Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Nghiên cứu phân lập và sử dụng một số dòng Trichoderma để sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ bùn thải sinh học trong quá trình sản xuất thực phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.55 MB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Nghiên cứu phân lập và sử dụng một số dòng
Trichoderma để sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ bùn
thải sinh học trong quá trình sản xuất thực phẩm

Họ và tên sinh viên : NGÔ THANH PHÚC
Ngành

: CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

Niên khóa

: 2007 – 2011

Tháng 08 năm 2011


LỜI CÁM ƠN

Em xin chân thành cám ơn thầy Phan Phước Hiền đã tận tình hướng dẫn, truyền
đạt kiến thức và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em thực hiện đề tài này.
Em xin chân thành cám ơn cô Trần Minh Hiền, là người hướng dẫn trực tiếp,
truyền đạt kiến thức giúp em thực hiện tốt đề tài này, và em cũng xin chân thành cám
ơn toàn thể các anh chị phòng Nông hóa- Thổ nhưỡng, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông
nghiệp miền Nam đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp em hoàn thành đề tài này.
Em xin chân thành cám ơn:


Quý thầy cô Trường Đại học Nông Lâm TPHCM, quý thầy cô bộ môn Công
nghệ Hóa học đã tận tình hướng dẫn, dạy dỗ em trong 4 năm học vừa qua.
Tp.HCM tháng 8 năm 2011
Sinh Viên

Ngô Thanh Phúc

i


TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu phân lập và sử dụng một số dòng Trichoderma để sản xuất
phân hữu cơ vi sinh từ bùn thải sinh học trong quá trình sản xuất thực phẩm”
Sinh viên thực hiện : Ngô Thanh Phúc
Đơn vị : Lớp DH07HH, Bộ môn Công nghệ Hóa, Đại Học Nông Lâm TPHCM.
Thời gian từ : tháng 03 đến tháng 08/2011
Địa điểm : Phòng Hóa Nông Thổ Nhưỡng, Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông
Nghiệp Miền Nam, Địa chỉ 121, Nguyễn Bỉnh Khiêm, P.Đa Cao, Q1 TP Hồ Chí Minh
Kết quả thu được:
 Tìm ra được 9 chủng nấm Trichoderma
 Tuyển chọn chủng nấm tốt nhất để sản xuất phân hữu cơ
 Tìm ra được CT phối trộn tốt nhất để sản xuất phân hữu cơ
 Thử nghiệm thành công trong việc trồng cải trên giá thể CT
 Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường

ii


SUMMARY
Project “ research on subdivide and use some of Trichodermas to produce

organic fertilizer from sewage sludge microbial biology which create from process of
food production”
Student performs: Ngo Thanh Phuc
Unit: Class DH07HH, Department of Chemical Technology, Nong Lam
University TPHCM
Duration: from March to Augest/2011
Location: Department of Soil Chemistry and Agriculture, Institute of Southern
Agriculture Science. Address: 121 Nguyen Binh Khiem, Da Cao ward, District No.1,
HCM city
 09 strains of Trichoderma funguses were found out
 Selection of the best fungal strains to produce organic fertilizer
 The best formula for mixing to produce organic fertilizer was found out
 Successful test in growing vegetables
 Environment pollution was solved

iii


MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN ................................................................................................................. i
TÓM TẮT ...................................................................................................................... ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... vii
BẢNG VÀ HÌNH ẢNH .............................................................................................. viii
Chương I ......................................................................................................................... 1
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề ..........................................................................................................1
1.2. Cơ sở khoa học của đề tài ..................................................................................1
1.4. Ý nghĩa khoa học ...............................................................................................1
1.5. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................2

Chương II ....................................................................................................................... 3
TỔNG QUAN ................................................................................................................. 3
2.1. Đại Cương Về Cellulose ....................................................................................3
2.1.1.

Vị trí quan trọng của cellulose ....................................................................3

2.1.2.

Cấu trúc và đặc tính của cellulose. ..............................................................3

2.1.3.

Hệ enzyme cellulose. ..................................................................................5

2.1.4.

Cơ chế tác động. ..........................................................................................5

2.1.5.

Ảnh hưởng điều kiện nuôi cấy lên sinh tổng hợp cellulase của vi sinh vật.6

2.1.6.

Đại Cương Về Vi Sinh Vật Phân Giải Cellulose. .......................................7

2.2. Giới thiệu nấm Trichoderma ..............................................................................9
2.2.1.


Vị trí phân loại.............................................................................................9

2.2.2.

Đặc điểm sinh lý, sinh hóa ........................................................................10

2.2.3.

Các yếu tố dinh dưỡng ảnh hưởng đến sinh trưởng của nấm sợi. .............11

2.3. Một số nghiên cứu ứng dụng nấm Trichoderma. ............................................11
2.3.1.

Các nghiên cứu ngoài nước .......................................................................11

2.3.2.

Các nghiên cứu trong nước. ......................................................................12

2.4. Khái niệm về phân bón hữu cơ và phân bón hữu cơ vi sinh ............................12
2.4.1.

Phân bón hữu cơ ........................................................................................12
iv


2.4.2.

Phân bón hữu cơ vi sinh ............................................................................13


2.5. Vai trò của phân bón hữu cơ sinh học, hữu cơ vi sinh đối với sản xuất nông
nghiệp trên thế giới ....................................................................................................14
2.6. Khái niệm về ủ chất thải và mùn .....................................................................14
2.6.1.

Quá trình ủ chất thải (composting)............................................................14

2.6.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ủ chất thải ........................................15

2.7. Các loại bùn thải ..............................................................................................16
2.8. Hàm lượng hữu cơ, dinh dưỡng trong bùn thải hữu cơ ...................................17
Chương III .................................................................................................................... 18
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................... 18
3.1. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................18
3.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu .......................................................................18
3.2.1.

Thời gian ...................................................................................................18

3.2.2.

Địa điểm nghiên cứu .................................................................................18

3.3. Vật liệu .............................................................................................................18
3.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................20
3.4.1.

Nội dung 1: Phân lập tuyển chọn và đánh giá hoạt tính của Trichoderma.20


3.4.2.

Nội dung 2: Sơ chế công thức chất mang BBS + MXD + VSV ...............21

3.4.3.

