Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ MỨC TĂNG TRỌNG TRÊN HEO THỊT ĐƯỢC NUÔI RIÊNG THEO GIỚI TÍNH GIAI ĐOẠN TỪ 120 ĐẾN 170 NGÀY TUỔI TẠI TRẠI HEO TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.46 KB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN - NUÔI THÚ Y
***********

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ MỨC TĂNG
TRỌNG TRÊN HEO THỊT ĐƯỢC NUÔI RIÊNG
THEO GIỚI TÍNH GIAI ĐOẠN TỪ 120 ĐẾN
170 NGÀY TUỔI TẠI TRẠI HEO TÂN
UYÊN, TỈNH BÌNH DƯƠNG

Sinh viên thực hiện

: LÊ ĐÌNH PHÚ

Lớp

: DH06TY

Ngành

: THÚ Y

Niên khóa

: 2006 - 2011

Tháng 08/2011



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
*************

LÊ ĐÌNH PHÚ

KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ MỨC TĂNG
TRỌNG TRÊN HEO THỊT ĐƯỢC NUÔI RIÊNG
THEO GIỚI TÍNH GIAI ĐOẠN TỪ 120 ĐẾN
170 NGÀY TUỔI TẠI TRẠI HEO TÂN
UYÊN, TỈNH BÌNH DƯƠNG
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác Sỹ Thú Y

Giáo viên hướng dẫn
ThS. NGUYỄN THỊ KIM LOAN

Tháng 08/2011

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: LÊ ĐÌNH PHÚ
Tên khóa luận: “Khảo sát một số chỉ tiêu đánh giá mức tăng trọng trên
heo thịt được nuôi riêng theo giới tính giai đoạn từ 120 đến 170 ngày tuổi tại
trại heo Tân Uyên, tỉnh Bình Dương”.
Sinh viên đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp theo yêu cầu của giáo viên
hướng dẫn và các ý kiến đóng góp của hội đồng chấm bảo vệ luận văn tốt nghiệp

Khoa Chăn nuôi – Thú y ngày ………………

Giáo viên hướng dẫn

ThS. NGUYỄN THỊ KIM LOAN

ii


LỜI CẢM TẠ
Với những tình cảm sâu sắc nhất:
Con xin chân thành biết ơn ba má, người đã sinh thành và nuôi dạy con khôn
lớn, các em đã yêu thương và là nguồn động viên để anh học tập.
Xin chân thành cảm ơn:
Các Giảng viên Khoa Khoa học, Khoa Chăn nuôi – Thú y, Trường Đại học
Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy và truyền đạt cho em những kiến
thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường.
Ban chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi – Thú y, bộ môn Chăn nuôi chuyên khoa đã
tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc:
Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Loan là giáo viên hướng dẫn đã tận tình hướng dẫn,
truyền đạt những kinh nghiệm quý báu cũng như tạo mọi điều kiện giúp đỡ để em
thực hiện, hoàn thành và bảo vệ Khóa luận tốt nghiệp.
Chú Nguyễn Hữu Nhiệm chủ trại heo và gia đình đã giúp đỡ tôi trong thời
gian thực hiện đề tài tại trại.
Xin cảm ơn các bạn bè thân yêu lớp Thú y 32 và các bạn khác đã chia sẻ cùng tôi
những vui buồn cũng như hết lòng hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong 5 năm học vừa qua.
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, Ngày


tháng

LÊ ĐÌNH PHÚ

iii

năm


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Qua thời giạn thực tập từ ngày 30/12/2010 đến ngày 15/04/2011 tại trại heo
Tân Uyên, tỉnh Bình Dương để khảo sát một số chỉ tiêu đánh giá mức tăng trọng
trên heo thịt được nuôi riêng theo giới tính giai đoạn từ 120 ngày tuổi đến xuất
chuồng (170 ngày tuổi), chúng tôi ghi nhận được một số kết quả như sau:
Nhiệt độ chuồng nuôi cao nhất là 36ºC, thấp nhất là 20ºC. Trong suốt quá
trình thí nghiệm, nhiệt độ chuồng nuôi trung bình của các tháng dao động từ
23,84ºC đến 32,73ºC.
Trọng lượng lúc 120 ngày tuổi ở đợt khảo sát 1 và 2 của heo đực thiến là
77,53 kg/con và 73,82 kg/con, heo cái là 77,07 kg/con và 71,06 kg/con.
Trọng lượng lúc 170 ngày tuổi ở đợt khảo sát 1 và 2 của heo đực thiến là
111,73 kg/con và 104,73 kg/con, heo cái là 108,73 kg/con và 101,12 kg/con.
Tăng trọng bình quân ở đợt khảo sát 1 và 2 của heo đực thiến là 34,19 kg/con
và 30,91 kg/con, heo cái là 31,66 kg/con và 30,06 kg/con.
Tăng trọng ngày đợt khảo sát 1 và 2 của heo đực thiến là 670,44 g/con/ngày
và 606,00 g/con/ngày, heo cái là 620,74 g/con/ngày và 589,41 g/con/ngày.
Ngày tuổi hiệu chỉnh đạt trọng lượng 90 kg ở đợt khảo sát 1 và 2 của heo đực
thiến là 147,42 ngày và 153,56 ngày, heo cái là 148,25 ngày và 156,09 ngày.
Lượng thức ăn tiêu thụ ở đợt khảo sát 1 và 2 của heo đực thiến là 2,29
kgTA/con/ngày và 2,09 kgTA/con/ngày, heo cái là 1,97 kgTA/con/ngày và 2,06
kgTA con/ngày.

