Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA BIOMIN POULTRYSTAR LÊN HỆ VI SINH VẬT TRONG PHÂN VÀ ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH KHI TIÊM VẮCXIN TRÊN GÀ ®

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (680.64 KB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
*************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ẢNH HƯỞNG CỦA BIOMIN POULTRYSTAR®
LÊN HỆ VI SINH VẬT TRONG PHÂN VÀ
ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH KHI TIÊM VẮC-XIN TRÊN GÀ

Sinh viên thực hiện: LÊ QUANG KHẢI
Lớp

: DH07CN

Ngành

: Chăn nuôi

Niên khóa

: 2007 -2011

Tháng 8/2011


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
*************


LÊ QUANG KHẢI

ẢNH HƯỞNG CỦA BIOMIN POULTRYSTAR®
LÊN HỆ VI SINH VẬT TRONG PHÂN VÀ
ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH KHI TIÊM VẮC-XIN TRÊN GÀ
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành Chăn nuôi

Giáo viên hướng dẫn
TS. HỒ THỊ KIM HOA

Tháng 8/2011

i


PHIẾU XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên: LÊ QUANG KHẢI
Lớp: DH07CN
Tên đề tài: “Ảnh hưởng của Biomin PoultryStar® lên hệ vi sinh vật trong phân và
khả năng đáp ứng miễn dịch khi tiêm vắc-xin trên gà”.
Khóa luận đã được thực hiện theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến, đóng góp của hội đồng chấm luận văn.
Ngày…..tháng…..năm 2011
Giáo viên hướng dẫn

HỒ THỊ KIM HOA

ii



LỜI CẢM TẠ
Xin dâng lòng thành kính sâu sắc đến
Ba mẹ và những người thân trong gia đình đã hết lòng nuôi dưỡng, quan tâm, động
viên con được như ngày hôm nay. Là nguồn động lực lớn lao để con vươn lên trong
học tập.
Xin chân thành cảm ơn
Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm Tp. HCM
Ban chủ nhiệm và toàn thể quí Thầy Cô khoa Chăn nuôi – Thú y đã hết lòng truyền
đạt và hướng dẫn tôi ngay từ bước đi đầu tiên cho đến ngày hôm nay, giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian học tập tại trường và hoàn thành khóa luận này.
Xin tỏ lòng biết ơn đăc biệt sâu sắc đến
TS. Hồ Thị Kim Hoa người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giảng dạy và giúp đỡ
tôi hoàn thành khóa luận này.
PGS.TS Trần Thị Dân, PGS.TS Lâm Minh Thuận đã giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian thực hiện khóa luận này.
Xin gửi lời biết ơn chân thành đến
Thầy Lê Hữu Ngọc, cùng các bạn ở phòng kiểm nghiệm thú sản và môi trường sức
khỏe vật nuôi đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành khóa luận này
Xin gửi lời cảm ơn đến
Tập thể lớp DH07CN, các anh chị đi trước đã cùng chia sẻ, tận tình giúp đỡ tôi rất
nhiều trong thời gian học tập, rèn luyện và hoàn thành khóa luận này.

Chân thành cảm ơn!
Lê Quang Khải.

iii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài được tiến hành nhằm đánh giá ảnh hưởng của một chế phẩm synbiotics

lên hệ vi sinh vật đường ruột và đáp ứng miễn dịch khi tiêm vắc-xin của gà. Sản phẩm
Biomin PoultryStar có chứa các vi khuẩn lactic và fructooligosacharide. Thí nghiệm
được thực hiện trên 600 gà Lương Phượng và 600 gà Cobb 500 (cho 3 lần lặp lại),
được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên hai yếu tố (thức ăn và ngày tuổi). Ở mỗi lần
lặp lại, gà được chia thành 4 lô (50 gà/lô), với lô I (đối chứng): sử dụng thức ăn cơ bản
không sử dụng chế phẩm cũng như thuốc kháng sinh; lô II: bổ sung PoultryStar vào
nước uống: (20 g/ 1000 con/ ngày) ở một số giai đoạn ngày tuổi khác nhau; lô III: bổ
sung PoultryStar (500 g/ tấn thức ăn) trong suốt thời gian nuôi thí nghiệm; lô IV: bổ
sung hỗn hợp gừng - tỏi - nghệ (5000 g/ tấn thức ăn) và cho ăn trong suốt thời gian thí
nghiệm.
Để khảo sát số lượng coliforms, Bacteroides fragilis và lactobacilli trong phân,
phân gà được thu thập vào các thời điểm: 1 ngày tuổi, 14 ngày tuổi, 21 ngày tuổi, 28
ngày tuổi, và 42 ngày (đối với gà Lương Phượng). Các nhóm vi sinh vật được xác định
bằng phương pháp nhỏ giọt (drop plate technique). Kết quả trên hai giống gà thí
nghiệm đều cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về số lượng các vi khuẩn nhóm
coliforms và bacteroides trong phân gà ở các lô thí nghiệm bổ sung PoultryStar so với
lô đối chứng. Số lượng Lactobaciilus spp. trong phân gà của hai lô II và III chỉ cao hơn
các lô khác chút ít (chênh lệch khoảng 0,1 – 0,4 log10 CFU/ g phân). Có sự khác biệt
đáng kể về số lượng các vi khuẩn trong phân ở các thời điểm lấy mẫu khác nhau
(P<0,01).
Do hiệu quả việc tiêm chủng vắc-xin Newcastle rất thấp, nên không thể rút ra
kết luận gì về ảnh hưởng của PoultryStar lên sự đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm chủng.
Tóm lại, việc bổ sung PoultryStar trong nước uống và thức ăn không cho thấy
tác động đối với hệ vi sinh vật đường ruột và đáp ứng miễn dịch chống bệnh Newcastle
trên hai giống gà thí nghiệm.