Nội dung 3: Nghiên cứu sản xuất phân VS và phân hữu cơ VS ...............27

Chương IV .................................................................................................................... 29
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................................... 29
4.1. Một số chỉ tiêu hóa học trong mạt dừa và bã bùn sữa trước quá trình xử lý ...29
4.2. Kết quả phân lập nấm Trichoderma . ...............................................................30
4.3. Sơ bộ định danh các chủng nấm trichoderma. .................................................31
4.4. Một số chỉ tiêu theo dõi của đống ủ qua quá trình xử lý sơ bộ. .......................36
4.4.1.

Chỉ tiêu pH của đóng ủ sau xử lý sơ bộ. ...................................................36

4.4.2.

Sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình ủ sơ chế. ..........................................37

4.4.3.

Tỷ lệ C/N% của đống ủ đầu và kết thúc xử lý ..........................................38

4.4.4.

Đánh giá độ chín của đống ủ (bằng Phương pháp plantest). ....................40


4.5. Kiểm tra mật độ nấm Trichoderma sp. Trong chế phẩm phân VS. .................41
Chương V. .................................................................................................................... 43
v


KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................................... 43
5.1. Kết luận: ...........................................................................................................43
5.2. Đề nghị: ............................................................................................................43
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 46

vi


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
MT

Môi Trường

BBS

Bã Bùn Sữa

MXD

Mụn Xơ Dừa

VS

Vi Sinh


VSV

Vi Sinh Vật

N_ts

N tổng số

P 2 O 5 _hh

P 2 O 5 hữu hiệu

K 2 O_ts

K 2 O tổng số

CT

Công Thức

CTTU

Công Thức Tối Ưu

BDU

Bắt Đầu Ủ

KTU


Kết Thúc Ủ

HCVS

Hữu Cơ Vi Sinh

Ctv

Cộng tác viên

HCVS1

phân hữu cơ vi sinh ủ với chế phẩm khử trùng

HCVS2

Phân hữu cơ vi sinh ủ với chế phẩm không khử trùng

vii


BẢNG VÀ HÌNH ẢNH
Hình 1. Cấu trúc hóa học của cellulose ................................................................... 4
Hình 2. Cấu trúc không gian ba chiều của cellulose

.......................................... 5

Hình 2.1. Khuẩn ty và cơ quan sinh bào tử ( Gary, 2004) ....................................... 11
Hình 2.2. Sợi nấm phát triển trên môi trường PDA ................................................. 11

Bảng1. Một số chỉ tiêu hóa học trong mạt dừa và bã bùn sữa ban đầu .................... 31
Bảng 2.0. Khả năng phân giải CMC của Trichoderma ........................................... 32
Bảng 2.1. Mô tả chủng nấm phân lập ........................................................................ 37
Bảng 2.2. pH của đóng ủ sau 21 ngày ...................................................................... 38
Bảng 2.3. Nhiệt độ của đống ủ ............................................................................... 39
Bảng 2.4. Kết quả phân tích chỉ tiêu C và N ........................................................... 40
Bảng 2.5 . Trọng lượng cải tươi thu hoạch sau 7 ngày gieo..................................... 42
Bảng 2.6. Mật độ nấm sau 30 ngày ủ ....................................................................... 43
Bảng 2.7. Mật độ nấm sau 7 ngày ủ ......................................................................... 44
Đồ Thị 1. pH của đống ủ đầu và kết thúc xử lý sơ bộ .............................................. 38
Đồ thị 2.2 tỷ lệ C/N của đống ủ điểm thời bắt đầu ủ và kết thúc ủ .......................... 40

viii


Chương I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.

Đặt vấn đề
Như chúng ta đã biết, Việt Nam dù đang trên bước đường công nghiệp hóa,

nhưng vẫn là một nước nông nghiệp với hơn 75% là nông dân, nên nhu cầu sử dụng
phân bón và thuốc bảo vệ thực vật rất lớn. Xu hướng sử dụng phân bón hóa học tăng
nhanh là điều tất yếu để bảo đảm lương thực phẩm cho nhân loại. Tuy nhiên việc lạm
dụng phân hóa học đã làm cho môi trường ngày càng ô nhiễm, làm đất đai bị suy
thoái, hàm lượng dư chất độc tố tăng sau nhiều năm sử dụng, Thực trạng này khá phổ
biến ở phạm vi toàn cầu và nghiêm trọng ở các nước đang phát triển.
Trước vấn đề vừa đảm bảo cung cấp nguồn lương thực, vừa duy trì và cải thiện
độ phì nhiêu của đất đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng nông sản, tăng hiệu

quả kinh tế và thân thiện với môi trường. Vì thế nền công nghiệp thế giới đã mở ra
theo hướng kết hợp đó là nền nông nghiệp thâm canh cao với nông nghiệp hữu cơ mà
hạt nhân là ứng dụng công nghệ sinh học. Hiện nay ứng dụng công nghệ vi sinh để sản
xuất phân bón đã tạo ra một hướng đi mới trong chiến lược quản lý dinh dưỡng cây
trồng. Các nhà khoa học, nhà kinh doanh và nông dân đang quan tâm đến việc sử dụng
các vi sinh vật có sẵn trong tự nhiên nhằm biến đổi các loại phế phẩm để sản xuất các
chế phẩm, phân bón vi sinh phục vụ cho nông nghiệp. Xuất phát từ cơ sở khoa học
giống nấm mốc Trichoderma là vi sinh vật có khả năng phân giải các chất hữu cơ
trong đất nên được ứng dụng nhiều trong công nghệ sản xuất phân bón vi sinh.
Việt Nam là nước đang trên đà công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước nên bùn
thải trong quá trình sản xuất là rất lớn, là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Tuy
nhiên trong thành phần bùn thải qua xử lý sơ bộ chất thải này có chứa một lượng lớn
chất dinh dưỡng thích hợp làm phân vi sinh. Vì vậy tận dụng bùn thải sinh học để sản
xuất phân vi sinh hữu cơ trong công ty sản xuất thực phẩm.