Hệ số biến chuyển thức ăn ở đợt khảo sát 1 và 2 của heo đực thiến là 3,49
kgTA/kgTT và 3,52 kgTA/kgTT, heo cái là 3,26 kgTA/kgTT và 3,53 kgTA/kgTT.
Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ở đợt khảo sát 1 và 2 trên heo đực thiến là 0,13 %
và 0,37 %, trên heo cái là 0,33 % và 0,53 %.
Tỷ lệ ngày con ho ở đợt khảo sát 1 và 2 trên heo đực thiến là 0,80 % và 0,53
%, trên heo cái là 0,80 và 0,89 %.

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa .....................................................................................................................i
Phiếu xác nhận của giáo viên hướng dẫn ....................................................................ii
Lời cảm tạ....................................................................................................................iii
Tóm tắt khóa luận........................................................................................................iv
Mục lục........................................................................................................................v
Danh sách các chữ viết tắt ...........................................................................................ix
Danh sách các bảng .....................................................................................................x
Danh sách các biểu đồ .................................................................................................xi
Chương 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................................1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................1
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU .................................................................................2
1.2.1 Mục đích.............................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu...............................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN ..........................................................................................3
2.1 GIỚI THIỆU VỀ TRẠI CHĂN NUÔI HEO TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH
DƯƠNG ......................................................................................................................3
2.1.1 Lịch sử của trại ...................................................................................................3
2.1.2 Vị trí địa lý .........................................................................................................3

2.1.3 Chức năng của trại .............................................................................................3
2.1.4 Cơ cấu tổ chức....................................................................................................3
2.1.5 Cơ cấu đàn ..........................................................................................................4
2.1.6 Công tác giống ...................................................................................................4
2.1.7 Nguồn gốc và ngoại hình của một số nhóm giống heo ......................................5
2.1.7.1 Heo Yorkshire .................................................................................................5
2.1.7.2 Heo Landrace ..................................................................................................5
2.1.7.3 Heo Duroc .......................................................................................................6

v


2.1.7.4 Giống Pietrain .................................................................................................6
2.2 QUY TRÌNH CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG ........................................................6
2.2.1 Hệ thống chuồng trại ..........................................................................................6
2.2.1.1 Khu chuồng heo thịt ........................................................................................7
2.2.1.2 Khu chuồng nái khô và mang thai ..................................................................7
2.2.1.3 Khu chuồng nái đẻ và nuôi con .......................................................................7
2.2.1.4 Khu chuồng hậu bị ..........................................................................................7
2.2.1.5 Chuồng đực giống ...........................................................................................7
2.2.1.6 Khu chuồng heo cai sữa ..................................................................................8
2.2.2 Thức ăn...............................................................................................................8
2.2.3 Quy trình vệ sinh thú y và tiêm phòng ...............................................................11
2.2.3.1 Quy trình vệ sinh thú y ....................................................................................11
2.2.3.2 Quy trình tiêm phòng ......................................................................................12
2.2.4 Chăm sóc và nuôi dưỡng ....................................................................................13
2.2.4.1 Nái khô và nái mang thai ................................................................................13
2.2.4.2 Nái đẻ và heo con ............................................................................................13
2.2.4.3 Heo con cai sữa ...............................................................................................13
2.2.4.4 Heo thịt ............................................................................................................14

2.2.5 Xử lý môi trường................................................................................................14
2.2.6 Một số bệnh thường gặp trên heo thịt ................................................................14
2.2.6.1 Bệnh viêm phổi ...............................................................................................14
2.2.6.2 Chứng tiêu chảy ..............................................................................................15
2.2.6.3 Bệnh viêm khớp ..............................................................................................17
2.3 CƠ SỞ LÝ LUẬN.................................................................................................17
2.3.1 Sinh trưởng .........................................................................................................17
2.3.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng .........................................................17
2.3.2.1 Yếu tố di truyền...............................................................................................17
2.3.2.2 Phương thức lai ...............................................................................................18
2.3.2.3 Yếu tố ngoại cảnh ...........................................................................................18

vi


2.3.3 Đặc điểm nuôi dưỡng heo thịt ............................................................................19
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ...................................21
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM ................................................................................21
3.2 MỤC TIÊU KHẢO SÁT ......................................................................................21
3.3 ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT ...................................................................................21
3.4 CÁC CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ...........................................21
3.4.1 Nhiệt độ chuồng nuôi .........................................................................................21
3.4.2 Trọng lượng........................................................................................................22
3.4.2.1 Trọng lượng heo lúc 120 ngày tuổi và 170 ngày tuổi ....................................22
3.4.2.2 Tăng trọng bình quân ......................................................................................22
3.4.2.3 Tăng trọng ngày ..............................................................................................22
3.4.3 Ngày tuổi hiệu chỉnh đạt trọng lượng chuẩn 90 kg ............................................22
3.4.4 Khả năng sử dụng thức ăn ..................................................................................23
3.4.4.1 Lượng thức ăn tiêu thụ ....................................................................................23
3.4.4.2 Hệ số biến chuyển thức ăn ..............................................................................23

