Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA KIỂU CHUỒNG KÍN VÀ CHUỒNG HỞ ĐẾN NĂNG SUẤT CỦA HEO THỊT TỪ 130 NGÀY TUỔI ĐẾN XUẤT CHUỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.02 KB, 57 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
*****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA KIỂU CHUỒNG KÍN VÀ CHUỒNG HỞ
ĐẾN NĂNG SUẤT CỦA HEO THỊT TỪ 130 NGÀY TUỔI
ĐẾN XUẤT CHUỒNG

Sinh viên thực hiện: LÊ THANH VIỆT
Lớp: DH06TY
Ngành: Thú Y
Niên khóa: 2006 - 2011

Tháng 08/2011


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
*****************

LÊ THANH VIỆT

ẢNH HƯỞNG CỦA KIỂU CHUỒNG KÍN VÀ CHUỒNG HỞ
ĐẾN NĂNG SUẤT CỦA HEO THỊT TỪ 130 NGÀY TUỔI
ĐẾN XUẤT CHUỒNG
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác Sĩ Ngành Thú Y


Giáo viên hướng dẫn:
ThS. NGUYỄN THỊ KIM LOAN

Tháng 08/2011

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: Lê Thanh Việt
Tên luận văn: “Ảnh hưởng của kiểu chuồng kín và chuồng hở đến năng suất của
heo thịt từ 130 ngày tuổi đến xuất chuồng”
Đã hoàn thành sữa chữa luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn
và các ý kiến nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa Chăn Nuôi
Thú Y trường đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh ngày…………….
Giáo viên hướng dẫn

Ths. Nguyễn Thị Kim Loan

ii


LỜI CẢM ƠN
Kính tỏ lòng biết ơn đến gia đình đã có công nuôi dưỡng và dạy dỗ tôi có được
ngày hôm nay.
Tôi xin chân thành cảm tạ:
Trại chăn nuôi tư nhân Vũ Bá Quang.
Kỹ sư chăn nuôi – Bác sĩ thú y Vũ Bá Quang và Cô Vũ Thị Bích Hợp.
Cùng toàn thể anh em, chú bác trong trang trại chăn nuôi.
Đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực

tập tốt nghiệp.
Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Kim Loan đã tận
tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập.
Xin thành thật cảm ơn thầy, cô Khoa Chăn Nuôi - Thú Y đã tận tình dìu dắt,
dạy dỗ, đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường cũng như thực tập tốt
nghiệp.
Thương nhớ về bạn bè, toàn thể lớp Thú Y 32 nói riêng và toàn thể các bạn nói
chung đã cùng chung sức và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.

iii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Thí nghiệm: “Ảnh hưởng của kiểu chuồng kín và chuồng hở đến năng suất
của heo thịt từ 130 ngày tuổi đến xuất chuồng” đã được thực hiện tại trang trại
chăn nuôi heo Vũ Bá Quang thuộc huyện Vĩnh cửu, tỉnh Đồng Nai từ ngày 31 tháng
03 năm 2011 đến ngày 15 tháng 05 năm 2011.
Tổng số heo thí nghiệm là 28 con được nuôi ở hai dãy chuồng: chuồng kín và
chuồng hở. Kết thúc quá trình thí nghiệm chúng tôi thu được các kết quả sau:
Chuồng kín: nhiệt độ cao nhất là 29 0C, thấp nhất là 23,5 0C. Ẩm độ cao nhất
là 92 %, thấp nhất là 76 %. Nhiệt độ trung bình qua các tháng dao động từ 24,59 0C
đến 28,69 0C. Ẩm độ trung bình dao động từ 83,32 % đến 90,25 %.
Chuồng hở: nhiệt độ cao nhất là 38,50 0C và thấp nhất là 24 0C, nhiệt độ trung
bình qua các tháng dao động từ 25,55 0C – 36,03 0C. Ẩm độ cao nhất là 91 % và
thấp nhất là 54 %, ẩm độ trung bình qua các tháng dao động 71,10 % – 89,75 %.
Nhiệt độ bên ngoài môi trường: trung bình dao dộng từ 25,33 – 37,10 0C.
Trọng lượng bình quân của heo lúc cuối thí nghiệm ở chuồng kín là 97,25 ±
4,16 kg/con và ở chuồng hở là 91,17 ± 4,89 kg/con.
Tăng trọng bình quân trong suốt quá trình thí nghiệm của heo nuôi ở chuồng
kín là 35,23 ± 2,02 kg/con và ở chuồng hở là 29,12 ± 3,91 kg/con.

