Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

QUANG BÁO HIỂN THỊ THÔNG TIN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

QUANG BÁO HIỂN THỊ THÔNG TIN

Sinh viên thực hiện : TRẦN VĂN VIỆT
Ngành : ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG
Niên khóa : 2007 – 2011

Tháng 05/ 2011


QUANG BÁO HIỂN THỊ THÔNG TIN

Tác giả

TRẦN VĂN VIỆT

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành
Điều Khiển Tự Động

Giáo viên hướng dẫn :
T.S LÊ NGỌC BÍCH

Tháng 05 năm 2011

i



LỜI CẢM ƠN

Thời gian vừa qua đã để lại trong em rất nhiều kỷ niệm và một lượng kiến
thức mà em đã tiếp thu được. Cho em gửi lời cảm ơn đến những người đã mang lại
niềm hạnh phúc lớn lao cho em ngày hôm nay!
Lời đầu tiên con xin cảm ơn sâu sắc nhất đến cha mẹ, người đã sinh ra nuôi
dưỡng dạy dỗ con, tạo mọi điều kiện để con được học tập đến ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Ban Chủ Nhiệm Khoa cùng quý
Thầy Cô trong Khoa Cơ Khí - Công Nghệ của trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM
đã tận tình chỉ dạy, yêu thương em trong bốn năm học cho em nguồn kiến thức
chuyên nghành và kinh nghiêm bổ ích trong cuộc sống để em vững tin bước vào
đời.
Em xin cảm ơn thầy TS.Lê Ngọc Bích giảng viên Khoa Cơ Khí , Trường Đại
Học Nông Lâm TP.HCM đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, góp ý cho em trong suốt
quá trình làm đề tài tốt nghiệp.
Và cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả những người bạn
luôn bên cạnh em trong lúc khó khăn, luôn chia sẻ niềm vui nỗi buồn cùng em trong
suốt quãng đời sinh viên.
Em xin chân thành cảm ơn!
TP.HCM, Ngày 25 tháng 05 năm 2011.
Sinh viên thực hiện

Trần Văn Việt
ii


TÓM TẮT

Đề tài “ Quang báo hiển thị hình ảnh “ được tiến hành tại trường Đại học
Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, thời gian từ 25/03/2011 đến 31/05/2011. Đề tài

này thực hiện 2 nhiệm vụ chính: Thiết kế mạch khối điều khiển và khối hiển thị; lập
trình xử lý trên vi điều khiển hiển thị các thông tin, hình ảnh lên bảng led.
Trong đề tài này, Vi điều khiển được sử dụng là dòng Vi điều khiển AVR
Atmega162 của hãng Atmel, lập trình cho vi điều khiển bằng ngôn ngữ C và phần
mềm lập trình Code Vision AVR. Khối hiển thị được thiết kế bao gồm khối đệm dữ
liệu, khối quét hàng, khối xuất dữ liệu cột và khối khuếch đại công suất.
Kết quả đã thiết kế và thi công được bảng led hiển thị kích thước 16x64 điểm
ảnh và mạch điều khiển. Về phần lập trình đã lập trình được hiển thị các dòng chữ
thông báo 3 màu với các hiệu ứng chạy qua lại, dưới lên, trên xuống. Do thời gian
làm đề tài có hạn và kiến thức còn hạn hẹp nên chưa lập trình hiển thị được các file
ảnh và đây cũng là hướng để phát triển đề tài.

iii


MỤC LỤC

Trang
Trang tựa ............................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Tóm tắt ............................................................................................................................. iii
Mục lục ............................................................................................................................ iv
Danh mục các Hình ........................................................................................................ vii
Danh mục các Bảng ......................................................................................................... ix
Chương 1.MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................................... 1
1.2 Mục đích đề tài .......................................................................................................... 2
1.3 Yêu cầu nghiên cứu .................................................................................................... 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 2
1.5 Giới hạn đề tài ............................................................................................................ 2