3.4.5 Tình trạng sức khỏe của heo ..............................................................................23
3.4.5.1 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy .................................................................................23
3.4.5.2 Tỷ lệ ngày con ho ............................................................................................23
3.5 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU .........................................23
Chương 4 KẾT QUẢ - THẢO LUẬN .....................................................................24
4.1 NHIỆT ĐỘ CHUỒNG NUÔI ..............................................................................24
4.2 TRỌNG LƯỢNG .................................................................................................25
4.2.1 Trọng lượng heo lúc 120 ngày tuổi ....................................................................25
4.2.2 Trọng lượng heo lúc 170 ngày tuổi ....................................................................25
4.3 TĂNG TRỌNG .....................................................................................................27
4.3.1 Tăng trọng bình quân .........................................................................................27
4.3.2 Tăng trọng ngày .................................................................................................27
4.4 NGÀY TUỔI HIỆU CHỈNH ĐẠT TRỌNG LƯỢNG CHUẨN 90 KG ..............28
4.5 LƯỢNG THỨC ĂN TIÊU THỤ ..........................................................................29

vii


4.6 HỆ SỐ BIẾN CHUYỂN THỨC ĂN ....................................................................30
4.7 TỶ LỆ NGÀY CON TIÊU CHẢY .......................................................................31
4.7.1 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ở đợt khảo sát 1 ..........................................................31
4.7.2 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ở đợt khảo sát 2 ..........................................................32
4.8 TỶ LỆ NGÀY CON HO .......................................................................................33
4.8.1 Tỷ lệ ngày con ho ở đợt khảo sát 1 ....................................................................33
4.8.2 Tỷ lệ ngày con ho ở đợt khảo sát 2 ....................................................................33
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................35
5.1 KẾT LUẬN ...........................................................................................................35
5.2 ĐỀ NGHỊ ..............................................................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................37
PHỤ LỤC 1 ................................................................................................................39

PHỤ LỤC 2 ................................................................................................................48

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HSBCTA

: Hệ số biến chuyển thức ăn

LTATT

: Lượng thức ăn tiêu thụ

NTHC

: Ngày tuổi hiệu chỉnh

NTTT

: Ngày tuổi thực tế

P1

: Trọng lượng khi heo được 120 ngày tuổi

P2

: Trọng lượng khi heo được 170 ngày tuổi


SD

: Độ lệch chuẩn

TTBQ

: Tăng trọng bình quân

T

: Số ngày nuôi khảo sát

TA

: Thức ăn

TB

: Trung bình

TT

: Tăng trọng

TLC

: Trọng lượng chuẩn

TTN


: Tăng trọng ngày

TLNCH

: Tỷ lệ ngày con ho

TLNCTC

: Tỷ lệ ngày con tiêu chảy

TLTT

: Trọng lượng thực tế

X

: Giá trị trung bình

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Cơ cấu đàn ...................................................................................................4
Bảng 2.2 Công thức thức ăn dành cho heo từ 15 kg – 60 kg .....................................8
Bảng 2.3 Thành phần dinh dưỡng thức ăn Maxi Mum 118 .......................................9
Bảng 2.4 Thành phần dinh dưỡng thức ăn Maxi Mum 116 .......................................9
Bảng 2.5 Thành phần dinh dưỡng thức ăn HG2 .........................................................10
Bảng 2.6 Thành phần dinh dưỡng thức ăn Jolie .........................................................10
Bảng 2.7 Thành phần dinh dưỡng thức ăn NU scienZ ...............................................11
Bảng 2.8 Công thức thức ăn dành cho heo từ 60 kg đến xuất chuồng .......................11

Bảng 2.9 Một số loại thuốc dùng điều trị viêm phổi trên heo tại trại .........................15
Bảng 2.10 Một số loại thuốc dùng điều trị tiêu chảy trên heo tại trại ........................16
Bảng 2.11 Một số loại thuốc dùng điều trị viêm khớp trên heo tại trại ......................17
Bảng 4.1 Nhiệt độ chuồng nuôi ..................................................................................24
Bảng 4.2 Trọng lượng heo lúc 120 ngày tuổi .............................................................25
Bảng 4.3 Trọng lượng heo lúc 170 ngày tuổi .............................................................26
Bảng 4.4 Tăng trọng bình quân ..................................................................................27
Bảng 4.5 Tăng trọng ngày ..........................................................................................28
Bảng 4.6 Ngày tuổi hiệu chỉnh đạt trọng lượng chuẩn 90 kg .....................................29
Bảng 4.7 Lượng thức ăn tiêu thụ ................................................................................30
Bảng 4.8 Hệ số biến chuyển thức ăn ..........................................................................31

x


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ở đợt 1 .............................................................32
Biểu đồ 4.2 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ở đợt 2 .............................................................32
Biểu đồ 4.3 Tỷ lệ ngày con ho ở đợt 1 .......................................................................33
Biểu đồ 4.4 Tỷ lệ ngày con ho ở đợt 2 .......................................................................34

