Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ MIỄN DỊCH TRONG CHẨN ĐOÁN SỐT XUẤT HUYẾT DO VI RÚT DENGUE GÂY RA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (748.81 KB, 42 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ MIỄN DỊCH
TRONG CHẨN ĐOÁN SỐT XUẤT HUYẾT
DO VI RÚT DENGUE GÂY RA

Ngành học:

CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Sinh viên thực hiện:

NGUYỄN THỊ LIỆU

Niên khóa:

2007 - 2011

Tháng 7/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ MIỄN DỊCH
TRONG CHẨN ĐOÁN SỐT XUẤT HUYẾT


DO VI RÚT DENGUE GÂY RA

Hướng dẫn khoa học

Sinh viên thực hiện

TS. BS. VŨ BẢO CHÂU

NGUYỄN THỊ LIỆU

Tháng 7/2011


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn đến các quý thầy cô, các anh chị ở bộ
môn Công Nghệ Sinh Học trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đã luôn chỉ
dạy, truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích, tạo điều kiện tốt nhất cho em trong
suốt 4 năm học tại trường.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy Vũ Bảo Châu và chị Nguyễn Thị
Thanh Huệ đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho em những kiến thức bổ ích, giúp em
hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn các cô, các chú, cùng các chị làm việc trong khoa Vi
sinh vật - Bệnh viện 175 đã hỗ trợ em trong suốt quá trình em làm khóa luận tại đây.
Con xin bày tỏ lòng biết ơn đến bố mẹ, người đã luôn tận tình nuôi dưỡng luôn quan
tâm và ủng hộ con để con đạt được những gì tốt đẹp nhất ngày hôm nay.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến tập thể DH07SH, những người bạn đồng
hành, luôn giúp đỡ, động viên tôi suốt 4 năm qua.

i



TÓM TẮT
Bệnh sốt Dengue và bệnh sốt xuất huyết Dengue có thể xuất hiện ở khắp nơi
trên thế giới, đặc biệt phổ biến ở các nước nhiệt đới trong đó có Việt Nam. Trong vùng
dịch lưu hành, mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm vi rút Dengue.
Hiện nay, nhiều phương pháp được ứng dụng để chẩn đoán phát hiện nhiễm vi
rút Dengue trên bệnh nhân như huyết thanh học, nuôi cấy vi rút, sinh học phân
tử…Tuy nhiên, việc sử dụng kỹ thuật sắc ký miễn dịch trong chẩn đoán sốt xuất huyết
Dengue được coi là một trong những phương pháp đơn giản, hiệu quả, có độ đặc hiệu
cao và cho kết quả nhanh.
Tôi đã tiến hành khảo sát trên 869 mẫu huyết thanh được thu thập trên bệnh
nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện 175. Trong số đó có 370/869 mẫu dương tính,
chiếm 42,58%, bao gồm: 54/370 trường hợp IgM dương tính (14,59%); 212/370
trường hợp dương tính cả 2 kháng thể IgM và IgG (57,3%) và 104/370 trường hợp chỉ
dương tính với IgG (28,11%). Tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ em là 48% và ở người lớn là
42,42%, (p > 0,05). Tỷ lệ bệnh cao vào một số tháng là : tháng 6 (46%); tháng 10
(42,52%); tháng 11 (50,84%); tháng 12(53,5%). Tỷ lệ mắc bệnh giữa nữ (42,64%) và
nam (42,11%) không có sự khác biệt, với p > 0,05. Test SD BIOLINE Dengue
IgM/IgG dựa trên cơ sở sắc ký miễn dịch có thể áp dụng rộng rãi để phát hiện sớm các
trường hợp nhiễm vi rút Dengue và có thể phân biệt được sơ nhiễm hay tái nhiễm.

ii


SUMMARY
Thesis title “Study the serological method in diagnosis of Dengue hemorrhagic
fever”.
Dengue fever and Dengue hemorrhagic fever occur every where in the world,
especially in tropical countries, including Viet Nam. In endemic areas, all of ages can
be infected with Dengue virus.

Curently, there are several methods be used to diagnosis of Dengue hemorrhagic
fever such as: serology, viral culture, molecular biology,…However, using the
immunochromatography techniques in diagnosis of Dengue hemorrhagic fever is
considered one of the methods of simple, efficient and high specificity, and giving
rapid results.
Acute-phase blood samples were collected from 869 patients attending outpatient
and inpatient departments with clinical suspicion of dengue infection in Hospital 175.
A total of 370 (42,58%) patients were found to be antibody positive, of which 54
(14,59%) had IgM antibody alone, whereas 212 (57,3%) cases had both IgM and IgG
antibodies, indicating secondary infection. The remaining 104 (28,11%) cases had IgG
antibody. The rate of infection was 48% in children and 42,42% in aduls, p > 0.05.
Prevalence of Dengue fever in some months of the year: June (46%); October
(42,52%); November (50,84%); December (53,5%). The rate of infection in female
was 42,64% and male 42,11%, p > 0.05. Test SD BIOLINE Dengue IgM/IgG could be
widely applied to detect of Dengue virus infection and could differentiate between
primary or secondary infection.

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................................. i
TÓM TẮT .................................................................................................................................. ii
SUMMARY ..............................................................................................................................iii
MỤC LỤC ................................................................................................................................. iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG ...................................................................................................... vi
DANH SÁCH CÁC HÌNH ........................................................................................................ vi
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................................... vii
Chương 1 MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................................ 1