Tăng trọng ngày từ 130 – 174 ngày tuổi ở chuồng kín là 783,01 ± 44,91
g/con/ngày và ở chuồng hở là 647,14 ± 87,06 g/con/ngày.
Lượng thức ăn tiêu thụ trung bình hàng ngày từ 130 – 174 ngày tuổi của heo
nuôi ở chuồng kín là 2,52 kg/con/ngày và ở chuồng hở là 2,39 kg/con/ngày.
Chỉ số chuyển biến thức ăn của heo nuôi từ 130 – 174 ngày tuổi ở chuồng kín
là 3,23kg TĂ/kg TT và của heo nuôi ở chuồng hở là 3,77 kg TĂ/kg TT.
Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ở chuồng kín là 0,63 % và ở chuồng hở là 1,90 %.
Về hiệu quả kinh tế, chi phí cho mỗi kg tăng trọng của heo nuôi ở chuồng kín
là 32.265 đồng và ở chuồng hở là 35.058 đồng.

iv


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa ......................................................................................................................i
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn ............................................................................ ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii
Tóm tắt luận văn.........................................................................................................iv
Mục Lục ......................................................................................................................v
Danh mục các chữ viết tắt ..........................................................................................ix
Danh mục các bảng .....................................................................................................x
Danh mục biểu đồ và sơ đồ ........................................................................................xi
Chương I: MỞ ĐẦU ...................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2 Mục đích và yêu cầu .............................................................................................2
1.2.1 Mục đích.............................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu...............................................................................................................2
Chương II: CƠ SỞ LÝ LUẬN ....................................................................................3
2.1 Một số đặc điểm heo thịt .......................................................................................3

2.2 Một số đặc điểm sinh lý hô hấp ............................................................................4
2.3 Vai trò của dưỡng khí trong chuồng nuôi .............................................................5
2.4 Môi trường khí hậu chuồng nuôi...........................................................................5
2.4.1 Khái niệm về bầu tiểu khí hậu chuồng nuôi.......................................................5
2.4.2 Nhiệt độ môi trường trong chuồng nuôi ............................................................6
2.4.3 Phản ứng khi nhiệt độ môi trường cao ...............................................................6
2.4.4 Phản ứng khi nhiệt độ môi trường thấp..............................................................7
2.4.5 Ẩm độ không khí trong chuồng nuôi .................................................................7
2.4.6 Độ thông thoáng trong chuồng nuôi ..................................................................8
2.4.7 Khí độc trong chuồng nuôi.................................................................................9

v


2.4.7.1 Khí amoniac (NH 3 ) .........................................................................................9
2.4.7.2 Khí hydrogen sulfide (H 2 S) ............................................................................9
2.4.8 Vi sinh vật trong không khí chuồng nuôi .........................................................10
2.5 Tổng quan về trại chăn nuôi heo Vũ Bá Quang ..................................................11
2.5.1 Vị trí địa lý .......................................................................................................11
2.5.2 Cơ cấu tổ chức..................................................................................................11
2.5.3 Mục tiêu và nhiệm vụ của trại ..........................................................................12
2.5.4 Chuồng trại .......................................................................................................13
2.5.5 Cơ cấu đàn ........................................................................................................13
2.5.6 Khu chuồng nái ................................................................................................14
2.5.7 Khu chuồng heo cai sữa ...................................................................................14
2.5.8 Khu chuồng heo thịt (chuồng kín) ...................................................................14
2.5.9 Khu chuồng hở .................................................................................................15
2.5.9 Thức ăn .............................................................................................................16
2.5.10 Công tác thú y ................................................................................................16
2.5.10.1 Cách dung vaccine .....................................................................................16

2.5.10.3 Một số thuốc mà trại thường dùng ..............................................................17
2.5.10.3 Qui trình tiêm phòng của trại ......................................................................17
Chương III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ..............................18
3.1 Thời gian và địa điểm..........................................................................................18
3.1.1 Thời gian thí nghiệm ........................................................................................18
3.1.2 Địa điểm ...........................................................................................................18
3.2 Bố trí thí nghiệm .................................................................................................18
3.2.1 Đối tượng thí nghiệm .......................................................................................18
3.2.2 Bố trí thí nghiệm ..............................................................................................18
3.3 Thức ăn thí nghiệm .............................................................................................19
3.4 Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp khảo sát ..................................................19
3.4.1 Nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi .......................................................................19
3.4.2 Trọng lượng......................................................................................................19

vi


3.4.2.1 Trọng lượng bình quân ..................................................................................19
3.4.2.2 Tăng trọng bình quân ....................................................................................20
3.4.2.3 Tăng trọng ngày ............................................................................................20
3.4.3 Chỉ tiêu về bệnh ...............................................................................................20
3.4.3.1 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ...............................................................................20
3.4.3.2 Tỷ lệ ngày con có triệu chứng bệnh hô hấp ..................................................20
3.4.4 Khả năng tiêu thụ thức ăn ................................................................................20
3.4.4.1 Lượng thức ăn tiêu thụ ..................................................................................20
3.4.4.2 Chỉ số chuyển biến thức ăn ...........................................................................20
3.4.5 Tính hiệu quả kinh tế........................................................................................20
3.5 Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................................20
Chương IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..............................................................21
4.1 Nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi ..........................................................................21

4.1.1 Nhiệt độ chuồng nuôi ......................................................................................21
4.1.2 Ẩm độ chuồng nuôi ..........................................................................................23
4.1.3 Nhiệt độ bên ngoài môi trường chuồng nuôi ...................................................25
4.2 Chỉ tiêu về trọng lượng .......................................................................................26
4.2.1 Trọng lượng bình quân .....................................................................................26
4.2.2 Tăng trọng bình quân .......................................................................................28
4.2.3 Tăng trọng ngày ...............................................................................................29
4.3 Chỉ tiêu về thức ăn ..............................................................................................30
4.3.1 Lượng thức ăn tiêu thụ .....................................................................................30
4.3.2 Chỉ số chuyển biến thức ăn ..............................................................................32
4.4 Tỷ lệ bệnh ............................................................................................................32
4.4.1 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ..................................................................................33
4.4.2 Tỷ lệ ngày con có triệu chứng hô hấp ..............................................................34
4.5 Hiệu quả kinh tế ..................................................................................................34

