi mưa nhiều, bắt đầu
gieo vào tháng 4 – 5 (dương lịch) thu hoạch vào tháng 6 – 7 . Vụ này cho năng suất thấp.
2.4 Yêu cầu kỹ thuật nông học khâu làm đất
2.4.1 Cây đậu phộng
 Cày sâu làm tăng khả năng giữ nước cải thiện điều kiện sống cho hệ vi sinh vật đất
làm cho rễ đậu phộng phát triển tốt hơn ăn sâu hút được nhiều dinh dưỡng cung
cấp cho cây sinh trưởng, phát triển tốt. Tuỳ theo từng điều kiện của địa phương,
đất đai mỗi vùng mà quyết định mức độ cày sâu khác nhau: thường từ 25 – 30 cm.
 Diệt sạch cỏ dại.
 Mặt đồng bằng phẳng.
 Lên luống đảm bảo sao cho việc tưới và thoát nước dễ dàng.
2.4.2 Cây đậu xanh
 Tốt nhất nên canh tác trên đất phù sa, đất thịt pha cát, đất ít sét, đất giồng, đất cồn.
7


 Độ pH thích hợp 5,5-6,5
 Diệt sạch cỏ dại, cày xới tơi xốp.
 Đất phải có độ ẩm, nhưng thoát nước tốt.

 Lên luống bảo đảm cho việc tưới tiêu dễ dàng. Luống rộng 1,5 m, cao 25-30 cm.
2.4.3 Cây đậu nành
 Cày đất lúc có ẩm độ vừa phải, tránh cày đất lúc còn quá ướt.
 Trường hợp đất quá khô, phải chủ động tưới nước và chờ đến khi đất có đủ độ ẩm
thích hợp thì mới cày.
 Tránh làm đất quá tơi, khi gặp mưa, dễ bị đóng váng, cản trở việc hút nước, dinh
dưỡng của cây, cây sinh trưởng yếu, các nốt sần ít và nhỏ.
 Đường kính đất cày vừa phải: 4 – 5 cm.
 Diệt cỏ dại.
 Nâng cao độ tơi xốp của tầng đất mặt, tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống rễ phát
triển mạnh trong giai đoạn đầu.
2.4.4 Cây mè
 Đất phải được cày bừa kỹ, làm mặt đồng bằng phẳng.
 Làm cho đất tơi xốp do hạt mè nhỏ nên cần làm thật tơi đất.
 Vừng là cây trồng thích hợp đối với việc sử dụng cày không lật.
 Cày sâu làm tăng khả năng giữ nước, đảm bảo độ sâu thích hợp cho hạt tiếp xúc tốt
với đất.
 Cày sâu 20 –25 cm là thích hợp
 Diệt cỏ dại
2.5 Yêu cầu kỹ thuật nông học khâu gieo
2.5.1 Cây đậu phộng
 Bảo đảm độ sâu gieo: Từ 20 – 40 mm nếu đất gieo đủ độ ẩm, từ 30 – 50 mm nếu
ẩm độ thấp.
 Phải đảm bảo độ tổn thương hạt thấp < 2%.
 Đúng mật độ khoảng cách hàng và khoảng cách các cây trong hàng.
8


 Khoảng cách hàng 20 – 30 mm, khoảng cách giữa các cây trên hàng 10 – 20 mm
 Mật độ gieo khoảng 35 cây/m2.

 Lượng giống khoảng 135 kg/ha.
 Đảm bảo hạt tiếp xúc được với đất, dễ hút ẩm.
 Việc lấp đất phải bảo đảm cho hạt dễ nảy mầm và mầm nhô lên mặt đất.
2.5.2 Cây đậu xanh
 Độ sâu gieo và cánh lấp hạt phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, ẩm độ đất và tính
chất đất. Đất nhẹ, độ ẩm đất thấp trời lạnh nên gieo sâu khoảng và nén đất. Đất
nặng, đủ ẩm, trời ấm nên gieo sâu khoảng 3 cm không cần nén đất.
 Bảo đảm khoảng cách giữa các hàng từ 30-35 cm, khoảng cách cây trên hàng 10-15
cm.
 Mật độ gieo khoảng 25-30 cây/m2.
 Lượng giống khoảng 15-20 kg/ha.
 Bảo đảm độ tổn thương hạt thấp.
 Bảo đảm hạt tiếp xúc được với đất dễ hút ẩm và nảy mầm.
2.5.3 Cây đậu nành
 Mật độ trồng: Tỉa theo khoảng cách 40 x 10 cm hay 30 x 20 cm, mỗi hốc 1 - 2 cây.
Mùa mưa trồng dày hơn mùa khô: 30 x 15 cm, mỗi hốc cây.
 Mật độ gieo khoảng 50 cây/m2.
 Lượng giống cần gieo: 30 – 35 kg/ha.
 Bảo đảm độ tổn thương của hạt thấp.
2.5.4 Cây mè
 Mật độ : khoảng cách 30 x 10 x 1 cm.
 Rạch sâu 1,5 cm
 400.000 cây/ha.
 Lượng gieo cần thiết 1 ha khoảng 1 – 2 kg.
 Đảm bảo độ tổn thương hạt thấp.
2.6 Yêu cầu kỹ thuật máy gieo:
9


 Kết cấu đơn giản, gọn nhẹ dễ sửa chữa.

