Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VÀ XÂY DỰNG CÔNG THỨC THỨC ĂN CHO ONG MẬT TẠI TỈNH BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VÀ XÂY
DỰNG CÔNG THỨC THỨC ĂN CHO ONG MẬT
TẠI TỈNH BÌNH PHƯỚC

Họ và tên sinh viên: NGÔ THỊ THANH TUYỀN
Nghành: BẢO QUẢN CHẾ BIẾN NÔNG SẢN THỰC PHẨM
Niên khóa: 2007 – 2011

Tháng 8/2011
1


NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VÀ XÂY DỰNG
CÔNG THỨC THỨC ĂN CHO ONG MẬT TẠI TỈNH BÌNH PHƯỚC

Tác giả

NGÔ THỊ THANH TUYỀN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành
Bảo quản và chế biến nông sản thực phẩm

Giáo viên hướng dẫn:
PGS.TS Bùi Văn Miên
TS. Lê Minh Hoàng


Tháng 8 năm 2011
i


LỜI CẢM ƠN
Con thành kính gửi đến cha mẹ lòng biết ơn sâu sắc, bậc sinh thành đã luôn
chăm lo, ủng hộ và dưỡng dục con nên người để con có được như ngày hôm nay.
Em xin chân thành biết ơn!
Ban giám hiệu, quí thầy cô, ban quản lý kí túc xá, cùng đoàn thể cán bộ công
chức trường đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ
em trong suốt quá trình học tập tại trường, đặc biệt quý thầy cô của khoa Công Nghệ
Thực Phẩm đã ân cần dạy dỗ và truyền đạt cho em một khối lượng kiến thức và kinh
nghiệm quý báu để làm hành trang cho em trên bước đường sự nghiệp sau này.
Lòng biết ơn sâu sắc kính gửi đến:
Thầy Bùi Văn Miên và thầy Lê Minh Hoàng đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn,
truyền đạt kinh nghiệm và kiến thức trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Hai thầy đã
nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt được đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn đến các chú, các anh ở các trại ong tỉnh Bình Phước đã
nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện tốt đề tài này.
Sau cùng xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các bạn sinh viên khóa 33 khoa Công
Nghệ Thực Phẩm trường đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh, đặc biệt là các bạn lớp
DH07BQ, là những người đã động viên và giúp đỡ tôi không những trong học tập mà
còn trong cuộc sống trong suốt thời gian học tập tại trường.

TP.HCM, ngày 3 tháng 8 năm 2011
Sinh viên
Ngô Thị Thanh Tuyền

ii



TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu đánh giá tình hình sử dụng và xây dựng công
thức thức ăn cho ong mật tại tỉnh Bình Phước” được tiến hành tại tỉnh Bình Phước,
mục đích đề tài là nhằm khảo sát chất lượng thức ăn thay thế phấn hoa đang sử dụng
tại các trại ong mật và xây dựng công thức thức ăn cho ong, thời gian thực hiện đề tài
từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2011.
Nội dung đề tài: khảo sát tình hình sử dụng các loại thức ăn cho ong mật tại tỉnh
Bình Phước, tiến hành lấy mẫu phân tích đánh giá chất lượng thức ăn thay thế phấn
hoa hiện đang sử dụng, xây dựng công thức thức ăn cho ong mật và tiến hành thử
nghiệm thức ăn trực tiếp tại các trại ong.
Qua khảo sát 60 trại ong ở tỉnh Bình Phước bằng phương pháp gửi phiếu điều
tra, phỏng vấn trực tiếp đã cho thấy: loài ong mật nuôi chủ yếu là ong Ý (Apis
mellifera), các chủ trại ong sử dụng thức ăn dạng bột do cơ sở Tiến Phát sản xuất, khi
cho ong ăn có phối trộn thêm phấn hoa và đường với các tỷ lệ khác nhau. Tỷ lệ thức ăn
dạng bột không đường với phấn hoa vào đầu mùa dưỡng ong thường là 8:1; cuối mùa
dưỡng là 4:1; trong mùa thu hoạch mật ong là 1:1. Đối với thức ăn dạng bột 50%
đường, tỷ lệ này lần lượt là 16:1; 8:1; 2:1. Thức ăn dạng bột không đường có lượng
đường bổ sung bằng tổng khối lượng của thức ăn dạng bột và phấn hoa.
Kết quả phân tích hàm lượng dinh dưỡng bằng phương pháp AOAC và HPLC
thức ăn dạng bột không đường do cơ sở Tiến Phát sản xuất cho thấy hàm lượng dinh
dưỡng không cân đối và không đáp ứng đủ nhu cầu tối thiểu của ong. Vấn đề cấp thiết
đặt ra là phải xây dựng công thức thức ăn cho ong có đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng
cần thiết cho ong mật để thay thế phấn hoa vào các mùa thiếu phấn trong năm.
Công thức thức ăn thay thế cho ong mật được tổng hợp bằng phần mềm
WINFEED 2.8 có tỷ lệ % các thành phần nguyên liệu như sau: bột đậu nành 57,86;
phấn hoa 13,71; bột sữa gạn kem 3,29; men bia 1,85; đường kết tinh 23,29. Công thức
được thử nghiệm trực tiếp tại trại ong.
Để thử nghiệm công thức tổng hợp, chọn 10 đàn ong đồng đều nhau, mỗi đàn
có 5 cầu, chia làm 2 lô. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên 1 yếu

