Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

THAM LUẬN về PHƯƠNG PHÁP học tập của

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.1 KB, 6 trang )

THAM LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Kính thưa các quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo cùng các bạn đoàn viên thanh
niên thân mến, lời đầu tiên cho phép tôi được gửi lời chúc sức khỏe và lời chào
trân trọng nhất. Chúc đại hội lớp chi đoàn ngày hôm nay thành công tốt đẹp!
Kính thưa các quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo cùng các bạn đoàn viên thanh
niên thân mến, đến với đại hội lớp chi đoàn ngày hôm nay, tôi xin thay mặt lớp
12A1 trình bày bản tham luận về phương pháp học tập để giúp các bạn có được
cách học tốt nhất cho bản thân mình.
Kính thưa các quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo cùng toàn thể đại hội. Mỗi
người chúng ta dĩ nhiên đều chọn một cách học phù hợp nhất với bản thân nhằm
đạt được kết quả cao nhất. Nhất là học sinh THPT với một chương trình học nặng
hơn rất nhiều so với các cấp học trước.
Theo bản thân tôi nhìn nhận, vấn đề quan trọng nhất dẫn đến thành công của
một học sinh chính là nằm ở niềm tin và sự cố gắng muốn vươn cao, vươn xa. Khi
bạn tin vào chính bản thân mình thì bạn mới có thể đạt đươc những mục tiêu bạn
đặt ra. Hãy nhớ một điều rằng bạn có thể học bất cứ điều gì cần học để đạt được
bất cứ mục tiêu nào tự đặt ra cho mình. Con người sinh ra là một điều kì diệu và kĩ
năng học tập là kỹ năng kì diệu nhất của con người. Xin hãy nhớ rằng: “Không
một ai trên Trái đất này thừa cả, bạn sinh ra là để làm điều gì đó thật đặc biệt cho
cuộc đời mình”.
Sau đây, xin cho phép tôi chỉ liệt kê các phương pháp học tập mà bạn có thể
đã đọc hàng ngàn lần trên các diễn đàn mạng hay các bản tham luận trước đây. Đó
là:
1. Luôn hoàn thành bài hôm nay và chuẩn bị tốt bài vở ngày mai. Thời gian
qua đi không thể lấy lại được. Thứ duy nhất mà bạn có thể làm chủ và thay đổi là
hiện tại. Ngạn ngữ Anh có một câu rất hay “ Hôm qua là quá khứ. Ngày mai là
điều bí mật.Và hôm nay là một món quà.” Vì thế, hãy làm mọi thứ mà bạn đã đặt
ra ngay ở thì hiện tại chứ không phải thì tương lai. “việc hôm nay chớ để ngày
mai” Điều này sẽ tạo ra một thói quen tốt, giúp ích cho chúng ta ở mọi mặt của đời
sống chứ không riêng học tập.


2.Luôn tập kỹ năng ghi nhớ kiến thức một cách lôgic: Muốn có một tư duy
lô gic cần phải có một hệ thống kiến thức nhất định.Việc nắm vững kiến thức cơ
bản sẽ làm cơ sở cho tư duy là tiền đề cho việc nắm vững kiến thức mới.Nắm chắc
kiến thức có nghĩa là hiểu được nhớ lâu dài và có thể vận dụng được kiến thức.
3. Trong học tập phải xây dựng cho mình sơ đồ tư duy sơ đồ cành cây để ghi
nhớ kiến thức
4.Tạo dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu tài liệu.Hiện nay trên các phương
tiện thông tin lượng kiến thức rất phong phú chúng ta chỉ cần vào google nhấn
enter là chúng ta đã có bách khoa toàn thư về kiến thức. Một số bạn thay bằng đọc
sách lại nướng thời gian vào các trò chơi game, điện tử, bida…đó là điều hết sức
đáng tiếc.