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngành chăn nuôi heo của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đang từng bước
phát triển và đang ngày càng thể hiện tầm quan trọng của mình trong sự chuyển
mình phát triển của đất nước, góp phần vào quá trình đi lên của nền kinh tế nước

nhà. Chính vì thế mà việc tạo ra nguồn thịt heo có giá trị kinh tế đáp ứng được
những yêu cầu về chất lượng cũng như giá thành sản xuất rất quan trọng.
Vì vậy ngành chăn nuôi heo của chúng ta cũng phải không ngừng phát triển,
theo xu thế chăn nuôi mới có hiệu quả hơn và tiến bộ hơn trước. Chúng ta phải từng
bước thay đổi cách nhìn, cách làm sao cho chăn nuôi trở thành một ngành thế mạnh
của một nước nông nghiệp như nước ta hiện nay. Phải làm sao để tạo ra sản phẩm
có chất lượng tốt và đủ về số lượng để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu
dùng và xuất khẩu. Để thực hiện được như thế thì trong chăn nuôi cần hết sức quan
tâm đến các vấn đề về giống, dinh dưỡng, công tác chăm sóc, quản lý cũng như
phương pháp, kinh nghiệm từ đó có được những hiệu quả tích cực trong chăn nuôi.
Nhằm tìm hiểu và nâng cao kiến thức thực tế cũng như tay nghề liên quan
đến thú y, chăn nuôi và tăng thêm sự hiểu biết về các vấn đề trên. Được sự đồng ý
của Khoa Chăn Nuôi Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh,
cùng với sự hướng dẫn của ThS. Nguyễn Thị Kim Loan, chúng tôi tiến hành khóa
luận “Khảo sát một số chỉ tiêu đánh giá mức tăng trọng trên heo thịt được nuôi
riêng theo giới tính giai đoạn từ 120 đến 170 ngày tuổi tại trại heo Tân Uyên,
tỉnh Bình Dương”.

1


1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1 Mục đích
Đánh giá khả năng tăng trưởng của heo nuôi thịt giai đoạn từ 120 ngày tuổi
đến 170 ngày tuổi với phương pháp nuôi riêng theo giới tính, góp phần cung cấp dữ
liệu cho trại để lựa chọn hình thức nuôi phù hợp với điều kiện sản xuất.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi và ghi nhận một số chỉ tiêu đánh giá mức tăng trưởng của heo nuôi
thịt theo từng giới tính trong giai đoạn từ 120 ngày tuổi đến 170 ngày tuổi.
Đánh giá được khả năng sử dụng thức ăn của heo nuôi thịt trong giai đoạn

khảo sát.
Theo dõi và so sánh tỷ lệ mắc bệnh của heo nuôi thịt theo từng giới tính
trong giai đoạn khảo sát.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 GIỚI THIỆU VỀ TRẠI CHĂN NUÔI HEO TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH
DƯƠNG
2.1.1 Lịch sử của trại
Trại heo Tân Uyên được thành lập từ năm 1993, trong vòng 10 năm trại chỉ
hoạt động theo quy mô nhỏ - hộ gia đình. Nhưng đến khoảng năm 2003, trại mới
bắt đầu mở rộng quy mô chăn nuôi như hiện nay.
2.1.2 Vị trí địa lý
Trại thuộc ấp 4, xã Tân Lập, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương với diện tích
25 ha trên trục đường DT 746. Trại nằm gần hệ thống đường giao thông nên rất
thuận lợi cho việc mua bán, vận chuyển heo cũng như nguyên liệu dùng trong chăn
nuôi.
Trại có hệ thống tường rào cao 2,5 m và hệ thống mương sâu 4 m, rộng 6 m
để ngăn cách với bên ngoài. Phía Đông Bắc giáp với đường DT 746, các phía còn
lại giáp với các khu đất canh tác của tư nhân. Diện tích của trại là 25 ha, trong đó
diện tích chăn nuôi chiếm khoảng 3,5 ha, với 5 dãy chuồng, có khả năng nuôi 2500
con heo bao gồm heo bầu, hậu bị, nái đẻ, cai sữa và heo thịt, hệ thống nhà kho và
hầm Biogas chiếm khoảng 0,2 ha, phần diện tích còn lại trồng cây tràm lá lớn.
2.1.3 Chức năng của trại
Trại chủ yếu sản xuất heo thịt bán ra thị trường, bán hậu bị, chọn giống thay
đàn.
2.1.4 Cơ cấu tổ chức

Do là trại tư nhân và có quy mô nhỏ nên đội ngũ nhân công của trại cũng ít.