vii


Chương V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................36
5.1 Kết luận ...............................................................................................................36
5.2 Đề nghị ................................................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................38
PHỤ LỤC ..................................................................................................................40

viii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CSCBTĂ


: chỉ số chuyển biến thức ăn

CN

:

kg TĂ/ kg TT

: kg thức ăn/ kg tăng trọng

LTĂTT

: lượng thức ăn tiêu thụ

TLBQ

: trọng lượng bình quân

TTBQ

: tăng trọng bình quân

TTN

: tăng trọng ngày

TLNCTC

: tỷ lệ ngày con tiêu chảy


TLNC có TCBHH

: tỷ lệ ngày con có triệu chứng bệnh hô hấp

TN

: thấp nhất

TB

: trung bình

cao nhất

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
TRANG
Bảng 2.1 Nhu cầu dinh dưỡng của heo thit giai đoạn 61-100 kg ..............................4
Bảng 2.2 Khả năng tồn tại của một số vi sinh vật trong không khí chuồng nuôi.....10
Bảng 2.3 Thành phần dinh dưỡng của các loại cám tại trại heo Vũ Bá Quang ........16
Bảng 2.4 Qui trình tiêm phòng của trại ....................................................................17
Bảng 3.1 Bố trí thí nghiệm .......................................................................................18
Bảng 3.2 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn .........................................................19
Bảng 4.1 Nhiệt độ trong chuồng nuôi kín ................................................................21
Bảng 4.2 Nhiệt độ trong chuồng nuôi hở .................................................................22
Bảng 4.3 Ẩm độ trong chuồng nuôi kín ...................................................................24
Bảng 4.4 Ẩm độ trong chuồng nuôi hở ....................................................................25
Bảng 4.5 Nhiệt độ bên ngoài môi trường .................................................................25

Bảng 4.6 Trọng lượng bình quân của các lô thí nghiệm ..........................................27
Bảng 4.7 Tăng trọng bình quân của các lô thí nghiệm .............................................28
Bảng 4.8 Tăng trọng ngày của các lô thí nghiệm .....................................................29
Bảng 4.9 Lượng thức ăn tiêu thụ qua các giai đoạn thí nghiệm ...............................31
Bảng 4.10 Chỉ số chuyển biến thức ăn của các lô thí nghiệm ..................................32
Bảng 4.11 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy của các lô thí nghiệm .....................................33
Bảng 4.12 Hiệu quả kinh tế của các lô thí nghiệm ...................................................34

x


DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức trại heo Vũ Bá Quang ........................................................12
Sơ đồ 2.2 Quy trình sản xuất của trại heo Vũ Bá Quang ..........................................12

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Khu chuồng kín .........................................................................................14
Hình 2.2 Khu chuồng hở ..........................................................................................15

xi


Chương I
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Có thể nói, thịt heo là nguồn thịt được tiêu thụ chính tại Việt Nam cũng như
ở nhiều nước khác trên thế giới. Theo báo cáo của cục chăn nuôi Việt Nam (2010)
thì nó chiếm 78 % trên tổng số các loại thịt được tiêu thụ. Tỷ lệ này là 60 % tại
Trung Quốc, 40 % trên toàn thế giới. Việt Nam là nước có tổng đàn heo khoảng 27,
373 triệu con, đứng thứ 4 trên thế giới.

Hiện nay, giá thịt heo khá cao do nhiều nguyên nhân như dịch bệnh, giá thức
ăn tăng cao đã gây không ít khó khăn cho nhà chăn nuôi làm giảm số lượng heo.
Mặc khác, về vị trí địa lý thì nước ta nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới nên khí hậu có
ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tăng trưởng, sinh sản, sức chống bệnh của gia súc.
Ngoài thức ăn thì yếu tố môi trường chuồng nuôi cũng quan trọng không kém trong
quá trình sinh trưởng, phát triển của heo nói chung và của từng giai đoạn heo thịt
nói riêng. Đặc biệt trên mỗi loại heo, mỗi giai đoạn tăng trưởng heo cần một khoảng
nhiệt độ, ẩm độ và nhu cầu thông thoáng thích hợp để sinh trưởng và phát triển tốt,
chống lại bệnh tật.
Xuất phát từ vấn đề trên, được sự đồng ý của khoa Chăn Nuôi - Thú Y
trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, sự phân công của Bộ Môn
Chăn Nuôi Chuyên Khoa và dưới sự hướng dẫn của Ths. Nguyễn Thị Kim Loan,
cùng với sự hỗ trợ và giúp đỡ của trại chăn nuôi heo Vũ Bá Quang, chúng tôi tiến
hành đề tài: “Ảnh hưởng của kiểu chuồng kín và chuồng hở đến năng suất của
heo thịt từ 130 ngày tuổi đến xuất chuồng”.