iii


tố. Lô thí nghiệm có 5 đàn ong sử dụng công thức tổng hợp với tỷ lệ % các nguyên
liệu lần lượt là bột đậu nành 57,86; phấn hoa 13,71; bột sữa gạn kem 3,29; men bia
1,85; đường kết tinh 23,29. Lô đối chứng cũng gồm 5 đàn ong nhưng cho ong ăn thức
ăn cơ bản ở trại với tỷ lệ thức ăn dạng bột không đường cơ sở Tiến Phát, phấn hoa và
đường kết tinh là 8:1:9. Thí nghiệm được thực hiện vào đầu mùa dưỡng ong.
Công thức thử nghiệm đạt được các kết quả như sau:
• Đánh giá cảm quan khả năng tiêu thụ thức ăn, sau 3 đợt theo dõi, lô thí
nghiệm có 9 trường hợp ăn rất nhanh, 5 trường hợp ăn nhanh và 1 trường hợp ăn trung
bình; lô đối chứng chỉ có 2 trường hợp ăn rất nhanh, 5 trường hợp ăn nhanh và 8
trường hợp ăn trung bình. Như vậy, tốc độ tiêu thụ thức ăn của lô thí nghiệm nhanh
hơn so với lô đối chứng.
• Lượng thức ăn tiêu thụ trung bình mỗi ngày của lô đối chứng là 100
g/đàn/ngày, lô thí nghiệm lượng thức ăn tiêu thụ nhiều hơn, chiếm 176,8 g/đàn/ngày.
• Sức đẻ bình quân của ong chúa ở lô đối chứng là 841 trứng/ngày
đêm/đàn, còn ở lô thí nghiệm là 1009 trứng/ngày đêm/đàn, hơn lô đối chứng 168
trứng/ngày đêm/đàn, cho thấy ong chúa lô thí nghiệm đẻ tốt hơn.
• Đánh giá tình trạng nuôi dưỡng ấu trùng, lô thí nghiệm có 12 trường hợp
nuôi ấu trùng rất tốt, 3 trường hợp nuôi ấu trùng tốt, lô đối chứng không có trường hợp
nào nuôi rất tốt, có 7 trường hợp nuôi tốt, 8 trường hợp còn lại nuôi trung bình. Như
vậy, khả năng nuôi ấu trùng của lô thí nghiệm tốt hơn lô đối chứng.
• Tỷ lệ nuôi sống ấu trùng ở lô đối chứng chỉ có 56,2%, còn ở lô thí
nghiệm tỷ lệ này cao hơn chiếm 78,8%. Như vậy, ở lô thí nghiệm ong thợ nuôi ấu
trùng tốt hơn, tỷ lệ nuôi ấu trùng sống cao hơn 22,6% so với lô đối chứng.
• Trong cả quá trình thử nghiệm, lô đối chứng giảm trung bình 0,8 cầu
ong/đàn, lô thí nghiệm có sự tăng cầu, trung bình mỗi đàn tăng 1,2 cầu ong. Như vậy,
sự sinh trưởng và phát triển của lô thí nghiệm tốt hơn hẳn so với lô đối chứng.
Công thức tổng hợp có hiệu quả rõ rệt lên sự sinh trưởng và phát triển của ong

nhưng có giá thành quá cao, do đó đề xuất công thức đề nghị thay thế thành phần
nguyên liệu đắt tiền như men bia, bột sữa gạn kem và một phần bột đậu nành bằng sữa
chua từ hạt Kefir và khô dầu đậu nành.
iv


MỤC LỤC

Trang
Trang tựa...........................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................i
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ............................................................................................ ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG ............................................................................................x
Chương 1 MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
1.1

Đặt vấn đề ..............................................................................................................1

1.2

Mục đích đề tài ......................................................................................................2

1.3

Nội dung đề tài ......................................................................................................2

Chương 2 TỔNG QUAN...............................................................................................3

2.1

Tổng quan về ong mật ...........................................................................................3

2.1.1

Một số đặc điểm về loài ong mật .......................................................................3

2.1.2

Các thành viên trong một đàn ong......................................................................3

2.1.3

Các giai đoạn phát triển từ trứng đến ong trưởng thành ....................................4

2.2

Lương ong .............................................................................................................6

2.3

Thức ăn thay thế phấn hoa ....................................................................................8

2.4

Các nguyên liệu tổng hợp thức ăn cho ong .........................................................10

2.4.1


Phấn hoa ...........................................................................................................10

2.4.2

Bột đậu nành .....................................................................................................12

2.4.3

Men bia .............................................................................................................14

2.4.4

Bột sữa gạn kem ...............................................................................................15

2.4.5

Đường kết tinh ..................................................................................................16

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................18
3.1

Thời gian và địa điểm nghiên cứu .......................................................................18
v


3.1.1

Thời gian...........................................................................................................18

3.1.2


Địa điểm ...........................................................................................................18

3.2

Vật liệu thí nghiệm ..............................................................................................18

3.2.1

Dụng cụ và thiết bị thí nghiệm .........................................................................18

3.2.2

Nguyên liệu ......................................................................................................18

3.3

Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................18

3.3.1

Khảo sát tình hình sử dụng thức ăn cho ong mật tại tỉnh Bình Phước .............18

3.3.2

Đánh giá chất lượng của thức ăn thay thế hiện đang sử dụng ..........................19

3.3.3

Xây dựng công thức thức ăn thay thế cho ong mật ..........................................19


3.3.4

Thử nghiệm và đánh giá chất lượng thức ăn được xây dựng từ công thức ......19

3.3.5

Xây dựng công thức thay thế phấn hoa đề nghị ...............................................19

3.4

Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................19

3.4.1

Phương pháp nghiên cứu tài liệu ......................................................................19

3.4.2

Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế ............................................................19

3.4.3

Phương pháp lấy mẫu phân tích .......................................................................20

3.4.4

Phương pháp xây dựng công thức ....................................................................20

3.4.5


Phương pháp thử nghiệm và đánh giá chất lượng thức ăn được xây dựng từ

công thức .......................................................................................................................21
3.4.6

Phương pháp xử lý số liệu thống kê .................................................................22

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................23
4.1

Kết quả khảo sát tình hình sử dụng thức ăn tại các trại ong mật tỉnh Bình Phước .
.............................................................................................................................23

4.1.1

Loài ong tại cơ sở .............................................................................................23