1


Mặt khác, Việt Nam là một nước nhiệt đới có diện tích trồng dừa lớn tập trung
ở các tỉnh như Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Khánh Hoà vv.. Trong đó Bến Tre là
tỉnh có diện tích trồng dừa lớn nhất nước hiện nay (khoảng 40.000 ha) và củng là nơi
có nhiều làng nghề sản xuất chỉ xơ dừa. Theo “Tin tức và Sự kiện” của Bộ Tài Nguyên
và Môi Trường (2007), thì việc ô nhiễm môi trường trên sông Thom tại ấp Vĩnh
Khánh , xã An Thạnh, Mỏ Cày, Bến Tre đang trên mức báo động,tính đến nay mỗi
ngày nơi đây có khoảng 500 tấn mụn dừa phế thải. Xuất phát từ những lợi ích và tiềm
năng ứng dụng trong công nghiệp trên nên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài
“Nghiên cứu phân lập và sử dụng một số dòng Trichoderma để sản xuất phân hữu cơ
vi sinh từ bùn thải sinh học trong quá trình sản xuất thực phẩm”.
1.2.


Cơ sở khoa học của đề tài
Bã bùn sữa có ẩm độ 70-85%, do đó khi ủ làm phân hữu cơ cần làm giảm bớt

lượng nước ,tốn mặt bằng sản xuất, gây ô nhiễm môi trường. Mụn xơ có nhiều tannin,
lignin và cellulose khó phân hủy, cây trồng khó sử dụng nguồn hữu cơ này. Đặc biệt
mụn xơ dừa gây ô nhiễm môi trường, muốn phân hủy nhanh cellulose cần ngâm mụn
dừa với kiềm hoặc acid sau đó cấy vi sinh vật (VSV) vào để phân giải chuyển hóa
thành các dạng chất dinh dưỡng dễ tiêu cho cây trồng. Từ đó phối trộn 2 nguyên liệu
này với tỉ lệ thích hợp sẽ khắc phục được ô nhiễm của bã bùn sữa và nước thải sau khi
xử lý sơ bộ mụn xơ dừa.
1.3.

Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Mục tiêu của đề tài là sử dụng các hoạt chất có hoạt tính kiềm và các chủng

nấm Trichoderma để xử lý, phối trộn hai nguyên liệu là bã bùn sữa và mụn xơ dừa để
làm phân bón hữu cơ phục vụ cây trồng đồng thời khắc phục ô nhiễm môi trường.
1.4.

Ý nghĩa khoa học
Đề tài đóng góp cơ sở cho các công trình nghiên cứu sau này về ứng dụng các

chủng vi sinh có ích trong việc xử lý phụ phế phẩm của ngành nông nghiệp và công
nghiệp chế biến thành phân hữu cơ vi sinh làm nguồn dinh dưỡng cho cây trồng góp
phần xây dựng nên nông nghiệp sạch bền vững.

1


1.5.


Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài sẽ được áp dụng trong sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ

bùn thải sinh học của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm phục vụ cho nhu cầu
phát triển một nền nông nghiệp hiệu quả và bền vững.
Góp phần giải quyết vấn đề môi trường do bùn thải của các nhà máy công
nghiệp chế biến gây ra.

2


Chương II
TỔNG QUAN
2.1.

Đại Cương Về Cellulose

2.1.1. Vị trí quan trọng của cellulose
Nước ta là một nước có nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu. Do đó trong cuộc
sống hằng ngày, con người không chỉ sử dụng một lượng lớn các nguyên liệu, sản
phẩm từ thiên nhiên mà đồng thời phải bỏ vào môi trường một lượng lớn chất thải hữu
cơ có nguồn gốc thực vật. Trong đó, cellulose chiếm khoảng 50%. Trong điều kiện tự
nhiên, các chất hữu cơ chứa cullulose thường là những chất khó phân hủy và thời gian
phân hủy rất lâu. Đây là hiện tượng gây ra ô nhiễm không khí, đất và nước.
Cellulose là một nguồn nguyên liệu rất phong phú nếu có biện pháp xử lý và tận
dụng thích hợp. Tính đến nay, người ta đã có nhiều biện pháp xử lý, tận dụng cellulose
để phục vụ cho nghành nông ngiệp (làm năng lượng, chất đốt) nhưng cần có kỹ thuật
cao, tốn kém, chưa hiệu quả nên không được áp dụng rộng rãi. Trong những năm gần
đây việc nghiên cứu về khả năng phân giải cellulose của vi sinh vật được phát triển rất

mạnh.
Việc tận dụng phụ phế phẩm này làm nguồn carbon để tạo ra các sản phẩm như:
thực phẩm, enzyme, thức ăn cho gia súc, phân bón vv… nhờ vi sinh vật đã thu hút
được sự quan tâm của nhiều nước trên thế giới, trong dó có Việt Nam.
2.1.2. Cấu trúc và đặc tính của cellulose.

Hình 1. Cấu trúc hóa học của cellulose.
3


Hình 2. Cấu trúc không gian ba chiều của cellulose
Cellulose là thành phần cơ bản của vách tế bào thực vật và là hợp chất sinh học
trên trái đất. Cellulose có rất nhiều trong bông (khoảng 98% cellulose), trong các loại
đây ,và tre nứa,vv… trong gỗ có khoảng 40-50% cellulose (Nguyễn Thị Bích Ngọc,
2003)
Về cấu trúc hóa học của cellulose là một polymer mạch thẳng do các phân tử βD-glucose nối với nhau bằng liên kết β-1,4-glucoside. Các đơn phân glucose trong
cellulose có cấu trúc dạng ghế, phân tử này quay một góc 1800 so với các phân tử kia
và các nhóm hydroxyl đều nằm trên mặt phẳng nằm ngang.
Số lượng đơn vị glucose trong phân tử được biểu thị bằng mức độ polymer hóa.
Trong tự nhiên mức độ polymer hóa khoảng từ vài trăm đến 150.000, tùy theo từng
loài thực vật mà cellulose có khối lượng phân tử khác nhau từ 50.000 đến 2.500.000.
Chiều dài phân tử cellulose khoảng 5µm. Nhiều phân tử cellulose kết hợp với nhau
thành sợi nhờ lực Van der Walls.
Trong tự nhiên các chuỗi β-1,4-glucan của cellulose có cấu trúc dạng sợi. Đơn
vị nhỏ nhất gọi là sợi sơ cấp, có đường kính khoảng 100-300A0 và chiều dài khoảng
40-100A0. Toàn bộ cấu trúc sợi này được bao bọc bởi hemicelluloses và lignin rất
chắc.
Cấu trúc cellulose không đồng nhất và thường có hai vùng: vùng kết tinh có trật
tự rất cao vì thế nó rất bền vững, vùng vô định hình có cấu trúc không chặt nên kém
bền hơn.