iv


MỤC LỤC

Trang
Trang tựa ...................................................................................................................... i
PHIẾU XÁC NHẬN .................................................................................................. ii
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................ iv
MỤC LỤC .................................................................................................................. vi
DANH SÁCH BẢNG .............................................................................................. viii
DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ .............................................................. ix
Chương 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................. 1
1.2 Mục đích và yêu cầu ............................................................................................. 1
1.2.1 Mục đích............................................................................................................. 1
1.2.2 Yêu cầu............................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN .......................................................................................... 3
2.1 Sơ lược về các giống gà thí nghiệm ...................................................................... 3
2.1.1 Nguồn gốc, đặc điểm và giá trị của gà Lương Phượng. ..................................... 3
2.1.2 Nguồn gốc, đặc điểm và giá trị của gà Cobb 500 .............................................. 3
2.2 Sơ lược đặc điểm cấu tạo, sinh lý tiêu hóa của gia cầm ....................................... 3
2.3 Sơ lược về hệ vi sinh vật đường ruột của gia cầmError! Bookmark not defined.
2.4 Sơ lược về các nhóm vi khuẩn trong phân được kiểm tra .................................... 8
2.4.1 Nhóm coliforms ................................................................................................. 8
2.4.2 Nhóm vi khuẩn Bacteroides fragilis .................................................................. 8
2.4.3 Nhóm vi khuẩn sinh lactic................................................................................ 10
2.5 Giới thiệu chế phẩm gừng - tỏi - nghệ ................................................................ 11
2.5.1 Gừng (Zingiberofficinale rose) ........................................................................ 11
2.5.2 Tỏi (Allium Sativum L) ..................................................................................... 13
2.5.3 Nghệ (Curcuma Longa L) ................................................................................ 14
2.5.4 Sơ lược một số nghiên cứu, ứng dụng gừng -tỏi - nghệ ................................. 15

v



2.6 Giới thiệu probiotics, prebiotics .......................................................................... 16
2.6.1 Probiotics.......................................................................................................... 16
2.6.1.1 Cơ chế tác động của vi sinh vật probiotics ................................................... 17
2.6.1.2 Vai trò của probiotics .................................................................................... 18
2.6.2 Prebiotics .......................................................................................................... 19
2.6.3 Giới thiệu về thành phần có trong chế phẩm sinh học Biomin ........................ 20
2.6.4 Lược duyệt một số nghiên cứu tác dụng của probiotics và prebiotics trên vật
nuôi ............................................................................................................................ 21
2.7 Sơ lược về miễn dịch gia cầm ............................................................................ 22
2.7.1 Khái niệm về miễn dịch .................................................................................. 22
2.7.2 Hệ thống các tế bào có chức năng miễn dịch .................................................. 23
2.7.3 Hệ thống Ig (Immunoglobulin) của gà ............................................................ 24
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ............................ 22
3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm ....................................................................... 26
3.2 Đối tượng thực hiện ............................................................................................ 26
3.3 Nội dung thí nghiệm............................................................................................ 26
3.3.1 Bố trí thí nghiệm .............................................................................................. 27
3.3.2 Các chỉ tiêu theo dõi ......................................................................................... 29
3.4 Phương pháp thực hiện........................................................................................ 29
3.4.1 Kiểm tra vi sinh vật trong phân ........................................................................ 29
3.4.2 Kiểm tra mức kháng thể chống virus Newcastle ............................................. 32
3.5 Xử lý số liệu ....................................................................................................... 34
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 35
4.1 Sự thay đổi số lượng các nhóm vi sinh vật trong phân ....................................... 35
4.1.1 Tổng số coliforms ............................................................................................ 35
4.1.2 Nhóm Bacteroides fragilis ............................................................................... 36
4.1.3 Vi khuẩn nhóm lactobacilli .............................................................................. 37
4.2 Đánh giá ảnh hưởng của PoultryStar lên đáp ứng miễn dịch đặc hiệu ............... 41


vi


Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 45
5.1 Kết luận ............................................................................................................... 45
5.2 Đề nghị ................................................................................................................ 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 46
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 51

vii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 3.1 Bố trí thí nghiệm ...........................................................................................27
Bảng 3.2 Thành phần thức ăn cơ bản của gà Lương Phượng ..........................................28
Bảng 3.3 Thành phần thức ăn cơ bản của gà Cobb 500 ..................................................28
Bảng 3.4 Qui trình chủng vắc-xin Newcastle và lấy máu gà ..........................................32
Bảng 4.1 Số lượng các nhóm vi khuẩn trong phân gà Cobb 500 ở các ngày tuổi khác nhau
(tính theo log 10 ) ...........................................................................................................39
Bảng 4.2 Số lượng các nhóm vi khuẩn trong phân gà Lương Phượng ở các ngày tuổi (tính
theo log 10 ) ...................................................................................................................40
Bảng 4.3 Hiệu giá kháng thể HI kháng virus Newcastle trong huyết thanh gà Lương
Phượng .......................................................................................................................43
Bảng 4.4 Hiệu giá kháng thể HI kháng virus Newcastle trong huyết thanh gà Cobb 500

...................................................................................................................................43

viii



DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 3.1 Mô tả cách thực hiện phản ứng HA ...............................................................33
Sơ đồ 3.2 Mô tả cách thực hiện phản ứng HI.................................................................34
Biểu đồ 4.1 Số lượng vi khuẩn coliforms trong phân gà thí nghiệm ở các ngày tuổi khác
nhau ............................................................................................................................36
Biểu đồ 4.2 Số lượng vi khuẩn nhóm B. fragilis trong phân gà thí nghiệm ở các ngày tuổi
khác nhau. ...................................................................................................................37
Biểu đồ 4.3 Số lượng vi khuẩn nhóm lactobacilli trong phân gà ở các ngày tuổi khác nhau.

...................................................................................................................................38

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong vài thập niên trở lại đây, ngành chăn nuôi nước ta đã có những bước
phát triển nhảy vọt cả về số lượng và chất lượng. Trong đó, chăn nuôi theo hướng
sinh học, hướng tới sản phẩm sạch và an toàn, không có hiện tượng tồn dư kháng
sinh và các chất độc hại ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, đảm bảo sức khỏe
gia súc là mục tiêu hàng đầu của các nhà khoa học và các nhà chăn nuôi.
Kháng sinh đã được sử dụng nhiều trong thức ăn chăn nuôi như một biện
pháp phòng bệnh và nâng cao năng suất, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn. Tuy nhiên,
việc sử dụng kháng sinh trong thời gian dài lại gây ra hiện tượng đề kháng kháng
sinh ở nhiều loài vi sinh vật, trong đó có những vi sinh vật gây bệnh cho người và
động vật, kèm theo đó là sự tồn dư kháng sinh trong những sản phẩm có nguồn gốc
động vật gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng.
Nhiều chế phẩm sinh học đã và đang được dùng nhằm thay thế kháng sinh

trong thức ăn chăn nuôi. Chế phẩm PoultryStar là một sản phẩm kết hợp giữa
probiotics và prebiotics, đã được nghiên cứu và sử dụng thay thế kháng sinh trong
thức ăn trên heo và gà ở một số nước Châu Âu và Châu Á.
Để đánh giá tác dụng của sản phẩm này trên gà đối với điều kiện chăn nuôi
Việt Nam, đề tài “Ảnh hưởng của Biomin PoultryStar® lên hệ vi sinh vật trong
phân và đáp ứng miễn dịch khi tiêm vắc-xin trên gà” được tiến hành.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của sản phẩm PoultryStar
được cung cấp qua nước uống hay bổ sung trong thức ăn lên hệ vi sinh vật trong
phân, có thể giúp cơ thể gia tăng sức đề kháng và ảnh hưởng của sản phẩm này lên