4.1.2

Tình hình thức ăn cho ong mật tại tỉnh Bình Phước ........................................23

4.2

Kết quả đánh giá chất lượng thức ăn thay thế hiện đang sử dụng tại tỉnh Bình

Phước .............................................................................................................................30
4.3

Công thức thức ăn thay thế phấn hoa ..................................................................32


4.4

Thử nghiệm và đánh giá chất lượng thức ăn được xây dựng từ công thức .........33

4.4.1

Kết quả khảo sát tính ngon miệng của ong mật ...............................................36

4.4.2

Sức đẻ của ong chúa .........................................................................................37
vi


4.4.3

Khả năng nuôi sống ấu trùng ............................................................................38

4.4.4

Sự tăng, giảm số cầu trong đàn ........................................................................39

4.5

Công thức thức ăn thay thế phấn hoa đề nghị ..................................................40

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................43
5.1


Kết luận ...............................................................................................................43

5.2

Đề nghị ................................................................................................................43

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................45
PHỤ LỤC .....................................................................................................................48

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AOAC: association of official analytical chemists
ctv: cộng tác viên
HPLC: high pressure liquip chromatography
PE: polyethylen
TC: tiêu chuẩn
TNHH: trách nhiệm hữu hạn

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Trứng và ấu trùng của ong mật .......................................................................5
Hình 2.2: Lương ong .......................................................................................................7
Hình 4.1: Một số cây nguồn mật và phấn......................................................................26
Hình 4.2: Các đàn ong được đặt trong vườn cao su và vườn keo lai ............................26
Hình 4.3: Các cách đặt thức ăn trên cầu ong cho ong ăn ..............................................28

Hình 4.4: Các nguyên liệu được trộn đều với nhau.......................................................28
Hình 4.5: Nguyên liệu sau khi trộn với nước ................................................................28
Hình 4.6: Thức ăn trộn xong làm thành từng cục nhỏ sau đó cho lên cầu ong cho ong
ăn ................................................................................................................................... 28

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Thời gian phát triển của ong (ngày) ................................................................6
Bảng 2.2: Một số thành phần dinh dưỡng cơ bản có trong phấn hoa và lương ong ......8
Bảng 2.3: Hỗn hợp thức ăn thay thế phấn hoa ................................................................9
Bảng 2.4: Hàm lượng tối thiểu của 10 acid amin cần thiết cho ong (số gam acid amin
có trong 100 gam protein) ...............................................................................................9
Bảng 2.5: Thành phần dinh dưỡng chính trong phấn hoa (%) ......................................11
Bảng 2.6: Hàm lượng 10 acid amin cần thiết cho ong (số gam acid amin có trong 100
gam protein)...................................................................................................................11
Bảng 2.7: Một sô thành phần dinh dưỡng cơ bản của đậu nành (%) ............................12
Bảng 2.8: Hàm lượng 10 acid amin cần thiết cho ong có trong đậu nành ....................13
Bảng 2.9: Thành phần dinh dưỡng chính trong men bia ...............................................14
Bảng 2.10: Hàm lượng 10 acid amin cần thiết cho ong có trong men bia ....................15
Bảng 2.11: Hàm lượng dinh dưỡng chính có trong bột sữa gạn kem ...........................16
Bảng 2.12: Hàm lượng 10 acid amin cần thiết cho ong trong bột sữa gạn kem ...........16
Bảng 4.1: Kết quả các loài ong mật được nuôi tại các trại ong tỉnh Bình Phước .........23
Bảng 4.2: Nguồn phấn/mật hoa hiện có tại Bình Phước ...............................................24
Bảng 4.3: Tình hình sử dụng thức ăn thay thế tại các trại nuôi ong mật.......................27
Bảng 4.4: Tỷ lệ phối trộn thức ăn thay thế vào các mùa nuôi ong mật chính trong năm
.......................................................................................................................................29
Bảng 4.5: Kết quả khảo sát số trại ong sử dụng thức ăn theo các tỷ lệ khác nhau........29

Bảng 4.6: Một số thành phần dinh dưỡng cơ bản của thức ăn dạng bột không đường
Tiến Phát và lương ong (%)...........................................................................................30
Bảng 4.7: Hàm lượng 10 loại acid amin cần thiết cho ong mật có trong thức ăn dạng
bột không đường Tiến Phát so với nhu cầu tối thiểu của ong (mg/g) ...........................31
Bảng 4.8: Tỷ lệ các thành phần nguyên liệu trong công thức tổng hợp ........................32
Bảng 4.9: Thành phần dinh dưỡng chính của công thức tổng hợp so với lương ong ...32

x


Bảng 4.10: Hàm lượng 10 acid amin trong công thức tổng hợp so với nhu cầu tối thiểu
của ong mật (g/100g) .....................................................................................................33
Bảng 4.11: Khối lượng nguyên liệu trong 1500 g hỗn hợp của công thức cơ bản ở trại
(lô đối chứng) và công thức tổng hợp (lô thí nghiệm) ..................................................34
Bảng 4.12: Tốc độ ăn của các lô được đánh giá bằng cảm quan qua 3 đợt theo dõi ....36
Bảng 4.13: Lượng thức ăn tiêu thụ trung bình của mỗi đàn mỗi ngày (g/đàn/ngày) ....37
Bảng 4.14: Sức đẻ trung bình của ong chúa trong một ngày đêm (trứng/ngày đêm/đàn)
.......................................................................................................................................38
Bảng 4.15: Tình trạng nuôi dưỡng ấu trùng ..................................................................38
Bảng 4.16: Tỷ lệ ấu trùng vít nắp (%) ...........................................................................39
Bảng 4.17: Kết quả tăng giảm cầu ong của 2 lô đối chứng và thí nghiệm trong suốt
thời gian thử nghiệm......................................................................................................40
Bảng 4.18: Giá thành thức ăn ........................................................................................40
Bảng 4.19: Tỷ lệ các thành phần nguyên liệu trong công thức đề nghị ........................42