Cellulose có công thức chung là (C 6 H 10 O 5 ) n giống với tinh bột nhưng cấu tạo
phức tạp hơn. Trong tinh bột, các đơn vị glucose sắp xếp theo hướng giống nhau và
chúng được nối với nhau bằng liên kết α. Còn trong cellulose, các đơn vị kế tiếp lại
4


quay một vòng 1800 và chúng liên kết với nhau bằng liên kết β, chính những đặc điểm
này đã tạo nên sự khác biệt giữa tinh bột và cellulose. Chúng ta có thể sử dụng tinh bột
nhưng không thể sử dụng cellulose vì trong cơ thể chúng ta không có enzyme phân
giải cellulose mà chỉ có enzyme phân giải tinh bột. Nhưng có một sinh vật có thể sử
dụng cellulose như mối, các động vật ăn cỏ do trong dạ dày có hệ vi sinh vật phân giải
cellulose.
Cellulose không tan trong nước mà chỉ bị phồng lên do hấp thụ nước, bị phân
hủy khi bị đun nóng với acid hoặc bazo ở nhiệt độ cao. Cellulose có thể bị phân hủy ở
nhiệt độ thường hay 40-500C nhờ các enzyme gọi chung là cellulose.
2.1.3. Hệ enzyme cellulose.


Định nghĩa:
Là enzyme xúc tác cho quá trình chuyển hóa cellulose thành sản phẩm hòa tan.

Hệ enzyme cellulose gồm 3 thành phần chủ yếu: exoglucanase (EC3.2.1.91),
endoglucanase (EC3.2.1.4) và b-glucosidase (EC3.2.1.21)
Exogluconase hay enzym C 1 là enzym không đặc hiệu. Dưới tác dụng của
enzym C 1 , cellulose bị trương phồng lên để chuẩn bị cho các enzym khác tác động tiếp
theo (Whiteker 1971)
Endoglucanase hay enzym β-1,4-glucanase hay enzym C x , thủy phân các
cellulose thành cellobiose. Chữ x có nghĩa cho ta biết đây là loại enzym gồm nhiều
thành phần khác nhau thường được chia thành hai nhóm:
-


Endo- β-1,4glucanase xúc tác cho việc cắt liên kết β-1,4-glucoside ở bất cứ
chổ nào trong phân tử cellulose exo- β-1,4-glucanase có khả năng phân tách
một cách tuần tự, liên tiếp các đơn vị glucose từ đầu không khử của chuỗi
cellulose phân tử.

-

Enzym β-1,4-glucoside hay cellobiose, là enzym rất đặc hiệu, xúc tác cho
quá trình thủy phân cellobiose thành D-glucose.

Các enzym này có tính đặc hiệu khác nhau nhưng lại có hoạt động hỗ trợ cho
nhau.
2.1.4. Cơ chế tác động.
Năm 1950, Reese và cộng tác viên lần đầu tiên đưa ra cơ chế phân giải cellulose
tự nhiên thành đường hòa tan nhờ hệ phức enzym C 1 -C x ,.
5


Cellulose

C1

tu nhiên

Cellulos
e

Cx


Đường

Gluco

hòa tan

hoat

Trong đó C 1 là nhân tố tiền thủy phân hay enzym không đặc hiệu, có tác dụng
làm trương cellulose tự nhiên thành cá chuỗi cellulose mạch ngắn, các chuỗ này lại
tiếp tục tấn công bởi C x , các vi sinh vật sinh trưởng trên cellulose hòa tan chỉ tổng hợp
được C x , trong khi các vi sinh vật trưởng cellulose có trật tự cao thì tổng hợp cả C x và
C 1 . Đặc biệt là dòng trichoderma reesei, T.konigii, Fusarium solani, Sporotrichium
pulverulentum.
2.1.5. Ảnh hưởng điều kiện nuôi cấy lên sinh tổng hợp cellulase của vi sinh vật.
2.1.5.1.

Nguồn cacbon

Để sinh tổng hợp enzym cellulase từ vi sinh vật thì trong môi trường nuôi cấy nhất
thiết phải có cellulose là nguồn cacbon và là chất cảm ứng.
Những loài vi sinh vật khác thì có nguồn cảm ứng khác nhau vì từ chất cảm ứng đó
vi sinh vật sẽ tạo ra enzym có hoạt tính mạnh nhất
Ngoài cellulose, chất cảm ứng cho cellulase còn là cellobiozooctaacetat, cám mì,
lactose và salixyl.
Một số nguồn carbon lại có tác dụng kìm hãm sinh tổng hợp cellulase như glucose,
cellobiose, citrate,oxalate vv..
2.1.5.2.

Nguồn Nito


Hoạt tính enzym có thể thay đổi rất nhiều khi ta thay đổi các thành phần chính của
môi trường trong đó có nito. Nguồn nito trong môi trường nuôi cấy có ảnh hưởng rất
lớn đến quá trình sinh tổng hợp cellulase ở nấm mốc.
Nguồn nito thích hợp nhất đối với vi sinh vật tổng hợp celluase là muối nitrate.
Muối nitrate làm cho môi trường kiềm hóa , tạo điều kiện thuận lợi cho sự tạo thành
cellulase.
Các hợp chất nito có tác dụng khác nhau đến quá trình sinh tổng hợp cellulase,
điều kiện này phụ thuộc vào điều kiện sinh lý của từng chủng. Cao ngô và cao nấm
men có tác dụng nâng cao hoạt lực cellulase của vi sinh vật.
6


2.1.5.3.