1


1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Đánh giá vai trò của dưỡng khí trong hai kiểu chuồng nuôi và sự tác động
của việc giảm nhiệt độ và ẩm độ trong ngày khi trời nắng nóng đến sự tăng trưởng
của heo thịt giai đọan từ 130 ngày tuổi đến xuất chuồng.
1.2.2 Yêu cầu
Việc phân lô thí nghiệm và quá trình theo dõi phải đạt các yêu cầu của lý
thuyết phương pháp thí nghiệm. Số liệu được đo đạc và ghi chép cẩn thận, chính
xác, đúng thời điểm yêu cầu.
Theo dõi một số chỉ tiêu như: nhiệt độ, ẩm độ, trọng lượng bình quân, tăng
trọng bình quân, tăng trọng ngày, lượng thức ăn tiêu thụ, chỉ số tiêu tốn thức ăn, tỷ

lệ tiêu chảy, hiệu quả kinh tế, trên heo thịt từ 130 ngày tuổi đến khi xuất chuồng.

2


Chương II
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Một số đặc điểm heo thịt
Sau khi cai sữa heo được chuyển sang chuồng nuôi thịt. Thời gian nuôi thịt
thường từ 5 – 6 tháng để đạt trọng lượng xuất chuồng từ 80 – 100 kg. Ở mức thể
trọng này phẩm chất thịt ngon nhất và hiệu quả thức ăn bắt đầu giảm, heo có xu
hướng tích lũy nhiều mỡ, nuôi kéo dài thêm thường không có lợi.
Heo thịt thường nuôi giam chừng 20 – 40 con mỗi ô để thuận tiện cho việc
khám chữa bệnh hằng ngày. Trong điều kiện khí hậu nóng heo cần được tắm mát
thường xuyên để kích thích sự thèm ăn để heo lớn nhanh mau xuất chuồng (Võ Văn
Ninh, 2007).
- Giai đoạn 1 (20 đến 40 kg)
Đây là thời kỳ cơ thể phát triển khung xương, hệ cơ, hệ thần kinh, do đó giai
đoạn này con thú cần nhiều protein, khoáng chất, sinh tố để phát triển bề dài và bề
cao. Thiếu dưỡng chất cần thiết trong giai đoạn này sẽ làm cho khung xương kém
phát triển và hệ cơ vì thế cũng không phát triển, heo trở nên ngắn đòn. Trái lại, nếu
dư thừa dưỡng chất sẽ làm tăng chi phí, dư protein sẽ bị đào thải ở dạng urê, heo dễ
bị viêm khớp, tích lũy mỡ sớm (Võ Văn Ninh, 2007).
- Giai đoạn 2 (40 đến 70 kg)
Khoảng tháng thứ 2 – 3. Heo tiếp tục phát triển cả về hệ xương và hệ cơ.
Giai đoạn này heo cần nhiều lipid, glucid và protein nhưng nhu cầu protein thấp hơn
giai đoạn 1.
- Giai đoạn 3 (70 đến 90 kg)
Khoảng 2 tháng cuối, đây là thời kỳ heo tích lũy mỡ vào các sớ cơ, các mô
liên kết, con thú nẩy nở theo chiều ngang. Giai đoạn này heo cần nhiều lipid, glucid

hơn các giai đoạn trước nhưng nhu cầu protein, khoáng chất, sinh tố cho mỗi kg

3


thức ăn lại ít hơn. Dư thừa dưỡng chất lúc này chỉ làm tăng chi phí thức ăn và tăng
lượng mỡ, nhưng nếu thiếu dưỡng chất con thú trở nên gầy, bắp cơ dai không ngon,
thiếu những hương vị cần thiết, thịt có màu nhạt không hấp dẫn người tiêu dùng
(Võ Văn Ninh, 2007).
Nhu cầu dinh dưỡng của heo giai đoạn 61 – 100 kg được trình bày qua Bảng 2.1
Bảng 2.1 Nhu cầu dinh dưỡng của heo thit giai đoạn 61-100 kg
Nhu cầu

Giai đoạn 61 – 100 kg

Năng lượng trao đổi (Kcal/kg thức ăn)

3050

Protein thô (%)

15

Xơ thô (%)

7

Canxi (%)

0,7


Photpho (%)

0,5

Lysine (%)

0,8

Methionin (%)

0,4

Muối

0,5
(Nguyễn Văn Thưởng, 1999)

2.2 Một số đặc điểm sinh lý hô hấp
Để trao đổi khí có thể xảy ra ở phế nang, phổi cần tiếp nhận không khí trong
sạch với một số lượng đầy đủ.
Hô hấp của phổi được chia làm hai kỳ: hít vào và thở ra. Kỳ hít vào đem
không khí từ ngoài vào phổi, kỳ thở ra đem không khí từ phổi ra ngoài. Đây gọi là
hiện tượng thông khí bởi sự chênh lệch áp lực khi giữa các phế nang với không khí
môi trường, sự chênh lệch này được thực hiện nhờ lồng ngực giãn ra xẹp xuống
tương đương với sự tăng giảm thể tích phổi. Nguồn gốc của hiện tượng cơ học này
là do sự hiện hữu một khoảng trống giữa lá thành và lá tạng của phổi.
Trong khi hít vào áp lực bên trong phế nang thấp hơn so với áp lực không
khí, lúc bây giờ không khí từ ngoài vào trong phế nang.