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Nghề nuôi ong mật tại Bình Phước hiện nay đã trở thành một ngành sản xuất
hàng hóa mang lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế, xã hội và môi trường nói riêng và là
một nghề khá đặc biệt trong ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung. Nuôi ong không
ảnh hưởng đến đất đai canh tác, mang lại công ăn việc làm cho nhiều lứa tuổi và là
một trong số những biện pháp hữu hiệu trong việc xóa đói, giảm nghèo cho nông thôn
và miền núi. Ong mật còn được xem là tác nhân thụ phấn rất hiệu quả cho nhiều loại
cây trồng, làm tăng năng suất, chất lượng quả và hạt. Bên cạnh đó, ong còn cho con
người nhiều sản phẩm rất có giá trị như mật ong, phấn hoa, sữa ong chúa, keo ong, sáp
ong… vừa sử dụng trong thực phẩm, vừa là nguyên liệu trong một số bài thuốc cổ
truyền, trong một số loại mỹ phẩm cao cấp và nhiều loại sản phẩm công nghiệp khác.
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có thảm thực vật rất đa dạng và
phong phú trải dài trên khắp cả nước do đó việc nuôi ong có nhiều thuận lợi. Với trữ
lượng cây nguồn mật lớn, tập trung và đa dạng, nghề nuôi ong mật tại Bình Phước
hiện nay rất có triển vọng và tiềm năng to lớn.
Nguồn thức ăn chính của ong chủ yếu là nguồn mật và phấn hoa. Phấn hoa
được coi là “loại thức ăn hoàn hảo nhất” dành cho ong mật, nhất là loại phấn được giữ
trong các cầu ong hay còn gọi là lương ong, là loại thức ăn cung cấp đầy đủ chất dinh
dưỡng và năng lượng nhất cho ong mật. Tuy nhiên, Bình Phước có trữ lượng cây
nguồn phấn ít, do đó để phát triển nghề nuôi ong bền vững và đạt hiệu quả kinh tế cao
cần phải sản xuất thức ăn thay thế phấn hoa cho ong mật. Trong thực tế sản xuất có
một số loại thức ăn dùng thay thế phấn hoa tuy nhiên nó chỉ có tác dụng duy trì số
lượng đàn ong. Vấn đề cấp thiết đặt ra là cần phải nghiên cứu công thức phối trộn thức
ăn để đảm bảo cả về lượng lẫn về chất.
1


Để giải quyết vấn đề này, được sự chấp thuận của Ban Chủ Nhiệm khoa Công
Nghệ Thực Phẩm và sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của PGS.TS Bùi Văn Miên và
TS.Lê Minh Hoàng, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đánh giá tình

hình sử dụng và xây dựng công thức thức ăn cho ong mật tại tỉnh Bình Phước”.
1.2 Mục đích đề tài
Đánh giá chất lượng thức ăn thay thế phấn hoa đang sử dụng tại các trại ong
mật tỉnh Bình Phước và xây dựng công thức thức ăn cung cấp đầy đủ nguồn dinh
dưỡng cần thiết cho ong mật trong mùa thiếu phấn hoa.
1.3 Nội dung đề tài
-

Khảo sát tình hình sử dụng thức ăn thay thế phấn hoa cho ong mật tại tỉnh Bình

Phước.
-

Khảo sát chất lượng của các loại thức ăn thay thế phấn hoa hiện đang sử dụng

tại các trại.
-

Xây dựng công thức chế biến thức ăn cho ong mật.

-

Tiến hành thử nghiệm và đánh giá chất lượng thức ăn trực tiếp tại các trại ong.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về ong mật

2.1.1 Một số đặc điểm về loài ong mật
Ong mật là loài động vật thuộc ngành Chân đốt (khớp) (Arthropoda), lớp Côn
trùng (Insecta), bộ Cánh màng (Hymenoptera), họ Ong mật Apisdae, chi (giống) ong
mật Apis. Trên thế giới hiện nay có 9 loài ong cho mật khác nhau. Từ thế kỉ 18 người
ta đã biết có 4 loài ong mật và cũng là 4 loài ong cho mật chính hiện nay: Apis florea
(Ong ruồi, ong tí hon, ong hoa, ong muỗi); Apis dorsata (Ong khổng lồ, ong khoái,
ong gác kèo, ong đá); Apis cerana (Ong châu Á, ong nội địa, ong phương Đông) và
Apis mellifera (Ong châu Âu, ong ngoại, ong Ý) (Phạm Thanh Bình và Nguyễn Quang
Tấn, 1992).
Trong 9 loài ong mật thì chỉ có 2 loài là Apis mellifera và Apis cerana là có giá
trị kinh tế cao nhất và được nuôi nhiều nhất trên thế giới. Do có năng suất mật cao và
số lượng đàn lớn nên ong Apis mellifera cung cấp đến 80% tổng sản lượng mật. Đây là
loài ong có tính công nghiệp cao, ít chia đàn bốc bay, do đó nghề nuôi ong ngoại Apis
mellifera đang trở thành nghề sản xuất hàng hóa có hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên,
loài ong mật này đòi hỏi phải có nguồn hoa thật phong phú, người nuôi ong có kĩ thuật
cao, chi phí đầu tư lớn và phải nuôi di chuyển (Ngô Đắc Thắng, 2003).
2.1.2 Các thành viên trong một đàn ong
2.1.2.1 Ong chúa
Trong mỗi một đàn ong thường chỉ có một ong chúa, kích thước và khối lượng
của nó lớn nhất đàn. Đó là ong cái có bộ phận sinh dục phát triển hoàn chỉnh. Ong
chúa có nhiệm vụ đẻ trứng và cai quản đàn nhờ pheromon của nó tiết ra. Số trứng đẻ
trong 24 giờ tùy thuộc vào loài ong, độ tuổi của ong chúa và các điều kiện khác nhau
của đàn. Nói chung ong A.cerana đẻ ít hơn ong A.mellifera và chưa có tài liệu về ong
A.dorsata và A.florea. Ong chúa A.cerana có thể đẻ 400 – 500 trứng/ngày đêm
3