1.2. Yêu cầu ................................................................................................................................ 1
1.3. Nội dung thực hiện .............................................................................................................. 1
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................................... 2
2.1. Khái quát chung về sốt xuất huyết ..................................................................................... 2
2.1.1. Dịch tễ học SXH ............................................................................................................... 2
2.1.2. Nguồn bệnh và đường lây truyền ..................................................................................... 3
2.1.3. Tác nhân gây bệnh ............................................................................................................ 5
2.2. Sinh bệnh học SXH ............................................................................................................ 6
2.2.1. Thúc đẩy nhiễm trùng phụ thuộc kháng thể ..................................................................... 6
2.2.2. Độc lực của vi rút Dengue ................................................................................................ 7
2.2.3. Cơ chế sinh bệnh học miễn dịch ....................................................................................... 7
2.3. Triệu chứng và chẩn đoán ................................................................................................... 8
2.3.1. Triệu chứng....................................................................................................................... 8
2.3.1.1. Sốt Dengue .................................................................................................................... 8
2.3.1.2. Sốt xuất huyết Dengue................................................................................................... 8
2.3.2. Chẩn đoán ......................................................................................................................... 9
2.3.2.1 Phân lập vi rút ................................................................................................................. 9
2.3.2.2 Huyết thanh học ............................................................................................................ 10
2.4. Điều trị và phòng bệnh ...................................................................................................... 12
2.4.1. Điều trị ............................................................................................................................ 12
2.4.2. Phòng bệnh ..................................................................................................................... 12
2.5. Một số công trình nghiên cứu về SXH trong và ngoài nước ............................................. 14
2.5.1. Công trình nghiên cứu trong nước.................................................................................. 14
2.5.2. Công trình nghiên cứu ngoài nước ................................................................................. 15
iv


Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 16
3.1. Thời gian và địa điểm thực hiện ...................................................................................... 16
3.2. Đối tượng khảo sát và số lượng mẫu ............................................................................... 16

3.3. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................................... 16
3.4. Vật liệu và dụng cụ .......................................................................................................... 16
3.5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................. 16
3.6. Kỹ thuật nghiên cứu (theo kỹ thuật thường quy của Bộ y tế) ......................................... 17
3.6.1. Kỹ thuật lấy bệnh phẩm ................................................................................................ 17
3.6.2. Các bước thực hiện ......................................................................................................... 17
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................................. 22
4.1. Kết quả chung .................................................................................................................. 22
4.2. Kết quả dương tính theo các lớp kháng thể ....................................................................... 24
4.3. Kết quả chẩn đoán SXH theo ngày sốt .............................................................................. 24
4.3.1. Kết quả dương tính SXH chung theo ngày sốt ............................................................... 24
4.3.2. Kết quả dương tính các lớp kháng thể theo ngày sốt..................................................... 25
4.4. Kết quả khảo sát SXH theo lứa tuổi .................................................................................. 26
4.5. Kết quả chẩn đoán Dengue theo giới tính ......................................................................... 27
4.6. Kết quả khảo sát Dengue theo tháng ................................................................................. 27
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................................... 30
5.1. KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 30
5.2. ĐỀ NGHỊ ........................................................................................................................... 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 31

v


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Nhận định kết quả xét nghiệm .......................................................................21
Bảng 4.1 Tỷ lệ dương tính chung của xét nghiệm .......................................................22
Bảng 4.2 Tỷ lệ dương tính theo lớp kháng thể..............................................................24
Bảng 4.3 Tỷ lệ SXH dương tính theo ngày sốt. ............................................................25
Bảng 4.4 Tỷ lệ dương tính phân bố theo lứa tuổi .........................................................26
Bảng 4.5 Kết quả dương tính được phân loại theo giới tính .........................................27


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.2 Muỗi Aedes aegypti và Aedes albopitus .......................................................... 4
Hình 2.3 Chu trình tái nhiễm tạo ra miễn dịch hoặc gây sốc.......................................... 4
Hình 2.4 Chu trình phát triển của Aedes aegypti. ........................................................... 5
Hình 3.1 Các bước thực hiện ........................................................................................17
Hình 3.2 Quy trình thực hiện của xét nghiệm...............................................................20
Hình 4.1 Kết quả thu được trên test SD Bioline Dengue IgM/IgG. .............................23
Hình 4.2. Phân bố dương tính các lớp kháng thể theo ngày sốt. ..................................25
Hình 4.3 Tỷ lệ dương tính với vi rút Dengue theo các tháng. .....................................28

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AFRIMS ELISA

Armed Forces Research Institute of Medical Sciences

ARN

Acid ribonucleic

CPE

Cell pathology efficient

CS

Cộng sự


CTV

Cộng tác viên

EDTA

Ethylenediaminetetraacetic acid

ELISA

Enzyme linked immunosorbent assay

GAC-ELISA

IgG antibody capture enzyme linked immunosorbent assay

HI

Phản ứng ngăn ngưng kết hồng cầu

IFN- γ

Interferon gamma

IL-10

Interleukin 10

KN


Kháng nguyên

KT

Kháng thể

KTV

Kỹ thuật viên

MAC-ELISA

IgM antibody capture enzyme linked immunosorbent assay

MBD

Mosquitoes borne diseases

NXB

Nhà xuất bản

PCR

Polymerase chain reaction

RANTES

Regulated upon activation normal T cell expressed and secreted


RT-PCR

Reverse transcriptase-polymerase chain reaction

SKMD

Sắc ký miễn dịch

SXH/SXHD

Sốt xuất huyết/sốt xuất huyết Dengue

TNF-α

Tumor necrosis factor alpha

WHO

Tổ chức y tế thế giới

vii


Chương 1 MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Bệnh sốt Dengue/sốt xuất huyết Dengue (SD/SXHD) gọi chung là sốt xuất huyết
là bệnh truyền nhiễm do muỗi truyền thường gặp ở tất cả các lứa tuổi trong đó tỷ lệ
mắc bệnh và tử vong cao nhất ở trẻ em.
Bệnh diễn biến phức tạp và thường có những biến chứng nặng nề, khả năng gây

tử vong cao nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Việc chẩn đoán vi rút
Dengue hiện nay có thể thực hiện bằng nhiều phương pháp: phân lập vi rút, RT-PCR,
ELISA, phản ứng ngăn ngưng kết hồng cầu (HI), phản ứng miễn dịch hấp phụ gắn
men (MAC-ELISA, GAC-ELISA). Tuy nhiên, một số xét nghiệm đòi hỏi nhiều thiết
bị đắt tiền, một số không phát hiện sớm được bệnh do cơ thể đáp ứng miễn dịch chậm
(Aaskov M. J. G, 2003). Do tính chất nguy hiểm của bệnh nên cần phải có phương
pháp chẩn đoán nhanh, phát hiện sớm và chính xác và đó là một nhu cầu cần thiết cho
cả thầy thuốc lẫn bệnh nhân trong việc điều trị nhằm giảm những biến chứng nặng nề
do SXH gây ra.
Phương pháp huyết thanh học trên nguyên tắc sắc ký miễn dịch cho phép phát
hiện sớm kháng thể lớp IgM và IgG trong huyết thanh của bệnh nhân góp phần hỗ trợ
cho việc quản lý và điều trị bệnh nhân.
Do vậy, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Tìm hiểu phương pháp huyết thanh học
trong chẩn đoán sốt xuất huyết do vi rút Dengue gây ra”
1.2. Yêu cầu
-