1


khả năng đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm vắc-xine phòng bệnh Newcastle trên gà
Lương Phượng và gà Cobb 500 để đánh giá hàm lượng kháng thể trước và sau khi
bổ sung chế phẩm này.
1.2.2 Yêu cầu
Để đạt được mục tiêu đề ra, các khảo sát sau đã được thực hiện:
− Khảo sát ảnh hưởng của PoultryStar lên sự thay đổi số lượng các nhóm vi khuẩn
trong phân (nhóm coliforms, bacteroides, và lactobacilli) theo lứa tuổi gà.
− Khảo sát ảnh hưởng của sản phẩm này lên khả năng đáp ứng miễn dịch sau khi
tiêm phòng vắc-xin chống virus Newcastle.

2


Chương 2
TỔNG QUAN

2.1 Sơ lược về các giống gà thí nghiệm
2.1.1 Nguồn gốc, đặc điểm và giá trị của gà Lương Phượng
Gà Lương Phượng hay còn gọi là Lương Phượng Hoa có nguồn gốc từ Trung
Quốc, được nhập vào nước ta từ sau năm 1997. Gà Lương Phượng có ngoại hình
giống gà Ri, có bộ lông màu đa dạng như sẫm, vàng đen, vàng sậm điểm chấm rất
giống với gà Ta Vàng. Mào cờ, yếm, tai màu hồng. Gà trống lưng rộng, ngực
phẳng, đa phần có màu vàng tía. Gà Lương Phượng dễ nuôi, thích nghi cao, chịu
đựng tốt với khí hậu nóng ẩm, đòi hỏi chế độ dinh dưỡng không cao, có thể nuôi
nhốt hoặc nuôi thả vườn, ngoài đồng, trên đồi. Gà Lương Phượng có tỉ lệ sống cao,
khoảng 96 – 98 %. Gà nuôi thịt 70 ngày tuổi trống đạt 1,87 kg, mái đạt 1,58 kg, với
tiêu tốn thức ăn khoảng 2,53 kg/kg tăng trọng (Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng,
2004).
2.1.2 Nguồn gốc, đặc điểm và giá trị của gà Cobb 500
Gà Cobb 500 là gà siêu thịt có nguồn gốc từ Mỹ, có màu lông trắng, mào
đơn, mồng răng cưa. Giống này có ưu điểm là phát triển mạnh, tăng trọng rất nhanh
và khá cao, trọng lượng tích lũy của gà thịt Cobb 500 lúc 42 ngày tuổi đối với con
trống là 2,5 kg; con mái là 2,2 kg; tiêu tốn thức ăn 1,9 – 2 kg/tăng trọng. Hạn chế
của giống gà Cobb 500 là gà có sức đề kháng yếu, đòi hỏi sự chăm sóc nuôi dưỡng
và qui trình thú y hợp lí, chặt chẽ. Gà chịu nóng kém và khi nhiệt độ lớn hơn 300C
gà có thể bị stress nhiệt với các biểu hiện như gà thở nhanh, uống nước nhiều, phân
lỏng, xù lông sải cánh tăng cường thoát nhiệt, giảm lượng thức ăn ăn vào, sinh
trưởng giảm. Nếu thải nhiệt không kịp gà có thể chết (Cobb – Vantress, 2010).
2.2 Sơ lược đặc điểm cấu tạo, sinh lý tiêu hóa của gia cầm
Cơ quan tiêu hóa của gia cầm bao gồm khoang miệng, thực quản, diều, dạ dày
tuyến (tiền mề), dạ dày cơ (mề), ruột non (tá tràng, không tràng, hồi tràng), ruột già

3


(manh tràng, kết tràng, trực tràng) và lỗ huyệt. Khoang miệng có mỏ để bới và nhặt

thức ăn, lưỡi để lựa chọn thức ăn. Khoang miệng của gia cầm không có răng và
nghèo tuyến nước bọt nên thức ăn đi qua khoang miệng nhanh và hầu như không biến
đổi mà di chuyển thẳng xuống thực quản và được chứa ở diều. Thực quản có lớp
niêm mạc nhầy, gấp nếp, tiết dịch làm trơn viên thức ăn và đẩy thức ăn xuống diều,
khi đói viên thức ăn được đẩy thẳng lên dạ dày (Dương Thanh Liêm, 2008). Các
tuyến của thực quản tiết ra chất nhầy thấm ướt bề mặt vỏ nhầy làm viên thức ăn di
chuyển dễ dàng (Melekhin và Gridin, 1989). Diều có chức năng dự trữ thức ăn và tiết
một ít dịch từ các tuyến nhầy của thành phía trên tiếp giáp với thực quản. Dịch thực
quản và diều có chứa musin và amylase giúp tinh bột trong thức ăn thủy phân thành
đường. Thức ăn ở diều được làm mềm ra, trộn đều và được tiêu hóa từng phần dưới
tác dụng của các men và vi khuẩn trong thức ăn, sau đó di chuyển xuống dạ dày
tuyến và ở đó quá trình tiêu hóa thực sự bắt đầu.
Thời gian lưu trữ thức ăn trong diều tùy thuộc vào tính chất và kích thước
của thức ăn như thức ăn hạt lưu trữ khoảng 3 – 4 giờ đến 14 – 18 giờ, nếu thiếu
hoặc thừa nước sẽ giữ cho lượng thức ăn trong diều không tiêu đi được. Khi tỷ lệ
nước và hạt bằng 1:1 thì thức ăn được lưu giữ trong diều đến 5 – 6 giờ (trích dẫn
bởi Melekhin và Gridin, 1989).
Dạ dày gia cầm gồm 2 phần là dạ dày tuyến và dạ dày cơ, thức ăn từ diều
vào dạ dày tuyến rồi sau đó đến dạ dày cơ. Dạ dày tuyến có dạng ống ngắn với vách
dày, nối với dạ dày cơ bằng một eo nhỏ. Thành dạ dày tuyến cấu trúc bởi những
tuyến hình túi tạo thành những thùy nhầy tiết dịch đổ ra qua các lỗ trong những núm
đặc biệt của các nếp gấp tuần hoàn trong lớp niêm mạc. Dạ dày tuyến tiết dịch tiêu
hóa có thành phần chủ yếu là acid chlohydric, pepsin và musin. Sự tiết dịch vị cao
nhất ở gà ăn thức ăn có hàm lượng protein tối ưu 16 – 18 %. Khi tăng protein lên tới
25 - 27% hoặc khi giảm xuống đến 10% thì sự tiết dịch vị ở dạ dày tuyến giảm.
Thức ăn chỉ đi qua dạ dày tuyến đủ thời gian thấm ướt dịch tiêu hóa sau đó di
chuyển sang dạ dày cơ (Lâm Minh Thuận, 2004). Một khi dạ dày tuyến bị tổn
thương (ví dụ khi gà bị bệnh dịch tả, gumboro, cầu trùng hay nhiễm độc tố