(Nguyễn Văn Long và ctv., 2005). Với A.mellifera khả năng đẻ trung bình đạt cao nhất
được 1.600 trứng/ngày đêm. Tuy nhiên, đôi khi cũng có những ong chúa đẻ tới 2000
trứng/ngày đêm. Một ong chúa tốt trong đàn ong mạnh có thể đẻ tới 200.000 trứng

trong một năm (như vậy ong đẻ trong 200 ngày, trung bình mỗi ngày 1000 trứng).
Nhưng thông thường ong chúa đẻ 150.000 trứng một năm, tức là trong cả cuộc đời ong
chúa có thể đẻ nửa triệu trứng (Eva Crane, 1990). Sức đẻ trứng của ong chúa chỉ cao
nhất trong năm đầu tiên, khi già thì nó đẻ ít đi và đẻ nhiều trứng không thụ tinh. Để
duy trì khả năng phát triển đàn mạnh và ổn định, từ năm thứ hai người nuôi ong phải
thay chúa.
2.1.2.2 Ong thợ
Ong thợ cũng là ong cái nhưng cơ quan sinh sản không phát triển đầy đủ nên
không giao phối với ong đực được. Bình thường ong thợ không có khả năng đẻ trứng.
Số lượng ong thợ trong đàn từ 5000 – 25.000 con (Nguyễn Văn Long và ctv., 2005).
Ong thợ có nhiệm vụ nuôi dưỡng ấu trùng, thu hoạch mật, phấn hoa, lấy nước, xây
dựng tổ, điều hòa nhiệt độ trong tổ ở mức ổn định, bảo vệ đàn…
2.1.2.3 Ong đực
Được nở trong trứng không thụ tinh, nhiệm vụ của ong đực là giao phối với ong
chúa và tham gia điều hòa nhiệt độ trong tổ. Ong đực chỉ thường xuất hiện trong đàn
vào mùa chia đàn hoặc ở đàn mất chúa do ong thợ đẻ trứng. Số lượng ong đực trong
một đàn từ vài trăm đến hai ngàn con (Nguyễn Văn Long và ctv., 2005).
2.1.3 Các giai đoạn phát triển từ trứng đến ong trưởng thành
Vòng đời con ong mật trải qua 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng, nhộng và ong
trưởng thành. Sau khi đẻ, phôi trong trứng lớn dần về kích thước do phôi hấp thụ chất
dinh dưỡng từ lòng đỏ. Sau 3 ngày, trứng nở thành ấu trùng, ấu trùng được những con
ong non nuôi bằng thức ăn đưa vào lỗ tổ. Ấu trùng tăng trưởng rất nhanh về kích thước
cũng như về khối lượng. Trong giai đoạn ấu trùng (khoảng 5 ngày) cho đến giai đoạn
nhộng (ấu trùng vít nắp) khối lượng ấu trùng tăng lên gấp 2000 lần khối lượng trứng.
Khi ong non nở và chui ra khỏi lỗ tổ, khối lượng của ong non giảm xuống, chỉ bằng
2/3 khối lượng ấu trùng giai đoạn cuối (Eva Crane, 1990). Trứng và ấu trùng của ong
mật được minh họa ở Hình 2.1.
4



(Nguồn: www.apicultura.entupc.com)
Hình 2.1: Trứng và ấu trùng của ong mật
Trong mấy ngày đầu sau khi nở, ong thợ phải ăn đủ một lượng phấn hoa có chất
lượng cao để các tuyến trong cơ thể phát huy được hết tiềm năng và tiết ra được những
chất cần thiết. Trong vòng khoảng 2 giờ sau khi ra khỏi lỗ tổ, ong thợ bắt đầu ăn phấn
hoa, và phần lớn chúng ăn liên tiếp trong khoảng 10 tiếng đồng hồ liền. Sau khoảng
một ngày, ong thợ có thể bắt đầu nuôi những ấu trùng ong thợ 3 – 5 ngày tuổi bằng
thức ăn hỗn hợp là phấn hoa và mật ong. Đó là thức ăn thêm ngoài sữa ong do những
con ong nuôi dưỡng cung cấp cho ấu trùng (Eva Crane, 1990).
Mức tiêu thụ phấn hoa ở ong thợ cao nhất khi được 5 ngày tuổi, và giảm dần
khi được 8 – 10 ngày tuổi. Phấn được tiêu hóa bởi những enzyme trong diều mật của
ong. Khi được 5 ngày tuổi tuyến hạ hầu ở đầu con ong tiết ra chất dinh dưỡng sữa ong
và đến 10 ngày tuổi thì khả năng tiết sữa ong giảm dần. Nếu ong thợ không phải nuôi
ấu trùng và vẫn được cung cấp phấn thì những tuyến đó có thể tiếp tục phát triển cho
tới khi ong thợ được 27 ngày tuổi (Diaz Losada và ctv., 1998).
Cũng như ong thợ, ong chúa phát triển từ trứng được thụ tinh. Nhưng khác với
ong thợ là ấu trùng ong chúa được những con ong nuôi dưỡng tiết ra và cho ăn những
thức ăn khác với thức ăn của ấu trùng ong thợ. Thức ăn của ấu trùng ong thợ chỉ có
12% đường, và được ăn như vậy trong 1,25 ngày (đến khi ấu trùng được 2,5 ngày tuổi
5


thì tỷ lệ đường trong thức ăn còn rất thấp). Thức ăn của ấu trùng ong chúa có hàm
lượng đường cao hơn (34%) và được duy trì ở mức đó suốt từ 1 – 4 ngày tuổi
(I.C.Silva và ctv., 2009). Thức ăn do ong nuôi dưỡng tiết ra để nuôi ấu trùng ong chúa
được gọi là sữa chúa. Khung cầu chứa ấu trùng và ô lăng đã vít nắp của ong thợ, mũ
chúa của ong chúa tham khảo Hình 1.1 và 1.2 tại Phụ lục 1.
Thời gian phát triển của ong được trình bày ở Bảng 2.1. Số liệu về ong đực và
ong thợ là những kết quả khảo sát tại miền Nam Việt Nam vào năm 1991 (Nguyễn
Quang Tấn và các đồng nghiệp, 1992),số liệu về ong chúa từ Eva Crane (1990).