Tìm hiểu kỹ thuật chẩn đoán huyết thanh học trên cơ sở sắc ký miễn dịch

trong chẩn đoán sốt xuất huyết
-

Xác định tỷ lệ IgM/IgG dương tính

1.3. Nội dung thực hiện
-

Thu thập và xử lý mẫu

-


Sử dụng bộ kit chẩn đoán nhanh trên cơ sở sắc ký miễn dịch SD BIOLINE

Dengue IgM/IgG, phát hiện định tính và phân biệt nhanh IgM/IgG trong máu
hoặc huyết thanh bệnh nhân.
-

Thu thập và xử lý số liệu
1


Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Khái quát chung về sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết (SXH) thuộc nhóm bệnh do muỗi truyền (MBD-mosquitoes borne
diseases) thường gặp nhất ở người, bệnh do vi rút Dengue thuộc họ Flaviviridae của vi
rút Arbo gây ra. Vi rút này có 4 kiểu huyết thanh khác nhau là DEN-1, DEN-2, DEN-3
và DEN-4. Bệnh thường xảy ra ở các nước nhiệt đới, cận nhiệt đới và trở thành vấn đề
y tế nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng. Bệnh có biểu hiện khác nhau tùy thuộc
vào thể trạng của mỗi người. SXH được đặc trưng bởi hiện tượng thất thoát huyết
tương dẫn đến sốc giảm thể tích và rối loạn đông máu gây ra xuất huyết. Đây là
nguyên nhân chính dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện kịp thời. Trên toàn thế
giới có khoảng 2,5 tỷ người đang sống trong vùng có bệnh lưu hành (Halstead, 1980).
Sự lan tràn về mặt địa lý của cả véc tơ truyền bệnh (muỗi) và vi rút đã đưa đến sự tăng
cao tỷ lệ bệnh trong vòng 25 năm qua cũng như khả năng xuất hiện dịch do nhiều
chủng huyết thanh khác nhau ở các vùng nhiệt đới. Do đó, việc kiểm soát dịch bệnh
gặp nhiều khó khăn.
2.1.1. Dịch tễ học SXH
Trận dịch SXH đầu tiên xảy ra vào những năm từ 1778 - 1780 ở châu Á, Châu
Phi và Bắc Mỹ. Sự xuất hiện dịch bệnh gần như đồng thời ở 3 lục địa khác nhau chứng
tỏ vi rút gây bệnh cũng như véc tơ truyền bệnh đã phân bố rộng rãi trên toàn thế giới.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính mỗi năm có khoảng 50 đến 100 triệu người mắc
bệnh trong đó đáng báo động là khả năng nhiễm nhiều loại vi rút Dengue khác nhau
gây khó khăn cho việc chẩn đoán, điều trị và quản lý bệnh nhân (Bùi Đại, 1999).
Bệnh SXH/SXHD trở thành một bệnh dịch lưu hành ở nước ta, bệnh không chỉ
xuất hiện ở đô thị mà cả vùng nông thôn, nơi có muỗi-véc tơ truyền bệnh. Dịch lớn
SXH/SXHD bùng nổ theo chu kỳ khoảng 3 - 5 năm.
SXH du nhập vào Việt Nam từ những năm 1960. Trong khoảng thời gian 1960 1988, Việt Nam đứng đầu 8 quốc gia Đông Nam Á và cả thế giới về tổng số trường
hợp mắc bệnh và chết do SD/SXHD. Tỷ suất bệnh mới gia tăng theo sự phát triển kinh
tế xã hội (Nguyễn Đỗ Nguyên, 1997). Theo thống kê của Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y
Tế), trong năm 2010, cả nước đã ghi nhận 128.381 trường hợp mắc sốt xuất
2


huyết, trong đó 109 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2009, số trường hợp mắc
SXH tăng 22%, tử vong tăng 25,3% và bệnh bùng phát chủ yếu ở miền Trung và Tây
Nguyên. Đa số các trường hợp tử vong xảy ra do SXH Dengue độ III, IV và tỷ lệ trẻ

Số mắc/100.000

em mắc SD/SXHD là 46,4%.

Hình 2.1 Tỷ lệ mắc sốt xuất huyết/100.000 dân theo khu vực 2010.
( qn/vn/portal)
Bệnh SXH ở Việt Nam phát triển theo mùa và cũng có sự phát triển khác biệt giữa các
miền: ở miền Bắc bệnh thường xảy ra nhiều từ tháng 7 đến tháng 9, miền Nam và miền
Trung bệnh bùng phát quanh năm và xuất hiện nhiều vào tháng 6 đến tháng 10.
2.1.2. Nguồn bệnh và đường lây truyền
Người bệnh là ổ chứa vi rút chính. Gần đây người ta phát hiện ở Malaysia có loại
khỉ hoang dại ở những khu rừng nhiệt đới có mang vi rút Dengue. Muỗi Aedes aegypti
là véc tơ truyền bệnh chủ yếu ở hầu hết các khu vực bệnh lưu hành. Nước ta có 2 loại

muỗi Aedes gây bệnh là Aedes aegypti và Aedes albopitus. Muỗi Aedes aegypti hoạt
động vào ban ngày và chỉ có muỗi cái mới đốt người và truyền bệnh. Muỗi trưởng
thành chủ yếu sống trong nhà, tầm bay ngắn (300 m), đẻ trứng vào dụng cụ chứa nước,
thời gian phát triển của ấu trùng phụ thuộc vào nhiệt độ và thức ăn (thường là 7 ngày).
3


Muỗi Aedes albopictus, thường gây bệnh ở vùng nông thôn, sống ngoài nhà, ấu
trùng phát triển ở các vật chứa nước tự nhiên (hốc cây, vỏ dừa, thân tre cụt…).