4



aflatoxin) thì khả năng tiêu hóa protein trong thức ăn cũng giảm (Melekhin và
Gridin, 1989). Dạ dày cơ còn được gọi là mề. Mề có hệ cơ rất phát triển, trong niêm
mạc có lót bởi một lớp tế bào sừng hóa rất cứng chống lại sự xay sát khi mề nghiền
thức ăn. Nhiệm vụ chủ yếu của dạ dày cơ là tiêu hóa cơ học (Dương Thanh Liêm,
2008).
Ở gia cầm các quá trình tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng diễn ra rất tích
cực trong ruột non cũng như trên bề mặt lớp nhung mao lớn của niêm mạc thành
ruột. Các phân tử thức ăn lớn và các hợp chất lớn hơn mức phân tử được tiếp tục
phân giải thành những tiểu phần nhỏ hơn, các sản phẩm cuối cùng thấm hút vào
trong hệ thống mạch lympho và vào máu. Sự hấp thu các chất dinh dưỡng như acid
amin, glucid, acid béo, các chất khoáng và các vitamin xảy ra chủ yếu trên toàn
chiều dài ruột non.
Dịch ruột là chất lỏng đục có phản ứng kiềm (pH = 7,42) chứa các men tiêu
hóa như protetase, aminolyase, amylase, enterokinase. Dịch tụy là chất lỏng không
màu, hơi toan hoặc hơi kiềm (pH = 7,2 – 7,5) riêng ở gà dịch tụy có độ pH = 6.
Ngoài các men tiêu hóa, dịch tụy còn chứa các acid amin, lipit, các chất khoáng
(NaCl, Cl 2 , NaHCO 3 ) và một số chất khác. Dịch tụy của gia cầm trưởng thành có
chứa các men tiêu hóa như trysin, carbonxypeptidase, amylase, maltase, lipase.
Trysin là dạng hoạt hoá của pepsinogen dưới tác dụng của men enterokinase trong
dịch ruột, trysin phân giải các polypeptide thành các acid amin. Men amylase và
maltase phân giải các polysaccharide thành monosaccharide, glucose. Men lipase
được dịch mật hoạt hóa để phân giải các lipid thành glycerin và các acid béo (Lâm
Minh Thuận, 2004).
Ruột non được chia thành 3 đoạn khác nhau: Tá tràng (duodenum), không
tràng (jejunum), và hồi tràng (ileum). Dưới tác dụng của các loại enzyme từ dịch vị,
dịch ruột, dịch tụy, dịch mật, đại bộ phận các chất dinh dưỡng như chất bột đường,
protein, lipid được tiêu hóa và hấp thu ở đây. Những mảnh thức ăn còn cứng chưa
được nghiền kỹ lại được đưa ngược lại dạ dày cơ nhờ sự nhu động ngược của ruột

non để dạ dày cơ nghiền tiếp. Vì lẽ đó nên dạ dày cơ có màu vàng của mật. Thời

5


gian tiêu hóa ở ruột non khoảng 6 - 8 giờ. Sự hấp thu dưỡng chất ở ruột non bắt đầu
từ tá tràng, song nhiều nhất là đoạn không tràng. Chất bột đường tiêu hóa nhanh và
hấp thu nhanh ở đoạn trên của ruột non, protein phân giải thành acid amin chậm hơn
nên có thể hấp thu ở đoạn không tràng (Dương Thanh Liêm, 2008).
Ruột già của gia cầm gồm manh tràng (ceacum), trực tràng và lỗ huyệt. Vai
trò tiêu hóa của manh tràng còn nhiều điều chưa rõ, tuy vậy sự có mặt của hệ vi sinh
vật như Streptococcus spp., Lactobacillus spp. và các trực khuẩn đường ruột trong
manh tràng giúp tiêu hóa protein, lipid, glucid và một lượng nhỏ chất xơ. Hệ vi sinh
vật ở đây phát triển rất nhanh và chúng tổng hợp các vitamin nhóm B cần thiết cho
sự phát triển của chúng. Manh tràng và trực tràng chủ yếu hấp thu nước, làm cho
phân khô và định hình để chuẩn bị thải phân ra ngoài qua lỗ huyệt (Lâm Minh
Thuận, 2004).
Thức ăn di chuyển trong ống tiêu hoá nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiều
yếu tố như: lứa tuổi, trạng thái sinh lý, năng suất trứng, chất lượng và tính chất vật
lý của thức ăn, phương pháp cho ăn. Càng xa dạ dày, tốc độ di chuyển của khối thức
ăn càng chậm (Lâm Minh Thuận, 2004).
2.3 Hệ vi sinh vật đường ruột của gia cầm
Bộ máy tiêu hóa của động vật sơ sinh thường không có vi sinh vật, nhưng
sau đó hệ vi sinh vật riêng biệt của mỗi loài động vật phát triển rất nhanh. Gà con
mới nở cũng không có vi sinh vật trong ruột. Trong vòng vài giờ lactobacilli xuất
hiện trong diều và tồn tại suốt đời thú. Trong khi đó ở tá tràng cho đến manh tràng,
Enterococcus faecalis là loài chủ lực, kế đến là các enterobacteria. Vào ngày tuổi
thứ ba, lactobacilli xuất hiện ở ruột và tạo nên phần chính của hệ vi sinh vật ở manh
tràng cùng với clostridia, coliforms và fecal enterococci. Tuy nhiên, phải mất vài
tuần để thiết lập hoàn chỉnh hệ vi sinh vật như ở thú trưởng thành. Sự phát triển

của hệ vi sinh vật ổn định giúp cơ thể kháng lại sự nhiễm trùng, đặc biệt trong
đường ruột, hiện tượng này được gọi là loại trừ bằng cạnh tranh (Trần Thị Dân,
2005).