Bảng 2.1: Thời gian phát triển của ong (ngày)
Giai đoạn

Trứng

Ấu trùng

Nhộng

Tổng cộng

Chúa

3,0

5,0

7,0 – 9,0

15,0 – 17,0

Thợ

2,9

5,8

11,8

20,5


Đực

3,0

6,7

14,7

24,4

Chúa

3,0

-

-

15,0 – 16,0

Thợ

2,7

4,8

11,1

18,5


Đực

2,8

5,9

16,1

22,8

Loài
Ong Apis
mellifera

Ong Apis
cerana

(Nguồn: Nguyễn Quang Tấn và ctv., 1992; Eva Crane, 1990)
2.2 Lương ong
Ong lấy mật hoa và phấn hoa rồi chế biến chúng thành thức ăn là mật ong và
lương ong. Ong mang hạt phấn về lỗ tổ, các ong non nén chặt lại để đẩy không khí ra
ngoài. Chúng trộn phấn hoa với mật ong mà chúng ựa ra, có mang những chất khử
trùng. Chúng cho thêm vào phấn hoa một chút nước bọt, có thể nước bọt được tách ra
từ tuyến hạ hầu và tuyến hàm trên, trong đó có chất ức chế sự nẩy mầm và sự làm
hỏng phấn hoa của vi khuẩn. Phía ngoài lỗ phấn hoa, ong thường phủ một lớp mỏng
mật ong. Như vậy, phấn hoa được bảo quản trong lớp sáp ở dưới và xung quanh, trên
là mật bịt kín, không khí không vào được, tăng thời gian bảo quản. Dưới tác dụng của
men trong mật, phấn hoa và mật ong xúc tiến nhiều phản ứng hóa học quan trọng, một
phần đường chuyển thành acid lactic là chất bảo quản giúp phấn hoa không bị hư.

Thành phần acid lactic giống acid lactic trong sữa chua và một số sản phẩm sữa lên
6


men khác. Nhiệt độ ngày đầu tiên đến ngày thứ ba cần phải giữ 28 – 32oC, sau ngày
thứ ba nhiệt độ phải giảm xuống 20oC. Nhiệt độ cao để ngăn sự phát triển của các vi
khuẩn có hại, chỉ để cho vi khuẩn lên men lactic (như Lactobacillus xylosus) và một số
loại nấm men có lợi phát triển, sau 2 – 3 ngày giảm nhiệt độ để sự phát triển của các vi
sinh vật chậm lại. Sau quá trình chuyển hóa phức tạp, phấn hoa và mật ong biến thành
sản phẩm gọi là lương ong. Lương ong lúc này có pH khoảng 3,6 – 3,8 (Elton
W.Herbert Jr, 2008). Để nuôi lớn 10 con ong, đàn ong cần đến 1,5 g phấn ong hoặc
lương ong. Trong 1 năm đàn ong tiêu thụ 16 – 18 kg lương ong. Trọng lượng lương
ong một lỗ tổ là 0,3 – 0,5 g. Người ta đã xác lập được mối liên quan trực tiếp giữa số
lượng ấu trùng được nuôi và lượng lương ong trong tổ, khi không đủ lương ong, ong
giảm số ấu trùng phải nuôi (Eva Crane, 1990). Lương ong chứa trong các ô lăng được
minh họa ở Hình 2.2.

(Nguồn: )
Hình 2.2: Lương ong
Các thành phần dinh dưỡng quan trọng như protein, lipid, khoáng, đường tổng
và acid lactic của lương ong và phấn hoa được trình bày ở Bảng 2.2.

7


Bảng 2.2: Một số thành phần dinh dưỡng cơ bản có trong phấn hoa và lương ong (%)
Đường

Lipid


Protein

Khoáng

Acid lactic

Phấn hoa

18,00

3,33

24,06

2,25

0,55

Lương ong

34,80

1,58

21,74

2,24

3,06


(Nguyễn Thanh Nga, 1986, trích dẫn bởi Trần Thế Chức, 2005)
Bảng 2.2 cho thấy hàm lượng lipid, protein, khoáng trong lương ong thấp hơn
so với phấn hoa, tuy nhiên hàm lượng đường tổng và acid lactic lại cao hơn, nguyên
nhân của sự khác biệt này có thể là do trong lương ong có nhiều vi sinh vật làm cho
phấn hoa lên men làm thành phần dinh dưỡng thay đổi.
Lương ong có tính chất khác với phấn hoa thu trước cửa thùng ong. Nó có tác
dụng tăng cường khả năng tiêu hóa và chứa tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự
sinh trưởng và phát triển của ong, do đó các con ong sử dụng lương ong sống lâu hơn
so với những con ong sử dụng phấn hoa thu trước cửa thùng ong (Anna Wroblewska
và ctv., 2010).
2.3 Thức ăn thay thế phấn hoa
Thực vật ở Việt Nam rất đa dạng phong phú, có điều kiện để phát triển nghề
nuôi ong. Tuy vậy không phải nguồn thức ăn tự nhiên (mật hoa, phấn) lúc nào cũng đủ
cung cấp cho ong. Đa số cây cối thường ra hoa tập trung vào các vụ xuân, xuân – hè,
đông – xuân còn các tháng khác trong năm có ít hoa hơn. Do vậy cần phải cho ong ăn
thức ăn thay thế.
Thức ăn thay thế phấn hoa nhằm thay thế phấn thiên nhiên trong mùa không có
phấn giúp ong vượt qua thời kỳ khủng hoảng. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu
về thức ăn cho ong thành công như: chất thay thế phấn hoa của Haydak (Viện nghiên
cứu trồng trọt, bộ môn côn trùng học Minnesota – Mỹ), hiệu quả cho ong ăn thức ăn
giàu protein của Corna Rozentan (Rumani). Hiện nay thức ăn thay thế được dùng chủ
yếu là bột đậu nành, bột sữa gạn kem, men bia, trứng… với những tỷ lệ nhất định tùy
theo kinh nghiệm và điều kiện người chăn nuôi.
Theo Elton W.Herbert Jr (2008), thức ăn chỉ có bột đậu nành và men bia không
đáp ứng đủ nhu cầu protein cho ong, do đó phải bổ sung thêm protein của bột sữa gạn
kem. Để đạt hiệu quả và kinh tế cao nhất thì cần kết hợp bột đậu nành, bột sữa gạn
8