Các nguồn vi lượng khác

Các nguyên tố vi lượng Fe, Cu, Zn, Mn, vv… có ảnh hưởng đến quá trình sinh
tổng hợp cellulase. Trong đó nồng độ sinh tổng hợp của Zn là 0,11-2,2 mg/l, Fe là 210mg/l, Mn là 3,4-27,2mg/l có tác dụng kích thích enzym này ở nhiều chủng.
d.Nhiệt độ nuôi cấy
Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của sinh tổng hợp enzym
của vi sinh vật. Hoạt động của các loài vi sinh vật dựa trên sự chuyển hóa của loạt các
phản ứng này tăng theo, nhưng nhiệt độ tăng quá một giới hạn nào đó thì tốc độ các
phản ứng này sẽ giảm.
Các loại khác nhau nhiệt độ hoạt động khác nhau như : Trichoderma konigi phát
triển ở nhiệt độ 25-300C
2.1.5.4.

pH ban đầu.


pH của môi trường cũng có ảnh hưởng đến sự phát triển sinh tổng hợp cellulase
của vi sinh vật. pH của môi trường ảnh hưởng không giống nhau đối với những loài vi
sinh vật khác nhau, nhiều loại nấm phát triển và phân giải mạnh ở pH 4-6, Fusarium
oxysporum và Trichoderma konigi có thể phân giải cellulose mạnh ở pH từ 1,8-2.
2.1.6. Đại Cương Về Vi Sinh Vật Phân Giải Cellulose.
Vi sinh vật phân giải cellulose bao gồm vi khuẩn, xạ khuẩn, nấm sợi.
2.1.6.1.

Nấm Sợi.

Nấm sợi phân huy cellulose mạnh hơn vi khuẩn bởi vì chúng tiết vào môi
trường lượng enzym ngoại bào nhiều hơn vi khuẩn. Vi khuẩn tiết vào môi trường phức
hệ enzym cellulose không hoàn chỉnh chỉ thủy phân được cơ chất đã cải tiến như giấy
lọc và CMC. Còn nấm tiết ra hệ thống cellulase hoàn chỉnh có thể thủy phân cellulose
hoàn toàn, các nấm nghiên cứu là:Trichoderma (T.) reesei, T.viride,Pennicilium
pinophiraum, Phanerochate chyrosporium, Spotrichum puluverulentum và sclerotium
rolfsii.
Các nấm sợi ưa nhiệt cũng được chú ý vì chúng tổng hợp được enzym bền nhiệt
hơn, chúng sinh trưởng và phân giải nhanh celllose. Nhưng hoạt tính của dịch lọc lại
thấp. Nấm có khả năng phân giải cellulose cực đại ở phạm vi pH 3,5-6,6. Mandels và
cộng tác viên (1946) nhận thấy rõ ảnh hưởng của nguồn cacbon đối với nấm
trichoderma viride. Nguồn cacbon thích hợp cho tổng hợp cellulase ở nấm Aspergilus
7


(A.) fumigatus ưa nấm và ưa nhiệt là giấy lọc hay rơm nghiền. Ở A.terreus là giấy lọc,
còn ở T.virde là hỗn hợp cám và củ cải đường. Bổ sung các chất dễ đồng hóa như
glucose, cellobiose vào môi trường nuôi cấy chứa cellulose có thể làm cho pH của môi
trường giảm đi nhanh chóng và do hoạt tính celluse của Trichoderma giảm theo.
Nguồn Nito trong môi trường nuôi cấy cũng ảnh hưởng đến sự tạo thành cellulase của

nấm. Nirat là nguồn nito thích hợp để tổng hợp cellulase ở nhiều loại nấm như
Fusarium, Aspergilus, Trichoderma… còn muối của acid amon thường ức chế việc tạo
thành cellulase ở A.terreus, T.lignorum, T.koningi và nhiều nấm khác. Nguồn nito hữu
cơ cũng có ảnh hưởng không giống nhau tới việc sinh celluase ở các nấm, pepton gây
kích thích tạo thành cellulase ở Penicillium oxalieum, T.reesi, Helminihosporium
culop, nhưng lại ức chế việc sinh cellulase ở Myrothecium, Asperilus, Chaetomium.
Jeris và cộng tác viên (2002) thường gặp các loại nấm phân giải cellulase trong
các đóng ủ như: Alternaria, Aspergillus, Chaetomium, Coprinus, Fomer, Fusarium,
Myrthecium, Pencillium, Polypones, Rhizopus, Trichoderma, Verticilli
b. Vai trò của vi sinh vật trong việc phân hủy các hợp chất chứa cellulose
Trichoderma được xếp vào nhóm nấm bất toàn sống hoại sinh trong đất, gỗ
mục và trên xác bã thực vật. Trichoderma có khả năng phân hủy cellulose và ngay cả
lignin. Theo Đường Hồng Dật (1979) cellulose là một trong những polimer phổ biến
rộng rãi nhất trên trái đất chúng ta. Nó là thành phần cơ bản của thực vật. cellulose có
cấu tạo dạng sợi. Các sợi cellulose trong tự nhiên thường chứa khoảng 10000 –
12000 gốc gluco. Trong rác thải sinh hoạt, phế thải nông nghiệp có chứa hàm lượng
cellulose cao, ví dụ trong bã mía có chứa tới 46 % xenluloza (Nguyễn Xuân Thành và
ctv, 2003). Tuy nhiên, cellulose là loại hợp chất khá bền vững, không tan trong nước.
Trong thiên nhiên cellulose chỉ bị phân hủy bởi vi sinh vật. Khi sử dụng các vi sinh
vật phân giải hợp chất chứa cellulose thì cellulose sẽ bị các vi sinh vật phân hủy
thành các thành phần có phân tử lượng nhỏ hơn. Chính những thành phần nhỏ này kết
hợp với những thành phần khác có trong đất tạo ra mùn. Khi mùn được hình thành, vi
sinh vật lại tiếp tục phân hủy mùn bằng quá trình amon hóa, sự chuyển hóa này giúp
đất tích lũy NH 3 . Sự tạo thành NH 3 trong đất xảy ra rất chậm chạp và điều này tốt cho
cây trồng vì quá trình này giải phóng từ từ NH 3 cho cây hấp thụ, Các vi sinh vật có
khả năng phân giải cellulose rất nhiều, có thể kể tên như niêm vi khuẩn: Aspergillus
8