Chương 2. GIỚI THIỆU CÁC LINH KIỆN SỬ DỤNG TRONG MẠCH
2.1 Vi điều khiển Atmega 162 .......................................................................................... 3
2.1.1 Kiến trúc về vi điều khiển Atmega 162 ................................................................... 3
2.1.2 Mô tả các chân và các cổng xuất nhập ................................................................... 6
2.1.3 Tổ chức bộ nhớ ....................................................................................................... 9
2.1.4 Ngắt ....................................................................................................................... 10
2.1.5 Timer/Counter ...................................................................................................... 11
2.1.5.1 Timer/Counter 8 bit ............................................................................................ 11
2.1.5.2 Timer/Counter 16 bit .......................................................................................... 13
2.1.6 USART ................................................................................................................. 14
iv


2.2 Cấu tạo và phương pháp điều khiển Led ma trận 8x8 ............................................. 16
2.3 IC giải mã 74HC138 ................................................................................................. 19
2.4. IC ghi dịch 74HC595............................................................................................... 22
2.5 IC đệm 74HC245 ...................................................................................................... 23
2.6 IC chốt 74HC573 ...................................................................................................... 25
2.7 Bộ nhớ ngoài............................................................................................................. 28
Chương 3.THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MẠCH QUANG BÁO
3.1 Sơ đồ khối toàn mạch ............................................................................................... 31
3.1.1 Khối nguồn ............................................................................................................ 31
3.1.2 Khối vi điều khiển ................................................................................................ 32
3.1.3 Khối hiển thị ......................................................................................................... 34
3.1.3.1 Khối IC 74HC245............................................................................................... 35
3.1.3.2 Khối IC 74HC138............................................................................................... 35
3.1.3.3 Khối khuếch đại công suất hàng ......................................................................... 36
3.1.3.4 Khối ghi dịch dữ liệu 74HC595 ......................................................................... 37
3.1.3.5 Khối bảng led 16x64 .......................................................................................... 38
3.2 Nguyên tắc hoạt động .............................................................................................. 40

3.3 Lưu đồ giải thuật ...................................................................................................... 41
3.3.1 chương trình chính ................................................................................................. 41
3.3.2 Chương trình hiển thị chữ chạy phải qua trái ........................................................ 42
3.3.4 Chương trình quét hàng ......................................................................................... 43
3.3.4 Chương trình dịch dữ liệu cho 64 cột .................................................................... 44
Chương 4.KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Các vấn đề đã được giải quyết trong đề tài .............................................................. 45
4.1.1Các vấn đề đã nghiên cứu ....................................................................................... 45
4.1.2 Các vấn đề đã thực hiện ......................................................................................... 45
4.2 Kết quả thi công ........................................................................................................ 46
4.3 Kết quả chạy thực tế ................................................................................................. 47

v


Chương 5.KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận..................................................................................................................... 49
5.2 Đề nghị ..................................................................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................ 50
PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Atmega 162........................................................................................................ 3
Hình 2.2 Sơ đồ khối Atmega 162 ..................................................................................... 4
Hình 2.3 Sơ đồ chân Atmega 162 .................................................................................... 6
Hình 2.4 Chức năng của 1 cổng I/O ................................................................................. 8
Hình 2.5 Sơ đồ tổ chức bộ nhớ chương trình ................................................................... 9