6


Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1977), về cơ bản hệ vi sinh vật đường ruột rất
phong phú và được chia thành 2 nhóm:
− Nhóm vi sinh vật tùy nghi gồm đa số là các vi sinh vật cơ hội hay vi sinh vật
gây bệnh, chúng thay đổi theo thức ăn, môi trường, đường tiêu hóa, sức đề
kháng của cơ thể. Nhóm vi sinh vật này có thể kể đến như nấm men, nấm
mốc, vi khuẩn thuộc các giống Proteus, Salmonella, Klebsiella, E. coli, ,
Shigella, Streptococcus, Staphylococcus, Clostridium..v.v… đa số các vi sinh
vật này thích nghi với môi trường có pH trung tính đến kiềm.
− Nhóm vi sinh vật bắt buộc gồm các nhóm vi sinh vật chịu được pH thấp,
phát triển và định cư vĩnh cửu trong đường ruột của gia súc và gia cầm. Hầu
hết chúng giúp cho động vật tiêu hóa thức ăn nhờ vào hệ thống enzyme mà
chúng tiết ra, đồng thời giúp ngăn ngừa một số bệnh do vi sinh vật cơ hội
gây ra. Một số ví dụ điển hình của nhóm vi sinh vật này là các vi khuẩn
thuộc Streptococcus lactis, S. faecium, Bifidobacterium, Sacharomyces
cerevisiae, S. boulardii, Aspergillus niger, A. oryzae, Bacillus subtilis,
Eubacterium..v.v…
Tuy nhiên, theo Tô Minh Châu (2005) thì hệ vi sinh vật chia làm ba nhóm
chính. Nhóm hệ phổ chính chiếm hơn 90 %, phần lớn là các vi sinh vật kị khí bắt
buộc như Lactobacillus, Bifidobacterium,, Bacteriodaceae. Nhóm hệ phổ vệ tinh
chiếm tỷ lệ ít hơn 1 % gồm những vi khuẩn kị khí không bắt buộc như E. coli,
Bacillus. Nhóm hệ phổ chiếm tỷ lệ thấp nhất chưa đến 0,1 % gồm các vi khuẩn
giống Clostridium, Proteus, Staphylococcus.
Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1977), các vi sinh vật trong dạ dày, ruột tham gia

phân giải các chất dinh dưỡng. Vi khuẩn lactic tham gia phân giải tinh bột và đường
thành acid lactic (có tác dụng kiềm chế một số vi khuẩn gây thối và một số vi khuẩn
khác), acid acetic. Vi khuẩn sản sinh men amylase để phân giải tinh bột và men
protease để phân giải protein. Ngoài ra, một số vi khuẩn (ví dụ B. subtilis) còn tổng
hợp vitamin nhóm B. Ngược lại, các vi sinh vật gây thối rữa lại là nguồn gây bệnh

7


đường ruột (chẳng hạn E. coli) khi sức khỏe gia súc sụt giảm do dinh dưỡng kém
hoặc do tác động của môi trường
2.4 Sơ lược về các nhóm vi khuẩn trong phân được kiểm tra
2.4.1 Nhóm coliforms
Theo Nguyễn Đức Lượng và ctv (2004), coliforms là những trực khuẩn
đường ruột, Gram âm, không sinh bào tử, hiếu khí hay yếm khí tùy nghi, có khả
năng lên men lactose, sinh hơi, sinh acid ở nhiệt độ 35 – 370C trong vòng 24 – 48
giờ. Có nhiều nghiên cứu cho thấy các coliforms có thể phát triển được ở nhiệt độ
thấp (-20C) và cao đến 500C.
Nhóm coliforms hiện diện rộng rãi trong tự nhiên, trong ruột người và động
vật. Coliforms được xem như là nhóm vi sinh vật chỉ thị sự ô nhiễm trong phân. Số
lượng hiện diện của chúng trong thực phẩm, nước hay các loại mẫu môi trường
được dùng để chỉ thị khả năng hiện diện của vi sinh vật gây bệnh khác. Nhiều
nghiên cứu cho thấy rằng khi số coliforms hiện diện trong thực phẩm cao thì khả
năng hiện diện của các vi sinh vật gây bệnh khác cũng cao. Tuy nhiên, mối quan hệ
giữa vi sinh vật gây bệnh và vi sinh vật chỉ thị này vẫn còn nhiều tranh cãi (Trần
Linh Thước, 2003). Nhóm coliforms gồm giống điển hình có thể tồn tại trong ruột
người và động vật kể cả ngoại cảnh là Escherichia coli; Klebsialla; Enterobacter;
Citrobacter; Yersinia; Hafnia; Serratia (Hồ Thị Kim Hoa, 2008).
Coliforms trong phân (faecal coliforms) là một thành phần của hệ vi sinh vật
đường ruột ở người và các động vật máu nóng khác, được sử dụng để chỉ thị mức

độ vệ sinh trong quá trình chế biến, bảo quản, vận chuyển thực phẩm, nước uống
cũng như để chỉ thị sự ô nhiễm trong mẫu môi trường (Trần Linh Thước, 2003).
2.4.2 Nhóm vi khuẩn Bacteroides fragilis
Bacteroides là các vi khuẩn Gram âm, không sinh bào tử, không di động,
hình que, yếm khí bắt buộc, thường được phân lập từ vi khuẩn đường ruột người và
động vật. Chúng được công nhận là có nhiều vai trò trong sức khỏe của con người
và động vật. Đây là những sinh vật được phân lập và chiếm ưu thế trong ruột kết
của người. Như là thành phần của hệ vi sinh tại chỗ, chúng có vai trò đa dạng góp

8


phần vào sinh lý và chức năng của ruột, bao gồm nhiều vai trò có lợi như phân giải
polysaccharide hay tham gia vào chu trình ni – tơ (Macy và Salyers, 1984; trích dẫn
bởi Smith và ctv, 2006).
Năm 1989, bacteroides được chính thức giới hạn chỉ bao gồm những sinh vật
có mối quan hệ mà về mặt sinh hóa và liên kết di truyền học gần với kiểu loài B.
fragilis. Hiện nay, nhóm này gồm cả những loài phụ của B. fragilis trước đây cộng
với một số loài mới được phát hiện. Nhóm này bao gồm B. fragilis, B.
thetaiotaomicron, B. ovatus, B. uniformic, B. vulgatus, B. distasonis, B. eggerthii,
B. caccae, B. merdae và B. stercoris (Shah và Collins, 1989; trích dẫn bởi Smith và
ctv, 2006).
B. fragilis đóng vai trò quan trọng trong chu trình gan ruột của acid mật.
Acid cholic và chenodeoxycholic là hai acid chính được tổng hợp tại gan của người,
tại đây chúng kết hợp với taurin hay glucine trước khi mật tiết ra. Khi mật được đổ
vào ruột, các acid mật giúp cho việc hấp thu chất béo. B. fragilis tiết ra các enzyme
hydrolase, dehydrogenase và dehyroxylase tham gia vào quá trình phân cắt acid mật
cho phép các acid mật được hấp thu ở ruột già thay vì bị thải ra ngoài theo phân
(Smith và ctv, 2006).
Bên cạnh các hoạt động trao đổi chất, các B. fragilis và các vi khuẩn kị khí