kem và men bia theo tỷ lệ 3:1:1. Một kilogam thức ăn thay thế bổ sung một lít nước

đường, tỉ lệ đường với nước nóng là 2:1.
Theo Tạ Thành Cấu (1984) (trích dẫn bởi Phạm Thanh Bình và Nguyễn Quang
Tấn, 1992), thức ăn thay thế phấn hoa cũng gồm các loại nguyên liệu bột đậu nành,
phấn hoa, men bia và bột sữa, hai công thức nghiên cứu của tác giả được thể hiện ở
Bảng 2.3.
Bảng 2.3: Hỗn hợp thức ăn thay thế phấn hoa
Thành phần

Hỗn hợp 1 (%)

Hỗn hợp 2 (%)

Bột đậu nành rang khô nhuyễn

70

70

Phấn hoa khô nhuyễn

10

20

Men bia

10

10


Bột sữa

10

-

(Nguồn: Tạ Thành Cấu, 1984)
Hàm lượng tối thiểu của 10 acid amin cần thiết cho ong được thể hiện ở Bảng
2.4.
Bảng 2.4: Hàm lượng tối thiểu của 10 acid amin cần thiết cho ong (số gam acid amin
có trong 100 gam protein)
Acid amin

Hàm lượng (g/100g)

Arginine

3,0

Histidine

1,5

Lysine

3,0

Tryptophan

1,0


Phenylalanine

2,5

Methionine

1,5

Threonine

3,0

Leucine

4,5

Isoleucine

4,9

Valine

4,0

(Nguồn: De Groot, 1953, trích dẫn bởi Rémy Chauvin, 1978)
9


Thức ăn thay thế phấn hoa phải có đủ chất dinh dưỡng để nuôi ấu trùng, cung

cấp đầy đủ protein, lipid, đường, xơ và các vitamin, khoáng chất cần thiết như phấn
hoa. Trong đó cũng phải có chất kích thích để hấp dẫn ong đến ăn khi đặt thức ăn
trong tổ, theo R.Krell (1996) cho đường vào trong thức ăn thay thế phấn hoa để tăng
sự hấp dẫn ong đến tiêu thụ thức ăn.
Như vậy thành phần nguyên liệu cơ bản nhất để tổng hợp công thức thức ăn cho
ong mật gồm có bột đậu nành, phấn hoa, bột sữa gạn kem, men bia, đường.
2.4 Các nguyên liệu tổng hợp thức ăn cho ong
2.4.1 Phấn hoa
Phấn hoa là những tế bào sinh dục đực của thực vật, là nguồn cung cấp dinh
dưỡng cho ong và là thức ăn không thể thiếu được của ấu trùng. Để lấy phấn hoa, các
con ong thợ phải bay đến nhiều bông hoa, dùng chân thu gom từng hạt phấn rồi vê lại,
chúng nhả một ít mật hoa để làm ẩm và kết dính các hạt phấn thành từng viên nhỏ, sau
đó để trong giỏ chứa phấn ở dưới chân sau rồi mang về tổ để chế biến thành lương ong
cho đàn. Loại phấn này tốt hơn rất nhiều so với hạt phấn trên hoa và phấn được thu
hoạch bằng tay.
Phấn hoa là nguồn thức ăn quan trọng cung cấp nguồn protein, chất béo,
vitamin, nguyên tố vi lượng và các chất dinh dưỡng khác cho đàn ong. Đàn ong phát
triển mạnh hay yếu chủ yếu dựa vào phấn hoa, đây là loại thức ăn rất khó thay thế của
ong. Tuy rằng nhiều nước nuôi ong đã sản xuất thức ăn thay thế nhưng đàn ong phát
triển vẫn không bằng phấn hoa thiên nhiên.
Khi không có phấn hoa thì các hạch tiết sữa ở trên đầu ong thợ non không phát
triển được và không tiết ra sữa chúa, ong chúa đẻ kém hẳn hay ngừng đẻ, ấu trùng
không được nuôi dưỡng tốt sẽ gầy yếu, bệnh và chết, ong thợ thấy không đảm đương
được công việc nuôi dưỡng một lượng lớn ấu trùng có thể nó gấp bỏ bớt.
Theo Kleinschmidt và Kondos (1976) (trích dẫn bởi Nguyễn Quang Tấn, 2010),
đàn ong cần 10 g protein thì nó phải sử dụng 48 g phấn hoa trong đó có chứa 30%
protein thô, nhưng nếu một loại phấn hoa khác chỉ chứa 20% protein thô thì đàn ong
phải cần tới 72 g phấn hoa mới đủ duy trì hoạt động bình thường của đàn.
Thành phần dinh dưỡng của phấn hoa được thể hiện ở Bảng 2.5.
10