fumigatus, Coniophora cerebella, Chrysosporium lignorum, Fusarium malinifore,

Trichoderma…Trong đó Trichoderma sp là một trong những loại được sử dụng phổ
biến làm chế phẩm vi sinh để phân hủy cellulose, ứng dụng nhiều trong công nghệ sản
xuất phân bón hữu cơ sinh học và hữu cơ vi sinh. Các chủng trong giống Trichoderma
có khả năng sản sinh ra một lượng lớn các enzyme ngoại bào phân giải cellulose mà
điển hình là Trichoderma viride, Trichoderma lignorum, Trichoderma hazianum,
Trichoderma koningii và Trichoderma reesei.. Nấm Trichoderma có ít nhất 33 giống,
mỗi giống có các đặc tính riêng. Hiện nay sự phân lập, và nghiên cứu chúng đang
được nhiều cơ quan nghiên cứu trong nước đặc biệt quan tâm như Trung tâm công
nghệ sinh học nông TP (ABC), Đại học Cần Thơ, Đại học Nông Lâm Thủ Đức…Và
tại Trung tâm Công nghệ sinh học TP đã phân lập được 4 giống là Trichoderma
harzianum, Tri. viride, Tri. lignorum, Tri. koningii.
2.2.

Giới thiệu nấm Trichoderma

2.2.1. Vị trí phân loại
Giới: Fungi
Ngành: Ascomycota
Lớp: Euascomycetes
Bộ: Hypocreaceales
Họ: Hypocreaeae
Giống: Trichoderma
Theo tài liệu của thế giới thống kê (2002) có 8 chủng Trichoderma như sau:
Trichoderma harzianum.
Trichoderma viride.
Trichoderma lignorum.
Trichoderma reesei.
Trichoderma longibrachiatum.
Trichoderma konongii.
Trichoderma hamatum.

Trichoderma aureoviride.
Mỗi loài có những đặc điểm riêng, nhưng đa số có đặc điểm chung như sau:

9


Khuẩn ty: Khuẩn ty không màu, cuống sinh bào tử phân nhánh nhiều, ở cuối
nhánh phát triển thành một khối tròn mang các bào tử trần không có vách ngăn, không
màu, liên kết nhau thành chùm nhỏ ở đầu cành nhờ chất nhầy. Khuẩn lạc nấm có màu
trắng hoặc từ lục trắng đến màu lục, vàng, xanh. Các chủng nấm Trichoderma phát
triển rất nhanh, chúng có thể đạt đường kính khuẩn lạc từ 2 - 9 cm sau 4 ngày nuôi cấy
(Bùi Xuân Đồng, 1982).

Hình 2.1. Khuẩn ty và cơ quan sinh

Hình 2.2.
phát xanh
triển đặc
trên trưng,
môi trường
BàoSợi
tử:nấm
Có màu
nhưngPDA

bào tử ( Gary, 2004).

(vùng
xanh
vùngnhư

trắngT.virens
không chứa
cũng có
thểchứa
có bào
màutử,trắng
hay bào
tử)
(Gary,
vàng
hay 2004)
xanh xám tuỳ thuộc vào dòng nấm.

Bào tử đơn bào, hình elip, ovan, hình cầu, hay hình chữ nhật và đa số các bào tử thì
trơn láng. Kích thước bào tử của nấm Trichoderma không quá 5 µm.
2.2.2. Đặc điểm sinh lý, sinh hóa
Điều kiện sinh trưởng, phát triển của Trichoderma cũng khá giống với các nấm
khác. Chúng phát triển tốt ở pH 4.5 – 6.5. Độ ẩm không khí cần thiết cho quá trình
sinh trưởng, phát triển của chúng dao động trong khoảng 70 – 100 %. Nhiệt độ để
Trichoderma phát triển tối ưu thường là 25 – 30 0C. Một vài loại phát triển tốt ở 35 0C.
Một số ít phát triển được ở 40 0C (Gary, 2004). Theo Prasun và Kanthadai (1997) hình
thái khuẩn lạc và bào tử của Trichoderma khác nhau khi ở những nhiệt độ khác nhau.
Ở 35 0C chúng tạo ra những khuẩn lạc rắn dị thường với sự hình thành bào tử nhỏ và ở
mép bất thường, ở 37 0C không tạo ra bào tử sau 7 ngày nuôi cấy
Hầu hết các giống Trichoderma không sinh sản hữu tính mà thay vào đó là cơ
chế sinh sản vô tính. Tuy nhiên, có một số giống sinh sản hữu tính đã được ghi nhận
nhưng những giống này không thích hợp để sử dụng trong các phương pháp kiểm soát
sinh học. Phương pháp phân loại truyền thống dựa trên sự khác nhau về hình thái chủ
10



yếu là ở bộ phận hình thành bào tử vô tính, gần đây nhiều phương pháp phân loại dựa
trên cấu trúc phân tử đã được sử dụng. Hiện nay, nấm Trichoderma được tìm thấy ít
nhất 33 loài. Các nghiên cứu cho thấy nấm Trichoderma có khả năng tiêu diệt nấm
Furasium solani (gây bệnh thối rễ trên cam quýt, bệnh vàng lá chết chậm trên tiêu) hay
một số loại nấm gây bệnh khác như Sclerotium rolfsii, Fusarium oxysporum,
Rhizoctonia solani. Công dụng thứ hai của nấm Trichoderma là khả năng phân hủy
cellulose, phân giải lân chậm tan. Lợi dụng đặc tính này người ta đã trộn Trichoderma
vào quá trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh để thúc đẩy quá trình phân hủy hữu cơ
được nhanh chóng
2.2.3. Các yếu tố dinh dưỡng ảnh hưởng đến sinh trưởng của nấm sợi.
Theo Lương Đức Phẩm (1998) để sinh trưởng nấm sợi cần một lượng lớn các
nguyên tố C, H, O, N, P, S, Ca, Fe và một lượng nhỏ các nguyên tố Mn, Na, B, Mo,
Zn, Cu, Co, Ni, Cl, Si.
Môi trường dinh dưỡng phải chứa tất cả các nguyên tố cần thiết cho sinh trưởng
và tạo thành sản phẩm. Thông thường thì các môi trường dùng trong công nghiệp
không cần phải bổ sung các nguyên tố vi lượng vì những nguyên tố này đã có đủ trong
các thành phần dinh dưỡng ở dạng tạp chất (Phạm Huỳnh Ngọc Quyên, 2005).
2.3.