5. Để học tốt theo tôi chúng ta còn phải biết sắp xếp thời gian hợp lý, chia nhỏ
công việc để dễ dàng thực hiện. Đừng ngại khó khăn và thất bại. Đừng bao giờ bỏ
cuộc vì đích đến đã ở trước mắt chúng ta rồi. Chúng ta phải rèn cho chúng ta nghị
lực phấn đấu vươn lên không được bằng lòng với những gì chính bản thân mình đã
có.Vì sự học nó được ví như con thuyền đi giữa đại dương kiến thức nếu chúng ta
không tiến ắt sẽ lùi.Thực tiễn đã chứng minh người thành công chỉ có 1% dựa vào
thiên tài còn 99% là sự nổ lực.
Trên đây là các phương pháp được nhắc đến trên lý thuyết. Rất nhiều bạn cho
rằng các phương pháp trên không thể áp dụng vào thực tế. Tuy nhiên, tôi sẽ chỉ
cho bạn thật ra các phương pháp trên không thật sự vô ích. Các phương pháp trên
không tự sinh ra mà được đúc kết qua nhiều thế hệ giáo viên, học sinh, sinh viên.
Mấu trốt của vấn đề là bạn không áp dụng nó đúng cách. Các bạn sẽ thấy rõ hơn
trong phần mà tôi sắp trình bày sau đây.
1. Bí kíp đọc “thông minh”
Sách giáo khoa là thứ không thể thiếu trong đời học sinh. Đọc sách giáo khoa
gần như là cách duy nhất để nắm bắt, hiểu rõ tri thức mà thầy, cô truyền đạt tới
chúng ta. Tuy nhiên hiện nay việc sử dụng SGK ở tại lớp chỉ dừng lại ở việc đánh

dấu bài tập cần làm, phần quan trọng cần nhớ, đọc bài text, đọc định lý, đọc đoạn
văn,v,v,….Nghĩa là hầu hết các học sinh chỉ xem SGK như là một tập hợp các tài
liệu phục vụ cho việc học tập, chứ không phải là một phương tiện học tập. Đối với
các bạn, kiến thức quan trọng cần học không nằm trong SGK mà nằm trong bài
giảng của giáo viên. Đối với đại đa số học sinh thì phần tra cứu thuật ngữ và
hướng dẫn giải, đáp số các bài tập trong sách là THỪA !. Đây là một quan điểm
sai lầm. Việc học của chúng ta cũng giống như xây một bức tườngng vậy. Bạn
không thể xây bức tường đó từ giữa ra được. Nhiều bạn học sinh cho rằng kiến
thức trong sách giáo khoa rất đơn giản. Vì vậy thay vì đọc sách giáo khoa thì họ sẽ
đọc sách tham khảo, sách nâng cao luôn để “tiết kiệm thời gian”. Trong hội trường
của chúng ta có ai như vậy không ạ? Tôi mong là không có. Bởi đó là một quan
điểm vô cùng lệch lạc. Thử hỏi bạn có tự tin rằng mình có thể làm hết tất cả các
bài tập trong sách giáo khoa hay chưa? Xin được dừng lại vấn đề này ở đây để các
bạn tự mình suy nghĩ tiếp.
Quay lại với Bí kíp đọc “thông minh”, tôi xin dẫn ra một vài số liệu như sau:
Hầu hết chúng ta đọc với tốc độ rất chậm 200 từ/phút. Và khi biết được Napoleon
đọc được 2.000 từ/phút, Balzac đọc một cuốn tiểu thuyết trăm trang trong vòng 30
phút… chúng ta không khỏi thán phục vì khả năng tuyệt vời của họ.
Song, các nghiên cứu đã chỉ ra, thậm chí con người có thể làm được nhiều
hơn thế. Mắt và não bộ chúng ta có khả năng tiếp thu 20.000 từ/phút. Như vậy,
thực tế, con người mới chỉ sử dụng 1% tiềm năng đọc của bản thân mà thôi. Theo
Adam Khoo, tác giả cuốn sách nổi tiếng “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế”, khoảng 80%
sách giáo khoa có sử dụng nhiều từ thừa thãi không cần thiết. Lượng thông tin
thực chất mỗi học sinh cần nắm vững trong đó chỉ khoảng 20%, do đó cần thiết có
phương pháp đọc nhanh, hiệu quả, giúp ta nhanh chóng nắm được vấn đề. Cụ thể,