Bảng 2.5: Thành phần dinh dưỡng chính trong phấn hoa (%)
Thành phần

Hàm lượng trung bình

Protein thô

23,70

Lipid

4,80

Đường

27,00



9,00

Tro

3,12

(Nguồn: Justin O.Schmidt và Stephen L.Buchmann, 2008)
Phấn hoa chứa đường, đạm, chất béo, các enzyme, vitamine, khoáng chất. Để
ong phát triển tốt, chúng cần phải có đủ protein nhất là các acid amin, các nguồn acid

amin này lại chủ yếu được cung cấp từ phấn hoa. Hàm lượng protein dao động trong
khoảng: 10 – 35%, tuỳ theo mỗi loại phấn hoa khác nhau (Rob Manning, 2001). Phấn
hoa chứa hầu hết các axit amin không thay thế (Sera Bonvihe, 1997) và một số acid
hiếm như homoxerin, gama-aminobutyric và gama– aminodipic. Hàm lượng 10 acid
amin cần thiết cho ong mật được thể hiện ở Bảng 2.6.
Bảng 2.6: Hàm lượng 10 acid amin thiết yếu cho ong (số gam acid amin có trong 100
gam protein)
Acid amin

Hàm lượng (g/100g)

Arginine

5,3

Histidine

2,5

Lysine

6,4

Tryptophan

1,4

Phenylalanine

4,1


Methionine

1,9

Threonine

4,1

Leucine

7,1

Isoleucine

5,1

Valine

5,8

(Nguồn: De Groot, 1953, trích dẫn bởi Rémy Chauvin, 1978)
11


Các vitamin trong phấn hoa bao gồm: vitamin C, B1, B2, B6, D, E, PP, acid
pantothenic, acid biotin, acid folic, provitamin A. Enzyme antioxydant superoxide
dismutase (SOD) là enzyme phổ biến được tìm thấy trong phấn hoa. Các thành phần
dinh dưỡng cụ thể có trong phấn hoa tham khảo thêm tại Bảng 3.1, Phụ lục 3.
Tóm lại, các kết quả nghiên cứu ở nhiều nơi trên thế giới đã khẳng định rằng

phấn hoa là một loại thực phẩm có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng như đạm, đường,
béo, vitamin, enzyme và các khoáng chất có giá trị sinh học cao do đó phấn hoa là loại
thức ăn quan trọng của các loài ong mật. Sử dụng phấn hoa là một trong những nguyên
liệu để tổng hợp thức ăn nhằm kích thích ong ăn nhờ mùi vị, đồng thời làm tăng thêm
các dưỡng chất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển cho ong.
2.4.2 Bột đậu nành
Đậu nành là thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhất là đạm và béo. Đậu nành giàu
lysine và tryptophan hơn các hạt ngũ cốc thông thường. Thành phần dinh dưỡng chính
trong đậu nành được thể hiện ở Bảng 2.7.
Bảng 2.7: Một số thành phần dinh dưỡng cơ bản của đậu nành (%)
Thành phần

Hàm lượng

Vật chất khô

90,92

Protein

47,90

Lipid

15,69

Đường

15,00




5,00

Khoáng

11,00

(Nguồn: Phạm Văn Thiều, 2002)
Thành phần hóa học của đậu nành thay đổi tùy theo từng loại đậu, tùy theo thời
tiết, đất đai, điều kiện trồng trọt, chăm bón. Thông thường khi hàm lượng protein trong
đậu nành cao thì hàm lượng lipid thấp.
Trong hạt đậu nành chưa chế biến còn có một số chất ức chế men tiêu hóa như
antitrypsin (hay protease inhibitor) ức chế hoạt động của enzyme trypsin và
chymotrypsin của tuyến tụy làm tuyến tụy sản sinh thêm nhiều enzyme và gây mất các
protein và acid amin cần thiết cho sự sinh trưởng của cơ thể, chất ức chế giáp trạng
12


như thiouracil, men urease phân giải urea trong dạ cỏ, giải phóng NH 3 gây độc cho
động vật nhai lại. Tuy nhiên những chất độc hại này dễ bị phân hủy khi xử lý đậu
tương ở nhiệt độ cao (105 – 110oC) trong 10 – 30 phút. Sau khi xử lý nhiệt, chất đạm
tiêu hóa tăng khoảng 20%, đặc biệt là làm tăng sự lợi dụng một số acid amin quan
trọng (Dương Thanh Liêm và ctv., 2010). Có nhiều phương pháp xử lý đậu nành với
các máy và các thiết bị khác nhau ở những nhiệt độ và thời gian khác nhau. Như
phương pháp hấp, rang, sấy Extrusion, sấy bằng tia bức xạ…
Thành phần acid amin trong protein của đậu nành ngoài methionine, lysine và
tryptophan còn có các acid amin khác với số lượng khá cao tương đương lượng acid
amin có trong thịt. Trong đó có 8 loại acid amin thiết yếu mà cơ thể sinh vật không tự
tổng hợp được: tryptophan, threonine, isoleucine, valine, lysine, methionine,

phenylalanine và leucine (Phạm Văn Thiều, 2002). Hàm lượng 10 acid amin cần thiết
cho ong có trong đậu nành được thể hiện ở Bảng 2.8 (Số g acid amin có trong 100 g
protein).
Bảng 2.8: Hàm lượng 10 acid amin thiết yếu cho ong có trong đậu nành
Acid amin

Hàm lượng (g/100g)

Arginine

7,7

Histidine

2,8

Lysine

6,6

Tryptophan

1,5

Phenylalanine

5,1

Methionine


1,4

Threonine

3,9

Leucine

8,0

Isoleucine

5,3

Valine

5,3

(Nguồn: Ngô Thế Dân và ctv., 1999)
Đậu nành còn chứa nhiều loại vitamin (A, B1, B2, B5, B6, B12, PP, C, E) và
thành phần khoáng chiếm khoảng 5% trọng lượng chất khô của hạt đậu nành (Ngô Thế
13


×