 Dễ vận hành, làm việc tin cậy và hiệu quả kinh tế cao.
2.7 Các phương pháp gieo trồng hiện nay
2.7.1 Phương pháp gieo thủ công
 Dùng dụng cụ cày thủ công dựa vào sức kéo của trâu bò. Một người rạch hàng một
người bỏ hạt và một người dùng chân lấp hạt.
 Một người cuốc tạo thành hốc và người đi sau bỏ hạt và dùng chân lấp lại.
 Một người dùng bàn in ấn xuống đất thành ba hốc sau đó một người đi sau và dùng
chân lấp lại.
 Dùng dụng cụ rạch hai hàng như bừa răng dựa vào sức của trâu bò.
2.7.2 Phương pháp gieo bằng máy
Việc rạch hàng và đưa hạt vào rãnh đã rạch đều được thực hiện bằng máy. Tuy
nhiên việc áp dụng phương pháp này vẫn chưa được phổ biến.
2.8 Giới thiệu nguyên lý làm việc của một số loại máy gieo hạt hiện nay
Kết quả nguyên cứu cơ giới hóa cây trồng cho các loại cây trên các loại đất khác
nhau, đã dẫn đến việc chế tạo nhiều mẫu máy gieo hạt khác nhau. Nguyên lý của các loại
máy này đều dựa trên hai nguyên tắc: cơ học và khí động. Một số mô hình phổ biến đã có
hiện nay là :
2.8.1 Máy gieo kiểu trục cuốn
9
1

8
7

2
3

4

6


5

Hình 2.1: Sơ đồ cụm gieo kiểu trục cuốn
10


1. Thùng chứa hạt.

5. Lưỡi rạch hàng.

2. Trục cuốn.

6. Bánh xe máy gieo.

3. Ống dẫn hạt.

7. Xích truyền động cho trục cuốn.

4. Bộ phận lấp hạt.

8. Lò xo.

5. Lưỡi rạch hàng.

9. Cánh khuấy đảo trộn.

Hạt giống được tự chảy xuống họng hạt. Để khối hạt linh động, nó được cánh
khấy (9) đảo trộn, nhờ thế nó dễ dàng rơi vào trục cuốn (2). Trục cuốn (2) được cắt rãnh
nằm trong họng hạt, trục cuốn quay nhờ được dẫn động từ bánh xe máy gieo (6) qua xích

truyền (7). Hạt lấy từ các rãnh của trục cuốn sẽ được nhả vào ống dẫn hạt (3) để đưa vào
rãnh đất. Bộ phận lấp hạt (4) thường là các dải xích sẽ khỏa đất, lấp hạt dưới rãnh. Cụm
gieo được gắn trên một khung. Thùng gieo có thể chung cho tất cả các cụm gieo hoặc nếu
số lượng hàng gieo quá lớn thì thùng gieo có thể được chia đôi cho mỗi nửa số cụm gieo.
 Cách điều chỉnh lượng gieo
 Thay đổi chiều dài trục rãnh khế trong họng hạt.
 Thay đổi tỉ số truyền bánh xe đỡ máy tới trục rãnh khế.
 Ưu điểm
 Thích hợp cho việc gieo hàng kiểu liên tục.
 Đơn giản, dễ chế tạo và dễ điều chỉnh lượng gieo.
 Gieo đều và khá chính xác đối với các loại hạt nhỏ như lúa, cao lương.
 Nhược điểm
 Hạt dễ bị tổn thương do trục cuốn quay.
 Chỉ phù hợp với các loại hạt có kích thước nhỏ, không phù hợp với các loại hạt có
kích thước lớn và nhất là các loại hạt có vỏ lụa.
2.8.2 Máy gieo kiểu đĩa
 Cơ cấu lấy nhả hạt kiểu đĩa có trục đứng
Nguyên tắc của cơ cấu này là một đĩa được cắt rãnh ở phía ngoài (11). Hạt giống
sẽ tự điền đầy vào rãnh này với thành thùng hạt giống (2). Đĩa gieo (11) được dẫn động từ
một trục ở đáy thùng. Khi nó quay thì trượt trên vòng đệm (12). Phía trên đĩa gieo (11) là
tấm hỗ trợ (8). Tấm hỗ trợ này không quay, được bắt vào giữa tấm đáy (13) và thùng (2)
11


sao cho giữa nó và đĩa gieo có khe hở 1 đến 2 mm. Trên tấm hỗ trợ (8) có khoảng trống
đảm bảo cho hạt nạp vào rãnh của đĩa (11) với thành thùng chứa hạt, trên đó còn lắp chốt
gạt (4) để gạt các hạt giống nằm trong rãnh của đĩa, đảm bảo mỗi rãnh chỉ có một hạt. Khi
tới thời điểm nhả hạt thì chốt ấn (7) sẽ tác động ấn hạt ở trong rãnh của đĩa nhanh chóng
thoát xuống ống dẫn hạt.