Hình 2.6 Sơ đồ tổ chức bộ nhớ dữ liệu SRAM .............................................................. 10
Hình 2.7 Sơ đồ khối Timer/Counter 0 8bit ..................................................................... 12
Hình 2.8 Sơ đồ khối Timer/Counter 2 8bit .................................................................... 13
Hình 2.9 Sơ đồ khối Timer/Counter 16 bit ..................................................................... 14
Hình 2.10 Sơ đồ khối USART ....................................................................................... 16
Hình 2.11 Sơ đồ khối của bộ so sánh và các khối logic xung quanh nó ........................ 17
Hình 2.12 Hình dạng thực tế và sơ đồ chân matrix 8x8 ................................................ 17
Hình 2.13 Sơ đồ cấu tạo Led ma trận anode chung theo hàng ....................................... 18
Hình 2.14 Sơ đồ cấu tạo Led ma trận cathode chung theo hàng .................................... 18
Hình 2.15 Sơ đồ chân 74HC138 .................................................................................... 21
Hình 2.16 Sơ đồ cấu tạo 74HC138 ................................................................................ 22
Hình 2.17 Sơ đồ chân 74HC595 .................................................................................... 23
Hình 2.18 Sơ đồ khối 74HC595 ..................................................................................... 24
Hình 2.19 Sơ đồ chân và sơ đồ cấu tạo 74HC245 .......................................................... 25
Hình 2.20 Sơ đồ chân 74HC573 ..................................................................................... 26
Hình 2.21 Sơ đồ cấu tạo 74HC573 ................................................................................. 27
Hình 2.22 Sơ đồ chân SRAM HM62256ALP ................................................................ 29
Hình 2.23 Sơ đồ khối SRAM HM62256ALP ................................................................ 30
Hình 2.24 Sơ đồ kết nối SRAM với vi điều khiển ......................................................... 31
Hình 3.1 Sơ đồ khối mạch quang báo ............................................................................ 32
Hình 3.2 Bộ nguồn tổ ong 5VDC - 10A ......................................................................... 33
Hình 3.3 Sơ đồ nguyên lý mạch điều khiển ................................................................... 34
Hình 3.4 Mạch in 2 lớp mạch điều khiển. ...................................................................... 34
vii


Hình 3.5 Mạch in khối điều khiển lớp top...................................................................... 35
Hình 3.6 Mạch in mạch điều khiển lớp bottom .............................................................. 35
Hình 3.7 Sơ đồ khối khối hiển thị .................................................................................. 36
Hình 3.8 Sơ đồ nguyên lý khối đệm dữ liệu và khối giải mã hàng ................................ 37

Hình 3.9 Sơ đồ nguyên lý khối khuếch đại công suất hàng ........................................... 38
Hình 3.10 Sơ đồ nguyên lý khối dich dữ liệu màu đỏ .................................................... 39
Hình 3.11 Sơ đồ nguyên lý khối dich dữ liệu màu xanh ................................................ 39
Hình 3.12 Sơ đồ nguyên lý bảng led 16x64 .................................................................. 40
Hình 3.13 Sơ đồ mạch in bảng led hiển thị ................................................................... 41
Hình 3.14 Sơ đồ mạch in bảng led hiển thị lớp top ....................................................... 41
Hình 3.15 Sơ đồ mạch in bảng led hiển thị lớp bottom.................................................. 41
Hình 3.16 Lưu đồ giải thuật chương trình chính ............................................................ 42
Hình 3.17 Lưu đồ giải thuật chương trình hiển thị chữ dịch trái ................................... 43
Hình 3.18 Lưu đồ chương trình quét hàng ..................................................................... 44
Hình 3.18 Lưu đồ chương trình dịch dữ liệu cho 64 cột ................................................ 45
Hình 4.1 Mạch điều khiển .............................................................................................. 46
Hình 4.2 Bảng led 16x64 mặt trên................................................................................. 47
Hình 4.3 Bảng led 16x64 mặt dưới ............................................................................... 47
Hình 4.4 Kết quả chạy chữ đề tài quang báo .................................................................. 48
Hình 4.5 Kết quả chạy lời cám ơn .................................................................................. 48

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Bảng Vector ngắt Atmega 162 ........................................................................ 11
Bảng 2.2 Bảng trạng thái hoạt động 74HC138............................................................. 22
Bảng 2.3 Bảng hoạt động 74HC245 ............................................................................... 26
Bảng 2.4 Trạng thái hoạt động 74HC573....................................................................... 28
Bảng 3.1 Bảng thông số của transistor A1015 và Tip 41C ............................................ 39