khác còn góp phần loại trừ các sinh vật gây bệnh từ đường ruột thông qua bốn cơ
chế như cạnh tranh chất dinh dưỡng, cạnh tranh nơi ở vị trí bám, sản xuất các acid
béo dễ bay hơi và phóng thích các acid mật tự do. B. fragilis phủ lên thành ruột giúp
ngăn chăn các vi khuẩn từ những nơi khác thâm nhập vào. Sản phẩm cuối cùng của
quá trình trao đổi chất của B. fragilis là các acid béo dễ bay hơi, các acid này tham
gia vào việc chống lại các vi khuẩn khác xâm nhập vào bằng cách làm giảm pH,
giảm quá trình ô - xy hóa khử trong ruột. Việc sản xuất acid mật tự do cũng đóng
vai trò quan trọng trong việc ức chế mầm bệnh như muối mật thì độc đối với nhiều
sinh vật gây bệnh như Clostridium botulium (Huhtanen, 1979).
Các bacteroides cũng là mầm bệnh tiềm tàng. B. fragilis là sinh vật gây bệnh
cơ hội quan trọng và chúng thường xuyên được tìm thấy trong những ổ nhiễm trùng

9


yếm khí (Finegold và George, 1989). Do đó, rõ ràng có mối quan hệ phức tạp giữa
các vi sinh vật này và vật chủ, đó là kí sinh hay hội sinh và có tác động lẫn nhau
(Smith và ctv, 2006).
2.4.3 Nhóm vi khuẩn sinh lactic
Đây là các vi khuẩn Gram dương, không sinh bào tử, không di động, âm tính
đối với các tính chất như sinh catalase, oxydase và nitratoredutase. Khả năng sinh
tổng hợp các chất cần thiết cho sự sống rất yếu của nhóm này.
Giống Lactobacillus là những trực khuẩn Gram dương, không sinh bào tử,
thường không di động. Chúng có hình trực hay cầu trực và thường thay đổi, có kích
thước 0,5 – 1,2 x 1,0 – 10,0 µm, thường xếp thành chuỗi ngắn, lactobacilli lên men
glucose sinh acid đồng hình (85 % lactic acid) hay dị hình (sinh ra lactic, CO 2 ,
ethanol hay acid acetic với tỷ lệ như nhau) (Hammes và Hertel, 2006).
Thành phần và mật độ các vi khuẩn này khác nhau ở các vị trí khác nhau
trong cơ thể vật chủ và được xác định bởi các yếu tố dinh dưỡng; độ bám dính; các
yếu tố khác như yếu tố di truyền, giới tính, tình trạng nội tiết, quá trình nuốt, chế độ

ăn (thành phần, phương thức ăn và tần số cho ăn), các vi sinh vật tương tác, tình
trạng sức khỏe, điều trị kháng sinh (Jenkison, 1999; trích dẫn bởi Hammes và
Hertel, 2006).
Lactobacillus spp. chỉ chiếm một phần nhỏ trong hệ vi sinh vật của phân
người. Phân người chứa hơn 1011 vi khuẩn trong 1 gram phân và các tế bào vi sinh
vật chiếm khoảng 55 % trọng lượng ở ruột kết (Tannock, 1995).
Vai trò của Lactobacillus spp. trong hệ sinh thái đường ruột được ghi nhận
là đặc biệt có lợi cho người và động vật. Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng
Lactobacillus spp. có khả năng bám dính vào màng nhầy của ruột, cấu trúc bề mặt
niêm mạc và tham gia vào việc biến đổi hệ vi sinh vật đường ruột (Roos và Jonsson,
2002). Trong ruột non, Lactobacillus spp. có thể kể là giúp ngăn ngừa sự tử vong
do tiêu chảy xảy ra ở thú non do sự phát triển của nhóm coliforms gây bệnh đường
ruột. Sự hiện diện của Lactobacillus spp. ở ruột non của những heo sơ sinh sản xuất
một lượng acid trong môi trường đường ruột có thể ức chế độc tố của E. coli và

10


Vibrio cholerae, bảo vệ heo con chống lại các vi sinh vật gây bệnh (Rolfe, 1997).
Lactobacillus spp. sản xuất các bacteriocins làm giảm độ pH trong ruột và hoạt chất
kháng sinh (như acid lactic, hydrogen peroxide) góp phần bảo vệ đường ruột (Jack
và ctv, 1995; trích dẫn bởi Hammes và Hertel, 2006).
Lactobacillus spp. tạo hiệu ứng đáp ứng miễn dịch cho vật chủ. Ý nghĩa sinh
lý của việc đáp ứng miễn dịch không thể hiện trong mọi trường hợp nhưng có thể
dùng ngăn ngừa và điều trị các bệnh nhiễm trùng Lactobacillus spp. được dùng điều
trị hiệu quả tiêu chảy do nhiều nguyên nhân gây ra (Isolauri và ctv, 2001; Cross và
ctv, 2001; trích dẫn bởi Hammes và Hertel, 2006).
2.5 Giới thiệu chế phẩm gừng - tỏi - nghệ
Chế phẩm gừng – tỏi – nghệ là một chế phẩm được bào chế từ thảo mộc
gừng, tỏi, nghệ ở một tỉ lệ nhất định. Gừng, tỏi, nghệ tươi được rửa sạch, thái lát

mỏng và trộn đều, sau đó nghiền tạo thành hỗn hợp và sấy khô ở 400C. Công dụng
của chế phẩm là chống oxy hóa, hỗ trợ tiêu hóa và hấp thu thức ăn, cải thiện chức
năng gan và ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây hại. Chế phẩm kích thích tiết
nước bọt, dịch mật từ đó giúp tiêu hóa tốt hơn. Chế phẩm có tác dụng làm tăng lưu
lượng máu qua gan, giải dộc, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể gia súc, gia cầm
(Phạm Thị Lan Hương, 2003).
2.5.1 Gừng (Zingiberofficinale rose)
Gừng có tên khác là sinh khương, can khương, tên khoa hoc là
zingiberofficinale rose, thuộc họ gừng (Zingiberaceae). Gừng được trồng ở các vùng
nhiệt đới trên thế giới, đặc biệt là Jamaica, Nam Trung Quốc, Ấn Độ và Tây Phi. Ở
Việt Nam, cây gừng được trồng ở khắp nơi và cũng được bán khắp nơi đặc biệt là dịp
tết. Gừng có vị cay, thơm nên thường dùng làm gia vị khá phổ biến. Ngoài việc làm
gia vị, gừng còn được coi là vị thuốc nam dùng để chữa bệnh trong nhân y.
Trong củ gừng vàng có trên 400 chất khác nhau bao gồm tinh dầu, chất béo
và các vitamin B 1 , B 2 , B 6 , C và nhiều chất khoáng khác như K, Ca, Fe, Zn…Tinh
dầu trong gừng chiếm khoảng 1,5 – 3 % chứa 14 thành phần trong đó gồm β –
phenlandren 10,67 %, α – zingiberen 44,26 %, β – santalol 16,20 %, β – bisabolen