các chuyên gia khuyên chúng ta nên đọc theo hàng dọc, mở rộng tầm mắt để đọc
được nhiều hơn trong cùng một khoảng thời gian nhất định. Đồng thời, khi đọc, ta
nên kết hợp với việc nghe nhạc không lời với tốc độ nhanh. Nhịp điệu của nhạc

giúp kích thích khả năng của não, bởi con người có xu hướng đọc nhanh để đuổi
kịp giai điệu bản nhạc, gián tiếp làm tăng tốc độ đọc của chúng ta.
Ngoài ra, trong quá trình đọc, một chiếc bút chì đánh dấu những từ khóa
cũng không thể thiếu. Bạn đừng thấy việc này mất thời gian vì nó sẽ giúp ta ghi
nhớ những từ ngữ chủ chốt dễ hơn, từ đó dễ dàng hình dung ra toàn bộ văn bản đã
đọc khi ôn lại. Việc đọc nhanh cũng giúp ta tiếp thu kiến thức nhanh hơn so với tốc
độ thường thấy.
2. Bí kíp ghi chép “siêu đẳng”
Bước thứ hai trong quá trình tiếp thu tri thức từ thầy, cô giáo của các học
sinh giỏi chính là ghi chép một cách thông minh, có hệ thống rành mạch, rõ ràng.
Và Tony Buzan- Cha đẻ của sơ đồ tư duyđã chochúng ta một lựa chọn hoàn hảo.
Thật ra, sơ dồ tư duy không phải có ích với tất cả mọi người hay nói một cách cính
xác hơn nó là một công cụ rất có ích cho những người có tư duy thiên về bán cầu
não phải. Thông thường, 90% các môn học ở trường phổ thông chỉ giúp học sinh
phát triển khả năng ở bán cầu não trái, do đó những học sinh thiên về bán cầu não
phải, giỏi hội họa, văn chương, âm nhạc… thường không có lợi thế, bị đánh giá là
kém phát triển. Cơ sở của việc ghi chép bằng sơ đồ tư duy là việc tận dụng khả
năng của cả hai bán cầu não trái và phải để giải quyết thực trạng trên. Hiểu một
cách đơn giản, sơ đồ tư duy là việc sử dụng kết hợp hình ảnh, màu sắc và logic để
ghi chép lại thông tin một cách hệ thống. Với cách làm này, học sinh có thể tiết
kiệm từ 60-80% thời gian học thuộc lòng bài trước mỗi kỳ thi. Cụ thể, để tạo ra
một sơ đồ tư duy hoàn hảo, hãy làm theo các bước sau: đầu tiên cần xác định chủ
đề kiến thức chung và phổ quát nhất, lấy nó là trung tâm. Từ đó, vẽ ra các nhánh
nhỏ với các đặc điểm theo nhiều tầng, lớp khác nhau. Ở mỗi nhánh lại sử dụng
những từ khóa quan trọng để ghi lại, tạo ra sự logic, liền mạch nhưng đồng thời
cũng rất sinh động, dễ hình dung khi kết hợp với hình vẽ. Nếu áp dụng phương
pháp này đúng cách thì không chỉ kết quả của các bạ thiên về não trái được nâng
cao mà các bạncó tư duy thiên về nghệ thuật cũng sẽ có kết quả không tồi.
3. Bí kíp “học đâu nhớ đấy”
Eran Katz là bậc thầy ghi nhớ trên thế giới. Theo sách kỷ lục Guinness, Eran

Katz nhớ được 500 con số theo thứ tự chỉ sau một lần nghe. Ngược lại, có những
người dù có đọc một trang sách vài chục lần cũng không thể nào ghi nhớ được tất
cả. Chúng ta cho rằng, có sự khác biệt về não bộ và trí thông minh giữa hai hiện
tượng đối nghịch trên?