ix



Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1.Đặt vấn đề
Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của xã hội, đặc biệt là trong các ngành
kỹ thuật. Khi mà các sản phẩm mới liên tục ra đời, những vât liệu nổi trội hơn, công
nghệ mới cũng ra đời… Song song đó thì nhu cầu của con người đối với sự tiến bộ
của xã hội cũng ngày càng khắc khe hơn. Đặc biệt khi ngành công nghệ số, trí tuệ
nhân tạo ra đời nó cũng len lỏi mọi lĩnh vực của xã hội. Ví dụ điển hình là trong lĩnh
vực quảng bá truyền thông. Khi nhu cầu của các nhà kinh doanh ngày càng cao hơn
về việc quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ của mình đến với người tiêu dùng khắp
mọi nơi và từ đó lĩnh vực này cũng liên tục cải thiện. Khi máy tính ra đời đặc biệt là
công nghệ số thì lĩnh vực truyền thông đã có những bước phát triển đáng kể, các
loại hình quảng cáo như pano, apphich, bảng hiệu,…đã dần nhường chỗ cho các
bảng điện tử đầy đủ màu sắc. Và đặc biệt hơn chúng có thể gửi đến mọi người các
thông điệp đặc sắc, phong phú mà trước đây thì công nghệ chưa cho phép. Chẳng
hạn như: nhiều màu sắc, linh động, hình ảnh đẹp, có thể nhảy múa với đầy đủ các
hiệu ứng mới lạ trước mắt người xem. Khi mà quá trình đô thị hoá ngày càng nhanh
cùng với sự phát triển của các toà nhà, cao ốc,…thì không gian ngày càng thu hẹp
và tất nhiên những biển quảng cáo khổ rộng đã dần được thay thế bằng các bảng
điện tử, led, LCD,…
Khi bạn bước vào một ngân hàng, một cửa hiệu hay bất chợt đi trên đường
bạn cũng có thể bắt gặp những dòng chữ đầy màu sắc chạy qua chạy lại thể hiện đầy
đủ các thông điệp mà nhà kinh doanh muốn gửi đến tất cả mọi người. Đáp ứng nhu
cầu đó và cũng để hiểu thêm về công nghệ cũng như quá trình thiết kế thi công các
loại bảng led quảng cáo, em quyết định chọn đề tài “Quang báo hiển thị thông tin”
để thực hiện đề tài tốt nghiệp.
1


1.2.Mục đích đề tài

Nhằm mục đích:
-

Thiết kế và thi công bảng quang báo đa sắc kích thước 16x64 điểm ảnh.

-

Thiết kế và thi công mạch điều khiển sử dụng Atmega162 để thực hiện điều
khiển.

Bên cạnh đó đây là cơ hội để em có thể nâng cao kiến thức chuyên ngành,vận
dụng những kiến thức đã có đồng thời tìm tòi những kiến thức mới để hiểu sâu sắc
hơn trong lĩnh vực Quang báo.
1.3 Yêu cầu nghiên cứu
-

Nghiên cứu ứng dụng vi điều khiển AVR Atmega162.

-

Nghiên cứu, tìm phương án điều khiển và xử lý dữ liệu cho bảng led ma trận
hiển thị.
Nghiên cứu lập trình hiển thị các dòng chữ thông báo và hình ảnh.

-

1.4 Phương pháp nghiên cứu
-

Dựa vào cấu trúc phần của Led ma trận 8x8 và nguyên tắc làm sáng Led đơn

để tìm hiểu nguyên tắc quét Led trong vi điều khiển.

-

Phân tích ưu, nhược điểm của dòng vi điều khiển về tốc độ xử lý để đáp ứng
tần quét cho số lượng Led nhất định.

-

Tìm hiểu các bảng quang báo ngoài thực tế để ứng dụng thiết kế bảng quang
báo.

1.5 Giới hạn đề tài
-

Như đã giới thiệu ở trên bảng quang báo có thể hiển thị các hình ảnh với
nhiều màu sắc chứ không chỉ hiển thị chữ. Tuy nhiên do điều kiện có hạn
nên đề tài chỉ giới hạn ở việc hiển thị các chữ chạy, chớp tắt với màu chữ
thay đổi theo ý đồ lập trình.