4


Trong thời kỳ thở ra áp lực bên trong phế nang tăng lúc bây giờ áp lực từ
phổi ra ngoài. Sự hoạt động của phổi được điều khiển bởi dây thần kinh phế vị (số
X) thuộc thần kinh thực vật chỉ huy hoạt động của thanh quản, khí quản và phổi.
Cơ thể động vật nhờ những phản xạ thần kinh cấp cao do vỏ đại não phụ
trách nên nó có những phản xạ kịp thời để thích nghi với những thay đổi của điều
kiện môi trường. Nhưng với heo còn nhỏ hệ thần kinh chưa phát triển toàn diện và
hoàn thiện nên rất nhạy cảm với sự thay đổi của điều kiện môi trường bên ngoài
như: thời tiết, khí hậu, cách ly, chăm sóc, quản lý, điều kiện vệ sinh chuồng trại, chế
độ dinh dưỡng (Trịnh Bỉnh Duy, 2000).
2.3 Vai trò của dưỡng khí trong chuồng nuôi
Heo cho nhiều nạc thì nhu cầu dưỡng khí cao để tạo sự hô hấp tế bào, chuyển
hóa các chất dinh dưỡng, tích lũy protein vào cơ xương và thần kinh, không khí
phải lưu chuyển để thải các khí độc như CO 2 , H 2 S, CH 4 , hơi nước hoặc bụi bẩn. Độ
ẩm không khí phù hợp là 70 – 80 % không được quá khô hay quá ẩm, vì vậy sự
thông thoáng trong chuồng nuôi heo thịt là rất cần thiết. Bụi bẩn có thể chứa các
chất độc hại và vi sinh vật gây bệnh, hoặc hàm lượng các khí độc kể trên quá cao là
nguyên nhân làm thú suy yếu dễ bệnh, nhất là bệnh đường hô hấp. Không khí quá
nóng hoặc quá lạnh cũng làm thú bị stress nhiệt, có thể dẫn đến say nóng chết, hoặc
làm nhiễm lạnh, sưng phổi, tiêu chảy. Không khí tù động, không lưu chuyển (nhất
là thời điểm giao mùa, mùa nắng và mùa mưa) vận tốc gió thấp hơn 0,5 m/s thường
ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng của heo và dễ bộc phát bệnh, không khí khô
nóng làm niêm mạc hô hấp của heo bị tổn thương (khô, nứt, vỡ, niêm mạc xuất
huyết heo có thể bị chảy máu cam). Khô và lạnh cũng gây hậu quả tương tự, vì vậy
heo rất dễ nhiễm bệnh đường hô hấp (Võ Văn Ninh và Hồ Mộng Hải, 2006).
2.4 Môi trường khí hậu chuồng nuôi
2.4.1 Khái niệm về bầu tiểu khí hậu chuồng nuôi
Theo Nguyễn Thị Hoa Lý và Hồ Thị Kim Hoa (2004) thì bầu tiểu khí hậu

chuồng nuôi là không khí bên trong chuồng nuôi, được cấu thành bởi các yếu tố vật
lý bao gồm nhiệt độ, ẩm độ, độ thông thoáng, các yếu tố hóa học bao gồm thành

5


phần của các chất khí và bụi, các yếu tố sinh học, chủ yếu là các vi sinh vật. Các
yếu tố này có quan hệ mật thiết và ảnh hưởng qua lại với nhau. Sự thay đổi của một
hay một vài yếu tố nào đó của bầu tiểu khí hậu sẽ dẫn đến sự thay đổi những yếu tố
khác.
2.4.2 Nhiệt độ môi trường trong chuồng nuôi
Theo Trần Viết Mỹ (2008) thì ngoài yếu tố thời tiết, nhiệt độ trong chuồng
nuôi bị ảnh hưởng bởi thiết kế chuồng, mật độ nuôi, độ ẩm không khí và độ thông
thoáng. Nhiệt độ của bầu tiểu khí hậu tác động rất lớn đến sức khỏe và năng suất
của vật nuôi. Phản ứng của vật nuôi đối với nhiệt độ của môi trường được thực hiện
thông qua quá trình điều hòa thân nhiệt, bao gồm quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt.
Sự duy trì thân nhiệt ổn định ở động vật máu nóng phụ thuộc vào sự cân bằng giữa
hai quá trình này .
Theo Võ Văn Ninh (2001), với từng loại heo, mỗi lứa tuổi heo cần một nhiệt
độ thích hợp cho chúng phát triển, sự hầm nóng làm cho cường độ trao đổi chất
giảm, heo thường chán ăn, không ăn hết lượng thức ăn hàng ngày dẫn đến giảm khả
năng tăng trọng và dễ mắc bệnh. Nhiệt độ chuồng nuôi không quá 30 0C ở chuồng
heo choai và không quá 28 0C ở chuồng heo vỗ béo.
2.4.3 Phản ứng khi nhiệt độ môi trường cao
Theo Trần Văn Hòa (2002), sự thải nhiệt được thực hiện nhờ hệ thống mạch
máu ở da giãn nở để gia tăng sự thoát nhiệt. Khi nhiệt độ môi trường cao hơn 31

0

C, sự giãn mạch da sẽ không còn gia tăng sự thải nhiệt, dẫn đến sự gia tăng thân

nhiệt, trừ khi các biện pháp thải nhiệt khác được bắt đầu. Trong điều kiện nhiệt độ
xung quanh tăng cao, thải nhiệt bằng sự bốc hơi giữ vai trò rất quan trọng. Tuyến
mồ hôi và cơ chế tăng nhịp thở không phát triển ở heo nên heo là loài chịu nóng
kém nhất trong các loài động vật có vú. Nhiệt độ trực tràng bắt đầu tăng trên mức
bình thường khi nhiệt độ không khí khoảng 30 – 32 0C. Nếu độ ẩm không khí bằng
hay cao hơn 65 %, heo không thể chịu đựng được nhiệt độ 35 0C trong một thời
gian dài. Heo không thể chịu được nhiệt độ 40 0C ở bất kỳ ẩm độ nào của không