Hình 2.2 Muỗi Aedes aegypti và Aedes albopitus ()
Sự lan truyền dịch xảy ra ở những vùng có nhiều muỗi Aedes, vệ sinh môi trường
kém, dân cư đông đúc. Khi muỗi cái Aedes hút máu bệnh nhân nhiễm vi rút Dengue, vi
rút này sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi khoảng 8 đến 11 ngày. Trong khoảng thời gian
sống còn lại muỗi có nguy cơ truyền bệnh cho người. Khi vi rút vào cơ thể người
chúng tuần hoàn trong máu từ 2 đến 7 ngày. Trong khoảng thời gian này nếu muỗi
Aedes hút máu thì vi rút sẽ được truyền cho muỗi (Gubler D. J, 1989).

Hình 2.3 Chu trình tái nhiễm tạo ra miễn dịch hoặc gây sốc.
( />4


Hình 2.4 Chu trình phát triển của Aedes aegypti. ()
2.1.3. Tác nhân gây bệnh
Vi rút Dengue thuộc họ Flaviviridae, chúng mang đặc điểm của vi rút Arbo
(Arthropod born virus), có nhân ARN và có 2 kháng nguyên quan trọng là kháng
nguyên ngăn ngưng kết hồng cầu và kháng nguyên kết hợp bổ thể. Vi rút Dengue có 4
týp huyết thanh khác nhau DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4, giữa các týp này có phản
ứng chéo nhau, đây chính là đặc điểm quan trọng dẫn đến tính phức tạp của bệnh cảnh
lâm sàng do vi rút Dengue gây ra.

Vi rút Dengue có hình cầu, đường kính 45 - 60 nm, cấu trúc vi rút gồm 3 thành
phần: nhân ARN, sợi đơn, cực dương, vỏ capsid là hình khối khoảng 20 mặt và màng
bọc lipoprotein. Vi rút này có 3 protein cấu trúc: protein lõi, protein màng, protein vỏ
và 7 protein không cấu trúc ( Mackenzie JM và cs,1996).
• Sức đề kháng của vi rút Dengue
Vi rút Dengue bị chết ở nhiệt độ trên 56oC, tia cực tím, formaline, ether. Bảo
quản tốt ở nhiệt độ -70oC.
• Kháng nguyên vi rút
Vai trò gây bệnh của vi rút Dengue không chỉ phụ thuộc vào tải lượng vi rút có
trong máu người bệnh mà còn phụ thuộc vào độc tố của chúng, tất nhiên có sự tương
quan giữa mật độ vi rút với nồng độ độc (Nguyễn Thanh Bảo và ctv, 2004).
5


Hình 2.5 Cấu trúc vi rút Dengue (Marianncau, 1997)
2.2. Sinh bệnh học SXH
2.2.1. Thúc đẩy nhiễm trùng phụ thuộc kháng thể
• Đáp ứng sơ nhiễm

Lần đầu tiên một người bị nhiễm vi rút Dengue thì đáp ứng kháng thể xảy ra kiểu
sơ nhiễm. Trong đáp ứng sơ nhiễm kháng thể IgM xuất hiện rất sớm, thường vào ngày
thứ 3 của bệnh, tăng cao nhất trong 2 tuần lễ rồi sau đó giảm dần. Còn kháng thể IgG
xuất hiện muộn hơn và ở mức tương đối thấp.
• Đáp ứng tái nhiễm

Một người đã có đáp ứng sơ nhiễm nếu sống trong vùng dịch sốt xuất huyết
Dengue có thể bị nhiễm tiếp theo bởi các týp huyết thanh khác của vi rút Dengue thì
đáp ứng sẽ xảy ra theo kiểu tái nhiễm. Trong đáp ứng tái nhiễm kháng thể IgG xuất
hiện sớm và tăng cao trong 2 tuần lễ còn kháng thể IgM ở mức tương đối thấp.
• Sự thúc đẩy nhiễm trùng phụ thuộc kháng thể


Theo Halstead, biểu hiện nặng của nhiễm Dengue (SXHD/sốc SXHD) xảy ra ở
những trường hợp tái nhiễm vi rút Dengue do vai trò của kháng thể tăng cường. Trẻ
nhũ nhi mặc dù bị sơ nhiễm vi rút Dengue vẫn có nguy cơ cao bị SXHD/sốc SXHD
như trẻ lớn bị tái nhiễm.
Khi sơ nhiễm, kháng thể được tạo ra không đủ khả năng trung hòa chéo do đó
vẫn có khả năng tái nhiễm với một týp huyết thanh vi rút Dengue khác. Kháng thể tăng
cường của lần sơ nhiễm sẽ kết hợp với vi rút Dengue tái nhiễm tạo thành phức hợp
6


miễn dịch. Các phức hợp miễn dịch này làm tăng khả năng thực bào của bạch cầu đơn
nhân. Khi vi rút Dengue được đưa vào bên trong bạch cầu đơn nhân, nó sẽ nhân lên rất
mạnh dẫn đến hậu quả nhiều tế bào bị nhiễm nhanh hơn. Hiện tượng này sẽ hoạt hóa
các tế bào lympho gây độc tế bào. Các tế bào lympho gây độc sau khi được hoạt hóa sẽ
làm ly giải các bạch cầu đơn nhân bị nhiễm. Các bạch cầu đơn nhân bị nhiễm sau khi
bị chết sẽ giải phóng các hóa chất trung gian. Các tế bào lympho T sẽ kích thích giải
phóng các cytokine gây ra thất thoát huyết tương và biểu hiện xuất huyết trong
SXHD/sốc SXHD.
2.2.2. Độc lực của vi rút Dengue
Những biểu hiện lâm sàng của sốt Dengue, SXHD/sốc SXHD có thể là do độc
tính của các chủng vi rút Dengue khác nhau. Có sự khác nhau về mặt cấu trúc được
tìm thấy giữa các chủng vi rút Dengue được phân lập từ bệnh nhân bị sốt Dengue và
sốt xuất huyết Dengue. Nồng độ vi rút trong máu có liên quan đến độ nặng của bệnh
và nồng độ vi rút trong máu cao phản ánh độc lực của vi rút, tốc độ tăng trưởng nhanh
của vi rút góp phần thúc đẩy biểu hiện SXHD/sốc SXHD.
2.2.3. Cơ chế sinh bệnh học miễn dịch
• Sự sản xuất quá mức cytokine
Cytokine là tên gọi của một nhóm các phân tử có chức năng truyền đạt thông tin
giữa các tế bào trong và ngoài hệ miễn dịch đồng thời chúng hoạt động trong một