2


Chương 2
GIỚI THIỆU CÁC LINH KIỆN ĐIỆN TỬ SỬ DỤNG
TRONG MẠCH
2.1 VI ĐIỀU KHIỂN ATMEGA 162
2.1.1Kiến trúc về vi điều khiển Atmega 162

Hình 2.1 Atmega 162


Atmega 162 là bộ vi xử lý CMOS điện áp thấp dựa trên nền kiến trúc AVR
RISC nâng cao.Bằng cách thi hành các lệnh 1 cách mạnh mẽ trong một chu kì đồng
hồ duy nhất, Atmega 162 có thể cho phép tốc độ đạt được 1 MPIS trên 1 MHz từ đó
nó giúp người thiết kế hệ thống có khả năng tối ưu hóa điện năng sử dụng so với
tốc độ xử lý.

3


Hình 2.2 Sơ đồ khối Atmega 162
4


Lõi AVR bao gồm 1 tập hợp các lệnh cài đặt với 32 thanh ghi chung đa năng
. Tất cả 32 thanh ghi được nối trực tiếp với khối số học và logic (ALU) nó cho phép
2 thanh ghi độc lập được truy cập trong 1 lệnh thực thi trong 1 chu kỳ quét xung
đồng hồ, kết quả của kiểu kiến trúc này là có nhiều kiểu chế độ hiệu quả hơn trong
khi vẫn đạt được tốc độ tối đa nhanh hơn 10 lần các bộ vi xử lý CISC thông thường.
Atmega 162 có các tính năng sau:
-

16K byte bộ nhớ lập trình flash trong hệ thống .

-

512 byte EEPROM.

-


1 K SRAM.

-

Đóng vỏ 40 chân , trong đó có 35 chân vào ra dữ liệu chia làm 5 PORT A, B,
C, D, E. Các chân này đều có chế độ pull_up resistors.
- Giao tiếp SPI.
- Giao diện I2C.
- Có 8 kênh ADC 10 bit.
- 1 bộ so sánh analog.
- 6 kênh PWM.
- 2 bộ timer/counter 8 bit, 2 bộ timer/counter 16 bit.
- 1 bộ định thời Watchdog.
- 1 bộ truyền nhận UART lập trình được.

5


2.1.2 Mô tả các chân và các cổng xuất nhập

Hình 2.3 Sơ đồ chân Atmega162.

-

Vcc: chân cấp nguồn

-

GND: chân nối đất


-

PORT A(PA7…PA0): Cổng A là 1 cổng vào ra 2 hướng 8 bit với điện trở
kéo bên trong. Bộ đệm đầu ra của cổng ra có đặc tính đối xứng với cả 2 tản
nhiệt nguồn cấp . Khi các chân PORT A được sử dụng làm đầu vào với
nguồn bên ngoài thấp thì điện trở kéo lên bên trong được kích hoạt.

-

PORT B(PB7…PB0): Cổng B là 1 cổng vào ra 2 hướng 8 bit với điện trở kéo
bên trong. Bộ đệm đầu ra của cổng ra có đặc tính đối xứng với cả 2 tản nhiệt

6


nguồn cấp . Khi các chân PORT B được sử dụng làm đầu vào với nguồn bên
ngoài thấp thì điện trở kéo lên bên trong được kích hoạt.
-

PORT C(PC7…PC0): Cổng C là 1 cổng vào ra 2 hướng 8 bit với điện trở kéo
bên trong. Bộ đệm đầu ra của cổng ra có đặc tính đối xứng với cả 2 tản nhiệt
nguồn cấp . Khi các chân PORT C được sử dụng làm đầu vào với nguồn bên
ngoài thấp thì điện trở kéo lên bên trong được kích hoạt. Nếu giao diện JTAG
được kích hoạt thì điện trở kéo lên của các chân PC7 (TDI), PC5 (TMS) và
PC4 (TCK) sẽ được kích hoạt ngay cả khi reset xảy ra.