6


khí. Nhiệt độ trực tràng ở 41 0C là mức tới hạn, trong điều kiện này sự suy sụp có
thể xảy ra.
2.4.4 Phản ứng khi nhiệt độ môi trường thấp
Khi nhiệt độ xung quanh thấp, cơ thể cần phải đáp ứng bằng cách nào đó để
ngăn sự hạ thấp thân nhiệt. Đầu tiên, quá trình điều hòa vật lý được vận dụng để
làm giảm sự mất nhiệt. Nhưng sau đó, nếu quá trình này không đủ, sự sản sinh nhiệt
sẽ gia tăng và được gọi là điều hòa hóa học.
Trước hết, động vật có thể phản ứng bằng cách giảm diện tích tiếp xúc của
da đối với môi trường như cuộn người lại và dựng lông lên để gia tăng sự cách
nhiệt. Vào mùa đông, lông có thể mọc dài hay rậm hơn. Sự phân hủy mỡ dưới da
gia tăng. Sự co mạch ở da và các mô bề mặt xảy ra.
Khi nhiệt độ môi trường hạ thấp tới mức các biện pháp giữ nhiệt này không
còn hiệu quả, cơ thể phải gia tăng sự sinh nhiệt. Mức nhiệt độ này gọi là nhiệt độ tới
hạn thấp. Ngưỡng này thay đổi theo loài. Trong số các gia súc, trâu bò và cừu có
ngưỡng nhiệt độ này thấp nhất, nên chịu lạnh giỏi nhất. Sự sinh nhiệt xảy ra chủ yếu
ở cơ bắp, được biểu hiện qua sự run cơ. Ngoài ra, cơ chế sinh nhiệt còn xảy ra qua
sự gia tăng quá trình chuyển hóa, được điều tiết bằng sự gia tăng tiết thyroxin hay
các hormone tuyến thượng thận.
Trong mùa lạnh, tiêu tốn thức ăn sẽ tăng. Nếu tình trạng nhiệt độ xung quanh

quá thấp kéo dài, sản lượng thịt, trứng, sữa sẽ giảm, heo con có thể ngưng bú và dễ
bị tiêu chảy khi nhiệt độ môi trường dưới 15 0C, và các biện pháp duy trì thân nhiệt
ổn định có thể không còn hiệu quả, dẫn đến tình trạng thân nhiệt hạ thấp. Khả năng
điều hòa thân nhiệt của vùng dưới đồi bị mất khi thân nhiệt hạ thấp hơn 29 0C, và
tim sẽ ngừng đập khi thân nhiệt còn 20 0C (Trần Văn Hòa, 2002).
2.4.5 Ẩm độ không khí trong chuồng nuôi
Ẩm độ không khí giữ vai trò rất quan trọng trong cân bằng nhiệt của cơ thể.
Không khí trong chuồng có độ ẩm cao hơn ngoài trời. Ðộ ẩm trong chuồng nuôi phụ
thuộc vào mật độ thú, kiểu chuồng trại, tình trạng vệ sinh của chuồng nuôi. Hơi
nước trong chuồng nuôi có nguồn gốc từ không khí bên ngoài đưa vào, từ hơi nước

7


thoát ra từ cơ thể vật nuôi qua mồ hôi và hơi thở, từ sự bốc hơi của các chất trong
nền chuồng như: chất độn chuồng, phân, nước tiểu. Sự bốc hơi nước vào không khí
phụ thuộc vào ẩm độ không khí và tốc độ gió. Độ ẩm thích trong chuồng nuôi gia
súc, gia cầm khoảng 50 – 70 %.
Ẩm độ không khí cao quá (trên 90 %) sẽ làm vật nuôi khó chịu, mất cảm
giác ngon miệng và giảm khả năng tiêu hóa. Từ đó, tăng trọng và năng suất sản xuất
cũng như sức đề kháng sẽ bị ảnh hưởng. Ẩm độ cao tạo điều kiện cho các loại mầm
bệnh tồn tại và phát triển nhanh, kết hợp với việc vật nuôi sẽ giảm sức đề kháng,
dịch bệnh sẽ dễ phát sinh. Vào những ngày mưa nhiều và ẩm ướt, tỷ lệ heo con tiêu
chảy phân trắng tăng. Ẩm độ không khí cao tạo điều kiện cho các phản ứng phân
hủy các chất hữu cơ trên nền chuồng xảy ra nhanh, giải phóng các khí độc như
NH 3 , H 2 S và các khí độc khác vào không khí. Ẩm độ cao trong điều kiện nhiệt độ
không khí cao hay thấp đều bất lợi cho sức khỏe vật nuôi. Ẩm độ cao khi nhiệt độ
cao sẽ hạn chế quá trình thải nhiệt bằng bốc hơi, vật nuôi dễ bị cảm nóng. Ngược
lại, trong điều kiện nhiệt độ thấp, ẩm độ không khí cao sẽ làm tăng sự mất nhiệt cơ
thể qua quá trình đối lưu, vật nuôi dễ bị cảm lạnh, dẫn tới dễ bị viêm phế quản,