mạng lưới. Đáp ứng của một tế bào riêng lẻ phụ thuộc vào loại cytokine và thụ thể của
cytokine mà nó biểu hiện. Trong nhiễm vi rút Dengue, nồng độ cytokine tăng lên như
IL2, IL6, IL8, IL10, γ-IFN, α-TNF. Sự tăng lên của các cytokine này được xem là các
dấu hiệu chỉ điểm ở những bệnh nhân bị SXHD/sốc SXHD.
• Giảm tiểu cầu và kháng thể kháng tiểu cầu
Sinh bệnh học của giảm tiểu cầu trong SXHD/sốc SXHD vẫn chưa được biết rõ.
Có nhiều giả thiết được đưa ra để giải thích cho sự giảm tiểu cầu:
- Vi rút Dengue ức chế tủy xương do đó sự sản xuất tiểu cầu bị giảm.
- DEN-2 có thể kết hợp tiểu cầu với sự hiện diện của kháng thể đặc hiệu làm
tiêu hủy tiểu cầu dẫn đến số lượng tiểu cầu giảm.
- Sự tiêu thụ tiểu cầu trong đông máu nội mạch lan tỏa và tiểu cầu bị kết dính ở
các chỗ tế bào nội mạc bị tổn thương.
7


• Rối loạn miễn dịch
Bệnh nhân bị nhiễm vi rút Dengue thường giảm số lượng bạch cầu hạt và bạch
cầu đơn nhân cùng với sự gia tăng các tế bào lympho không điển hình đồng thời ức
chế sự tăng sinh tế bào T.
- Giải phóng các cytokine và chemokine như IL-6, IL-8 và RANTES
(Regulated upon activation normal T cell expressed and secreted).
- RANTES: là một chemokine có tác dụng thu hút tế bào lympho và tế bào diệt
tự nhiên đến các vị trí viêm.
• Rối loạn đông máu
Bắt nguồn từ 3 yếu tố: tăng tính thấm thành mạch, tiểu cầu giảm và các yếu tố
đông máu giảm do giảm tổng hợp và tiêu thụ nhiều vào quá trình tăng đông máu nội
mạch. Rối loạn đông máu thường nặng ở những trường hợp có sốc.
2.3. Triệu chứng và chẩn đoán
2.3.1. Triệu chứng
Thời kỳ ủ bệnh: 3 - 6 ngày một số trường hợp có thể kéo dài đến 15 ngày

2.3.1.1. Sốt Dengue
Triệu chứng thường xuất hiện đột ngột với sốt cao, người mệt mỏi rũ rượi, nhức
đầu, đau sau hốc mắt, đau cơ (đau thắt lưng và đôi khi đau chân), thường kèm theo đau
họng, buồn nôn, nôn mửa, đau vùng thượng vị và tiêu chảy.
Ở trẻ em, đau bụng và đau họng thường là những triệu chứng nổi trội. Hạ sốt
xuất hiện vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 8 thường kèm theo biểu hiện xuất huyết nhẹ
(chấm xuất huyết dưới da, nốt xuất huyết và chảy máu mũi). Sau khi hạ sốt thường
xuất hiện ban dạng dát sẩn đa hình thái, đôi khi gây ngứa, đầu tiên ở thân mình và lan
rộng theo hướng ly tâm đến các chi, mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Một số trường
hợp, thể bệnh có thể tiến triển đến xuất huyết tiêu hóa và sốc.
2.3.1.2. Sốt xuất huyết Dengue
Giai đoạn sớm của bệnh không thể phân biệt được với sốt Dengue. Tuy nhiên,
thường sau từ 2 đến 5 ngày (giai đoạn hạ sốt), một số trường hợp nhiễm trùng đầu tiên
và đa số các nhiễm trùng thứ phát sau khi đã nhiễm một týp huyết thanh khác có biểu
hiện hạ tiểu cầu (< 100.000 mm3) và cô đặc máu. Biểu hiện xuất huyết có thể xảy ra
hoặc không. Các biểu hiện xuất huyết thường gặp gồm xuất huyết dưới da, chảy máu
răng, chảy máu mũi và xuất huyết tiêu hóa. Lá lách thường không lớn, nếu gan lớn và
8


đau thì đây là những dấu hiệu bệnh nặng. Các biểu hiện khác có thể gồm tràn dịch
màng phổi, giảm protein máu, bệnh lý não với dịch não tủy bình thường. Tính thấm
mao mạch gia tăng, với hậu quả thoát huyết tương ra ngoài khoang dịch kẽ với lượng
lớn, là nguyên nhân của tình trạng cô đặc máu.
Phân loại lâm sàng của SXHD (theo WHO), theo mức độ bệnh chia làm 4 độ:
+ Độ I: giảm tiểu cầu kèm cô đặc máu nhưng không có chảy máu tự phát.
+ Độ II: giảm tiểu cầu và cô đặc máu kèm theo chảy máu tự phát
+ Độ III: giảm tiểu cầu và cô đặc máu, huyết động không ổn định: mạch lăn tăn,

huyết áp kẹp (hiệu số huyết áp tâm thu-huyết áp tâm trương < 20 mm Hg), tay chân

lạnh, tinh thần lú lẫn.
+ Độ IV: giảm tiểu cầu và cô đặc máu, sốc biểu hiện rõ: bệnh nhân không có