Thực tế không phải vậy. Theo chuyên gia ghi nhớ , não bộ của chúng ta giống
nhau về khả năng ghi nhớ, chỉ khác biệt ở cách thức và phương pháp. Trung bình
não người cấu thành bởi một triệu triệu các nơ-ron thần kinh. Sự liên kết các nơron này chính là bản chất của việc ghi nhớ thông tin. Ước tính, số các liên kết mà
một người sở hữu gấp hàng tỉ tỉ lần số các nguyên tử cấu tạo nên vũ trụ (cỡ 10.100
nguyên tử). Điều đó chứng minh tiềm năng gần như vô hạn của loài người. Để tận
dụng tiềm năng ấy, hãy vận dụng một số bí kíp sau đây khi ghi nhớ thông tin, chắc
chắn bạn sẽ thu được hiệu quả tối đa. Trí nhớ làm việc theo hình ảnh, vì vậy hãy
sử dụng trí tưởng tượng, so sánh bản thân khi muốn nhớ bất cứ thông tin gì. Cùng
với đó, hãy hình dung chi tiết cụ thể màu sắc của từng vật thể bạn muốn nhớ, bởi
màu sắc giúp tăng 50% khả năng ghi nhớ của não bộ.
4. Cách sắp xếp thời gian của người Nhật.
Xin mọi người hãy dành ra chút ít thời gian để nghe tâm sự của một học
sinh Việt Nam khi sang Nhật bản du học: “Tôi là một sinh viên Việt Nam. 16 năm
đi học, tôi quen với khái niệm một tiết học 45 phút. Trong giờ học, nhiều lúc có
thể làm bài tập về nhà của môn khác, có thể nói chuyện rúc rích, cười đùa, chuyền
giấy, ăn quà vặt dưới hộc bàn, nghe nhạc, đọc truyện, ngủ, lên facebook, lướt
mạng, nhổ tóc sâu, bắt chấy, viết thư tình… và thậm chí bất cứ việc gì có thể giết
thời gian khác. Đồng ý là không phải lúc nào cũng do giáo viên dạy chán mà do
học sinh nghịch. Sang Nhật, lần đầu tiên tôi biết đến khái niệm 1 tiết học là 90
phút. Và có những ngày trong tuần là 6 tiết ở trường. Từ 9 giờ sáng đến 7 giờ tối.
Giữa các tiết là 10 phút nghỉ giải lao. Và nghỉ trưa là 1 tiếng. 1 tiếng đồng nghĩa là
không có khái niệm về nhà ăn cơm, chợp mắt một giấc ngắn rồi đến trường. Nếu
không tự làm cơm hộp thì xuống canteen mua cơm hộp bán sẵn. Nếu tiết buổi
chiều có bài kiểm tra thì 1 tiếng nghỉ trưa ít ỏi đó còn cần ôn lại bài.

Thú thực, 1 tuần học đầu tiên tôi đã cảm thấy mình theo không nổi. Suốt 1 tiết học,
học nghĩa là học, không 1 giây nào hở ra để chơi hay đầu óc bay bổng đi chỗ khác.
Đầu óc phải hết sức tập trung, vì giáo viên nói 2 câu lại đặt câu hỏi 3 câu. Và
đương nhiên phải suy nghĩ ngay để trả lời luôn. Sai thì thôi. Sẽ được sửa. Nên khái
niệm sợ sai cũng không tồn tại. Học với tốc độ rất nhanh. ( Ví dụ học từ đầu đến
xong trình độ N3, tương đương 6,0-6,5 Ielts bắt đầu từ hello, good bye. Ở trường
nào học 2 năm hay 1,5 năm còn trường này và nhiều trường khác là 3-4 tháng. ).
Nhanh nhưng không hề lướt. Mà thậm chí một chữ trong hơn chục quyển sách
giáo trình đủ các kĩ năng, không bị bỏ sót chữ nào. Mẫu câu nào cũng đọc, bài nào
cũng làm, chỗ nào trống là điền. Tôi có cảm tưởng trừ phần giới thiệu tác giả của
mỗi quyển sách là bỏ qua, còn mục lục cũng không trừ lại. Liên tục và liên tục.
Đọc viết nghe hỏi trả lời hiểu dịch suốt 90 phút/ tiết. Tuần đầu tiên sau khai giảng,
tôi thấy mình như một cái chong chóng, quay tít mù mỗi ngày. Ví dụ, bình thường
trước các bài tập, giảng viên sẽ cho sinh viên suy nghĩ 5-15 phút tuỳ mức độ khó
dễ. Ở đây, để tiết kiệm thời gian học cái khác, thời gian suy nghĩ luôn là các mốc 5
giây, 10 giây và 15 giây. Vì thế não đương nhiên phải hoạt động cật lực. Ít nhất để