1. Nắp thùng
2. Thùng chứa hạt
3. Lò xo
4. Chốt gạt hạt khi đĩa lấy hạt
7. Chốt đẩy hạt khỏi rãnh cắt của đĩa
8. Tấm hỗ trợ
11. Đĩa gieo
12. Vòng đệm

Hình 2.2: Cơ cấu lấy và nhả hạt kiểu đĩa có trục thẳng đứng
 Cơ cấu lấy và nhả hạt kiểu đĩa có trục nghiêng một góc
Hạt giống ở thùng chứa hạt (1) tự chảy xuống buồng nhận hạt, được điều tiết bởi tấm
chắn hạn chế (2). Đĩa gieo (3) có hàng lỗ khoan thủng, có đường kính lỗ đủ lớn ứng với
hạt giống được gieo, chỉ cho một hạt vào. Khi hàng lỗ của đĩa ở phần có hạt giống, các hạt
lọt vào lỗ đĩa gieo nhưng không lọt qua được đĩa nhờ phía dưới đĩa gieo (3) có đĩa chặn
(5). Khi đĩa quay, mang hạt ra khỏi vùng có hạt, do góc nghiêng, các hạt không nằm trong
lỗ, không quay theo đĩa gieo lên trên được. Các lỗ mang hạt sẽ đưa hạt sang phần cắt trên
đĩa chặn (5), ứng với vị trí ống dẫn hạt, nhận các hạt giống lọt qua lỗ đĩa, xuống rãnh.
12


Hình 2.3: Cơ cấu lấy và nhả hạt kiểu đĩa có trục nghiêng một góc
1. Thùng chứa hạt

4. Đế tựa đáy buồng gieo

2. Tấm chắn hạn chế hạt

5. Đĩa chắn dưới đĩa gieo


3. Đĩa gieo

6. Khoảng trống để kiểm tra

 Cách điều chỉnh lượng gieo
 Thay đổi tỉ số truyền từ bánh xe lấp hạt tới đĩa gieo hạt.
 Thay đổi số rãnh trên đĩa gieo.
 Ưu và nhược điểm của máy gieo kiểu đĩa
 Ưu điểm
 Đơn giản, phù hợp với các loại hạt tròn, tương đối đồng đều về kích thước
 Điều chỉnh được khoảng cách gieo, lượng gieo và có khả năng gieo hốc
 Gieo tương đối đều.
 Nhược điểm
 Không thích hợp cho những hạt không đồng đều về kích thước
 Dễ gây tổn thương hạt
2.8.3 Máy gieo kiểu khí động
 Đặc điểm chung của các máy gieo khí động
 Phần nhận hạt, phân phối hạt thường áp dụng nguyên lý áp suất thấp kết hợp với
đĩa quay hoặc trống quay.
13


 Ống dẫn hạt ngắn nhờ bộ phận phân phối hạt đặt sát xuống đất để đảm bảo cho hạt
giống rơi nhanh xuống đáy rãnh luống ngay sau khi nhả hạt.
 Nguyên lý lấy hạt và nhả hạt máy gieo khí động kiểu đĩa:
Cách lấy và nhả hạt của máy gieo chính xác khí động được mô tả như hình vẽ.

2
C
A: Buồng có áp suất cao


A

B

B: Buồng có áp suất thấp
C: Vách ngăn

1
Hình 2.4: Nguyên lý lấy và nhả hạt máy gieo khí động kiểu đĩa
Buồng A và B được ngăn cách bằng vách C. Áp suất ở buồng A là P1 và áp suất ở
buồng B là P2. Ta có P1 > P2.
Vách C có các lỗ nhỏ hơn đường kính trung bình của hạt. Các hạt được đổ vào buồng
A có áp suất lớn. Do chênh lệch áp suất, các hạt sẽ bị hút dính vào các lỗ trên vách ngăn
C. Trên hình vẽ ta thấy một hạt bị hút dính vào vị trí 1. Khi đĩa hoặc trống quay đi thì hạt
sẽ di chuyển tới vị trí 2 rồi làm cân bằng áp suất giữa 2 buồng A và B thì lúc đó hạt sẽ rơi
xuống.
 Sơ lược về máy gieo khí động SPC – 6:

14


×