3


Trại gồm 7 người: 1 kĩ thuật trại cũng là chủ trại, 6 người còn lại phụ trách các bộ
phận khác nhau.
2.1.5 Cơ cấu đàn
Cơ cấu đàn của trại ghi nhận ngày 15/04/2011.
Bảng 2.1 Cơ cấu đàn
Loại heo

Số lượng (con)

Đực giống

7

Nái sinh sản

218

Hậu bị cái

2

Hậu bị đực

3


Heo con theo mẹ

370

Heo thịt

830

Heo cai sữa

734

Tổng đàn

2164

2.1.6 Công tác giống
Trại chủ yếu sử dụng nguồn con giống sẵn có trong quá trình lai tạo và phối
giống của trại. Heo con sau khi sinh ra được bấm răng, cắt đuôi, chích ngừa đầy đủ,
không có dị tật bẩm sinh. Những con để lại làm giống được chọn từ những con mẹ
có thành tích sinh sản tốt. Tuyển lựa lần đầu lúc 60 ngày tuổi, chọn những con có
trọng lượng từ 18 kg trở lên, khỏe mạnh, không có dị tật. Trong quá trình chăm sóc,
nuôi dưỡng, phải thường xuyên quan sát, theo dõi những con có khả năng làm giống
tốt. Lần tuyển lựa cuối cùng là lúc heo được 8 tháng tuổi.
Những con được tuyển làm heo hậu bị cái phải đạt các tiêu chuẩn sau: phải
đạt các chỉ tiêu về sinh trưởng, ngoại hình, lý lịch rõ ràng, lông da bóng mượt, linh
hoạt, vú đều có đủ 12 vú trở lên, bộ phận sinh dục nở to, bốn chân chắc khỏe. Chỉ
phối giống những con đã đảm bảo tiêm phòng đầy đủ.

4



2.1.7 Nguồn gốc và đặc điểm ngoại hình của một số nhóm giống heo
2.1.7.1 Heo Yorkshire
Nguồn gốc nước Anh, lúc đầu gồm 3 nhóm:
-

Heo Đại bạch (Large White Yorkshire) có tầm vóc lớn.

-

Heo Trung Bạch (Middle White Yorkshire) có tầm vóc nhỏ.

-

Heo Tiểu Bạch (Small White Yorkshire) có tầm vóc nhỏ.

Heo Yorkshire có sắc lông trắng tuyền, ở giữa gốc tai và mắt thường có bớt
đen nhỏ, hoặc xám, hoặc một nhóm đốm đen nhỏ, lông đuôi dài, lông rìa tai cũng
dài, lông trên thân thường mịn, nhưng cũng có nhóm lông xoắn dày. Đuôi heo dài,
khấu đuôi to, thường xoắn thành 2 vòng cong.
Heo Yorkshire có tai đứng, lông thẳng, bụng thon, khi nhìn ngang giống như
hình chữ nhật. Bốn chân khỏe đi trên ngón, khung xương vững chắc.
Heo Yorkshire thuộc nhóm Bacon (nhóm nạc mỡ) ở 6 tháng tuổi thường đạt
thể trọng từ 90 kg đến 100 kg, khi trưởng thành nọc nái có thể đạt trọng lượng 250
kg đến 300 kg.
Heo nái Yorkshire một năm có thể đẻ từ 1,8 đến 2,2 lứa, mỗi lứa trung bình 8
đến 9 con, trọng lượng sơ sinh của heo con đạt từ 1,0 kg đến 1,8 kg. Sản lượng sữa
thường cao, nuôi con giỏi, sức đề kháng cao nhất so với các giống heo ngoại nhập
(Võ Văn Ninh, 1999).

2.1.7.2 Heo Landrace
Xuất xứ từ Đan Mạch. Đây là giống heo cho nhiều nạc, nổi tiếng khắp thế
giới. Heo Landrace sắc lông tuyền, không có đốm đen nào trên thân, đầu nhỏ, mông
đùi to (phần cho nhiều nạc), hai tai xụ bít mắt, chân nhỏ, đi trên ngón, nhìn ngang
thân hình giống như một tam giác.
Ở 6 tháng tuổi, heo Landrace có thể đạt trọng lượng 80 kg đến 90 kg. Nọc
nái trưởng thành có trọng lượng từ 200 kg đến 250 kg. Heo nái mỗi năm đẻ từ 1,8
đến 2,2 lứa, nái cao sản nuôi dưỡng tốt có thể đạt 2,5 lứa. Mỗi lứa đẻ nái sinh từ 8
đến 10 con. Heo nái Landrace có khả năng đẻ con sai, nuôi con giỏi, tỷ lệ nuôi sống
cao (Võ Văn Ninh, 1999).

5


2.1.7.3 Heo Duroc
Xuất xứ từ Mỹ, lông màu đỏ (nhân dân thường gọi là heo bò). Heo thuần có
màu đỏ nâu rất đậm, nhưng nếu là heo lai, màu đỏ thường nhạt hoặc màu vàng. Heo
Duroc thuần mỗi chân có bốn ngón màu nâu đen. Hai tai Duroc nhỏ xụ, nhưng gốc
tai đứng, đặc biệt lưng Duroc thường bị còng, ngắn đòn, vì vậy bộ phận sinh dục cái
trở nên thấp (nhất là ở lứa tuổi hậu bị chờ phối) làm cho khi phối giống với đực
giống khác lớn tuổi hơn có sự khó khăn: dương vật dễ phối sai vị trí, không vào bộ
phận sinh dục mà vào hậu môn.
Heo Duroc là heo cho nhiều nạc, ở 6 tháng tuổi heo có thể đạt thể trọng từ 80
kg đến 85 kg, nọc nái trưởng thành đạt trọng lượng từ 200 kg đến 250 kg. Heo nái
mỗi năm đẻ từ 1,8 đến 2 lứa. Mỗi lứa trung bình khoảng 8 con. Đây là giống heo có
thành tích sinh sản kém hơn heo Yorkshire, Landrace (Võ Văn Ninh, 1999).
2.1.7.4 Giống Pietrain
Nguồn gốc từ Bỉ nhập vào những năm 1920, mang tên là Pietrain được công
nhận giống vào năm 1956.
Đặc điểm: sắc lông đen bông trắng, tai thẳng đứng, đùi to vừa phải, mõm