theo kịp bài giảng. Chưa kể khả năng nghe hiểu phải đủ tốt để nghe giải thích bài
giảng. Không tốt cũng phải tốt, vì hết chọn lựa rồi”.
Các bạn thấy đấy, quả thật họ thật sự rất biết cách tiết kiệm thời gian đúng
không . Thật ra bạn cũng có thể làm được như họ nếu biết cách. Bạn đừng chỉ vì
thời tiết mùa đông lạnh mà không ôn bài vào buổi sáng, Cũng đừng vì một trò chơi
hay một bộ phim đang đến hồi gay cấn mà bỏ qua một vài dòng chữ trên sách hay
một nhiện vụ chưa làm. Việc bạn cần làm là lập cho mình một bảng thời gian biểu
thật thích hợp và nghiêm tức thực hiện nó. Đối với những người mới bắt đầu, hãy
chỉ lập cho từ ngày một để thực hiện một cách hiệu quả. Sau đó tăng dần mức độ
lên bởi chỉ có không ngừng khiêu chiến với cực hạn của mình bạn mới có được
một kết quả mĩ mãn. Hãy thật sự nghiêm khắc với bản thân nếu muốn bước đi trên
con đường bằng phẳng trong tương lai.

5. Tự học hay học thêm
Đây là một câu hỏi mà rất nhiều bạn học sinh đặt ra. Tuy nhiên đa số chúng ta
đều lựa chọn học thêm. Thế nhưng sự thật thì việc tự học đôi khi vẫn mang lại cho
ta nhiều lợi ích hơn so với việc học thêm. Chúng ta hãy cùng xem các lợi ích của
việc tự học
- Tự sắp xếp thời gian phù hợp với mình nhất, học bất cứ lúc nào, nơi đâu bạn
thấy tiện lợi và hứng thú, không phải lo chen chúc giữa mùa nóng trong những lò
học thêm, bạn có thể ung dung ngồi điều hòa máy lạnh mà nghiên cứu, không
sướng à?
- Tự khám phá ra điểm mạnh và sở thích của bản thân, lợi dụng điều đó để khiến
việc tự học trở nên dễ thở. Đơn giản nhất là học tiếng Anh qua việc đọc Harry
Potter, học Vật lý quang học với đạo cụ là đống gương hay kính cận, vô cùng thực
tế và thú vị, nhỉ.
- Học với tốc độ phù hợp với bạn, không phải lo cô giảng nhanh quá, cả lớp hiểu
mà mình hỏi lại thì tự nhận là dốt(?!), cũng chẳng lo mình tốn thời gian với mấy
món biết rồi, tự học những gì bạn còn yếu, quá hiệu quả và tiết kiệm thời gian còn
gì?
- Tìm thấy điều bạn say mê trong môn học, và biến việc học thành điều bạn thích,
chứ không chỉ là nghĩa vụ. Đừng tra tấn bản thân bằng cách căng tai nghe giảng
thơ văn với cái đầu bốc hỏa vì nóng bức và ngột ngạt, tay thì chai phồng vì chép
và chép, bạn thử tìm đọc những bài cảm nhận tác phẩm đó của những nhà phê bình
tâm huyết mà xem, thật sự yêu thích tác phẩm nào đó, cảm hứng câu chữ sẽ tuôn
ra dạt dào, chắc chắn mà!
- Học với bất kì ai bạn thích, kết hợp với cách hoạt động khác nữa. Cùng bạn ý
luyện đề và chữa cho nhau, cũng lũ bạn thân dò bài nhau kết hợp ăn uống tụ tập,
cũng vui đấy chứ, hơn nữa còn giúp nhau bù đắp những phần còn yếu của từng
người. Gian nan cần vượt qua đây: Tự học thì rõ là phải siêu tự giác, cái gì cũng
phải tự chủ, tự quản rồi, khó khăn đến mấy thì cũng phải động viên mình tự vượt
qua thôi!