11


10,51 %, α – curcumin 1,94 % (Phạm Xuân Sinh, 2000). Gừng chứa 2-3% tinh dầu
với thành phần chủ yếu là các hợp chất hydrocarbon sesquiterpenic: β-zingiberen
(35%), ar-curcumenen (17%), β-farnesen (10%) và một lượng nhỏ các hợp chất
alcol monoterpenic như geraniol, linalol, borneol. Nhựa dầu chứa 20-25% tinh dầu
và 20-30% các chất cay. Thành phần chủ yếu của nhóm chất cay là zingeron,
shogaol và zingerol, trong đó gingerol chiếm tỷ lệ cao nhất. Ngoài ra, trong tinh dầu
gừng còn chứa α-camphen, β-phelandren, eucalyptol và các gingerol.
Tinh dầu gừng có tác dụng ức chế Staphylococcus aureus, E. coli,
Streptococcus viridans, Salmonella Typhimurium, một số vi khuẩn Gram âm và

Gram dương khác. Có thể kết hợp gừng với một số vị thuốc khác điều trị bệnh
không muốn ăn, miệng nhạt vô vị, đầy bụng, không tiêu (Phạm Xuân Sinh, 2000).
Thêm vào đó gừng là một vị thuốc chống buồn nôn khi đi tàu xe. Có nhiều
tài liệu công bố gừng là một phương pháp điều trị hữu hiệu các trường hợp đau
bụng, nôn mửa, khó tiêu, sinh hơi. Ở Myanma, gừng được dùng trong các trường
hợp cảm lạnh, cảm cúm, giảm đau do viêm khớp, làm giảm máu và làm giảm
cholesterol. Chất zingerol trong củ gừng có tác dụng làm giảm đau, an thần, hạ sốt,
kháng khuẩn, kích thích bài tiết dịch mật từ túi mật và ảnh hưởng nhu động đường
tiêu hóa. Gừng ngăn ngừa bệnh viêm khớp và chống lại sự phát triển của khối u,
điều trị bệnh đau nửa đầu, bảo vệ gan, chức năng gan hoạt động bình thường (Võ
Văn Chi, 2000).
Gừng vàng có khả năng ngăn cản cholesterol trong máu, có tác dụng với các
bệnh tăng mỡ máu, nhiễm mỡ gan, huyết áp cao. Gừng giúp cho hệ thống miễn dịch
có hiệu quả, tăng khả năng chống lạnh, chịu lạnh và hạn chế các bệnh viêm nhiễm.
Gừng giúp cho hệ thống tiêu hóa tốt hơn nhờ khả năng kích thích tăng tiết nước bọt,
dịch mật, kích thích sự vận chuyển trong đường tiêu hóa. Kích thích sự phát triển
của các vi sinh vật có lợi trong hệ tiêu hóa, có tác dụng chống lại sự co bóp dạ dày,
ức chế sự phát triển của vi trùng có hại trong dạ dày. Ngoài ra, gừng còn có tác
dụng chống nhiễm độc gan do thuốc và hóa chất (Trần Xuân Thuyết, 2009).

12


2.5.2 Tỏi (Allium Sativum L)
Tên khác của tỏi là đại toán, tên khoa học là Allium sativum L., thuộc họ
hành tỏi (Liliaceae). Tỏi có nguồn gốc ở vùng Trung Á, có vị hăng và cay, hơi tanh.
Tỏi là một vị thuốc dân gian, là loại độc nhất vô nhị trong vương quốc thảo mộc.
Tỏi cũng được dùng đề chữa bệnh trong nhân y, được dùng trong thú y để chữa
bệnh cho động vật (Trần Tiết Thắng, 2000).
Thành phần hóa học của tỏi bao gồm nước (62 – 68 %), carbohydrates (26 30 %), protein (1,5 – 2,1%), lipid (0,1 – 0,2 %), xơ (1,5 %), toàn bộ hợp chất sulfur

(1,1 – 13,5 %), chất khoáng là 0,7 %, vitamin chiếm 0,015 % và sapanins (0,04 –
0,11 %). Tỏi có 3 hoạt chất chính allicin và liallyl sulfide và ajoene. Allicin là hoạt
chất mạnh nhất và quan trọng nhất của tỏi. Allicin không hiện diện trong tỏi. Tuy
nhiên, khi được cắt mỏng hoặc đập dập và dưới sự xúc tác của phân hoá tố anilaza,
chất aliin có sẵn trong tỏi biến thành allicin. Do đó, càng cắt nhỏ hoặc càng đập nát,
hoạt tính càng cao. Allicin là một chất kháng sinh tự nhiên rất mạnh, mạnh hơn cả
penicillin. Nước tỏi pha loãng 125.000 lần vẫn có dấu hiệu ức chế nhiều loại vi
trùng Gram âm và Gram dương như Saphylococcus, Streptococcus, Samonella, V.
cholerae, B. dysenteriae, Mycobacterium tuberculosis. Tỏi cũng ức chế sự phát
triển của nhiều loại siêu vi như siêu vi trái rạ, bại liệt, cúm và một số loại nấm gây
bệnh ở da hoặc bộ phận sinh dục nữ như candida (Võ Hà, 2009).
Theo các nhà khoa học trường Đại học Pensylvania (Mỹ) khả năng ngăn
chặn khối u ung thư của tỏi liên quan đến các hợp chất S-allyl cysteine, diallyl
disulfide và diallyl trisulfide. Một hoạt chất khác ít được nhắc đến là ajoene. Ajoene
cũng có tác dụng làm giảm độ dính của máu. Ngoài ra, tỏi còn có hàm lượng
khoáng chất selenium, một chất chống oxy hoá mạnh làm tăng khả năng bảo vệ
màng tế bào, phòng chống ung thư và bệnh tim mạch của tỏi (Võ Hà, 2009).
Ngày nay, tỏi được sử dụng rộng rãi trong việc ngăn ngừa bệnh tim mạch
bao gồm sơ rữa động mạch, huyết áp cao, cholesterol cao trong máu, cải thiện hệ
thống miễn dịch và chống bệnh ưng thư. Bên cạch đó tỏi còn có tác dụng tốt đối

13


với chứng cảm lạnh thông thường. Ngoài ra, tỏi còn được dùng để điều trị tốt các
trường hợp nhiễm trùng hoại tử, rối loạn đường tiêu hóa và nhiễm nấm.
2.5.3 Nghệ (Curcuma Longa L)
Nghệ có tên khác là uất kim, khương hoàng, tên khoa học là Curcuma longa
L., thuộc họ gừng (Zingiberaceae). Nghệ được trồng từ rất lâu ở Việt Nam nhưng
với tính chất gia đình. Trong bữa ăn hàng ngày, nghệ được coi là gia vị đặc biệt.