ngắn, bốn chân ngắn, ít mỡ, các bắp cơ lộ rõ dưới da, nhất là phần mông, đùi, lưng
vai, tăng trọng chậm, thích nghi kém, dễ bị stress nên khó nuôi.
Trọng lượng 150 ngày tuổi đạt 80 kg, trưởng thành đạt 200 kg đến 250 kg.
Dày mỡ lưng dưới 10 mm, tỷ lệ nạc đạt 65 % quầy thịt.
Heo nái đẻ 1,8 lứa/năm, mỗi lứa 8 – 9 con (Trần Văn Chính, 1998).
2.2 QUY TRÌNH CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG
2.2.1 Hệ thống chuồng trại
Chuồng được xây dựng theo kiểu nóc đôi, có mái lợp tôn lạnh, hai bên
chuồng là mương thoát nước để dẫn nước thải cũng như nước mưa vào hệ thống
hầm Biogas.
Hệ thống nước uống cho heo được bơm từ giếng khoan lên các bể chứa, mỗi
khu chuồng đều có các bể chứa nước này, mỗi bể có thể tích từ 8 đến 12 khối. Từ

6


các bể chứa này, nước được dẫn theo các đường ống đến mỗi ô chuồng để heo có
thể uống nước dễ dàng.
Mỗi khu chuồng có 4 quạt gió công suất lớn làm mát khi trời nóng, có hệ
thống phun nước trên mái làm mát những khi thời tiết nắng nóng. ngoài ra ở mỗi
dãy chuồng còn có hệ thống bạt che phủ hai bên phòng những khi mưa to gió lớn.
2.2.1.1 Khu chuồng heo thịt
Gồm 22 chuồng được chia làm hai dãy, mỗi dãy gồm: 2 chuồng rộng 6,5 m
và 9 chuồng rộng 4,5 m, chiều dài mỗi ô chuồng là 7,5 m, mỗi ô chuồng có bể tắm
rộng 1,5 m, có máng ăn và núm uống tự động.
2.2.1.2 Khu chuồng nái khô và mang thai
Khu này có tổng diện tích là 80 m x 8,5 m. Được bố trí theo kiểu chuồng sàn
gồm 180 ô chuồng được chia làm hai dãy, diện tích mỗi ô chuồng là 0,8 m x 2,2 m,
nền có độ dốc 5 %, có máng ăn và núm uống tự động.
2.2.1.3 Khu chuồng nái đẻ và nuôi con

Được bố trí theo kiểu chuồng sàn hiện đại, có tổng cộng 66 ô chuồng được
chia làm hai dãy và có thể lắp ráp thêm khi cần thiết. Diện tích mỗi ô chuồng là 1,8
m x 2,2 m, được chia làm ba ngăn, một ngăn dành cho heo mẹ ở giữa và hai ngăn
cho heo con ở hai bên, có máng ăn và núm uống tự động.
2.2.1.4 Khu chuồng hậu bị
Gồm 22 chuồng được chia làm hai dãy, mỗi dãy gồm: 2 chuồng rộng 7 m và
9 chuồng rộng 4,5 m, chiều dài mỗi ô chuồng là 7,5 m, mỗi ô chuồng có bể tắm
rộng 1,5 m, có máng ăn và núm uống tự động.
Do lượng heo hậu bị trong giai đoạn này không nhiều nên khu chuồng hậu bị
được sử dụng để nuôi heo thịt.
2.2.1.5 Chuồng đực giống
Chuồng đực giống được đặt ở hai đầu của chuồng nái khô và mang thai.
Gồm có 6 chuồng, mỗi ô chuồng có diện tích là 2,7 m x 3,2 m, có máng ăn và núm
uống tự động.

7


2.2.1.6 Khu chuồng heo cai sữa
Đây là hệ thống chuồng sàn hiện đại, gồm 28 ô chuồng được chia làm hai
dãy, có lối đi ở giữa khoảng 1 m, mỗi ô chuồng được ngăn cách với nhau bằng hệ
thống các thanh sắt chống rỉ, diện tích mỗi ô chuồng là 4,5 m x 5,5 m, mỗi ô có bể
nước tắm có diện tích là 1,5 m x 4,5 m, mỗi ô chuồng có hai máng ăn và núm uống
tự động.
2.2.2 Thức ăn
Heo nái nuôi con và heo nái mang thai được cho ăn thức ăn viên (Maxi Mum
116 và Maxi Mum 118). Heo con tập ăn được ăn thức ăn viên (NU scienZ). Heo cai
sữa ăn thức ăn trộn giữa thức ăn viên (Jolie, HG2) và thức ăn bột theo công thức
của trại. Heo thịt ăn thức ăn bột theo công thức của trại.
Bảng 2.2 Công thức thức ăn dành cho heo từ 15 kg – 60 kg