mạch ngoại biên, huyết áp = 0 mm Hg.
Nếu được điều trị thoát sốc thì bệnh nhân lành bệnh nhanh chóng và rất hiếm có
di chứng.
• Hội chứng sốc dengue-DSS (Dengue Shock Syndrome)
Là biểu hiện lâm sàng trầm trọng nhất của nhiễm vi rút dengue, độ IV theo bảng
sắp xếp lâm sàng của Tổ Chức Y Tế Thế Giới. Thường gặp ở trẻ em dưới 12 tuổi, thể
trạng suy yếu, tiền sử đã từng bị nhiễm vi rút Dengue.
Các mạch máu nhỏ bị tổn thương nên tăng tính thấm gây ra xuất huyết dưới da,
nội tạng, đồng thời là hiện tượng đông máu nội mạch lan tỏa, làm rối loạn cơ chế đông
máu do giảm trầm trọng số lượng tiểu cầu.
2.3.2. Chẩn đoán
Chẩn đoán Dengue chủ yếu dựa vào yếu tố dịch tễ, biểu hiện lâm sàng và một số
xét nghiệm đặc hiệu bao gồm:
2.3.2.1 Phân lập vi rút
Vi rút Dengue có thể phân lập được từ các bệnh phẩm: huyết thanh, máu bệnh
nhân. Theo Gubler (1981) thì thời gian có nồng độ cao của vi rút trong máu từ ngày 16 của bệnh. Khi bệnh nhân tử vong lấy các bệnh phẩm gan, lách, hạch, tuyến ức để
phân lập vi rút. Các bệnh phẩm được bảo quản thời gian ngắn (dưới 24 giờ) ở 4oC.
Nếu bảo quản lâu hơn phải để đông lạnh ở -70oC. Phương pháp phân lập vi rút từ dòng
tế bào muỗi C6/36 vẫn được coi là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán, nhưng cần thời
gian khoảng 7 ngày mới cho ra kết quả. Hơn nữa, việc phân lập vi rút Dengue trên tế
9


bào nuôi cấy từ máu thường không thành công do vi rút Dengue rất khó khăn trong
nuôi cấy và nồng độ vi rút máu thấp (Guzman MG và cs, 2004)
2.3.2.2 Huyết thanh học
• Phản ứng ngăn ngưng kết hồng cầu

Được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước vì phản ứng này nhạy, dễ thực hiện, kháng
thể ngăn ngưng kết hồng cầu tồn tại trên 50 năm nên phản ứng này lý tưởng cho các
nghiên cứu dịch tễ học huyết thanh.
Nguyên tắc: vi rút Dengue có khả năng gây ngưng kết hồng cầu và tác dụng này
bị ức chế bởi kháng thể đặc hiệu. Kháng nguyên được chiết xuất từ não chuột hoặc tế
bào muỗi đã được gây nhiễm vi rút Dengue. Mẫu huyết thanh xét nghiệm tìm kháng
thể ngăn ngưng kết hồng cầu cần xử lý trước khi tiến hành phản ứng để loại bỏ các
chất ức chế và chất gây ngưng kết không đặc hiệu. Hạn chế của phương pháp này là
không đủ độ tin cậy để định danh týp vi rút (Nguyễn Thanh Bảo và ctv, 2004).
• Phản ứng kết hợp bổ thể
Phản ứng này kém nhạy cảm hơn phản ứng ức chế hồng cầu và phản ứng trung hòa.
Nguyên tắc: bổ thể bị kết hợp trong các phản ứng kháng nguyên-kháng thể.
Kháng thể kết hợp bổ thể xuất hiện muộn hơn và tồn tại ngắn hơn kháng thể ngăn
ngưng kết hồng cầu. Phản ứng kết hợp bổ thể có độ đặc hiệu cao trong sơ nhiễm
nhưng không đặc hiệu trong tái nhiễm. Phản ứng này cũng như phản ứng ngăn ngưng
kết hồng cầu có phản ứng chéo giữa 4 týp Dengue và với các Flavivirus khác, do vậy,
kết quả thường không rõ ràng, khó đọc và đôi khi rất khó kết luận.
• Phản ứng trung hòa
Là phản ứng huyết thanh đặc hiệu và nhạy cảm nhất đối với vi rút Dengue,
nhưng ít được dùng trong chẩn đoán huyết thanh vì rất đắt tiền, đòi hỏi kỹ thuật cao và
tốn nhiều thời gian, phản ứng này có thể dùng để định danh vi rút trong giai đoạn sơ
nhiễm nhưng lại hạn chế trong tái nhiễm. Kháng thể trung hòa tăng cùng lúc hoặc
muộn hơn kháng thể ngăn ngưng kết hồng cầu nhưng sớm hơn kháng thể kết hợp bổ
thể và tồn tại hơn 50 năm.
Nguyên tắc: vi rút được trung hòa với kháng huyết thanh từ chuột bạch pha loãng
bậc 2 được sản xuất từ 4 týp Dengue hoặc dùng kháng thể đơn dòng. Đem cấy hỗn hợp
vi rút-kháng huyết thanh này vào nuôi tế bào một lớp sau đó phủ thạch, 6 ngày sau
phủ thêm một lớp thạch thứ 2 và đọc kết quả vào ngày thứ 7.
10



Phản ứng này rất đặc hiệu để định týp vi rút Dengue nhưng lại có nhược điểm là
môi trường nuôi cấy có cảm nhiễm thấp với vi rút Dengue, với những chủng chưa
thích ứng thường ít phát triển, không có hiệu giá đủ cao sau lần cấy truyền đầu tiên để
làm phản ứng trung hòa (Đỗ Quang Hà, 2003).
• Phản ứng miễn dịch hấp phụ gắn men thu bắt IgG (MAC-ELISA)
MAC- ELISA kém nhạy hơn phản ứng ngăn ngưng kết hồng cầu nhưng được sử
dụng rộng rãi do phản ứng đơn giản, rẻ tiền.
• Phản ứng chuỗi polymerase sao chép ngược (RT-PCR)
RT-PCR là một loại thử nghiệm sinh học phân tử, cho độ nhạy và độ chính xác
rất cao, cho kết quả sớm. Có thể định danh được týp vi rút nhưng đòi hỏi kỹ thuật và
chi phí cao (Hồ Huỳnh Thùy Dương và cs, 1997).
Các phương pháp trên đều ít có ý nghĩa trong quản lý bệnh nhân, khống chế dịch,
bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Bởi vậy, cần có một phương pháp phát hiện nhanh vi rút
Dengue nhằm giảm thời gian điều trị của bệnh nhân, cung cấp dữ liệu cho điều tra dịch
và khống chế lan tràn dịch.
• Kỹ thuật sắc ký miễn dịch chẩn đoán nhanh SXH
Sắc ký là một trong những phương pháp phân tích thông dụng và hiệu quả thuộc
nhóm các phương pháp phân tích hiện đại. Ngày nay, phương pháp sắc ký đã trở thành
một công cụ được ứng dụng rất rộng rãi trong nhiều ngành khoa học: hóa sinh, y học,
dược học, nghiên cứu xúc tác…
Kỹ thuật sắc ký miễn dịch dựa trên nguyên tắc bắt cặp đặc hiệu của kháng
nguyên và kháng thể, qua đó có thể phát hiện định tính và phân biệt nhanh các lớp
kháng thể IgM và IgG. Phương pháp này được sử dụng trợ giúp trong việc chẩn đoán
và phân biệt giữa sơ nhiễm và tái nhiễm vi rút Dengue.
Kỹ thuật này được sử dụng rộng rãi do phản ứng đơn giản, dễ thực hiện, chi phí
thấp và chỉ cần 15 - 20 phút là có kết quả.