Một số nghiên cứu ứng dụng nấm Trichoderma.

2.3.1. Các nghiên cứu ngoài nước
Nấm Trichoderma không chỉ tiêu diệt rất nhiều loài nấm gây bệnh cây trồng
trong đất mà còn có tác dụng cải thiện cấu trúc và thành phần hoá học của đất, đẩy
mạnh sự phát triển các vi khuẩn nốt sần cố định đạm có ích trong đất và kích thích
sinh trưởng, phát triển của cây trồng (Emxep, 1989).
Theo nghiên cứu của Sarma (1996) cho thấy rằng một số chủng phân lập từ
vùng rễ của cây tiêu như Trichoderma harzianum,Gliocladiumvirens,Verticillum
hlamydosporium, V. tenerum có khả năng ức chế sự sinh trường và phát triển của

P.capsici, là tác nhân gây bệnh cho cây trồng
Theo Elisavà Manuela (1998) Trichoderma harzianum có khả năng phân hủy
các chất gây ô nhiễm trong đất rừng và các hợp chất chlorouaiacol, hợp chất AOX (các
11


hợp chất halogen thấm nước) trong chất thải của các nhà máy sản xuất bột giấy ở hồ
Bonney, vùng Đông Nam nước Úc.
2.3.2. Các nghiên cứu trong nước.
Ở Việt Nam việc nghiên cứu nấm Trichoderma được tiến hành từ những năm
1987- 1990.
Nhiều công trình nghiên cứu đã đem lại kết quả tốt trong việc dùng nấm
Trichoderma chống bệnh cho cây trồng. Theo Nguyễn Văn Lầm (1995) nghiên cứu và
thu thập duy trì nguồn nấm Trichoderma, xác định khả năng ức chế của nấm
Trichoderma đối với một số nấm gây bệnh cho cây trồng, tìm phương pháp nhân sinh
khối nấm Trichoderma và tạo chế phẩm sinh học sử dụng trong sản xuất rau. Các
chủng Trichoderma đã thu thập được có hiệu quả ức chế cao từ 67,7- 85,5% đối với
các loại nấm gây bệnh như Rhizoctonia solani, Sclerotium rolfsii, Fisarium ,
Aspergilus.
Theo Trần Tấn Đạt (2005) khi tiến hành nghiên cứu “Thiết lập phương pháp
nhân sinh khối nấm Metarhizum, Trichoderma, Beauveria và ứng dụng của của chế
phẩm Trichoderma hạn chế bệnh chết cây con cải ngọt, tại huyện Bình Chánh, Tp. Hồ
Chí Minh” đã kết luận chế phẩm Trichoderma asperelum (Pa05) và Trichoderma
virens (T.38) hạn chế bệnh chết cây con và góp phần làm tăng năng suất trên cây cải
ngọt.
2.4.

Khái niệm về phân bón hữu cơ và phân bón hữu cơ vi sinh

2.4.1. Phân bón hữu cơ

Phân hữu cơ là hợp chất hữu cơ để sử dụng trong nông nghiệp, chuyển hóa
từ phân người hay động vật, giúp tăng thêm độ mầu mỡ cho đất bằng cách cung cấp
thêm các chất hữu cơ và bổ dưỡng.
Theo Nguyễn Đăng Nghĩa (2001), phân hữu cơ là loại phân bón trong đó có
chứa nguyên tố Cacbon có liên kết với các chất hữu cơ, hay nói cách khác là những
loại phân bón chế biến từ nguồn nguyên liệu hữu cơ. Do chứa nhiều loại chất dinh
dưỡng đa lượng và vi lượng nên trong quá trình phân hủy và giải phóng chất dinh
dưỡng cung cấp cho cây diễn ra từ từ trong một khoảng thời gian đảm bảo cho cây hấp
12


thu thức ăn đều đặn. Hơn nữa, phân hữu cơ còn ít gây ô nhiễm môi trường, cung cấp
điều kiện và nguyên liệu cho vi sinh vật trong đất hoạt động.
Theo Hoàng Đại Tuấn (2000) quá trình làm phân hữu cơ thực chất là quá trình
biến đổi sinh hóa các nguyên liệu hữu cơ, dưới tác động của vi sinh vật, trong điều
kiện hiếu khí hay yếm khí
Phân hữu cơ làm tăng năng suất cây trồng và còn có tác dụng cải tạo đất. Kết
quả một số công trình nghiên cứu cho thấy bón 1 tấn phân hữu cơ làm bội thu ở đất
phù sa sông Hồng 80 – 120 kg thóc, ở đất bạc màu 40 – 60 kg thóc, ở đất phù sa đồng
bằng sông Cửu Long 90 – 120 kg thóc. Một số thí nghiệm cho thấy bón 6 – 9 tấn phân
xanh/ha hoặc vùi 9 – 10 tấn thân lá cây họ đậu trên 1 ha có thể thay thế được 60 – 90
N kg/ha. Vùi thân lá lạc, rơm rạ, thân lá ngô của cây vụ trước cho cây vụ sau làm tăng
0.3 tấn lạc xuân, 0.6 tấn thóc, 0.4 tấn ngô hạt/ha (Nguyễn Hồng Bỉnh và ctv, 2009).
2.4.2. Phân bón hữu cơ vi sinh
Theo Lê Văn Khoa và ctv (2000), phân bón hữu cơ vi sinh là phân được sản
xuất từ các nguồn nguyên liệu hữu cơ không đồng nhất (khác nhau) có chứa một hay
nhiều chủng vi sinh vật sống có chức năng khác nhau đã được tuyển chọn nhằm cung
cấp các chất dinh dưỡng cho đất và cây trồng góp phần nâng cao năng suất và chất
lượng nông sản
Phân vi sinh vật (phân vi sinh) là sản phẩm chứa các vi sinh vật sống, đã được tuyển