Thành phần

Khối lượng (kg)

%

Bắp

160

53,08

Tấm gạo

50

16,59

Đậu nành

66

21,89

Bột cá

10

3,33


Porker 15

12

3,99

Muối

1,5

0,50

C – fern 01

0,3

0,09

BIO – sorbitol + B 12

0,2

0,07

Orgacids*

0,3

0,09


Glucan C

0,1

0,03

T5X – Premix

0,3

0,09

Bcomplex C

0,2

0,07

Doxy 10 (tùy tình hình bệnh)

0,3

0,09

ASC – Tylosin (tùy tình hình bệnh)

0,3

0,09


(Nguồn: Phòng kỹ thuật trại heo Tân Uyên, năm 2011)

8


Bảng 2.3 Thành phần dinh dưỡng thức ăn Maxi Mum 118
Thành phần

Hàm lượng

Đơn vị tính

3000

(kcal/kg)

Protein thô (min)

16

(%)

Xơ thô (max)

6

(%)

0,8 – 1,2


(%)

0,7

(%)

0,3 – 0,8

(%)

Lysin (min)

0,9

(%)

Methionin (min)

0,25

(%)

13

(%)

Năng lượng trao đổi (min)

Canxi (min – max)
P tổng số

Nacl (min – max)

Độ ẩm (max)

(Nguồn: Phòng kỹ thuật trại heo Tân Uyên, năm 2011)
Bảng 2.4 Thành phần dinh dưỡng thức ăn Maxi Mum 116
Thành phần

Hàm lượng

Đơn vị tính

2900

(kcal/kg)

Protein thô (min)

14

(%)

Xơ thô (max)

8,5

(%)

0,8 – 1,2


(%)

0,6

(%)

0,3 – 0,8

(%)

Lysin (min)

0,58

(%)

Methionin (min)

0,2

(%)

Độ ẩm (max)

13

(%)

Năng lượng trao đổi (min)


Canxi (min – max)
P tổng số
Nacl (min – max)

(Nguồn: Phòng kỹ thuật trại heo Tân Uyên, năm 2011)

9


Bảng 2.5 Thành phần dinh dưỡng thức ăn HG2
Thành phần

Hàm lượng

Đơn vị tính

3250

(kcal/kg)

Protein thô (min)

19

(%)

Xơ thô (max)

4


(%)

0,6 – 1

(%)

0,5

(%)

0,3 – 7

(%)

Béo thô (min)

5

(%)

Độ ẩm (max)

12

(%)

Năng lượng trao đổi (min)

Canxi (min – max)
P tổng số

Nacl (min – max)

Theo đơn đặt hàng

Kháng sinh

(Nguồn: Phòng kỹ thuật trại heo Tân Uyên, năm 2011)
Bảng 2.6 Thành phần dinh dưỡng thức ăn Jolie
Thành phần

Hàm lượng

Đơn vị tính

3200

(kcal/kg)

Protein thô (min)

20

(%)

Xơ thô (max)

4

(%)


0,7 – 1,2

(%)

0,6

(%)

0,2 – 0,5

(%)

Lysin (min)

1,3

(%)

Methionin (min)

0,4

(%)

Độ ẩm (max)

13

(%)


Colistine (max)

100

(ppm)

Năng lượng trao đổi (min)

Canxi (min – max)
P tổng số
Nacl (min – max)

(Nguồn: Phòng kỹ thuật trại heo Tân Uyên, năm 2011)

10


Bảng 2.7 Thành phần dinh dưỡng thức ăn NU scienZ
Thành phần

Hàm lượng

Đơn vị tính

Năng lượng trao đổi (min)

3580

(kcal/kg)


Protein thô (min)

18,5

(%)

Xơ thô (max)

4

(%)

Canxi (min)

7

(g)

P (min)

6

(g)

Nacl (max)

3

(g)


(Nguồn: Phòng kỹ thuật trại heo Tân Uyên, năm 2011)
Bảng 2.8 Công thức thức ăn dành cho heo từ 60 kg đến xuất chuồng
Thành phần

Khối lượng (kg)

%

Bắp

160

53,14

Tấm gạo

50

16,61

Đậu nành

66

21,92

Bột gia cầm

10


3,33

Porker 15

12

3,99

Muối

2

0,66

T5X – Premix

0,3

0,09

BIO – Sorbitol + B12

0,3

0,09

Bingo

0,5


0,17

(Nguồn: Phòng kỹ thuật trại heo Tân Uyên, năm 2011)
2.2.3 Quy trình vệ sinh thú y và tiêm phòng
2.2.3.1 Quy trình vệ sinh thú y
Mỗi khu chuồng đều phải được làm vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày, tránh để heo
nằm đè lên phân. Việc rửa chuồng không theo lịch trình định kì vì còn tùy thuộc
vào mức độ vệ sinh của chuồng nuôi. Trại tổ chức sát trùng 1 tuần 2 lần vào thứ 5
và chủ nhật và thay đổi thuốc sát trùng liên tục nhằm tránh sự kháng thuốc sát
trùng. Ngoài ra, việc giữ vệ sinh xung quanh trại rất được chú ý.