Món “cari” nếu thiếu nghệ thì không thành “cari”. Ở chợ, người ta dùng bột nghệ
thoa lên thịt gà, chó có màu vàng mỡ gà để hấp dẫn khách hàng. Nghệ còn là vị
thuốc nam rất được thông dụng chữa bệnh trong nhân y. Nghệ có 3 – 5 % tinh dầu
gồm 25 % cacbuatecpenic, zingiberen và 5 % xetonsesquitecpenic, các chất
turmeron, p-tolylmethylcarbinol (Đỗ Huy Bích, 2004). Các chất màu vàng gọi
chung là curcumin chiếm 0,3 – 1,5 %.
Trong củ nghệ có chứa nhiều hợp chất như: nước, protien, chất béo, xơ,
carbohydrate. Hoạt chất màu vàng của củ nghệ đó là dẫn xuất của phenolic; hoạt
chất chính củ curcuminoid gồm 3 chất (curcumin, demethoxy curcumin (DMC),
bisdemethoxy curcumin (BDMC)). Trong đó curcumin chiếm tới 77 %.
Nhiều công trình nghiên cứu thử nghiệm ở các nước trên thế giới đã khẳng
định từ lâu rằng hoạt chất curcumin có tác dụng huỷ diệt tế bào ung thư vào loại
mạnh. Tại Mỹ, Đài Loan người ta đã tiến hành thử lâm sàng dùng curcumin điều trị
ung thư và kết luận: curcumin có thể kìm hãm sự phát tác của tế bào ung thư da, dạ
dày, ruột, vòm họng, dạ con, bàng quang. Curcumin còn là chất bổ cho dạ dày, ruột,
gan, mật, lọc máu, làm sạch máu, điều trị vết thương, chống viêm khớp, dị ứng,
nấm, chống vi khuẩn có hiệu lực. Từ nǎm 1993, các nhà khoa học thuộc đại học
Harvard (Mỹ) đã công bố 3 chất có tác dụng kìm hãm tế bào HIV-1, HIV-1-RT và 1
trong 3 chất đó là curcumin.
Curcumin trong nghệ còn có khả năng giải độc, làm giảm cholesterol trong
máu, bảo vệ tế bào gan, làm tăng hồng cầu, hạ mỡ máu. Là một chất chống viêm,
chống ô - xy hóa điển hình có thể sử dụng như corticoid trong điều trị bệnh mà

14


không gây loãng xương và không gây loét dạ dày. Nghệ có khả năng giải độc gan,
thông mật, lợi mật nhờ có p – tolymethycarbinol (Võ Văn Chi, 2000).
Các nhà khoa học Iran đã chỉ ra rằng curcumin đã làm tăng tác dụng diệt
khuẩn của cefixime, cefotaxime, vancomycin và tetracycline khi cho curcumin phối

hợp với các kháng sinh này (vùng diệt khuẩn của kháng sinh đồ tăng lên từ 24,4%
đến 52,6%). Curcumin hoạt động như một chất chống oxy hóa, ngăn ngừa sự tấn
công của các gốc tự do làm tổn hại màng và nhân tế bào, ngăn ngừa nguy cơ ung
thư (tác dụng chống oxy hóa của curcumin mạnh hơn vitamin E 5-8 lần) (Vũ Duy
Giảng, 2010).Tác dụng ức chế in vitro đối với trực khuẩn lao nồng độ tối thiểu là 25
µg/ml, đối với Paratyphi và Streptococcus 50 µg/ml (Đỗ Huy Bích, 2004).
2.5.4 Sơ lược một số nghiên cứu, ứng dụng gừng - tỏi - nghệ
Nguyễn Thị Kim Loan và ctv, (2008) nghiên cứu ảnh hưởng của gừng -tỏi nghệ lên khả năng kháng bệnh và sức tăng trưởng của heo con 30- 90 ngày tuổi, kết
quả cho thấy tăng trọng tuyệt đối ở lô bổ sung 0,2 % bột nghệ (608,3 g/ngày) và
thấp nhất ở lô bổ sung 0,1 % bột gừng (447,3 g/ngày). Lượng thức ăn bình quân và
hệ số chuyển hóa thức ăn cao nhất ở lô bổ sung 0,1 % gừng và thấp nhất ở lô bổ
sung 0,2 % gừng. Về hiệu quả kinh tế, khi cho lô đối chứng có chi phí là 100 % thì
các lô 1, 2, 3, 4, 5 và 6 lần lượt là 79,68 %, 83,45 %, 117,65 %, 71,14 %, 90,83 %
và 77,09 %.
Trong thực tế, khi sử dụng chế phẩm thảo dược gừng-tỏi- nghệ bổ sung vào
thức ăn chăn nuôi, hầu hết người ta thường lưu ý hơn về tăng trọng và khả năng
mắc bệnh của các lô bổ sung so với các lô đối chứng. Ví dụ, nghiên cứu của các tác
giả Võ Thanh Phong (2005), bổ sung chế phẩm gừng – tỏi – nghệ trên 2 nhóm gà:
gà Đen và gà Tàu Vàng từ 0 – 12 tuần tuổi; Phạm Thị Nguyên (2007), đã khảo sát
ảnh hưởng của chế phẩm gừng – tỏi – nghệ lên khả năng kháng E. coli trên heo con
từ cai sữa đến 90 ngày tuổi. Kết quả cho thấy đường kính vòng kháng khuẩn của E.
coli. đối với các kháng sinh như norfloxacin, gentamycin của lô có bổ sung 0,2 %
hỗn hợp dịch chiết gừng – tỏi – nghệ và lô bổ sung 0,2 % dịch chiết tỏi cao hơn các
lô khác và cao hơn các lô chỉ bổ sung nghệ hay gừng; nghiên cứu của Trần Thị

15


×