11



Bảng 2.1 Ưu và nhược điểm của các phương pháp xét nghiệm
Xét

Ưu điểm

nghiệm

Nhược điểm

Phát hiện

- Rất nhạy cảm và đặc hiệu

- Dương tính giả do ngoại nhiễm

nucleic

- Có thể định danh týp

- Đắt tiền
- Cần thiết KTV chuyên nghiệp và

huyết thanh

acid

- Phát hiện sớm giúp điều

trang thiết bị đắt tiền.

- Không thể phân biệt sốt Dengue tiên

trị sớm

nhiễm hay thứ nhiễm.
Phân lập

- Đặc hiệu

- KTV chuyên nghiệp, phòng xét

vi rút

- Có thể phân biệt týp

nghiệm hiện đại

huyết thanh bởi sử dụng

- Thời gian > 1 tuần

kháng thể đặc hiệu

- Không thể phân biệt sốt Dengue tiên
nhiễm hay thứ nhiễm
Không nhạy cảm như phân lập hay phát

Phát hiện

- Dễ thực hiện


kháng

- Phát hiện sớm giúp điều hiện ARN

nguyên

trị sớm

Xét

- Xác định nhiễm cấp

- Có thể bỏ sót ca bệnh do nồng độ

nghiệm

- Rẻ tiền

IgM thấp hay không phát hiện được

huyết

- Dễ thực hiện

trong nhiễm thứ phát

thanh tìm

- Phân biệt giữa nhiễm tiên


- Chậm trễ chẩn đoán xác định

kháng thể phát và nhiễm thứ phát
IgG; IgM
(Tổ chức y tế thế giới, 2009)

2.4. Điều trị và phòng bệnh
2.4.1. Điều trị
Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ mang tính chất điều trị triệu chứng
và xử lý cấp cứu kịp thời khi sốc sốt xuất huyết xảy ra.
2.4.2. Phòng bệnh
• Phòng bệnh đặc hiệu

12


Phòng bệnh đặc hiệu bằng vắc xin, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có vắc xin
đặc hiệu chống vi rút Dengue. Hiện nay đã và đang có nhiều chương trình nghiên cứu
về vắc xin Dengue được thực hiện ở nhiều nước như Hoa Kỳ, Thái Lan, Pháp… Nói
chung tiến độ nghiên cứu là chậm, song chắc chắn trong một tương lai gần một vắc xin
an toàn và hiệu lực sẽ được đưa vào sử dụng (Đỗ Quang Hà, 2003).
• Phòng bệnh tổng quát
-

Diệt muỗi Aedes aegypti: Giảm nguồn sinh sản của muỗi bằng cách loại bỏ

các vật dụng chứa nước, đậy kín lu vại chứa nước sinh hoạt, khai thông nước tù
đọng…, phun hóa chất diệt muỗi như Malathion, Baytex…, diệt lăng quăng bằng cách
nuôi cá bảy màu, cá cảnh...

-

Tránh muỗi đốt: ngủ mùng, mặc quần áo dài, đốt nhang muỗi, thường xuyên

dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ.
-

Tuyên truyền, giáo dục và huấn luyện về phòng chống SXH Dengue: cần huy

động, sử dụng các loại phương tiện thông tin, tuyên truyền như tranh ảnh, sách báo,
phát thanh, truyền hình… để mọi người cùng tham gia phòng chống bệnh SXH.
• Những nét lớn trong chiến lược toàn cầu phòng chống Dengue
Chiến lược toàn cầu phóng chống Dengue/SXHD của Tổ chức Y tế thế giới đã
được đưa ra từ 1995 (Report of the Consultation on: Key Issues in Dengue Vector
Control Toward the Operationalization of a Global Strategy, CTD/FIL (DEN)/IC/96.1)
gồm 5 thành phần chính sau đây:
-

Lựa chọn các kế hoạch kiểm soát vectơ, có sự tham gia của cộng đồng và các

ban ngành đoàn thể trong đó vấn đề kiểm soát muỗi được thực hiện phù hợp với điều
kiện của từng nước, ở nơi có nguy cơ cao xảy ra dịch. Sử dụng các phương pháp diệt
muỗi thích hợp cho từng địa phương, với giá thành chấp nhận được.
-

Giám sát chủ động dịch sốt Dengue/SXHD, chương trình này cần có sự trợ

giúp mạnh mẽ của các ngành y tế như lâm sàng, phòng thí nghiệm để giám sát véc tơ,
qua đó đúc kết được những kinh nghiệm hay cho công tác phòng chống dịch.
-


Chuẩn bị các phương tiện cho phòng chống dịch khẩn cấp, theo đề xuất của

khoa cấp cứu thuộc bệnh viện tuyến trên có tham khảo y tế cơ sở và chuẩn bị chương
trình diệt véc tơ khẩn cấp kết hợp với giáo dục truyền thông dành cho cộng đồng.

13


-

Xây dựng nâng cao kỹ năng trong tập huấn giám sát dịch, chẩn đoán phòng thí

nghiệm, xử trí điều trị từng ca bệnh và kiểm soát côn trùng, các hoạt động này phải được
chuyên khoa hóa cao và giám sát chặt chẽ về mặt kỹ thuật các hoạt động tại thực địa.
-

Nghiên cứu kiểm soát véc tơ gồm nghiên cứu về sinh học của véc tơ, các yếu

tố liên quan tới dịch bệnh, thiết kế và điều hành chương trình giám sát muỗi cần lưu ý
tới hoàn cảnh xã hội và kinh tế của địa phương với giá thành chấp nhận được.
2.5. Một số công trình nghiên cứu về SXH trong và ngoài nước
2.5.1. Công trình nghiên cứu trong nước
Vũ Thị Quế Hương, Đỗ Quang Hà, Nguyễn Trọng Lân và các ctv (1995 - 1996)
ứng dụng kỹ thuật RT-PCR để chẩn đoán và tìm hiểu giai đoạn nhiễm vi rút Dengue
trong bệnh SXH. Nghiên cứu này đã cho thấy RT-PCR có độ đặc hiệu rất cao trong
chẩn đoán SXHD ở ngày thứ 4 - 5 sau sốt.
Báo cáo về Giám sát vi rút dịch SXH Dengue tại các tỉnh phía Nam từ 1987 đến
2000 của Đỗ Quang Hà và cs đã xác định được týp vi rút Dengue gây bệnh chủ yếu
trong từng năm và chu kỳ hoạt động của chúng nhờ phương pháp phân lập vi rút.