-

PORT D(PD7…PD0): Cổng D là 1 cổng vào ra 2 hướng 8 bit với điện trở
kéo bên trong. Bộ đệm đầu ra của cổng ra có đặc tính đối xứng với cả 2 tản

nhiệt nguồn cấp . Khi các chân PORT D được sử dụng làm đầu vào với
nguồn bên ngoài thấp thì điện trở kéo lên bên trong được kích hoạt.

-

PORT E(PE3…PE0): Cổng E là 1 cổng vào ra 2 hướng 3 bit với điện trở kéo
bên trong. Bộ đệm đầu ra của cổng ra có đặc tính đối xứng với cả 2 tản nhiệt
nguồn cấp . Khi các chân PORT E được sử dụng làm đầu vào với nguồn bên
ngoài thấp thì điện trở kéo lên bên trong được kích hoạt.

-

Các cổng vào ra: Tất cả các cổng vào của Atmega162 đều có chức năng đọc,
sữa đổi, ghi khi được sử dụng như là các cổng digital chung.

7


Hình 2.4 Chức năng của 1 chân cổng I/O
Mỗi chân cổng bao gồm 3 thanh ghi bit DDxn,PORTxn,PINxn.
-

Các bit DDxn để truy cập cho địa chỉ xuất nhập DDRx. Bit DDxn trong
thanh ghi DDRx dùng để điều khiển hướng dữ liệu của các chân của cổng
này.Khi ghi giá trị logic ‘0’ vào bất kì bit nào của thanh ghi này thì nó sẽ trở
thành lối vào,còn ghi ‘1’ vào bit đó thì nó trở thành lối ra.

-

Các bit PORTxn để truy cập tại địa chỉ xuất nhập PORTx. Khi PORTx được

ghi giá trị 1 khi các chân có cấu tạo như cổng ra thì điện trở kéo là chủ
động(được nối với cổng).Ngắt điện trở kéo ra, PORTx được ghi giá trị 0 hoặc
các chân có dạng như cổng ra.Các chân của cổng là 3 trạng thái khi 1 điều
kiện reset là tích cực thậm chí xung đồng hồ không hoạt động.
8


-

Các bit PINxn để truy cập tại địa chỉ xuất nhập PINx. PINx là các cổng chỉ
để đọc,các cổng này có thể đọc trạng thái logic của PORTx.PINx không phải
là thanh ghi,việc đọc PINx cho phép ta đọc giá trị logic trên các chân của
PORTx.chú ý PINx không phải là thanh ghi,việc đọc PINx cho phép ta đọc
giá trị logic trên các chân của PORTx.

2.1.3 Tổ chức bộ nhớ
Cấu trúc AVR có 2 không gian bộ nhơ chính, bộ nhớ dữ liệu và bộ nhớ
chương trình. Thêm vào đó đặc diểm của Atmega162 là bộ nhơ EEPROM cho kho
dữ liệu. Tất cả ba vùng nhớ thì đều dài và ổn định.
Bộ nhớ chương trình Flash : Atmega162 bao gồm 16 kbyte bộ nhớ chương
trình có thể lập trình lại trên chip dùng để lưu trữ chương trình.Tất cả các lệnh của
AVR có độ rộng 16 và 32 bit, bộ nhớ flash được tổ chức 8kx16. Để bảo mật phần
mềm, không gian bộ nhớ chương trình được chia làm 2 phần, là phần chương trình
khởi động và phần chương trình ứng dụng.

Hình 2.5 Sơ đồ bộ nhớ chương trình.
9


Bộ nhớ dữ liệu SRAM


Hình 2.6 Sơ đồ tổ chức bộ nhớ dữ liệu SRAM
Trong chế độ thông thường địa chỉ dữ liệu vị trí đầu tiên 1208 ở cả 2 file
thanh ghi,bộ nhớ đầu vào ra I/O và dữ liệu trong SRAM. 32 vị trí đầu tiên của file
thanh ghi, tiếp theo là 64 vị trí bộ nhớ I/O tiêu chuẩn , sau đó là 160 vị trí các vùng
nhớ I/O mở rộng và tiếp theo là 1024 vị trí địa chỉ của dữ liệu SRAM.
Bộ nhớ dữ liệu EEPROM: Atmega 162 bao gồm 512 byte bộ nhớ dữ liệu
EEPROM. Nó được tổ chức như là sự phân chia dữ liệu, trong đó mỗi bit đơn có thể
đọc và ghi. Bộ nhớ EEPROM có độ bền trên 100000 chu kì ghi xóa.
2.1.4 Ngắt
Các vector ngắt trong Atmega 162