viêm phổi. Ẩm độ được coi là cao khi vượt quá 75 %.
Ẩm độ không khí dưới 50 % làm da và niêm mạc bị khô, nứt, do đó dễ bị
nhiễm trùng. Đồng thời, lượng bụi trong không khí tăng cao do tăng quá trình phát
tán bụi làm vật nuôi dễ mắc các bệnh đường hô hấp (Nguyễn Thị Hoa Lý và Hồ Thị
Kim Hoa, 2004).
2.4.6 Độ thông thoáng trong chuồng nuôi
Độ thông thoáng trong chuồng được quyết định bởi cách thiết kế chuồng
như: hướng chuồng, độ cao mái, chiều dài và rộng, chiều cao và số lượng cửa, hệ
thống quạt được lắp đặt…Độ thông thoáng trong chuồng rất quan trọng, tác động
mạnh mẽ đến sức khỏe và năng suất sản xuất. Trước tiên, nó ảnh hưởng đến quá
trình điều hòa thân nhiệt qua sự thải nhiệt bằng đối lưu cũng như sự bốc hơi nước
qua da và niêm mạc. Sự lưu thông không khí trong chuồng nuôi tốt sẽ giúp loại bỏ
được hơi ẩm, bụi, mồ hôi, các khí độc và vi sinh vật trong không khí. Đồng thời, nó

8


cũng cung cấp không khí sạch và phân phối không khí đồng đều. Tuy nhiên, vào
mùa lạnh tốc độ gió trong chuồng nuôi lớn quá sẽ làm vật nuôi mất nhiều nhiệt, đặc
biệt đối với thú non. Ngoài ra, tốc độ gió cao còn làm tăng sự khuếch tán bụi và
mầm bệnh (Nguyễn Đăng Vang và Phạm Sỹ Tiệp, 2005).
2.4.7 Khí độc trong chuồng nuôi
2.4.7.1 Khí amoniac (NH 3 )
Amoniac dễ hòa tan trong nước nên dễ dàng gây kích ứng màng nhày niêm
mạc, gây chảy nước mắt, nước mũi, co thắt thanh quản và ho. Trong trường hợp tiếp
xúc lâu ngày có thể gây viêm phổi và hoại tử đường hô hấp. NH 3 dễ dàng được hấp
thu vào máu, tác động lên hệ thần kinh, trong trường hợp nặng có thể gây hôn mê.
NH 3 được hấp thu trên bụi, bụi được hít vào đường hô hấp, gây kích ứng và mở
đường cho các bệnh đường hô hấp cũng như sự tấn công của vi sinh vật.
Trên heo, nồng độ trên 10 ppm của khí NH 3 trong không khí chuồng nuôi có

thể làm gia tăng tỷ lệ ho, 50 – 100 ppm làm giảm tăng trọng hàng ngày 12 – 30 %,
61 ppm gây giảm 5 % lượng thức ăn được ăn vào. Nồng độ khí này cao cũng làm
chậm sự dậy thì và động hớn trên heo nái hậu bị và gây hiện tượng cắn đuôi trên
heo cai sữa. Heo nuôi trong môi trường có hàm lượng NH 3 cao (nhưng không quá
50 ppm) có tỷ lệ bệnh viêm phổi và viêm teo xương mũi cao (Nguyễn Thị Hoa Lý
và Hồ Thị Kim Hoa, 2004).
2.4.7.2 Khí hydrogen sulfide (H 2 S)
H 2 S là khí rất độc, sinh ra từ sự phân hủy yếm khí phân. Khí này có mùi
trứng thối được nhận ra ở nồng độ 1 ppm trở lên. Tác hại của khí H 2 S đối với heo
như sau:
Nồng độ tiếp xúc

Triệu chứng

20 ppm, tiếp xúc liên tục

Sợ ánh sáng, ăn không ngon, có biểu hiện
thần kinh không bình thường.

200 ppm

Phổi có thể bị thuỷ thủng, khó thở, bất tỉnh,
chết.
( Hồ Thị Kim Hoa, 2004)

9


Cơ chế gây độc chủ yếu là kích ứng màng nhầy, gây phù niêm mạc đường hô
hấp và tích lũy K 2 S và Na 2 S; ức chế các men cytochrome oxidase, làm rối loạn các

chuyển hoá tế bào, cuối cùng tác động lên thần kinh trung ương. H 2 S còn kết hợp
với Fe trong hemoglobin, làm mất khả năng vận chuyển oxy của hợp chất này.
Triệu chứng trúng độc như lừ đừ, khó thở, tím da, co giật. Cũng giống như khí
ammonia, độ ẩm không khí cao sẽ phát huy tác hại của khí H 2 S (Hồ Thị Kim Hoa,
2004).
2.4.8 Vi sinh vật trong không khí chuồng nuôi
Vi sinh vật trong không khí chuồng nuôi có nguồn gốc chủ yếu từ cơ thể vật
nuôi, chất thải, thức ăn và chất lót chuồng. Số lượng vi sinh vật trong không khí
chuồng nuôi có thể từ 100 đến vài ngàn trong 1 lít không khí. Trên 80 % vi sinh vật
trong không khí chuồng nuôi là các cầu khuẩn Staphylococci và Steptococci. Chúng
có nguồn gốc từ đường hô hấp trên và da. Ngoài ra, có khoảng 1 % là nấm mốc và
nấm men 0,5 % là Coliforms có nguồn gốc từ phân.
Trên thực tế, để đánh giá về mặt vi sinh vật học của không khí chuồng nuôi,
người ta thường khảo sát số lượng khuẩn lạc (CFUs – colony-forming-units) có
trong không khí. Số liệu này thay đổi theo loài vật nuôi và thiết kế của hệ thống
chuồng trại (Nguyễn Thị Hoa Lý và Hồ Thị Kim Hoa, 2004).
Bảng 2.2 Khả năng tồn tại của một số vi sinh vật trong không khí chuồng nuôi
Vi sinh vật