- Chuyện hôm nay xin để ngày mai: Những cơn lười đấy, bạn đang bị "ma lười"
ám đến mức trì hoãn kế hoạch của mình lại, nhất là khi ngày hôm nay đã bị bạn
dùng để chơi bời hết nửa. Nhớ này, không phải ngày mới là một bắt đầu mới, bạn
có thể bắt đầu ngay lúc nào bạn muốn, nhìn những kẻ đang đi trước bạn một (số)
bước mà tự nhủ mình phấn đấu nhé. Giữa một đường đua ai cũng đang chạy hết
sức, người dừng lại chính là người quay về vạch xuất phát đấy.
- Tớ không thể tập trung được: Mặc dù hooc-mon tuổi mới lớn đáng bị gọi là tội
đồ làm chúng ta hay bị phân tán nhưng bạn hoàn toàn có thể đuổi bớt sự xao lãng
đi bằng cách tạo một không gian yên tĩnh, ít thứ để nghịch, chỉ có sách vở để bạn
thanh tịnh mà học nhé. Nếu đã làm mọi cách mà bạn vẫn thấy bị xao lãng, hãy
dùng thần chú:" Thôi tập trung, học" và làm ngay theo nó, chỉ vài lần thôi, bạn sẽ
luyện được thần công tập trung siêu cấp.
- Nhưng không có áp lực, tớ không sao bắt mình học được: Một trong những lý do
khiến bạn học về đêm mới thấy vào đây mà, không còn thời gian nào khác chứ
sao. Thế này nhé, hình dung ra số bài tập bạn cần hoàn thành và những chặng nhỏ
để hoàn thành nó. Bạn sẽ không thấy mục tiêu xa vời đâu, nhắc nhở mình sau khi
hoàn thành từng chặng nhỏ sẽ khiến bạn thấy vứt đi gánh nặng và đốc thúc mình đi
đến đích nhanh hơn đấy.
- Làm sao khi tự học tớ biết nên học trọng tâm cái gì? Sao không chứ? Bạn có thể
tìm hiểu dạng đề thi, giới hạn thi, hỏi thầy cô nếu đó là môn thi ở trường hoặc tra
cứu từ đề thi cũ và đề tham khảo. Hơn nữa, khi đọc sách, chắc chắn bạn cũng sẽ
nắm được những vấn đề cốt lõi cần được học sâu và chuyên tâm mà. Tự học kết
hợp với học trên lớp tốt, kết quả sẽ mỹ mãn luôn.
Học giỏi một phần dựa vào trí thông minh và cũng nhờ vào việc bạn tìm ra
phương pháp, cách thức học. Mấu chốt của việc học giỏi nằm ở niềm tin và ý chí
của mỗi cá nhân mà thôi. Hãy thay đổi thói quen, suy nghĩ của bạn ngay từ bây
giờ, chẳng mấy chốc bạn sẽ thành công. Hãy nhớ rằng: “Vì cuộc đời không trải tòa
hoa hồng, và bạn chỉ có thể lựa chọn đi chân trần hay mang cho mình những đôi
giày vững chãi. Hành trang cho tương lai phụ thuộc ở quyết định hiện tại của các

bạn”.
Trên đây là những ý kiến tham luận của tôi về vấn đề học tập. Rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí để bản tham luận của tôi được đầy đủ
hơn.
Lời cuối cùng tôi xin kính chúc các quý vi đại biểu, quý thầy cô cùng toàn
thể các bạn sức khỏe và hạnh phúc.
Chúc đại hội thành công tốt đẹp!
Tôi xin chân trọng cảm ơn!



×