Các tác giả Trần Thị Thúy và tập thể khoa nhiễm, Vũ Thị Quế Hương (2003) đã
có báo cáo về mối liên quan giữa gen và biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh
nhi SXH Dengue tại Bệnh Viện Nhi Đồng II đã cho thấy 2 yếu tố quan trọng trong
SXHD là bản thân hoạt động của vi rút Dengue và cơ địa ký chủ. Bước đầu báo cáo
một nghiên cứu bệnh chứng nhằm tìm một số gen liên quan đến SXHD của người Việt
Nam tại khoa nhiễm Bệnh Viện Nhi Đồng II.
Nghiên cứu tình hình và các giải pháp nâng cao chất lượng điều trị SXH tại tỉnh
Tiền Giang trong 5 năm 2002 - 2006 của tác giả Tạ Văn Trầm và Trần Thanh Hải cho
thấy giải pháp nâng cao chất lượng điều trị SXH là: tổ chức điều trị, lọc bệnh tốt, đội
ngũ điều trị và chăm sóc được huấn luyện tốt, đảm bảo cung cấp đầy đủ dịch truyền,
thuốc men và trang thiết bị y tế, người dân được giáo dục sức khỏe đầy đủ về SXH.
Phan Văn Bé Bảy và Hoàn Tiến Mỹ (2006 - 2007) đã có nghiên cứu về xét
nghiệm ELISA tìm kháng nguyên NS1 trong chẩn đoán SD/SXHD và kết luận rằng
xét nghiệm ELISA tìm kháng nguyên NS1 có thể ứng dụng rộng rãi do độ nhạy của
phản ứng này khá cao, đơn giản dễ thực hiện.

14


2.5.2. Công trình nghiên cứu ngoài nước
Ken-Ichiro Yamada và ctv đã có báo cáo về việc tăng độ nhạy trong chẩn đoán
SXH bằng cách kết hợp RT-PCR và nuôi cấy tế bào (1996 - 1999).
Năm 1999 Madhu Vajpayee và Urvashi B Singh đã so sánh và đánh giá các
phương pháp chẩn đoán SXH: AFRIMS ELISA, Pan Bio Dengue Duo ELISA, sắc ký
miễn dịch và ELISA bắt kháng nguyên trong đó cho thấy ELISA bắt kháng nguyên có
độ nhạy cao nhất 97,8%.
A Chakravarti và cộng sự nghiên cứu về phương pháp huyết thanh học chẩn đoán
nhanh SXH bằng sắc ký miễn dịch từ 1999 - 2001. Phương pháp này đã phát hiện
đồng thời và phân biệt được kháng thể IgG và IgM kháng vi rút Dengue.
Karin Lemmer và cộng sự đã báo cáo về vấn đề kiểm soát chất lượng trong chẩn

đoán SXH bằng PCR năm 2003. Trong 10 phòng thí nghiệm tham gia khảo sát chỉ có
4 phòng thí nghiệm phát hiện cDNA của DEN3 với nồng độ thấp và 1 PTN phát hiện
DEN4 bằng nestes RT-PCR.

15


Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thời gian và địa điểm thực hiện
- Thời gian: đề tài được thực hiện từ tháng 1/2011 đến tháng 7/2011
- Địa điểm thực hiện đề tài: khoa Vi sinh, Bệnh viện 175
3.2. Đối tượng khảo sát và số lượng mẫu
- Đối tượng: bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viên 175 được chẩn đoán
lâm sàng là nhiễm vi rút Dengue từ tháng 10/2010 đến tháng 6/2011.
- Số lượng mẫu: 869 mẫu huyết thanh được thu thập từ bệnh nhân.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Sử dụng bộ kit chẩn đoán nhanh dựa trên nguyên lý sắc ký miễn dịch (SD
BIOLINE Dengue IgM/IgG), phát hiện định tính và phân biệt nhanh IgM/IgG trong
máu hoặc huyết thanh bệnh nhân.
3.4. Vật liệu và dụng cụ
- Các dụng cụ lấy mẫu: xilanh lấy mẫu, cồn sát trùng, ống týp đựng mẫu.
- Dụng cụ xử lý mẫu: máy ly tâm 800 vòng/phút, tủ lạnh bảo quản mẫu.
- Bộ KIT chẩn đoán nhanh sốt xuất huyết SD BIOLINE Dengue IgM/IgG gồm
có các thành phần:
ƒ

Dụng cụ xét nghiệm SD BIOLINE Dengue IgM/IgG được hàn kín trong túi

nhôm kèm gói hút ẩm. Một thanh xét nghiệm gồm:
™


Cộng hợp vàng : protein vỏ của vi rút Dengue tái tổ hợp gắn vàng (1 ± 0,2 µg).

™

Vạch thử “G”: kháng thể đơn dòng từ chuột kháng lại IgG của người (5 ± 0,1 µg).

™

Vạch thử “M” : kháng thể đơn dòng từ chuột kháng lại IgM của người (5 ± 0,1 µg).

™

Vạch chứng : IgG từ thỏ kháng lại kháng nguyên vi rút Dengue (2,5 ± 0,5 µg).

ƒ

Dung môi thử nghiệm: đệm phosphat 100 mM (5 ml), natriazit (0,01% w/w)

ƒ

Pipette mao dẫn 5 µl

ƒ

Tờ hướng dẫn sử dụng.

3.5. Phương pháp nghiên cứu
- Thiết kế nghiên cứu: mô tả, cắt ngang.
- Thu thập số liệu: tiến cứu và hồi cứu.

- Xử lý số liệu: thống kê y học (phần mềm EPI-INFO 6.0 của WHO).
16


×