Ẩm độ

Nhiệt độ

Thời gian tồn tại

tương đối (%)

(oC)

(phút)


Salmonella newbrunswick

70

21

35

Pseudomonas tularensis

85

24

35

Brucella suis

55

19

3

Escherichia coli (O:78)

55

22


71

Pasteurella multocida

70

21 – 34

31

Staphylococcus albus

50

22

772

Staphylococcus aureus

50

22

604

50 – 55

22


1292

Micrococcus luteus

(Nguồn: Hồ Thị Kim Hoa, 2004)

10


Tác hại của vi sinh vật trong không khí thường kết hợp với bụi và các khí
độc. Phần lớn chúng là các vi sinh vật gây bệnh cơ hội. Có thể có một số vi sinh vật
gây bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là trong các ổ dịch bệnh. Nhiều tài liệu đã khẳng
định không khí là đường truyền lây chủ yếu của nhiều bệnh do vi khuẩn và virus. Vi
sinh vật trong không khí có thể làm suy giảm các cơ chế phòng vệ của cơ thể.
Nói chung hầu hết các bệnh do bụi và vi sinh vật trong không khí gây ra là các
bệnh hô hấp mãn tính, do tiếp xúc trong một thời gian dài. Do đó khó có thể xác
định mối quan hệ của một sự khởi đầu một bệnh và nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên,
các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, virus hay Mycoplasma sẽ trở nên trầm trọng
hơn do nồng độ cao của bụi hay vi sinh vật trong không khí (Phạm Sĩ Lăng và ctv,
2002).
2.5 Tổng quan về trại chăn nuôi heo Vũ Bá Quang
2.5.1 Vị trí địa lý
Trại chăn nuôi heo Vũ Bá Quang được thành lập năm 2001 với tổng diện tích
là 2 ha, đây là trại chăn nuôi tư nhân, nằm trên địa bàn ấp Vàm, xã Thiện Tân,
huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
Trang trại nằm cách mặt đường Thiện Tân 300 m, cách quốc lộ 1A 6 km, cách
thành phố Biên Hòa 18 km. Trại nằm trong khu vực ít dân cư nên rất thích hợp cho
việc phát triển chăn nuôi. Bên cạnh đó, đường giao thông (đường bộ) khá tốt giúp
thuận lợi cho việc vận chuyển thức ăn và tiêu thụ sản phẩm.

2.5.2 Cơ cấu tổ chức
Nhân sự của trại gồm có 8 người gồm trưởng trại, 2 nhân viên kho cám, còn
lại mỗi dãy chuồng đều có nhân viên phụ trách việc chăm sóc và điều trị cho heo
theo sơ đồ tổ chức sau:

11


Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức trại heo Vũ Bá Quang
2.5.3 Mục tiêu và nhiệm vụ của trại

Bắt đầu

Sơ đồ 2.2 Quy trình sản xuất của trại heo Vũ Bá Quang

12


Mục tiêu của trại là tiến hành thực nghiệm, nghiên cứu những quy trình chăn
nuôi tiên tiến để nâng cao năng suất, thử nghiệm các khẩu phần trên heo thuộc các
giai đoạn khác nhau để tìm ra khẩu phần phù hợp và giảm được chi phí chăn nuôi,
từ đó tư vấn cho các cơ sở chăn nuôi khác.
Nhiệm vụ của trại chủ yếu là sản xuất heo thịt cung cấp cho thị trường. Bên
cạnh đó. Trại cũng tiến hành các thí nghiệm về thức ăn để áp dụng trong chăn nuôi
heo.
2.5.4 Chuồng trại
Trang trại gồm 5 dãy chuồng (2 dãy nái, 1 dãy heo cai sữa, 2 dãy heo thịt),
được xây dựng với trang thiết bị tương đối hiện đại, được bố trí theo hướng Đông
Tây.
Mái chuồng nuôi được lợp theo kiểu nóc đôi, sử dụng tôn lạnh. Hệ thống

cung cấp nước uống bằng núm uống tự động phù hợp với từng giai đoạn phát triển
của heo.
2.5.5 Cơ cấu đàn
Tính đến ngày 10/05/2011, cơ cấu đàn của trại được trình bày như sau:
Cơ cấu đàn trại heo Vũ Bá Quang
Stt

Loại heo

Số lượng

1

Đực làm việc

4

2

Nái sinh sản

103

3

Heo con theo mẹ

204

4


Heo cai sữa

81

5

Heo thịt

201

Tổng cộng

593

(Nguồn: trại heo Vũ Bá Quang, 2011)

13


×