11


Sau khi xuất bán hoặc chuyển chuồng từ giai đoạn này sang giai đoạn khác,
chuồng được xịt rửa, làm vệ sinh, phun thuốc sát trùng 2 lần, để trống chuồng 1
tuần trước khi chuyển heo khác đến.
Hạn chế người lạ vào trại: khách tham quan khi muốn thăm khu vực chăn
nuôi phải đảm bảo yêu cầu vệ sinh của trại như phun thuốc sát trùng toàn thân, tắm
rửa sạch sẽ hay ở khu vực cách ly vài ngày. Việc qua lại giữa các khu chuồng cũng
rất hạn chế.
2.2.3.2 Quy trình tiêm phòng
Heo con
03 ngày tuổi: Cho uống Navetcoc phòng cầu trùng: 1 ml/con.
35 ngày tuổi: Tiêm Pestiffa phòng bệnh dịch tả lần 1: 2 ml/con, tiêm bắp.
55 ngày tuổi: Tiêm Pestiffa phòng bệnh dịch tả lần 2: 2 ml/con, tiêm bắp.
55 ngày tuổi: Tiêm Aftofor phòng lở mồm long móng lần 1: 2 ml/con, tiêm
bắp.
80 ngày tuổi: Tiêm Aftofor phòng lở mồm long móng lần 2: 2 ml/con, tiêm
bắp.

Hậu bị
28 tuần tuổi: Tiêm Aftofor phòng lở mồm long móng lần 1: 2 ml/con, tiêm
bắp.
28 tuần tuổi: Tiêm Pestiffa phòng bệnh dịch tả lần 1: 2 ml/con, tiêm bắp.
30 tuần tuổi: Tiêm Aftofor phòng lở mồm long móng lần 2: 2 ml/con, tiêm
bắp.
30 tuần tuổi: Tiêm Pestiffa phòng bệnh dịch tả lần 2: 2 ml/con, tiêm bắp.
32 tuần tuổi: Tiêm Porcilis phòng Parvovirus lần 1: 5 ml/con, tiêm bắp.
Nái chữa
6 tuần trước khi sinh: Tiêm Pestiffa phòng bệnh dịch tả: 2 ml/con, tiêm bắp.
5 tuần trước khi sinh: Tiêm PR – Vacplus phòng giả dại: 2 ml/con, tiêm bắp.
4 tuần trước khi sinh: Tiêm Aftofor phòng lở mồm long móng: 2 ml/con,
tiêm bắp.

12


Heo nọc
Tiêm ngừa 6 tháng / lần với những bệnh sau:
Tiêm Pestiffa phòng bệnh dịch tả: 2 ml/con, tiêm bắp.
Tiêm Aftofor phòng bệnh lở mồm long móng: 2 ml/con, tiêm bắp.
Tiêm Porcilis phòng bệnh Parvovirus: 5 ml/con, tiêm bắp.
2.2.4 Chăm sóc và nuôi dưỡng
2.2.4.1 Nái khô và nái mang thai
Heo được cho ăn 2 lần trong ngày vào lúc 7 giờ sáng và 4 giờ chiều, thức ăn
Maxi Mum 116. Sau khi cho ăn vào buổi sáng, xịt rửa chuồng, máng ăn. Lượng
thức ăn cho mỗi heo tùy thuộc vào thể trọng cũng như sức khỏe của heo. Phân được
hốt sau khi cho ăn xong và được đóng vào bao để làm phân bón. Trong khu này còn
có hai đực giống thí tình để phát hiện nái lên giống. Nái trước khi đẻ khoảng 1 tuần
sẽ được chuyển sang khu nái đẻ.

2.2.4.2 Nái đẻ và heo con
Heo được cho ăn 3 lần trong ngày vào lúc 7 giờ sáng, 4 giờ chiều và 10 giờ
tối, thức ăn Maxi Mum 118. Việc xịt rửa máng ăn được thực hiện vào buổi sáng sau
khi cho heo ăn xong, phân heo nái được hốt liên tục trong ngày. Đối với heo con
gần tách mẹ có thể cho ăn thức ăn dạng viên (NU scienZ). Lượng thức ăn cho mỗi
heo nái tùy thuộc vào thể trọng của heo. Heo con sau khi đẻ được bấm răng và cắt
đuôi 24 giờ sau khi đẻ. Sau 3 ngày tuổi, heo được tiêm Fe và B12. Nái sau khi đẻ
được tiêm oxytocine với liều 2 ml để tránh tình trạng sót nhau, kích thích thải sữa,
tiêm amoxycillin để tránh nhiễm trùng, ngăn ngừa tình trạng viêm vú, tiêm oligo –
glucan để trợ sức cho nái.
2.2.4.3 Heo con cai sữa
Heo được cho ăn tự do bằng máng ăn tự động. Thức ăn dạng bột HG2 và
dạng viên Jolie. Chuồng được vệ sinh quét dọn 2 lần trong ngày, xịt rửa chuồng
được thực hiện vào buổi sáng sau khi đã dọn phân và quét chuồng. Việc kiểm tra
heo bệnh cũng như điều trị được thực hiện hằng ngày để đảm bảo dịch bệnh được

13


×