10


Bảng 2.1 Bảng Vector ngắt Atmega 162.
2.1.5 Timer/Counter
2.1.5.1 Timer/Counter 8 bit
Timer/Counter0 là 1 module Timer/Counter 8 bit kênh đơn đa năng
dùng chung.
11


Các đặc điểm chính là:
-

Bộ đếm kênh đơn.

-


Xóa timer trên bộ so sánh tương ứng.

-

Không có nhiễu sọc ngang, điều chế độ rộng xung đúng pha.

-

Máy phát tần số.

-

Bộ đếm gộp trước xung nhịp 10bit.

-

Dòng tràn và các nguồn ngắt ghép so sánh.

-

Cho phép bộ định từ thời bên ngoài 32kHx đồng hồ thạch anh phụ thuộc
vào xung nhịp I/O.(timer/counter 2 )

Hình 2.7 Sơ đồ khối timer/counter0 8 bit

12


Hình 2.8 Sơ đồ khối timer/counter2 8 bit
2.1.5.2 Timer/Counter 16 bit

Bộ phận Timer/Counter 16 bit cho phép định thời gian các quá trình thực thi
chương trình 1 cách chính xác, phát sinh ra các sóng, đo thời gian tín hiệu.
Các đặc điểm chính là:
-

Thiết kế 16 bit thật .

-

2 bộ so sánh đầu ra độc lập.

-

Các thanh ghi so sánh đầu ra được ghi vào bộ đệm kép.

-

Bộ phận bắt đầu vào.

-

Khóa cắt nhiễu đầu vào.

-

Xóa Timer trên ghép so sánh.

-

Không có nhiễu sọc ngang, điều chế độ rộng xung đúng pha.


-

Chu kì PWM thay đổi.

-

Máy phát tần số.
13


-

Bộ đếm sự kiện bên ngoài.

-

8 nguồn ngắt độc lập(TOV1, OCF1A, OCF1B, OCF1F, ICF1, TOV3,
OCF3A and , ICF3 )

Hình 2.9 Sơ đồ khối Timer/Counter 16 bit
2.1.6 USART
Bộ chuyển phát và thu nhận đồng bộ dị bộ vạn năng. USART là 1 thiết bị
truyền thông nối tiếp có độ linh hoạt cao. Các đặc điểm chính là:
-

Hoạt động song công ( full duplex) phụ thuộc vào các thanh ghi chuyền
phát và thu nhận tín hiệu nối tiếp.

-


Hoạt động đồng bộ hoặc dị bộ

-

Hoạt động đồng bộ hóa khóa master hoặc slave.

-

Máy phát tốc độ baud độ chính xác cao.
14


-

Hỗ trợ truyền các khung nối tiếp với 5,6,7,8 hoặc 9 bit dữ liệu và 1 hoặc 2
bit stop.

-

Sự tạo bậc chẳn hoặc lẻ và hỗ trợ kiểm tra tính chẳn lẻ bằng phần cứng.

-

Sự dò tràn dữ liệu.

-

Dò lỗi khung truyền.


-

Bộ lọc dài thấp kỹ thuật số và sự dò bit khởi động lỗi bao gồm bộ lọc
nhiễu.

-

3 ngắt riêng biệt trên trọn bộ TX, trống thanh ghi dữ liệu TX, trọn bộ RX.

-

Chế độ truyền thông nhiều bộ xử lý.

-

Chế độ truyền thông dị bộ tốc độ kép.

Atmega 162 có 2 bộ USART, là USART0 và USART1.

Hình 2.10 Sơ đồ khối USART.

15


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×