chọn có mật độ phù hợp với tiêu chuẩn ban hành, thông qua các hoạt động sống của
chúng tạo nên các chất dinh dưỡng mà cây trồng có thể sử dụng được (N, P, K, S,
Fe...) hay các hoạt chất sinh học, góp phần nâng cao năng suất và (hoặc) chất lượng
nông sản. Phân vi sinh vật phải bảo đảm không gây ảnh hưởng xấu đến ngư, động,
thực vật, môi trường sinh thái và chất lượng nông sản
Phân hữu cơ vi sinh vật nhìn chung được dùng như một loại phân bón đất,
nghĩa là bón trực tiếp vào đất tương tự như bón phân chuồng hoặc các loại phân hữu
cơ khác. Tùy theo từng loại cây và cách thức gieo trồng có thể bón trực tiếp phân hữu
cơ vi sinh vật vào đất và cày bừa đều cùng phân chuồng trước khi gieo hạt, trồng cây
non hoặc bỏ phân vào các rãnh đã được đào trước xung quanh gốc cây, sau đó lấp kín
13


lại bằng đất. Khi sử dụng phân hữu cơ vi sinh vật cùng các loại phân khoáng khác cần
xem xét đến liều lượng sử dụng của phân khoáng vì hàm lượng cao các chất tan của
phân khoáng có thể sẽ làm chết vi sinh vật sau khi bón.
2.5.

Vai trò của phân bón hữu cơ sinh học, hữu cơ vi sinh đối với sản xuất nông
nghiệp trên thế giới
Nghiên cứu của Schulz và cộng tác viên (1997) về việc bón phân hữu cơ sinh

học cho bắp, lúa mì ở Luvisol (Đức) năm 1997 đã cho thấy năng suất bắp, lúa mạch
tăng hơn so với đối chứng (bón phân khoáng thông thường) khi bón kết hợp phân bón
hữu cơ sinh học với phân khoáng, đặc biệt là năng suất tăng 57% khi kết hợp phân bón
hữu cơ sinh học với một lượng phân khoáng tối thiểu. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng
chỉ ra rằng việc cung cấp đạm dưới dạng hữu cơ sẽ làm giảm lượng đạm NO 3 - trong
đất và giảm sự tích lũy NO 3 - trong lá
Theo Morris và Ma (1975) trung tâm nghiên cứu và phát triển rau Á Châu đã
có những nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của các loại phân bón hữu cơ sinh học đối

với năng suất và phẩm chất của một số loại rau như sau:
Thí nghiệm trong năm 1974, năng suất cà chua đạt 73 tấn/ha khi bón 30 tấn
phân hữu cơ/ha+ 80kg N vô cơ/ha. Nhưng nếu chỉ bón 80kg N/ha thì năng suất chỉ đạt
59 tấn/ha.
Năm 1975, thí nghiệm xác định mối tương quan giữa lượng đạm cây hấp thu và
hỗn hợp phân hữu cơ, vô cơ cung cấp, các mức đạm vô cơ được áp dụng là 0, 120,
160, 200 và 240kg N/ha kết hợp cho thấy phân hữu cơ làm gia tăng hiệu quả sử dụng
đạm.
2.6.

Khái niệm về ủ chất thải và mùn

2.6.1. Quá trình ủ chất thải (composting)
Theo Trần Thị Mỹ Diệu (2002) ủ chất thải là quá trình oxi hóa sinh học tỏa
nhiệt, trong đó vật liệu hữu cơ bị phân rã bởi hỗn hợp các quần thể sinh vật trong môi
trường ẩm và hiếu khí. Trong quá trình này các vật liệu hữu cơ phân hủy được sẽ chịu
sự biến đổi hóa học và vật lý để trở thành mùn, một loại sản phẩm được gọi là chất

14


hữu cơ ổn định, sản phẩm này có giá trị cao đối với nông nghiệp như là phân hữu cơ
cải thiện đất trồng
Các mô hình công nghệ ủ compost quy mô lớn hiện nay trên thế giới được phân
loại theo nhiều cách khác nhau. Theo trạng thái của khối ủ compost tĩnh hay động,
theo phương pháp thông khí khối ủ cưỡng bức hay tự nhiên, có hay không đảo trộn.
Dựa trên đặc điểm, hệ thống ủ compost lại được chia thành hệ thống mở và hệ thống
kín, liên tục hay không liên tục. Mô hình ủ compost hệ thống mở phổ biến nhất là các
phương pháp ủ luống tĩnh, luống động có kết hợp thông khí cưỡng bức hoặc đảo trộn
theo chu kỳ . Nhược điểm của hệ thống mở là chịu ảnh hưởng bởi thời tiết và thời gian

ủ có thể kéo dài, thường chỉ áp dụng ở quy mô nông trường, trang trại có diện tích mặt
bằng lớn, xa khu đô thị.
Đối với ủ compost quy mô công nghiệp trong các nhà máy lớn, hiện nay trên
thế giới thường áp dụng mô hình ủ compost hệ thống kín (hay hệ thống có thiết bị
chứa) giúp khắc phục được các nhược điểm của hệ thống mở, vận hành và kiểm soát
quá trình thuận tiện. Thông thường hệ thống ủ compost kín hiện đại được thiết kế hoạt
động liên tục, khí thải được xử lý bằng phương pháp lọc sinh học (biofilter)
2.6.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ủ chất thải
2.6.2.1.

Nhiệt độ

Nhiệt độ và sự biến đổi của nhiệt độ trong ngày và các mùa ảnh hưởng đến tốc
độ phân hủy chất hữu cơ. Thông thường biên độ nhiệt sau đây được chú ý đến trong
quá trình xử lý yếm khí:
25 ¸ 40oC: đây là khoảng nhiệt độ thích hợp cho các vi sinh vật ưa ấm.
50 ¸ 65oC: nhiệt độ thích hợp cho các vi sinh vật ưa nhiệt.
Nói chung khi nhiệt độ tăng tốc độ sinh khí tăng nhưng ở nhiệt độ trong khoảng
40 ¸ 45oC thì tốc độ sinh khí giảm vì khoảng nhiệt độ này không thích hợp cho cả hai
loại vi khuẩn, nhiệt độ trên 60oC tốc độ sinh khí giảm đột ngột và quá trình sinh khí bị
kềm hãm hoàn toàn ở 65oC trở lên. Nhiệt độ của khối ủ phụ thuộc nhiều vào kích thước
khối ủ, nguyên liệu, kỹ thuật ủ. Sự tạo thành nhiệt độ của khối ủ đến một giới hạn nào
đó sẽ ức chế hoạt động của vi sinh vật.
15


×